THE ONLY FORUM FOR CLVN LOVERS
Diễn đàn dang được nâng cấp . Thân mời các bạn TV vào xem và sử dụng.
Hãy click vào Quick links phía bên trên tay trái để bắt đầu
Nếu thấy có gì xin báo cho tcgd biết để sửa chữa cho kịp thời nhen các bạn.
Cám ơn các bạn
NSND Út Trà Ôn: Cây cổ thụ của sân khấu cải l
Nội quy chuyên mục
THÀNH VIÊN CLVN CHÚ Ý !
1- Bài viết phải luôn luôn bỏ dấu cho dễ đọc, viết không dấu sẽ bị xóa. Xem chỉ dẫn cách bỏ dấu taị đây.
2- Không đưa nguyên link từ các nơi khác vào - Không viết toàn chữ hoa hoặc liên tục không chấm phết.
3- Ghi rõ nguồn các bài được đưa lên là bắt buộc - Tránh những lời lẽ quá khích.
4- Mỗi thành viên chỉ được dùng một nick - Không nên đưa nhiều bài lắt nhắt liên tiếp từ cùng một thành viên.
5- Đừng dùng quote (trích dẫn) để trả lời khi 2 bài liên tiếp nhau - Tránh quote nhiều lần cùng một hình ảnh.
6- Không dùng màu đỏ trừ phi đó là tựa đề của một bài mới - Nên tạo chữ ký đẹp, cân đối, dễ nhìn.
7- Thắc mắc về bài bị xoá post trên diễn đàn đều cũng sẽ bị xoá. Trực tiếp liên lạc với Ban Điều Hành nếu cần.
8- Mọi thành viên đều cùng một nhà CLVN nên việc cư xữ hoà nhã với nhau là cần thiết dù ý kiến có dị biệt.
1- Bài viết phải luôn luôn bỏ dấu cho dễ đọc, viết không dấu sẽ bị xóa. Xem chỉ dẫn cách bỏ dấu taị đây.
2- Không đưa nguyên link từ các nơi khác vào - Không viết toàn chữ hoa hoặc liên tục không chấm phết.
3- Ghi rõ nguồn các bài được đưa lên là bắt buộc - Tránh những lời lẽ quá khích.
4- Mỗi thành viên chỉ được dùng một nick - Không nên đưa nhiều bài lắt nhắt liên tiếp từ cùng một thành viên.
5- Đừng dùng quote (trích dẫn) để trả lời khi 2 bài liên tiếp nhau - Tránh quote nhiều lần cùng một hình ảnh.
6- Không dùng màu đỏ trừ phi đó là tựa đề của một bài mới - Nên tạo chữ ký đẹp, cân đối, dễ nhìn.
7- Thắc mắc về bài bị xoá post trên diễn đàn đều cũng sẽ bị xoá. Trực tiếp liên lạc với Ban Điều Hành nếu cần.
8- Mọi thành viên đều cùng một nhà CLVN nên việc cư xữ hoà nhã với nhau là cần thiết dù ý kiến có dị biệt.
-
- Thành viên tích cực
- Bài viết: 37641
- Ngày tham gia: Chủ nhật T4 11, 2004 5:00 pm
NSND Út Trà Ôn: Cây cổ thụ của sân khấu cải l
Mấy ai thuộc thế hệ đã qua yêu cải lương, yêu câu giọng cổ mà không ít nhiều biết đến câu hát và người NS tài danh đã hát câu hát này: NSND Út Tra Ôn.
Xuất thân từ ban nhạc chơi tài tử, gần 60 năm qua, ông là danh ca vọng cổ và NS lớn của SKCL, nổi tiếng trong nước và ngoài lớn. Mỗi khi nhắc tới NS Út Trà Ôn là người ta liên tưởng đến làn hơi thiên phú , ngọt ngào độc đáo, đầy kỹ thuật qua nhiều bản vọng cổ được nhân dân yêu thích gắn liền với nghệ danh của ông.
NSND Út Trà Ôn tên thật là Nguyễn Thành Út, sinh năm 1919, quê ở làng Đông Hậu, quận Trà Ôn, tỉnh Cần Thơ (trước đây) trong một gia đình về nghề nông . Ông là con út (thứ 10) trong một gia đình có 3 anh trai và 5 chị gái, cho nên thường được gọi là “Cậu Mười”.
Từ nhỏ nhờ có giọng tốt, lại yêu thích đàn ca tài tử nên ông cùng bạn bè tụ tập lập thành nhóm chơi nhạc tài tử, rồi Út Trà Ôn được chọn ca trong ban nhạc lễ ở đình làng, theo học ca với nhạc sĩ Năm Tồn (đàn tranh) và Tư Hiệu (đàn cò, vi-ô-lông). Đến năm 14 tuổi, ông ca tài tử ở địa phương . Trong thời gian vừa ca, vừa học, ông đã tập cho mình lối ca riêng , từ cách nhả chữ, nhả nhịp cùng với chất giọng thiên phú. Chỉ 4 năm xong, ông lên SG dự thi ca vọng cổ , đoạt giải nhất và nổi tiếng với các bản: Thức trót đêm đông, Sầu bạn chung tình, Tôn Tẩn giả điên. Riêng với bản Tôn Tẩn giả điên, vào năm 1942 do đài Pháp – Á và hãng đĩa ASIA thu và phát hành, ông nổi tiếng khắp nơi. Từ năm 1943-1944 ông đi diễn khắp nơi với gành hát Trúc Viên của bầu Trương Gia Kỳ Sanh. Bạn diễn gồm Tấn Thành, Ba Giáo,....và năm 1945, ông nổi bật bởi vai Tào Tháo và Thái Tử Lưng Gù...
Năm 1949, ông bị thực dân Pháp bắt vì cho là tiếp tế cho Việt Minh. Sau khi được thả ra, ông cộng tác với các đoàn Sao Mai, Rạng Đông, Mộng Vân, Thanh Minh – Thanh Nga, Việt Nam,...Sau đó, Út Trà Ôn tiến lên đỉnh cao của nghề, trở thành ngôi sao sáng chói của SKCL cả hai mặt ca và diễn.
Sau ngày Miền Nam hoàn toàn giải phóng, SN Út Trà Ôn hoạt động ở nhóm SK gồm có Phùng Há, Ba Vân, Út Trà Ôn, Nam Hùng, Thanh Nga, Thanh Thanh Hoa, Hai Nữ, Hoàng Ất, Tư Hề,...Năm 1979, Út trà Ôn được phong tặng danh hiệu NSƯT. Sau đó, ông hát ở đoàn Kim Thanh, Sân khấu Tài Năng, rồi từ năm 1988 tham gia Hội đồng chấm thi cuộc thi cuộc Tuyển lựa giọng ca cải lương do Hội SK TP. HCM tổ chức. Năm 1997, ông được nhà nước phong tặng danh hiệu NSND.
