Ô La Doãn Hân
( Tức Họa Sĩ Loka, Họa Sĩ Đoàn Thanh Minh Thanh Nga)
Anh Của Cố Nghệ Sĩ La Thoại Tân
tạ thế ngày 24 tháng 4 năm 2013 nhằm ngày 15 tháng Ba năm Quý Tỵ, tại Rosemead USA.
Hưởng Thọ 88 tuổi
THE ONLY FORUM FOR CLVN LOVERS
Diễn đàn dang được nâng cấp . Thân mời các bạn TV vào xem và sử dụng.
Hãy click vào Quick links phía bên trên tay trái để bắt đầu
Nếu thấy có gì xin báo cho tcgd biết để sửa chữa cho kịp thời nhen các bạn.
Cám ơn các bạn
HỌA SĨ LOKA ĐÃ RA ĐI...
Nội quy chuyên mục
THÀNH VIÊN CLVN CHÚ Ý !
1- Bài viết phải luôn luôn bỏ dấu cho dễ đọc, viết không dấu sẽ bị xóa. Xem chỉ dẫn cách bỏ dấu taị đây.
2- Không đưa nguyên link từ các nơi khác vào - Không viết toàn chữ hoa hoặc liên tục không chấm phết.
3- Ghi rõ nguồn các bài được đưa lên là bắt buộc - Tránh những lời lẽ quá khích.
4- Mỗi thành viên chỉ được dùng một nick - Không nên đưa nhiều bài lắt nhắt liên tiếp từ cùng một thành viên.
5- Đừng dùng quote (trích dẫn) để trả lời khi 2 bài liên tiếp nhau - Tránh quote nhiều lần cùng một hình ảnh.
6- Không dùng màu đỏ trừ phi đó là tựa đề của một bài mới - Nên tạo chữ ký đẹp, cân đối, dễ nhìn.
7- Thắc mắc về bài bị xoá post trên diễn đàn đều cũng sẽ bị xoá. Trực tiếp liên lạc với Ban Điều Hành nếu cần.
8- Mọi thành viên đều cùng một nhà CLVN nên việc cư xữ hoà nhã với nhau là cần thiết dù ý kiến có dị biệt.
1- Bài viết phải luôn luôn bỏ dấu cho dễ đọc, viết không dấu sẽ bị xóa. Xem chỉ dẫn cách bỏ dấu taị đây.
2- Không đưa nguyên link từ các nơi khác vào - Không viết toàn chữ hoa hoặc liên tục không chấm phết.
3- Ghi rõ nguồn các bài được đưa lên là bắt buộc - Tránh những lời lẽ quá khích.
4- Mỗi thành viên chỉ được dùng một nick - Không nên đưa nhiều bài lắt nhắt liên tiếp từ cùng một thành viên.
5- Đừng dùng quote (trích dẫn) để trả lời khi 2 bài liên tiếp nhau - Tránh quote nhiều lần cùng một hình ảnh.
6- Không dùng màu đỏ trừ phi đó là tựa đề của một bài mới - Nên tạo chữ ký đẹp, cân đối, dễ nhìn.
7- Thắc mắc về bài bị xoá post trên diễn đàn đều cũng sẽ bị xoá. Trực tiếp liên lạc với Ban Điều Hành nếu cần.
8- Mọi thành viên đều cùng một nhà CLVN nên việc cư xữ hoà nhã với nhau là cần thiết dù ý kiến có dị biệt.
- tancogiaoduyen
- Site Admin
- Bài viết: 41708
- Ngày tham gia: Hai T4 12, 2004 5:00 pm
- Đến từ: U.S.A
- Tiếp xúc:
- tu kien
- Forum Mod
- Bài viết: 7629
- Ngày tham gia: Hai T3 19, 2012 11:53 am
Re: HỌA SĨ LOKA ĐÃ RA ĐI...
[7mau]Nhớ họa sĩ Loka, Tai Nạn Nghề Nghiệp trên sân khấu TMTN:
Xão Thuật Khói, Lửa Trên Sân Khấu[/7mau]
Trong nữa thập niên 60, thời vàng son của sân khấu cải lương, các nghệ sĩ danh ca ký contrat với số tiền bạc triệu, lương mỗi suất diễn cả ngàn đồng. Lương của các nghệ sĩ đào kép độc, đào mụ, kép lão, hề cũng khá cao. Các chuyên viên sân khấu như người xếp dàn đèn, xếp âm pli, xếp dàn cảnh, họa sĩ quảng cáo và họa sĩ trang trí cũng có ký contrat làm việc độc quyền cho đoàn hát, lương cũng tương đương với kép nhì trong đoàn.
Sở dĩ lương của các chuyên viên sân khấu cao như vậy là vì lúc nầy các đoàn hát tranh đua thu hút khán giả không chỉ bằng tuồng tích hay, diễn viên ca hay diễn giỏi, tân cổ nhạc đều hoàn hão mà về mặt kỹ thuật như quảng cáo, trang trí sân khấu, y phục hát, âm thanh, ánh sáng và xão thuật cũng phải vượt trội hơn đoàn hát khác, hay ít ra phải có nét đặc trưng của đoàn mình, đáp ứng cảm quan thưởng thức của khán giả đặc biệt trung thành với bảng hiệu của đoàn hát.
Lúc nầy các rạp hát bóng chiếu phim màu, màn ảnh đại vĩ tuyến, hình nổi 3D, âm thanh tuyệt hảo với những diễn viên màn bạc tuyệt đẹp, cốt truyện phim rất hay. Phim ảnh cũng là một đối thủ đáng nể của sân khấu cải lương.
Vì vậy, mỗi lần soạn giả sắp dàn dựng một vở tuồng mới, chúng tôi để rất nhiều thì giờ và tâm trí để nghiên cứu và bàn bạc với các chuyên viên sân khấu tìm phương cách để thể hiện tốt nhất tác phẩm của mình.
Lần đó đoàn hát Thanh Minh Thanh Nga tập tuồng Chén Trà Của Qủy của tôi sáng tác, cốt truyện dựa vào ý kịch của văn hào Albert Camus ( Ngộ nhận - Le malentendu ) Truyện tuồng như sau:
Một chàng trai bỏ nhà đi nhiều năm để mưu lập sự nghiệp. Khi anh ta giàu có, anh trở về quê nhà, đóng vai một người khách lạ để thăm dò thái độ của mẹ và em gái. Không ngờ mẹ và em gái không nhận ra đứa con lãng tử về thăm gia đình mà ngỡ là kẻ thương buôn giàu có nên giết chết để cướp của. Sau khi uống chén trà có độc dược của mẹ đưa, chàng trai chết. Những của cải và đồ đạt cướp được cho bà mẹ và đứa em gái những dấu tích để nhận ra kẻ bị họ giết là người cùng máu mủ. Bà mẹ giết lầm con, hối hận, điên loạn, nổi lửa đốt nhà và tự thiêu. Vở tuồng nói lên sự ngộ nhận đầy rẫy trên cuộc đời này và hạnh phúc không phải là đồng tiền kiếm được với bất cứ giá nào.
Cảnh xúc động nhất là cảnh người mẹ nhận ra là đã giết lầm con mình. Bà nổi điên và đốt nhà, thiêu hủy những của cải mà bà và con gái đoạt được trong khi giết con. Nữ diễn viên Ngọc Nuôi thủ vai bà mẹ, Thanh Nga thủ vai đứa em gái. Hai diễn viên thượng thặng có nhiều lớp ca hay và diễn xuất xúc động nhất trong màn này.
