THE ONLY FORUM FOR CLVN LOVERS
Diễn đàn dang được nâng cấp . Thân mời các bạn TV vào xem và sử dụng.
Hãy click vào Quick links phía bên trên tay trái để bắt đầu
Nếu thấy có gì xin báo cho tcgd biết để sửa chữa cho kịp thời nhen các bạn.
Cám ơn các bạn
Nhà văn Nguyễn Xuân Hoàng qua đời -Thu mời 100 ngày(Phú Lâm
Nội quy chuyên mục
THÀNH VIÊN CLVN CHÚ Ý !
1- Bài viết phải luôn luôn bỏ dấu cho dễ đọc, viết không dấu sẽ bị xóa. Xem chỉ dẫn cách bỏ dấu taị đây.
2- Không đưa nguyên link từ các nơi khác vào - Không viết toàn chữ hoa hoặc liên tục không chấm phết.
3- Ghi rõ nguồn các bài được đưa lên là bắt buộc - Tránh những lời lẽ quá khích.
4- Mỗi thành viên chỉ được dùng một nick - Không nên đưa nhiều bài lắt nhắt liên tiếp từ cùng một thành viên.
5- Đừng dùng quote (trích dẫn) để trả lời khi 2 bài liên tiếp nhau - Tránh quote nhiều lần cùng một hình ảnh.
6- Không dùng màu đỏ trừ phi đó là tựa đề của một bài mới - Nên tạo chữ ký đẹp, cân đối, dễ nhìn.
7- Thắc mắc về bài bị xoá post trên diễn đàn đều cũng sẽ bị xoá. Trực tiếp liên lạc với Ban Điều Hành nếu cần.
8- Mọi thành viên đều cùng một nhà CLVN nên việc cư xữ hoà nhã với nhau là cần thiết dù ý kiến có dị biệt.
1- Bài viết phải luôn luôn bỏ dấu cho dễ đọc, viết không dấu sẽ bị xóa. Xem chỉ dẫn cách bỏ dấu taị đây.
2- Không đưa nguyên link từ các nơi khác vào - Không viết toàn chữ hoa hoặc liên tục không chấm phết.
3- Ghi rõ nguồn các bài được đưa lên là bắt buộc - Tránh những lời lẽ quá khích.
4- Mỗi thành viên chỉ được dùng một nick - Không nên đưa nhiều bài lắt nhắt liên tiếp từ cùng một thành viên.
5- Đừng dùng quote (trích dẫn) để trả lời khi 2 bài liên tiếp nhau - Tránh quote nhiều lần cùng một hình ảnh.
6- Không dùng màu đỏ trừ phi đó là tựa đề của một bài mới - Nên tạo chữ ký đẹp, cân đối, dễ nhìn.
7- Thắc mắc về bài bị xoá post trên diễn đàn đều cũng sẽ bị xoá. Trực tiếp liên lạc với Ban Điều Hành nếu cần.
8- Mọi thành viên đều cùng một nhà CLVN nên việc cư xữ hoà nhã với nhau là cần thiết dù ý kiến có dị biệt.
- tancogiaoduyen
- Site Admin
- Bài viết: 41708
- Ngày tham gia: Hai T4 12, 2004 5:00 pm
- Đến từ: U.S.A
- Tiếp xúc:
Nhà văn Nguyễn Xuân Hoàng qua đời -Thu mời 100 ngày(Phú Lâm
[7mau]Nhà văn Nguyễn Xuân Hoàng qua đời[/7mau]
SAN JOSE (NV) - Nhà văn, nhà báo, nhà giáo Nguyễn Xuân Hoàng, sinh năm 1940, tại Nha Trang, Khánh Hòa, vừa qua đời tại San José, California, vào lúc 10:50 phút sáng Thứ Bảy, 13 Tháng Chín, 2014.
[center][/center]
Di ảnh nhà văn, nhà báo Nguyễn Xuân Hoàng. (Hình: Blog Nguyễn Xuân Hoàng/VOA)
Bản tin của baocalitoday.com đưa tin cho biết, hiền thê của ông Nguyễn Xuân Hoàng, bà Trương Gia Vy, nói rằng chồng bà “ra đi rất thanh thản trước sự chứng kiến của gia đình,” gồm vợ, con trai, ba con gái cùng các cháu nội ngoại từ xa về kịp.
Nhà văn Nguyễn Xuân Hoàng sinh ngày 7 Tháng Bảy, 1940 tại Nha Trang. Ông từng theo học các trường Võ Tánh (Nha Trang), Petrus Ký (Sài Gòn).
Ông theo học và tốt nghiệp Ðại Học Sư Phạm, Ban Triết, tại Ðại Học Sư Phạm Ðà Lạt, năm 1961. Sau đó ông giảng dạy bộ môn này tại các trung học Ngô Quyền (Biên Hòa) và Petrus Ký (Sài Gòn).
Trong thời gian 2 năm, từ 1972 đến 1974, ông đảm nhiệm vị trí Thư Ký Tòa Soạn tạp chí Văn tại Sài Gòn.
Ông sang Hoa Kỳ định cư từ năm 1985.
Năm 1986, ông làm Tổng Thư Ký nhật báo Người Việt tại Quận Cam, California và đảm nhiệm vị trí này trong hơn 10 năm.
Từ năm 1998 đến 2005, ông chuyển về định cư tại San José và đảm nhiệm vai trò Tổng Thư Ký cho ấn bản Việt Mercury, thuộc San Jose Mercury News.
Nguyễn Xuân Hoàng là nhà văn nổi tiếng từ rất sớm và có sức viết mạnh.
Theo tài liệu từ Wikipedia, các tác phẩm của ông gồm có:
Tập truyện ngắn:
Mù sương (1966)
Sinh nhật (1968)
Truyện dài:
Bụi và rác (1996)
Khu rừng hực lửa (1972)
Kẻ tà đạo (1973)
Người đi trên mây (1987)
Sa mạc (1989)
Các thể loại khác:
Ý nghĩ trên cỏ (tiểu luận, 1971)
Bất cứ lúc nào, bất cứ ở đâu (tùy bút, 1974)
Căn nhà ngói đỏ (tạp ghi, 1989)
Hiện ông cùng gia đình chủ trương tuần báo Việt Tribune, phục vụ cộng đồng Việt Nam tại vùng San José.
Trong mấy năm cuối đời, ông cũng đảm nhiệm, không liên tục, một blog trên trang nhà của chương trình phát thanh VOA Việt ngữ.
Bản tin của baocalitoday.com dẫn lời bà Trương Gia Vy rằng nhà văn Nguyễn Xuân Hoàng qua đời tại nhà Dưỡng Lão Mission De La Casa, San Jose, và lễ hỏa thiêu sẽ được thực hiện theo ý nguyện của người quá cố. (Ð.B.)
NV
SAN JOSE (NV) - Nhà văn, nhà báo, nhà giáo Nguyễn Xuân Hoàng, sinh năm 1940, tại Nha Trang, Khánh Hòa, vừa qua đời tại San José, California, vào lúc 10:50 phút sáng Thứ Bảy, 13 Tháng Chín, 2014.
[center][/center]
Di ảnh nhà văn, nhà báo Nguyễn Xuân Hoàng. (Hình: Blog Nguyễn Xuân Hoàng/VOA)
Bản tin của baocalitoday.com đưa tin cho biết, hiền thê của ông Nguyễn Xuân Hoàng, bà Trương Gia Vy, nói rằng chồng bà “ra đi rất thanh thản trước sự chứng kiến của gia đình,” gồm vợ, con trai, ba con gái cùng các cháu nội ngoại từ xa về kịp.
Nhà văn Nguyễn Xuân Hoàng sinh ngày 7 Tháng Bảy, 1940 tại Nha Trang. Ông từng theo học các trường Võ Tánh (Nha Trang), Petrus Ký (Sài Gòn).
Ông theo học và tốt nghiệp Ðại Học Sư Phạm, Ban Triết, tại Ðại Học Sư Phạm Ðà Lạt, năm 1961. Sau đó ông giảng dạy bộ môn này tại các trung học Ngô Quyền (Biên Hòa) và Petrus Ký (Sài Gòn).
Trong thời gian 2 năm, từ 1972 đến 1974, ông đảm nhiệm vị trí Thư Ký Tòa Soạn tạp chí Văn tại Sài Gòn.
Ông sang Hoa Kỳ định cư từ năm 1985.
Năm 1986, ông làm Tổng Thư Ký nhật báo Người Việt tại Quận Cam, California và đảm nhiệm vị trí này trong hơn 10 năm.
Từ năm 1998 đến 2005, ông chuyển về định cư tại San José và đảm nhiệm vai trò Tổng Thư Ký cho ấn bản Việt Mercury, thuộc San Jose Mercury News.
Nguyễn Xuân Hoàng là nhà văn nổi tiếng từ rất sớm và có sức viết mạnh.
Theo tài liệu từ Wikipedia, các tác phẩm của ông gồm có:
Tập truyện ngắn:
Mù sương (1966)
Sinh nhật (1968)
Truyện dài:
Bụi và rác (1996)
Khu rừng hực lửa (1972)
Kẻ tà đạo (1973)
Người đi trên mây (1987)
Sa mạc (1989)
Các thể loại khác:
Ý nghĩ trên cỏ (tiểu luận, 1971)
Bất cứ lúc nào, bất cứ ở đâu (tùy bút, 1974)
Căn nhà ngói đỏ (tạp ghi, 1989)
Hiện ông cùng gia đình chủ trương tuần báo Việt Tribune, phục vụ cộng đồng Việt Nam tại vùng San José.
Trong mấy năm cuối đời, ông cũng đảm nhiệm, không liên tục, một blog trên trang nhà của chương trình phát thanh VOA Việt ngữ.
Bản tin của baocalitoday.com dẫn lời bà Trương Gia Vy rằng nhà văn Nguyễn Xuân Hoàng qua đời tại nhà Dưỡng Lão Mission De La Casa, San Jose, và lễ hỏa thiêu sẽ được thực hiện theo ý nguyện của người quá cố. (Ð.B.)
NV
- tancogiaoduyen
- Site Admin
- Bài viết: 41708
- Ngày tham gia: Hai T4 12, 2004 5:00 pm
- Đến từ: U.S.A
- Tiếp xúc:
Re: Nhà văn Nguyễn Xuân Hoàng qua đời
[center]PHÂN ƯU
VÔ CÙNG THƯƠNG TIẾC
KHI HAY TIN
NHÀ VĂN, NHÀ BÁO, NHÀ GIÁO
NGUYỄN XUÂN HOÀNG
VỪA QUA ĐỜI LÚC 10:50 AM
NGÀY THỨ BẢY 13/09/2014
TẠI SAN JOSE, CALIFORNIA
HƯỞNG THỌ 74 TUỔI
BAN QUẢN TRỊ, BAN ĐIỀU HÀNH
TOÀN THỂ THÀNH VIÊN & THÂN HỮU
cailuongvietnam.com
THÀNH THẬT CHIA BUỒN CÙNG
NHÀ BÁO TRƯƠNG GIA VY
VÀ TANG QUYẾN
NGUYÊN XIN LINH HỒN
THẦY NGUYỄN XUÂN HOÀNG
SỚM TIÊU DIÊU NƠI MIỀN CỰC LẠC
[/center]
VÔ CÙNG THƯƠNG TIẾC
KHI HAY TIN
NHÀ VĂN, NHÀ BÁO, NHÀ GIÁO
NGUYỄN XUÂN HOÀNG
VỪA QUA ĐỜI LÚC 10:50 AM
NGÀY THỨ BẢY 13/09/2014
TẠI SAN JOSE, CALIFORNIA
HƯỞNG THỌ 74 TUỔI
BAN QUẢN TRỊ, BAN ĐIỀU HÀNH
TOÀN THỂ THÀNH VIÊN & THÂN HỮU
cailuongvietnam.com
THÀNH THẬT CHIA BUỒN CÙNG
NHÀ BÁO TRƯƠNG GIA VY
VÀ TANG QUYẾN
NGUYÊN XIN LINH HỒN
THẦY NGUYỄN XUÂN HOÀNG
SỚM TIÊU DIÊU NƠI MIỀN CỰC LẠC
[/center]
- tancogiaoduyen
- Site Admin
- Bài viết: 41708
- Ngày tham gia: Hai T4 12, 2004 5:00 pm
- Đến từ: U.S.A
- Tiếp xúc:
- tancogiaoduyen
- Site Admin
- Bài viết: 41708
- Ngày tham gia: Hai T4 12, 2004 5:00 pm
- Đến từ: U.S.A
- Tiếp xúc:
Re: Nhà văn Nguyễn Xuân Hoàng qua đời
[7mau]Nguyễn Xuân Hoàng, nhà văn lững thững trong đời[/7mau]
Nguyễn Văn Sâm
Chúng tôi quen nhau khi cả hai cùng dạy môn Triết ở năm cuối Trung học tại trường Petrus Ký Sàigòn cuối thập niên 1960. Ngoài giờ dạy, Hoàng ít xuất hiện ở trường, anh bận bịu lo chuyện bài vở cho tờ tạp chí Văn của Nguyễn Đình Vượng ở đường Phạm Ngũ Lão, anh dạy tư nhiều nơi. Tôi rảnh rang hơn vì ngoài giờ dạy chẳng làm gì khác hơn là lo cho xong cái Cao học mà cha Thanh Lãng luôn hối thúc phải hoàn thành. Thỉnh thoảng lái xe vô trường, ghé phòng Giáo sư kiếm người đánh cờ tướng, tôi gặp Hoàng loáng thoáng giữa những giờ đổi lớp. Chúng tôi chào nhau, thân thiện nhưng không thân thiết.