Út Trà Ôn đã diễn thành công trong hơn 200 vở hát và ca qua cả ngàn bản vọng cổ, nhưng có lẽ ông thành công hơn cả là nhờ vào những bản vọng cổ mà người ta khen tặng là “đệ nhất danh ca”. Thời gian có thể đổi dời,cách ca vọng cổ sau bao nhiêu thập kỷ có thể bị biến đổi nhưng khi nghe ông ca, người ta cảm thấy thời gian như đứng lại, vượt ra ngoài cả thăng trầm của nghệ thuật SKCL. Nhất là với bài vọng cổ Tính Anh Bán Chiếu đã gắn liền với tên tuổi của ông mà cho đến nay cho có bất cứ ai có thể thay thế được.
NS Út Trà Ôn ngay cả khi đã lớn tuổi mà giọng ca vẫn ngọt ngào truyền cảm qua những bản: Đài hoa dâng Bác, Bác ơi Bác ơi, Anh hùng Nguyễn Văn Trổi, về với Sông Trà, Ba đảo dừa, Núm ruột quê hương, Nói chuyện với Đồng Bằng...Út Trà Ôn nổi danh do lối ca chân phương nhưng độc đáo. Âm thanh và ngôn ngữ vọng cổ hoà luyện thành “cái thần” đi sâu vào tình cảm người nghe. Kỹ thuật ca nghiêm túc, trong đó có cách nhấn, sắp chử theo từng cụm từ, nhuần nhuyễn như thơ ca, không bị lạc mạch, tách chẻ đoạn ý làm người nghe dễ tiếp thu.
...Vài năm gần đây, ông thường xuyên tham gia các hoạt động từ thiện, cứu trợ, ở đâu cần là ông đi dừ sức khoẻ không cho phép. Khi thanh sắc không còn, nhiều NS thường lánh mặt, họ muốn lưu giử trong lòng khán giả những ấn tượng đẹp. Nhưng với ông, được đi gặp khán giả thân yêu của mình là cả một hạnh phục lớn lao. Ca không nổi khi hơi đã tàn, lực đã kiệt, ông vẫn gắn gượng làm vui lòng khán giả bằng 2 câu vọng cổ. Có lẽ không tìm được hình ảnh nào đẹp hơn. Ông mãi là tấm gương sáng để biết baothế hệ NS noi theo cả về nghề nghiệp lẫn đạo đức một người NS nhân dân...
CLVN
Liên lạc N.A: Vui lòng gọi - ĐT kô nhận được tin nhắn
-
- Thành viên tích cực
- Bài viết: 37641
- Ngày tham gia: Chủ nhật T4 11, 2004 5:00 pm
Ca sĩ Bích Phượng kể chuyện gia đình
"Năm lên 10 tuổi, mỗi chiều chủ nhật ba dắt tôi đi xem hát. Biết tôi là con gái út của Út Trà Ôn, ai cũng hỏi lớn lên tôi có theo nghề ba. Tôi trả lời không, khiến ba rất thất vọng. Nay thì khác rồi, ba rất quý mến tôi vì đã nối nghiệp hát”. Ca sĩ Bích Phượng, người vừa được Đài Tiếng nói Nhân dân TP HCM trao giải thưởng vì có giọng hát nhạc truyền thống hay nhất kể về cha mình.
Năm 1987, nghệ sĩ Út Trà Ôn ký hợp đồng với đoàn Tây Ninh để dẫn con gái theo học nghề. Thật ra, từ khi còn làm công nhân Xí nghiệp Xây lắp nội thương 2, đoạt huy chương vàng với bài Dáng đứng Bến Tre (1984), Phượng đã tự tin nghĩ rằng mình có khả năng nối nghiệp cha. Song, cha chị lại muốn con gái thử sức ở lĩnh vực sân khấu. Thời đó, bị áp lực phe cánh, chị bị lấn át, không phát huy được khả năng của mình. Không muốn làm ba khó xử, Phượng trở về Sài Gòn. Sau này ông giải thích với vợ: "Tuổi 60 tôi đâu còn ham hố danh lợi, chỉ vì muốn được dìu dắt con theo nghề nên mới ký hợp đồng lưu diễn. Ai dè cả đời lo lăng xê biết bao đào trẻ, đến lượt con mình thì cơ sự như vậy".
Đến một hôm thấy con gái xuất hiện trên truyền hình với nhóm nhạc dân tộc, (tiền thân của nhóm Phù Sa hiện nay), ba chị reo lên: "Con Phượng hát dân ca hay thiệt bà ơi! Thôi thì nó đi theo tân nhạc cũng quý rồi! Miễn dính dấp đến nghệ thuật đã là hậu duệ của Út Trà Ôn".
Bí quyết không ghen của má
Thời trai trẻ nghệ sĩ Út Trà Ôn nổi tiếng đào hoa. Mỗi chiều ông đến rạp hát sớm để ký tên vào một xấp ảnh ở quầy vé tặng khán giả. Lúc nhỏ Phượng đã quen với hình ảnh đó, nhưng cực ghét mỗi khi thấy ba bắt tay mấy nữ khán giả. Chị đem chuyện về kể với má, bà chỉ cười: "Ba xã giao với người ta thôi mà!". Rồi những cú điện thoại, những bức thư tình nồng nàn gửi đến ba. Lạ một điều má chị nghe, đọc rồi chẳng phản ứng gì. Chị thấy má là người phụ nữ hạnh phúc, lúc nào cũng thong dong, vững chãi khi đứng trước những "tình địch".
Lớn lên, chị hiểu má nuốt nỗi hờn ghen vào lòng để chứng tỏ mình là người thắng thế. Trong một buổi giao lưu do Cung văn hóa Lao động TP HCM tổ chức, má chị đã dõng dạc tuyên bố: "Ớt nào mà ớt chẳng cay nhưng đã chấp nhận làm vợ nghệ sĩ thì không ghen. Bí quyết của tôi là giữ vững uy tín cho chồng, vì thần tượng của mọi người cũng chính là thần tượng của tôi!". Bây giờ, trí nhớ nghệ sĩ Út Trà Ôn bắt đầu kém, song hễ nhắc chuyện xưa, ông nhớ rất rõ và nói với các con: "Má bây nổi tiếng không biết ghen!".
