Tiếng Tơ Đồng: Chí Tâm - Ngọc Đan Thanh
Thứ ba - 21/02/2012 22:52
Đã lâu rồi mình muốn tâm sự với các bạn về chương trình Tiếng Tơ Đồng ở Hoa Kỳ, nhưng mãi đến hôm nay khi mà cảm thấy không còn cầm lòng " đậu" nữa nên mới trãi lòng và "tám" cùng bạn đọc. Thật tình thì không biết bắt đầu từ đâu vì chương trình đã hơn hai năm rồi, phát sóng hơn 100 kỳ vào thứ bảy hàng tuần. Tôi tự hỏi tiếng tơ đồng hay tiếng tơ lòng không những vang vọng ở hải ngoại mà nay còn vọng về cố xứ, cái nôi nghệ thuật của nó, nhiều bạn ờ tận mũi Cà Mau gởi thư về chương trình bày tỏ sự ủng hộ và ngưỡng mộ, hay những audio, video chip của mình đề tham gia chương trình, đây cũng là cơ hội cho tiêu chí mới: đi đãi sỏi tìm vàng của chương trình.
Nghe riềt rồi quen, rồi từ xa lạ bổng thành gần gủi, mất đi cái xa cách, cái lạnh lùng " Chí Tâm ơi, hôm nay mình nói về cái gì đây", khi chương trình mờ đầu hay " Xin trân trọng ghi ân các bậc tiền nhân đã trao lại các dòng nhạc cổ truyền, để chúng ta cùng tự hào chung cho nền âm nhạc quốc hùng, quốc túy vẫn còn tồn tại trong lòng mỗi người dân Việt" khi chương trình kết thúc, những câu nói làm ấm lòng ấy xuất phát từ một Ngọc Đan Thanh vô cùng khả ái, nặng động cùng Chí Tâm, một giọng ca "thư sinh"( hiền như cục đất đền nổi không có dụ được ai!!) cùng tung hứng một cách tự nhiều, xen lẩn, oán đổi bi và hài một tài tình và rất có duyên
Chỉ có hai người thôi và một cây đàn ghi ta phím lỏm(đôi khi còn thêm một vài nhạc cụ khác)thế mà hai anh chị đã làm nao nức lòng khán giả mộ điệu, duy trì và khuyến khích cồ nhạc nơi xứ người, nếu không biết cừ ngờ là chương trình "ngốn" nhiều kinh phí lắm. Xem chương trình, ta cứ tường tượng không những như một lò dạy ca hát cải lương vậy mà còn một lớp học hàm thụ từ xa, ở đây chúng ta như bước vào một kho tàng của cải lương, từ dây đàn, các loại đàn, các cấu trúc, bài bàn của cải luơng, cho đến các thế hệ nghệ sỉ, các mẩu chuyện vui, nét văn hóa và quá trình hình thành và phát triền của cải lương.
Chắc hẳn nhiều người trong chúng ta tự hỏi ở cài xứ hải ngoại này trong thời cải lương bị lãng quên thì tại sao có một chương trình về cổ nhạc mà tuổi thọ nó hơi bị cao vậy? Đó là nhờ một chí Tâm chịu đương chịu khó, chịu tìm tòi, nghiên cứu sưu tầm, một Chí Tâm đa năng, vừa sở hữu một giọng ca vàng, vừa là tác giả ,vừa là một tây ghi ta phím lỏm chuyên nghiệp, nhưng trên sự đa năng đó là lòng yêu cải luơng cùa anh, một Chí Tâm có một ít duyên hài, cùng một Ngọc Đan Thanh "hơi ngây thơ", hói hóc búa Chí Tâm, hai người biết tìm đề tài mới theo nhịp của cuộc sống , theo những sự kiện biến cố của cuộc sống (nhân những ngày cha , me, noel, tết, lề hay các ngày về sư hoan hỉ hay mất mát của cải lương). Ngoài những sự kiện đặc biệt, chương trình còn có ý nghĩa giáo dục, nhắc lại các bài bản cải lương theo mẩu tự A,B,C...dù là các bài ít được nhắc tới hay ít nghệ sĩ ca, chương trình còn có ý nghĩa vinh danh các nhạc sỉ, nghệ sĩ, những người không tên không tuồi nhưng đóng góp không nhỏ cho cải lương chúng ta,quả là không còn biết đi tìm nơi nào nửa hơn ở đây khi có sự kết hợp một tài danh, một nhạc sĩ, một tác giả, một người có đức vui nhộn thông minh trong một con người.
Qua chương trình, không những khán giả mà còn các nghệ sỉ đồng nghiệp sẽ thấy hay đã thấy một Chí Tâm cao lớn hơn, tầm thướt hơn nhiều chính bản thân họ ở nhiều mặt, giừa lúc cải lương tuột dốc như hiện nay, chúng ta cảm thấy bớt chơi vơi khi vần còn đó những Chí Tâm, soạn giả lão thành Nguyễn Phương... đề mà có thề hy vọng, mà có thể níu kéo. Chí Tâm-Ngọc Đan Thanh cũng cố và nâng cao vị trí của cài lương thì tổ nghiệp cũng không quên nâng cao họ lên mấy bậc , nhiều bài hát minh họa lấy ra từ kho tàng bao la của cải luơng được Chí Tâm, Ngọc Đan Thanh chọn cho chương trình hay không chê chổ nào được. Tôi còn nhớ hoài giọng ca da diết của Ngọc Đan Thanh qua hai câu vọng cồ trong đề tài xuân, mà tôi không bao giờ quên được, nghe nó đã làm sao
"Giữa đêm xuân nghe tim buồn thấm thía
Quảng đường mòn sương ướt nhip cầu tre".
Thương nhiều Chí Tâm - Ngọc Đan Thanh, nguyện theo dấu chân hai người trong suốt chương trình.
Theo: ngocanh
Xin trả lại tên tác giả