THE ONLY FORUM FOR CLVN LOVERS
Diễn đàn dang được nâng cấp . Thân mời các bạn TV vào xem và sử dụng.
Hãy click vào Quick links phía bên trên tay trái để bắt đầu
Nếu thấy có gì xin báo cho tcgd biết để sửa chữa cho kịp thời nhen các bạn.
Cám ơn các bạn
Soạn giả Mai Quân qua đời
Nội quy chuyên mục
THÀNH VIÊN CLVN CHÚ Ý !
1- Bài viết phải luôn luôn bỏ dấu cho dễ đọc, viết không dấu sẽ bị xóa. Xem chỉ dẫn cách bỏ dấu taị đây.
2- Không đưa nguyên link từ các nơi khác vào - Không viết toàn chữ hoa hoặc liên tục không chấm phết.
3- Ghi rõ nguồn các bài được đưa lên là bắt buộc - Tránh những lời lẽ quá khích.
4- Mỗi thành viên chỉ được dùng một nick - Không nên đưa nhiều bài lắt nhắt liên tiếp từ cùng một thành viên.
5- Đừng dùng quote (trích dẫn) để trả lời khi 2 bài liên tiếp nhau - Tránh quote nhiều lần cùng một hình ảnh.
6- Không dùng màu đỏ trừ phi đó là tựa đề của một bài mới - Nên tạo chữ ký đẹp, cân đối, dễ nhìn.
7- Thắc mắc về bài bị xoá post trên diễn đàn đều cũng sẽ bị xoá. Trực tiếp liên lạc với Ban Điều Hành nếu cần.
8- Mọi thành viên đều cùng một nhà CLVN nên việc cư xữ hoà nhã với nhau là cần thiết dù ý kiến có dị biệt.
1- Bài viết phải luôn luôn bỏ dấu cho dễ đọc, viết không dấu sẽ bị xóa. Xem chỉ dẫn cách bỏ dấu taị đây.
2- Không đưa nguyên link từ các nơi khác vào - Không viết toàn chữ hoa hoặc liên tục không chấm phết.
3- Ghi rõ nguồn các bài được đưa lên là bắt buộc - Tránh những lời lẽ quá khích.
4- Mỗi thành viên chỉ được dùng một nick - Không nên đưa nhiều bài lắt nhắt liên tiếp từ cùng một thành viên.
5- Đừng dùng quote (trích dẫn) để trả lời khi 2 bài liên tiếp nhau - Tránh quote nhiều lần cùng một hình ảnh.
6- Không dùng màu đỏ trừ phi đó là tựa đề của một bài mới - Nên tạo chữ ký đẹp, cân đối, dễ nhìn.
7- Thắc mắc về bài bị xoá post trên diễn đàn đều cũng sẽ bị xoá. Trực tiếp liên lạc với Ban Điều Hành nếu cần.
8- Mọi thành viên đều cùng một nhà CLVN nên việc cư xữ hoà nhã với nhau là cần thiết dù ý kiến có dị biệt.
- tancogiaoduyen
- Site Admin
- Bài viết: 41708
- Ngày tham gia: Hai T4 12, 2004 5:00 pm
- Đến từ: U.S.A
- Tiếp xúc:
Soạn giả Mai Quân qua đời
[7mau]Soạn giả Mai Quân qua đời[/7mau]
Soạn giả Mai Quân tác giả của những vở cải lương nổi tiếng "Bên đồi trăng phủ", "Tuyết phủ hoàng hôn", "Lạnh chiều đông"… đã trút hơi thở cuối cùng lúc 16g ngày 10/12/2014.
Soạn giả Mai Quân tên thật là Huỳnh Kim Thạch. Ông sinh năm 1934 tại Bạc Liêu. Từ nhỏ ông đã được gia đình cho đi học tiếng Hán, tiếng Pháp. Năm 13 tuổi ông đi theo cách mạng và được học ở Trường Trung học kháng chiến Nam bộ - Nguyễn Văn Tố, ngôi trường dành cho trí thức trẻ miền Nam, ở rừng U Minh, cùng các đồng môn là Bùi Đức Ái (nhà văn Anh Đức), nhà thơ Nguyễn Bính, nhà văn Đoàn Giỏi... Sau đó ông được phân công công tác ở Chi hội Văn nghệ Nam bộ.
Năm 1954 ông được tổ chức phân công về Sài Gòn hoạt động văn nghệ quần chúng trong giới học sinh - sinh viên và các đoàn thể tiến bộ lúc bấy giờ. Nhưng do bị lộ, ông phải chuyển công tác và gia nhập đoàn cải lương Phước Chung với danh nghĩa là soạn giả. Tên tuổi soạn giả Mai Quân bắt đầu trở nên quen thuộc với khán giả cải lương bắt đầu từ đây.
Trong vai trò soạn giả nổi tiếng lúc bấy giờ, ông vừa hoạt động nghệ thuật vừa hoạt động bí mật ở nội thành, gầy dựng cơ sở cách mạng. Năm 1961, ông được bầu là ủy viên phụ trách sân khấu. Năm 1964, thành lập Đảng ủy văn hóa T4 (1964), ông là Đảng ủy viên phụ trách sân khấu và báo chí nội thành Sài Gòn, đồng thời chịu trách nhiệm thành lập lực lượng bảo vệ văn hóa dân tộc và đại hội tại Tòa Đô chính (nay là trụ sở UBND TPHCM).
Năm 1967,ông bị địch bắt và đi Côn Đảo. Sau bảy năm bị giam cầm, trải qua nhiều nhà tù, chịu biết bao nhục hình tra tấn dã man nhưng ông vẫn cùng đồng đội xây dựng cơ sở Đảng và đấu tranh chính trị với giặc, quyết giữ vững khí tiết của người cộng sản.
Năm 1974, soạn giả Mai Quân được trao trả về Lộc Ninh và về công tác ở tiểu ban văn nghệ cũ và tiếp tục với công việc sáng tác.
Từ năm 1990, soạn giả Mai Quân, trong vai trò là Trưởng Ban ái hữu nghệ sĩ, đã rất tích cực trong việc vận động các nhà hảo tâm, mạnh thường quân quyên góp, trợ cấp nuôi dưỡng nghệ sĩ nghèo neo đơn, già yếu. Ông cũng giữ chức vụ Phó chủ tịch Hội Sân khấu TP.HCM nhiều nhiệm kỳ.
Từ tháng 10/2014 soạn giả Mai Quân đã phải nhập viện liên tục để điều trị bệnh. Dù được các bác sĩ tận tình cứu chữa nhưng do tuổi già, sức yếu, ông đã qua đời lúc 16g ngày 10/12. Lễ viếng bắt đầu lúc 17g ngày 12/12 tại nhà tang lễ TP (25 Lê Quý Đôn). Lễ truy điệu và động quan lúc 6g30 ngày 15/12 , sau đó đưa đi an táng tại nghĩa trang TP.
THẢO VÂN - PNO
Soạn giả Mai Quân tác giả của những vở cải lương nổi tiếng "Bên đồi trăng phủ", "Tuyết phủ hoàng hôn", "Lạnh chiều đông"… đã trút hơi thở cuối cùng lúc 16g ngày 10/12/2014.
Soạn giả Mai Quân tên thật là Huỳnh Kim Thạch. Ông sinh năm 1934 tại Bạc Liêu. Từ nhỏ ông đã được gia đình cho đi học tiếng Hán, tiếng Pháp. Năm 13 tuổi ông đi theo cách mạng và được học ở Trường Trung học kháng chiến Nam bộ - Nguyễn Văn Tố, ngôi trường dành cho trí thức trẻ miền Nam, ở rừng U Minh, cùng các đồng môn là Bùi Đức Ái (nhà văn Anh Đức), nhà thơ Nguyễn Bính, nhà văn Đoàn Giỏi... Sau đó ông được phân công công tác ở Chi hội Văn nghệ Nam bộ.
Năm 1954 ông được tổ chức phân công về Sài Gòn hoạt động văn nghệ quần chúng trong giới học sinh - sinh viên và các đoàn thể tiến bộ lúc bấy giờ. Nhưng do bị lộ, ông phải chuyển công tác và gia nhập đoàn cải lương Phước Chung với danh nghĩa là soạn giả. Tên tuổi soạn giả Mai Quân bắt đầu trở nên quen thuộc với khán giả cải lương bắt đầu từ đây.