Chuyện tình của ba má
Phượng kể, ba má mình yêu nhau ngộ lắm. Hồi đó tuy đã nổi tiếng nhưng nghệ sĩ Út Trà Ôn vẫn thích ăn cơm bình dân. Trong con hẻm nhỏ mỗi lần ông ghé đến, con nít bu quanh. Cả khu xóm thắc mắc vì sao ông nghệ sĩ khoái đến tiệm cơm này. Đến khi tiệm chuyển thành nơi nấu cơm tháng cho sinh viên, học sinh, công nhân Sài Gòn, ông cũng đăng ký mỗi trưa một suất. Sau này, người ta hiểu, thì ra cô cháu gái của bà chủ quán chính là nguyên nhân khiến đệ nhất danh ca thích ăn cơm tiệm. Ba chị yêu má vì nét đẹp chân quê. Má chị Phượng kể: "Hồi đó nghe đĩa nhựa bài Tôn Tẫn giả điên, tao nghĩ trong bụng cái ông Út Trà Ôn này chắc già khú đế. Ai dè trẻ đẹp và có duyên ăn nói...".
Phượng kể, ba chị sống lãng mạn, thích hoài niệm những chuyện cũ. Có giai đoạn nghề hát hẩm hiu, bao nhiêu tiền của ông đổ vào gánh hát, sự nghiệp suýt tiêu tan, má chị phải một thân tần tảo nuôi chồng con. Nhiều đêm nghệ sĩ Trà Ôn trằn trọc không ngủ, khiến người vợ khóc suốt đêm. Nhưng ba chị khảng khái: "Công chúng còn thương tôi, thì sợ chi nghèo đói. Trách nhiệm của bà là nuôi dạy đàn con khôn ngoan, chăm học, đừng để người ta khinh con nghệ sĩ dốt lễ nghĩa".
Năm nay, nghệ sĩ Út Trà Ôn đã 83 tuổi, thế nhưng nghe vợ nói ngày mai đi hát chùa, ông mừng không ngủ. Mờ sáng là đã hối thúc bà dậy, sửa soạn. Nghề hát đối với nghệ sĩ Út Trà Ôn đã thuộc về chữ đạo.
(Theo SGTT)
"Năm lên 10 tuổi, mỗi chiều chủ nhật ba dắt tôi đi xem hát. Biết tôi là con gái út của Út Trà Ôn, ai cũng hỏi lớn lên tôi có theo nghề ba. Tôi trả lời không, khiến ba rất thất vọng. Nay thì khác rồi, ba rất quý mến tôi vì đã nối nghiệp hát”. Ca sĩ Bích Phượng, người vừa được Đài Tiếng nói Nhân dân TP HCM trao giải thưởng vì có giọng hát nhạc truyền thống hay nhất kể về cha mình.
Năm 1987, nghệ sĩ Út Trà Ôn ký hợp đồng với đoàn Tây Ninh để dẫn con gái theo học nghề. Thật ra, từ khi còn làm công nhân Xí nghiệp Xây lắp nội thương 2, đoạt huy chương vàng với bài Dáng đứng Bến Tre (1984), Phượng đã tự tin nghĩ rằng mình có khả năng nối nghiệp cha. Song, cha chị lại muốn con gái thử sức ở lĩnh vực sân khấu. Thời đó, bị áp lực phe cánh, chị bị lấn át, không phát huy được khả năng của mình. Không muốn làm ba khó xử, Phượng trở về Sài Gòn. Sau này ông giải thích với vợ: "Tuổi 60 tôi đâu còn ham hố danh lợi, chỉ vì muốn được dìu dắt con theo nghề nên mới ký hợp đồng lưu diễn. Ai dè cả đời lo lăng xê biết bao đào trẻ, đến lượt con mình thì cơ sự như vậy".
Đến một hôm thấy con gái xuất hiện trên truyền hình với nhóm nhạc dân tộc, (tiền thân của nhóm Phù Sa hiện nay), ba chị reo lên: "Con Phượng hát dân ca hay thiệt bà ơi! Thôi thì nó đi theo tân nhạc cũng quý rồi! Miễn dính dấp đến nghệ thuật đã là hậu duệ của Út Trà Ôn".
Bí quyết không ghen của má
Thời trai trẻ nghệ sĩ Út Trà Ôn nổi tiếng đào hoa. Mỗi chiều ông đến rạp hát sớm để ký tên vào một xấp ảnh ở quầy vé tặng khán giả. Lúc nhỏ Phượng đã quen với hình ảnh đó, nhưng cực ghét mỗi khi thấy ba bắt tay mấy nữ khán giả. Chị đem chuyện về kể với má, bà chỉ cười: "Ba xã giao với người ta thôi mà!". Rồi những cú điện thoại, những bức thư tình nồng nàn gửi đến ba. Lạ một điều má chị nghe, đọc rồi chẳng phản ứng gì. Chị thấy má là người phụ nữ hạnh phúc, lúc nào cũng thong dong, vững chãi khi đứng trước những "tình địch".
Lớn lên, chị hiểu má nuốt nỗi hờn ghen vào lòng để chứng tỏ mình là người thắng thế. Trong một buổi giao lưu do Cung văn hóa Lao động TP HCM tổ chức, má chị đã dõng dạc tuyên bố: "Ớt nào mà ớt chẳng cay nhưng đã chấp nhận làm vợ nghệ sĩ thì không ghen. Bí quyết của tôi là giữ vững uy tín cho chồng, vì thần tượng của mọi người cũng chính là thần tượng của tôi!". Bây giờ, trí nhớ nghệ sĩ Út Trà Ôn bắt đầu kém, song hễ nhắc chuyện xưa, ông nhớ rất rõ và nói với các con: "Má bây nổi tiếng không biết ghen!".
Chuyện tình của ba má
Phượng kể, ba má mình yêu nhau ngộ lắm. Hồi đó tuy đã nổi tiếng nhưng nghệ sĩ Út Trà Ôn vẫn thích ăn cơm bình dân. Trong con hẻm nhỏ mỗi lần ông ghé đến, con nít bu quanh. Cả khu xóm thắc mắc vì sao ông nghệ sĩ khoái đến tiệm cơm này. Đến khi tiệm chuyển thành nơi nấu cơm tháng cho sinh viên, học sinh, công nhân Sài Gòn, ông cũng đăng ký mỗi trưa một suất. Sau này, người ta hiểu, thì ra cô cháu gái của bà chủ quán chính là nguyên nhân khiến đệ nhất danh ca thích ăn cơm tiệm. Ba chị yêu má vì nét đẹp chân quê. Má chị Phượng kể: "Hồi đó nghe đĩa nhựa bài Tôn Tẫn giả điên, tao nghĩ trong bụng cái ông Út Trà Ôn này chắc già khú đế. Ai dè trẻ đẹp và có duyên ăn nói...".
