[7mau]Một cựu lính Mỹ nhờ giúp tìm 'con rơi' trong chiến tranh ở Đà Nẵng[/7mau]
Thiên An/Người Việt
GEORGIA (NV) - Ông Dan Wilson, một cựu binh hải quân Mỹ đóng tại Đà Nẵng vào năm 1970 và có con với một phụ nữ Việt, sau gần bốn thập niên tìm tung tích hai mẹ con nhưng bất thành, hiện xin được cộng đồng Việt Nam hỗ trợ.
Cô Nguyễn Thị Hoa, người yêu của ông Dan Wilson tại Căn Cứ Yểm Trợ Hải Quân tại Đà Nẵng vào năm 1969-1970. (Hình: ông Dan Wilson cung cấp)
Người phụ nữ có tên Nguyễn Thị Hoa, khi đó là một người làm việc dọn dẹp tại trại lính của Căn Cứ Yểm Trợ Đà Nẵng của Bộ Tư Lệnh Hải Quân đặt tại bán đảo Tiên Sa, gần vùng núi Sơn Trà. Thai nhi trong bụng mẹ năm đó được sanh vào khoảng Hè 1971, nay sẽ là một phụ nữ Việt lai da trắng khoảng 44 tuổi.
Nhiều năm trôi qua, cựu quân nhân Wilson đã thất lạc và quên nhiều chi tiết cũ. Ông tìm đến Nhật Báo Người Việt với những chi tiết khá mơ hồ về người phụ nữ năm xưa, người mà ông mô tả là "cô gái đẹp nhất Đà Nẵng."
Hạ Sĩ Quan Dan Wilson tại Đà Nẵng vào năm 1970. (Hình: ông Dan Wilson cung cấp)
Một năm gặp gỡ
Tháng Mười Hai năm 1969, người hạ sĩ quan 29 tuổi Dan Wilson được phái đến Căn Cứ Yểm Trợ Đà Nẵng, nơi mà không lâu sau đó người đàn ông đã có vợ ở quê nhà gặp cô Nguyễn Thị Hoa.
Trong thời gian phục vụ tại Đà Nẵng, nhiệm vụ của ông Wilson là phụ trách việc phát lương cho quân nhân. Ông cũng là người trưởng khu trại lính (barrack) hai tầng - nơi ông đóng quân và nơi cô Hoa là "bồi phòng" phụ trách lau chùi dọn dẹp.
"Không lâu sau khi đến Đà Nẵng, tôi bắt đầu làm bạn với những người khác tại đây, Mỹ và Việt."
Hình một con đường nhân vật chụp được trên đường từ căn cứ đến thăm làng và gia đình cô Hoa đầu năm 1970. (Hình: ông Dan Wilson cung cấp)
"Hoa là một trong các cô bồi phòng ở đó, đã làm việc tại đây từ trước khi tôi đến. Hoa ốm mảnh khảnh, không cao cũng không thấp so với những người phụ nữ Việt Nam khác. Hoa là người phụ nữ đẹp nhất mà tôi gặp. Tiếng Anh của Hoa rất khá. Cô ấy còn độc thân. Chúng tôi bắt đầu nói chuyện, làm bạn..."
"Tôi ít khi rời căn cứ. Hoa dắt tôi về làng và thăm gia đình cô một, hai lần... Tôi nhớ gia đình cô không mấy khá giả. Ba cô cũng là lính, trong quân lực Việt Nam Cộng Hòa. Nhà cô ở khu vực giữa căn cứ hải quân và phi trường Đà Nẵng, cũng gần với China Beach (biển Mỹ Khê)..."
Mối quan hệ giữa người lính Mỹ và cô gái Việt kéo dài vài tháng thì cô Hoa mang thai. Thai nhi được vài tháng thì ông Wilson bị thuyên chuyển về lại Mỹ.
"Cô ấy báo cho tôi là cô đã có thai. Tôi thấy cô bắt đầu bị ốm nghén. Cả hai chúng tôi đều vui mừng về đứa trẻ..."
