WELCOME TO THE NEW PHORUM
THE ONLY FORUM FOR CLVN LOVERS
Diễn đàn dang được nâng cấp . Thân mời các bạn TV vào xem và sử dụng.
Hãy click vào Quick links phía bên trên tay trái để bắt đầu
Nếu thấy có gì xin báo cho tcgd biết để sửa chữa cho kịp thời nhen các bạn.
Cám ơn các bạn
Bye Bye .....
MC DUC TIEN
Nghệ sĩ lão thành Lệ Thẩm qua đời
[7mau]Nghệ sĩ lão thành Lệ Thẩm qua đời[/7mau]
Nhớ mãi tiếng cười nghệ sĩ Tùng Lâm
[7mau]Nhớ mãi tiếng cười nghệ sĩ Tùng Lâm[/7mau] Sau thời gian chống chọi với nhiều căn bệnh, nghệ sĩ Tùng Lâm đã trút hơi thở cuối cùng lúc 4 giờ 30 phút ngày 15-10 tại nhà riêng. Ông tên thật...
CHẾT VẪN KHÔNG YÊN!
-Mỗi con sông chảy mỗi cánh khác của riêng mình Tôi là dòng nước đảo điên Quen vượt thác vượt ghềnh Không thể im lìm trôi xuôi - Sông chảy về đâu buồn hay tĩnh lặng Ra đại dương...
TIN BUỒN: NS Bích Thủy qua đời,ở tuoi 73
[video]http://www.youtube.com/watch?v=liDAflX1_IQ[/video] [youtube]https://www.youtube.com/watch?v=liDAflX1_IQ[/youtube]
VUA NHẠC SẾN ĐI RỒI....
Nhạc sĩ Vinh Sử thường được khán giả gọi là 'vua nhạc sến' bởi hàng trăm ca khúc đã trở nên quen thuộc với nhiều thế hệ người Việt. Sau khi ông qua đời, nhiều nghệ sĩ bày tỏ sự tiếc...
TRẢ LẠI TÊN CHÙA.
Hội Sân khấu trả lại bảng tên Chùa Nghệ sĩ. Ngày 20/06/2022. Hội Sân khấu trả lại tên Chùa Nghệ sĩ như ban đầu, sau hai ngày thay đổi bằng bảng "Nghĩa trang nghệ sĩ". Chiều 20/6,...
Buồn Nhất khi Nghệ sĩ Thanh Kim Huệ qua đời
Khộng theo dõi tin tức ở đây nhưng qua nhiều kênh thông tin khác, được biết nữ nghệ sĩ tài danh Thanh Kim Huệ qua đời, buồn ơi là buốn, buồn hơn hết, không phải thương ai ghét ai mà sao nghe buồn...
Phan ưu cuoi nam
MH đã gởi điện thơ chúc năm mới 2022 anh chị Trần quang Hải nhưng không nghỉ là anh đã ra đi ngày hôm nay mặc dù anh đã cầm cự với căn bệnh hiểm nghèo mấy năm nay rồi. Thôi ,như vậy anh nhẹ...
Nữ danh ca
Thanh Kim Huệ đã ra đi :hoa: :flower: :)) :cry:
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

Tưởng nhớ cố nữ nghệ sĩ Phùng Há - Soạn Giả Nguyễn Phương

Nơi tưởng nhớ những NS đã quá cố.
Nội quy chuyên mục
THÀNH VIÊN CLVN CHÚ Ý !

1- Bài viết phải luôn luôn bỏ dấu cho dễ đọc, viết không dấu sẽ bị xóa. Xem chỉ dẫn cách bỏ dấu taị đây.
2- Không đưa nguyên link từ các nơi khác vào - Không viết toàn chữ hoa hoặc liên tục không chấm phết.
3- Ghi rõ nguồn các bài được đưa lên là bắt buộc - Tránh những lời lẽ quá khích.
4- Mỗi thành viên chỉ được dùng một nick - Không nên đưa nhiều bài lắt nhắt liên tiếp từ cùng một thành viên.
5- Đừng dùng quote (trích dẫn) để trả lời khi 2 bài liên tiếp nhau - Tránh quote nhiều lần cùng một hình ảnh.
6- Không dùng màu đỏ trừ phi đó là tựa đề của một bài mới - Nên tạo chữ ký đẹp, cân đối, dễ nhìn.
7- Thắc mắc về bài bị xoá post trên diễn đàn đều cũng sẽ bị xoá. Trực tiếp liên lạc với Ban Điều Hành nếu cần.
8- Mọi thành viên đều cùng một nhà CLVN nên việc cư xữ hoà nhã với nhau là cần thiết dù ý kiến có dị biệt.
Đăng trả lời
Hình đại diện của thành viên
khoi
Site Admin
Site Admin
Bài viết: 21655
Ngày tham gia: Sáu T5 07, 2004 5:00 pm
Đến từ: Thành Phố Sương Mù ...
Tiếp xúc:

Tưởng nhớ cố nữ nghệ sĩ Phùng Há - Soạn Giả Nguyễn Phương

Bài viết chưa xem by khoi »

Tưởng nhớ cố nữ nghệ sĩ Phùng Há - Một tấm gương sáng nhắc mãi tinh thần dân tộc Việt Nam
(05/07/2009 - 05/07/2014 )

Tôi nhớ ngày mất của cố nữ nghệ sĩ tiền phong Phùng Há là ngày 05 tháng 07 năm 2009. Vậy mà khi tôi gởi e mail về cho một bạn ở báo Sân Khấu thì bạn đó nói là ngày giổ tưởng niệm cố NSND Phùng Há là ngày 13 / 06 / 2014 . Có phải là giổ vào tháng 6 là làm theo âm lịch không?

Mà thôi! Cúng giổ theo âm lịch hay theo dương lịch, dù khác ngày thì cũng chứng tỏ là nghệ sĩ cải lương vẫn nhớ đến ngày mất của cố nghệ sĩ tiền phong Phùng Há.

Cố nữ nghệ sĩ Phùng Há , tên thật là Trương Phụng Hảo, sanh ngày 30 tháng 4 năm 1911 ( Tân Hợi ) tại làng Điều Hòa, tổng Thuận Trị, quận Châu Thành tỉnh Mỹ Tho. Thân sinh của nữ nghệ sĩ Phùng Há, tên Trương Nhân Trưởng, người làng Phú Lạng, huyện Hạc Sơn, tỉnh Quảng Đông Trung Quốc, thân mẫu là bà Lê Thị Mai, người làng Điều Hòa, tỉnh Mỹ Tho.

Tính đến ngày bà mất 05 / 07 / 2009, bà hưởng thọ được 99 tuổi. Bà đã phụng sự nghệ thuật sân khấu hơn 85 năm kể từ vai hát đầu tiên năm 13 tuổi, đó là vai Giả Thị trong tuồng Hoàng Phi Hổ quy Châu của soạn giả Nguyễn Công Mạnh.

Người chồng đầu tiên của bà là nhạc sĩ Tư Chơi ( tức soạn giả Huỳnh Thủ Trung) Bà sanh đứa con đầu lòng là Lý Bữu Trân năm 1927. Bữu Trân không mang họ Huỳnh của cha Huỳnh Thủ Trung vì sau hai năm chung sống, cha mẹ của cô ly dị , cô được mẹ gởi về Huyện Hạc San nhờ dì ruột là bà Trương Liên Hảo nuôi dưỡng. Bữu Trân lấy theo họ Lý của dưỡng phụ trong tờ khai sanh để đi học. Bữu Trân về nước sống với mẹ( bà Phùng Há) từ năm 1954 và mất vào tháng 12 năm 1959 vì bịnh ung thư máu ở nhà thương Grall.

Người chồng thứ hai của bà là ông Lê Công Phước tức Phước George tức Bạch công tử, con của ông đốc phủ Lê Công Xủng ở Mỹtho. Bạch công tử lập gánh hát Huỳnh Kỳ, bà Phùng Há vừa là đào chánh vừa là bà bầu trẻ tuổi trực tiếp quán xuyến mọi hoạt động nghệ thuật trên sân khấu. Bà có hai con với ông Phước George ( 1 trai tên Paul, 1 gái tên Suzanne Lý) Cả hai con bà đều mất khi còn rất nhỏ. Paul và Suzanne Lý từ lúc bệnh cho đến lúc chết, Bạch công tử đều không có mặt ở nhà. Sau khi con mất, bà Phùng Há ly dị với chồng.