Trong vai trò soạn giả nổi tiếng lúc bấy giờ, ông vừa hoạt động nghệ thuật vừa hoạt động bí mật ở nội thành, gầy dựng cơ sở cách mạng. Năm 1961, ông được bầu là ủy viên phụ trách sân khấu. Năm 1964, thành lập Đảng ủy văn hóa T4 (1964), ông là Đảng ủy viên phụ trách sân khấu và báo chí nội thành Sài Gòn, đồng thời chịu trách nhiệm thành lập lực lượng bảo vệ văn hóa dân tộc và đại hội tại Tòa Đô chính (nay là trụ sở UBND TPHCM).
Năm 1967,ông bị địch bắt và đi Côn Đảo. Sau bảy năm bị giam cầm, trải qua nhiều nhà tù, chịu biết bao nhục hình tra tấn dã man nhưng ông vẫn cùng đồng đội xây dựng cơ sở Đảng và đấu tranh chính trị với giặc, quyết giữ vững khí tiết của người cộng sản.
Năm 1974, soạn giả Mai Quân được trao trả về Lộc Ninh và về công tác ở tiểu ban văn nghệ cũ và tiếp tục với công việc sáng tác.
Từ năm 1990, soạn giả Mai Quân, trong vai trò là Trưởng Ban ái hữu nghệ sĩ, đã rất tích cực trong việc vận động các nhà hảo tâm, mạnh thường quân quyên góp, trợ cấp nuôi dưỡng nghệ sĩ nghèo neo đơn, già yếu. Ông cũng giữ chức vụ Phó chủ tịch Hội Sân khấu TP.HCM nhiều nhiệm kỳ.
Từ tháng 10/2014 soạn giả Mai Quân đã phải nhập viện liên tục để điều trị bệnh. Dù được các bác sĩ tận tình cứu chữa nhưng do tuổi già, sức yếu, ông đã qua đời lúc 16g ngày 10/12. Lễ viếng bắt đầu lúc 17g ngày 12/12 tại nhà tang lễ TP (25 Lê Quý Đôn). Lễ truy điệu và động quan lúc 6g30 ngày 15/12 , sau đó đưa đi an táng tại nghĩa trang TP.
THẢO VÂN - PNO
- tancogiaoduyen
- Site Admin
- Bài viết: 41708
- Ngày tham gia: Hai T4 12, 2004 5:00 pm
- Đến từ: U.S.A
- Tiếp xúc:
Re: Soạn giả Mai Quân qua đời
Trước 1975, rất nhiều SG nổi danh của sân khấu cải lương lúc đó gọi là " nằm vùng" - Có người bị lộ thì rút về bưng , không lộ thì tiếp tục hoạt động tại Saigon như SG Thu An chẳng hạn!NS Thanh Loan của đoàn TMTN , đôi NS Thanh Hùng - Ngọc Hoa của đoàn Kim Chung cũng vậy. Muh rất ngộ là SG Mai Quân cũng có cộng tác với công ty Kim Chung.Ở trên thấy ghi tên những tuồng không có vẻ quen thuộc mấy - Có phải chăng là tuồng TUYẾT PHỦ CHIỀU ĐÔNG của sân khấu Ngọc Kiều Ngọc Đán khi cố NS Hùng Cường khởi đầu sự nghiệp cải lương? và tựa tuồng được thay đổi với tên CHIỀU XƯA ... TUYẾT PHỦ trên sân khấu Kim Chung với sự tăng cường lần đầu tiên các NS miền Nam VĂN CHUNG - KIM HOÀNG cùng so tài với các tài danh miền Bắc HUỲNH THÁI - BÍCH HỢP - NGỌC TOÀN - QUANG HỮU - THÚY LIỆU - TÚY ĐỊNH - VÂN THÁI - HUỆ CHÚC - PHÚC LAI - TƯ VỮNG - BA HỘI và thần đồng MINH CẢNH ??!!
tuy nhiên sau này hình như không có mấy vở cải lương có ảnh hưởng sâu đậm như ngày trước. SG Mai Quân đươc biết đến như một người đứng đầu Ban Aí HữU NS.
tuy nhiên sau này hình như không có mấy vở cải lương có ảnh hưởng sâu đậm như ngày trước. SG Mai Quân đươc biết đến như một người đứng đầu Ban Aí HữU NS.
- tancogiaoduyen
- Site Admin
- Bài viết: 41708
- Ngày tham gia: Hai T4 12, 2004 5:00 pm
- Đến từ: U.S.A
- Tiếp xúc:
Re: Soạn giả Mai Quân qua đời
[7mau]Tác giả vở "Nhụy Hoa Lan" qua đời[/7mau]
Soạn giả Mai Quân, tác giả vở cải lương "Nhụy Hoa Lan" trút hơi thở cuối cùng lúc 16 giờ ngày 10-12 tại Bệnh viện Nguyễn Trãi, Q.5, TP HCM sau thời gian điều trị căn bệnh ung thư gan, thọ 80 tuổi.
NSƯT Thùy Liên, vợ soạn giả Mai Quân cho biết: “Nhiều ngày qua, ông nhà tôi không ăn được nhưng lúc nào cũng cố gắng thản nhiên, không than vãn về bệnh tình. Ông ra đi nhẹ nhàng, thanh thản. Chiều 12-12, khi con gái chúng tôi từ Mỹ về nhìn mặt cha lần cuối, mới tiến hành lễ tẩm liệm”.
Soạn giả Mai Quân tên thật là Huỳnh Kim Thạch, sinh năm 1934 tại Bạc Liêu. Ngoài vở Nhụy Hoa Lan, ông còn là tác giả của nhiều vở cải lương nổi tiếng khác: Bên đồi trăng phủ, Tuyết phủ chiều đông, Sông Thương tiếng đàn Kiều, Nửa đêm nguyện cầu, Khúc nhạc từ bi… Vào những năm 1960 - 1970, các đoàn hát đại bang như: Kim Chung, Ngọc Kiều... đều sử dụng tác phẩm của ông.
Tác giả vở "Nhụy Hoa Lan" qua đời
Ra đi ở tuổi 80, soạn giả Mai Quân vừa tròn 60 năm tuổi Đảng. Ông là một trong những người có công đóng góp cho việc xây dựng Ban Ái hữu nghệ sĩ TP HCM và Nghĩa trang chùa nghệ sĩ. Nhà báo Tần Nguyên (Khu dưỡng lão nghệ sĩ TPHCM) cho biết Mai Quân nhiều năm liền là tác giả thường trực của đại bang Kim Chung. Trên sân khấu này, ông đã xây dựng tổ chức Đảng, nhận được sự hỗ trợ của các nhà hảo tâm, các nhà báo cách mạng để nuôi dưỡng lực lượng cán bộ hoạt động bí mật.
Tác giả vở "Nhụy Hoa Lan" qua đời
“Soạn giả Mai Quân là người có tấm lòng nhân ái. Ông quan tâm đội ngũ sáng tác trẻ, chăm lo đời sống nghệ sĩ về chiều. Những năm sau này khi tuổi cao, sức yếu, ông vẫn nhận công việc làm cố vấn cho những nghệ sĩ phụ trách công tác ái hữu!” – NSND Lệ Thủy nói.
NSƯT Thanh Điền nhận định soạn giả Mai Quân sống giản dị, cá tính ôn tồn, lúc nào cũng quan tâm đến nghệ sĩ trẻ.
Tang lễ của soạn giả Mai Quân được tổ chức tại Nhà Tang lễ TP HCM (số 25 Lê Quí Đôn, quận 3, TP HCM). Lễ tẩm liệm lúc 15 giờ ngày 12-12. Lễ truy điệu sẽ được tổ chức sáng 15-12, sau đó đưa đi an táng tại Nghĩa trang TP HCM.
Tin - ảnh: T. Hiệp - NLĐ
Soạn giả Mai Quân, tác giả vở cải lương "Nhụy Hoa Lan" trút hơi thở cuối cùng lúc 16 giờ ngày 10-12 tại Bệnh viện Nguyễn Trãi, Q.5, TP HCM sau thời gian điều trị căn bệnh ung thư gan, thọ 80 tuổi.
NSƯT Thùy Liên, vợ soạn giả Mai Quân cho biết: “Nhiều ngày qua, ông nhà tôi không ăn được nhưng lúc nào cũng cố gắng thản nhiên, không than vãn về bệnh tình. Ông ra đi nhẹ nhàng, thanh thản. Chiều 12-12, khi con gái chúng tôi từ Mỹ về nhìn mặt cha lần cuối, mới tiến hành lễ tẩm liệm”.