Phượng kể, ba chị sống lãng mạn, thích hoài niệm những chuyện cũ. Có giai đoạn nghề hát hẩm hiu, bao nhiêu tiền của ông đổ vào gánh hát, sự nghiệp suýt tiêu tan, má chị phải một thân tần tảo nuôi chồng con. Nhiều đêm nghệ sĩ Trà Ôn trằn trọc không ngủ, khiến người vợ khóc suốt đêm. Nhưng ba chị khảng khái: "Công chúng còn thương tôi, thì sợ chi nghèo đói. Trách nhiệm của bà là nuôi dạy đàn con khôn ngoan, chăm học, đừng để người ta khinh con nghệ sĩ dốt lễ nghĩa".
Năm nay, nghệ sĩ Út Trà Ôn đã 83 tuổi, thế nhưng nghe vợ nói ngày mai đi hát chùa, ông mừng không ngủ. Mờ sáng là đã hối thúc bà dậy, sửa soạn. Nghề hát đối với nghệ sĩ Út Trà Ôn đã thuộc về chữ đạo.
(Theo SGTT)
Liên lạc N.A: Vui lòng gọi - ĐT kô nhận được tin nhắn
-
- Thành viên tích cực
- Bài viết: 37641
- Ngày tham gia: Chủ nhật T4 11, 2004 5:00 pm
Vĩnh biệt Nghệ sĩ Nhân dân Út Trà Ôn
Nghệ sĩ Nhân dân (NSND) Út Trà Ôn đã từ trần lúc 19 giờ 30 phút ngày 13-8 tại Bệnh viện Nguyễn Tri Phương (TPHCM), hưởng thọ 83 tuổi. Lễ viếng bắt đầu từ 14 giờ ngày 14-8 tại nhà riêng, số 706 Điện Biên Phủ, quận 10, TPHCM. Lễ truy điệu được tổ chức vào lúc 9 giờ ngày 17-8. Sau đó đưa đi an táng tại Nghĩa trang Chùa Nghệ Sĩ - Gò Vấp.
Nhận được tin từ ca sĩ Bích Phượng, cách đây hai ngày tôi cùng soạn giả Viễn Châu vào Bệnh viện Nguyễn Tri Phương thăm NSND Út Trà Ôn. Trước đó, đồng chí Nguyễn Minh Triết - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TPHCM cũng đã vào thăm NSND Út Trà Ôn. Căn bệnh nhũn não đã quật ngã ông, khiến cánh tay trái và chân trái bị tê liệt. Chỉ còn tay phải liên tục lần chuỗi hạt, chân phải cử động mạnh mỗi khi có ai đó đến thăm. Đôi mắt ông mở to nhìn những người thân quen, dường như ông muốn nói điều gì mà không thốt được nên lời. Bích Phượng nghẹn ngào kể: ?Hôm đó ba bị té khi đi vệ sinh, cả nhà không ai hay vì dạo này ba muốn được yên tĩnh... Má khóc hết nước mắt khi bác sĩ bảo phải đem ba vào bệnh viện. Cách đây sáu năm, căn bệnh tai biến đã từng làm cho má khóc. Ba còn nhiều điều trăn trối nhưng chưa nói được, nhất là mỗi khi má bật truyền hình có chương trình cải lương?.
Soạn giả Viễn Châu là người cuối cùng đến thăm người bạn tri âm. Đó là chiều 12-8, sau khi từ cuộc thi tuyển chọn giọng ca cải lương Trà Vinh, sân chơi mà lúc còn khỏe mạnh, NSND Út Trà Ôn vẫn thường sát cánh bên ông ?để coi tụi nhỏ ca vọng cổ?. Đối với NSƯT Viễn Châu, sự nghiệp của ông với hơn 2.000 bài vọng cổ, thì có 2/3 là nhờ công lao truyền bá của NSND Út Trà Ôn - một anh nông dân xuất thân từ miệt đồng có cái tên rất mộc mạc: Nguyễn Thành Út. Ông Út có khiếu ca nhạc tài tử, có được làn hơi thiên phú nên sau mỗi mùa gặt ông thường được bạn bè chiêu đãi. Ở giữa sân nhà, một cây đờn cò, một xị rượu đế, ông ca thâu đêm suốt sáng. Tiếng lành đồn xa, một nhà sư đã tặng ông bài Tôn Tẩn giả điên, với vốn liếng đó, ông quá giang ghe lá từ huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long lên Sài Gòn lập nghiệp. Gia sản mang theo chỉ có bài ca, cái nốp lá và vài bộ quần áo. Ghe đến bờ sông Vàm, ông thấy có chiếc ghe bầu căng bảng: ?Gánh hát Tiến Hóa, cần tuyển kép trẻ?. Ông nôn nao xin được thi thử. Bầu gánh gật đầu nhận ngay sau câu vọng cổ đầu tiên. Để từ bước ngoặt đó làng sân khấu cải lương miền Nam đã có một Đệ nhất danh ca Út Trà Ôn, một giọng ca đi vào lòng bao thế hệ.
Soạn giả Viễn Châu xúc động kể: ?Năm 1947, tôi đã nghe danh có một kép hát tên Út, xuất thân từ Trà Ôn nên hãng băng Asia đã đặt nghệ danh Út Trà Ôn. Dĩa đầu tiên Tôn Tẩn giả điên bán chạy như tôm tươi, dĩa thứ hai Thái sư Văn Trọng cũng tạo cơn sốt trong giới mộ điệu lục tỉnh. Cũng từ đó trong giới sân khấu người ta gọi anh là ?Đệ nhất danh ca miền Nam?, là niềm tự hào của sân khấu cải lương. Đến khi dĩa Tình anh bán chiếu được Hãng Hồng Hoa phát hành, công chúng mộ điệu đã đặt cho anh biệt hiệu Vua vọng cổ. Tôi nhớ như in ngày đầu tiên gặp anh Út, đó là một nghệ sĩ mộc mạc, tuy được khán giả hâm mộ nhưng ông sống rất khiêm tốn. Gánh hát Kim Thanh - Út Trà Ôn ngày đó nổi danh với ba vở diễn đi vào lịch sử sân khấu: Tình vương hoa thắm, Đời cô Nga và Sau bức màn nhung. Cả ba vở anh Út đều đóng kép chánh. Anh đã đi lên từ một nghệ sĩ nhà nông, có năng khiếu ca nhưng không ỷ vào đó mà ngại đào sâu kỹ thuật biểu diễn. Dấu ấn anh để lại cho đời chính là phong cách ca cổ chân phương, chắc nhịp và nhiều vai diễn xuất sắc, khắc họa hình ảnh người nông dân như bản thân anh từ cuộc sống đời thường với tay lấm, chân bùn đã bước lên thánh đường sân khấu?.