Bà Phùng Há là chim đầu đàn trên nhiều lãnh vực liên hệ đến ngành nghệ thuật sân khấu. Bà là diễn viên chánh trong hầu hết những vở tuồng cải lương mà Bà có diễn, có nhiều vai hát để đời như vai Mộng Hoa Vương trong tuồng cùng tên, vai Lữ Bố trong Phụng Nghi Đình, vai Lựu trong Đời cô Lựu, vai Tô Ánh Nguyệt trong tuồng Tô Ánh Nguyệt, vai cô gái nhà giàu trong vở Đêm Dài Vô Tận của Năm Châu... Tôi đã xem bà Phùng Há diễn vai cô gái tư sản trong tuồng Đêm Dài Vô Tận hơn sáu chục năm qua rồi mà vẫn còn nhớ như in trong óc lớp diễn giữa cô gái và anh họa sĩ mù ( do cố nghệ sĩ Tư Út diễn) Câu chuyện như sau: « Cô gái con nhà giàu vô tình để anh họa sĩ si mê mình phải mù đôi mắt. Cô gái hối hận nên tình nguyện đến làm thư ký cho anh họa sĩ. Có một lớp diễn mà tôi cho là « tuyệt vời »: Cô gái mang xấp thư của người hâm mộ đến đọc cho họa sĩ nghe. Họa sĩ dùng tay và mũi ngửi để chọn thư, cái thì anh chê « toàn là mùi son phấn », cái thì anh chê « toàn là mùi tiền » và ném hết xấp thư. Lúc đó cô gái mới run run đưa cho anh bức thư của mình. Vừa cầm lấy, anh họa sĩ đã thảng thốt kêu lên : « Đọc, đọc ngay thư này cho tôi, bức thư phảng phất mùi hương cố nhân.» Phùng Há ca liền 20 câu vọng cổ trần tình nỗi hối hận của mình. Nghe những câu đầu, anh họa sĩ cứ cười mĩa mai, anh càng cười, giọng ca Phùng Há càng nghẹn ngào nức nở. Sự tung hứng, kết hợp diễn xuất giữa Phùng Há và Tư Út trong lớp này thật tuyệt vời.» Khán giả cả khán phòng khóc sụt sùi, tôi cũng không cầm được nước mắt. Tôi tin rằng nhiều khán giả và nghệ sĩ đều còn nhớ về những vai diễn để đời của bà Phùng Há, bởi với tài năng tuyệt vời của Bà, những ai đã xem một lần, chắc sẽ chẳng bao giờ quên được.

Bà đã được tặng rất nhiều bằng khen, huy chuiuơng, huy hiệu danh dự của các nước mà Bà có dịp đến biểu diễn tài nghệ như ở Pháp, Anh Quốc, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Maroc, Sénégal, Thụy Điển, Thụy Sĩ, Liên Xô cũ, Thái Lan, Cambuchia ...

Bà Phùng Há là chủ nhân của nhiều đoàn hát chuyên hát tuồng Tàu( đoàn Huỳnh Kỳ, đoàn Phi Phụng, đoàn Phụng Hảo 1, 2, 3, 4,), là người đồng sáng lập và là Hội trưởng nhiều hội kỳ của Hội Nghệ Sĩ Ái Hội Tương Tế, là giáo sư kịch nghệ của nhiều trường dạy nghề ca hát, là thầy đào tạo nhiều nghệ sĩ cải lương tài danh trong ba thế hệ nghệ sĩ.

Bà Phùng Há cũng là người tổ chức và vận động thực hiện xây dựng chùa nghệ sĩ ( Nhựt Quang Tự ở Gò Vấp), xây dựng Nghĩa trang nghệ sĩ ở Gò Vấp và Viện Dưỡng lão nghệ sĩ( dường Âu Dương Lân quận 8 ). Hiện nay trong Nghĩa Trang Nghệ Sĩ ở Gò Vấp có hơn 400 ngôi mộ nghệ sĩ cải lương tài danh và trong Chùa Nghệ Sĩ còn giữ 380 hủ hài cốt nghệ sĩ trong nước và ở hải ngoại đem vế như hài cốt cố nghệ sĩ Tư Út, Hữu Phước, Hùng Cường, các nghệ sĩ Bắc di cư Túy Định, Phúc Lai.