Rồi cả lứa chúng tôi cùng đi thụ huấn quân sự chín tuần ở Quang Trung dành cho Giáo chức cấp 3, khóa 6/68 DBTĐ. Nơi đây tôi có dịp gặp Hoàng thường xuyên hơn, cũng chỉ mầy tao chuyện quân trường mà chẳng nói gì đến văn chương chữ nghĩa. Hoàng có nhiều bạn, anh có vẻ được đồng nghiệp nể trọng và thích kết thân dầu anh ít nói. Tướng cao, ốm, đẹp trai, tóc dày bồng bềnh, anh có dáng của một nghệ sĩ với nét mặt lúc nào cũng như đăm chiêu lo lắng, có khi ngồi bên nhau cả bọn chục đứa, tôi ít nghe Hoàng nói, vậy mà sao bạn bè vẫn thích. Có lẽ từ thái độ tự tin của anh trong lời nói, trong cử chỉ vung tay hay cả trong thái độ dứt khoát đứng dậy trước, bước ra khỏi sự ồn ào của nhóm.
Sau thời gian thụ huấn quân sự, chúng tôi gần gũi nhau hơn. Thỉnh thoảng có ghé nhà Hoàng rút canh xì phé còm giữa những đồng nghiệp cùng lứa tuổi. Vài lần bạn bè rủ rê vào quán La Pagode, để nghe những nhà văn thời thượng lúc đó bàn tán chuyện văn chương Tây phương hay tình hình văn học Sàigòn. Tôi nghe mà không thấm về văn chương đương thời vì còn mải mê với chuyện văn chương Nam Bộ 1945-1954, nên chuyện bàn luận ở đây chỉ vào tai này lọt qua tai kia. Công việc viết lách của Hoàng và các bạn văn buổi đó tôi đón nhận trong lơ đãng, hờ hững hờ…
Chúng tôi ít liên lạc từ khi tôi đổi đi trường khác. Sau đó bạn bè tứ tán lao đao. Trong thời xa cách đó, thỉnh thoảng tôi theo Đặng Phùng Quân đến La Pagode, thấy Hoàng đã ngồi đó với nhiều người, chỉ trao đổi bâng quơ “mầy lúc nầy khỏe không, thầy đồ Nho?” Tôi được gọi là Đồ Nho để phân biệt với các bạn văn trong nhóm của Hoàng là Đồ Tây như Huỳnh Phan Anh, Đặng Phùng Quân, Nguyễn Quốc Trụ, Hoàng Ngọc Biên, và có thể thêm Nguyễn Đình Toàn. Những nhà văn đương làm mưa làm gió trên văn đàn Sàigòn lúc đó với phong cách văn chương mới theo kiểu viết của nouveaux romans hay anti roman. Họ viết với nhiều đoạn phân tích nội tâm thiệt tỉ mỉ, câu văn phá cách, không cần theo văn phạm thường, nhân vật đi vào chiều sâu tâm hồn, những sinh hoạt, hành vi của nhân vật chỉ là thứ yếu.
Tôi xa lạ với loại văn chương này, nói rõ hơn là tôi không thấu đáo nó nên không mấy thích khi thưởng thức, nói gì đến sáng tác kiểu đó. Và tôi đứng ngoài việc sáng tác văn nghệ, chỉ quan sát bạn bè mình vẫy vùng với bút mực. Hoàng ở trong nhóm đó trong một chừng mực nhứt định. Anh được sự chú ý của người đọc dầu viết ít, đước coi là một tác giả thong minh, có chiều sâu tư tưởng.
Thời cuộc đẩy chúng tôi đi xa hơn vào dòng xoáy đảo điên của đất nước, tôi qua Mỹ và Hoàng cũng lững thững sau đó vài năm, định cư ở miền Đông với gia đình, tôi gởi thơ chia vui với bạn và mách ở nước người viết như Hoàng nên đến vùng Sàigòn Nhỏ của CA, nơi đó anh sẽ có dịp phát triển tài năng bằng viết lách hay làm việc liên quan xa gần đến báo chí. Và bạn tôi đã về làm việc suốt thời gian dài cho công ty Người Việt, một thời gian mà sau nầy tôi nghĩ là uổng phí đối với một nhà văn vì phải bận bịu những chuyện chuyên môn ngoài văn chương. Thời gian này Hoàng chẳng in được bao nhiêu quyển. Tâm sự với tôi, Hoàng cũng tỏ ra là tiếc mình bỏ lỡ đi những tháng ngày đáng lẽ nên viết vì còn nhiều sức sáng tạo. Bây giờ thì hết rồi. Tao muốn buông thả hết mọi chuyện, kể cả đời sống này.
Câu nói như tiếng thở dài, tôi nghe mà thương bạn quá. Tôi không hiểu tại sao bạn mình lại thả dốc nhanh đến như vậy? Tôi hỏi gặng “Chán đời à?” “Không, tao vẫn vậy, vẫn sống và làm việc của đời, nhưng không coi trọng cái đời của mình, chẳng quí nó nữa”. Anh hờ hững nhấn mạnh. Nếu bây giờ ngã ra chết liền, tao vẫn không có gì phàn nàn, không tiếc rằng đã bỏ cuộc đời quá sớm. Đời sống có những cái kỳ hoặc của nó. Giải quyết cách nào cũng làm cho mình đau lòng vì không bao giờ mình vừa ý.” Hình như Hoàng triết lý ngay cả trong đời sống thường nhật. Và rất nhạy cảm. Tôi nhìn dáng đi của anh, lững thững, nhận ra ngay được trong đám đông với cái áo thung và quần Jean xanh muôn thuở.
Nhìn mái tóc bạc trắng của bạn gần đây, bạc như những nhà hiền triết nhưng vẫn còn bồng bềnh như một nghệ sĩ, dáng gầy gò hơn trong chiếc ghế rộng thinh, tôi cảm giác Hoàng cô đơn ngay với chính mình!
Trong một truyện ngắn mới đây, truyện Vô Đề, in trong tập “Quê Hương Vụn Vỡ” tôi đã lấy hình ảnh và những phát biểu của Hoàng, nhào nặn với hình ảnh một nhà văn khác để tạo nên nhân vật Ngữ. Thế giới chung quanh cung cấp cho ta muôn ngàn hình ảnh, nhà văn nào dùng nó nên cám ơn đời và cám ơn nhân vật cụ thể đã cho ta chi tiết đó.
Trong số năm mươi truyện ngắn của tôi chỉ có một truyện viết cách nay hơn hai mươi năm tôi có lời đề tặng ba người bạn mình là Đặng Phùng Quân, Viên Linh, Nguyễn Xuân Hoàng. Những người bạn văn thân thiết cho tôi tấm gương đã đi hết đời mình với văn chương. Với sự chân thành tha thiết, không lợi dụng văn chương, coi nó là phương tiện áo cơm, buông thả.
Truyện của Hoàng khó đọc, ta không thể nuốt trơn tru một mạch như những tác phẩm lem nhem, làm bội thực người đọc. Các nhân vật tiêu biểu trong ngòi viết của anh cũng khó mà nhận dạng được ở ngoài đời. Đó là những con người lững thững như tác giả của nó, đứng trong đời nhưng bất cần đời, giải quyết những vấn đề coi như thiệt là quan trọng nhưng với cử chỉ hững hờ, như bất cần…
Tác phẩm văn chương lúc nào cũng nằm một trong hai đối cực: loại khó nuốt và loại dễ tiêu. Loại dễ tiêu thường xuyên được đương thời nhắc đến, luôn luôn là đa số, kể về độc giả lẫn số lượng in ấn.
Nhưng loại khó nuốt bao lâu nay được giới nghiên cứu coi chính nó là tác nhân của sự tiến bộ văn hóa của dân tộc.
Bạn tôi là cây viết loại đó. Viết với thái độ nghiêm chỉnh thận trọng, nhưng với tâm trạng lững thững, như anh đã lững thững trong cõi đời…
09-05-2012
Nguyễn Văn Sâm
Chúng tôi quen nhau khi cả hai cùng dạy môn Triết ở năm cuối Trung học tại trường Petrus Ký Sàigòn cuối thập niên 1960. Ngoài giờ dạy, Hoàng ít xuất hiện ở trường, anh bận bịu lo chuyện bài vở cho tờ tạp chí Văn của Nguyễn Đình Vượng ở đường Phạm Ngũ Lão, anh dạy tư nhiều nơi. Tôi rảnh rang hơn vì ngoài giờ dạy chẳng làm gì khác hơn là lo cho xong cái Cao học mà cha Thanh Lãng luôn hối thúc phải hoàn thành. Thỉnh thoảng lái xe vô trường, ghé phòng Giáo sư kiếm người đánh cờ tướng, tôi gặp Hoàng loáng thoáng giữa những giờ đổi lớp. Chúng tôi chào nhau, thân thiện nhưng không thân thiết.
Rồi cả lứa chúng tôi cùng đi thụ huấn quân sự chín tuần ở Quang Trung dành cho Giáo chức cấp 3, khóa 6/68 DBTĐ. Nơi đây tôi có dịp gặp Hoàng thường xuyên hơn, cũng chỉ mầy tao chuyện quân trường mà chẳng nói gì đến văn chương chữ nghĩa. Hoàng có nhiều bạn, anh có vẻ được đồng nghiệp nể trọng và thích kết thân dầu anh ít nói. Tướng cao, ốm, đẹp trai, tóc dày bồng bềnh, anh có dáng của một nghệ sĩ với nét mặt lúc nào cũng như đăm chiêu lo lắng, có khi ngồi bên nhau cả bọn chục đứa, tôi ít nghe Hoàng nói, vậy mà sao bạn bè vẫn thích. Có lẽ từ thái độ tự tin của anh trong lời nói, trong cử chỉ vung tay hay cả trong thái độ dứt khoát đứng dậy trước, bước ra khỏi sự ồn ào của nhóm.
Sau thời gian thụ huấn quân sự, chúng tôi gần gũi nhau hơn. Thỉnh thoảng có ghé nhà Hoàng rút canh xì phé còm giữa những đồng nghiệp cùng lứa tuổi. Vài lần bạn bè rủ rê vào quán La Pagode, để nghe những nhà văn thời thượng lúc đó bàn tán chuyện văn chương Tây phương hay tình hình văn học Sàigòn. Tôi nghe mà không thấm về văn chương đương thời vì còn mải mê với chuyện văn chương Nam Bộ 1945-1954, nên chuyện bàn luận ở đây chỉ vào tai này lọt qua tai kia. Công việc viết lách của Hoàng và các bạn văn buổi đó tôi đón nhận trong lơ đãng, hờ hững hờ…
Chúng tôi ít liên lạc từ khi tôi đổi đi trường khác. Sau đó bạn bè tứ tán lao đao. Trong thời xa cách đó, thỉnh thoảng tôi theo Đặng Phùng Quân đến La Pagode, thấy Hoàng đã ngồi đó với nhiều người, chỉ trao đổi bâng quơ “mầy lúc nầy khỏe không, thầy đồ Nho?” Tôi được gọi là Đồ Nho để phân biệt với các bạn văn trong nhóm của Hoàng là Đồ Tây như Huỳnh Phan Anh, Đặng Phùng Quân, Nguyễn Quốc Trụ, Hoàng Ngọc Biên, và có thể thêm Nguyễn Đình Toàn. Những nhà văn đương làm mưa làm gió trên văn đàn Sàigòn lúc đó với phong cách văn chương mới theo kiểu viết của nouveaux romans hay anti roman. Họ viết với nhiều đoạn phân tích nội tâm thiệt tỉ mỉ, câu văn phá cách, không cần theo văn phạm thường, nhân vật đi vào chiều sâu tâm hồn, những sinh hoạt, hành vi của nhân vật chỉ là thứ yếu.