Tôi không cầm được nước mắt khi nghe ca sĩ Bích Phượng kể lại những lần ông đòi chị đưa đi biểu diễn phục vụ chương trình từ thiện. Giọng ông đã run nhưng nhịp nhàng vẫn còn mẫn cảm. Có khi suốt chặng đường đến điểm diễn ông mệt nhừ, nhưng khi bước ra sân khấu thì tỉnh táo, tiếng đàn và không khí chào đón của khán giả đã truyền cho ông sức trẻ. Cách đây không lâu, tôi ghé thăm ông tại nhà riêng. Mái tóc bạc phơ với nụ cười đôn hậu, ông tâm sự: ?Bây giờ tôi không còn nhớ gì, mỗi khi xem con cháu hát trên truyền hình thì thấy thèm được ra sân khấu. Xã hội ngày tiến triển, bài vọng cổ cũng theo đó mà sáng tạo. Nhưng sao bây giờ các em nhỏ ca không bằng niềm say mê. Vì thế bài vọng cổ bị cải biến quá nhiều, có người ca hàng trăm chữ, cố để khoe giọng mà quên cải lương cần chất tự sự. Tôi sẽ buồn lắm nếu ai đó nhân danh cải tiến bài vọng cổ mà phá đi nét chân phương, mùi mẫn mà ông cha ta đã dày công sáng tạo... Phải chi còn khỏe tôi lại theo anh Viễn Châu, cô Út Bạch Lan đi chấm thi. Cải lương hơn bao giờ hết, xuất phát từ nhân dân thì không bao giờ chết?.
Vĩnh biệt ông, người nghệ sĩ tài hoa đã cống hiến cả đời cho sân khấu. Từ gánh Tiến Hóa chân ướt chân ráo, đến đoàn Tài năng Trẻ Nhà hát Trần Hữu Trang, đúng 70 năm một chặng đường bền bỉ. Ông chính là tấm gương phấn đấu của nhiều thế hệ nghệ sĩ cải lương. Sống và chết vì nghề, vì nét đẹp chân phương sân khấu dân tộc.
Bài và ảnh: THANH HIỆP
Nghệ sĩ Nhân dân (NSND) Út Trà Ôn đã từ trần lúc 19 giờ 30 phút ngày 13-8 tại Bệnh viện Nguyễn Tri Phương (TPHCM), hưởng thọ 83 tuổi. Lễ viếng bắt đầu từ 14 giờ ngày 14-8 tại nhà riêng, số 706 Điện Biên Phủ, quận 10, TPHCM. Lễ truy điệu được tổ chức vào lúc 9 giờ ngày 17-8. Sau đó đưa đi an táng tại Nghĩa trang Chùa Nghệ Sĩ - Gò Vấp.
Nhận được tin từ ca sĩ Bích Phượng, cách đây hai ngày tôi cùng soạn giả Viễn Châu vào Bệnh viện Nguyễn Tri Phương thăm NSND Út Trà Ôn. Trước đó, đồng chí Nguyễn Minh Triết - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TPHCM cũng đã vào thăm NSND Út Trà Ôn. Căn bệnh nhũn não đã quật ngã ông, khiến cánh tay trái và chân trái bị tê liệt. Chỉ còn tay phải liên tục lần chuỗi hạt, chân phải cử động mạnh mỗi khi có ai đó đến thăm. Đôi mắt ông mở to nhìn những người thân quen, dường như ông muốn nói điều gì mà không thốt được nên lời. Bích Phượng nghẹn ngào kể: ?Hôm đó ba bị té khi đi vệ sinh, cả nhà không ai hay vì dạo này ba muốn được yên tĩnh... Má khóc hết nước mắt khi bác sĩ bảo phải đem ba vào bệnh viện. Cách đây sáu năm, căn bệnh tai biến đã từng làm cho má khóc. Ba còn nhiều điều trăn trối nhưng chưa nói được, nhất là mỗi khi má bật truyền hình có chương trình cải lương?.
Soạn giả Viễn Châu là người cuối cùng đến thăm người bạn tri âm. Đó là chiều 12-8, sau khi từ cuộc thi tuyển chọn giọng ca cải lương Trà Vinh, sân chơi mà lúc còn khỏe mạnh, NSND Út Trà Ôn vẫn thường sát cánh bên ông ?để coi tụi nhỏ ca vọng cổ?. Đối với NSƯT Viễn Châu, sự nghiệp của ông với hơn 2.000 bài vọng cổ, thì có 2/3 là nhờ công lao truyền bá của NSND Út Trà Ôn - một anh nông dân xuất thân từ miệt đồng có cái tên rất mộc mạc: Nguyễn Thành Út. Ông Út có khiếu ca nhạc tài tử, có được làn hơi thiên phú nên sau mỗi mùa gặt ông thường được bạn bè chiêu đãi. Ở giữa sân nhà, một cây đờn cò, một xị rượu đế, ông ca thâu đêm suốt sáng. Tiếng lành đồn xa, một nhà sư đã tặng ông bài Tôn Tẩn giả điên, với vốn liếng đó, ông quá giang ghe lá từ huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long lên Sài Gòn lập nghiệp. Gia sản mang theo chỉ có bài ca, cái nốp lá và vài bộ quần áo. Ghe đến bờ sông Vàm, ông thấy có chiếc ghe bầu căng bảng: ?Gánh hát Tiến Hóa, cần tuyển kép trẻ?. Ông nôn nao xin được thi thử. Bầu gánh gật đầu nhận ngay sau câu vọng cổ đầu tiên. Để từ bước ngoặt đó làng sân khấu cải lương miền Nam đã có một Đệ nhất danh ca Út Trà Ôn, một giọng ca đi vào lòng bao thế hệ.
Soạn giả Viễn Châu xúc động kể: ?Năm 1947, tôi đã nghe danh có một kép hát tên Út, xuất thân từ Trà Ôn nên hãng băng Asia đã đặt nghệ danh Út Trà Ôn. Dĩa đầu tiên Tôn Tẩn giả điên bán chạy như tôm tươi, dĩa thứ hai Thái sư Văn Trọng cũng tạo cơn sốt trong giới mộ điệu lục tỉnh. Cũng từ đó trong giới sân khấu người ta gọi anh là ?Đệ nhất danh ca miền Nam?, là niềm tự hào của sân khấu cải lương. Đến khi dĩa Tình anh bán chiếu được Hãng Hồng Hoa phát hành, công chúng mộ điệu đã đặt cho anh biệt hiệu Vua vọng cổ. Tôi nhớ như in ngày đầu tiên gặp anh Út, đó là một nghệ sĩ mộc mạc, tuy được khán giả hâm mộ nhưng ông sống rất khiêm tốn. Gánh hát Kim Thanh - Út Trà Ôn ngày đó nổi danh với ba vở diễn đi vào lịch sử sân khấu: Tình vương hoa thắm, Đời cô Nga và Sau bức màn nhung. Cả ba vở anh Út đều đóng kép chánh. Anh đã đi lên từ một nghệ sĩ nhà nông, có năng khiếu ca nhưng không ỷ vào đó mà ngại đào sâu kỹ thuật biểu diễn. Dấu ấn anh để lại cho đời chính là phong cách ca cổ chân phương, chắc nhịp và nhiều vai diễn xuất sắc, khắc họa hình ảnh người nông dân như bản thân anh từ cuộc sống đời thường với tay lấm, chân bùn đã bước lên thánh đường sân khấu?.