Bà là nguời nghệ sĩ cao tuổi nhất có nhiều hoạt động từ thiện giúp cho đồng bào nạn nhân thiên tai bão lụt ( hơn 50 chuyến đi tặng quà cứu trợ cho đồng bào nạn nhân thiên tai bão lụt ở Đồng Tháp Mười, ở Tây Ninh, ở Thủ Dầu Một và vài chuyến ở miền Trung).

Bà là người nghệ sĩ được tất cả nghệ sĩ nhiều thế hệ trong và ngoài nước, và cả đồng bào và các nhà nghiêu cứu văn hóa nghệ thuật cũng như các quan chức chánh quyền của nhiều trào từ năm 1930 đến nay thương yêu và kính trọng.

Nhân ngày giổ lần thứ 5 của cố nghệ sĩ Phùng Há, ngoài những công đức của bà đối với việc xây dựng nghệ thuật sân khấu, việc giúp đở các nghệ sĩ và đồng bào nghèo yếu, neo đơn, nạn nhân của thiên tai bão lụt, tôi nghĩ cần phải nhắc đến tinh thần dân tộc của bà rất cao, thể hiện trong việc học và truyền nghề hát và ngay trong việc ứng xử của bà với các nghệ sĩ tài danh nhất của Trung Quốc là hai nghệ sĩ Mã Sư Tăng và Hồng Tuyến Nữ.

Tôi nhớ năm 2000, khi tôi về thăm quê hương sau hơn mười năm định cư ở Canada, tôi đến thăm Bà và hỏi Bà về nhiều vấn đề liên quan đến nghệ thuật sân khấu. Tôi hỏi khi Bà lập đoàn hát Phi Phụng và đoàn hát Phụng Hảo trong những năm 1934 - 1936, Bà học hát và hát tuồng Tàu như thế nào.

Bà cho biết lúc đó Bà rước thầy là nghệ sĩ tài danh Quảng Đông tên là Bạch Cẩm Đường từ Hồng Kông qua Saigòn dạy nghề hát tuồng Tàu. Hồi đó các nghệ sĩ hát tuồng Tàu của mình lấy những điệu bộ kỷ thuật Hát Bội, giản lược đi để diễn tuồng Tàu, tuồng Sử Việt Nam. Sau đó học thêm một số trình thức của các nghệ sĩ Hát Quảng khi họ qua biểu diễn ở Chợ Lớn.

Thầy Bạch Cẩm Đường dạy kỷ thuật cơ bản về lưng, bắp chân, luyện tập té trên sàn diễn, nhào lộn, đó là những kỷ thuật bảo đảm cho nghệ sĩ khỏi tai nạn khi diễn và tăng thể lực. Vì tôi là đàn bà nên việc học tập trung vào cách té, cách múa nhẹ nhàng, cách xoay mình, cách lượn tròn, cách phóng mình lên phía trước. Rôi học kỷ thuật dùng khăn, vẩy khăn, dùng khăn che ngang mày, kỷ thuật vẩy quạt, kỷ thuật sử dụng binh khí, múa kích,, múa gươm…kỷ thuật biểu diễn mão có gắn lông con chim trỉ, học ca các bài như Xang Xừ Líu, Tấn Phong, Dì Phảnh, Phảnh Phá khi hát tuồng Tàu.

Đến khi ông Bạch Cẩm Đường trở về Hồng Kông thì tôi theo như sở thích xem hát của người Việt mà lược bỏ những gì mang tính chất Tàu. Ví dụ khi ca Xang Xừ Líu…Ông Bạch Cẩm Đường cho điểm tiếng mõ trong câu ngân và dạy phải ngân À …Á…A…. Tôi bỏ tiếng điểm mõ và ngâm câu ngân dài thành tiếng Ờ Ớ Ơ… Nghe nó ra Việt Nam, hết giống Tàu. Dàn nhạc hát Quảng, tôi cũng bỏ dàn đồng lố, trống, mõ, hầu cũn nên khi hát Lữ Bố trong Phụng Nghi Đình, lúc múa kích chỉ có tiếng gỏ mõ nhỏ hoặc trống chiến theo động tác múa. Sân khấu hát tuồng Tàu bớt ồn ào hơn khi còn dàn bát cấu và đó là cách hát tuồng Tàu theo kiểu sân khấu Việt Nam.

Về sau tôi bỏ hết những bài ca theo giọng Tàu như Xách Xủi, Bạc Cấm Lùn, Mành Bản, Dì Phảnh, Phảnh Phá mà chỉ dùng cổ nhạc Việt Nam và lược bỏ những điệu múa, các động tác như lối hát Quảng khi tôi dạy cho các nghệ sĩ diển cải lương tuồng cổ.

Và đây thêm một chuyện đáng ghi nhớ về cố nghệ sĩ Phùng Há. Năm 1956, Hội Nghệ Sĩ Ái Hữu Tương Tế đón tiếp phái đoàn nghệ sĩ Ấn Độ và hai nghệ sĩ tài danh của sân khấu Trung Quốc : Mã Sư Tăng và Hồng Tuyến nữ qua thăm Việt Nam trao đổi nghệ thuật.

Nghệ sĩ Năm Châu, Phùng Há, ban chấp hành Hội NSAHTT, một số soạn giả được mời xem hai tài danh Mã Sư Tăng và Hồng Tuyến Nữ diễn hí khúc Đậu Nga Oan và nhiều trích đoạn khác ở rạp Đại Quang Chợ Lớn.

Đèn trong khán phòng vừa tắt, tiếng trống, chập chỏa, đồng lố, nảo bạt đánh một chập chói tai đinh óc. Màn từ từ kéo lên, tiếng đàn tam thập lục, đàn gáo tấu lên một khúc nhạc êm êm, tiếng sáo hòa theo vi vu như gió lay mành lá. Mã Sư Tăng trong y phục nho sinh nghèo, vai mang lều chỏng đi thi, thất thểu bước ra. Một tràng pháo tay chào nghệ sĩ tài danh rồi khán phòng được trả lại sự im lặng. Mã Sư Tăng cất tiếng hát, buồn thảm mênh mang như tiếng kêu của một con mểnh hoang lạc trong rừng thẳm. Ông hát, đại ý: “ Ta, họ Đậu, tên Thiên Chương, lão thông kinh sử, nhưng thời vận chưa thông, công danh chẳng đạt, vợ lại qua đời nên dẫn con gái lưu lạc đến xứ Lạc Dương này! Muốn vào kinh ứng thí, ta cần tiền lộ phí, đành phải cho con gái vào làm dâu cho lão Thái… Nói là làm dâu, chớ thực ra là bán con đó con ơi! Nghèo nên cha phải bán con. Cha vào kinh ứng thí nếu không đậu bảng vàng thì cha con mình vĩnh viễn khó gặp nhau, đó con…”

Tiếng hát của Mã Sư Tăng nghe như có tiếng nước mắt rào rạt trong lòng. Đâu đó nghe tiếng khóc sụt sùi của khán giả. Một tràng pháo tay nổi lên khen Mã tiên sinh.

Tài danh họ Mã liếc mắt nhìn xuống hàng ghế danh dự dành cho khách là nghệ sĩ Việt Nam. Tôi dõi theo ánh mắt của Mã Sư Tăng…Mọi người vổ tay nhiệt liệt…Các anh Năm Châu, Tư Trang, Trần Tấn Quốc, Thu An, tôi và các bạn nghệ sĩ khác đều nhiệt tình vổ tay, trừ cô Bảy Phùng Há! Vâng, trừ cô Bảy Phùng Há đang nhìn Mã Sư Tăng trân trân, ánh mắt lo âu, băn khoăn, bàng hoàng…Cô Bảy nghĩ gì mà quên vổ tay vậy? Tôi chợt phát hiện ra…và Mã Sư Tăng, ông cũng phát hiện ra… Ông thủ vai một thư sinh nghèo, không tiền đi ứng thí đến độ phải bán con, vậy mà trên tay ông vẫn còn đeo một vòng ngọc thạch quý giá. Vòng ngọc thạch có màu xanh thẳm có vân mây tuyệt đẹp, đáng giá bảo ngọc trân châu. Trong phút giây này, vòng ngọc thạch bổng biến thành chiếc còng vô duyên, xích tay chàng nghệ sĩ hào hoa họ Mã.

Thật không hổ danh bậc thầy trong nghề hát, Mã Sư Tăng bình tỉnh, đưa tay cao, nhìn sửng chiếc vòng ngọc thạch và hát cương một đoạn thật tài tình: “ Hởi ngọc thạch, bảo vật gia truyền của mấy đời họ Đậu…đến đời ta, hoạn lộ mãi long đong, mỗi lần nhìn mi, ta lại đau lòng, nhớ kỳ vọng của huyên đường khuất núi. Ôi ! Ta đã phụ Người ! Ta đã phụ ta ! Phải hủy đi vòng ngọc với lời thề son sắt, quyết đạt thành ý nguyện của cha mẹ ta nơi chốn suối vàng !” Hát xong, ông đập mạnh tay nơi góc bàn, vòng ngọc thạch vở tan.

Cô Phùng Há bật dậy như bị điện giật, vổ tay rất mạnh. Cả khán phòng cũng nhiệt liệt vổ tay theo… Tôi nghĩ là khán giả người Hoa và các nghệ sĩ đại biểu Việt Nam đều thông cảm chổ sơ xuất của nghệ sĩ Mã Sư Tăng và khâm phục cách ông ta chữa lỗi. Trong khi đó thì Mã Sư Tăng như không có gì xảy ra, tiếp tục ca “ Mang mang đại mộng trung, Duy ngã độc tiên giác “ mộng lớn mênh mang, mình ta biết trước! Phải chăng câu hát nhắn nhủ riêng với cô Phùng Há: “ Ta biết lỗi! Ta đã đập vòng ngọc để tạ bạn tri âm ! “.

Chiếc vòng ngọc, trị giá cả triệu bạc lúc đó, là cả một cái gia tài đồ sộ đối với nghệ sĩ Việt Nam, vì để bảo vệ danh dự cá nhân hay vì tôn trọng nghệ thuật mà ông Mã đang tay hủy hoại bảo vật của mình? Dù sao thì trong trang sử nghệ thuật sân khấu, hành động của nghệ sĩ tài danh Mã Sư Tăng cũng là một viên ngọc sáng ngời, chói chan phẩm cách của một tài năng lớn.

Chúng tôi thường nhắc giai thoại này để tỏ lòng tôn kính hai bậc danh sư: danh sư Mã Sư Tăng khi biết lỗi của mình trong diễn xuất là sữa chữa liền để tạ lỗi với khán giả và danh sư Phùng Há có thái độ chân chính của người thưởng thức nghệ thuật, khi xem diễn, thái độ cảm thụ và phán đoán công minh, không thiên lệch theo số đông khán giả và vì sự nể phục riêng… Và chính nghệ sĩ Việt Nam Phùng Há đã làm cho bậc tôn sư kịch nghệ Trung Quốc Mã Sư Tăng nể phục ngành nghệ thuật sân khấu Việt Nam.

Nhắc lại những kỷ niệm về nghệ sĩ Phùng Há và giai thoại về chiếc vòng ngọc thạch và bậc tài danh Mã Sư Tăng với tất cả tấm lòng yêu kính và hãnh diện vì nghệ sĩ cải lương chúng tôi có một danh sư, đáng được suy tôn là Hậu Tổ Cải Lương, đó là nghệ sĩ tài danh Phùng Há, người đã rời bỏ cuộc đời năm năm rồi để về nơi vĩnh hằng.

Thương nhớ mãi không nguôi!
Nguyễn Phương 2014.
Hình đại diện của thành viên
khoi
Site Admin
Site Admin
Bài viết: 21655
Ngày tham gia: Sáu T5 07, 2004 5:00 pm
Đến từ: Thành Phố Sương Mù ...
Tiếp xúc:

Re: Tưởng nhớ cố nữ nghệ sĩ Phùng Há - Soạn Giả Nguyễn Phươn

Bài viết chưa xem by khoi »

Cảm ơn Bác Nguyễn Phương đã gửi bài vào ngày 06/04/2014. [vt:)] [vt:)] [vt:)] :hoa: :hoa: :hoa:
Hình đại diện của thành viên
khangianhandan
Group leader
Group leader
Bài viết: 11449
Ngày tham gia: Sáu T4 20, 2012 7:12 am
Đến từ: Đất tự do

Re: Tưởng nhớ cố nữ nghệ sĩ Phùng Há - Soạn Giả Nguyễn Phươn

Bài viết chưa xem by khangianhandan »

Bài viết tuyệt vời , dữ liệu, tư liệu hiếm
Đăng trả lời

Quay về