Soạn giả Mai Quân tên thật là Huỳnh Kim Thạch, sinh năm 1934 tại Bạc Liêu. Ngoài vở Nhụy Hoa Lan, ông còn là tác giả của nhiều vở cải lương nổi tiếng khác: Bên đồi trăng phủ, Tuyết phủ chiều đông, Sông Thương tiếng đàn Kiều, Nửa đêm nguyện cầu, Khúc nhạc từ bi… Vào những năm 1960 - 1970, các đoàn hát đại bang như: Kim Chung, Ngọc Kiều... đều sử dụng tác phẩm của ông.
Tác giả vở "Nhụy Hoa Lan" qua đời
Ra đi ở tuổi 80, soạn giả Mai Quân vừa tròn 60 năm tuổi Đảng. Ông là một trong những người có công đóng góp cho việc xây dựng Ban Ái hữu nghệ sĩ TP HCM và Nghĩa trang chùa nghệ sĩ. Nhà báo Tần Nguyên (Khu dưỡng lão nghệ sĩ TPHCM) cho biết Mai Quân nhiều năm liền là tác giả thường trực của đại bang Kim Chung. Trên sân khấu này, ông đã xây dựng tổ chức Đảng, nhận được sự hỗ trợ của các nhà hảo tâm, các nhà báo cách mạng để nuôi dưỡng lực lượng cán bộ hoạt động bí mật.
Tác giả vở "Nhụy Hoa Lan" qua đời
“Soạn giả Mai Quân là người có tấm lòng nhân ái. Ông quan tâm đội ngũ sáng tác trẻ, chăm lo đời sống nghệ sĩ về chiều. Những năm sau này khi tuổi cao, sức yếu, ông vẫn nhận công việc làm cố vấn cho những nghệ sĩ phụ trách công tác ái hữu!” – NSND Lệ Thủy nói.
NSƯT Thanh Điền nhận định soạn giả Mai Quân sống giản dị, cá tính ôn tồn, lúc nào cũng quan tâm đến nghệ sĩ trẻ.
Tang lễ của soạn giả Mai Quân được tổ chức tại Nhà Tang lễ TP HCM (số 25 Lê Quí Đôn, quận 3, TP HCM). Lễ tẩm liệm lúc 15 giờ ngày 12-12. Lễ truy điệu sẽ được tổ chức sáng 15-12, sau đó đưa đi an táng tại Nghĩa trang TP HCM.
Tin - ảnh: T. Hiệp - NLĐ
- tancogiaoduyen
- Site Admin
- Bài viết: 41708
- Ngày tham gia: Hai T4 12, 2004 5:00 pm
- Đến từ: U.S.A
- Tiếp xúc:
Re: Soạn giả Mai Quân qua đời
[center]PHÂN ƯU
VÔ CÙNG THƯƠNG TIẾC
KHI HAY TIN
ÔNG HUỲNH KIM THẠCH
TỨC SOẠN GIẢ MAI QUÂN
VỪA QUA ĐỜI NGÀY 10-12-2014
LÚC 16 GIỜ TẠI SAÌ GÒN, VIỆT NAM
HƯỞNG THỌ 80 TUỔI
LINH CỬU ĐƯỢC QUÀN TẠI NHÀ TANG LỄ TP
SỐ 25 ĐƯỜNG LÊ QUÝ ĐÔN - QUẬN 3
TỪ 17 GIỜ NGÀY 12-12-2014
BAN QUẢN TRỊ, BAN ĐIỀU HÀNH
TOÀN THỂ THÀNH VIÊN & THÂN HỮU
cailuongvietnam.com
THÀNH THẬT CHIA BUỒN CÙNG
NSUT THÙY LIÊN
VÀ TANG QUYẾN
NGUYÊN XIN LINH HỒN
ÔNG HUỲNH KIM THẠCH
TỨC SOẠN GIẢ MAI QUÂN
SỚM TIÊU DIÊU NƠI MIỀN CỰC LẠC
[/center]
VÔ CÙNG THƯƠNG TIẾC
KHI HAY TIN
ÔNG HUỲNH KIM THẠCH
TỨC SOẠN GIẢ MAI QUÂN
VỪA QUA ĐỜI NGÀY 10-12-2014
LÚC 16 GIỜ TẠI SAÌ GÒN, VIỆT NAM
HƯỞNG THỌ 80 TUỔI
LINH CỬU ĐƯỢC QUÀN TẠI NHÀ TANG LỄ TP
SỐ 25 ĐƯỜNG LÊ QUÝ ĐÔN - QUẬN 3
TỪ 17 GIỜ NGÀY 12-12-2014
BAN QUẢN TRỊ, BAN ĐIỀU HÀNH
TOÀN THỂ THÀNH VIÊN & THÂN HỮU
cailuongvietnam.com
THÀNH THẬT CHIA BUỒN CÙNG
NSUT THÙY LIÊN
VÀ TANG QUYẾN
NGUYÊN XIN LINH HỒN
ÔNG HUỲNH KIM THẠCH
TỨC SOẠN GIẢ MAI QUÂN
SỚM TIÊU DIÊU NƠI MIỀN CỰC LẠC
[/center]
- oceanAC2000A
- Thành viên thường xuyên
- Bài viết: 2215
- Ngày tham gia: Tư T8 29, 2007 5:00 pm
Re: Soạn giả Mai Quân qua đời
tancogiaoduyen đã viết:Trước 1975, rất nhiều SG nổi danh của sân khấu cải lương lúc đó gọi là " nằm vùng" - Có người bị lộ thì rút về bưng , không lộ thì tiếp tục hoạt động tại Saigon như SG Thu An chẳng hạn!NS Thanh Loan của đoàn TMTN , đôi NS Thanh Hùng - Ngọc Hoa của đoàn Kim Chung cũng vậy. Muh rất ngộ là SG Mai Quân cũng có cộng tác với công ty Kim Chung.Ở trên thấy ghi tên những tuồng không có vẻ quen thuộc mấy - Có phải chăng là tuồng TUYẾT PHỦ CHIỀU ĐÔNG của sân khấu Ngọc Kiều Ngọc Đán khi cố NS Hùng Cường khởi đầu sự nghiệp cải lương? và tựa tuồng được thay đổi với tên CHIỀU XƯA ... TUYẾT PHỦ trên sân khấu Kim Chung với sự tăng cường lần đầu tiên các NS miền Nam VĂN CHUNG - KIM HOÀNG cùng so tài với các tài danh miền Bắc HUỲNH THÁI - BÍCH HỢP - NGỌC TOÀN - QUANG HỮU - THÚY LIỆU - TÚY ĐỊNH - VÂN THÁI - HUỆ CHÚC - PHÚC LAI - TƯ VỮNG - BA HỘI và thần đồng MINH CẢNH ??!!
tuy nhiên sau này hình như không có mấy vở cải lương có ảnh hưởng sâu đậm như ngày trước. SG Mai Quân đươc biết đến như một người đứng đầu Ban Aí HữU NS.
==================================================================================
Đúng vậy! Vì có những soạn-giã, và ca nghệ-sĩ nằm trong trong show biz trước năm 1975. Sau khi chế-độ VNCH bị sụp-đỗ, chính những kẽ nằm vùng nầy, đã chỉ-điểm bắt giam rất nhiều ca nghệ-sĩ, và soạn-giã đã tham-gia nhiệt-tình trong chế-độ trước. Có một số ca nghệ-sĩ, và soạn-giã đã chết gục tại các trại cải-tạo, và số được thã- về với thân-tàn ma-dại, chỉ sống được vài năm với gia-đình, họ cũng đã qui-tiên.
Hơn 30 năm qua dưới chế-độ hiện-tại, các ca-nghệ-sĩ, và soạn-giã nằm vùng trước kia. Họ đã, và đang hưỡng được quyền-lợi gì trong khi họ đã bỏ công-lao nằm vùng trong chế-độ VNCH, rất là nguy-hiểm cho tánh-mạng, và gia-đình, hay là hiện nay, họ chỉ hưỡng với những mãnh giấy do nhà nước hiện nay ban tặng là : "Huân-công hang nhất, hay hang nhì gì đó! ". Đời song họ có được khá-giã hơn hay không, hay là đời-sống hiện-tại cũa họ còn khó-khăn, và chật vật hơn trong lúc họ nằm vùng trong thơi chế-độ VNCH. Chính họ là đao-phũ giết chết những người bạn đồng-diển trên sân-khấu trước năm 1975.
- tancogiaoduyen
- Site Admin
- Bài viết: 41708
- Ngày tham gia: Hai T4 12, 2004 5:00 pm
- Đến từ: U.S.A
- Tiếp xúc:
Re: Soạn giả Mai Quân qua đời
chời cho đến nay mí biết NS Thùy Liên là vợ soạn giả Mai Quân nhen - Theo bài báo dưới đây thì Thùy Liên rất thành công với nghề tay trái nên cuộc sống rất đầy đủ còn lo được cho 2 con ăn học nước ngoài! Gia đình SG Mai Quân chờ con ở Mỹ về ngày 12-12-2014 mới tẩn liệm!
- tancogiaoduyen
- Site Admin
- Bài viết: 41708
- Ngày tham gia: Hai T4 12, 2004 5:00 pm
- Đến từ: U.S.A
- Tiếp xúc:
Re: Soạn giả Mai Quân qua đời
[7mau]Gặp lại Sáu Linh[/7mau]
Thùy Liên là nghệ sĩ điện ảnh đầu tiên của Sài Gòn xuất hiện trở lại với điện ảnh cách mạng sau năm 1975 bằng vai cô y tá trong bộ phim Cô Nhíp (đạo diễn Khương Mễ).
Thời ấy phim ảnh sản xuất rất ít và rất chậm, cả năm không tới 10 bộ phim, vậy mà có khi mình Thùy Liên được mời đảm nhận ba vai chính trong ba phim được bấm máy cùng lúc. Chưa đầy 10 năm, chị đã có mặt trong 15 bộ phim truyện, gần như vai nào cũng được khán giả yêu mến, đặc biệt là hai vai làm nên tên tuổi chị là Bảy Hạnh trong Tình đất Củ Chi (đạo diễn Mai Lộc) và Sáu Linh trong Mùa gió chướng (giải nhất diễn viên nữ LHPVN lần thứ 5).
Sở hữu một nhan sắc trời cho với làn da trắng mịn, mái tóc dài dợn sóng tự nhiên, gương mặt dịu hiền trong sáng, cộng với vóc dáng thanh mảnh, Thùy Liên tạo ra những hình tượng đẹp cho các vai “nữ cán bộ” thuở ấy cứ nhẹ như không.
Không mấy ai biết, Thùy Liên vốn xuất thân từ sân khấu. Thuở nhỏ ở quê (Đại Lộc, Quảng Nam), cô bé Liên như bị bắt mất hồn mỗi khi có đoàn hát bội đến diễn và ghé ăn mì quảng của mẹ cô bán ở chợ Quảng Quế. Về nhà, cô bé cũng lấy lọ nghẹ trét mặt hát theo. Khi gia đình chuyển vào Sài Gòn, Liên được bầu làm đội trưởng đội kịch của trường Hưng Đạo (Q.1) và rồi tiếng lành đồn xa, chị có hẳn một ban kịch mang tên Thùy Liên, mỗi tháng một vở xuất hiện trên đài truyền hình khi hãy còn là nữ sinh, làm việc chung với những tên tuổi lớn hồi ấy như Vũ Đức Duy, Lê Tuấn…
Cơ duyên đưa đẩy, Thùy Liên lại đến với sân khấu cải lương. Số là lúc đó ông bầu Xuân của đoàn Dạ lý hương muốn làm mới đội ngũ đào kép, nên đã đưa Thùy Liên và một vài gương mặt kịch nghệ trẻ nổi tiếng như Băng Châu, Huỳnh Thanh Trà đến nhờ thầy đờn Út Trong dạy hát cổ nhạc. Thùy Liên học thêm được nhiều kinh nghiệm sàn diễn khi may mắn được bầu Xuân đưa về đoàn, đi hát chung với nghệ sĩ Thanh Nga, Ba Vân nhiều nơi trong thời gian dài.
Thùy Liên đến với điện ảnh cũng hoàn toàn tình cờ. Đạo diễn Lê Dân đã phát hiện ra Thùy Liên khi ông tới trường Hưng Đạo tuyển diễn viên cho vai chính trong bộ phim Trần Thị Diễm Châu. Nhưng, khi đến casting, thấy nhân vật có cảnh tắm hở vai, Thùy Liên đã từ chối. Một lần có việc đến tòa án, Thùy Liên tình cờ gặp Lê Dân (ông đồng thời hành nghề luật sư), ông “luật sư - đạo diễn” đã nhìn thẳng vào mắt chị và nói: “Đôi mắt này mà không làm điện ảnh thì rất uổng!”.
Rồi nhờ giới thiệu qua lại, Thùy Liên trở thành gương mặt “ảnh hậu” một thời cho lịch dưới bàn tay tài hoa của các tay máy nổi tiếng như Lê Hoàng Hoa, Trần Đình Mưu, được lên bìa của các tờ báo lớn như Saigon Post, Saigon Daily News… để rồi cuối cùng được hãng Mỹ Vân mời đóng phim. Chị đóng được khoảng bốn, năm phim, trong đó có những phim rất ăn khách như Chàng ngốc gặp hên (cùng với vua hề Văn Chung), Bão tình (cùng với minh tinh Kiều Chinh).
Sau năm 1975, Thùy Liên ít có dịp diễn kịch vì phim ảnh đã lấy hết thời gian của chị. Chị tham gia hai vở kịch truyền hình là Gió rừng tràm và 30 năm sau, đóng vai Othelia cô gái đội mũ nồi xám trong vở Dư luận quần chúng và gây dấu ấn đậm nhất là vai Sáu Hạnh trong vở Xa thành phố yêu dấu (tác giả Ngọc Linh). Thùy Liên tình cờ được mời về diễn vai Sáu Hạnh thay thế cho diễn viên chính của đoàn Cửu Long Giang bất ngờ bị tai nạn, tham dự Hội diễn Sân khấu chuyên nghiệp toàn quốc và đã lấy được HCV cho vở và HCV cho vai Sáu Hạnh.
Tuy không xuất thân từ trường lớp, làm nghệ thuật chỉ bằng năng khiếu bẩm sinh, nhưng Thùy Liên luôn thành công nhờ sự nhạy bén, có óc quan sát và chịu khó. Xem chị đóng những vai nữ cán bộ cách mạng, thuần thục chuyện súng ống, lội sông lội sình nhẹ bẫng, không mấy ai nghĩ chị vốn là “nữ sinh Sài Gòn”, nghệ sĩ chế độ cũ, ngày giải phóng cũng hồi hộp không biết số phận mình sẽ ra sao.
NSƯT Thùy Liên cùng hai cô con gái
Trong đời thường, nghệ sĩ Thùy Liên là người sống giản dị, khiêm tốn, làm nhiều nói ít. Tuy là nghệ sĩ, tham gia làng giải trí khi tuổi còn rất trẻ song trong chuyện tình cảm, chị khá chừng mực và tỉnh táo. Từng có không biết bao nhiêu ong bướm lượn quanh, trong đó không ít cuộc níu kéo đi nước ngoài lập tổ uyên ương vào những ngày Sài Gòn biến động, song chị không bị cuốn theo.
Chị nói, chuyện hôn nhân của mình như một sự sắp đặt “nhẹ nhàng” của số mệnh. Chồng chị, soạn giả sân khấu Mai Quân vốn là một cán bộ hoạt động nội thành, từng có chín năm tù Côn đảo và cũng từng có những vở cải lương nổi tiếng (viết chung và viết riêng) một thời như Nhụy hoa lan, Hai chiều ly biệt, Nửa bản tình ca, Tuyết phủ chiều đông... Hai người lần đầu “chạm mặt” là khi ông, với tư cách đại diện chính quyền TP mời các nghệ sĩ Sài Gòn cũ đến họp mặt để “hiểu nhau”.
Một thời gian dài sau đó, khi chị tìm đến nhà riêng của ông để nộp bản… lý lịch như một thủ tục bổ sung cần thiết để làm nghề, ông lịch sự mời chị vào phòng khách uống trà rồi nghiêm chỉnh nói: “Tôi nghe người ta nói cô “được” lắm. Bản thân tôi cũng thấy cô là người tốt. Tôi đã lớn tuổi, còn cô cũng không còn nhỏ dại nữa. Vậy mình lấy nhau đi”. Rồi không để chị kịp phản ứng gì, ông nói tiếp: “Ý tôi là vậy, nhưng cô cứ về suy nghĩ, cô thấy không được cũng không sao”.
Thùy Liên “về suy nghĩ”, xưa nay chị vốn không ưa những lời tán tỉnh hoa mỹ, nhưng “thật thà” và chân thành như người đàn ông này thì là lần đầu mới gặp, sống với người như vậy chắc bình yên, chẳng phải nơm nớp đề phòng, vậy là gật đầu. Chị cười ấm áp: “Về sống chung mới thấy mình chọn không sai. Anh hiền lành, nhân hậu, yêu vợ, thương con hết mực”. Kết quả của việc “chọn không sai” là hai cô con gái xinh đẹp, giỏi ngoan Thùy Linh và Thùy Dương, đều học đến thạc sĩ và hiện đang sống tại Mỹ. Từ hai năm nay, cô con gái đầu đã đưa Thùy Liên lên chức bà ngoại.
NSƯT Thùy Liên khoe mình có máu kinh doanh từ nhỏ, mới 17, 18 tuổi đã biết hùn hạp làm ăn với bạn bè. Vậy nên, suốt mấy chục năm làm nghệ thuật, nghề phụ kinh doanh luôn đảm nhiệm việc nuôi nghề chính. Ngày trước, cứ mỗi lần đi đóng phim có chút tiền dư, chị lại dành dụm, tìm cách để tiền đẻ ra tiền, đến khi tích cóp đủ, chị mua đất xây khách sạn, rồi từ khách sạn, chị mở được khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng mang tên Thùy Liên ở P.Long Phước, Q.9.
Chị nói, con đường kinh doanh của mình cũng thật may mắn, làm đâu được đó, không lớn lao gì, nhưng cứ tiến đều đều. Nhờ vậy, chị nuôi được hai con ăn học thành tài nơi xứ người và vợ chồng cũng không phải chật vật lúc tuổi già. Hiện nay, nghệ sĩ Thùy Liên ngày ngày tất bật với công việc ở khu du lịch của mình, nhưng mỗi lần nghe ai nhắc lại “thời oanh liệt” trên màn ảnh, thời mà cái tên Thùy Liên bị mờ trước “Sáu Linh”, chị lại nở nụ cười rất tươi đầy tự hào.
CÁT VŨ - PNO
Thùy Liên là nghệ sĩ điện ảnh đầu tiên của Sài Gòn xuất hiện trở lại với điện ảnh cách mạng sau năm 1975 bằng vai cô y tá trong bộ phim Cô Nhíp (đạo diễn Khương Mễ).
Thời ấy phim ảnh sản xuất rất ít và rất chậm, cả năm không tới 10 bộ phim, vậy mà có khi mình Thùy Liên được mời đảm nhận ba vai chính trong ba phim được bấm máy cùng lúc. Chưa đầy 10 năm, chị đã có mặt trong 15 bộ phim truyện, gần như vai nào cũng được khán giả yêu mến, đặc biệt là hai vai làm nên tên tuổi chị là Bảy Hạnh trong Tình đất Củ Chi (đạo diễn Mai Lộc) và Sáu Linh trong Mùa gió chướng (giải nhất diễn viên nữ LHPVN lần thứ 5).
Sở hữu một nhan sắc trời cho với làn da trắng mịn, mái tóc dài dợn sóng tự nhiên, gương mặt dịu hiền trong sáng, cộng với vóc dáng thanh mảnh, Thùy Liên tạo ra những hình tượng đẹp cho các vai “nữ cán bộ” thuở ấy cứ nhẹ như không.
Không mấy ai biết, Thùy Liên vốn xuất thân từ sân khấu. Thuở nhỏ ở quê (Đại Lộc, Quảng Nam), cô bé Liên như bị bắt mất hồn mỗi khi có đoàn hát bội đến diễn và ghé ăn mì quảng của mẹ cô bán ở chợ Quảng Quế. Về nhà, cô bé cũng lấy lọ nghẹ trét mặt hát theo. Khi gia đình chuyển vào Sài Gòn, Liên được bầu làm đội trưởng đội kịch của trường Hưng Đạo (Q.1) và rồi tiếng lành đồn xa, chị có hẳn một ban kịch mang tên Thùy Liên, mỗi tháng một vở xuất hiện trên đài truyền hình khi hãy còn là nữ sinh, làm việc chung với những tên tuổi lớn hồi ấy như Vũ Đức Duy, Lê Tuấn…
Cơ duyên đưa đẩy, Thùy Liên lại đến với sân khấu cải lương. Số là lúc đó ông bầu Xuân của đoàn Dạ lý hương muốn làm mới đội ngũ đào kép, nên đã đưa Thùy Liên và một vài gương mặt kịch nghệ trẻ nổi tiếng như Băng Châu, Huỳnh Thanh Trà đến nhờ thầy đờn Út Trong dạy hát cổ nhạc. Thùy Liên học thêm được nhiều kinh nghiệm sàn diễn khi may mắn được bầu Xuân đưa về đoàn, đi hát chung với nghệ sĩ Thanh Nga, Ba Vân nhiều nơi trong thời gian dài.
Thùy Liên đến với điện ảnh cũng hoàn toàn tình cờ. Đạo diễn Lê Dân đã phát hiện ra Thùy Liên khi ông tới trường Hưng Đạo tuyển diễn viên cho vai chính trong bộ phim Trần Thị Diễm Châu. Nhưng, khi đến casting, thấy nhân vật có cảnh tắm hở vai, Thùy Liên đã từ chối. Một lần có việc đến tòa án, Thùy Liên tình cờ gặp Lê Dân (ông đồng thời hành nghề luật sư), ông “luật sư - đạo diễn” đã nhìn thẳng vào mắt chị và nói: “Đôi mắt này mà không làm điện ảnh thì rất uổng!”.
Rồi nhờ giới thiệu qua lại, Thùy Liên trở thành gương mặt “ảnh hậu” một thời cho lịch dưới bàn tay tài hoa của các tay máy nổi tiếng như Lê Hoàng Hoa, Trần Đình Mưu, được lên bìa của các tờ báo lớn như Saigon Post, Saigon Daily News… để rồi cuối cùng được hãng Mỹ Vân mời đóng phim. Chị đóng được khoảng bốn, năm phim, trong đó có những phim rất ăn khách như Chàng ngốc gặp hên (cùng với vua hề Văn Chung), Bão tình (cùng với minh tinh Kiều Chinh).
Sau năm 1975, Thùy Liên ít có dịp diễn kịch vì phim ảnh đã lấy hết thời gian của chị. Chị tham gia hai vở kịch truyền hình là Gió rừng tràm và 30 năm sau, đóng vai Othelia cô gái đội mũ nồi xám trong vở Dư luận quần chúng và gây dấu ấn đậm nhất là vai Sáu Hạnh trong vở Xa thành phố yêu dấu (tác giả Ngọc Linh). Thùy Liên tình cờ được mời về diễn vai Sáu Hạnh thay thế cho diễn viên chính của đoàn Cửu Long Giang bất ngờ bị tai nạn, tham dự Hội diễn Sân khấu chuyên nghiệp toàn quốc và đã lấy được HCV cho vở và HCV cho vai Sáu Hạnh.
Tuy không xuất thân từ trường lớp, làm nghệ thuật chỉ bằng năng khiếu bẩm sinh, nhưng Thùy Liên luôn thành công nhờ sự nhạy bén, có óc quan sát và chịu khó. Xem chị đóng những vai nữ cán bộ cách mạng, thuần thục chuyện súng ống, lội sông lội sình nhẹ bẫng, không mấy ai nghĩ chị vốn là “nữ sinh Sài Gòn”, nghệ sĩ chế độ cũ, ngày giải phóng cũng hồi hộp không biết số phận mình sẽ ra sao.
NSƯT Thùy Liên cùng hai cô con gái
Trong đời thường, nghệ sĩ Thùy Liên là người sống giản dị, khiêm tốn, làm nhiều nói ít. Tuy là nghệ sĩ, tham gia làng giải trí khi tuổi còn rất trẻ song trong chuyện tình cảm, chị khá chừng mực và tỉnh táo. Từng có không biết bao nhiêu ong bướm lượn quanh, trong đó không ít cuộc níu kéo đi nước ngoài lập tổ uyên ương vào những ngày Sài Gòn biến động, song chị không bị cuốn theo.
Chị nói, chuyện hôn nhân của mình như một sự sắp đặt “nhẹ nhàng” của số mệnh. Chồng chị, soạn giả sân khấu Mai Quân vốn là một cán bộ hoạt động nội thành, từng có chín năm tù Côn đảo và cũng từng có những vở cải lương nổi tiếng (viết chung và viết riêng) một thời như Nhụy hoa lan, Hai chiều ly biệt, Nửa bản tình ca, Tuyết phủ chiều đông... Hai người lần đầu “chạm mặt” là khi ông, với tư cách đại diện chính quyền TP mời các nghệ sĩ Sài Gòn cũ đến họp mặt để “hiểu nhau”.
Một thời gian dài sau đó, khi chị tìm đến nhà riêng của ông để nộp bản… lý lịch như một thủ tục bổ sung cần thiết để làm nghề, ông lịch sự mời chị vào phòng khách uống trà rồi nghiêm chỉnh nói: “Tôi nghe người ta nói cô “được” lắm. Bản thân tôi cũng thấy cô là người tốt. Tôi đã lớn tuổi, còn cô cũng không còn nhỏ dại nữa. Vậy mình lấy nhau đi”. Rồi không để chị kịp phản ứng gì, ông nói tiếp: “Ý tôi là vậy, nhưng cô cứ về suy nghĩ, cô thấy không được cũng không sao”.
Thùy Liên “về suy nghĩ”, xưa nay chị vốn không ưa những lời tán tỉnh hoa mỹ, nhưng “thật thà” và chân thành như người đàn ông này thì là lần đầu mới gặp, sống với người như vậy chắc bình yên, chẳng phải nơm nớp đề phòng, vậy là gật đầu. Chị cười ấm áp: “Về sống chung mới thấy mình chọn không sai. Anh hiền lành, nhân hậu, yêu vợ, thương con hết mực”. Kết quả của việc “chọn không sai” là hai cô con gái xinh đẹp, giỏi ngoan Thùy Linh và Thùy Dương, đều học đến thạc sĩ và hiện đang sống tại Mỹ. Từ hai năm nay, cô con gái đầu đã đưa Thùy Liên lên chức bà ngoại.
NSƯT Thùy Liên khoe mình có máu kinh doanh từ nhỏ, mới 17, 18 tuổi đã biết hùn hạp làm ăn với bạn bè. Vậy nên, suốt mấy chục năm làm nghệ thuật, nghề phụ kinh doanh luôn đảm nhiệm việc nuôi nghề chính. Ngày trước, cứ mỗi lần đi đóng phim có chút tiền dư, chị lại dành dụm, tìm cách để tiền đẻ ra tiền, đến khi tích cóp đủ, chị mua đất xây khách sạn, rồi từ khách sạn, chị mở được khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng mang tên Thùy Liên ở P.Long Phước, Q.9.
Chị nói, con đường kinh doanh của mình cũng thật may mắn, làm đâu được đó, không lớn lao gì, nhưng cứ tiến đều đều. Nhờ vậy, chị nuôi được hai con ăn học thành tài nơi xứ người và vợ chồng cũng không phải chật vật lúc tuổi già. Hiện nay, nghệ sĩ Thùy Liên ngày ngày tất bật với công việc ở khu du lịch của mình, nhưng mỗi lần nghe ai nhắc lại “thời oanh liệt” trên màn ảnh, thời mà cái tên Thùy Liên bị mờ trước “Sáu Linh”, chị lại nở nụ cười rất tươi đầy tự hào.
CÁT VŨ - PNO
-
- Thành viên mới đến
- Bài viết: 64
- Ngày tham gia: Hai T11 03, 2014 2:29 pm
Re: Soạn giả Mai Quân qua đời
Thành Kính Phân Ưu.
-
- Forum Mod
- Bài viết: 3545
- Ngày tham gia: Chủ nhật T9 06, 2009 7:19 am
- Đến từ: Châu Âu
Re: Soạn giả Mai Quân qua đời
Xem ra thì cô Thuỳ Liên được điện ảnh "cách mạng" trọng dụng hơn những nghệ sĩ tên tuổi khác của chế độ cũ cũng chẳng có chi là lạ .
Thành kính phân ưu .
Thành kính phân ưu .
- tinhnghesi
- Thành viên thực thụ
- Bài viết: 691
- Ngày tham gia: Tư T8 30, 2006 5:00 pm
Re: Soạn giả Mai Quân qua đời
tancogiaoduyen đã viết:Trước 1975, rất nhiều SG nổi danh của sân khấu cải lương lúc đó gọi là " nằm vùng" - Có người bị lộ thì rút về bưng , không lộ thì tiếp tục hoạt động tại Saigon như SG Thu An chẳng hạn!NS Thanh Loan của đoàn TMTN , đôi NS Thanh Hùng - Ngọc Hoa của đoàn Kim Chung cũng vậy. Muh rất ngộ là SG Mai Quân cũng có cộng tác với công ty Kim Chung.Ở trên thấy ghi tên những tuồng không có vẻ quen thuộc mấy - Có phải chăng là tuồng TUYẾT PHỦ CHIỀU ĐÔNG của sân khấu Ngọc Kiều Ngọc Đán khi cố NS Hùng Cường khởi đầu sự nghiệp cải lương? và tựa tuồng được thay đổi với tên CHIỀU XƯA ... TUYẾT PHỦ trên sân khấu Kim Chung với sự tăng cường lần đầu tiên các NS miền Nam VĂN CHUNG - KIM HOÀNG cùng so tài với các tài danh miền Bắc HUỲNH THÁI - BÍCH HỢP - NGỌC TOÀN - QUANG HỮU - THÚY LIỆU - TÚY ĐỊNH - VÂN THÁI - HUỆ CHÚC - PHÚC LAI - TƯ VỮNG - BA HỘI và thần đồng MINH CẢNH ??!!
tuy nhiên sau này hình như không có mấy vở cải lương có ảnh hưởng sâu đậm như ngày trước. SG Mai Quân đươc biết đến như một người đứng đầu Ban Aí HữU NS.
Đoàn kim chung 2 có diển tuông của tác giả MAI QUÂN''ĐÔI MẮT GIAI NHÂN''vào 1972, hay 1974.ns MỸ CHÂU CHÍ TÂM.THANH TUẤN BÍCH HẠNH.THANH ĐIỀN THANH KIM HUÊ.TÔ KIỀU LAN.AN DANH.MINH HẢI....về sau đến năm 2000, tuông nầy quay cho đaì TH CT.đổi tựa là''TƠ VƯONG SẦU LY BIỆT.''với MC .KTL.TN.TP.KT.ĐL...vv và cũng đổi tê tác gi.
- tinhnghesi
- Thành viên thực thụ
- Bài viết: 691
- Ngày tham gia: Tư T8 30, 2006 5:00 pm
Re: Soạn giả Mai Quân qua đời
À quên nửa, TANCOGIAODUYEN ơi.TNS thấy ở mục tác giả đạo diển ở trang 7, có bài''MAI QUÂN 1 SOẠN GIẢ NĂNG NGHIỆP CẢI LƯONG N''bài của TCGD gởi ngày 3./8/2009, bài viết đó thật hay rỏ ràng hơn các bài báo sau nầy thông tin quá nghèo nàn , TCGD cho xem lại bài viết của năm 2009 nghe cảm ơn TCGD nhiều
- tinhnghesi
- Thành viên thực thụ
- Bài viết: 691
- Ngày tham gia: Tư T8 30, 2006 5:00 pm
Re: Soạn giả Mai Quân qua đời
THÀNH KÍNH PHÂN ƯU.
- ngọc bảo linh
- Forum Mod
- Bài viết: 1470
- Ngày tham gia: Chủ nhật T12 15, 2013 4:39 am
Re: Soạn giả Mai Quân qua đời
Vo cùng thương tiếc .
- tancogiaoduyen
- Site Admin
- Bài viết: 41708
- Ngày tham gia: Hai T4 12, 2004 5:00 pm
- Đến từ: U.S.A
- Tiếp xúc:
Re: Soạn giả Mai Quân qua đời
tinhnghesi đã viết:À quên nửa, TANCOGIAODUYEN ơi.TNS thấy ở mục tác giả đạo diển ở trang 7, có bài''MAI QUÂN 1 SOẠN GIẢ NĂNG NGHIỆP CẢI LƯONG N''bài của TCGD gởi ngày 3./8/2009, bài viết đó thật hay rỏ ràng hơn các bài báo sau nầy thông tin quá nghèo nàn , TCGD cho xem lại bài viết của năm 2009 nghe cảm ơn TCGD nhiều
Phải bài này hong tinhnghesi? Đúng là những bài báo sau này thông tin chẵng những nghèo nàn muh còn sai nữa chứ -
tancogiaoduyen đã viết:[7mau]Năm Triều - Mai Quân:
Một soạn giả nặng nghiệp cải lương, nặng tình ái hữu[/7mau]
Trong giới sân khấu cải lương (SKCL) Nam bộ, trước và sau giải phóng (1975), các thế hệ nghệ sĩ đều biết đến soạn giả Mai Quân là một đồng nghiệp đàn anh, còn khi nhắc đến tên tục Năm Triều là gọi danh xưng một cách trân trọng - thân thương bằng “anh Năm” hay “chú Năm”. Bởi một nghệ sĩ ngày nay đã lão thành như ông là đã hình thành những tư chất riêng, đó là cả đời vì sự nghiệp nghệ thuật SKCL chính nghĩa và là người nặng tình với ái hữu với đồng nghiệp đến gần cuối đời vẫn còn vương mang.
BÍ DANH NĂM TRIỀU...
Thời niên thiếu, cậu Huỳnh Kim Thạch may mắn được gia đình cho ăn học cả tiếng ta và tiếng Tây tương đối khá so với trang lứa cùng thời tại quê hương (thị xã Bạc Liêu). Nhưng cậu Thạch lại bỏ ngang con đường học vấn để theo cách mạng, lúc mới 13 tuổi (1947). Có chút vốn liếng chữ nghĩa, cậu Thạch được cách mạng đưa vào Trường Trung học kháng chiến Nam Bộ - Nguyễn Văn Tố (dành cho trí thức trẻ miền Nam), Trường nằm giữa rừng U Minh - Cà Mau. Ba năm ở đó, biết bao là gian khổ và vui buồn trong bối cảnh “đất nước kháng chiến trường kỳ”. Cậu Thạch cùng với Bùi Đức Ái (nhà văn Anh Đức) học làm thơ với nhà thơ Nguyễn Bính, học viết văn với nhà văn Đoàn Giỏi, học lịch sử và văn hóa Việt Nam... học xong, Thạch được ra công tác ở Chi hội Văn nghệ Nam bộ.
Được trui rèn trong chiến khu và đã hình thành lập trường, bản lĩnh chính trị vững chắc, cậu Thạch được tổ chức phân công về Sài Gòn hoạt động văn nghệ quần chúng trong giới học sinh - sinh viên và các đoàn thể tiến bộ lúc bấy giờ. Đáng ghi nhớ lúc này, cậu Thạch là người khơi mào phong trào dạy múa dân tộc ở Sài Gòn, vì lúc đó đô thành Sài Gòn chỉ phổ biến duy nhất là “nhảy bum”. Tháng 3-1956, thanh niên Huỳnh Kim Thạch đã được đứng vào hàng ngũ của Đảng Cộng sản VN có nhiệm vụ phát triển đoàn viên Đoàn Thanh niên Lao động VN để đưa vào chiến khu... Khi trở thành đảng viên, hoạt động nội thành, xây dựng và phát triển cơ sở cách mạng thì bí danh “Năm Triều” xuất hiện và đã nửa thế kỷ qua bí danh ấy trở thành danh xưng thân thương của cậu Thạch thuở nào.
VÀ SOẠN GIẢ MAI QUÂN...
Khi có bí danh Năm Triều không bao lâu thì ông bị mật báo, những tên chỉ điểm cứ rình rập theo dõi, rượt bắt ông nên phải thay đổi vị trí công tác. Ông vào gánh cải lương Phước Chung, tiếp tục xây dựng cơ sở cách mạng và với danh nghĩa là soạn giả cải lương, có nghệ danh Mai Quân (1956).
Nhờ được đào tạo ba năm trong chiến khu về văn hóa văn nghệ, có sẵn học vấn nên ngay buổi đầu cầm bút sáng tác kịch bản cải lương, tác phẩm đầu tay của “tân soạn giả” Mai Quân “Nhụy hoa lan” thành công, ăn khách và “nổi đình nổi đám” suốt nhiều năm trên sân khấu Phước Chung. Từ đó, nghệ danh Mai Quân trở thành quen thuộc với trong giới và khán giả cải lương và ông trở thành soạn giả thường trực cho cả chục gánh hát cấp “đại ban”: Thanh Tao, Ngọc Kiều, Kim Chưởng, Kim Chung I, II, III, IV... Những kịch bản nổi tiếng lúc đó của ông là “Bên đồi trăng phủ” (Kim Chưởng), “Tuyết phủ chiều đông” (Ngọc Kiều); “Lạnh hoàng hôn” (Kim Chung IV)... Bí danh Năm Triều - soạn giả Mai Quân song hành trong hoạt động nghệ thuật cũng như hoạt động bí mật ở nội thành, khi bên “mình” gặp nhau là anh Năm - chú Năm, nghệ sĩ Sài Gòn và khán giả thì gọi là thầy tuồng Mai Quân.
Một thầy tuồng ở Sài Gòn đang có tên tuổi, rồi lại có lúc phải giả dạng thường dân đạp xe đạp vô khu Hốc Môn, Củ Chi...) để họp - hội. Những sự kiện đáng nhớ lúc này như, thành lập Tiểu ban Văn nghệ Sài Gòn - Gia Định (1961), ông là Ủy viên phụ trách sân khấu. Thành lập Đảng ủy văn hóa T4 (1964), ông là Đảng ủy viên phụ trách sân khấu và báo chí nội thành Sài Gòn, đặc biệt là thành lập lực lượng bảo vệ văn hóa dân tộc và Đại hội tại Tòa Đô chính (nay là trụ sở UBND TPHCM) rất thành công, tạo tiếng vang về thế mạnh chính trị ta đối với Sài Gòn lúc bấy giờ. Vì thế, tên tuổi Năm Triều - Mai Quân như cây gai cần phải nhổ đối với bọn mật vụ, rồi ông cũng bị chỉ điểm cho giặc bao nhà và bắt được ông. Bảy năm bị đày ngoài Côn Đảo, trải qua nhiều trại tù với những nhục hình tra tấn dã man của “Địa ngục trần gian”, ông vẫn giữ vững khí tiết của người cộng sản, cùng đồng đội ngoài ấy xây dựng cơ sở Đảng và đấu tranh chính trị với giặc.
VIẾT KỊCH BẢN TRONG CHIẾN KHU - XÂY DựNG nềN SÂN KHẤU MỚI
Những ngày ở chuồng cọp Côn Đảo, chú Năm Triều phải chịu sự nhục hình đày ải dã man của giặc, nắng biển bỏng da, thân người bị giam cầm trong cái lồng sắt nhỏ hẹp chỉ vừa đủ cho người xoay qua quay lại... Sau Hiệp định Paris, chú Năm được trao trả về Lộc Ninh (1974), rồi về lại Tiểu ban Văn nghệ cũ công tác.
Trong thời gian này, soạn giả Mai Quân sáng tác kịch bản: “Tiếng khóc bên bờ rào ấp chiến lược”, “Rừng cao su nhuộm máu”, “Dậy sóng”... được dàn dựng cho Đoàn Văn công thành phố (T4) biểu diễn phục vụ trong vùng giải phóng và chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử (1975). Sau ngày giải phóng, soạn giả Mai Quân được phân công làm Trưởng ty sân khấu (Sở VHTT - TPHCM) phụ trách mấy chục đoàn nghệ thuật của thành phố và Phó Tổng thư ký Hội Sân khấu TPHCM đến 4 nhiệm kỳ (2005). Từ năm 1985 đến 1990 soạn giả Mai Quân còn là Đại biểu Hội đồng Nhân dân TPHCM khóa IV, Ủy viên UBMTTQVN - TPHCM khóa IV và V, Hội thẩm Nhân dân Tòa án TPHCM 5 năm.
NHỊP CẦU NHÂN ÁI
Từ năm 1990, soạn giả Mai Quân (Phó Tổng thư ký Hội Sân khấu TPHCM) kiêm Trưởng ban Ái hữu nghệ sĩ, ông tiếp tục phát huy truyền thống của Hội nghệ sĩ ái hữu tương tế do các nghệ sĩ tiền phong để lại cho đến hôm nay. Bằng uy tín và lòng nhiệt tâm, ông cùng đồng nghiệp làm nhịp cầu nhân ái, từ cơ sở trắng không kinh phí phải vận động các nhà hảo tâm, mạnh thường quân, các nghệ sĩ có thu nhập khá... để quyên góp, trợ cấp nuôi dưỡng 50 nghệ sĩ nghèo neo đơn, già yếu hàng tháng (lương tháng) suốt 15 năm qua và đang tiếp tục trợ cấp như thế. Tổ chức tặng quà cho các nghệ sĩ nghèo ăn Tết hàng năm, trợ cấp nhiều trường hợp đột xuất khác khi nghệ sĩ gặp khó khăn, tổ chức tang lễ cho các nghệ sĩ quá cố, giỗ Tổ ngành sân khấu hàng năm rất chu đáo để các nghệ sĩ hội tụ về mái nhà chung... Đáng ghi nhận là khu dưỡng lão nghệ sĩ ra đời (1988) ở quận 8. Cùng với nghệ sĩ nhân dân Phùng Há, ông tích cực hoạt động từ lúc khu này mới hình thành cho đến bây giờ, nuôi dưỡng thường xuyên khoảng 20 nghệ sĩ già yếu neo đơn. Suốt 15 năm qua Ban Ái Hữu đã làm công việc nhân ái như thế không đơn giản, như BCH Hội Sân khấu TP đã đánh giá cao về hoạt động của Ban Ái Hữu, tại Đại Hội Sân khấu TP nhiệm kỳ V vừa qua, trong đó vai trò của chú Năm Triều là trụ cột. Nhiều nghệ sĩ dí dỏm rằng, chú Năm Triều như trưởng “cái bang” suốt 15 năm qua mang cái “hồ bao” đi xin tiền để làm công việc nhân nghĩa ấy...
Nhiệm kỳ Hội Sân khấu TP lần này, chú Năm không còn trong BCH nữa, cả đời vì cách mạng, vì nghiệp Tổ và có lẽ trong giới muốn chú có một thời gian còn lại an dưỡng tuổi cao - đã “cổ lai hy” rồi. Nhưng riêng chú vẫn còn trăn trở và tiếc rằng tốc độ thời gian không chờ đợi một ai, những dự kiến của chú còn đang dang dở là: Đề nghị Nhà nước công nhận nghĩa trang và Chùa nghệ sĩ TP thành di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia hoặc thành phố, xây dựng một đài tưởng niệm các nghệ sĩ hy sinh vì nền độc lập dân tộc, như các liệt sĩ là soạn giả Trần Hữu Trang, Phong Anh, Phạm Trần, Nguyễn Ngọc Cung... nghệ sĩ biểu diễn Bảy Vân, Thừa Vĩnh... và đề nghị Nhà nước công nhận tư cách pháp nhân cho Ban Ái hữu hoạt động. Đây có lẽ cũng là tâm nguyện rất chính đáng của chú Năm, mong rằng những người kế vị chú sẽ tiếp tục điều tâm nguyện còn đang dang dở trong tương lai không xa, để điều ấy sẽ không là huyền thoại.
ĐỖ DŨNG
CLVN
- tancogiaoduyen
- Site Admin
- Bài viết: 41708
- Ngày tham gia: Hai T4 12, 2004 5:00 pm
- Đến từ: U.S.A
- Tiếp xúc:
Re: Soạn giả Mai Quân qua đời
Tạm ngưng việc giao khu dưỡng lão Nghệ sĩ TPHCM
cho Sở LĐ-TB-XH quản lý
Sáng 30-9, trong chương trình lễ giỗ Tổ truyền thống sân khấu cải lương được tổ chức tại khu dưỡng lão Nghệ sĩ TPHCM, soạn giả Mai Quân, trưởng Ban Quản lý khu dưỡng lão Nghệ sĩ TPHCM, đã công bố thông báo của UBND TPHCM về việc “Tạm ngưng việc bàn giao khu dưỡng lão Nghệ sĩ TPHCM cho Sở LĐ-TB-XH TPHCM theo kiến nghị của Hội Sân khấu TPHCM”.
Trước đó, có thông tin khu dưỡng lão Nghệ sĩ TPHCM sẽ được giao cho Sở LĐ-TB-XH TPHCM quản lý, các nghệ sĩ lão thành đang sinh sống ở đây đã phản ứng với thái độ không đồng tình (Báo Người Lao Động số ra ngày 14-9 đã phản ánh trong bài viết “Nghệ sĩ sẽ được chăm lo tốt hơn”.
Mười một năm qua với mô hình Nhà nước và xã hội cùng làm, khu dưỡng lão Nghệ sĩ TPHCM đã được Ban Ái hữu Nghệ sĩ TPHCM quản lý chu đáo. 22 nghệ sĩ lão thành đã có cuộc sống khỏe mạnh và nhận được sự quan tâm giúp đỡ của các đoàn thể xã hội, các nhà hảo tâm. Ông Hứa Ngọc Thuận, Phó Chủ tịch UBND TPHCM, đã chấp thuận kiến nghị của Hội Sân khấu TPHCM, Ban Quản lý khu dưỡng lão Nghệ sĩ TPHCM tạm thời giữ nguyên cách quản lý như trước đây và chỉ đạo các cơ quan chức năng hỗ trợ cho các nghệ sĩ lão thành đang sinh sống tại khu dưỡng lão Nghệ sĩ TPHCM số tiền 43 triệu đồng và đề nghị Công an quận 8 – TPHCM xem xét cấp hộ khẩu cho các nghệ sĩ đang an dưỡng tại đây. UBND TPHCM cũng giao Sở LĐ-TB-XH tham mưu cho UBND TPHCM đề xuất phương án củng cố tổ chức quản lý, đầu tư xây dựng mở rộng khu dưỡng lão Nghệ sĩ TPHCM. Thông báo nêu rõ: “Khi nào Hội Sân khấu TPHCM, Ban Ái hữu Nghệ sĩ TPHCM đã thông suốt về mặt tư tưởng, thấy việc bàn giao cho Sở LĐ-TB-XH là việc cần thiết thì chính thức có văn bản đề nghị, UBND TPHCM sẽ xem xét, giao các sở, ngành liên quan tiếp tục thực hiện”.
T.Hiệp -NLĐ
cho Sở LĐ-TB-XH quản lý
Sáng 30-9, trong chương trình lễ giỗ Tổ truyền thống sân khấu cải lương được tổ chức tại khu dưỡng lão Nghệ sĩ TPHCM, soạn giả Mai Quân, trưởng Ban Quản lý khu dưỡng lão Nghệ sĩ TPHCM, đã công bố thông báo của UBND TPHCM về việc “Tạm ngưng việc bàn giao khu dưỡng lão Nghệ sĩ TPHCM cho Sở LĐ-TB-XH TPHCM theo kiến nghị của Hội Sân khấu TPHCM”.
Trước đó, có thông tin khu dưỡng lão Nghệ sĩ TPHCM sẽ được giao cho Sở LĐ-TB-XH TPHCM quản lý, các nghệ sĩ lão thành đang sinh sống ở đây đã phản ứng với thái độ không đồng tình (Báo Người Lao Động số ra ngày 14-9 đã phản ánh trong bài viết “Nghệ sĩ sẽ được chăm lo tốt hơn”.
Mười một năm qua với mô hình Nhà nước và xã hội cùng làm, khu dưỡng lão Nghệ sĩ TPHCM đã được Ban Ái hữu Nghệ sĩ TPHCM quản lý chu đáo. 22 nghệ sĩ lão thành đã có cuộc sống khỏe mạnh và nhận được sự quan tâm giúp đỡ của các đoàn thể xã hội, các nhà hảo tâm. Ông Hứa Ngọc Thuận, Phó Chủ tịch UBND TPHCM, đã chấp thuận kiến nghị của Hội Sân khấu TPHCM, Ban Quản lý khu dưỡng lão Nghệ sĩ TPHCM tạm thời giữ nguyên cách quản lý như trước đây và chỉ đạo các cơ quan chức năng hỗ trợ cho các nghệ sĩ lão thành đang sinh sống tại khu dưỡng lão Nghệ sĩ TPHCM số tiền 43 triệu đồng và đề nghị Công an quận 8 – TPHCM xem xét cấp hộ khẩu cho các nghệ sĩ đang an dưỡng tại đây. UBND TPHCM cũng giao Sở LĐ-TB-XH tham mưu cho UBND TPHCM đề xuất phương án củng cố tổ chức quản lý, đầu tư xây dựng mở rộng khu dưỡng lão Nghệ sĩ TPHCM. Thông báo nêu rõ: “Khi nào Hội Sân khấu TPHCM, Ban Ái hữu Nghệ sĩ TPHCM đã thông suốt về mặt tư tưởng, thấy việc bàn giao cho Sở LĐ-TB-XH là việc cần thiết thì chính thức có văn bản đề nghị, UBND TPHCM sẽ xem xét, giao các sở, ngành liên quan tiếp tục thực hiện”.
T.Hiệp -NLĐ