Ngôi làng nơi cô Hoa ở. (Hình: ông Dan Wilson cung cấp)
"Tôi chỉ được ở Đà Nẵng đến Tháng Mười Hai, 1970. Lúc đó Hoa bầu khoảng ba, bốn tháng. Tôi xin phép được ở lại nhưng chỉ huy cho biết lệnh thuyên chuyển không thay đổi được, tôi được phái về lại trại lính ở bờ Đại Tây Dương."
Theo lời ông Wilson, khi ông trở về Mỹ, người vợ tại đây của ông buộc ông cắt đứt mối quan hệ với người ở Việt Nam và đốt hết những thông tin mà ông có về người yêu ở Việt Nam.
Cô Hoa (ngoài cùng từ trái, cúi đầu) chụp hình cùng một số bạn gái. (Hình: ông Dan Wilson cung cấp)
Bốn thập niên kiếm tìm
Ông Wilson nói ông không biết cô Hoa sinh con cho đến khi ông gặp lại một đồng ngũ, người từ Đà Nẵng thuyên chuyển về lại Mỹ vào năm 1971, sau ông Wilson một năm và sau khi cô Hoa đã sanh con.
"Vài năm sau khi về Mỹ, tại Georgia tôi đến gặp lại một trong chín người lính Mỹ từng làm việc dưới tôi ở Đà Nẵng, ông ấy bảo tôi: 'ông biết là ông có một cô con gái ở Việt Nam đúng không?' Tôi mới trả lời rằng tôi có biết cô ấy có bầu, nhưng sau đó thì tôi rời Việt Nam và không biết chuyện diễn tiến thế nào. Và ông ấy nói với tôi rằng bé gái ấy giống tôi như đúc, và không còn nghi ngờ gì, chắc chắn đó là con của tôi," ông Wilson kể.
Ông cho biết tìm cách liên lạc với căn cứ, để nhờ người chuyển thư cho cô Hoa, nhưng căn cứ đã đóng cửa. (Theo tài liệu của bộ Hải Quân Hoa Kỳ, căn cứ này ngưng hoạt động từ năm 1973).
Một ngôi thánh đường trên đường từ căn cứ ở bán đảo Tiên Sa đến nhà cô Hoa. (Hình: ông Dan Wilson cung cấp)
Trong cuộc trò chuyện với phóng viên Nhật Báo Người Việt, ông Wilson cũng cho biết cuộc sống của ông cũng có nhiều thay đổi trong những thập niên qua, như những lần đổi nơi ở, nhận con nuôi, cuộc chia tay với người vợ cũ, sự ủng hộ của người vợ mới cho hành trình tìm tung tích con...
"Trong những năm qua, tôi tìm kiếm trong bóng tối. Đến cái tên tôi cũng không biết và giới tính của con thì tôi chỉ có thể dựa theo lời kể của người bạn ở Georgia. Tôi không chắc gia đình cô có ra khỏi Việt Nam không, còn sống không. Tôi muốn tìm con nhưng tôi không biết phải làm sao, không biết cô nhìn ra sao, đang ở đâu..."
"Tôi đến hỏi một số người khác và một số gia đình Việt Nam mà tôi biết. Thực sự thì tôi không quen nhiều người Việt, tôi chỉ ở lại Việt Nam chưa đến một năm. Tôi tìm đến một số người Việt ở Pennsylvania, hỏi cách tìm danh sách những người rời khỏi Việt Nam. Họ nói họ không nghĩ là có danh sách này."
"Vào Tháng Mười Hai vừa qua, một người bạn của tôi làm trong sở xã hội chuyên về trẻ em khuyên tôi hãy lên mạng để tìm. Tôi không biết phải tìm từ đâu vì tôi không biết tên con. Tôi bắt đầu tìm một số tổ chức Việt Nam tại Mỹ. Tôi gọi cho một tổ chức ở Seattle, không thấy họ gọi lại. Tôi gọi cho một tổ chức người Việt ở Orange County, họ chỉ tôi cách liên lạc với báo chí..."
Cổng vào trại lính nơi ông Wilson đóng quân và nơi cô Hoa làm việc. (Hình: ông Dan Wilson cung cấp)
Ông Wilson cho biết vì một số khó khăn riêng, ông chưa bao giờ trở về lại Việt Nam. "Đôi lúc tôi có thấy mình gặp lại con ngay tại Georgia, trong mơ. Tôi tỉnh lại và thấy đó chỉ là một giấc mơ...", ông chia sẻ.
Trả lời câu hỏi vì sao ông vẫn nuôi hy vọng tìm được con gái mình sau gần bốn thập niên kiếm tìm "trong bóng tối," ông Wilson ngập ngừng một lúc lâu, trước khi nói: "Tôi muốn gặp lại con để được một lần nói với con rằng: Ba mơ ước được gặp con. Cuộc đời của ba có một chỗ trống lớn từ khi ba biết mình có con mà không được gặp. Ba rất muốn được cơ hội ôm con vào lòng và giữ con thật chặt. Nếu biết đường nào để tìm đến con, ba sẽ đi."
---
Liên lạc tác giả: vu.an@nguoi-viet.com
---
Ông Dan Wilson gửi chúng tôi nhiều hình mà ông chụp ở Đà Nẵng vào năm 1970 khi được cô Nguyễn Thị Hoa đưa về thăm làng, với hy vọng cộng đồng Việt Nam có thể giúp ông tìm được tung tích mẹ con cô Hoa. Nếu có bất kỳ thông tin gì liên quan, xin độc giả liên lạc qua tác giả bài viết, hoặc gửi thông tin về tòa soạn báo Người Việt, qua email: toasoan@nguoi-viet.com, hoặc địa chỉ 14771-14772 Moran Street Westminster, CA 92683-USA, điện thoại 714-892-9414.
THE ONLY FORUM FOR CLVN LOVERS
Diễn đàn dang được nâng cấp . Thân mời các bạn TV vào xem và sử dụng.
Hãy click vào Quick links phía bên trên tay trái để bắt đầu
Nếu thấy có gì xin báo cho tcgd biết để sửa chữa cho kịp thời nhen các bạn.
Cám ơn các bạn
Một cựu lính Mỹ nhờ giúp tìm CON trong chiến tranh ở Đ
Nội quy chuyên mục
THÀNH VIÊN CLVN CHÚ Ý !
1- Bài viết phải luôn luôn bỏ dấu cho dễ đọc, viết không dấu sẽ bị xóa. Xem chỉ dẫn cách bỏ dấu taị đây.
2- Không đưa nguyên link từ các nơi khác vào - Không viết toàn chữ hoa hoặc liên tục không chấm phết.
3- Ghi rõ nguồn các bài được đưa lên là bắt buộc - Tránh những lời lẽ quá khích.
4- Mỗi thành viên chỉ được dùng một nick - Không nên đưa nhiều bài lắt nhắt liên tiếp từ cùng một thành viên.
5- Đừng dùng quote (trích dẫn) để trả lời khi 2 bài liên tiếp nhau - Tránh quote nhiều lần cùng một hình ảnh.
6- Không dùng màu đỏ trừ phi đó là tựa đề của một bài mới - Nên tạo chữ ký đẹp, cân đối, dễ nhìn.
7- Thắc mắc về bài bị xoá post trên diễn đàn đều cũng sẽ bị xoá. Trực tiếp liên lạc với Ban Điều Hành nếu cần.
8- Mọi thành viên đều cùng một nhà CLVN nên việc cư xữ hoà nhã với nhau là cần thiết dù ý kiến có dị biệt.
1- Bài viết phải luôn luôn bỏ dấu cho dễ đọc, viết không dấu sẽ bị xóa. Xem chỉ dẫn cách bỏ dấu taị đây.
2- Không đưa nguyên link từ các nơi khác vào - Không viết toàn chữ hoa hoặc liên tục không chấm phết.
3- Ghi rõ nguồn các bài được đưa lên là bắt buộc - Tránh những lời lẽ quá khích.
4- Mỗi thành viên chỉ được dùng một nick - Không nên đưa nhiều bài lắt nhắt liên tiếp từ cùng một thành viên.
5- Đừng dùng quote (trích dẫn) để trả lời khi 2 bài liên tiếp nhau - Tránh quote nhiều lần cùng một hình ảnh.
6- Không dùng màu đỏ trừ phi đó là tựa đề của một bài mới - Nên tạo chữ ký đẹp, cân đối, dễ nhìn.
7- Thắc mắc về bài bị xoá post trên diễn đàn đều cũng sẽ bị xoá. Trực tiếp liên lạc với Ban Điều Hành nếu cần.
8- Mọi thành viên đều cùng một nhà CLVN nên việc cư xữ hoà nhã với nhau là cần thiết dù ý kiến có dị biệt.
- tancogiaoduyen
- Site Admin
- Bài viết: 41705
- Ngày tham gia: Hai T4 12, 2004 5:00 pm
- Đến từ: U.S.A
- Tiếp xúc:
- oceanAC2000A
- Thành viên thường xuyên
- Bài viết: 2215
- Ngày tham gia: Tư T8 29, 2007 5:00 pm
Re: Một cựu lính Mỹ nhờ giúp tìm CON trong chiến tranh ở Đ
Hơn 40 năm qua, đi tìm kiếm một đứa con từ lúc còn thai nhi. Đó là chuyện không dễ. Hơn 40 năm, tại VN cũng quá nhiều biến-đổi từ bộ mặt xã-hội, kinh-tế, và bộ mặt kiến-trúc. Nếu là con gái thì cô ta đã có gia-đình, và có con cái. Dù tìm được, liệu ông Mỹ cao-niên cũng là cựu chiến-binh, ông ta làm sao có khả-năng bão-lãnh toàn-bộ gia-đình cũa con gái sang Mỹ Nếu mà không có gia-đình ông, và thân-nhân giúp-đỡ. Ngoại trừ ông ta là triệu-phú thì không gì đáng nói. Dù cho ông là triệu-phú đi nữa. Liệu con cái, và vợ ông ta đang sinh-sống tại Mỹ. Họ có chấp-nhận hay không?.
Đó là bóng chim tăm cá, mò kim đáy biển
Đó là bóng chim tăm cá, mò kim đáy biển
- tancogiaoduyen
- Site Admin
- Bài viết: 41705
- Ngày tham gia: Hai T4 12, 2004 5:00 pm
- Đến từ: U.S.A
- Tiếp xúc:
Re: Một cựu lính Mỹ nhờ giúp tìm CON trong chiến tranh ở Đ
Bác oceanAC2000A nói thì cũng có lý phần nào - tuy nhiên ông ấy giờ chính thức với báo chí tức là cũng đã có sự đồng ý của gia đình riêng - Chỉ là đời oái ăm - trong khi có người đi tìm con mấy chục năm thì vẫn có những đứa trẻ lai của ngày xưa vẫn mải miết đi tìm cha!
Củng có vài trường hợp được gặp lại nhung 7 thật là hiếm - có những đứa trẻ sanh ra mẹ vì xấu hổ hay nghèo khổ cho con đi
- có những đứa trẻ được bàn cho nhà khá hơn để ghép hộ sang Mỹ - sang tới nời thì vất đứa trẻ lun - có những gia đình rất tốt cưu mang tới nơi thì đứa trẻ lại quậy tới bến lun-
Không biết ông này có tới trang web cua Hôi các em lai Mỹ Việt chưa - các bạn trẻ đó lờn hơn thành công hơn cũng ra sức giúp các bạn đi sau trong đó có ca sĩ Randy nữa đó
Củng có vài trường hợp được gặp lại nhung 7 thật là hiếm - có những đứa trẻ sanh ra mẹ vì xấu hổ hay nghèo khổ cho con đi
- có những đứa trẻ được bàn cho nhà khá hơn để ghép hộ sang Mỹ - sang tới nời thì vất đứa trẻ lun - có những gia đình rất tốt cưu mang tới nơi thì đứa trẻ lại quậy tới bến lun-
Không biết ông này có tới trang web cua Hôi các em lai Mỹ Việt chưa - các bạn trẻ đó lờn hơn thành công hơn cũng ra sức giúp các bạn đi sau trong đó có ca sĩ Randy nữa đó