Tôi không cầm được nước mắt khi nghe ca sĩ Bích Phượng kể lại những lần ông đòi chị đưa đi biểu diễn phục vụ chương trình từ thiện. Giọng ông đã run nhưng nhịp nhàng vẫn còn mẫn cảm. Có khi suốt chặng đường đến điểm diễn ông mệt nhừ, nhưng khi bước ra sân khấu thì tỉnh táo, tiếng đàn và không khí chào đón của khán giả đã truyền cho ông sức trẻ. Cách đây không lâu, tôi ghé thăm ông tại nhà riêng. Mái tóc bạc phơ với nụ cười đôn hậu, ông tâm sự: ?Bây giờ tôi không còn nhớ gì, mỗi khi xem con cháu hát trên truyền hình thì thấy thèm được ra sân khấu. Xã hội ngày tiến triển, bài vọng cổ cũng theo đó mà sáng tạo. Nhưng sao bây giờ các em nhỏ ca không bằng niềm say mê. Vì thế bài vọng cổ bị cải biến quá nhiều, có người ca hàng trăm chữ, cố để khoe giọng mà quên cải lương cần chất tự sự. Tôi sẽ buồn lắm nếu ai đó nhân danh cải tiến bài vọng cổ mà phá đi nét chân phương, mùi mẫn mà ông cha ta đã dày công sáng tạo... Phải chi còn khỏe tôi lại theo anh Viễn Châu, cô Út Bạch Lan đi chấm thi. Cải lương hơn bao giờ hết, xuất phát từ nhân dân thì không bao giờ chết?.
Vĩnh biệt ông, người nghệ sĩ tài hoa đã cống hiến cả đời cho sân khấu. Từ gánh Tiến Hóa chân ướt chân ráo, đến đoàn Tài năng Trẻ Nhà hát Trần Hữu Trang, đúng 70 năm một chặng đường bền bỉ. Ông chính là tấm gương phấn đấu của nhiều thế hệ nghệ sĩ cải lương. Sống và chết vì nghề, vì nét đẹp chân phương sân khấu dân tộc.
Bài và ảnh: THANH HIỆP
Liên lạc N.A: Vui lòng gọi - ĐT kô nhận được tin nhắn
- LyThuong
- Thành viên mới đến
- Bài viết: 96
- Ngày tham gia: Tư T7 07, 2004 5:00 pm
Cám ơn ngocanh đã ghi lại những bài viết về bác Út Trà Ôn . Trong một đêm trình diễn Vầng Trăng Cổ Nhạc mình thấy bác Út Trà Ôn ngồi bên bác Viễn Châu đang xem, MC đến phỏng vấn Bác Út chỉ cười mà không nói được nửa, minh xót ruột quá . Không bao lâu sau thì bác mất ....
LT nhớ bác Út Trà Ôn nhiều lắm, giọng ca không luyến láy, mộc mạc chân tình . Ca vọng cổ hay là chổ thể hiện được tình cảm chất chứa trong bài ca chứ không phải để khoe giọng, mấy ai ca Tình Anh Bán Chiếu được như bác, hay Lan và Điệp như cô Út Bạch Lan
LT nhớ bác Út Trà Ôn nhiều lắm, giọng ca không luyến láy, mộc mạc chân tình . Ca vọng cổ hay là chổ thể hiện được tình cảm chất chứa trong bài ca chứ không phải để khoe giọng, mấy ai ca Tình Anh Bán Chiếu được như bác, hay Lan và Điệp như cô Út Bạch Lan
- numberone
- Thành viên mới đến
- Bài viết: 32
- Ngày tham gia: Sáu T5 14, 2004 5:00 pm
Đệ nhất Danh ca Út Trà Ôn đã đóng góp cả cuộc đời và sự nghiệp cho sân khấu cải lương
Nghệ sĩ Út Trà Ôn xuất thân từ một gia đình nông dân chất phác ở Trà Ôn, nhờ có giọng ca thiên phú tuyệt vời, rồi mới từ từ bước dần lên ngôi vị đệ nhất danh ca, nổi lên trên cả hai lĩnh vực, dĩa nhựa và sân khấu. Bước đường nghệ thuật ông đi rất chậm, khác hẳn với một số nghệ sĩ, chỉ một thời gian ngắn đã trở thành kép chánh, tên tuổi lẫy lừng một cách nhanh chóng.
Chẳng hạn như các nghệ sĩ Hữu Phước, Thành Được, Hùng Cường, mỗi người một điều kiện và hoàn cảnh khác nhau, nhưng con đường tiến thân được nhiều may mắn. Nghệ sĩ Hữu Phước, từ lúc đầu chỉ thu âm vài bộ dĩa, sau đó theo đoàn Kim Thoa, chỉ hát một vài vai phụ, nhưng khi được giới thiệu về đoàn Thanh Minh thì cơ hội ngàn vàng đến với anh. Lúc bấy giờ, đoàn Thanh Minh đang tập tuồng Đứa con hai dòng máu của soạn giả Lê Khanh tại rạp Thành Xương, giờ chót kép chánh Út Nhị vì va chạm quyền lợi sao đó nên bỏ tuồng và Hữu Phước được đưa vào thế vai Út Nhị. Chỉ sau một thời gian trình diễn vở tuồng Đứa con hai dòng máu, nghệ sĩ Hữu Phước nghiễm nhiên trở thành kép chánh của đoàn Thanh Minh và tên tuổi anh rực sáng từ đó.
Nghệ sĩ Thành Được có sắc vóc sáng đẹp, một kép chánh lý tưởng cho sân khấu cải lương. Nhưng lúc đầu anh hát trên sân khấu Thanh Cần, một đoàn hát nhỏ chỉ trình diễn quanh quẩn ở các tỉnh, quận xa xôi. Đến khi đoàn Thúy Nga ra đời, Thành Được đảm nhận vai kép chánh trong tuồng Khi hoa anh đào nở của hai soạn giả Hà Triều - Hoa Phượng. Tên tuổi Thành Được nhanh chóng bay vút lên cao và sau đó liên tục rực sáng trên vòm trời nghệ thuật.