Sân khấu phải có trang trí một ngôi biệt thự sang trọng, bị đốt cháy, lửa phừng phực xóa tan dần những của cải, những tham vọng của hai mẹ con bà. Anh Loka, họa sĩ trang trí nổi tiếng của các sân khấu cải lương và các chương trình tạp kỹ của Saigon đưa ra sáng kiến độc đáo để thực hiện cảnh trí trong lớp tuồng quan trọng này.
Hoạ sĩ LoKa là anh ruột của kịch sĩ tài danh La Thoại Tân, Tên họa sĩ Loka là nói lái hai chữ La cô tức là người họa sĩ họ La. Họa sĩ Loka vẽ bảng quảng cáo cho rạp hát bóng Đại Nam của ông Ưng Thi và đoàn hát Thanh Minh năm 1955. Chúng tôi mời anh vẻ cảnh trí thay cho họa sĩ Mười Rây khi anh Mười Rây rời đoàn Thanh Minh để làm họa sĩ riêng của đoàn hát Việt Hùng Minh Chí. Anh Loka vẻ cảnh trí và bảng hình quảng cáo mặt tiền cho đoàn Thanh Minh, rồi Thanh Minh Thanh Nga và các đoàn hát ở Saigon.
Năm 1962, Họa sĩ Loka vẻ cảnh trí cho Đoàn Văn Nghệ Việt Nam của nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ và đã theo doàn Văn Nghệ Việt Nam đi trình diễn ở các rạp hát lớn bên nước Nhật, Pháp, Đức và nước Anh. Loka đã học được những kỹ thuật tân kỳ của các sân khấu Pháp, Nhật và lần đầu tiên anh đem những kỹ thuật đó áp dụng trên sân khấu Thanh Minh Thanh Nga khi tôi dàn dựng vở tuồng Chén Trà Của Qủy của tôi sáng tác.
Họa sĩ Loka làm một bộ maquette cảnh trí bằng carton với những khớp nối kỹ thuật để thể hiện cảnh nhà cháy từng phần, còn lại những cột, kèo và cháy tàn rụi dần dần. Trên cảnh thật, anh thiết kế những chổ nào có đặt bản lề, khi lửa cháy thì kéo cái chốt sắt gày bên trong để cho cảnh trí rớt xuống từng phần, thể hiện những chổ bị cháy vừa rụi xuống.
Bà bầu Thơ nhất quyết không cho lửa cháy thiệt trên sân khấu. Bà nói: ``Đã một lần bị chú Lê Khanh cho đốt pháo điển trên sân khấu trong dịp Tết, hát tuồng Tề Thiên đại náo đăng xinh. Suýt chút nữa là cháy rạp hát Cây Gỏ. Bây giờ thực hiện cảnh cháy nhà thì các anh cho chớp đèn màu đỏ là khán giả biết có cảnh cháy nhà. Không được có lửa thiệt trên sân khấu.``
Họa sĩ Loka nói: `` Bà yên chí. Tôi sẽ làm cho khán giả tưởng như có cảnh cháy thiệt, nhưng tất cả chỉ là lửa giả, khói giả`. Nhưng có lẽ hơi tốn kém, không biết bà Bầu có chịu chi tiền mua những dụng cụ cần thiết không ?``
Bà Bầu Thơ: `` Được ! Anh Ba đi với chú Loka mua dụng cụ gì cần thiết đó thì mua rồi tính lại với tôi.
Tôi dạ một tiếng rồi kéo Loka ra ngoài, tôi hỏi: `` Anh liệu làm được hay không ? Bà bầu không sợ tốn kém, nhưng nếu tốn tiền nhiều mà cảnh trí không đẹp được như ý muốn, lửa cháy không đúng theo yêu cầu kỹ thuật của anh thì lần sau mình có sáng kiến dàn cảnh nào, bà bầu cũng không tin, khó mà chấp thuận .``
Loka nới : Nguyễn Phương yên chí đi. Hồi ở bên Nhựt, mình có làm thử rồi. Cái khó là ở đây không biết tìm ở đâu ra nước đá kim cương. ``
- Nước đá kim cương là gì ?
Anh Loka cho biết : ``Là thứ nước đá được cô đọng lại thật cứng, thật lạnh mà trên phi cơ, người ta dùng để ướp trái cây hay thịt cá khi phi cơ phải bay từ nước nầy qua nước kia. Nước đá kim cương màu trắng ngời chứ không trong suốt, một kí lô nước đá kim cương nhưng nó lớn chừng bằng một nắm tay thôi. Nếu nhỏ vài giọt nước nhỏ vô, nó sẽ bốc khói mịt mù, thứ khói lạnh dùng trong các phim trường.``
- Cần nước đá kim cương thì mình tới hỏi hãng nước đá. Ở hãng nước đá và hãng bia BGI, tôi có người quen. Đi ! Tôi với anh tới nhà ông chủ sự phòng kỹ thuật của hãng nước đá. Nhà của ổng ở chung cư của hãng, đường Thi Sách, quận nhứt..
Kết quả là chúng tôi mua được 5 kí nước đá kim cương cho mỗi suất diễn. Anh Chín Siểng, chuyên viên làm chất nổ, làm đèn rọi mây rọi nước, chịu trách nhiệm đặt thợ hàn hàn cho cái thùng đựng nước đá kim cương, có vòi để gắn óng cao su đặt sau các tấm khung vải bố vẻ cảnh nhà lầu. Khi có tiếng la đốt nhà, đèn đỏ rọi chớp chớp như ánh lửa mới khởi đầu, sau lưng các chổ định là sẽ có lửa cháy, có để sẳn những cái quạt máy vấn theo kích thước nhỏ, có dán giấy kiếng màu đỏ, màu vàng và một ít giấy kiếng màu xanh. Quạt máy sẽ thổi các tờ giấy kiếng màu bay lên, dưới ánh đèn màu đỏ chớp sáng, khán giả sẽ thấy như lửa cháy bùng lên. Chừng đó anh chín Siểng sẽ đổ một chung nước vô thùng đựng nước đá kim cương. Khói lạnh sẽ chuyển theo các óng cao su , xịt cuồn cuộn từ mái nhà, nóc nhà vẻ trên khung vải. Ánh sáng đèn đỏ sẽ cho thấy khói đỏ gần chổ lửa bốc cháy và khói cuồn cuộn lên cao sẽ là khói trắng như những cảnh cháy nhà thiệt. Phối hợp với âm thanh gió rít, lời ca vọng cổ, anh dàn cảnh sẽ kéo chốt cho từng khung cảnh máy nhà đổ xuống, còn lại là sườn nhà bốc lửa, nám đen.
Ban ngày khi tập tuồng, bà bầu Thơ, các soạn giả và nghệ sĩ trong đoàn, những người không có vai tuồng đang hát đều xuống khán phòng xem cảnh cháy biệt thự như trong bài ca của Ngọc Nuôi và Thanh Nga ca. Một vài ký giả kịch trường thân thích với đoàn hát Thanh Minh Thanh Nga cũng đến quan sát.
Phải nói là thành công trên cả tuyệt vời, xem y như một trận cháy nhà thật, bài ca của Ngọc Nuôi và Thanh Nga tăng thêm phần xúc cảm cho đoạn kết của vở tuồng.
Bình thường bà Bầu thơ khi khen chuyện gì trong gánh hát, bà chỉ gật đầu cười. Khi thích lắm thì bà chỉ nói: Giỏi ! Mấy anh giỏi thiệt! Lần nầy dứt cảnh cháy giả trên sân khấu, bà vổ tay, cười lớn rồi nói: “ Mấy anh mấy chú cực quá mới làm được cảnh nầy. Hay thiệt. Tối nay đặc biệt phát lương đúp cho anh Loka và mấy chú dàn cảnh. Riêng anh Nguyễn Phương cũng cực vậy, nhưng đêm nay hát nhứt định là bán vé complet rồi. Vậy khỏi thưởng tiền. Bữa nay tôi mời anh Nguyễn Phương và mấy anh em ký giả đi dùng cơm ở tiệm Phước Thành, đường Ngô Tùng Châu với tôi và Thanh Nga. Anh Ba về nhà chở chị Ba ra dùng cơm luôn.”
Đêm hát đó đúng là thành công quá sự mong đợi của tôi. Mấy anh ký giả kịch trường và khán giả nhiệt liệt vổ tay hoan hô nhưng trong bụng tôi, tôi lại lo ra. Vì tôi là Giám đốc kỹ thuật của đoàn hát, sau đêm công diễn đầu tiên, tôi thấy về mặt cảnh trí, đẹp và lạ thì đúng rồi nhưng có vẻ không ổn. Khi mấy anh dàn cảnh kéo cho rớt từng mảnh cảnh trí bốc lửa, khán giả thấy mườn tượng như những mãnh nhà bị sập, tôi đứng bên cánh gà, thấy mấy tấm panneaux làm cảnh nhà đó rung rinh. Nếu có một anh dàn cảnh nào sơ ý kéo thật mạnh hoặc không kềm giữ cho cứng phía sau mấy tấm panneax đó, tôi e nó sẽ đổ ập xuống đầu của Thanh Nga hay chị Ngọc Nuôi. Cảnh trí trên sân khấu thay đổi trong khi đang diễn thường hay xảy ra tai nạn như trường hợp đoàn hát Hoa Sen bị đổ phong cảnh khi thực hiện sân khấu quay…
Vãn hát, trong khi mọi người trong đoàn đang vui, nói chuyện ồn ào, tôi gọi anh Mười âm pli, Hữu Phước, chị Ngọc Nuôi và Thanh Nga ở nán lại một chút, tôi dẫn họ ra sân khấu. Tôi đề nghị chị Ngọc Nuôi và Thanh Nga trong màn kết thúc nầy, khi Hữu Phước đóng vai đứa con lãng tử uống chén trà có độc dược, Hữu Phước phải giả bước loạn choạng để ra gần tới tiền đài sân khấu, gần dàn đèn rampe rồi ngã ra chết để cho Ngọc Nuôi và Thanh Nga quỳ kế bên đó ca vọng cổ. Anh Mười Âm pli sẽ bố trí một cái micro với chân thấp, để gần máng đèn ngoài, khi Thanh Nga và Ngọc Nuôi quỳ xuống ca thì miệng vừa tầm với cái micro, âm thanh sẽ nghe rõ hơn. Trước hết là gần khán giả, họ sẽ bị cái thảm cảnh và giọng ca bi ai của diễn viên thu hút, họ sẽ xúc động hơn. Sau nữa, nếu rủi có ngã mấy tấm panneaux cảnh ngôi nhà cháy do các anh dàn cảnh giụt chốt sắt quá mạnh hay vì sơ ý không niềng kỷ mấy tấm panneaux với nhau, nó có ngã xuống thì Hữu phước, Ngọc Nuôi và Thanh Nga sẽ không bị thương vì tất cả 3 diễn viên đó ở sát tiền đài, panneaux cảnh sẽ rớt cách họ ít nhứt trên một thước.
Hữu Phước cười tôi: Anh Ba lo xa quá! Xưa giờ dàn cảnh của đoàn mình làm việc đâu có bê bối, nhưng được rồi, tôi sẽ theo ý của anh Ba, tôi té nằm gần dàn đèn rampe thì nó nóng quá, vậy tôi sẽ té gần tấm frise ngoài, tức là cánh gà ngoài… được hông ?
Tôi so chiều cao của tấm panneaux giữa và chổ Hữu Phước đề nghị sẽ té nằm đó, tôi nói: Hữu Phước muốn vậy thì khi té, cái đầu nằm hướng về khán giả, cái chân vô trong. Nếu có xảy ra cảnh trí đổ thì bắt quá bị trặt chân, đi cà nhắc, còn ca hát được. Đừng quay đầu vô trong, tấm panneaux đó xáng vô đầu là hết hát hết hò.
Anh Thiệt ( xếp dàn cảnh ) thấy tôi sấp xếp như vậy với các diễn viên, anh giận tôi vì anh cho là tôi không tin tưởng nơi anh. Anh định sau một loạt hát hai hay ba tuần lễ liền mà chẳng có vấn đề gì xảy ra, anh sẽ mời anh em dàn cảnh lại, tổ chức nhậu một chầu và mời tôi lại để tôi nói tiếng xin lỗi các anh vì tôi không đã tỏ vẻ không tin tưởng các anh.
Đêm hát thứ hai, mọi việc đều tốt đẹp.
Đêm hát thứ ba…Sau lớp đối thoại giữa Hài Viên và Mẹ, Bà mẹ không nhận ra được đứa con lãng tử đã trở về thăm quê sao hơn ba mươi năm lưu lạc giang hồ. Bà mời chàng trai một chung trà có độc dược. Hài Viên không nghi ngờ, uống trà một cách sản khoái. Bà mẹ xin phép lui vào trong lo cơm nước.
Hài Viên : Mẹ vẫn chưa nhận ra mình…Hay lắm… Sau bữa cơm, ta sẽ đem những châu báo ngọc ngà, tặng cho mẹ để mẹ biết rằng thằng bé lêu lỏng ngày xưa, bây giờ nó đã trưởng thành…
Lý Hài Viên mở bọc châu báo ra, bốc từng nắm, đưa lên cao rồi bỏ xuống như khoe của. Ngọc Nuôi( bà mẹ) và Thanh Nga( em gái) lấp ló bên trong theo dõi:
Hài Viên : Ba mươi năm xa mẹ xa cha…Ba mươi năm rời bỏ quê nhà… Thằng bé nghèo xơ xát đã trở thành kẻ thương buôn giàu có…Ngày ta trở về quê cũ , đi giữa lòng đất quê hương mà nghe như lạc vào cõi sa mạc mênh mông.. . Không còn ai nhận ra ta được nữa…Mà chính ta…ôi sao lòng ta cũng dững dưng tẽ lạnh.
Tiểu Lý ( ra ) : Ông khách thương hồ ! Mời ông dùng chung trà giải nhiệt.
Hai Viên : Tôi mới vừa uống xong, mẹ cô vừa mời tôi một chung trà thân thiết.
Tiểu Lý : Ông đi buôn ngang qua vùng này hay ông đang trên đường phản hồi cố quán ?
Hài Viên : Tôi là kẻ thành công trên chốn thương trường,
muốn mua hạnh phúc bằng trân châu mã nảo,
Tôi sẽ tặng hết vàng bạc châu báo,
Cho người nào theo tôi đến Tô Châu.
Cô…Cô có thích đi không? Hảy rời khỏi nơi nầy một ít lâu,
Tôi sẽ dung thuyền đưa cô về Ô Giang Khẩu,
Ở chốn ấy có hoa đào tươi nở
Cửa song Ô mở rộng thênh thang
Ở đó tôi có cả một kho vàng,
Ta sẽ dựng một ngôi nhà thơ mộng…
(ôm bụng la) Ôi… đau quá ! Bỗng nhiên sao ta choáng váng…Mặt đất như sụp đổ dưới chân ta…( lảo đảo, ôm bụng đi vài bước, té lăng xuống đất)
Tiểu Lý : Mẹ ơi mẹ… Người khách đã … đã chết rồi, mẹ ơi….
Bà Mẹ : Thật vậy sao? Hắn đang đói bụng và mệt sau một chuyến đi dài, nên thuốc ngấm mau như vậy đó…
Tiểu Lý : Mẹ xem kìa, cả một gói hành trang thật lớn, nhiều bạc vàng châu báo, hắn nói,..hắn nói nếu chịu theo hắn đến Ô Giang Khẩu, hắn có ở đó cả một kho vàng…
Bà Mẹ : Khoan…khoan…hãy lục soát hành trang, xem hắn có những gì quý giá…
Tiểu Lý : Đủ cả, trân châu, mã nảo, ngọc qúy, vàng thoa…Ý…dây là miếng ngọc Phí Thúy có khắc hình Song Điểu quy sào..
Bà Mẹ ( hốt hoảng) Con nói sao? Một miếng ngọc Phí Thúy có khắc hình gì ? Khắc hình gì ?
Tiểu Lý : Hình Song Điểu Quy Sào…
Bà Mẹ : Trời…Không Thể nào…Lý Hài Viên…Người khách thương hồ nầy là Lý Hài Viên..,..
Hài Viên : ( thều thào) Mẹ ! Con… con là Lý Hài Viên đây… con về thăm mẹ và em…
Bà Mẹ : Trời ơi ! Tôi… tôi đã giết con tôi… Tại sao về đến nhà mà con không nói rõ là con…là Hài Viên đã về với mẹ ( gào lên khóc )
Hài Viên : Tại sao? Tại sao con phải nói như vậy? Mẹ nhớ con không?
Bà Mẹ : Trời ơi…Tại sao ? Con tôi còn có can đảm để hỏi tôi câu đó. Con ôi! Có lẽ nào con không thể hiểu, nỗi lòng của người mẹ già mỗi chiều mỗi tối, rưng rưng dòng suối lệ mắt buồn đau vọng ngó…
Ca vọng cổ
1 )- lối quê mòn… Như một cành khô đọng tuyết gầy còm… Qua một mùa thu thất vọng mẹ không còn can đảm đợi tới mùa xuân. Vì tuyết giá của mùa đông cứ tê lần hai vai yếu, vì cành liểu già nua đã gục ngã ở đầu sân, nhắc nhở mẹ một tuổi đời gần về cõi chết.
Hài Viên : Mấy lần định hết đông sẽ về với mẹ, nhưng rồi bận bịu tháng lại ngày qua…Con có bao giờ dám lãng quên đâu.
Bà Mẹ : ca câu 2 )- Hài viên ơi… Trong đời sống có những người con quên mẹ, Nhưng Mẹ quên con thì không hề có bao giờ… Ôi, bao giờ con mới hiểu cái nỗi đau khổ của đợi chờ… Sóng đục giòng sông cũng làm cho run sợ, sợ con thuyền không ngược nổi trường giang. Nhìn màn đêm đen tối cũng kinh hoàng. Sợ cho những đường đèo, ngựa lỗi bước ngã hào sâu.
Hài Viên : Con chưa kịp trở về vì mộng ước chưa thành,con đã khôn lớn, mẹ có gì mà phải sợ cho con..
Bà Mẹ : ca câu 3 )- Mẹ sợ cho con… cho một linh hồn yếu ớt trước cạm bẩy đời và cạm bẩy của tình yêu, Có tiền của trong tay vung ra tìm lạc thú mà quên đi cái quá khứ thuở hàn vi. Hồi nào con mới ra đi, mỗi năm đều trở lại với mẹ hiền tuổi đã già nua, bên mẹ con than vãn tình đời đen bạc, mẹ khuyên con với lời lẽ êm đềm, rồi bẳng đi ba chục năm dài con quên hẳn quê xưa xóm cũ, phải chăng là con mãi mê theo những lạc thú điên cuồng .
Hài Viên : Không…không…Con.. con… trời ơi đau bức ruột bức gan…mẹ…con chết mất…
Bà Mẹ : Trời ơi ! Độc dược đã ngấm…tôi giết con tôi…Hài Viên ôi ! Mẹ đã giết con… Châu báu ngọc ngà để làm gì khi mà vì nó tôi đã giết con tôi… Tôi sẽ đốt hết, thiêu huỷ hết…đốt…đốt hết..( Bà chạy vô trong, xong trở ra với một cây đuốt trong tay) Đốt…tôi đốt hết
( bà chạy vào từ góc cạnh của căn nhà, châm lửa, mỗi lần chăm lửa nơi nào thì đèn đỏ và lửa giả nơi đó phừng cháy. Tiểu Lý chạy theo ngăn cản nhưng không được, chạy trở ra)
Khi ngọn lửa và khói ùn ụt bay ngợp trời thì bỗng nghe một tiéng rầm thật lớn. Bụi nơi sàn sân khấu bốc cao. Hài Viên - Hữu Phước đang nằm chết nhảy tưng lên như bất ngờ sống dậy. Panneaux vẻ cảnh bị các anh dàn cảnh giựt cho sút cây chốt sắt để cho mấy miếng panneaux nhỏ rớt xuống để diễn cảnh nhà cháy bị sập nhưng vì các anh giựt mạnh quá, tấm panneaux ngã ra phía trước, kéo đổ hết dàn panneaux vẻ cảnh nhà. May mà Hữu Phước nghe lời tôi dặn, anh giả chết, té nằm ngang, sát ngay hàng frise ngoài, nên panneaux bằng cây và ván ép rớt đập xuống sân khấu, cách chổ anh nằm chừng ba mươi phân. Hú hồn, nếu đầu day vô trong, chắc là sẽ bể đầu, Hữu Phước sẽ hết ca vọng cổ. Ngọc Nuôi và Thanh Nga cũng ngồi xuống gần chổ Hữu Phước nằm nên cũng được vô sự khi panneaux ngã. Khán giả la ó, cười cợt. Màn phải hạ thật nhanh.
Hữu Phước chạy lại nắm tay tôi, lắc mạnh : Cám ơm…cám ơn anh Ba…. Nếu không nghe lời anh Ba thì tôi tàn cuộc đời rồi…
Những buổi diễn kế tiếp trong ba tuần lễ hát tuồng Chén Trà Của Qủy tại rạp Hưng Đạo, chỉ làm lửa giả bằng quạt máy thổi các tờ giấy kiếng màu đỏ, cho khói lạnh phun trên các nóc nhà trong panneaux trên sân khấu mà không cho kéo sập ngã từng mảnh như ý kiến của anh Loka.