Tôi xa lạ với loại văn chương này, nói rõ hơn là tôi không thấu đáo nó nên không mấy thích khi thưởng thức, nói gì đến sáng tác kiểu đó. Và tôi đứng ngoài việc sáng tác văn nghệ, chỉ quan sát bạn bè mình vẫy vùng với bút mực. Hoàng ở trong nhóm đó trong một chừng mực nhứt định. Anh được sự chú ý của người đọc dầu viết ít, đước coi là một tác giả thong minh, có chiều sâu tư tưởng.
Thời cuộc đẩy chúng tôi đi xa hơn vào dòng xoáy đảo điên của đất nước, tôi qua Mỹ và Hoàng cũng lững thững sau đó vài năm, định cư ở miền Đông với gia đình, tôi gởi thơ chia vui với bạn và mách ở nước người viết như Hoàng nên đến vùng Sàigòn Nhỏ của CA, nơi đó anh sẽ có dịp phát triển tài năng bằng viết lách hay làm việc liên quan xa gần đến báo chí. Và bạn tôi đã về làm việc suốt thời gian dài cho công ty Người Việt, một thời gian mà sau nầy tôi nghĩ là uổng phí đối với một nhà văn vì phải bận bịu những chuyện chuyên môn ngoài văn chương. Thời gian này Hoàng chẳng in được bao nhiêu quyển. Tâm sự với tôi, Hoàng cũng tỏ ra là tiếc mình bỏ lỡ đi những tháng ngày đáng lẽ nên viết vì còn nhiều sức sáng tạo. Bây giờ thì hết rồi. Tao muốn buông thả hết mọi chuyện, kể cả đời sống này.
Câu nói như tiếng thở dài, tôi nghe mà thương bạn quá. Tôi không hiểu tại sao bạn mình lại thả dốc nhanh đến như vậy? Tôi hỏi gặng “Chán đời à?” “Không, tao vẫn vậy, vẫn sống và làm việc của đời, nhưng không coi trọng cái đời của mình, chẳng quí nó nữa”. Anh hờ hững nhấn mạnh. Nếu bây giờ ngã ra chết liền, tao vẫn không có gì phàn nàn, không tiếc rằng đã bỏ cuộc đời quá sớm. Đời sống có những cái kỳ hoặc của nó. Giải quyết cách nào cũng làm cho mình đau lòng vì không bao giờ mình vừa ý.” Hình như Hoàng triết lý ngay cả trong đời sống thường nhật. Và rất nhạy cảm. Tôi nhìn dáng đi của anh, lững thững, nhận ra ngay được trong đám đông với cái áo thung và quần Jean xanh muôn thuở.
Nhìn mái tóc bạc trắng của bạn gần đây, bạc như những nhà hiền triết nhưng vẫn còn bồng bềnh như một nghệ sĩ, dáng gầy gò hơn trong chiếc ghế rộng thinh, tôi cảm giác Hoàng cô đơn ngay với chính mình!
Trong một truyện ngắn mới đây, truyện Vô Đề, in trong tập “Quê Hương Vụn Vỡ” tôi đã lấy hình ảnh và những phát biểu của Hoàng, nhào nặn với hình ảnh một nhà văn khác để tạo nên nhân vật Ngữ. Thế giới chung quanh cung cấp cho ta muôn ngàn hình ảnh, nhà văn nào dùng nó nên cám ơn đời và cám ơn nhân vật cụ thể đã cho ta chi tiết đó.
Trong số năm mươi truyện ngắn của tôi chỉ có một truyện viết cách nay hơn hai mươi năm tôi có lời đề tặng ba người bạn mình là Đặng Phùng Quân, Viên Linh, Nguyễn Xuân Hoàng. Những người bạn văn thân thiết cho tôi tấm gương đã đi hết đời mình với văn chương. Với sự chân thành tha thiết, không lợi dụng văn chương, coi nó là phương tiện áo cơm, buông thả.
Truyện của Hoàng khó đọc, ta không thể nuốt trơn tru một mạch như những tác phẩm lem nhem, làm bội thực người đọc. Các nhân vật tiêu biểu trong ngòi viết của anh cũng khó mà nhận dạng được ở ngoài đời. Đó là những con người lững thững như tác giả của nó, đứng trong đời nhưng bất cần đời, giải quyết những vấn đề coi như thiệt là quan trọng nhưng với cử chỉ hững hờ, như bất cần…
Tác phẩm văn chương lúc nào cũng nằm một trong hai đối cực: loại khó nuốt và loại dễ tiêu. Loại dễ tiêu thường xuyên được đương thời nhắc đến, luôn luôn là đa số, kể về độc giả lẫn số lượng in ấn.
Nhưng loại khó nuốt bao lâu nay được giới nghiên cứu coi chính nó là tác nhân của sự tiến bộ văn hóa của dân tộc.
Bạn tôi là cây viết loại đó. Viết với thái độ nghiêm chỉnh thận trọng, nhưng với tâm trạng lững thững, như anh đã lững thững trong cõi đời…
09-05-2012
- tancogiaoduyen
- Site Admin
- Bài viết: 41708
- Ngày tham gia: Hai T4 12, 2004 5:00 pm
- Đến từ: U.S.A
- Tiếp xúc:
Re: Nhà văn Nguyễn Xuân Hoàng qua đời
[7mau]Nguyễn Xuân Hoàng một đời viết văn, làm báo, dạy học[/7mau]
Nguyễn Xuân Hoàng là người nghệ sĩ đích thực, nhưng tư chất nhà giáo đặt ra những giới hạn không thể vượt qua cả trong cuộc đời lẫn trong nghệ thuật.
Khuya thứ Bảy 17/8, anh Nguyễn Quốc Thái gọi từ Quận Cam báo tin sắp lên San José thăm nhà văn Nguyễn Xuân Hoàng đang trong cơn bạo bệnh. Tình trạng sức khỏe của thầy tôi đã nghe mấy tuần nay, đã xem thủ bút của thầy Tôi không còn thời gian, nhưng tôi vẫn tin Ơn Trên còn cho thầy phép lạ.
Chân dung nhà văn Nguyễn Xuân Hoàng
Anh không về thật rồi
không tìm café bụi đời khác
chỗ ngồi đó quê hương đó
đã hoang vu. (Vũ Trọng Quang)
Thầy Nguyễn Xuân Hoàng và thầy Nguyễn Trọng Văn là hai người thầy giáo mà tôi quý mến cùng dạy lớp 12C3 của chúng tôi ở Trường Trung học Trường Sơn, Sài Gòn.
Thầy Nguyễn Trọng Văn dạy luận lý học (logic học), thuộc khuynh hướng “dấn thân”, thường cộng tác với các báo khuynh tả. Thầy Nguyễn Xuân Hoàng dạy tâm lý học, gần với khuynh hướng “viễn mơ”, làm báo thuần túy văn nghệ. Nhưng cả hai thầy đều để lại trong tôi những ấn tượng tốt đẹp về tư chất của người trí thức.
Dạo đó thầy Văn vừa có bài thuyết trình gây chấn động ở Trường Đại học Văn khoa “Phạm Duy đã chết như thế nào?”, sau đó được nhà xuất bản Văn Mới in thành sách.
Ý kiến của thầy gây ra tranh cãi: người tán thành thì đồng tình với việc phê phán người nhạc sĩ đã sửa lời những bài ca kháng chiến; kẻ phản đối thì cho đó là thái độ “chính trị hóa nghệ thuật” và bất công với người nghệ sĩ.
Hơn 40 năm sau, đọc lại những gì Nguyễn Trọng Văn viết về Phạm Duy, dễ thấy là cuộc đấu tranh tư tưởng trong hoàn cảnh cực đoan lúc đó đã dẫn đến những nhận xét nặng nề, nhưng tự trong thâm tâm người viết vẫn trân trọng tài năng của nhạc sĩ và muốn đặt Phạm Duy giữa lòng dân tộc.
Một lần, trong lớp tôi, chính thầy Văn đã say sưa nói về những kỷ niệm liên quan đến bài hát Tóc mai sợi vắn sợi dài của người nhạc sĩ tài năng ấy. Và thật là một nghĩa cử đẹp: sau hơn 30 năm, một trong những người đến thăm Nguyễn Trọng Văn nằm dưỡng bệnh tại nhà sau cơn tai biến chính là nhạc sĩ Phạm Duy khi mới hồi hương.
Thầy Nguyễn Xuân Hoàng thì khác. Thầy yêu nhạc Phạm Duy, cũng như Trịnh Công Sơn, và muốn tách con người nghệ sĩ Phạm Duy ra khỏi con người chính trị của ông. Nhưng thầy Hoàng thật ra không phải là nhà văn viễn mơ.
Trong cái năm 1972 nhiều biến động ấy, thầy nhận lời ông Nguyễn Đình Vượng thay nhà văn Trần Phong Giao điều hành tạp chí Văn trên cương vị thư ký tòa soạn.
Cũng năm đó, thầy viết một truyện ngắn có chất tự truyện nhan đề Cha và anh đăng trên tạp chí Vấn đề của Vũ Khắc Khoan, hoài nhớ về những ngày kháng chiến chống Pháp, trong đó trích lại mấy đoạn trong bài Bà mẹ Gio Linh của Phạm Duy. Vì việc ấy, tạp chí Vấn đề bị tịch thu và tác giả Nguyễn Xuân Hoàng bị gọi ra hầu tòa.
Không biết truyện ngắn đó có phải là cách đối thoại tế nhị của thầy Hoàng với thầy Văn hay chăng; nhưng dù không tán thành sự chọn lựa của đồng nghiệp, trong trường hai thầy bao giờ cũng nể trọng nhau.
Hai ông thầy đều cao ráo, đẹp trai theo cách riêng: thầy Văn râu quai nón, uy nghi, đường bệ, giọng nói chắc nịch, đi xe hơi Volkswagen tới trường; thầy Hoàng dáng thư sinh, pha một chút “bụi đời”, đi xe máy Lambretta, buổi chiều bao giờ cũng đến trường thật sớm, ngồi chờ ở văn phòng trước khi vào lớp.
Ngoài bài giảng, thầy Văn thích nói chuyện xã hội; thầy Hoàng chỉ nói chuyện văn nghệ, triết lý. Một lần, nhân nói về cuốn sách Nói với tuổi hai mươi của Nhất Hạnh, trong đó tác giả trao đổi thân ái với Phạm Công Thiện về vấn đề lý tưởng, thầy Hoàng đưa ra so sánh rất thú vị và sâu sắc về hai tu sĩ Phật giáo nổi tiếng này; thầy nói thầy yêu quý cả hai, nhưng nếu chọn lựa một hướng suy nghĩ tích cực cho cuộc đời, thì thầy chọn Nhất Hạnh.
Thầy Nguyễn Xuân Hoàng không thích uống rượu, có thể đó như một phản ứng với người cha nghiện rượu chăng? Vì nể nang tình bạn mà thầy hay ngồi với nhà thơ Tạ Ký ở quán rượu bên chợ Đũi.
Thầy chỉ thích cà phê, nhất là thích nhìn những giọt cà phê sóng sánh rơi xuống đáy ly. Rượu thường làm người ta hưng phấn, bốc lên; cà phê giúp người ta trầm tĩnh, đằm xuống.
Hình như A. Camus bảo nghề giáo là chỗ sa lầy của nhà văn chính là theo nghĩa này.
Khi tiểu thuyết Kẻ tà đạo được xuất bản sau khi đăng dài kỳ trên một tờ báo, có người hỏi thầy: “Kẻ tà đạo là ai?”, thầy tự trào: “Kẻ tà đạo là tôi đó!”. Thật ra, Nguyễn Xuân Hoàng vẫn là người coi trọng cái đạo trong đời và trong văn.
Sau này, trên đất Mỹ, theo lời kể của thầy, có lần hai người đang ngồi trong quán cà phê, Phạm Duy bỗng xô ghế đứng dậy bỏ đi giữa chừng, vì nghĩ rằng Nguyễn Xuân Hoàng không thích con người ngoài đời của ông.
Một câu chuyện khác chứng tỏ cái đạo của người làm báo: Khoảng 1973 Nguyễn Xuân Hoàng về Nha Trang phỏng vấn nhà văn đồng hương Võ Hồng, bài báo chỉ có một câu nói vui về chuyện “đi bước nữa” của nhà văn mô phạm “lắm mối tối nằm không” này mà khiến ông hờn dỗi, làm người phỏng vấn phải vội vàng “nói lại cho rõ” ngay trên số báo sau: “Nha Trang, Võ Hồng và không có ai là phu nhân”.
Tôi đã đọc hết những truyện ngắn và tiểu thuyết của Nguyễn Xuân Hoàng in trước 1975: Mù sương; Sinh nhật; Khu rừng hực lửa; Kẻ tà đạo; Bất cứ lúc nào, bất cứ ở đâu…
Riêng sách thầy in ở nước ngoài tôi không có đầy đủ, nên chưa thể viết một bài toàn diện về sự nghiệp văn học của thầy. Nhưng tôi tin rằng không sớm thì muộn, sách của thầy sẽ được chọn lọc tái bản trong nước, như trường hợp Nhật Tiến, Lê Tất Điều, Phan Văn Tạo, Nguyễn Mộng Giác…
Tôi yêu thích và vẫn còn nhớ từng đoạn văn tùy bút của thầy trong cuốn Ý nghĩ trên cỏ. Sau này, viết tản văn, tôi biết mình chịu ảnh hưởng những bài của thầy như Nếu buổi sáng hôm nay, Quá khứ một lần nữa, Uống rượu ở chợ Đũi, Những trái cao su ở Sài Gòn…
Tôi đã gửi tặng thầy tập sách mỏng của tôi và vui sướng báo tin với thầy, cách đây hai năm, cô giáo Lê Trà My, với sự hướng dẫn của giáo sư Trần Đình Sử, đã bảo vệ thành công luận án tiến sĩ về thể tản văn và sau đó đã chọn tác phẩm của Nguyễn Xuân Hoàng in trong tập Tản văn Việt Nam hiện đại.
Gần dây nhất, báo Lao Động cuối tuần cũng in lại truyện ngắn Ở quán cà phê Starbucks mà thầy mới viết.
Sau 1975, những người trí thức ở miền Nam đều gặp khó khăn về đời sống, Nguyễn Xuân Hoàng viết báo Tin sáng với bút hiệu Nguyễn Mai Khôi. Hồi đó công chúng Sài Gòn không có nhiều sản phẩm nghệ thuật đa dạng để thưởng thức, có lần tôi gặp thầy đến Phân viện tư liệu điện ảnh ở đường Phan Kế Bính để xin vé xem phim hạn chế.
Một lần khác, tình cờ gặp thầy cô ở nhà hát Trần Hưng Đạo, trông thầy rất vui và tỏ ra thú vị với vở kịch Vụ án Erostrat. Từ khi định cưở Mỹ năm 1985, thầy tiếp tục viết văn, làm báo, tham gia giảng dạy văn học Việt Nam ở Đại học California, góp phần tục bản tờ tạp chí Văn cho đến năm 2008 mới đình bản vì lý do tài chính.
Sang năm là kỷ niệm 50 năm ra đời, tờ tạp chí văn học này có những đóng góp quan trọng trong việc giới thiệu các khuynh hướng, trào lưu và tác gia lớn trên thế giới, góp phần hiện đại hóa văn học ở miền Nam trước 1975, “thực sự làm sống dậy một đam mê chữ nghĩa của nhiều người viết trẻ”, như thầy Hoàng nhận xét.
Không phải ngẫu nhiên mà gần đây, trong các trường đại học và các viện nghiên cứu, tạp chí Văn là một nguồn tài liệu tham khảo đáng tin cậy cho các luận văn, luận án về văn học.
Bức ảnh in kèm đây chụp nhà văn Nguyễn Xuân Hoàng ở Thung lũng Silicon, thầy gửi cho tôi đã gần chín năm. Năm ngoái nhân một đồng nghiệp ở trường đi trao đổi khoa học ở Mỹ, thầy lại gửi sách mới cho tôi.
Thầy còn hẹn sẽ về Sài Gòn, thầy trò đi uống cà phê một bữa. Tôi đã chuẩn bị photocopy tặng thầy một bài luận và học bạ lớp 12 của tôi có lời phê, điểm số và chữ ký của thầy với tư cách là giáo sư hướng dẫn (bây giờ gọi là giáo viên chủ nhiệm) cùng với toàn bộ tập bài giảng tâm lý học in ronéo thầy soạn cho lớp mà tôi lưu giữ cẩn thận suốt 40 năm qua. Nhưng bây giờ đây e rằng điều đó đã không còn ý nghĩa.
Trong sách Đoạn đường chiến binh, nhà văn Thế Uyên, một người cùng thế hệ vừa từ trần tháng 6 năm nay, kể rằng hồi chiến tranh có lần Trịnh Công Sơn đặt câu hỏi: “Khi đất nước thanh bình, bạn bè hai bên trở về, sẽ ra sao nhỉ?”.
Thế hệ đó đến nay vẫn còn nhiều người thất lạc quê hương, thất lạc bạn bè. Nguyễn Xuân Hoàng hay viết hai từ “Hẹn gặp” để tiễn biệt một bạn văn vừa ra đi: “Nghĩ cho cùng trên đời này tưởng là chia tay mà vẫn là gặp gỡ và tưởng là gặp gỡ đôi khi đã là chia tay. Con người giống như những hạt bụi bay tán loạn giữa bầu trời và tình cờ gặp nhau, rồi những cơn giông bất ngờ ập đến bắn tung ra, những hạt bụi lại rời nhau bay về những phương hướng khác. Những hạt bụi có còn gặp lại nhau không hay mãi mãi không bao giờ tái hợp?”.
Nếu có thế giới bên kia, liệu những người đã ra đi đó còn có dịp ngồi lại với nhau để nói tiếp câu chuyện bỏ dở của những người trí thức đã kinh qua cơn tao loạn của lịch sử?
DN
Nguyễn Xuân Hoàng là người nghệ sĩ đích thực, nhưng tư chất nhà giáo đặt ra những giới hạn không thể vượt qua cả trong cuộc đời lẫn trong nghệ thuật.
Khuya thứ Bảy 17/8, anh Nguyễn Quốc Thái gọi từ Quận Cam báo tin sắp lên San José thăm nhà văn Nguyễn Xuân Hoàng đang trong cơn bạo bệnh. Tình trạng sức khỏe của thầy tôi đã nghe mấy tuần nay, đã xem thủ bút của thầy Tôi không còn thời gian, nhưng tôi vẫn tin Ơn Trên còn cho thầy phép lạ.
Chân dung nhà văn Nguyễn Xuân Hoàng
Anh không về thật rồi
không tìm café bụi đời khác
chỗ ngồi đó quê hương đó
đã hoang vu. (Vũ Trọng Quang)
Thầy Nguyễn Xuân Hoàng và thầy Nguyễn Trọng Văn là hai người thầy giáo mà tôi quý mến cùng dạy lớp 12C3 của chúng tôi ở Trường Trung học Trường Sơn, Sài Gòn.
Thầy Nguyễn Trọng Văn dạy luận lý học (logic học), thuộc khuynh hướng “dấn thân”, thường cộng tác với các báo khuynh tả. Thầy Nguyễn Xuân Hoàng dạy tâm lý học, gần với khuynh hướng “viễn mơ”, làm báo thuần túy văn nghệ. Nhưng cả hai thầy đều để lại trong tôi những ấn tượng tốt đẹp về tư chất của người trí thức.
Dạo đó thầy Văn vừa có bài thuyết trình gây chấn động ở Trường Đại học Văn khoa “Phạm Duy đã chết như thế nào?”, sau đó được nhà xuất bản Văn Mới in thành sách.
Ý kiến của thầy gây ra tranh cãi: người tán thành thì đồng tình với việc phê phán người nhạc sĩ đã sửa lời những bài ca kháng chiến; kẻ phản đối thì cho đó là thái độ “chính trị hóa nghệ thuật” và bất công với người nghệ sĩ.
Hơn 40 năm sau, đọc lại những gì Nguyễn Trọng Văn viết về Phạm Duy, dễ thấy là cuộc đấu tranh tư tưởng trong hoàn cảnh cực đoan lúc đó đã dẫn đến những nhận xét nặng nề, nhưng tự trong thâm tâm người viết vẫn trân trọng tài năng của nhạc sĩ và muốn đặt Phạm Duy giữa lòng dân tộc.
Một lần, trong lớp tôi, chính thầy Văn đã say sưa nói về những kỷ niệm liên quan đến bài hát Tóc mai sợi vắn sợi dài của người nhạc sĩ tài năng ấy. Và thật là một nghĩa cử đẹp: sau hơn 30 năm, một trong những người đến thăm Nguyễn Trọng Văn nằm dưỡng bệnh tại nhà sau cơn tai biến chính là nhạc sĩ Phạm Duy khi mới hồi hương.
Thầy Nguyễn Xuân Hoàng thì khác. Thầy yêu nhạc Phạm Duy, cũng như Trịnh Công Sơn, và muốn tách con người nghệ sĩ Phạm Duy ra khỏi con người chính trị của ông. Nhưng thầy Hoàng thật ra không phải là nhà văn viễn mơ.
Trong cái năm 1972 nhiều biến động ấy, thầy nhận lời ông Nguyễn Đình Vượng thay nhà văn Trần Phong Giao điều hành tạp chí Văn trên cương vị thư ký tòa soạn.
Cũng năm đó, thầy viết một truyện ngắn có chất tự truyện nhan đề Cha và anh đăng trên tạp chí Vấn đề của Vũ Khắc Khoan, hoài nhớ về những ngày kháng chiến chống Pháp, trong đó trích lại mấy đoạn trong bài Bà mẹ Gio Linh của Phạm Duy. Vì việc ấy, tạp chí Vấn đề bị tịch thu và tác giả Nguyễn Xuân Hoàng bị gọi ra hầu tòa.
Không biết truyện ngắn đó có phải là cách đối thoại tế nhị của thầy Hoàng với thầy Văn hay chăng; nhưng dù không tán thành sự chọn lựa của đồng nghiệp, trong trường hai thầy bao giờ cũng nể trọng nhau.
Hai ông thầy đều cao ráo, đẹp trai theo cách riêng: thầy Văn râu quai nón, uy nghi, đường bệ, giọng nói chắc nịch, đi xe hơi Volkswagen tới trường; thầy Hoàng dáng thư sinh, pha một chút “bụi đời”, đi xe máy Lambretta, buổi chiều bao giờ cũng đến trường thật sớm, ngồi chờ ở văn phòng trước khi vào lớp.
Ngoài bài giảng, thầy Văn thích nói chuyện xã hội; thầy Hoàng chỉ nói chuyện văn nghệ, triết lý. Một lần, nhân nói về cuốn sách Nói với tuổi hai mươi của Nhất Hạnh, trong đó tác giả trao đổi thân ái với Phạm Công Thiện về vấn đề lý tưởng, thầy Hoàng đưa ra so sánh rất thú vị và sâu sắc về hai tu sĩ Phật giáo nổi tiếng này; thầy nói thầy yêu quý cả hai, nhưng nếu chọn lựa một hướng suy nghĩ tích cực cho cuộc đời, thì thầy chọn Nhất Hạnh.
Thầy Nguyễn Xuân Hoàng không thích uống rượu, có thể đó như một phản ứng với người cha nghiện rượu chăng? Vì nể nang tình bạn mà thầy hay ngồi với nhà thơ Tạ Ký ở quán rượu bên chợ Đũi.
Thầy chỉ thích cà phê, nhất là thích nhìn những giọt cà phê sóng sánh rơi xuống đáy ly. Rượu thường làm người ta hưng phấn, bốc lên; cà phê giúp người ta trầm tĩnh, đằm xuống.
Hình như A. Camus bảo nghề giáo là chỗ sa lầy của nhà văn chính là theo nghĩa này.
Khi tiểu thuyết Kẻ tà đạo được xuất bản sau khi đăng dài kỳ trên một tờ báo, có người hỏi thầy: “Kẻ tà đạo là ai?”, thầy tự trào: “Kẻ tà đạo là tôi đó!”. Thật ra, Nguyễn Xuân Hoàng vẫn là người coi trọng cái đạo trong đời và trong văn.
Sau này, trên đất Mỹ, theo lời kể của thầy, có lần hai người đang ngồi trong quán cà phê, Phạm Duy bỗng xô ghế đứng dậy bỏ đi giữa chừng, vì nghĩ rằng Nguyễn Xuân Hoàng không thích con người ngoài đời của ông.
Một câu chuyện khác chứng tỏ cái đạo của người làm báo: Khoảng 1973 Nguyễn Xuân Hoàng về Nha Trang phỏng vấn nhà văn đồng hương Võ Hồng, bài báo chỉ có một câu nói vui về chuyện “đi bước nữa” của nhà văn mô phạm “lắm mối tối nằm không” này mà khiến ông hờn dỗi, làm người phỏng vấn phải vội vàng “nói lại cho rõ” ngay trên số báo sau: “Nha Trang, Võ Hồng và không có ai là phu nhân”.
Tôi đã đọc hết những truyện ngắn và tiểu thuyết của Nguyễn Xuân Hoàng in trước 1975: Mù sương; Sinh nhật; Khu rừng hực lửa; Kẻ tà đạo; Bất cứ lúc nào, bất cứ ở đâu…
Riêng sách thầy in ở nước ngoài tôi không có đầy đủ, nên chưa thể viết một bài toàn diện về sự nghiệp văn học của thầy. Nhưng tôi tin rằng không sớm thì muộn, sách của thầy sẽ được chọn lọc tái bản trong nước, như trường hợp Nhật Tiến, Lê Tất Điều, Phan Văn Tạo, Nguyễn Mộng Giác…
Tôi yêu thích và vẫn còn nhớ từng đoạn văn tùy bút của thầy trong cuốn Ý nghĩ trên cỏ. Sau này, viết tản văn, tôi biết mình chịu ảnh hưởng những bài của thầy như Nếu buổi sáng hôm nay, Quá khứ một lần nữa, Uống rượu ở chợ Đũi, Những trái cao su ở Sài Gòn…
Tôi đã gửi tặng thầy tập sách mỏng của tôi và vui sướng báo tin với thầy, cách đây hai năm, cô giáo Lê Trà My, với sự hướng dẫn của giáo sư Trần Đình Sử, đã bảo vệ thành công luận án tiến sĩ về thể tản văn và sau đó đã chọn tác phẩm của Nguyễn Xuân Hoàng in trong tập Tản văn Việt Nam hiện đại.
Gần dây nhất, báo Lao Động cuối tuần cũng in lại truyện ngắn Ở quán cà phê Starbucks mà thầy mới viết.
Sau 1975, những người trí thức ở miền Nam đều gặp khó khăn về đời sống, Nguyễn Xuân Hoàng viết báo Tin sáng với bút hiệu Nguyễn Mai Khôi. Hồi đó công chúng Sài Gòn không có nhiều sản phẩm nghệ thuật đa dạng để thưởng thức, có lần tôi gặp thầy đến Phân viện tư liệu điện ảnh ở đường Phan Kế Bính để xin vé xem phim hạn chế.
Một lần khác, tình cờ gặp thầy cô ở nhà hát Trần Hưng Đạo, trông thầy rất vui và tỏ ra thú vị với vở kịch Vụ án Erostrat. Từ khi định cưở Mỹ năm 1985, thầy tiếp tục viết văn, làm báo, tham gia giảng dạy văn học Việt Nam ở Đại học California, góp phần tục bản tờ tạp chí Văn cho đến năm 2008 mới đình bản vì lý do tài chính.
Sang năm là kỷ niệm 50 năm ra đời, tờ tạp chí văn học này có những đóng góp quan trọng trong việc giới thiệu các khuynh hướng, trào lưu và tác gia lớn trên thế giới, góp phần hiện đại hóa văn học ở miền Nam trước 1975, “thực sự làm sống dậy một đam mê chữ nghĩa của nhiều người viết trẻ”, như thầy Hoàng nhận xét.
Không phải ngẫu nhiên mà gần đây, trong các trường đại học và các viện nghiên cứu, tạp chí Văn là một nguồn tài liệu tham khảo đáng tin cậy cho các luận văn, luận án về văn học.
Bức ảnh in kèm đây chụp nhà văn Nguyễn Xuân Hoàng ở Thung lũng Silicon, thầy gửi cho tôi đã gần chín năm. Năm ngoái nhân một đồng nghiệp ở trường đi trao đổi khoa học ở Mỹ, thầy lại gửi sách mới cho tôi.
Thầy còn hẹn sẽ về Sài Gòn, thầy trò đi uống cà phê một bữa. Tôi đã chuẩn bị photocopy tặng thầy một bài luận và học bạ lớp 12 của tôi có lời phê, điểm số và chữ ký của thầy với tư cách là giáo sư hướng dẫn (bây giờ gọi là giáo viên chủ nhiệm) cùng với toàn bộ tập bài giảng tâm lý học in ronéo thầy soạn cho lớp mà tôi lưu giữ cẩn thận suốt 40 năm qua. Nhưng bây giờ đây e rằng điều đó đã không còn ý nghĩa.
Trong sách Đoạn đường chiến binh, nhà văn Thế Uyên, một người cùng thế hệ vừa từ trần tháng 6 năm nay, kể rằng hồi chiến tranh có lần Trịnh Công Sơn đặt câu hỏi: “Khi đất nước thanh bình, bạn bè hai bên trở về, sẽ ra sao nhỉ?”.
Thế hệ đó đến nay vẫn còn nhiều người thất lạc quê hương, thất lạc bạn bè. Nguyễn Xuân Hoàng hay viết hai từ “Hẹn gặp” để tiễn biệt một bạn văn vừa ra đi: “Nghĩ cho cùng trên đời này tưởng là chia tay mà vẫn là gặp gỡ và tưởng là gặp gỡ đôi khi đã là chia tay. Con người giống như những hạt bụi bay tán loạn giữa bầu trời và tình cờ gặp nhau, rồi những cơn giông bất ngờ ập đến bắn tung ra, những hạt bụi lại rời nhau bay về những phương hướng khác. Những hạt bụi có còn gặp lại nhau không hay mãi mãi không bao giờ tái hợp?”.
Nếu có thế giới bên kia, liệu những người đã ra đi đó còn có dịp ngồi lại với nhau để nói tiếp câu chuyện bỏ dở của những người trí thức đã kinh qua cơn tao loạn của lịch sử?
DN
- tancogiaoduyen
- Site Admin
- Bài viết: 41708
- Ngày tham gia: Hai T4 12, 2004 5:00 pm
- Đến từ: U.S.A
- Tiếp xúc:
- tancogiaoduyen
- Site Admin
- Bài viết: 41708
- Ngày tham gia: Hai T4 12, 2004 5:00 pm
- Đến từ: U.S.A
- Tiếp xúc:
Re: Nhà văn Nguyễn Xuân Hoàng qua đời
[7mau]Nguyễn Xuân Hoàng - người và văn[/7mau]
Nhà báo tự do Bùi Văn Phú
Gửi cho BBC Tiếng Việt từ Hoa Kỳ
Anh Nguyễn-Xuân Hoàng bệnh từ hơn một năm qua. Tôi quen anh Hoàng không qua văn học mà qua làng báo hải ngoại.
Tuy nhiên giáo sư Nguyễn-Xuân Hoàng đã là một cái tên quen thuộc từ những năm tôi học trung học đệ nhị cấp, tức cấp ba ngày nay, ở Sài Gòn vào đầu thập niên 1970.
Đường phố Sài Gòn thời đó tràn ngập băng rôn quảng cáo học luyện thi tú tài, nổi tiếng với các giáo sư toán lý hoá cho học sinh ban A và ban B.
Riêng môn triết có tên hai người thày thường được quảng cáo mà tôi còn nhớ là Vĩnh Để và Nguyễn-Xuân Hoàng.
Chương trình lớp 12 ban A có triết nên nhiều học sinh biết thày Nguyễn-Xuân Hoàng qua sách giáo khoa, qua những câu hỏi và trả lời ngắn về tâm lý học, luận lý học.
Tôi chưa được biết đến anh qua văn chương của tạp chí Văn vì ở tuổi đó, tôi mới bước từ Tuổi Hoa sang Tuổi Ngọc.
Quen biết anh ở Mỹ, thân hơn từ ngày anh về Thung lũng Hoa vàng làm báo.
Bên những ly cà-phê, được nghe anh nói ít nhiều về cuộc đời.
Gia đình gốc Xuân Trường, Nam Định, anh sinh ngày 7-7-1940 ở Nha Trang, con áp út trong số mười ba anh chị em.
Là cựu học sinh Võ Tánh Nha Trang và Pétrus Kỳ Sài Gòn, lên đại học có lúc anh học quốc gia hành chánh, dự bị y khoa nhưng cuộc đời không dẫn anh vào con đường hoạn lộ hay cứu nhân độ thế mà lại chệch hướng sang sư phạm với văn chương, triết học ở Đại học Đà Lạt.
Ngày đầu tiên anh bước lên bục giảng ở trường Ngô Quyền, Biên Hòa, rồi một năm sau về trường Petrus Ký ở Sài Gòn, nơi anh gắn bó hơn một thập niên cho đến ngày đứt phim.
Tôi cũng là thầy giáo, thuộc thế hệ đàn em và trưởng thành ở nước ngoài nhưng vẫn nhớ thời học sinh nên thường cùng anh chia sẻ vui buồn phấn trắng, bảng đen, về học trò tinh nghịch.
Nói chuyện toán, lý hóa, vạn vật anh cũng đầy kiến thức, nhưng đam mê là với Nietzche, với Sagan, với Sartre chuyện ở quán Cái Chùa nơi văn nghệ sĩ Sài Gòn tụ họp, cùng vài chuyện tình lãng mạn thời trẻ của anh.
Nhưng duyên số đưa đẩy anh Hoàng lấy chị Vy để dòng họ Nguyễn-Xuân và Trương-Gia trở thành sui gia.
Nên vợ chồng từ năm 1973, gia đình với một đàn con cháu và những buồn vui, tủi nhục cuộc đời, từ vượt biển, thăm nuôi cùng chăm lo cho đàn con dại sau khi bỏ phấn, bỏ bảng, bỏ triết đông, triết tây để ngột thở với triết học Mác-Lê không thích hợp với tư tưởng phóng khoáng của nhà văn.
Bụi, rác, mây và sa mạc"Dạy học hay làm báo để mưu sinh, văn học mới là đam mê của anh"
Sau tháng 4/1975 Việt Nam đổi đời. Sài Gòn đổi tên, trường Pétrus Ký thành Lê Hồng Phong và cho nữ sinh vào học.
Thầy Hoàng “mất dạy” sau một thập niên gắn bó với ngôi trường đã đưa vào đại học nhiều sinh viên giỏi để sau trở thành những trí thức đóng góp cho nền cộng hoà Việt Nam.
Cuộc đổi đời của anh, của người thân và cả đất nước là những hiện thân trong “Bụi và rác”, một trong ba quyển tiểu thuyết Nguyễn-Xuân Hoàng viết sau năm 1975.
Hai tác phẩm kia là “Người đi trên mây”, “Sa mạc”. “Bụi và rác (tức Người di trên mây II)” và “Lửa (tức Người đi trên mây III)” là bộ ba tập trường thiên tiểu thuyết về đất nước và những con người Việt Nam sau 1975. Hai quyển đầu đã xuất bản, tái bản.
Đã cho ra đời gần chục tác phẩm, một vài quyển nữa dự định xuất bản, trong đó có “Lửa” và một quyển viết về bạn văn mà anh đã cho tôi coi bìa mấy năm trước nhưng đến nay cũng chưa in.
Gia đình anh đến Mỹ định cư năm 1985 dưới sự bảo lãnh của một người em.
Qua Bataan, Philippines ít tháng rồi đi định cư ở tiểu bang Virginia. Không lâu sau anh dọn về nam California làm tổng thư ký cho nhật báo Người Việt từ năm 1986 đến 1998.
Tôi gặp anh Nguyễn-Xuân Hoàng lần đầu vào cuối năm 1995 ở tòa soạn báo Người Việt. Hôm đó tôi đưa anh Anatoli Sokolov, một nhà nghiên cứu Việt học từ Nga, đến thăm tòa báo và được anh cùng các anh Nguyễn Mộng Giác, Hoàng Khởi Phong đón tiếp.
Hân hạnh được gặp một giáo sư nổi tiếng từ hơn hai mươi năm về trước, nhưng trông anh còn rất trẻ so với những thày cô đã dạy tôi.
Anh thích những ký sự tôi viết từ châu Phi, từ Đông nam Á. Những bài viết vào thời điểm trước khi máy điện toán có dấu tiếng Việt ra đời được thư ký trong tòa soạn đánh máy từ bản thảo viết tay.
Khi nhận được báo in, cuối mỗi bài viết của tôi thấy có ký hiệu, thường là “ty” hay “tn” trong móc đơn, tôi hỏi, được anh giải thích đó là tên tắt của người rà soát bài đã đánh máy, làm như thế để họ có trách nhiệm nếu có những lỗi chính tả hay thiếu sót trong nội dung.
Không biết lối kiểm soát đó có phải là sáng kiến của anh Hoàng, nhưng sau này anh với Việt Mercury, rồi Việt Tribune cách thức này cũng được áp dụng.
Cuối năm 1998 anh bỏ tờ Người Việt, lên San Jose làm tổng thư ký cho tuần báo Việt Mercury, là tờ báo con của tập đoàn truyền thông Mỹ Knight Ridder với tờ San Jose Mercury News là báo mẹ.
Cuối năm 2005, Việt Mercury đình bản. Anh chị không về nam Cali mà ở lại San Jose, cho ra tờ Việt Tribune.
Chị Vy lo quản trị thương mại, anh Hoàng lo bài vở, đến nay đã được 427 số, mỗi số hơn 70 trang khổ vuông 31 cm với bài vở thường xuyên của Hoàng Ngọc Nguyên, Giao Chỉ Vũ Văn Lộc, Tưởng Năng Tiến, Bùi Văn Phú, Nguyễn Xuân Nghĩa, Đỗ Quý Toàn. Như thế anh chị đã thành công trong môi trường sinh hoạt báo chí hải ngoại.
Dạy học hay làm báo để mưu sinh, văn học mới là đam mê của anh. Nhiều năm anh đã chăm lo tạp chí Văn ở Việt Nam trước 1975, đến Mỹ anh tiếp tục cùng Mai Thảo lo khu vườn văn học cho đến khi tạp chí này đình bản năm 2008. Anh cũng đóng góp nhiều cho các tạp chí Văn Học, Thế Kỷ 21 xuất bản ở California.
Hiện anh có “Nguyễn Xuân Hoàng Blog” trên mạng voatiengviet.com và mỗi tuần Việt Tribune cũng dành một mảnh vườn để giới thiệu sinh hoạt văn học nghệ thuật.
Đến với Thung lũng Hoa vàng, anh Hoàng còn có một thời gian làm giảng viên lớp Văn học Việt Nam Hiện đại tại Đại học Berkeley.
Những dịp ghé trụ sở Việt Tribune trên đường Oakland Road ở San Jose, chúng tôi hay rủ nhau đi ăn phở Tàu Bay và uống cà-phê Starbucks gần tòa soạn.
Anh Hoàng và chị Vy giao thiệp rộng rãi, có nhiều bạn. Anh tránh làm mất lòng ai. Đôi khi trong bài viết tôi có nhắc đến một nhân vật nào đó không được tích cực, anh xin sửa đôi chút cho nhẹ nhàng.
Cũng có những bài viết anh không muốn đăng nhưng có thảo luận với tôi để cuối cùng dù đăng, theo ý tôi giải thích, hay không đăng theo cách suy nghĩ của anh, thì cả hai đều vui vẻ đồng ý, không có những căng thẳng hay giận nhau.
Nhà ga luân hồiTừ ngày biết tin anh bệnh, nhiều bạn khắp nơi đến thăm. Hè năm ngoái tôi ghé thăm anh, gặp vợ chồng thi sĩ Hải Phương cùng hiền thê của anh Trương Vũ từ Washington D.C. sang thăm.
Lần khác có nhà văn Phan Nhật Nam, bác sĩ Phạm Đức Vượng. Khi đó anh còn đi đứng được và cùng ra ngoài ăn trưa với các bạn, tuy phải đẩy gậy có bánh xe.
Hai tuần trước tôi ghé thăm anh tại căn nhà anh chị mới dọn qua từ đầu năm. Anh nằm trong phòng, vẻ mặt gầy đi nhiều. Có y tá ở đó trông coi, tiêm thuốc, cho uống thuốc theo thời khắc hay khi cần. Nếu muốn, anh có thể ngồi xe lăn ra phòng khách xem một vài trận World Cup trên ti-vi.
Trên giường, bên cạnh anh có nhiều sách, trong đó có quyển Cuộc Sống Cuộc Chiến và Rồi… là bản dịch một tác phẩm của Oriana Fallaci và quyển Hơn Nửa Đời Hư của Vương Hồng Sển viết về đời sống Nam Bộ làm anh nhớ đến Hồ Biểu Chánh, một tác giả miền Nam mà anh yêu thích.
Giọng anh yếu, nhưng tỉnh táo, nhớ nhiều chuyện về bạn bè, về sinh hoạt văn học. Anh nói không biết còn sống được bao lâu, một tuần, một năm hay vài năm nhưng anh sẵn sàng rồi, chỉ lo cho chị Vy thôi.
Trong tạp chí Khởi Hành số đặc biệt về Nguyễn-Xuân Hoàng, tháng 5&6/2012, nhà thơ Viên Linh có chép lại một bài thơ:
từ xa phố chợ đến giờ
chân quen bỏ lệ gõ bờ lộ quen
hoang vu chín đến độ thèm
lạnh tàn nhẫn rót vào đêm lên đường
mùa sương phố núi mù sương
nhịp buồn hút gió hồn nương sao rừng
chuyện linh hồn với bản thân
bàn tay thượng đế mộ phần chiêm bao
đồi thông xanh tóc nghẹn ngào
ngập ngừng lạnh xuống từ bao lâu rồi
còn tôi, còn chỉ mình tôi
mây bay đầu núi kéo trời lên xa
bàn tay thoáng nổi da gà
thẳm sâu lòng đất nhà ga luân hồi
Bài thơ của tác giả Hoang Vu viết cách đây đã hơn nửa thế kỷ. Ít ai biết đó chính là bút hiệu của Nguyễn-Xuân Hoàng những ngày mới chập chững bước vào chốn văn chương, triết học.
Trong các thể thơ Việt, tôi thích nhất lục bát.
Chép lại bài thơ để bày tỏ lòng qúi mến đối với tác giả, một người anh, người bạn đã nhiều dịp chia sẻ với tôi buồn vui dạy học, làm báo và văn học trước khi chuyến xe luân hồi ghé bến để anh lên đường.
Tác giả là một nhà báo tự do hiện sống tại vùng Vịnh San Francisco, California.
Nhà báo tự do Bùi Văn Phú
Gửi cho BBC Tiếng Việt từ Hoa Kỳ
Anh Nguyễn-Xuân Hoàng bệnh từ hơn một năm qua. Tôi quen anh Hoàng không qua văn học mà qua làng báo hải ngoại.
Tuy nhiên giáo sư Nguyễn-Xuân Hoàng đã là một cái tên quen thuộc từ những năm tôi học trung học đệ nhị cấp, tức cấp ba ngày nay, ở Sài Gòn vào đầu thập niên 1970.
Đường phố Sài Gòn thời đó tràn ngập băng rôn quảng cáo học luyện thi tú tài, nổi tiếng với các giáo sư toán lý hoá cho học sinh ban A và ban B.
Riêng môn triết có tên hai người thày thường được quảng cáo mà tôi còn nhớ là Vĩnh Để và Nguyễn-Xuân Hoàng.
Chương trình lớp 12 ban A có triết nên nhiều học sinh biết thày Nguyễn-Xuân Hoàng qua sách giáo khoa, qua những câu hỏi và trả lời ngắn về tâm lý học, luận lý học.
Tôi chưa được biết đến anh qua văn chương của tạp chí Văn vì ở tuổi đó, tôi mới bước từ Tuổi Hoa sang Tuổi Ngọc.
Quen biết anh ở Mỹ, thân hơn từ ngày anh về Thung lũng Hoa vàng làm báo.
Bên những ly cà-phê, được nghe anh nói ít nhiều về cuộc đời.
Gia đình gốc Xuân Trường, Nam Định, anh sinh ngày 7-7-1940 ở Nha Trang, con áp út trong số mười ba anh chị em.
Là cựu học sinh Võ Tánh Nha Trang và Pétrus Kỳ Sài Gòn, lên đại học có lúc anh học quốc gia hành chánh, dự bị y khoa nhưng cuộc đời không dẫn anh vào con đường hoạn lộ hay cứu nhân độ thế mà lại chệch hướng sang sư phạm với văn chương, triết học ở Đại học Đà Lạt.
Ngày đầu tiên anh bước lên bục giảng ở trường Ngô Quyền, Biên Hòa, rồi một năm sau về trường Petrus Ký ở Sài Gòn, nơi anh gắn bó hơn một thập niên cho đến ngày đứt phim.
Tôi cũng là thầy giáo, thuộc thế hệ đàn em và trưởng thành ở nước ngoài nhưng vẫn nhớ thời học sinh nên thường cùng anh chia sẻ vui buồn phấn trắng, bảng đen, về học trò tinh nghịch.
Nói chuyện toán, lý hóa, vạn vật anh cũng đầy kiến thức, nhưng đam mê là với Nietzche, với Sagan, với Sartre chuyện ở quán Cái Chùa nơi văn nghệ sĩ Sài Gòn tụ họp, cùng vài chuyện tình lãng mạn thời trẻ của anh.
Nhưng duyên số đưa đẩy anh Hoàng lấy chị Vy để dòng họ Nguyễn-Xuân và Trương-Gia trở thành sui gia.
Nên vợ chồng từ năm 1973, gia đình với một đàn con cháu và những buồn vui, tủi nhục cuộc đời, từ vượt biển, thăm nuôi cùng chăm lo cho đàn con dại sau khi bỏ phấn, bỏ bảng, bỏ triết đông, triết tây để ngột thở với triết học Mác-Lê không thích hợp với tư tưởng phóng khoáng của nhà văn.
Bụi, rác, mây và sa mạc"Dạy học hay làm báo để mưu sinh, văn học mới là đam mê của anh"
Sau tháng 4/1975 Việt Nam đổi đời. Sài Gòn đổi tên, trường Pétrus Ký thành Lê Hồng Phong và cho nữ sinh vào học.
Thầy Hoàng “mất dạy” sau một thập niên gắn bó với ngôi trường đã đưa vào đại học nhiều sinh viên giỏi để sau trở thành những trí thức đóng góp cho nền cộng hoà Việt Nam.
Cuộc đổi đời của anh, của người thân và cả đất nước là những hiện thân trong “Bụi và rác”, một trong ba quyển tiểu thuyết Nguyễn-Xuân Hoàng viết sau năm 1975.
Hai tác phẩm kia là “Người đi trên mây”, “Sa mạc”. “Bụi và rác (tức Người di trên mây II)” và “Lửa (tức Người đi trên mây III)” là bộ ba tập trường thiên tiểu thuyết về đất nước và những con người Việt Nam sau 1975. Hai quyển đầu đã xuất bản, tái bản.
Đã cho ra đời gần chục tác phẩm, một vài quyển nữa dự định xuất bản, trong đó có “Lửa” và một quyển viết về bạn văn mà anh đã cho tôi coi bìa mấy năm trước nhưng đến nay cũng chưa in.
Gia đình anh đến Mỹ định cư năm 1985 dưới sự bảo lãnh của một người em.
Qua Bataan, Philippines ít tháng rồi đi định cư ở tiểu bang Virginia. Không lâu sau anh dọn về nam California làm tổng thư ký cho nhật báo Người Việt từ năm 1986 đến 1998.
Tôi gặp anh Nguyễn-Xuân Hoàng lần đầu vào cuối năm 1995 ở tòa soạn báo Người Việt. Hôm đó tôi đưa anh Anatoli Sokolov, một nhà nghiên cứu Việt học từ Nga, đến thăm tòa báo và được anh cùng các anh Nguyễn Mộng Giác, Hoàng Khởi Phong đón tiếp.
Hân hạnh được gặp một giáo sư nổi tiếng từ hơn hai mươi năm về trước, nhưng trông anh còn rất trẻ so với những thày cô đã dạy tôi.
Anh thích những ký sự tôi viết từ châu Phi, từ Đông nam Á. Những bài viết vào thời điểm trước khi máy điện toán có dấu tiếng Việt ra đời được thư ký trong tòa soạn đánh máy từ bản thảo viết tay.
Khi nhận được báo in, cuối mỗi bài viết của tôi thấy có ký hiệu, thường là “ty” hay “tn” trong móc đơn, tôi hỏi, được anh giải thích đó là tên tắt của người rà soát bài đã đánh máy, làm như thế để họ có trách nhiệm nếu có những lỗi chính tả hay thiếu sót trong nội dung.
Không biết lối kiểm soát đó có phải là sáng kiến của anh Hoàng, nhưng sau này anh với Việt Mercury, rồi Việt Tribune cách thức này cũng được áp dụng.
Cuối năm 1998 anh bỏ tờ Người Việt, lên San Jose làm tổng thư ký cho tuần báo Việt Mercury, là tờ báo con của tập đoàn truyền thông Mỹ Knight Ridder với tờ San Jose Mercury News là báo mẹ.
Cuối năm 2005, Việt Mercury đình bản. Anh chị không về nam Cali mà ở lại San Jose, cho ra tờ Việt Tribune.
Chị Vy lo quản trị thương mại, anh Hoàng lo bài vở, đến nay đã được 427 số, mỗi số hơn 70 trang khổ vuông 31 cm với bài vở thường xuyên của Hoàng Ngọc Nguyên, Giao Chỉ Vũ Văn Lộc, Tưởng Năng Tiến, Bùi Văn Phú, Nguyễn Xuân Nghĩa, Đỗ Quý Toàn. Như thế anh chị đã thành công trong môi trường sinh hoạt báo chí hải ngoại.
Dạy học hay làm báo để mưu sinh, văn học mới là đam mê của anh. Nhiều năm anh đã chăm lo tạp chí Văn ở Việt Nam trước 1975, đến Mỹ anh tiếp tục cùng Mai Thảo lo khu vườn văn học cho đến khi tạp chí này đình bản năm 2008. Anh cũng đóng góp nhiều cho các tạp chí Văn Học, Thế Kỷ 21 xuất bản ở California.
Hiện anh có “Nguyễn Xuân Hoàng Blog” trên mạng voatiengviet.com và mỗi tuần Việt Tribune cũng dành một mảnh vườn để giới thiệu sinh hoạt văn học nghệ thuật.
Đến với Thung lũng Hoa vàng, anh Hoàng còn có một thời gian làm giảng viên lớp Văn học Việt Nam Hiện đại tại Đại học Berkeley.
Những dịp ghé trụ sở Việt Tribune trên đường Oakland Road ở San Jose, chúng tôi hay rủ nhau đi ăn phở Tàu Bay và uống cà-phê Starbucks gần tòa soạn.
Anh Hoàng và chị Vy giao thiệp rộng rãi, có nhiều bạn. Anh tránh làm mất lòng ai. Đôi khi trong bài viết tôi có nhắc đến một nhân vật nào đó không được tích cực, anh xin sửa đôi chút cho nhẹ nhàng.
Cũng có những bài viết anh không muốn đăng nhưng có thảo luận với tôi để cuối cùng dù đăng, theo ý tôi giải thích, hay không đăng theo cách suy nghĩ của anh, thì cả hai đều vui vẻ đồng ý, không có những căng thẳng hay giận nhau.
Nhà ga luân hồiTừ ngày biết tin anh bệnh, nhiều bạn khắp nơi đến thăm. Hè năm ngoái tôi ghé thăm anh, gặp vợ chồng thi sĩ Hải Phương cùng hiền thê của anh Trương Vũ từ Washington D.C. sang thăm.
Lần khác có nhà văn Phan Nhật Nam, bác sĩ Phạm Đức Vượng. Khi đó anh còn đi đứng được và cùng ra ngoài ăn trưa với các bạn, tuy phải đẩy gậy có bánh xe.
Hai tuần trước tôi ghé thăm anh tại căn nhà anh chị mới dọn qua từ đầu năm. Anh nằm trong phòng, vẻ mặt gầy đi nhiều. Có y tá ở đó trông coi, tiêm thuốc, cho uống thuốc theo thời khắc hay khi cần. Nếu muốn, anh có thể ngồi xe lăn ra phòng khách xem một vài trận World Cup trên ti-vi.
Trên giường, bên cạnh anh có nhiều sách, trong đó có quyển Cuộc Sống Cuộc Chiến và Rồi… là bản dịch một tác phẩm của Oriana Fallaci và quyển Hơn Nửa Đời Hư của Vương Hồng Sển viết về đời sống Nam Bộ làm anh nhớ đến Hồ Biểu Chánh, một tác giả miền Nam mà anh yêu thích.
Giọng anh yếu, nhưng tỉnh táo, nhớ nhiều chuyện về bạn bè, về sinh hoạt văn học. Anh nói không biết còn sống được bao lâu, một tuần, một năm hay vài năm nhưng anh sẵn sàng rồi, chỉ lo cho chị Vy thôi.
Trong tạp chí Khởi Hành số đặc biệt về Nguyễn-Xuân Hoàng, tháng 5&6/2012, nhà thơ Viên Linh có chép lại một bài thơ:
từ xa phố chợ đến giờ
chân quen bỏ lệ gõ bờ lộ quen
hoang vu chín đến độ thèm
lạnh tàn nhẫn rót vào đêm lên đường
mùa sương phố núi mù sương
nhịp buồn hút gió hồn nương sao rừng
chuyện linh hồn với bản thân
bàn tay thượng đế mộ phần chiêm bao
đồi thông xanh tóc nghẹn ngào
ngập ngừng lạnh xuống từ bao lâu rồi
còn tôi, còn chỉ mình tôi
mây bay đầu núi kéo trời lên xa
bàn tay thoáng nổi da gà
thẳm sâu lòng đất nhà ga luân hồi
Bài thơ của tác giả Hoang Vu viết cách đây đã hơn nửa thế kỷ. Ít ai biết đó chính là bút hiệu của Nguyễn-Xuân Hoàng những ngày mới chập chững bước vào chốn văn chương, triết học.
Trong các thể thơ Việt, tôi thích nhất lục bát.
Chép lại bài thơ để bày tỏ lòng qúi mến đối với tác giả, một người anh, người bạn đã nhiều dịp chia sẻ với tôi buồn vui dạy học, làm báo và văn học trước khi chuyến xe luân hồi ghé bến để anh lên đường.
Tác giả là một nhà báo tự do hiện sống tại vùng Vịnh San Francisco, California.
- tancogiaoduyen
- Site Admin
- Bài viết: 41708
- Ngày tham gia: Hai T4 12, 2004 5:00 pm
- Đến từ: U.S.A
- Tiếp xúc:
- tancogiaoduyen
- Site Admin
- Bài viết: 41708
- Ngày tham gia: Hai T4 12, 2004 5:00 pm
- Đến từ: U.S.A
- Tiếp xúc:
Re: Nhà văn Nguyễn Xuân Hoàng qua đời
[7mau]Khi một cây bút ra đi[/7mau]
Một người quen mất: Buồn. Khi người quen ấy lại là một nhà văn/nhà thơ, hơn nữa, một nhà văn/nhà thơ mình yêu thích: càng buồn hơn nữa. Cũng là người quen cả, nhưng với nhà văn/nhà thơ, qua tác phẩm của họ, bao giờ chúng ta cũng cảm thấy gần gũi hơn, thân mật hơn, do đó, việc ra đi của họ, dù muốn hay không, cũng làm chúng ta buồn rầu nhiều hơn.
Không những buồn rầu, tin tức về cái chết của một nhà văn/nhà thơ bao giờ cũng có vẻ gì như bất ngờ. Ngay cả khi chúng ta biết họ đã lớn tuổi hoặc bệnh hoạn lâu ngày, chúng ta vẫn cứ sửng sốt như thường. Lý do chính là vì một người cầm bút dường như không có tuổi. Đọc các tác phẩm của họ, dù chúng được viết lúc họ đã cao niên, chúng ta cũng thường có cảm giác như tâm hồn họ vẫn còn rất trẻ thơ. Để có thể chìm đắm miên man trong thế giới tưởng tượng. Để có thể rung lên những xúc động khẽ khàng và tinh tế trước một cái đẹp có khi rất nhẹ nhàng, thoáng qua trong cuộc sống.
Tác phẩm của họ, ở khía cạnh này, cũng chính là con người của họ. Tôi tiếp xúc khá nhiều với giới cầm bút. Nhiều người lớn tuổi hơn tôi, già giặn và uyên bác hơn hẳn tôi, vậy mà, nhiều lúc, tôi có cảm tưởng như họ là em tôi. Ở họ thỉnh thoảng có cái gì như hồn nhiên, như ngơ ngác, như yếu đuối. Trước, lúc tôi còn sống ở Paris, hầu như năm nào, vào đầu mùa thu, nhà văn Mai Thảo cũng tìm cách bay sang Paris, để, theo lời ông, ngắm lá vàng trên các đường phố. Những lúc ấy, tôi và ông hay đi loanh quanh cà phê cà pháo. Mỗi lần chia tay, thường ở một ga xe điện ngầm nào đó, bao giờ tôi cũng dặn dò ông hết chuyện này sang chuyện khác. Tôi biết ông rất giỏi tiếng Pháp. Tôi biết ông rất rành rẽ Paris. Thế nhưng, nhìn gương mặt ông, ánh mắt ông và dáng đi lênh khênh của ông, tôi lại sợ vu vơ là ông sẽ lạc. Nghĩ lại, tôi thấy cái sợ ấy thật buồn cười. Nhưng lần gặp lại sau, tôi lại có cảm giác y như vậy. Dưới mắt tôi, ông như một đứa em còn rất khờ khạo.
Với Nguyễn Xuân Hoàng, nhiều khi tôi cũng có cảm giác ấy. Anh lớn hơn tôi gần 20 tuổi. Lúc tôi còn là một đứa học trò trung học ngơ ngác và ngơ ngáo ở Đà Nẵng, anh đã là một thầy giáo và một nhà văn nổi tiếng ở Sài Gòn. Nhưng những lần gặp anh, ngồi lê la cà phê và chuyện trò với anh, tôi vẫn thấy ở anh có nét gì mơ mộng và hồn nhiên như một đứa trẻ.
Từ góc độ thuần tuý văn học, cuộc đời Nguyễn Xuân Hoàng có thể được xem là thành đạt: ở miền Nam, trước năm 1975, mới ngoài 30 tuổi, anh đã là tổng thư ký của Văn, tờ tạp chí văn học xuất sắc nhất hồi ấy; ra hải ngoại, anh lại tiếp tục làm chủ bút những tờ báo, từ thời sự đến văn học, nổi tiếng nhất của cộng đồng. Các cuốn sách của anh cũng được nhiều người khen ngợi. Nhưng anh lại rất khiêm tốn. Trong những lần trò chuyện, tôi chưa bao giờ bắt gặp ở anh một nét tự mãn nào cả. Lúc nào anh cũng than thở là chưa viết được như anh mong muốn. Có lần, sau khi khen Hoàng Ngọc-Tuấn và tôi, anh hạ giọng; “Nhìn bọn em, anh mới thấy thế hệ của bọn anh cái gì cũng lớt phớt, sách tiếng Pháp đọc được một chút, sách tiếng Anh đọc được một chút, chẳng có cái gì biết thật sâu cả.” Tôi không ngạc nhiên về lời khen của anh. Nhưng tôi ngạc nhiên về cách khen. Anh không nhất thiết phải tự hạ mình và thế hệ của mình xuống đến như vậy. Nhưng càng nói chuyện với Nguyễn Xuân Hoàng nhiều, tôi càng nhận ra đó là tính cách của anh. Anh không gồng mình. Thậm chí, nhiều lúc anh tự bêu xấu chính mình. Bởi vậy, bạn bè anh hay đùa là anh có tật hay than thở.
Bây giờ, Nguyễn Xuân Hoàng đã theo gót Nguyễn Mộng Giác, Thanh Tâm Tuyền và Mai Thảo đi vào cõi khác, nhiều người gọi là cõi vĩnh hằng. Cũng như với mấy người kia, nghe tin anh mất, tôi sửng sốt và buồn nhưng tôi lại không thấy hụt hẫng chút nào cả. Nhiều người hay nói đến những khoảng trống mênh mông để lại sau cái chết của những nhà văn hay nhà thơ lớn. Tôi không nghĩ vậy. Với tôi, cái chết của những cây bút lớn, ngay cả những người tôi ít nhiều quen biết, vẫn không gây nên một sự hụt hẫng nào cả. Lý do là, dù họ mất đi, tác phẩm của họ vẫn còn lại, hơn nữa, còn gần gũi hơn vì chúng không bị ngăn cách bởi tác giả nữa. Trước, đọc sách, có khi chúng ta nghĩ đến con người đã sáng tạo nên những cuốn sách ấy. Sau, chúng ta chỉ thấy sách, chỉ thì thầm tâm sự với sách. Chúng ta được giải phóng khỏi tác giả để được tự do thong dong với chữ nghĩa.
Chính vì vậy, nghe tin Nguyễn Xuân Hoàng mất, tôi với tay lên kệ, lấy tập truyện ngắn Căn nhà ngói đỏ của anh để đọc lại. Đó là cuốn sách tôi thích nhất của anh. Trong đó có nhiều truyện ngắn thật hay. Tôi tin truyện “Tự truyện một người vô tích sự” của anh là một trong những truyện ngắn hay nhất trong nền văn học Việt Nam ở hải ngoại từ sau năm 1975. Hay ở kỹ thuật. Hay ở văn phong. Truyện đầy ắp chi tiết, như một cuốn tiểu thuyết được nén lại.
Với những truyện như thế, tôi nghĩ anh không mất. Tôi tin là chỉ có trong lãnh vực văn học nghệ thuật mới có những người mang kích thước bao trùm cả ba chiều thời gian: quá khứ, hiện tại và tương lai. Với quá khứ, họ tạo ra được cả một thời đại để chúng ta có thể nhận diện được “những người muôn năm cũ”. Với hiện tại, họ là cả một thế giới mênh mông để chúng ta tha hồ ngao du. Và với tương lai, họ là một tinh tú lúc nào cũng bí ẩn và đầy thách đố để chúng ta phải không ngừng thám hiểm. Hiện diện trong ba chiều như vậy, các nhà văn và nhà thơ lớn vừa ở sau để làm di sản cho chúng ta, vừa là bạn đồng hành của chúng ta đồng thời cũng là những kẻ đứng trước, đâu đó, chờ đợi chúng ta: chúng ta gặp họ trong từng bước chân. Đến lúc chúng ta biến mất, họ vẫn còn.
Tôi không muốn gọi Nguyễn Xuân Hoàng là nhà văn lớn. Nhưng tôi tin một số truyện của anh, đặc biệt là truyện ngắn, sẽ còn được đọc và đọc lại. Lâu dài.
Nguyễn Hưng Quốc
Một người quen mất: Buồn. Khi người quen ấy lại là một nhà văn/nhà thơ, hơn nữa, một nhà văn/nhà thơ mình yêu thích: càng buồn hơn nữa. Cũng là người quen cả, nhưng với nhà văn/nhà thơ, qua tác phẩm của họ, bao giờ chúng ta cũng cảm thấy gần gũi hơn, thân mật hơn, do đó, việc ra đi của họ, dù muốn hay không, cũng làm chúng ta buồn rầu nhiều hơn.
Không những buồn rầu, tin tức về cái chết của một nhà văn/nhà thơ bao giờ cũng có vẻ gì như bất ngờ. Ngay cả khi chúng ta biết họ đã lớn tuổi hoặc bệnh hoạn lâu ngày, chúng ta vẫn cứ sửng sốt như thường. Lý do chính là vì một người cầm bút dường như không có tuổi. Đọc các tác phẩm của họ, dù chúng được viết lúc họ đã cao niên, chúng ta cũng thường có cảm giác như tâm hồn họ vẫn còn rất trẻ thơ. Để có thể chìm đắm miên man trong thế giới tưởng tượng. Để có thể rung lên những xúc động khẽ khàng và tinh tế trước một cái đẹp có khi rất nhẹ nhàng, thoáng qua trong cuộc sống.
Tác phẩm của họ, ở khía cạnh này, cũng chính là con người của họ. Tôi tiếp xúc khá nhiều với giới cầm bút. Nhiều người lớn tuổi hơn tôi, già giặn và uyên bác hơn hẳn tôi, vậy mà, nhiều lúc, tôi có cảm tưởng như họ là em tôi. Ở họ thỉnh thoảng có cái gì như hồn nhiên, như ngơ ngác, như yếu đuối. Trước, lúc tôi còn sống ở Paris, hầu như năm nào, vào đầu mùa thu, nhà văn Mai Thảo cũng tìm cách bay sang Paris, để, theo lời ông, ngắm lá vàng trên các đường phố. Những lúc ấy, tôi và ông hay đi loanh quanh cà phê cà pháo. Mỗi lần chia tay, thường ở một ga xe điện ngầm nào đó, bao giờ tôi cũng dặn dò ông hết chuyện này sang chuyện khác. Tôi biết ông rất giỏi tiếng Pháp. Tôi biết ông rất rành rẽ Paris. Thế nhưng, nhìn gương mặt ông, ánh mắt ông và dáng đi lênh khênh của ông, tôi lại sợ vu vơ là ông sẽ lạc. Nghĩ lại, tôi thấy cái sợ ấy thật buồn cười. Nhưng lần gặp lại sau, tôi lại có cảm giác y như vậy. Dưới mắt tôi, ông như một đứa em còn rất khờ khạo.
Với Nguyễn Xuân Hoàng, nhiều khi tôi cũng có cảm giác ấy. Anh lớn hơn tôi gần 20 tuổi. Lúc tôi còn là một đứa học trò trung học ngơ ngác và ngơ ngáo ở Đà Nẵng, anh đã là một thầy giáo và một nhà văn nổi tiếng ở Sài Gòn. Nhưng những lần gặp anh, ngồi lê la cà phê và chuyện trò với anh, tôi vẫn thấy ở anh có nét gì mơ mộng và hồn nhiên như một đứa trẻ.
Từ góc độ thuần tuý văn học, cuộc đời Nguyễn Xuân Hoàng có thể được xem là thành đạt: ở miền Nam, trước năm 1975, mới ngoài 30 tuổi, anh đã là tổng thư ký của Văn, tờ tạp chí văn học xuất sắc nhất hồi ấy; ra hải ngoại, anh lại tiếp tục làm chủ bút những tờ báo, từ thời sự đến văn học, nổi tiếng nhất của cộng đồng. Các cuốn sách của anh cũng được nhiều người khen ngợi. Nhưng anh lại rất khiêm tốn. Trong những lần trò chuyện, tôi chưa bao giờ bắt gặp ở anh một nét tự mãn nào cả. Lúc nào anh cũng than thở là chưa viết được như anh mong muốn. Có lần, sau khi khen Hoàng Ngọc-Tuấn và tôi, anh hạ giọng; “Nhìn bọn em, anh mới thấy thế hệ của bọn anh cái gì cũng lớt phớt, sách tiếng Pháp đọc được một chút, sách tiếng Anh đọc được một chút, chẳng có cái gì biết thật sâu cả.” Tôi không ngạc nhiên về lời khen của anh. Nhưng tôi ngạc nhiên về cách khen. Anh không nhất thiết phải tự hạ mình và thế hệ của mình xuống đến như vậy. Nhưng càng nói chuyện với Nguyễn Xuân Hoàng nhiều, tôi càng nhận ra đó là tính cách của anh. Anh không gồng mình. Thậm chí, nhiều lúc anh tự bêu xấu chính mình. Bởi vậy, bạn bè anh hay đùa là anh có tật hay than thở.
Bây giờ, Nguyễn Xuân Hoàng đã theo gót Nguyễn Mộng Giác, Thanh Tâm Tuyền và Mai Thảo đi vào cõi khác, nhiều người gọi là cõi vĩnh hằng. Cũng như với mấy người kia, nghe tin anh mất, tôi sửng sốt và buồn nhưng tôi lại không thấy hụt hẫng chút nào cả. Nhiều người hay nói đến những khoảng trống mênh mông để lại sau cái chết của những nhà văn hay nhà thơ lớn. Tôi không nghĩ vậy. Với tôi, cái chết của những cây bút lớn, ngay cả những người tôi ít nhiều quen biết, vẫn không gây nên một sự hụt hẫng nào cả. Lý do là, dù họ mất đi, tác phẩm của họ vẫn còn lại, hơn nữa, còn gần gũi hơn vì chúng không bị ngăn cách bởi tác giả nữa. Trước, đọc sách, có khi chúng ta nghĩ đến con người đã sáng tạo nên những cuốn sách ấy. Sau, chúng ta chỉ thấy sách, chỉ thì thầm tâm sự với sách. Chúng ta được giải phóng khỏi tác giả để được tự do thong dong với chữ nghĩa.
Chính vì vậy, nghe tin Nguyễn Xuân Hoàng mất, tôi với tay lên kệ, lấy tập truyện ngắn Căn nhà ngói đỏ của anh để đọc lại. Đó là cuốn sách tôi thích nhất của anh. Trong đó có nhiều truyện ngắn thật hay. Tôi tin truyện “Tự truyện một người vô tích sự” của anh là một trong những truyện ngắn hay nhất trong nền văn học Việt Nam ở hải ngoại từ sau năm 1975. Hay ở kỹ thuật. Hay ở văn phong. Truyện đầy ắp chi tiết, như một cuốn tiểu thuyết được nén lại.
Với những truyện như thế, tôi nghĩ anh không mất. Tôi tin là chỉ có trong lãnh vực văn học nghệ thuật mới có những người mang kích thước bao trùm cả ba chiều thời gian: quá khứ, hiện tại và tương lai. Với quá khứ, họ tạo ra được cả một thời đại để chúng ta có thể nhận diện được “những người muôn năm cũ”. Với hiện tại, họ là cả một thế giới mênh mông để chúng ta tha hồ ngao du. Và với tương lai, họ là một tinh tú lúc nào cũng bí ẩn và đầy thách đố để chúng ta phải không ngừng thám hiểm. Hiện diện trong ba chiều như vậy, các nhà văn và nhà thơ lớn vừa ở sau để làm di sản cho chúng ta, vừa là bạn đồng hành của chúng ta đồng thời cũng là những kẻ đứng trước, đâu đó, chờ đợi chúng ta: chúng ta gặp họ trong từng bước chân. Đến lúc chúng ta biến mất, họ vẫn còn.
Tôi không muốn gọi Nguyễn Xuân Hoàng là nhà văn lớn. Nhưng tôi tin một số truyện của anh, đặc biệt là truyện ngắn, sẽ còn được đọc và đọc lại. Lâu dài.
Nguyễn Hưng Quốc
- khoi
- Site Admin
- Bài viết: 21655
- Ngày tham gia: Sáu T5 07, 2004 5:00 pm
- Đến từ: Thành Phố Sương Mù ...
- Tiếp xúc:
Re: Nhà văn Nguyễn Xuân Hoàng qua đời
Xin thành thật chia buồn cùng Chị Trương Gia Vy & gia quyến ...
- tancogiaoduyen
- Site Admin
- Bài viết: 41708
- Ngày tham gia: Hai T4 12, 2004 5:00 pm
- Đến từ: U.S.A
- Tiếp xúc:
Re: Nhà văn Nguyễn Xuân Hoàng qua đời
nguồn Thanh Tùng & Trương Gia Vy
- tancogiaoduyen
- Site Admin
- Bài viết: 41708
- Ngày tham gia: Hai T4 12, 2004 5:00 pm
- Đến từ: U.S.A
- Tiếp xúc:
- tancogiaoduyen
- Site Admin
- Bài viết: 41708
- Ngày tham gia: Hai T4 12, 2004 5:00 pm
- Đến từ: U.S.A
- Tiếp xúc:
- tancogiaoduyen
- Site Admin
- Bài viết: 41708
- Ngày tham gia: Hai T4 12, 2004 5:00 pm
- Đến từ: U.S.A
- Tiếp xúc:
- tinhnghesi
- Thành viên thực thụ
- Bài viết: 691
- Ngày tham gia: Tư T8 30, 2006 5:00 pm
Re: Nhà văn Nguyễn Xuân Hoàng qua đời
THÀNH KÍNH PHÂN ƯU.