Nghệ sĩ Hùng Cường là một danh ca bên tân nhạc, nhưng lại rất mê sân khấu cải lương, rồi một dịp may anh được mời về hát chánh cho đoàn Ngọc Kiều. Thay thế cho một nghệ sĩ tên tuổi, giờ chót không về được, vì kẹt hợp đồng với một đoàn hát khác. Hùng Cường đảm nhận vai kép chánh trong lúc chưa có tròn nhịp điệu những bài bản cổ nhạc. Vậy mà chỉ một năm sau, tên tuổi Hùng Cường cũng không thua kém gì những nghệ sĩ lừng danh khác.
Riêng nghệ sĩ Út Trà Ôn, cuộc đời nghệ thuật của ông lận đận khá lâu, dù nhờ giọng ca có một không hai, đã nổi danh qua bộ đĩa Tôn Tẩn giả điên và hát vai chánh cho nhiều sân khấu như Thanh Long, Hề Lập, Tiếu Hóa, Sao Mai, Rạng Đông, Tỷ Phượng. Nhưng đó chỉ là những đoàn hát nhỏ nên tên tuổi của ông chưa có gì nổi bật, mãi đến khi về sân khấu Thanh Minh, hát cặp với nữ nghệ sĩ Út Bạch Lan, trong những kịch bản có giá trị về mặt văn học. Chừng đó mới khẳng định tên tuổi Út Trà Ôn và ông là người nghệ sĩ sân khấu cải lương đầu tiên ký công tra lấy tiền bạc triệu. Và sau đó Út Trà Ôn liên tục làm kép chánh các đoàn đại bang như Kim Thanh, Thủ Đô cho đến khi chính thức thành lập đoàn Thống Nhất.
Đoàn Thống Nhất ra đời vào khoảng năm 1962, khai trương kịch bản Tiếng hát Muồng Tênh của soạn giả Mộc Linh tại rạp Thanh Bình với thành phần nghệ sĩ Út Trà Ôn, Hoàng Giang, Út Trà Ôn, Hoàng Giang, Út Hậu, Út Hiền, Lam Sơn, Hoàng Liên, Bạch Tuyết, Thu Cúc, Ngọc Bích và sau đó ít lâu tăng cường thêm Diệu Hiền là đào chánh của đoàn từ lúc ban đầu, nhưng giờ chót đoàn Hoa Sen không chịu cho thối hợp đồng, Diệu Hiền phải kẹt ở lại thêm một thời gian. Theo kế hoạch của soạn giả Mộc Linh, cậu Mười Út phải cho người xuống Rạch Giá, mời Bạch Tuyết đang là đào chánh của đoàn Kiên Giang, của ông bầu Trương Vũ cấp tốc về thay thế cho Diệu Hiền.
Đoàn Thống Nhất của ông bầu kiêm nghệ sĩ lừng danh Út Trà Ôn, cũng giống như những đoàn đại bang khác, trong giai đoạn đầu thu hút thật đông đảo khán giả rồi dần dần suy yếu chỉ một vài năm thì tan rã. Cho thấy vai trò lãnh đạo của một đoàn hát rất phức tạp và khó khăn từ mặt tổ chức, điều hành trong nội bộ cho đến khâu trình diễn, phải đáp ứng được nhu cầu thưởng ngoạn của đông đảo khán giả.
Sau khi đoàn Thống Nhất giải tán, nghệ sĩ Út Trà Ôn đưa Ngọc Bích về cộng tác với đoàn Kim Chung, ông và Ngọc Bích về sân khấu Dạ Lý Hương của ông bầu Xuân, lúc ấy ông đã trên 50 tuổi. Ở cái tuổi không còn làm kép chánh nữa, dù ông còn ca rất hay. May thay, ở đoàn Dạ Lý Hương có những soạn giả thường trực tài hoa, đã viết cho ông hai vai để đời đó là hai vở tuồng Nỗi buồn con gái của Hà Triều - Hoa Phượng và Tuyệt tình ca của Hoa Phượng - Ngọc Điệp, hai vai diễn đặc biệt phù hợp với lứa tuổi của đệ nhất danh ca, đã lưu lại trong lòng khán giả một dấu ấn sâu sắc mà sau này khó ai thay thế được.
Sau năm 75, nghệ sĩ Út Trà Ôn vẫn còn tiếp tục đóng góp cho sân khấu cải lương dù tuổi đời đã trên sáu mươi và ông đã mất cách đây vài năm tại Sài Gòn.
Tóm lại, cả cuộc đời của đệ nhất danh ca Út Trà Ôn từ lúc trưởng thành cho đến khi nằm xuống đã dính liền với nghệ thuật cải lương. Sự đóng góp của ông cho sân khấu trên mặt dĩa nhựa, trên đài phát thanh, một sự nghiệp đồ sộ, lưu lại mãi mãi về sau. Dù ông đã khuất bóng, nhưng tiếng ca giọng hát của ông vẫn còn văng vẳng đâu đây, vẫn còn âm vang trong lòng của bao nhiêu khán thính giả.
Nghệ sĩ Út Trà Ôn xuất thân từ một gia đình nông dân chất phác ở Trà Ôn, nhờ có giọng ca thiên phú tuyệt vời, rồi mới từ từ bước dần lên ngôi vị đệ nhất danh ca, nổi lên trên cả hai lĩnh vực, dĩa nhựa và sân khấu. Bước đường nghệ thuật ông đi rất chậm, khác hẳn với một số nghệ sĩ, chỉ một thời gian ngắn đã trở thành kép chánh, tên tuổi lẫy lừng một cách nhanh chóng.
Chẳng hạn như các nghệ sĩ Hữu Phước, Thành Được, Hùng Cường, mỗi người một điều kiện và hoàn cảnh khác nhau, nhưng con đường tiến thân được nhiều may mắn. Nghệ sĩ Hữu Phước, từ lúc đầu chỉ thu âm vài bộ dĩa, sau đó theo đoàn Kim Thoa, chỉ hát một vài vai phụ, nhưng khi được giới thiệu về đoàn Thanh Minh thì cơ hội ngàn vàng đến với anh. Lúc bấy giờ, đoàn Thanh Minh đang tập tuồng Đứa con hai dòng máu của soạn giả Lê Khanh tại rạp Thành Xương, giờ chót kép chánh Út Nhị vì va chạm quyền lợi sao đó nên bỏ tuồng và Hữu Phước được đưa vào thế vai Út Nhị. Chỉ sau một thời gian trình diễn vở tuồng Đứa con hai dòng máu, nghệ sĩ Hữu Phước nghiễm nhiên trở thành kép chánh của đoàn Thanh Minh và tên tuổi anh rực sáng từ đó.
Nghệ sĩ Thành Được có sắc vóc sáng đẹp, một kép chánh lý tưởng cho sân khấu cải lương. Nhưng lúc đầu anh hát trên sân khấu Thanh Cần, một đoàn hát nhỏ chỉ trình diễn quanh quẩn ở các tỉnh, quận xa xôi. Đến khi đoàn Thúy Nga ra đời, Thành Được đảm nhận vai kép chánh trong tuồng Khi hoa anh đào nở của hai soạn giả Hà Triều - Hoa Phượng. Tên tuổi Thành Được nhanh chóng bay vút lên cao và sau đó liên tục rực sáng trên vòm trời nghệ thuật.
Nghệ sĩ Hùng Cường là một danh ca bên tân nhạc, nhưng lại rất mê sân khấu cải lương, rồi một dịp may anh được mời về hát chánh cho đoàn Ngọc Kiều. Thay thế cho một nghệ sĩ tên tuổi, giờ chót không về được, vì kẹt hợp đồng với một đoàn hát khác. Hùng Cường đảm nhận vai kép chánh trong lúc chưa có tròn nhịp điệu những bài bản cổ nhạc. Vậy mà chỉ một năm sau, tên tuổi Hùng Cường cũng không thua kém gì những nghệ sĩ lừng danh khác.
Riêng nghệ sĩ Út Trà Ôn, cuộc đời nghệ thuật của ông lận đận khá lâu, dù nhờ giọng ca có một không hai, đã nổi danh qua bộ đĩa Tôn Tẩn giả điên và hát vai chánh cho nhiều sân khấu như Thanh Long, Hề Lập, Tiếu Hóa, Sao Mai, Rạng Đông, Tỷ Phượng. Nhưng đó chỉ là những đoàn hát nhỏ nên tên tuổi của ông chưa có gì nổi bật, mãi đến khi về sân khấu Thanh Minh, hát cặp với nữ nghệ sĩ Út Bạch Lan, trong những kịch bản có giá trị về mặt văn học. Chừng đó mới khẳng định tên tuổi Út Trà Ôn và ông là người nghệ sĩ sân khấu cải lương đầu tiên ký công tra lấy tiền bạc triệu. Và sau đó Út Trà Ôn liên tục làm kép chánh các đoàn đại bang như Kim Thanh, Thủ Đô cho đến khi chính thức thành lập đoàn Thống Nhất.
Đoàn Thống Nhất ra đời vào khoảng năm 1962, khai trương kịch bản Tiếng hát Muồng Tênh của soạn giả Mộc Linh tại rạp Thanh Bình với thành phần nghệ sĩ Út Trà Ôn, Hoàng Giang, Út Trà Ôn, Hoàng Giang, Út Hậu, Út Hiền, Lam Sơn, Hoàng Liên, Bạch Tuyết, Thu Cúc, Ngọc Bích và sau đó ít lâu tăng cường thêm Diệu Hiền là đào chánh của đoàn từ lúc ban đầu, nhưng giờ chót đoàn Hoa Sen không chịu cho thối hợp đồng, Diệu Hiền phải kẹt ở lại thêm một thời gian. Theo kế hoạch của soạn giả Mộc Linh, cậu Mười Út phải cho người xuống Rạch Giá, mời Bạch Tuyết đang là đào chánh của đoàn Kiên Giang, của ông bầu Trương Vũ cấp tốc về thay thế cho Diệu Hiền.
Đoàn Thống Nhất của ông bầu kiêm nghệ sĩ lừng danh Út Trà Ôn, cũng giống như những đoàn đại bang khác, trong giai đoạn đầu thu hút thật đông đảo khán giả rồi dần dần suy yếu chỉ một vài năm thì tan rã. Cho thấy vai trò lãnh đạo của một đoàn hát rất phức tạp và khó khăn từ mặt tổ chức, điều hành trong nội bộ cho đến khâu trình diễn, phải đáp ứng được nhu cầu thưởng ngoạn của đông đảo khán giả.
Sau khi đoàn Thống Nhất giải tán, nghệ sĩ Út Trà Ôn đưa Ngọc Bích về cộng tác với đoàn Kim Chung, ông và Ngọc Bích về sân khấu Dạ Lý Hương của ông bầu Xuân, lúc ấy ông đã trên 50 tuổi. Ở cái tuổi không còn làm kép chánh nữa, dù ông còn ca rất hay. May thay, ở đoàn Dạ Lý Hương có những soạn giả thường trực tài hoa, đã viết cho ông hai vai để đời đó là hai vở tuồng Nỗi buồn con gái của Hà Triều - Hoa Phượng và Tuyệt tình ca của Hoa Phượng - Ngọc Điệp, hai vai diễn đặc biệt phù hợp với lứa tuổi của đệ nhất danh ca, đã lưu lại trong lòng khán giả một dấu ấn sâu sắc mà sau này khó ai thay thế được.
Sau năm 75, nghệ sĩ Út Trà Ôn vẫn còn tiếp tục đóng góp cho sân khấu cải lương dù tuổi đời đã trên sáu mươi và ông đã mất cách đây vài năm tại Sài Gòn.
Tóm lại, cả cuộc đời của đệ nhất danh ca Út Trà Ôn từ lúc trưởng thành cho đến khi nằm xuống đã dính liền với nghệ thuật cải lương. Sự đóng góp của ông cho sân khấu trên mặt dĩa nhựa, trên đài phát thanh, một sự nghiệp đồ sộ, lưu lại mãi mãi về sau. Dù ông đã khuất bóng, nhưng tiếng ca giọng hát của ông vẫn còn văng vẳng đâu đây, vẫn còn âm vang trong lòng của bao nhiêu khán thính giả.
- tancogiaoduyen
- Site Admin
- Bài viết: 41708
- Ngày tham gia: Hai T4 12, 2004 5:00 pm
- Đến từ: U.S.A
- Tiếp xúc:
-
- Thành viên thực thụ
- Bài viết: 242
- Ngày tham gia: Ba T11 16, 2004 4:00 pm
- Đến từ: USA
- tancogiaoduyen
- Site Admin
- Bài viết: 41708
- Ngày tham gia: Hai T4 12, 2004 5:00 pm
- Đến từ: U.S.A
- Tiếp xúc:
-
- Forum Mod
- Bài viết: 4485
- Ngày tham gia: Sáu T7 01, 2005 5:00 pm
- Đến từ: miền Tây
- Tiếp xúc: