THE ONLY FORUM FOR CLVN LOVERS
Diễn đàn dang được nâng cấp . Thân mời các bạn TV vào xem và sử dụng.
Hãy click vào Quick links phía bên trên tay trái để bắt đầu
Nếu thấy có gì xin báo cho tcgd biết để sửa chữa cho kịp thời nhen các bạn.
Cám ơn các bạn
Ex-Chồng ns Bạch Tuyết HLV Tam Lang qua đời
Nội quy chuyên mục
THÀNH VIÊN CLVN CHÚ Ý !
1- Bài viết phải luôn luôn bỏ dấu cho dễ đọc, viết không dấu sẽ bị xóa. Xem chỉ dẫn cách bỏ dấu taị đây.
2- Không đưa nguyên link từ các nơi khác vào - Không viết toàn chữ hoa hoặc liên tục không chấm phết.
3- Ghi rõ nguồn các bài được đưa lên là bắt buộc - Tránh những lời lẽ quá khích.
4- Mỗi thành viên chỉ được dùng một nick - Không nên đưa nhiều bài lắt nhắt liên tiếp từ cùng một thành viên.
5- Đừng dùng quote (trích dẫn) để trả lời khi 2 bài liên tiếp nhau - Tránh quote nhiều lần cùng một hình ảnh.
6- Không dùng màu đỏ trừ phi đó là tựa đề của một bài mới - Nên tạo chữ ký đẹp, cân đối, dễ nhìn.
7- Thắc mắc về bài bị xoá post trên diễn đàn đều cũng sẽ bị xoá. Trực tiếp liên lạc với Ban Điều Hành nếu cần.
8- Mọi thành viên đều cùng một nhà CLVN nên việc cư xữ hoà nhã với nhau là cần thiết dù ý kiến có dị biệt.
1- Bài viết phải luôn luôn bỏ dấu cho dễ đọc, viết không dấu sẽ bị xóa. Xem chỉ dẫn cách bỏ dấu taị đây.
2- Không đưa nguyên link từ các nơi khác vào - Không viết toàn chữ hoa hoặc liên tục không chấm phết.
3- Ghi rõ nguồn các bài được đưa lên là bắt buộc - Tránh những lời lẽ quá khích.
4- Mỗi thành viên chỉ được dùng một nick - Không nên đưa nhiều bài lắt nhắt liên tiếp từ cùng một thành viên.
5- Đừng dùng quote (trích dẫn) để trả lời khi 2 bài liên tiếp nhau - Tránh quote nhiều lần cùng một hình ảnh.
6- Không dùng màu đỏ trừ phi đó là tựa đề của một bài mới - Nên tạo chữ ký đẹp, cân đối, dễ nhìn.
7- Thắc mắc về bài bị xoá post trên diễn đàn đều cũng sẽ bị xoá. Trực tiếp liên lạc với Ban Điều Hành nếu cần.
8- Mọi thành viên đều cùng một nhà CLVN nên việc cư xữ hoà nhã với nhau là cần thiết dù ý kiến có dị biệt.
- khangianhandan
- Group leader
- Bài viết: 11449
- Ngày tham gia: Sáu T4 20, 2012 7:12 am
- Đến từ: Đất tự do
Ex-Chồng ns Bạch Tuyết HLV Tam Lang qua đời
Tại bệnh viện Chợ Rẫy
Sửa lần cuối bởi 1 vào ngày khangianhandan với 0 lần sửa trong tổng số.
-
- Forum Mod
- Bài viết: 4485
- Ngày tham gia: Sáu T7 01, 2005 5:00 pm
- Đến từ: miền Tây
- Tiếp xúc:
Re: Chồng ns Bạch Tuyết HLV Tam Lang qua đời
nên để là chồng trước vì hiện tại cả Tam Lang và Bạch Tuyết đã có gd riêng.
Thương tiếc cho một cầu thủ, huấn luận viên giỏi của đất nước
Thành Kính Phân Ưu!
Thương tiếc cho một cầu thủ, huấn luận viên giỏi của đất nước
Thành Kính Phân Ưu!
Sửa lần cuối bởi 1 vào ngày khangbang với 0 lần sửa trong tổng số.
"Chỉ đôi chục năm về trước, có mấy ai ngờ có ngày người Việt kém chữ Việt đớn đau tới nỗi vĩnh viễn đánh mất nghĩa hiếu tri và canh tân tốt đẹp của hai âm tiết “cải lương”. Trích trong bài viết "Vọng Sài -gòn" từ báo Người đô-thị.
-
- Forum Mod
- Bài viết: 3545
- Ngày tham gia: Chủ nhật T9 06, 2009 7:19 am
- Đến từ: Châu Âu
Re: Chồng ns Bạch Tuyết HLV Tam Lang qua đời
Khanhbang nói chính xác .
Thành kính phân ưu .
Thành kính phân ưu .
-
- Forum Mod
- Bài viết: 4485
- Ngày tham gia: Sáu T7 01, 2005 5:00 pm
- Đến từ: miền Tây
- Tiếp xúc:
Re: Chồng ns Bạch Tuyết HLV Tam Lang qua đời
Cựu danh thủ Phạm Huỳnh Tam Lang qua đời
Cựu danh thủ Phạm Huỳnh Tam Lang đã qua đời tại Bệnh viện Chợ Rẫy vào sáng nay (2/6), thọ 72 tuổi (sinh ngày 14/2/1942).
Vợ danh thủ Phạm Huỳnh Tam Lang đã đưa ông vào Bệnh viện Chợ Rẫy cấp cứu lúc 9h18 phút. Chị Hồng (vợ HLV Tam Lang) cho biết, sáng 2/6 trong khi vệ sinh cá nhân thì cựu danh thủ Tam Lang nói rằng cảm thấy khó chịu trong người, rất mệt. Nói xong không được bao lâu, ông qụy xuống đất. Ngay lập tức, người nhà đã gọi xe cấp cứu đưa ông vào bệnh viện Chợ Rẫy
Khi ấy, bác sĩ cho biết bệnh nhân đã mất trên đường đến bệnh viện. Ông mất vì đột quỵ. Tạm thời thi hài của HLV Phạm Huỳnh Tam Lang được bảo quản tại phòng lạnh của bệnh viện Chợ Rẫy, chờ gia đình bàn bạc để chọn ngày giờ khâm liệm và đặt nơi quàn.
Cựu danh thủ Phạm Huỳnh Tam Lang (giữa) nhận giải thưởng "Vinh danh Fair Play" 2012 của báo Pháp Luật TP.HCM.
Cựu danh thủ Phạm Huỳnh Tam Lang đã chống chọi với nhiều bệnh tật trong một thời gian dài như bệnh thấp khớp, tim mạch. Ông sinh ngày 14/2/1942 tại Gò Công trong gia đình có đông anh em trai nhưng chỉ có ông theo nghiệp đá bóng. Ông trưởng thành từ bóng đá học đường và trở nên nổi tiếng với vị trí trung vệ trong màu áo trường Petrus Ký (nay là trường THPT Lê Hồng Phong).
Năm 1965, ông được gọi vào đội tuyển bóng đá miền nam VN. Tài năng và đức độ của ông đã thật sự chinh phục các thế hệ đàn anh cùng thời, và cũng chính vì lẽ đó mà ông được bầu làm thủ quân đội tuyển miền nam VN đoạt chức vô địch giải bóng đá Merdeka vào năm 1966 tại Malaysia. Ông cũng là cầu thủ VN đầu tiên được chọn vào đội hình Các ngôi sao châu Á năm 1967.
Sau ngày thống nhất đất nước, ông khoác áo Cảng Sài Gòn (từ năm 1975). Chơi được vài năm thì ông giải nghệ và theo học các lớp HLV từ thấp đến cao trước lúc đi tu nghiệp bóng đá tại CHDC Đức vào đầu thập niên 80 (cùng học với HLV Lưu Mộng Hùng và Trần Minh Đức).
Trở về nước, ông đảm nhiệm cương vị HLV trưởng đội Cảng Sài Gòn, một đội bóng nổi tiếng với lối đá kỹ thuật nhỏ nhuyễn, chinh phục trọn vẹn tình cảm của người hâm mộ từ Bắc chí Nam. Dưới sự dẫn dắt của ông, Cảng Sài Gòn đoạt chức quốc gia vào năm 1986, 1993, 1994 và 2002. Sau chức vô địch quốc gia 2002, Cảng Sài Gòn rớt hạng. HLV Tam Lang góp công đưa CLB này đoạt chức vô địch Giải hạng nhất vào năm 2003 để quay trở lại hạng chuyên nghiệp rồi tuyên bố giải nghệ.
Với những đóng góp xuất sắc cho bóng đá thành phố, ông được vinh dự kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam thuở còn dẫn dắt Cảng Sài Gòn.
Theo Sĩ Huyên/Báo Tuổi Trẻ
Cựu danh thủ Phạm Huỳnh Tam Lang đã qua đời tại Bệnh viện Chợ Rẫy vào sáng nay (2/6), thọ 72 tuổi (sinh ngày 14/2/1942).
Vợ danh thủ Phạm Huỳnh Tam Lang đã đưa ông vào Bệnh viện Chợ Rẫy cấp cứu lúc 9h18 phút. Chị Hồng (vợ HLV Tam Lang) cho biết, sáng 2/6 trong khi vệ sinh cá nhân thì cựu danh thủ Tam Lang nói rằng cảm thấy khó chịu trong người, rất mệt. Nói xong không được bao lâu, ông qụy xuống đất. Ngay lập tức, người nhà đã gọi xe cấp cứu đưa ông vào bệnh viện Chợ Rẫy
Khi ấy, bác sĩ cho biết bệnh nhân đã mất trên đường đến bệnh viện. Ông mất vì đột quỵ. Tạm thời thi hài của HLV Phạm Huỳnh Tam Lang được bảo quản tại phòng lạnh của bệnh viện Chợ Rẫy, chờ gia đình bàn bạc để chọn ngày giờ khâm liệm và đặt nơi quàn.
Cựu danh thủ Phạm Huỳnh Tam Lang (giữa) nhận giải thưởng "Vinh danh Fair Play" 2012 của báo Pháp Luật TP.HCM.
Cựu danh thủ Phạm Huỳnh Tam Lang đã chống chọi với nhiều bệnh tật trong một thời gian dài như bệnh thấp khớp, tim mạch. Ông sinh ngày 14/2/1942 tại Gò Công trong gia đình có đông anh em trai nhưng chỉ có ông theo nghiệp đá bóng. Ông trưởng thành từ bóng đá học đường và trở nên nổi tiếng với vị trí trung vệ trong màu áo trường Petrus Ký (nay là trường THPT Lê Hồng Phong).
Năm 1965, ông được gọi vào đội tuyển bóng đá miền nam VN. Tài năng và đức độ của ông đã thật sự chinh phục các thế hệ đàn anh cùng thời, và cũng chính vì lẽ đó mà ông được bầu làm thủ quân đội tuyển miền nam VN đoạt chức vô địch giải bóng đá Merdeka vào năm 1966 tại Malaysia. Ông cũng là cầu thủ VN đầu tiên được chọn vào đội hình Các ngôi sao châu Á năm 1967.
Sau ngày thống nhất đất nước, ông khoác áo Cảng Sài Gòn (từ năm 1975). Chơi được vài năm thì ông giải nghệ và theo học các lớp HLV từ thấp đến cao trước lúc đi tu nghiệp bóng đá tại CHDC Đức vào đầu thập niên 80 (cùng học với HLV Lưu Mộng Hùng và Trần Minh Đức).
Trở về nước, ông đảm nhiệm cương vị HLV trưởng đội Cảng Sài Gòn, một đội bóng nổi tiếng với lối đá kỹ thuật nhỏ nhuyễn, chinh phục trọn vẹn tình cảm của người hâm mộ từ Bắc chí Nam. Dưới sự dẫn dắt của ông, Cảng Sài Gòn đoạt chức quốc gia vào năm 1986, 1993, 1994 và 2002. Sau chức vô địch quốc gia 2002, Cảng Sài Gòn rớt hạng. HLV Tam Lang góp công đưa CLB này đoạt chức vô địch Giải hạng nhất vào năm 2003 để quay trở lại hạng chuyên nghiệp rồi tuyên bố giải nghệ.
Với những đóng góp xuất sắc cho bóng đá thành phố, ông được vinh dự kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam thuở còn dẫn dắt Cảng Sài Gòn.
Theo Sĩ Huyên/Báo Tuổi Trẻ
"Chỉ đôi chục năm về trước, có mấy ai ngờ có ngày người Việt kém chữ Việt đớn đau tới nỗi vĩnh viễn đánh mất nghĩa hiếu tri và canh tân tốt đẹp của hai âm tiết “cải lương”. Trích trong bài viết "Vọng Sài -gòn" từ báo Người đô-thị.
- khangianhandan
- Group leader
- Bài viết: 11449
- Ngày tham gia: Sáu T4 20, 2012 7:12 am
- Đến từ: Đất tự do
Re: Ex-Chồng ns Bạch Tuyết HLV Tam Lang qua đời
Thứ hai, 2/6/2014 11:20 GMT+7 Facebook Twitter Hot!
Cựu danh thủ Phạm Huỳnh Tam Lang qua đời
Sau thời gian dài chống chọi với bệnh tật, cựu HLV của Cảng Sài Gòn trút hơi thở cuối cùng sáng nay tại Bệnh viện Chợ Rẫy, hưởng thọ 72 tuổi.
Cựu danh thủ Phạm Huỳnh Tam Lang bị viêm đa khớp gần 10 năm nay. Ảnh: Lê Phương.
Thi hài của HLV Phạm Huỳnh Tam Lang được bảo quản tại phòng lạnh của bệnh viện Chợ Rẫy, chờ gia đình bàn bạc để chọn ngày giờ khâm niệm và đặt nơi quàn.
Trước đó, vào ngày 14/2, Chi hội cựu cầu thủ TP.HCM đã tổ chức một buổi lễ sinh nhật tuổi 72 cho thần tượng Phạm Huỳnh Tam Lang rất sôi nổi và cảm động trên sân Tao Đàn. Ông bị bệnh viêm đa khớp đã lâu, mỗi bước đi của ông khó nhọc, đôi tay của ông co quắp chỉ còn cử động có hai ngón giơ lên vẫy chào anh em ngồi trên khán đài với nụ cười rất tươi.
Phạm Huỳnh Tam Lang sinh ngày 14 tháng 2 năm 1942 tại Gò Công, Tiền Giang, Việt Nam. Cha ông là liệt sĩ chống Pháp, hy sinh năm 1945. Khi còn là học sinh, ông thi đấu cho đội tuyển của trường Trung học Petrus Ký (nay là trường Lê Hồng Phong).
Năm 1957, lúc mới 15 tuổi, ông vào thi đấu ở đội Ngôi Sao Chợ Lớn. Bóng đá đã tạo ra số phận và sự nghiệp của Phạm Huỳnh Tam Lang. Năm 1960, khi 18 tuổi, Tam Lang được gọi vào đội tuyển miền Nam. Ông sớm chiếm được vị trí trong đội hình chính thức và dần giữ vai thủ quân của đội tuyển miền Nam.
Trong sự nghiệp cầu thủ, có lẽ ít ai có được hạnh phúc và vinh dự trong nghề nghiệp như người con của vùng đất Gò Công (Tiền Giang) Ngoài cúp vô địch Merdeka 1966, ông còn đoạt được nhiều huy chương khác ở SEA Games trong vai trò cầu thủ rồi HLV.
Dẫn dắt đội Cảng Sài Gòn trong vai trò "thuyền trưởng", ông góp công lớn mang về cho đội bốn chức vô địch (1986, 1993-1994, 1997, 2001-2002) cùng hai danh hiệu vô địch Cúp quốc gia (1992, 2000), đó là chưa kể đến hàng chục ngôi vô địch ở các giải bóng đá khu vực phía Nam...
Năm 2003, sau khi đội bóng Cảng Sài Gòn bị xuống hạng, Phạm Huỳnh Tam Lang cũng chính thức giã từ sự nghiệp huấn luyện viên, kết thúc 28 năm nắm đội Cảng Sài Gòn. Ông đã tạo ra một thời kỳ lịch sử quan trọng của đội bóng này.
Sau khi rời Cảng Sài Gòn, Phạm Huỳnh Tam Lang được mời về với Câu lạc bộ bóng đá Thành Phố Hồ Chí Minh của ông bầu Quách Thành Lai đóng tại trung tâm Thành Long. Tại đây ông tập trung chủ yếu vào công tác xây dựng đội bóng trẻ đúng như mong muốn nhiều năm.
Đội Câu lạc bộ bóng đá Thành Phố Hồ Chí Minh chơi khá thành công tại giải hạng nhì và nhanh chóng giành xuất thăng hạng, nhưng do lực lượng quá mỏng, và thiếu kinh nghiệm, đội phải trở lại giành hạng nhì chỉ sau một mùa bóng.
Ông Tam Lang đã được AFC trao kỷ niệm chương vì sự cống hiến trong suốt 50 năm với bóng đá Việt Nam và khu vực châu Á.
Năm 2013, Phạm Huỳnh Tam Lang được nhận nhận giải “Vinh danh Fair Play” do báo Pháp Luật Thành phố Hồ Chí Minh trao tặng. Đây là giải thưởng nhằm tôn vinh những cá nhân tiêu biểu thể hiện tinh thần Fair Play trong giai đoạn trước khi giải thưởng này hình thành.
Theo Thể thao văn hóa
Cựu danh thủ Phạm Huỳnh Tam Lang qua đời
Sau thời gian dài chống chọi với bệnh tật, cựu HLV của Cảng Sài Gòn trút hơi thở cuối cùng sáng nay tại Bệnh viện Chợ Rẫy, hưởng thọ 72 tuổi.
Cựu danh thủ Phạm Huỳnh Tam Lang bị viêm đa khớp gần 10 năm nay. Ảnh: Lê Phương.
Thi hài của HLV Phạm Huỳnh Tam Lang được bảo quản tại phòng lạnh của bệnh viện Chợ Rẫy, chờ gia đình bàn bạc để chọn ngày giờ khâm niệm và đặt nơi quàn.
Trước đó, vào ngày 14/2, Chi hội cựu cầu thủ TP.HCM đã tổ chức một buổi lễ sinh nhật tuổi 72 cho thần tượng Phạm Huỳnh Tam Lang rất sôi nổi và cảm động trên sân Tao Đàn. Ông bị bệnh viêm đa khớp đã lâu, mỗi bước đi của ông khó nhọc, đôi tay của ông co quắp chỉ còn cử động có hai ngón giơ lên vẫy chào anh em ngồi trên khán đài với nụ cười rất tươi.
Phạm Huỳnh Tam Lang sinh ngày 14 tháng 2 năm 1942 tại Gò Công, Tiền Giang, Việt Nam. Cha ông là liệt sĩ chống Pháp, hy sinh năm 1945. Khi còn là học sinh, ông thi đấu cho đội tuyển của trường Trung học Petrus Ký (nay là trường Lê Hồng Phong).
Năm 1957, lúc mới 15 tuổi, ông vào thi đấu ở đội Ngôi Sao Chợ Lớn. Bóng đá đã tạo ra số phận và sự nghiệp của Phạm Huỳnh Tam Lang. Năm 1960, khi 18 tuổi, Tam Lang được gọi vào đội tuyển miền Nam. Ông sớm chiếm được vị trí trong đội hình chính thức và dần giữ vai thủ quân của đội tuyển miền Nam.
Trong sự nghiệp cầu thủ, có lẽ ít ai có được hạnh phúc và vinh dự trong nghề nghiệp như người con của vùng đất Gò Công (Tiền Giang) Ngoài cúp vô địch Merdeka 1966, ông còn đoạt được nhiều huy chương khác ở SEA Games trong vai trò cầu thủ rồi HLV.
Dẫn dắt đội Cảng Sài Gòn trong vai trò "thuyền trưởng", ông góp công lớn mang về cho đội bốn chức vô địch (1986, 1993-1994, 1997, 2001-2002) cùng hai danh hiệu vô địch Cúp quốc gia (1992, 2000), đó là chưa kể đến hàng chục ngôi vô địch ở các giải bóng đá khu vực phía Nam...
Năm 2003, sau khi đội bóng Cảng Sài Gòn bị xuống hạng, Phạm Huỳnh Tam Lang cũng chính thức giã từ sự nghiệp huấn luyện viên, kết thúc 28 năm nắm đội Cảng Sài Gòn. Ông đã tạo ra một thời kỳ lịch sử quan trọng của đội bóng này.
Sau khi rời Cảng Sài Gòn, Phạm Huỳnh Tam Lang được mời về với Câu lạc bộ bóng đá Thành Phố Hồ Chí Minh của ông bầu Quách Thành Lai đóng tại trung tâm Thành Long. Tại đây ông tập trung chủ yếu vào công tác xây dựng đội bóng trẻ đúng như mong muốn nhiều năm.
Đội Câu lạc bộ bóng đá Thành Phố Hồ Chí Minh chơi khá thành công tại giải hạng nhì và nhanh chóng giành xuất thăng hạng, nhưng do lực lượng quá mỏng, và thiếu kinh nghiệm, đội phải trở lại giành hạng nhì chỉ sau một mùa bóng.
Ông Tam Lang đã được AFC trao kỷ niệm chương vì sự cống hiến trong suốt 50 năm với bóng đá Việt Nam và khu vực châu Á.
Năm 2013, Phạm Huỳnh Tam Lang được nhận nhận giải “Vinh danh Fair Play” do báo Pháp Luật Thành phố Hồ Chí Minh trao tặng. Đây là giải thưởng nhằm tôn vinh những cá nhân tiêu biểu thể hiện tinh thần Fair Play trong giai đoạn trước khi giải thưởng này hình thành.
Theo Thể thao văn hóa
- tu kien
- Forum Mod
- Bài viết: 7629
- Ngày tham gia: Hai T3 19, 2012 11:53 am
Re: Ex-Chồng ns Bạch Tuyết HLV Tam Lang qua đời
Thành Kính phân ưu
Nhớ quá khứ buồn rơi nước mắt
Nhìn tương lai lạnh toát mồ hôi !
Nhìn tương lai lạnh toát mồ hôi !
- oceanAC2000A
- Thành viên thường xuyên
- Bài viết: 2215
- Ngày tham gia: Tư T8 29, 2007 5:00 pm
Re: Ex-Chồng ns Bạch Tuyết HLV Tam Lang qua đời
Tại vi bạn khangianhandan dùng 2 từ cùng một lúc (vừa Mỹ, vừa Việt) Ex chồng, (Ex husband) có nghỉa là người chồng trước. Cũng đúng, chứ khồng hề sai. Anh Tam-Lang chính là chồng trước cũa ns Bạch-Tuyết. Ns Bạch-Tuyết đã đại-diện cho đoàn Dạ-Lý Hương, để tiển-đưa anh Tam-Lang trên đường dự giải Á Vận-Hội tại Malaysia năm 1966. Năm đó, anh Tam-Lang đã giành được chiếc cup danh-dự về cho VN, cũng vào thời-điểm đó anh Tam-Lang trở thành Siêu Sao Cầu Thủ Đông Nam Á. Đúng ra phải nói là cặp chân vàng thì hợp-lý hơn. Sau đó, ns Bạch-Tuyết, và anh Tam-Lang chính-thức thành-hôn với nhau. Tình-nghỉa vợ chồng sau 7 năm chung sống, có quá nhiều lận-đận, trắc-trở. Hơn nữa, hai người cũng không có con cái với nhau. Nguyên-nhân là do sự xuất-hiện cũa ns Hùng-Cường trong cuộc-sống cũa hai người. Ns Hùng-Cường vừa là người tình trên sân-khấu, cũng là người tình trong tâm-tường cũa Cải-lương chi-bão. Do đó, anh Tam-Lang, và ns Bạch-Tuyết đã đi đến sự đỗ-vỡ, và ly-dị. Nhưng cuộc tình cũa ns Hùng-Cường, và ns Bạch-Tuyết cũng chẳng đi đến đâu. Sau cùng, cuộc tình cũa họ cũng đổ-vỡ sau khi lập đoàn hát Hùng-Cường Bạch-Tuyết. Ns Hùng-Cường giao đoàn hát cho ns Bạch-Tuyết, và trờ về Saigon, để đóng phim, và hát tại các phòng trà. Từ đó, cuộc tình nầy đã chấm dứt. Riêng ns Bạch-Tuyết, vì sự ngạo-mạng, bất-đồng với đạo-diển, và ông bầu Xuân, đã đứng ra lập đoàn hát với ns Hùng-Cường. Hơn nữa, ns Bạch-Tuyết chỉ là một nghệ-sỉ tài-danh, chứ không phải là người lèo lái tốt cho đoàn hát. Vài năm sau đó, đoàn Bạch-Tuyết cũng phải sập tiệm. và ns Bạch-Tuyết phải đi hát chầu cho đoàn Thủ-Đô Tấn-Tài. Ns Tấn-Tài cũng quá ưu-đãi cho ns Bạch-Tuyết, mổi đêm hát, ns Bạch-Tuyết được hưởng tiền thù-lao là 10.000 đồng (Trong lúc đó vàng 24 K là 12.000 đồng mổi lượng). Trong lúc đó, ông bầu Xuân đã biết đoàn Bạch-Tuyết tan rã. Nhưng ông ta không mời ns Bạch-Tuyết trở lại hát chung với kép chánh là Dũng-Thanh-Lâm, và Thanh-Tú. Trong lúc đó, ns Thanh-Sang cũng vẩn đứng thứ hai sau ns Dùng-Thanh-Lâm, và ns Thanh-Tú. Vì lúc đó, ns Dũng-Thanh-Lâm, ns Thanh-Tú, vừa nổi-tiếng trên SKCL, điện-ảnh, và ca-nhạc kịch. Tên tuổi hai người đã sáng ngời trên báo-chí. Riêng ns Thanh-Sang, thì báo-chí it khi đề-cập đến. Nếu mà không xảy ra ngày 30 tháng 4 năm 1975, có lẽ tên-tuổi cũa ns Bạch-Tuyết, và ns Hùng-Cường sẽ không còn đứng vững trên SKCL nữa. Thời-gian đó, tên-tuổi ns. Phượng-Liên sáng ngời trên báo-chí. Tên-tuổi cũa ns Bạch-Tuyết, và ns Hùng-Cường được báo-chí nhắc-nhở chỉ là những tin xấu, và tin không lành.
-
- Thành viên thường xuyên
- Bài viết: 1945
- Ngày tham gia: Bảy T11 20, 2010 11:56 pm
Re: Ex-Chồng ns Bạch Tuyết HLV Tam Lang qua đời
Chú OceanAC2000 biết nhiều thông tin hậu trường qúa . Nhưng NS Bạch Tuyết vẫn xuất sắc trong vai "Thuý Kiều" "Lê thị trường an" " Cô Tần" ....... Và sau 75 "Thái Hậu DVN , Cô Lựu , Kiều nguyệt Nga" . Mà các NS khác diễn không hay bằng .
- oceanAC2000A
- Thành viên thường xuyên
- Bài viết: 2215
- Ngày tham gia: Tư T8 29, 2007 5:00 pm
Re: Ex-Chồng ns Bạch Tuyết HLV Tam Lang qua đời
Đúng vậy, tài ca& diển cũa ns Bạch-Tuyết không thay đổi, và rất xuất-sắc trong nhiều vai. Nhưng tôi muốn nói ở đây là sự ái-mộ cũa khán giã đối-với một nghệ-sỉ, ca-sĩ, và diển-viên. Khán-giã có khi nào chấp-nhận thần-tượng cũa mình có nhiều tai-tiếng, và bị quá nhiều điều xấu xuất-hiện trên các trang báo. Truớc năm 1975, báo-chí VN rất là trung-thực, không lệ-thuộc ai, luôn cả chính-phủ. Có nhiều báo-chí bị Cảnh-Sát, an-ninh chìm tịch-thu báo là nói lên những điều bất-lợi cho Chính-Phũ. Đối-với các hàng SAO, các phóng-viên nói thẳng thừng luôn, không e-dè, và kiên-nể, dù nghệ-sĩ đó là ai. Thói hư tật xấu cũa các nghệ-sĩ được phơi bày trên trang báo. Ai giựt chồng, giựt vợ ai, cũng được tung lên các trang báo. Như việc ns Hùng-Cuờng đi nhậu say xĩn với bạn bè, khi lên hát trên sân-khấu, không làm chủ đuợc mình, anh ta ca rớt nhịp. Sau đó, vào hậu-trường hành-hung nhạc-sĩ, và cho là nhạc-sĩ chơi anh ta, đã làm cho anh ta ca rớt. Ns Hùng-Cường đã đánh nhạc-sĩ Văn-Vĩ. Lúc đó, nhạc-sĩ Văn-Vĩ đàn cho đoàn Kim-Chung. Sự việc nầy đã được tung lên báo chí. Trái lại, ns Hùng-Cường không chịu xin-lổi hành-vi du-côn cũa mình. Riêng ns Bạch-Tuyết đã một lần bỏ hát ngang hông sau khi tranh-cãi với anh Trưởng-Đài. Trong giời cải-lương, mổi đêm diển trên sân-khấu đều có anh Trưởng-Đài, là có nhiệm-vụ tổng-quát trong đêm đó. Trong lúc giờ giải-lao, ns Bạch-Tuyết đã đi đâu không báo trước cho anh Trưởng-Đài. Trước khi tiếp-tục trình-diển cho màn hai, thì không thấy ns Bạch-Tuyết ở đâu. Anh Trưởng Đài không dám cho mở màn, vì người xuất-hiện trên sân-khấu đầu-tiên cho màn hai là ns Bạch-Tuyết. Do đó, mọi người phải chờ đợi ns Bạch-Tuyết trở lại. Đến 15 phút sau, ns Bạch-Tuyết mới xuất-hiện. Vì ns Bạch-Tuyết về trễ giờ hát, anh Trưởng Đài đã có trách vài câu. Tức-thì, ns Bạch-Tuyết lập-tức ra về, không chịu hát tiếp. Cũng may là vai ns Bạch-Tuyết thủ-diển, mà ns Ngọc-Giàu cũng đã hát vai đó nữa trong lúc ns Bạch-Tuyết vắng mặt đi quay phim. Trong đêm đó, có ns Ngọc-Giàu đến đoàn hát chơi, vì ns Ngọc-Giàu không có vai diển. Lúc đó, anh Truởng Đài phải nhờ ns Ngọc-Giàu hát vai đó, để mở màn trình-diển cho màn hai. Như sự-kiện nhỏ như vậy, mà báo-chí lúc đó cũng loan tin. Do đó, tôi mới biết tính-tình cũa hai thần-tượng cũa tôi là Hùng-Cường & Bạch-Tuyết. Từ đó, mức ái-mộ cũa tôi cũng giãm dần. Trong vài năm sau nầy, thì sự ái-mộ cũa tôi đối-với ns Bạch-Tuyết không còn nữa, vì cô ta đã ca-tụng Cách-Mạng một cách quá đáng, có nghỉa là nịnh quá trợn.
- khangianhandan
- Group leader
- Bài viết: 11449
- Ngày tham gia: Sáu T4 20, 2012 7:12 am
- Đến từ: Đất tự do
- tu kien
- Forum Mod
- Bài viết: 7629
- Ngày tham gia: Hai T3 19, 2012 11:53 am
Re: Ex-Chồng ns Bạch Tuyết HLV Tam Lang qua đời
Nhớ quá khứ buồn rơi nước mắt
Nhìn tương lai lạnh toát mồ hôi !
Nhìn tương lai lạnh toát mồ hôi !
- tancogiaoduyen
- Site Admin
- Bài viết: 41708
- Ngày tham gia: Hai T4 12, 2004 5:00 pm
- Đến từ: U.S.A
- Tiếp xúc:
Re: Ex-Chồng ns Bạch Tuyết HLV Tam Lang qua đời
Không biết bác oceanAC2000A có biết gì về vụ nhà nữ NS Bạch Tuyết bị cướp khi cầu thủ Tam Lang đi đấu ở nước ngoài - sau đó hình như NS Bạch Tuyết tự tử thì phải - rùi ít lâu sau thì có tin 2 người ly dị và Bạch Tuyết để căn nhà lại cho Tam Lang !!!?????
- tu kien
- Forum Mod
- Bài viết: 7629
- Ngày tham gia: Hai T3 19, 2012 11:53 am
Re: Ex-Chồng ns Bạch Tuyết HLV Tam Lang qua đời
Một Thời Oanh Liệt
Posted on September 22, 2008 by hoanghaithuy
Đội Tuyển Túc Cầu VNCH
Đúng ra là Hai — 2 — Hai Thời Oanh Liệt của Thể Thao Việt Nam Cộng Hòa — những năm 1950 những ông Ký giả Thể Thao Sài Gòn viết là “Thể Tháo”, Tháo dấu Sắc, như Tào Tháo.
Oanh Liệt 1: Năm 1956 Đội Tuyển Bóng Bàn VNCH — Table Tennis, Ping Poong — đoạt chức Vô Địch Toàn Đội Thế Giới ở Tokyo, Nhật Bản.
Việt Nam-Nhật Bản vào chung kết. Huề 2-2, trận quyết định thắng bại được tranh giữa Mai Văn Hoà và hảo thủ Nhật. Tay vợt Nhật này vừa đoạt chức Vô Địch Đơn Nam Thế Giới.
Mai Văn Hoà thắng 3-2, mang Cúp Vô Địch Toàn Đội Bóng Bàn Thế Giới về cho Việt Nam Cộng Hoà.
Oanh Liệt 2: Năm 1959 Đội Tuyển Túc Cầu VNCH đoạt Huy Chương Vàng — Vô Địch — Giải Túc Cầu SEA Games — Thế Vận Đông Nam Á.
Năm 1966, Đội Tuyển Túc Cầu VNCH đoạt Cúp Vô Địch Giải Merdeka ở Miến Điện.
Tháng Chín 2008, trong một bài 4 Món Ăn Chơi, tôi kể chuyện ông Topa, một vị đọc www.hoanghaithuy.com, kể rằng những năm 1976, 1977 xa xưa mịt mù trong dzĩ dzãng, trong biệt thư của ông Tôn Ngọc Chắc, số 41 đường Lê Quí Đôn, Sài Gòn, nhiều lần ông gặp ông Nguyễn Văn Ngôn, cầu thủ nổi tiếng của Đội Tuyển Túc Cầu VNCH Xưa, tôi lại kể chuyện một buổi sáng không nhớ tháng mấy năm 2005, tôi ngồi trong Tiệm Phở Nguyễn Huệ, Bolsa St, Cali, một ông đến nói:
- Em là Ngôn, Minh Ngôn, Bóng Tròn xưa. Em đồng ý với tất cả những gì anh viết.
Ông chỉ nói có câu đó, ông bắt tay tôi rồi ông đi.
Dây cà ra dây muống, cà cuống xuống cà ri, hòn bi dzi cục đá, rau má quá rau rấp, chuyện đăng lên báo, lên Com, một trong những người đọc www.hoanghaithuy.com kỹ nhất là Cô Vương Ngọc HV, gửi cho tôi câu hỏi:
Túc Cầu VNCH có 2 ông Ngôn: Nguyễn Văn Ngôn, tiền đạo, và Lại Văn Ngôn, hậu vệ. Không biết ông Ngôn nào đã ra chào bác ở Phở Nguyễn Huệ, Bolsa?
Tên Người Hỏi không phải là Vương Ngọc HV, tôi gọi cô là Vương Ngọc HV, vì như Nàng Vương Ngọc Yến, Thiên Long Bát Bộ, biết hết các Bí Kíp Võ Công trong thiên hạ, cô HV — cô không cho tôi số phone, cô chỉ cho đời biết tên Web, Net của cô là HV — cô HV biết hết tất cả những Net, Com trong thiên hạ. Có gì théc méc, hỏi cô là cô giải thích ngay, cần tài liệu gì, nhờ cô tìm cho là có ngay. Vì vậy tôi gọi cô là Vương Ngọc HV. Sau khi hỏi “Ông Ngôn Cali là ông Ngôn nào?“, cô cho tôi bản tin về thời oanh liệt của Đội Tuyển Túc Cầu VNCH 50 năm xưa. Mời quí vị đọc:
Tiền đạo cánh trái Nguyễn Văn Ngôn (tức Ngôn I): đi bảo lãnh gia đình tới Mỹ năm 1990 hiện ở Florida.
Hậu vệ Lai Văn Ngôn (Ngôn II): vượt biên tới Mỹ năm 1982, định cư tại Quận Cam, California, cựu chủ biên Tuần báo Khỏe Đẹp.
Đây là bài kể lại thành tích của Đội Tuyển Túc Cầu VNCH dự Giải Túc Cầu Merdeka Năm 1966:
Huấn Luyện Viên Weigang sắp xếp đội hình:
Thủ Môn: Châu
Hậu Vệ: Hiển, Có, Tam Lang, Ngôn II
Tiền vệ: Vinh, Thanh
Tiền đạo: Ngôn I, Chiêu, Đức, Chánh
Trận chung kết, 40,000 khán giả ngồi kín Sân Vận Động Quốc Gia Merdeka với sự chủ tọa của Quốc vương Mã Lai và Thủ Tướng Abdulraman.
Đội tuyển VNCH ra sân trong áo vàng, quần trắng, vớ vàng, được sự cổ vũ nồng nhiệt của khán giả Malaysia, nhất là Tiền vệ Đỗ Thới Vinh, người dễ nhận ra nhất trong đội hình Việt Nam. Với cái đầu hói và những pha lừa bóng điệu nghệ cùng những cử chỉ pha trò có duyên của anh trên sân cỏ đã thu được cảm tình của khán giả và báo chí nước chủ nhà.
Với ý chí quyết tâm, toàn đội Việt Nam đã “ăn miếng trả miếng” đội chủ nhà một cách xuất sắc. Hiệp Một chấm dứt mà không bên nào mở được tỉ số. Vào hiệp Hai, cơ hội bằng vàng đến với Đội Tuyển VNCH ở phút 72 của trận đấu.
Từ đường chuyền của Thủ quân Phạm Huỳnh Tam Lang, Nhà Ảo thuật Đỗ Thới Vinh khéo léo dẫn banh qua hai cầu thủ Miến Điện, mở xuống vừa đúng tầm Trung phong Nguyễn Văn Chiêu băng xuống. Chiêu dùng ngực hứng bóng, xoay người, tung quả sút hiểm hóc từ xa 25 mét bằng chân trái, bóng đi như ánh chớp vào góc thượng của khung thành Miến Điện trước sự ngỡ ngàng của Đệ nhất Thủ môn Á Châu thời bấy giờ là Tin Tin An, mở tỷ số 1-0 cho Đội Tuyển Việt Nam.
Bàn thắng này là bàn thắng duy nhất của trận đấu và cũng là bàn thắng đáng giá ngàn vàng đưa Đội Tuyển VNCH lên ngôi Vô Địch Giải Túc Cầu Merdeka 1966.
22 nhân vật trong Đoàn Túc Cầu VNCH tham dự giải Merdeka 1966 nay ai còn, ai mất, hiện sống ở đâu?
Năm người đã vĩnh viễn ra đi:
Ký giả Lão thành Huyền Vũ, rời Việt Nam Tháng Tư 1975, định cư tại Virgina Beach, Virginia, Hoa Kỳ, mất tại đây Tháng Chín 2005.
Trọng Tài Quốc Tế Hồ Văn An, được Hiệp Hội Ký Giả Thể Thao Việt Nam bầu chọn là Chiếc Còi Vàng năm 1972, tức Trọng tài Hay nhất trong năm, đã ra đi âm thầm ở quận Bình Thạnh, Sài Gòn, năm 2003.
Huấn Luyện Viên Trần Văn Thông qua Mỹ đoàn tụ gia đình cuối năm 1980, định cư tại California, qua đời năm 1995.
Tiền vệ Đỗ Thới Vinh mất tại Việt Nam năm 1995 vì bệnh tiểu đường. Anh là nhân vật tên tuổi trong giới Túc Cầu được nhiều người ái mộ từ trong nước ra tới hải ngoại. Thế mà anh âm thầm ra đi trong hoàn cảnh đơn chiếc, túng thiếu.
Trung phong Nguyễn Văn Chiêu, người ghi bàn thắng duy nhất trước Miến Điện để Đội Tuyển VNCH đoạt Giải Merdeka 1966, đã vĩnh viễn ra đi năm 1987 tại Long Thành trong hoàn cảnh thương tâm, chỉ có người vợ hiền cùng mấy người con khóc nghẹn trước thân xác lạnh lẽo của chồng và cha trong căn chòi lá nằm sâu trong một góc vắng của thị xã Long Thành. Đám tang anh vội vã, không kèn không trống. Mộ phần không tiền xây cất, đắp đất sơ sài. Sau này, Tuyển thủ Võ Thành Sơn từ Mỹ về quyên góp những bạn hữu được một số tiền mang xuống Long Thành xây đắp mộ phần cho anh.
Trung phong Nguyễn Văn Chiêu và Tiền vệ Đỗ Thới Vinh là đôi bạn thân thiết cùng chung màu áo từ đội Quan Thuế rồi vào quân ngũ đá cho Đội Tổng Tham Mưu. Giải ngũ, cả hai trở về Đội Quan Thuế và cùng đá trong Đội Tuyển Quốc Gia. Cuộc đời hai anh gắn liền cả chục năm trời bên nhau. Tại Giải Merdeka năm 1966, Vinh và Chiêu là hai người lập công trạng lớn nhất đem vinh quang về cho Việt Nam. Giờ đây, hai anh kẻ trước người sau ra đi trong âm thầm, thiếu vắng đồng đội tiễn đưa, không một lời ai điếu nhắc lại thời huy hoàng của hai anh trên sân cỏ.
Xin hai anh đừng buồn, xin hãy ngậm cười nơi chín suối vì những bạn đồng đội thân thương và những người mộ điệu còn trên cõi tạm này vẫn mãi mãi ghi nhớ hình bóng của hai anh.
8 người còn ở lại Việt Nam:
Thiếu Tá Cao Văn Phước: Nhà Dìu dắt Đội Tuyển Túc Cầu VNCH, cấp bậc sau cùng là Đại tá (Cục Quân Vận). Đi tù cải tạo về, tuổi cao, từ chối ra đi theo diện HO. Anh hiện đang sống những ngày xế chiều với gia đình anh ở Việt Nam.
Hậu vệ Cánh Trái Phạm Văn Lắm: đang bị chứng bệnh tai biến mạch máu não, hoàn cảnh gia đình rất túng thiếu.
Trung vệ Phan Dương Cẩm (tự Hiển): đang ở Việt Nam với cuộc sống bình thường.
Trung vệ Nguyễn Văn Có: hiện ở Việt Nam, sống khó khăn.
Trung vệ Phạm Huỳnh Tam Lang: hiện ở Việt Nam đang huấn luyện cho Câu lạc bộ Thành Phố HCM ở Giải Vô Địch Hạng Nhất.
Tiền vệ Quách Hội: hiện ở Việt Nam đang bị chứng bệnh tai biến mạch máu não.
Tiền vệ Nguyễn Ngọc Thanh: đang ở trong tình trạng đau ốm triền miên, hoàn cảnh gia đình khó khăn.
Thủ môn Hồ Thanh Chinh: hiện ở Gò Vập, nghề nghiệp chính là dạy quần vợt.
9 người định cư tại nước ngoài:
Thủ môn Lâm Hồng Châu: rời Việt Nam Tháng Tư năm 1975, định cư tại tiểu bang Maryland.
Tiền đạo Cánh Trái Nguyễn Văn Ngôn (tức Ngôn I) gia đình bảo lãnh, tới Mỹ năm 1990, ở Florida.
Trung phong Quang Kim Phụng: tới Mỹ qua sự bảo lãnh của người em ruột là Tuyển thủ Quang Đức Vĩnh, hiện sống ở Virginia.
Tiền đạo Cánh Phải Nguyễn Văn Xê: qua Mỹ theo diện bảo lãnh của gia đình, hiện định cư tại Houston, Texas.
Tiền đạo Cánh Phải Trần Chánh: vượt biên năm 1978 hiện ở Đức cùng với gia đình.
Tiền đạo Lê Văn Đức: sang Pháp, gia đình bảo lãnh, năm 1980 hiện sống tại Paris.
Hậu vệ Nguyễn Văn Mộng: qua Mỹ năm 1988 định cư tại San Jose, California, hiện mở Trung Tâm Huấn Luyện Căn Bản Bóng Tròn mang tên Đa Phước ở Cần Giuộc, Việt Nam.
Hậu vệ Lại Văn Ngôn (Ngôn II): vượt biên tới Mỹ năm 1982, định cư tại Quận Cam, California, cựu chủ biên tuần báo Khỏe Đẹp, hiện nay về hưu và sống bình yên với gia đình.
Huấn Luyện Viên Weigang: hiện đang huấn luyện cho một Câu lạc bộ Bóng Tròn chuyên nghiệp hàng đầu của Malaysia.
Đây là chuyện về chiếc Cúp Vàng Merdeka, ký giả Sĩ Huyên, ở mục Hậu Trường Thể Thao của Tuoitre Online, ghi lại lời kể chuyện của Túc Cầu Lão Tướng Quách Hội, 73 tuổi, về chiếc Cúp Merdeka ấy:
Ông Quách Hội kể:
“Năm 1995, một sáng tôi đi ngang một tiệm bán đồ lạc-xon trên đường Hải Thượng Lãn Ông, tình cờ tôi nhìn thấy, bày trong số đồ bán của tiệm, chiếc Cúp Vô Địch Giải Túc Cầu Merdeka mà Đội Tuyển Túc Cầu Việt Nam Cộng Hoà, trong đội có tôi, đoạt được năm 1966 tại Malaysia.
Người chủ tiệm nói chắc giá 5 triệu đồng. Không có tiền, tôi đứng trước tiệm lạc-xon ấy từ sáng đến trưa với hi vọng có bạn đồng đội cũ nào đi ngang thì báo tin để kêu gọi anh em góp tiền mua lại chiếc Cúp. Chờ mãi không gặp được ai, tôi đi về mà nước mắt ưá ra vì tiếc cho Kỷ Vật ghi lại Chiến Tích Một Thời của anh em chúng tôi. Không biết giờ này chiếc Cúp Vô Địch Merdeka của anh em chúng tôi lưu lạc về đâu.“
—–
Tạo hoá gây chi cuộc hí trường?
Tới nay thấm thoắt mấy tinh sương!
Sài Gòn nước cũ hồn mê cảm,
Kỳ Hoa đất mới dạ thê lương.
Người vẫn sống mòn cùng tuế nguyệt.
Nước đà chết mỏn với tang thương.
Chuyện trăm năm trước xem trên Web.
Cảnh đó, người đây luống đoạn trường!
RỪNG PHONG. 22 Tháng Chín, 2008.
Posted on September 22, 2008 by hoanghaithuy
Đội Tuyển Túc Cầu VNCH
Đúng ra là Hai — 2 — Hai Thời Oanh Liệt của Thể Thao Việt Nam Cộng Hòa — những năm 1950 những ông Ký giả Thể Thao Sài Gòn viết là “Thể Tháo”, Tháo dấu Sắc, như Tào Tháo.
Oanh Liệt 1: Năm 1956 Đội Tuyển Bóng Bàn VNCH — Table Tennis, Ping Poong — đoạt chức Vô Địch Toàn Đội Thế Giới ở Tokyo, Nhật Bản.
Việt Nam-Nhật Bản vào chung kết. Huề 2-2, trận quyết định thắng bại được tranh giữa Mai Văn Hoà và hảo thủ Nhật. Tay vợt Nhật này vừa đoạt chức Vô Địch Đơn Nam Thế Giới.
Mai Văn Hoà thắng 3-2, mang Cúp Vô Địch Toàn Đội Bóng Bàn Thế Giới về cho Việt Nam Cộng Hoà.
Oanh Liệt 2: Năm 1959 Đội Tuyển Túc Cầu VNCH đoạt Huy Chương Vàng — Vô Địch — Giải Túc Cầu SEA Games — Thế Vận Đông Nam Á.
Năm 1966, Đội Tuyển Túc Cầu VNCH đoạt Cúp Vô Địch Giải Merdeka ở Miến Điện.
Tháng Chín 2008, trong một bài 4 Món Ăn Chơi, tôi kể chuyện ông Topa, một vị đọc www.hoanghaithuy.com, kể rằng những năm 1976, 1977 xa xưa mịt mù trong dzĩ dzãng, trong biệt thư của ông Tôn Ngọc Chắc, số 41 đường Lê Quí Đôn, Sài Gòn, nhiều lần ông gặp ông Nguyễn Văn Ngôn, cầu thủ nổi tiếng của Đội Tuyển Túc Cầu VNCH Xưa, tôi lại kể chuyện một buổi sáng không nhớ tháng mấy năm 2005, tôi ngồi trong Tiệm Phở Nguyễn Huệ, Bolsa St, Cali, một ông đến nói:
- Em là Ngôn, Minh Ngôn, Bóng Tròn xưa. Em đồng ý với tất cả những gì anh viết.
Ông chỉ nói có câu đó, ông bắt tay tôi rồi ông đi.
Dây cà ra dây muống, cà cuống xuống cà ri, hòn bi dzi cục đá, rau má quá rau rấp, chuyện đăng lên báo, lên Com, một trong những người đọc www.hoanghaithuy.com kỹ nhất là Cô Vương Ngọc HV, gửi cho tôi câu hỏi:
Túc Cầu VNCH có 2 ông Ngôn: Nguyễn Văn Ngôn, tiền đạo, và Lại Văn Ngôn, hậu vệ. Không biết ông Ngôn nào đã ra chào bác ở Phở Nguyễn Huệ, Bolsa?
Tên Người Hỏi không phải là Vương Ngọc HV, tôi gọi cô là Vương Ngọc HV, vì như Nàng Vương Ngọc Yến, Thiên Long Bát Bộ, biết hết các Bí Kíp Võ Công trong thiên hạ, cô HV — cô không cho tôi số phone, cô chỉ cho đời biết tên Web, Net của cô là HV — cô HV biết hết tất cả những Net, Com trong thiên hạ. Có gì théc méc, hỏi cô là cô giải thích ngay, cần tài liệu gì, nhờ cô tìm cho là có ngay. Vì vậy tôi gọi cô là Vương Ngọc HV. Sau khi hỏi “Ông Ngôn Cali là ông Ngôn nào?“, cô cho tôi bản tin về thời oanh liệt của Đội Tuyển Túc Cầu VNCH 50 năm xưa. Mời quí vị đọc:
Tiền đạo cánh trái Nguyễn Văn Ngôn (tức Ngôn I): đi bảo lãnh gia đình tới Mỹ năm 1990 hiện ở Florida.
Hậu vệ Lai Văn Ngôn (Ngôn II): vượt biên tới Mỹ năm 1982, định cư tại Quận Cam, California, cựu chủ biên Tuần báo Khỏe Đẹp.
Đây là bài kể lại thành tích của Đội Tuyển Túc Cầu VNCH dự Giải Túc Cầu Merdeka Năm 1966:
Huấn Luyện Viên Weigang sắp xếp đội hình:
Thủ Môn: Châu
Hậu Vệ: Hiển, Có, Tam Lang, Ngôn II
Tiền vệ: Vinh, Thanh
Tiền đạo: Ngôn I, Chiêu, Đức, Chánh
Trận chung kết, 40,000 khán giả ngồi kín Sân Vận Động Quốc Gia Merdeka với sự chủ tọa của Quốc vương Mã Lai và Thủ Tướng Abdulraman.
Đội tuyển VNCH ra sân trong áo vàng, quần trắng, vớ vàng, được sự cổ vũ nồng nhiệt của khán giả Malaysia, nhất là Tiền vệ Đỗ Thới Vinh, người dễ nhận ra nhất trong đội hình Việt Nam. Với cái đầu hói và những pha lừa bóng điệu nghệ cùng những cử chỉ pha trò có duyên của anh trên sân cỏ đã thu được cảm tình của khán giả và báo chí nước chủ nhà.
Với ý chí quyết tâm, toàn đội Việt Nam đã “ăn miếng trả miếng” đội chủ nhà một cách xuất sắc. Hiệp Một chấm dứt mà không bên nào mở được tỉ số. Vào hiệp Hai, cơ hội bằng vàng đến với Đội Tuyển VNCH ở phút 72 của trận đấu.
Từ đường chuyền của Thủ quân Phạm Huỳnh Tam Lang, Nhà Ảo thuật Đỗ Thới Vinh khéo léo dẫn banh qua hai cầu thủ Miến Điện, mở xuống vừa đúng tầm Trung phong Nguyễn Văn Chiêu băng xuống. Chiêu dùng ngực hứng bóng, xoay người, tung quả sút hiểm hóc từ xa 25 mét bằng chân trái, bóng đi như ánh chớp vào góc thượng của khung thành Miến Điện trước sự ngỡ ngàng của Đệ nhất Thủ môn Á Châu thời bấy giờ là Tin Tin An, mở tỷ số 1-0 cho Đội Tuyển Việt Nam.
Bàn thắng này là bàn thắng duy nhất của trận đấu và cũng là bàn thắng đáng giá ngàn vàng đưa Đội Tuyển VNCH lên ngôi Vô Địch Giải Túc Cầu Merdeka 1966.
22 nhân vật trong Đoàn Túc Cầu VNCH tham dự giải Merdeka 1966 nay ai còn, ai mất, hiện sống ở đâu?
Năm người đã vĩnh viễn ra đi:
Ký giả Lão thành Huyền Vũ, rời Việt Nam Tháng Tư 1975, định cư tại Virgina Beach, Virginia, Hoa Kỳ, mất tại đây Tháng Chín 2005.
Trọng Tài Quốc Tế Hồ Văn An, được Hiệp Hội Ký Giả Thể Thao Việt Nam bầu chọn là Chiếc Còi Vàng năm 1972, tức Trọng tài Hay nhất trong năm, đã ra đi âm thầm ở quận Bình Thạnh, Sài Gòn, năm 2003.
Huấn Luyện Viên Trần Văn Thông qua Mỹ đoàn tụ gia đình cuối năm 1980, định cư tại California, qua đời năm 1995.
Tiền vệ Đỗ Thới Vinh mất tại Việt Nam năm 1995 vì bệnh tiểu đường. Anh là nhân vật tên tuổi trong giới Túc Cầu được nhiều người ái mộ từ trong nước ra tới hải ngoại. Thế mà anh âm thầm ra đi trong hoàn cảnh đơn chiếc, túng thiếu.
Trung phong Nguyễn Văn Chiêu, người ghi bàn thắng duy nhất trước Miến Điện để Đội Tuyển VNCH đoạt Giải Merdeka 1966, đã vĩnh viễn ra đi năm 1987 tại Long Thành trong hoàn cảnh thương tâm, chỉ có người vợ hiền cùng mấy người con khóc nghẹn trước thân xác lạnh lẽo của chồng và cha trong căn chòi lá nằm sâu trong một góc vắng của thị xã Long Thành. Đám tang anh vội vã, không kèn không trống. Mộ phần không tiền xây cất, đắp đất sơ sài. Sau này, Tuyển thủ Võ Thành Sơn từ Mỹ về quyên góp những bạn hữu được một số tiền mang xuống Long Thành xây đắp mộ phần cho anh.
Trung phong Nguyễn Văn Chiêu và Tiền vệ Đỗ Thới Vinh là đôi bạn thân thiết cùng chung màu áo từ đội Quan Thuế rồi vào quân ngũ đá cho Đội Tổng Tham Mưu. Giải ngũ, cả hai trở về Đội Quan Thuế và cùng đá trong Đội Tuyển Quốc Gia. Cuộc đời hai anh gắn liền cả chục năm trời bên nhau. Tại Giải Merdeka năm 1966, Vinh và Chiêu là hai người lập công trạng lớn nhất đem vinh quang về cho Việt Nam. Giờ đây, hai anh kẻ trước người sau ra đi trong âm thầm, thiếu vắng đồng đội tiễn đưa, không một lời ai điếu nhắc lại thời huy hoàng của hai anh trên sân cỏ.
Xin hai anh đừng buồn, xin hãy ngậm cười nơi chín suối vì những bạn đồng đội thân thương và những người mộ điệu còn trên cõi tạm này vẫn mãi mãi ghi nhớ hình bóng của hai anh.
8 người còn ở lại Việt Nam:
Thiếu Tá Cao Văn Phước: Nhà Dìu dắt Đội Tuyển Túc Cầu VNCH, cấp bậc sau cùng là Đại tá (Cục Quân Vận). Đi tù cải tạo về, tuổi cao, từ chối ra đi theo diện HO. Anh hiện đang sống những ngày xế chiều với gia đình anh ở Việt Nam.
Hậu vệ Cánh Trái Phạm Văn Lắm: đang bị chứng bệnh tai biến mạch máu não, hoàn cảnh gia đình rất túng thiếu.
Trung vệ Phan Dương Cẩm (tự Hiển): đang ở Việt Nam với cuộc sống bình thường.
Trung vệ Nguyễn Văn Có: hiện ở Việt Nam, sống khó khăn.
Trung vệ Phạm Huỳnh Tam Lang: hiện ở Việt Nam đang huấn luyện cho Câu lạc bộ Thành Phố HCM ở Giải Vô Địch Hạng Nhất.
Tiền vệ Quách Hội: hiện ở Việt Nam đang bị chứng bệnh tai biến mạch máu não.
Tiền vệ Nguyễn Ngọc Thanh: đang ở trong tình trạng đau ốm triền miên, hoàn cảnh gia đình khó khăn.
Thủ môn Hồ Thanh Chinh: hiện ở Gò Vập, nghề nghiệp chính là dạy quần vợt.
9 người định cư tại nước ngoài:
Thủ môn Lâm Hồng Châu: rời Việt Nam Tháng Tư năm 1975, định cư tại tiểu bang Maryland.
Tiền đạo Cánh Trái Nguyễn Văn Ngôn (tức Ngôn I) gia đình bảo lãnh, tới Mỹ năm 1990, ở Florida.
Trung phong Quang Kim Phụng: tới Mỹ qua sự bảo lãnh của người em ruột là Tuyển thủ Quang Đức Vĩnh, hiện sống ở Virginia.
Tiền đạo Cánh Phải Nguyễn Văn Xê: qua Mỹ theo diện bảo lãnh của gia đình, hiện định cư tại Houston, Texas.
Tiền đạo Cánh Phải Trần Chánh: vượt biên năm 1978 hiện ở Đức cùng với gia đình.
Tiền đạo Lê Văn Đức: sang Pháp, gia đình bảo lãnh, năm 1980 hiện sống tại Paris.
Hậu vệ Nguyễn Văn Mộng: qua Mỹ năm 1988 định cư tại San Jose, California, hiện mở Trung Tâm Huấn Luyện Căn Bản Bóng Tròn mang tên Đa Phước ở Cần Giuộc, Việt Nam.
Hậu vệ Lại Văn Ngôn (Ngôn II): vượt biên tới Mỹ năm 1982, định cư tại Quận Cam, California, cựu chủ biên tuần báo Khỏe Đẹp, hiện nay về hưu và sống bình yên với gia đình.
Huấn Luyện Viên Weigang: hiện đang huấn luyện cho một Câu lạc bộ Bóng Tròn chuyên nghiệp hàng đầu của Malaysia.
Đây là chuyện về chiếc Cúp Vàng Merdeka, ký giả Sĩ Huyên, ở mục Hậu Trường Thể Thao của Tuoitre Online, ghi lại lời kể chuyện của Túc Cầu Lão Tướng Quách Hội, 73 tuổi, về chiếc Cúp Merdeka ấy:
Ông Quách Hội kể:
“Năm 1995, một sáng tôi đi ngang một tiệm bán đồ lạc-xon trên đường Hải Thượng Lãn Ông, tình cờ tôi nhìn thấy, bày trong số đồ bán của tiệm, chiếc Cúp Vô Địch Giải Túc Cầu Merdeka mà Đội Tuyển Túc Cầu Việt Nam Cộng Hoà, trong đội có tôi, đoạt được năm 1966 tại Malaysia.
Người chủ tiệm nói chắc giá 5 triệu đồng. Không có tiền, tôi đứng trước tiệm lạc-xon ấy từ sáng đến trưa với hi vọng có bạn đồng đội cũ nào đi ngang thì báo tin để kêu gọi anh em góp tiền mua lại chiếc Cúp. Chờ mãi không gặp được ai, tôi đi về mà nước mắt ưá ra vì tiếc cho Kỷ Vật ghi lại Chiến Tích Một Thời của anh em chúng tôi. Không biết giờ này chiếc Cúp Vô Địch Merdeka của anh em chúng tôi lưu lạc về đâu.“
—–
Tạo hoá gây chi cuộc hí trường?
Tới nay thấm thoắt mấy tinh sương!
Sài Gòn nước cũ hồn mê cảm,
Kỳ Hoa đất mới dạ thê lương.
Người vẫn sống mòn cùng tuế nguyệt.
Nước đà chết mỏn với tang thương.
Chuyện trăm năm trước xem trên Web.
Cảnh đó, người đây luống đoạn trường!
RỪNG PHONG. 22 Tháng Chín, 2008.
Nhớ quá khứ buồn rơi nước mắt
Nhìn tương lai lạnh toát mồ hôi !
Nhìn tương lai lạnh toát mồ hôi !
- oceanAC2000A
- Thành viên thường xuyên
- Bài viết: 2215
- Ngày tham gia: Tư T8 29, 2007 5:00 pm
Re: Ex-Chồng ns Bạch Tuyết HLV Tam Lang qua đời
Trước năm 1975, ns Bạch-Tuyết không chỉ tự-tữ 1 lần, mà 2 lần, đều có người đến kịp, và đưa vào bệnh-viện cấp-cứu kịp thời. Vụ đó, báo-chí Saigon cập-nhật mổi ngày, đến 1 tuần lể vẩn chưa hết đề-tài. Cặp sóng thần Hùng-Cường & Bạch-Tuyết vào thời đó, là tâm-điểm cho các phóng-viên nhà báo chú-ý nhiều nhất. Hầu như là loan tin những tin không lành cho cặp sóng thần này. Bên tân nhạc, thì cặp sóng thần kích động nhạc Hùng-Cường & Mai-Lệ-Huyền cũng là tâm-điểm cho báo-chí vào thời-gian đó. Những đối-với cs Mai-Lệ-Huyền, thì cô ta không có scandal nhiều như là ns Bạch-Tuyết. Tiền thù-lao bên tân-nhạc, cs Mai-Lệ-Huyền đứng vào hàng TOP vào thời điểm đó. Các show ca-nhạc nào có tên cặp sóng thần Hùng-Cường & Mai Lệ-Huyền đều cháy vé. Thời-gian đó, ns Hùng-Cường vừa hốt bạc bên cải-lương, tân-nhạc, và điện ảnh nữa. Ngoài ra còn thu-thanh ca-nhạc, và cải-lương cho các Trung-Tâm phát hành băng dĩa nhạc.
- tu kien
- Forum Mod
- Bài viết: 7629
- Ngày tham gia: Hai T3 19, 2012 11:53 am
Re: Ex-Chồng ns Bạch Tuyết HLV Tam Lang qua đời
Nhớ quá khứ buồn rơi nước mắt
Nhìn tương lai lạnh toát mồ hôi !
Nhìn tương lai lạnh toát mồ hôi !