Sân khấu Nhựt Bổn được hiện đại hóa, mọi thay đổi, di chuyển, bốc xếp trên sân khấu đều thực hiện bằng máy móc, tính toán chính xác và do cả bằng computeur trong viêc điều khiển. Ở Saigon trong thập niên 60, sức người chạy bằng cơm trắng mắm kho mà muốn thể hiện như ``hiện đại `` cho nên gặp phải cảnh ``hại điện `` như vừa kể.
Nhớ hoạ sĩ Loka, cả đời tâm huyết vì một sân khấu đầy màu sắc đẹp như cuộc đời.
Nguyễn Phương 2010, tặng đọc giả cailuongvietnam.com
http://www.cailuongvietnam.com/specials ... n-Khau-23/
Xão Thuật Khói, Lửa Trên Sân Khấu[/7mau]
Trong nữa thập niên 60, thời vàng son của sân khấu cải lương, các nghệ sĩ danh ca ký contrat với số tiền bạc triệu, lương mỗi suất diễn cả ngàn đồng. Lương của các nghệ sĩ đào kép độc, đào mụ, kép lão, hề cũng khá cao. Các chuyên viên sân khấu như người xếp dàn đèn, xếp âm pli, xếp dàn cảnh, họa sĩ quảng cáo và họa sĩ trang trí cũng có ký contrat làm việc độc quyền cho đoàn hát, lương cũng tương đương với kép nhì trong đoàn.
Sở dĩ lương của các chuyên viên sân khấu cao như vậy là vì lúc nầy các đoàn hát tranh đua thu hút khán giả không chỉ bằng tuồng tích hay, diễn viên ca hay diễn giỏi, tân cổ nhạc đều hoàn hão mà về mặt kỹ thuật như quảng cáo, trang trí sân khấu, y phục hát, âm thanh, ánh sáng và xão thuật cũng phải vượt trội hơn đoàn hát khác, hay ít ra phải có nét đặc trưng của đoàn mình, đáp ứng cảm quan thưởng thức của khán giả đặc biệt trung thành với bảng hiệu của đoàn hát.
Lúc nầy các rạp hát bóng chiếu phim màu, màn ảnh đại vĩ tuyến, hình nổi 3D, âm thanh tuyệt hảo với những diễn viên màn bạc tuyệt đẹp, cốt truyện phim rất hay. Phim ảnh cũng là một đối thủ đáng nể của sân khấu cải lương.
Vì vậy, mỗi lần soạn giả sắp dàn dựng một vở tuồng mới, chúng tôi để rất nhiều thì giờ và tâm trí để nghiên cứu và bàn bạc với các chuyên viên sân khấu tìm phương cách để thể hiện tốt nhất tác phẩm của mình.
Lần đó đoàn hát Thanh Minh Thanh Nga tập tuồng Chén Trà Của Qủy của tôi sáng tác, cốt truyện dựa vào ý kịch của văn hào Albert Camus ( Ngộ nhận - Le malentendu ) Truyện tuồng như sau:
Một chàng trai bỏ nhà đi nhiều năm để mưu lập sự nghiệp. Khi anh ta giàu có, anh trở về quê nhà, đóng vai một người khách lạ để thăm dò thái độ của mẹ và em gái. Không ngờ mẹ và em gái không nhận ra đứa con lãng tử về thăm gia đình mà ngỡ là kẻ thương buôn giàu có nên giết chết để cướp của. Sau khi uống chén trà có độc dược của mẹ đưa, chàng trai chết. Những của cải và đồ đạt cướp được cho bà mẹ và đứa em gái những dấu tích để nhận ra kẻ bị họ giết là người cùng máu mủ. Bà mẹ giết lầm con, hối hận, điên loạn, nổi lửa đốt nhà và tự thiêu. Vở tuồng nói lên sự ngộ nhận đầy rẫy trên cuộc đời này và hạnh phúc không phải là đồng tiền kiếm được với bất cứ giá nào.
Cảnh xúc động nhất là cảnh người mẹ nhận ra là đã giết lầm con mình. Bà nổi điên và đốt nhà, thiêu hủy những của cải mà bà và con gái đoạt được trong khi giết con. Nữ diễn viên Ngọc Nuôi thủ vai bà mẹ, Thanh Nga thủ vai đứa em gái. Hai diễn viên thượng thặng có nhiều lớp ca hay và diễn xuất xúc động nhất trong màn này.
Sân khấu phải có trang trí một ngôi biệt thự sang trọng, bị đốt cháy, lửa phừng phực xóa tan dần những của cải, những tham vọng của hai mẹ con bà. Anh Loka, họa sĩ trang trí nổi tiếng của các sân khấu cải lương và các chương trình tạp kỹ của Saigon đưa ra sáng kiến độc đáo để thực hiện cảnh trí trong lớp tuồng quan trọng này.
Hoạ sĩ LoKa là anh ruột của kịch sĩ tài danh La Thoại Tân, Tên họa sĩ Loka là nói lái hai chữ La cô tức là người họa sĩ họ La. Họa sĩ Loka vẽ bảng quảng cáo cho rạp hát bóng Đại Nam của ông Ưng Thi và đoàn hát Thanh Minh năm 1955. Chúng tôi mời anh vẻ cảnh trí thay cho họa sĩ Mười Rây khi anh Mười Rây rời đoàn Thanh Minh để làm họa sĩ riêng của đoàn hát Việt Hùng Minh Chí. Anh Loka vẻ cảnh trí và bảng hình quảng cáo mặt tiền cho đoàn Thanh Minh, rồi Thanh Minh Thanh Nga và các đoàn hát ở Saigon.
Năm 1962, Họa sĩ Loka vẻ cảnh trí cho Đoàn Văn Nghệ Việt Nam của nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ và đã theo doàn Văn Nghệ Việt Nam đi trình diễn ở các rạp hát lớn bên nước Nhật, Pháp, Đức và nước Anh. Loka đã học được những kỹ thuật tân kỳ của các sân khấu Pháp, Nhật và lần đầu tiên anh đem những kỹ thuật đó áp dụng trên sân khấu Thanh Minh Thanh Nga khi tôi dàn dựng vở tuồng Chén Trà Của Qủy của tôi sáng tác.
Họa sĩ Loka làm một bộ maquette cảnh trí bằng carton với những khớp nối kỹ thuật để thể hiện cảnh nhà cháy từng phần, còn lại những cột, kèo và cháy tàn rụi dần dần. Trên cảnh thật, anh thiết kế những chổ nào có đặt bản lề, khi lửa cháy thì kéo cái chốt sắt gày bên trong để cho cảnh trí rớt xuống từng phần, thể hiện những chổ bị cháy vừa rụi xuống.
Bà bầu Thơ nhất quyết không cho lửa cháy thiệt trên sân khấu. Bà nói: ``Đã một lần bị chú Lê Khanh cho đốt pháo điển trên sân khấu trong dịp Tết, hát tuồng Tề Thiên đại náo đăng xinh. Suýt chút nữa là cháy rạp hát Cây Gỏ. Bây giờ thực hiện cảnh cháy nhà thì các anh cho chớp đèn màu đỏ là khán giả biết có cảnh cháy nhà. Không được có lửa thiệt trên sân khấu.``
Họa sĩ Loka nói: `` Bà yên chí. Tôi sẽ làm cho khán giả tưởng như có cảnh cháy thiệt, nhưng tất cả chỉ là lửa giả, khói giả`. Nhưng có lẽ hơi tốn kém, không biết bà Bầu có chịu chi tiền mua những dụng cụ cần thiết không ?``
Bà Bầu Thơ: `` Được ! Anh Ba đi với chú Loka mua dụng cụ gì cần thiết đó thì mua rồi tính lại với tôi.
Tôi dạ một tiếng rồi kéo Loka ra ngoài, tôi hỏi: `` Anh liệu làm được hay không ? Bà bầu không sợ tốn kém, nhưng nếu tốn tiền nhiều mà cảnh trí không đẹp được như ý muốn, lửa cháy không đúng theo yêu cầu kỹ thuật của anh thì lần sau mình có sáng kiến dàn cảnh nào, bà bầu cũng không tin, khó mà chấp thuận .``
Loka nới : Nguyễn Phương yên chí đi. Hồi ở bên Nhựt, mình có làm thử rồi. Cái khó là ở đây không biết tìm ở đâu ra nước đá kim cương. ``
- Nước đá kim cương là gì ?
Anh Loka cho biết : ``Là thứ nước đá được cô đọng lại thật cứng, thật lạnh mà trên phi cơ, người ta dùng để ướp trái cây hay thịt cá khi phi cơ phải bay từ nước nầy qua nước kia. Nước đá kim cương màu trắng ngời chứ không trong suốt, một kí lô nước đá kim cương nhưng nó lớn chừng bằng một nắm tay thôi. Nếu nhỏ vài giọt nước nhỏ vô, nó sẽ bốc khói mịt mù, thứ khói lạnh dùng trong các phim trường.``
- Cần nước đá kim cương thì mình tới hỏi hãng nước đá. Ở hãng nước đá và hãng bia BGI, tôi có người quen. Đi ! Tôi với anh tới nhà ông chủ sự phòng kỹ thuật của hãng nước đá. Nhà của ổng ở chung cư của hãng, đường Thi Sách, quận nhứt..
Kết quả là chúng tôi mua được 5 kí nước đá kim cương cho mỗi suất diễn. Anh Chín Siểng, chuyên viên làm chất nổ, làm đèn rọi mây rọi nước, chịu trách nhiệm đặt thợ hàn hàn cho cái thùng đựng nước đá kim cương, có vòi để gắn óng cao su đặt sau các tấm khung vải bố vẻ cảnh nhà lầu. Khi có tiếng la đốt nhà, đèn đỏ rọi chớp chớp như ánh lửa mới khởi đầu, sau lưng các chổ định là sẽ có lửa cháy, có để sẳn những cái quạt máy vấn theo kích thước nhỏ, có dán giấy kiếng màu đỏ, màu vàng và một ít giấy kiếng màu xanh. Quạt máy sẽ thổi các tờ giấy kiếng màu bay lên, dưới ánh đèn màu đỏ chớp sáng, khán giả sẽ thấy như lửa cháy bùng lên. Chừng đó anh chín Siểng sẽ đổ một chung nước vô thùng đựng nước đá kim cương. Khói lạnh sẽ chuyển theo các óng cao su , xịt cuồn cuộn từ mái nhà, nóc nhà vẻ trên khung vải. Ánh sáng đèn đỏ sẽ cho thấy khói đỏ gần chổ lửa bốc cháy và khói cuồn cuộn lên cao sẽ là khói trắng như những cảnh cháy nhà thiệt. Phối hợp với âm thanh gió rít, lời ca vọng cổ, anh dàn cảnh sẽ kéo chốt cho từng khung cảnh máy nhà đổ xuống, còn lại là sườn nhà bốc lửa, nám đen.
Ban ngày khi tập tuồng, bà bầu Thơ, các soạn giả và nghệ sĩ trong đoàn, những người không có vai tuồng đang hát đều xuống khán phòng xem cảnh cháy biệt thự như trong bài ca của Ngọc Nuôi và Thanh Nga ca. Một vài ký giả kịch trường thân thích với đoàn hát Thanh Minh Thanh Nga cũng đến quan sát.
Phải nói là thành công trên cả tuyệt vời, xem y như một trận cháy nhà thật, bài ca của Ngọc Nuôi và Thanh Nga tăng thêm phần xúc cảm cho đoạn kết của vở tuồng.
Bình thường bà Bầu thơ khi khen chuyện gì trong gánh hát, bà chỉ gật đầu cười. Khi thích lắm thì bà chỉ nói: Giỏi ! Mấy anh giỏi thiệt! Lần nầy dứt cảnh cháy giả trên sân khấu, bà vổ tay, cười lớn rồi nói: “ Mấy anh mấy chú cực quá mới làm được cảnh nầy. Hay thiệt. Tối nay đặc biệt phát lương đúp cho anh Loka và mấy chú dàn cảnh. Riêng anh Nguyễn Phương cũng cực vậy, nhưng đêm nay hát nhứt định là bán vé complet rồi. Vậy khỏi thưởng tiền. Bữa nay tôi mời anh Nguyễn Phương và mấy anh em ký giả đi dùng cơm ở tiệm Phước Thành, đường Ngô Tùng Châu với tôi và Thanh Nga. Anh Ba về nhà chở chị Ba ra dùng cơm luôn.”
Đêm hát đó đúng là thành công quá sự mong đợi của tôi. Mấy anh ký giả kịch trường và khán giả nhiệt liệt vổ tay hoan hô nhưng trong bụng tôi, tôi lại lo ra. Vì tôi là Giám đốc kỹ thuật của đoàn hát, sau đêm công diễn đầu tiên, tôi thấy về mặt cảnh trí, đẹp và lạ thì đúng rồi nhưng có vẻ không ổn. Khi mấy anh dàn cảnh kéo cho rớt từng mảnh cảnh trí bốc lửa, khán giả thấy mườn tượng như những mãnh nhà bị sập, tôi đứng bên cánh gà, thấy mấy tấm panneaux làm cảnh nhà đó rung rinh. Nếu có một anh dàn cảnh nào sơ ý kéo thật mạnh hoặc không kềm giữ cho cứng phía sau mấy tấm panneax đó, tôi e nó sẽ đổ ập xuống đầu của Thanh Nga hay chị Ngọc Nuôi. Cảnh trí trên sân khấu thay đổi trong khi đang diễn thường hay xảy ra tai nạn như trường hợp đoàn hát Hoa Sen bị đổ phong cảnh khi thực hiện sân khấu quay…
Vãn hát, trong khi mọi người trong đoàn đang vui, nói chuyện ồn ào, tôi gọi anh Mười âm pli, Hữu Phước, chị Ngọc Nuôi và Thanh Nga ở nán lại một chút, tôi dẫn họ ra sân khấu. Tôi đề nghị chị Ngọc Nuôi và Thanh Nga trong màn kết thúc nầy, khi Hữu Phước đóng vai đứa con lãng tử uống chén trà có độc dược, Hữu Phước phải giả bước loạn choạng để ra gần tới tiền đài sân khấu, gần dàn đèn rampe rồi ngã ra chết để cho Ngọc Nuôi và Thanh Nga quỳ kế bên đó ca vọng cổ. Anh Mười Âm pli sẽ bố trí một cái micro với chân thấp, để gần máng đèn ngoài, khi Thanh Nga và Ngọc Nuôi quỳ xuống ca thì miệng vừa tầm với cái micro, âm thanh sẽ nghe rõ hơn. Trước hết là gần khán giả, họ sẽ bị cái thảm cảnh và giọng ca bi ai của diễn viên thu hút, họ sẽ xúc động hơn. Sau nữa, nếu rủi có ngã mấy tấm panneaux cảnh ngôi nhà cháy do các anh dàn cảnh giụt chốt sắt quá mạnh hay vì sơ ý không niềng kỷ mấy tấm panneaux với nhau, nó có ngã xuống thì Hữu phước, Ngọc Nuôi và Thanh Nga sẽ không bị thương vì tất cả 3 diễn viên đó ở sát tiền đài, panneaux cảnh sẽ rớt cách họ ít nhứt trên một thước.
Hữu Phước cười tôi: Anh Ba lo xa quá! Xưa giờ dàn cảnh của đoàn mình làm việc đâu có bê bối, nhưng được rồi, tôi sẽ theo ý của anh Ba, tôi té nằm gần dàn đèn rampe thì nó nóng quá, vậy tôi sẽ té gần tấm frise ngoài, tức là cánh gà ngoài… được hông ?
Tôi so chiều cao của tấm panneaux giữa và chổ Hữu Phước đề nghị sẽ té nằm đó, tôi nói: Hữu Phước muốn vậy thì khi té, cái đầu nằm hướng về khán giả, cái chân vô trong. Nếu có xảy ra cảnh trí đổ thì bắt quá bị trặt chân, đi cà nhắc, còn ca hát được. Đừng quay đầu vô trong, tấm panneaux đó xáng vô đầu là hết hát hết hò.
Anh Thiệt ( xếp dàn cảnh ) thấy tôi sấp xếp như vậy với các diễn viên, anh giận tôi vì anh cho là tôi không tin tưởng nơi anh. Anh định sau một loạt hát hai hay ba tuần lễ liền mà chẳng có vấn đề gì xảy ra, anh sẽ mời anh em dàn cảnh lại, tổ chức nhậu một chầu và mời tôi lại để tôi nói tiếng xin lỗi các anh vì tôi không đã tỏ vẻ không tin tưởng các anh.
Đêm hát thứ hai, mọi việc đều tốt đẹp.
Đêm hát thứ ba…Sau lớp đối thoại giữa Hài Viên và Mẹ, Bà mẹ không nhận ra được đứa con lãng tử đã trở về thăm quê sao hơn ba mươi năm lưu lạc giang hồ. Bà mời chàng trai một chung trà có độc dược. Hài Viên không nghi ngờ, uống trà một cách sản khoái. Bà mẹ xin phép lui vào trong lo cơm nước.
Hài Viên : Mẹ vẫn chưa nhận ra mình…Hay lắm… Sau bữa cơm, ta sẽ đem những châu báo ngọc ngà, tặng cho mẹ để mẹ biết rằng thằng bé lêu lỏng ngày xưa, bây giờ nó đã trưởng thành…
Lý Hài Viên mở bọc châu báo ra, bốc từng nắm, đưa lên cao rồi bỏ xuống như khoe của. Ngọc Nuôi( bà mẹ) và Thanh Nga( em gái) lấp ló bên trong theo dõi:
Hài Viên : Ba mươi năm xa mẹ xa cha…Ba mươi năm rời bỏ quê nhà… Thằng bé nghèo xơ xát đã trở thành kẻ thương buôn giàu có…Ngày ta trở về quê cũ , đi giữa lòng đất quê hương mà nghe như lạc vào cõi sa mạc mênh mông.. . Không còn ai nhận ra ta được nữa…Mà chính ta…ôi sao lòng ta cũng dững dưng tẽ lạnh.
Tiểu Lý ( ra ) : Ông khách thương hồ ! Mời ông dùng chung trà giải nhiệt.
Hai Viên : Tôi mới vừa uống xong, mẹ cô vừa mời tôi một chung trà thân thiết.
Tiểu Lý : Ông đi buôn ngang qua vùng này hay ông đang trên đường phản hồi cố quán ?
Hài Viên : Tôi là kẻ thành công trên chốn thương trường,
muốn mua hạnh phúc bằng trân châu mã nảo,
Tôi sẽ tặng hết vàng bạc châu báo,
Cho người nào theo tôi đến Tô Châu.
Cô…Cô có thích đi không? Hảy rời khỏi nơi nầy một ít lâu,
Tôi sẽ dung thuyền đưa cô về Ô Giang Khẩu,
Ở chốn ấy có hoa đào tươi nở
Cửa song Ô mở rộng thênh thang
Ở đó tôi có cả một kho vàng,
Ta sẽ dựng một ngôi nhà thơ mộng…
(ôm bụng la) Ôi… đau quá ! Bỗng nhiên sao ta choáng váng…Mặt đất như sụp đổ dưới chân ta…( lảo đảo, ôm bụng đi vài bước, té lăng xuống đất)
Tiểu Lý : Mẹ ơi mẹ… Người khách đã … đã chết rồi, mẹ ơi….
Bà Mẹ : Thật vậy sao? Hắn đang đói bụng và mệt sau một chuyến đi dài, nên thuốc ngấm mau như vậy đó…
Tiểu Lý : Mẹ xem kìa, cả một gói hành trang thật lớn, nhiều bạc vàng châu báo, hắn nói,..hắn nói nếu chịu theo hắn đến Ô Giang Khẩu, hắn có ở đó cả một kho vàng…
Bà Mẹ : Khoan…khoan…hãy lục soát hành trang, xem hắn có những gì quý giá…
Tiểu Lý : Đủ cả, trân châu, mã nảo, ngọc qúy, vàng thoa…Ý…dây là miếng ngọc Phí Thúy có khắc hình Song Điểu quy sào..
Bà Mẹ ( hốt hoảng) Con nói sao? Một miếng ngọc Phí Thúy có khắc hình gì ? Khắc hình gì ?
Tiểu Lý : Hình Song Điểu Quy Sào…
Bà Mẹ : Trời…Không Thể nào…Lý Hài Viên…Người khách thương hồ nầy là Lý Hài Viên..,..
Hài Viên : ( thều thào) Mẹ ! Con… con là Lý Hài Viên đây… con về thăm mẹ và em…
Bà Mẹ : Trời ơi ! Tôi… tôi đã giết con tôi… Tại sao về đến nhà mà con không nói rõ là con…là Hài Viên đã về với mẹ ( gào lên khóc )
Hài Viên : Tại sao? Tại sao con phải nói như vậy? Mẹ nhớ con không?
Bà Mẹ : Trời ơi…Tại sao ? Con tôi còn có can đảm để hỏi tôi câu đó. Con ôi! Có lẽ nào con không thể hiểu, nỗi lòng của người mẹ già mỗi chiều mỗi tối, rưng rưng dòng suối lệ mắt buồn đau vọng ngó…
Ca vọng cổ
1 )- lối quê mòn… Như một cành khô đọng tuyết gầy còm… Qua một mùa thu thất vọng mẹ không còn can đảm đợi tới mùa xuân. Vì tuyết giá của mùa đông cứ tê lần hai vai yếu, vì cành liểu già nua đã gục ngã ở đầu sân, nhắc nhở mẹ một tuổi đời gần về cõi chết.
Hài Viên : Mấy lần định hết đông sẽ về với mẹ, nhưng rồi bận bịu tháng lại ngày qua…Con có bao giờ dám lãng quên đâu.
Bà Mẹ : ca câu 2 )- Hài viên ơi… Trong đời sống có những người con quên mẹ, Nhưng Mẹ quên con thì không hề có bao giờ… Ôi, bao giờ con mới hiểu cái nỗi đau khổ của đợi chờ… Sóng đục giòng sông cũng làm cho run sợ, sợ con thuyền không ngược nổi trường giang. Nhìn màn đêm đen tối cũng kinh hoàng. Sợ cho những đường đèo, ngựa lỗi bước ngã hào sâu.
Hài Viên : Con chưa kịp trở về vì mộng ước chưa thành,con đã khôn lớn, mẹ có gì mà phải sợ cho con..
Bà Mẹ : ca câu 3 )- Mẹ sợ cho con… cho một linh hồn yếu ớt trước cạm bẩy đời và cạm bẩy của tình yêu, Có tiền của trong tay vung ra tìm lạc thú mà quên đi cái quá khứ thuở hàn vi. Hồi nào con mới ra đi, mỗi năm đều trở lại với mẹ hiền tuổi đã già nua, bên mẹ con than vãn tình đời đen bạc, mẹ khuyên con với lời lẽ êm đềm, rồi bẳng đi ba chục năm dài con quên hẳn quê xưa xóm cũ, phải chăng là con mãi mê theo những lạc thú điên cuồng .
Hài Viên : Không…không…Con.. con… trời ơi đau bức ruột bức gan…mẹ…con chết mất…
Bà Mẹ : Trời ơi ! Độc dược đã ngấm…tôi giết con tôi…Hài Viên ôi ! Mẹ đã giết con… Châu báu ngọc ngà để làm gì khi mà vì nó tôi đã giết con tôi… Tôi sẽ đốt hết, thiêu huỷ hết…đốt…đốt hết..( Bà chạy vô trong, xong trở ra với một cây đuốt trong tay) Đốt…tôi đốt hết
( bà chạy vào từ góc cạnh của căn nhà, châm lửa, mỗi lần chăm lửa nơi nào thì đèn đỏ và lửa giả nơi đó phừng cháy. Tiểu Lý chạy theo ngăn cản nhưng không được, chạy trở ra)
Khi ngọn lửa và khói ùn ụt bay ngợp trời thì bỗng nghe một tiéng rầm thật lớn. Bụi nơi sàn sân khấu bốc cao. Hài Viên - Hữu Phước đang nằm chết nhảy tưng lên như bất ngờ sống dậy. Panneaux vẻ cảnh bị các anh dàn cảnh giựt cho sút cây chốt sắt để cho mấy miếng panneaux nhỏ rớt xuống để diễn cảnh nhà cháy bị sập nhưng vì các anh giựt mạnh quá, tấm panneaux ngã ra phía trước, kéo đổ hết dàn panneaux vẻ cảnh nhà. May mà Hữu Phước nghe lời tôi dặn, anh giả chết, té nằm ngang, sát ngay hàng frise ngoài, nên panneaux bằng cây và ván ép rớt đập xuống sân khấu, cách chổ anh nằm chừng ba mươi phân. Hú hồn, nếu đầu day vô trong, chắc là sẽ bể đầu, Hữu Phước sẽ hết ca vọng cổ. Ngọc Nuôi và Thanh Nga cũng ngồi xuống gần chổ Hữu Phước nằm nên cũng được vô sự khi panneaux ngã. Khán giả la ó, cười cợt. Màn phải hạ thật nhanh.
Hữu Phước chạy lại nắm tay tôi, lắc mạnh : Cám ơm…cám ơn anh Ba…. Nếu không nghe lời anh Ba thì tôi tàn cuộc đời rồi…
Những buổi diễn kế tiếp trong ba tuần lễ hát tuồng Chén Trà Của Qủy tại rạp Hưng Đạo, chỉ làm lửa giả bằng quạt máy thổi các tờ giấy kiếng màu đỏ, cho khói lạnh phun trên các nóc nhà trong panneaux trên sân khấu mà không cho kéo sập ngã từng mảnh như ý kiến của anh Loka.
Sân khấu Nhựt Bổn được hiện đại hóa, mọi thay đổi, di chuyển, bốc xếp trên sân khấu đều thực hiện bằng máy móc, tính toán chính xác và do cả bằng computeur trong viêc điều khiển. Ở Saigon trong thập niên 60, sức người chạy bằng cơm trắng mắm kho mà muốn thể hiện như ``hiện đại `` cho nên gặp phải cảnh ``hại điện `` như vừa kể.
Nhớ hoạ sĩ Loka, cả đời tâm huyết vì một sân khấu đầy màu sắc đẹp như cuộc đời.
Nguyễn Phương 2010, tặng đọc giả cailuongvietnam.com
http://www.cailuongvietnam.com/specials ... n-Khau-23/
Nhớ quá khứ buồn rơi nước mắt
Nhìn tương lai lạnh toát mồ hôi !
Nhìn tương lai lạnh toát mồ hôi !
- tancogiaoduyen
- Site Admin
- Bài viết: 41708
- Ngày tham gia: Hai T4 12, 2004 5:00 pm
- Đến từ: U.S.A
- Tiếp xúc:
Re: HỌA SĨ LOKA ĐÃ RA ĐI...
ai có hình họa sĩ Loka đưa lên cho pà con tạn mặt nha! Thanks
- tancogiaoduyen
- Site Admin
- Bài viết: 41708
- Ngày tham gia: Hai T4 12, 2004 5:00 pm
- Đến từ: U.S.A
- Tiếp xúc:
Re: HỌA SĨ LOKA ĐÃ RA ĐI...
Tôi có biết họa sĩ tài tử Loka. Tôi nói tài tử vì ông vẽ hoàn toàn theo ý thích tùy hứng, có thể nửa chừng bỏ đó, đi đâu mất tiêu biền biệt, một vài tháng sau trở lại vẽ tiếp, cũng có thể bỏ luôn. Ông không bận tâm tới nhuận bút, thù lao. Một lần ngồi uống rượu với ông ở quán cà phê Thảo, nếp quán xộc xệch bụi đời, ông kể chuyện tình cảm của mình và đọc bài thơ dài, tôi nhớ hai câu mang những màu sắc:
Ngày xưa anh vẽ màu nâu,
màu vàng em giữ để sầu riêng anh...
Ông đi vẽ nhiều nơi, ở thôn quê người ta đồng hóa tên LoKa của ông với từ họa sĩ, gọi là các họa sĩ là "lô ca". Nhớ một hôm, thấy chúng tôi vừa bảy ra nào sơn nào cọ, lũ trẻ reo lên, gọi nhau:
Có tới ba “lô ca”, tụi bay ơi !
Suốt buổi chúng xúm xít xem vẽ, gọi tôi là "lô ca thấp", Huỳnh Thu là "lô ca ốm" và Ngọc Bửu là "lô ca già". Chúng thật ngạc nhiên thấy anh Bửu cầm cọ tay trái, lại gọi nhau như báo tin vui: “Tụi bay ơi,ra coi lô ca già vẽ tay trái !”.
Người kế thừa họa sĩ LoKa nay mở phòng vẽ ở đường Trần Hưng Đạo có thể không biết họa danh LoKa đã đi vào lòng nhiều người như thế.
Trần Hiền Ân
- tancogiaoduyen
- Site Admin
- Bài viết: 41708
- Ngày tham gia: Hai T4 12, 2004 5:00 pm
- Đến từ: U.S.A
- Tiếp xúc: