THE ONLY FORUM FOR CLVN LOVERS
Diễn đàn dang được nâng cấp . Thân mời các bạn TV vào xem và sử dụng.
Hãy click vào Quick links phía bên trên tay trái để bắt đầu
Nếu thấy có gì xin báo cho tcgd biết để sửa chữa cho kịp thời nhen các bạn.
Cám ơn các bạn
I AM VIET HUNG - phim về cố nghệ sĩ Việt Hùng
Nội quy chuyên mục
THÀNH VIÊN CLVN CHÚ Ý !
1- Bài viết phải luôn luôn bỏ dấu cho dễ đọc, viết không dấu sẽ bị xóa. Xem chỉ dẫn cách bỏ dấu taị đây.
2- Không đưa nguyên link từ các nơi khác vào - Không viết toàn chữ hoa hoặc liên tục không chấm phết.
3- Ghi rõ nguồn các bài được đưa lên là bắt buộc - Tránh những lời lẽ quá khích.
4- Mỗi thành viên chỉ được dùng một nick - Không nên đưa nhiều bài lắt nhắt liên tiếp từ cùng một thành viên.
5- Đừng dùng quote (trích dẫn) để trả lời khi 2 bài liên tiếp nhau - Tránh quote nhiều lần cùng một hình ảnh.
6- Không dùng màu đỏ trừ phi đó là tựa đề của một bài mới - Nên tạo chữ ký đẹp, cân đối, dễ nhìn.
7- Thắc mắc về bài bị xoá post trên diễn đàn đều cũng sẽ bị xoá. Trực tiếp liên lạc với Ban Điều Hành nếu cần.
8- Mọi thành viên đều cùng một nhà CLVN nên việc cư xữ hoà nhã với nhau là cần thiết dù ý kiến có dị biệt.
1- Bài viết phải luôn luôn bỏ dấu cho dễ đọc, viết không dấu sẽ bị xóa. Xem chỉ dẫn cách bỏ dấu taị đây.
2- Không đưa nguyên link từ các nơi khác vào - Không viết toàn chữ hoa hoặc liên tục không chấm phết.
3- Ghi rõ nguồn các bài được đưa lên là bắt buộc - Tránh những lời lẽ quá khích.
4- Mỗi thành viên chỉ được dùng một nick - Không nên đưa nhiều bài lắt nhắt liên tiếp từ cùng một thành viên.
5- Đừng dùng quote (trích dẫn) để trả lời khi 2 bài liên tiếp nhau - Tránh quote nhiều lần cùng một hình ảnh.
6- Không dùng màu đỏ trừ phi đó là tựa đề của một bài mới - Nên tạo chữ ký đẹp, cân đối, dễ nhìn.
7- Thắc mắc về bài bị xoá post trên diễn đàn đều cũng sẽ bị xoá. Trực tiếp liên lạc với Ban Điều Hành nếu cần.
8- Mọi thành viên đều cùng một nhà CLVN nên việc cư xữ hoà nhã với nhau là cần thiết dù ý kiến có dị biệt.
- tancogiaoduyen
- Site Admin
- Bài viết: 41705
- Ngày tham gia: Hai T4 12, 2004 5:00 pm
- Đến từ: U.S.A
- Tiếp xúc:
I AM VIET HUNG - phim về cố nghệ sĩ Việt Hùng
I am Viet Hung
Producers
Diep N. Bui
Genre/Year/Length
Documentary, 1997, 24 minutes
Description
"I am Viet Hung: Vietnamese Hero" is a graceful portrait of Viet Hung, a once-prominent Vietnamese opera singer who, in his old age, is witnessing his own fall from fame along with the demise of the art form to which he has dedicated his life. Not only must he confront his own displacement as a Vietnamese immigrant now living in the US, but the dissipation of interest among his community, young and old, for a traditional art that is fading away.
Screening & Awards
Juror's Prize, Louisville Film and Video Festival
San Francisco International Asian American Film Festival
National PBS Premiere
October 1999
Credits
Director: Diep N. Bui
Producer: Tom Cook
Cinematographer: Jamie W. Billett
Sound: Thomas Ruffner, Mee Vang
Editors: John Buuck, Derek Chin
Voice-over: Le Van Khoa
Translation: Lenga Bui Kazan
Writers: Diep N. Bui, Lenga Bui Kazan
Producer Bio
Diep N. Bui was born in Saigon, Vietnam, the youngest of eight children. In 1975 her family fled to the United States. Under the sponsorship of the First United Methodist Church, they lived for the next 11 years in the small town of Bristol, Pennsylvania. Diep performed in several musicals at Bristol High before going to Yale University, where she received a scholarship in classical voice and graduated with a degree in history.
As with many Asian Americans, medical school was the next logical step, but singing in a multi-ethnic, all-female pop group called Collage and dreaming of being a film actress distracted Bui from more "responsible" pursuits. While finishing her pre-med requirements, she took a class in documentary filmmaking and fell in love with film. Her first five-minute video, "Faded Colors," a portrait of a young Black-Amerasian woman, won runner-up in the Visions of the US 1994 competition. She subsequently began graduate studies in film directing at the University of Southern California's School of Cinema and Television, where she directed "I am Viet Hung: Vietnamese Hero".
Recently, Bui took time off from USC, and, using her American name, Zoe Bui, co-starred in the critically acclaimed feature film "Three Seasons" distributed by October Films. This film, which won three awards at the 1999 Sundance Film Festival, was the first American production to be filmed entirely in Vietnam
Producers
Diep N. Bui
Genre/Year/Length
Documentary, 1997, 24 minutes
Description
"I am Viet Hung: Vietnamese Hero" is a graceful portrait of Viet Hung, a once-prominent Vietnamese opera singer who, in his old age, is witnessing his own fall from fame along with the demise of the art form to which he has dedicated his life. Not only must he confront his own displacement as a Vietnamese immigrant now living in the US, but the dissipation of interest among his community, young and old, for a traditional art that is fading away.
Screening & Awards
Juror's Prize, Louisville Film and Video Festival
San Francisco International Asian American Film Festival
National PBS Premiere
October 1999
Credits
Director: Diep N. Bui
Producer: Tom Cook
Cinematographer: Jamie W. Billett
Sound: Thomas Ruffner, Mee Vang
Editors: John Buuck, Derek Chin
Voice-over: Le Van Khoa
Translation: Lenga Bui Kazan
Writers: Diep N. Bui, Lenga Bui Kazan
Producer Bio
Diep N. Bui was born in Saigon, Vietnam, the youngest of eight children. In 1975 her family fled to the United States. Under the sponsorship of the First United Methodist Church, they lived for the next 11 years in the small town of Bristol, Pennsylvania. Diep performed in several musicals at Bristol High before going to Yale University, where she received a scholarship in classical voice and graduated with a degree in history.
As with many Asian Americans, medical school was the next logical step, but singing in a multi-ethnic, all-female pop group called Collage and dreaming of being a film actress distracted Bui from more "responsible" pursuits. While finishing her pre-med requirements, she took a class in documentary filmmaking and fell in love with film. Her first five-minute video, "Faded Colors," a portrait of a young Black-Amerasian woman, won runner-up in the Visions of the US 1994 competition. She subsequently began graduate studies in film directing at the University of Southern California's School of Cinema and Television, where she directed "I am Viet Hung: Vietnamese Hero".
Recently, Bui took time off from USC, and, using her American name, Zoe Bui, co-starred in the critically acclaimed feature film "Three Seasons" distributed by October Films. This film, which won three awards at the 1999 Sundance Film Festival, was the first American production to be filmed entirely in Vietnam
Sửa lần cuối bởi 1 vào ngày tancogiaoduyen với 0 lần sửa trong tổng số.
- tancogiaoduyen
- Site Admin
- Bài viết: 41705
- Ngày tham gia: Hai T4 12, 2004 5:00 pm
- Đến từ: U.S.A
- Tiếp xúc:
Nghệ sĩ Việt Hùng qua đời tại Quận Cam, thọ 80 tuổi (1923-2001)Trích từ: Việt Báo online, Jan. 2, 2002
Quận Cam- Nghệ si Việt Hùng đã từ trần trong đêm thứ hai, lúc 10:45 giờ đêm - khi chỉ còn hơn một giờ nữa là giao thừa dương lịch để qua năm 2002.
Nghệ si Việt Hùng tên thật là Nguyễn Hữu Hùng, có hai pháp danh quy y Phật Giáo là Minh Chánh và Nguyên Anh. Đuợc biết nghệ si Việt Hùng sinh ngày 7-7-1923, tạ thế lúc 10:45 giờ đêm ngày 31-12-2001, thọ 80 tuổi tại Beverly Health Care, thành phố Laguna Hills, Quận Cam. Pháp danh Minh Chánh là do Hòa Thượng Giác Nhiên đặt cho. Trong bản di chúc nói qua thu băng, nghệ sĩ Việt Hùng nói rằng tang lễ xin để Hòa Thượng Giác Nhiên lo liệu. .Nghệ si Việt Hùng có nhiều căn bệnh trong người, trong tháng qua đã nằm bệnh viện suốt 24 ngày để chữa các bệnh liên hệ tới bao tử, thận và các nội tạng khác. Sau đó, bệnh viện đã gửi nghệ si Việt Hùng về
Theo lời của nghệ sĩ Thành Đuợc, thì nghệ sĩ Việt Hùng có một sự nghiệp lớn với bộ môn cải lương và kịch nghệ, từng là ông bầu của Ban Cải Lương Việt Hùng - Minh Chí thời trước 1975. Nhưng nổi tiếng nhất là trong vai Cậu Ấm Thân trong vở "Đoạn Tuyệt" tới nỗi thường xuyên đuợc báo chí và người aí mộ gọi là Cậu Ấm Thân. Nghệ si Việt Hùng còn nổi tiếng với vở cải lương "Đường Lên Xứ Thái." Đó là chưa kể hàng trăm vở khác cung đuợc báo giới ca tụng.
Nghệ si Việt Hùng cung đã góp sức nhiều trong các sinh hoạt Phật Giáo. Điện thoại của Ban Tang Lễ: (714) 895-1218.
Theo nhạc sĩ Phạm Phú Minh, "Ngoài sự nghiệp lớn trong bộ môn cải lương và kịch nghệ như trong bản tin. Nghệ si Việt Hùng cung đã là một ca sĩ tân nhạc có có vị thế vào cuối thập niên 40. Giọng hát ông đã đuợc chọn thâu vào diã nhựa qua bài " Khúc Khải Hoàn" cuả Lưu Hưũ Phước. Lúc đó, toàn thể dân tộc VN hăng say đứng lên chống thực dân Pháp đang có dã tâm muốn tái chiếm Đông Dương. Những ca khúc hùng tráng rất thịnh hành và Nghệ si Việt Hùng với chất giọng mạnh, đã rất thích hợp thể loại nầy, nên dể dàng thu phục thính giả.
Giai đoạn nầy ngắn ngủi qua đi sau hiệp định ngừng chiến 1954. Nghệ si Việt Hùng chuyên tâm phát huy khả năng trong bộ môn caỉ lương và kịch nghệ, nên vai trò một ca si tân nhạc còn rất ít người nhớ đến".
Quận Cam- Nghệ si Việt Hùng đã từ trần trong đêm thứ hai, lúc 10:45 giờ đêm - khi chỉ còn hơn một giờ nữa là giao thừa dương lịch để qua năm 2002.
Nghệ si Việt Hùng tên thật là Nguyễn Hữu Hùng, có hai pháp danh quy y Phật Giáo là Minh Chánh và Nguyên Anh. Đuợc biết nghệ si Việt Hùng sinh ngày 7-7-1923, tạ thế lúc 10:45 giờ đêm ngày 31-12-2001, thọ 80 tuổi tại Beverly Health Care, thành phố Laguna Hills, Quận Cam. Pháp danh Minh Chánh là do Hòa Thượng Giác Nhiên đặt cho. Trong bản di chúc nói qua thu băng, nghệ sĩ Việt Hùng nói rằng tang lễ xin để Hòa Thượng Giác Nhiên lo liệu. .Nghệ si Việt Hùng có nhiều căn bệnh trong người, trong tháng qua đã nằm bệnh viện suốt 24 ngày để chữa các bệnh liên hệ tới bao tử, thận và các nội tạng khác. Sau đó, bệnh viện đã gửi nghệ si Việt Hùng về
Theo lời của nghệ sĩ Thành Đuợc, thì nghệ sĩ Việt Hùng có một sự nghiệp lớn với bộ môn cải lương và kịch nghệ, từng là ông bầu của Ban Cải Lương Việt Hùng - Minh Chí thời trước 1975. Nhưng nổi tiếng nhất là trong vai Cậu Ấm Thân trong vở "Đoạn Tuyệt" tới nỗi thường xuyên đuợc báo chí và người aí mộ gọi là Cậu Ấm Thân. Nghệ si Việt Hùng còn nổi tiếng với vở cải lương "Đường Lên Xứ Thái." Đó là chưa kể hàng trăm vở khác cung đuợc báo giới ca tụng.
Nghệ si Việt Hùng cung đã góp sức nhiều trong các sinh hoạt Phật Giáo. Điện thoại của Ban Tang Lễ: (714) 895-1218.
Theo nhạc sĩ Phạm Phú Minh, "Ngoài sự nghiệp lớn trong bộ môn cải lương và kịch nghệ như trong bản tin. Nghệ si Việt Hùng cung đã là một ca sĩ tân nhạc có có vị thế vào cuối thập niên 40. Giọng hát ông đã đuợc chọn thâu vào diã nhựa qua bài " Khúc Khải Hoàn" cuả Lưu Hưũ Phước. Lúc đó, toàn thể dân tộc VN hăng say đứng lên chống thực dân Pháp đang có dã tâm muốn tái chiếm Đông Dương. Những ca khúc hùng tráng rất thịnh hành và Nghệ si Việt Hùng với chất giọng mạnh, đã rất thích hợp thể loại nầy, nên dể dàng thu phục thính giả.
Giai đoạn nầy ngắn ngủi qua đi sau hiệp định ngừng chiến 1954. Nghệ si Việt Hùng chuyên tâm phát huy khả năng trong bộ môn caỉ lương và kịch nghệ, nên vai trò một ca si tân nhạc còn rất ít người nhớ đến".
- tancogiaoduyen
- Site Admin
- Bài viết: 41705
- Ngày tham gia: Hai T4 12, 2004 5:00 pm
- Đến từ: U.S.A
- Tiếp xúc:
-
- Thành viên tích cực
- Bài viết: 37641
- Ngày tham gia: Chủ nhật T4 11, 2004 5:00 pm
NS Việt Hùng
NS lão thành Việt Hùng tên thật là Nguyễn Hữu Hùng sinh năm 1923 tại Nha Trang nhưng từ nhỏ vì sinh kế đã cùng gia đình gồm một người chị và mẹ đã vào lập nghiệp tại Đà Lạt rồi trôi dạt về Sài Gòn.
Bắt đầu theo nghiệp cầm ca vào năm 16 tuổi nhưng không hát cổ nhạc mà là tân nhạc cùng với Mạnh Phát và Minh Diện đến khoảng 25 tuổi mới chính thức bước vào làng ca nhạc cải lương chuyên nghiệp bằng một hợp đồng với hãng dĩa Pathe Marconi để rồi chính thức xuất hiện trên ân khấu cải lương đoàn Cải lương Mộng Vân của Bầu Ba Tẹt và cô Tư Kim Anh. Cũng trong thời gian này ông kết hôn với nữ NS Ngọc Nuôi. Bốn năm sau 2 vợ chồng về hát cho đoàn Hương Hoa của Bầu Sinh và giữ vai chính trong vở tuồng Khi Đào Hát Trả Ơn. Đến năm 1958, đôi vợ chồng NS Việt Hùng - Ngọc Nuôi lại sang đầu quân cho đoàn Hoa Sen của đoàn của NS Bảy Cao mà vở tuồng nói về chiến tranh Pháp -Đức có tên “Bầy Chim Sắt” được xem như là vở tuồng để lại nhiều dấu ấn cho khán giả với tên tuổi của Việt Hùng - Ngọc Nuôi.
Năm 1966 Việt Hùng - Ngọc Nuôi gia nhập đoàn ca kịch Ánh Chiêu Dương do NS Năm Châu điều khiển, đóng đô tại rạp hát Thống Nhất nằm trên đại lộ Thống Nhất, Sài Gòn. Rạp hát này mỗi tuần có cuộc xổ số kiến thiết quốc gia, ngày thường mỗi buổi tối hát một xuất, cuối tuần hát thêm xuất buổi trưa.
Gánh hát Ánh Chiêu Dương do Thầy Năm Châu là một trong những người thầy dạy ngành ca diễn tại trường Quốc gia Âm nhạc và Kịch nghệ ở đường Nguyễn Du, Sài Gòn. Những người bạn diễn đa phần là tân sinh viên và sau này trở thành tài tử điện ảnh như Huỳnh Thanh Trà (Vai chánh phim Loan Mắt Nhung), Mỹ Chi, Tú Trinh, Hương Xuân, Hồng Vân (Trâm Anh), Kiều Phượng Loan, Trương Long, Mai Thành...
Sau đó ông cùng NS Minh Chí ra riêng thành lập đoàn Cải lương Minh Chí - Việt Hùng mà vở diễn “Đường Lên Xứ Thái” được nhắc nhở nhiều nhất với thành phần diễn viên trụ cột là thành phần NS Minh Chí – Ánh Hoa, Việt Hùng - Ngọc Nuôi với người chị của Nghệ sĩ Hương Huyền được gọi thân mật là Cô Ba.
Gánh Minh Chí - Việt Hùng sống không được bao lâu thì rã gánh, 2 vợ chồng được Bầu Năm Nghĩa (thân phụ của Bảo Quốc) đưa về hát cho đoàn Thanh Minh mà đỉnh cao trong thời điểm này là vở tuồng “Mỹ nhân và Loạn tướng”. Sau đó ông lần lượt tham gia trong các đoạn và các vở khác đều thu phục được cảm tình của khán giả như vở tuồng “Lấp Sông Gianh”, ca ngợi truyền thống yếu nước chống phân chia Nam Bắc thời Vua Lê Chúa Trịnh từng bị bọn phản động chính quyền tay sai Ngồ Đình Diệm cho quăng lựu đạn lên SK trấn áp.
Nhưng phải đợi đến “Đoạt tuyệt” cùng diễn với NSƯT tài danh Thanh Nga, tính cách Việt Hùng mới bốc lộ hết trên SKCL đến độ sau đó người ta gặp ông thì thường gọi là “Cậu Ấm”.
Và vai “Cậu Ấm” là một điểm son cho tài danh của NS Việt Hùng. Thật khó mà tưởng tượng được có người sau này lại diễn đạt được vai Ấm Thân một cách tài tình như Việt Hùng.
Sau Ấm Thân là vai diễn tên Định của “Nửa đời Hương Phấn”, Việt Hùng đã thi triển được hết khả năng diễn xuất tuyệt đỉnh của người NSCL để rồi sau đó ông sang đầu quân cho Ánh Chiêu Dương của NS Năm Châu và đạt được thành công lớn trong “Giai Nhân và Ác Quỷ”...
Tải Mỹ, ông vẫn tích cực hoạt động gìn giữ bộ môn nghệ thuật cải lương mặc dù nơi đất khách quê người với cuộc sống vội vã, xứ lạ khó thích ứng . Nhận thấy bộ môn tân nhạc thì dễ dàng thích ứng nhưng với cải lương thì khó khăn vô cùng. Cho nên ông đã bỏ ra rất nhiều công sức để tập hợp các NS cũ thành lập lại một đoàn cải lương mà trong thời gian này người ta gọi là cải lương min-ni, nhưng với ông mục đích là làm sống lại bộ môn nghệ thuật truyền thống của quê hương và tìm kiếm nhân tài bổ sung cho thế hệ của ông sau này. NS Việt Hùng dựng và trình diễn tại Cali cùng những tiểu bang khác như: Tiếng Hạc Trong Trăng, Nửa Đời Hương Phấn, Lan và Điệp .v.v...
Nhưng có 1 điều lý thú ít người biết đến là lần ra sàn diễn đầu tiên tại Hoa Kỳ, NS Việt Hùng đã không trình diễn với các NS Cải lương mà lại với nữ Tài tử điện ảnh Kiều Chinh trong vở kịch “Ả Đào Say” khoảng những năm 1976.
Ngày 31 tháng 12 năm 2001 chỉ còn hơn một giờ là bước sang năm 2002, Lão NS Việt Hùng đã vĩnh viễn rời bỏ bạn bè, vĩnh viễn rời xa sân khấu nơi mà một đời ông đã gắn bó.
NS lão thành Việt Hùng tên thật là Nguyễn Hữu Hùng sinh năm 1923 tại Nha Trang nhưng từ nhỏ vì sinh kế đã cùng gia đình gồm một người chị và mẹ đã vào lập nghiệp tại Đà Lạt rồi trôi dạt về Sài Gòn.
Bắt đầu theo nghiệp cầm ca vào năm 16 tuổi nhưng không hát cổ nhạc mà là tân nhạc cùng với Mạnh Phát và Minh Diện đến khoảng 25 tuổi mới chính thức bước vào làng ca nhạc cải lương chuyên nghiệp bằng một hợp đồng với hãng dĩa Pathe Marconi để rồi chính thức xuất hiện trên ân khấu cải lương đoàn Cải lương Mộng Vân của Bầu Ba Tẹt và cô Tư Kim Anh. Cũng trong thời gian này ông kết hôn với nữ NS Ngọc Nuôi. Bốn năm sau 2 vợ chồng về hát cho đoàn Hương Hoa của Bầu Sinh và giữ vai chính trong vở tuồng Khi Đào Hát Trả Ơn. Đến năm 1958, đôi vợ chồng NS Việt Hùng - Ngọc Nuôi lại sang đầu quân cho đoàn Hoa Sen của đoàn của NS Bảy Cao mà vở tuồng nói về chiến tranh Pháp -Đức có tên “Bầy Chim Sắt” được xem như là vở tuồng để lại nhiều dấu ấn cho khán giả với tên tuổi của Việt Hùng - Ngọc Nuôi.
Năm 1966 Việt Hùng - Ngọc Nuôi gia nhập đoàn ca kịch Ánh Chiêu Dương do NS Năm Châu điều khiển, đóng đô tại rạp hát Thống Nhất nằm trên đại lộ Thống Nhất, Sài Gòn. Rạp hát này mỗi tuần có cuộc xổ số kiến thiết quốc gia, ngày thường mỗi buổi tối hát một xuất, cuối tuần hát thêm xuất buổi trưa.
Gánh hát Ánh Chiêu Dương do Thầy Năm Châu là một trong những người thầy dạy ngành ca diễn tại trường Quốc gia Âm nhạc và Kịch nghệ ở đường Nguyễn Du, Sài Gòn. Những người bạn diễn đa phần là tân sinh viên và sau này trở thành tài tử điện ảnh như Huỳnh Thanh Trà (Vai chánh phim Loan Mắt Nhung), Mỹ Chi, Tú Trinh, Hương Xuân, Hồng Vân (Trâm Anh), Kiều Phượng Loan, Trương Long, Mai Thành...
Sau đó ông cùng NS Minh Chí ra riêng thành lập đoàn Cải lương Minh Chí - Việt Hùng mà vở diễn “Đường Lên Xứ Thái” được nhắc nhở nhiều nhất với thành phần diễn viên trụ cột là thành phần NS Minh Chí – Ánh Hoa, Việt Hùng - Ngọc Nuôi với người chị của Nghệ sĩ Hương Huyền được gọi thân mật là Cô Ba.
Gánh Minh Chí - Việt Hùng sống không được bao lâu thì rã gánh, 2 vợ chồng được Bầu Năm Nghĩa (thân phụ của Bảo Quốc) đưa về hát cho đoàn Thanh Minh mà đỉnh cao trong thời điểm này là vở tuồng “Mỹ nhân và Loạn tướng”. Sau đó ông lần lượt tham gia trong các đoạn và các vở khác đều thu phục được cảm tình của khán giả như vở tuồng “Lấp Sông Gianh”, ca ngợi truyền thống yếu nước chống phân chia Nam Bắc thời Vua Lê Chúa Trịnh từng bị bọn phản động chính quyền tay sai Ngồ Đình Diệm cho quăng lựu đạn lên SK trấn áp.
Nhưng phải đợi đến “Đoạt tuyệt” cùng diễn với NSƯT tài danh Thanh Nga, tính cách Việt Hùng mới bốc lộ hết trên SKCL đến độ sau đó người ta gặp ông thì thường gọi là “Cậu Ấm”.
Và vai “Cậu Ấm” là một điểm son cho tài danh của NS Việt Hùng. Thật khó mà tưởng tượng được có người sau này lại diễn đạt được vai Ấm Thân một cách tài tình như Việt Hùng.
Sau Ấm Thân là vai diễn tên Định của “Nửa đời Hương Phấn”, Việt Hùng đã thi triển được hết khả năng diễn xuất tuyệt đỉnh của người NSCL để rồi sau đó ông sang đầu quân cho Ánh Chiêu Dương của NS Năm Châu và đạt được thành công lớn trong “Giai Nhân và Ác Quỷ”...
Tải Mỹ, ông vẫn tích cực hoạt động gìn giữ bộ môn nghệ thuật cải lương mặc dù nơi đất khách quê người với cuộc sống vội vã, xứ lạ khó thích ứng . Nhận thấy bộ môn tân nhạc thì dễ dàng thích ứng nhưng với cải lương thì khó khăn vô cùng. Cho nên ông đã bỏ ra rất nhiều công sức để tập hợp các NS cũ thành lập lại một đoàn cải lương mà trong thời gian này người ta gọi là cải lương min-ni, nhưng với ông mục đích là làm sống lại bộ môn nghệ thuật truyền thống của quê hương và tìm kiếm nhân tài bổ sung cho thế hệ của ông sau này. NS Việt Hùng dựng và trình diễn tại Cali cùng những tiểu bang khác như: Tiếng Hạc Trong Trăng, Nửa Đời Hương Phấn, Lan và Điệp .v.v...
Nhưng có 1 điều lý thú ít người biết đến là lần ra sàn diễn đầu tiên tại Hoa Kỳ, NS Việt Hùng đã không trình diễn với các NS Cải lương mà lại với nữ Tài tử điện ảnh Kiều Chinh trong vở kịch “Ả Đào Say” khoảng những năm 1976.
Ngày 31 tháng 12 năm 2001 chỉ còn hơn một giờ là bước sang năm 2002, Lão NS Việt Hùng đã vĩnh viễn rời bỏ bạn bè, vĩnh viễn rời xa sân khấu nơi mà một đời ông đã gắn bó.
Liên lạc N.A: Vui lòng gọi - ĐT kô nhận được tin nhắn
- mecailuong
- Thành viên thường xuyên
- Bài viết: 1275
- Ngày tham gia: Hai T4 12, 2004 5:00 pm
Nghệ sĩ Việt Hùng hộ trợ cho Kim Xuyên Lan dựng đoàn cải lương ánh sáng miền Nam đầu tiên tại Hoa Kỳ
Trong số nghệ sĩ cải lương rời xa đất nước, ai cũng ôm ấp một hoài bão, làm sao để duy trì bộ môn nghệ thuật dân tộc, mà họ đã gắn bó nhiều năm. Ở Paris Pháp, hai nghệ sĩ Hữu Phước và Dũng Thanh Lâm, kết hợp với soạn giả Trần Trung Quân, quyết tâm thực hiện mộng ước này, nhưng điều kiện quá eo hẹp nên đành buông bỏ nửa chừng.
Ở quận Cam, miền Nam Cali Hoa Kỳ, số nghệ sĩ đến định cư khá đông đảo, họ bắt đầu khởi xướng dựng lại sân khấu cải lương ở Hải ngoại. Khoảng năm 1978, nghệ sĩ lão thành Việt Hùng hộ trợ cho Kim Xuyên Lan thành lập đoàn Ánh sáng miền Nam, qui tụ một số anh em nghệ sĩ như: Thu Vân, Vương Kiệt, Trâm Anh, Đức Hiền, Thảo Sương, Liên Hoa v.v... dựng lại vở tuồng Tiếng hạc trong trăng của 2 soạn giả Yên Ba Loan Thảo. Đặc biệt có sự góp mặt của La Thoại Tân, tài tử phim ảnh trước năm 75, và Xuân Phát một kịch sĩ nổi tiếng.
Sau đó, đoàn Ánh sáng miền Nam của nữ nghệ sĩ Kim Xuyên Lan do nghệ sĩ Việt Hùng chỉ đạo nghệ thuật, lần lượt lập thêm các tuồng Thiếu phụ Nam Xương, Hằng Nga Hậu Nghệ, trình diễn ở miền Nam Cali. Thực hiện liên tục được 3 vở tuồng thì đoàn Ánh sáng miền Nam giải thể, dù thời kỳ ấy cải lương còn được khán giả ủng hộ khá đông đảo. Lý do dễ hiểu vì muốn thực hiện một kịch bản cải lương đúng tiêu chuẩn nghệ thuật, phải tốn rất nhiều công sức, phải có một thành phần diễn viên chuyên nghiệp, và nhiều điều kiện khác nữa. Dù sao sự cố gắng của nhóm nghệ sĩ trong đoàn Ánh sáng miền Nam, mở đầu giai đoạn phục hưng lại sân khấu nghệ cải lương ở Hải ngoại, đáng được ca ngợi.
Một vài năm sau, bà bầu Thu Lan bỏ tiền ra thành lập đoàn Hoa Tình Thương, mời nghệ sĩ Dũng Thanh Lâm từ Pháp sang, kết hợp với các nghệ sĩ ở Hoa Kỳ: Việt Hùng, Hà Mỹ Hạnh, Chí Thanh, Băng Châu, Đức Hiền, Kim Xuyên Lan... vừa trình diễn vừa quay video 2 kịch bản: Người tình trên chiến trận của hai soạn giả Mộc Linh Nguyên Thảo, Nửa đời hương phấn của Hà Triều Hoa Phượng. Và sau đó từng giai đoạn, bà bầu Thu Lan còn tiếp tục tổ chức những suất hát cải lương kế tiếp nhiều năm. Bà là người được phần đông nghệ sĩ ở Hải ngoại mến mộ, vì là người đầu tiên mua sắm khá đầy đủ cảnh trí, phục trang, đạo cụ, phông màn, đáp ứng được phần nào cho sân khấu cải lương. Bà bầu Thu Lan là người có nhiều nhiệt tâm đối với bộ môn cổ nhạc, và đã mất cách đây 5,6 năm tại miền Nam Cali.
Năm 1983, nhạc sĩ Hai Trân thành lập đoàn Thanh Huyền, cũng là tên của nữ nghệ sĩ Thanh Huyền con gái của ông. Đoàn Thanh Huyền đã liên tục trình diễn các vở tuồng: Hỏa sơn thần nữ của soạn giả Yên Lang, Mùa xuân ngủ trong đêm của soạn giả Nguyên Thảo, Đường gươm Nguyên Bá của soạn giả Hà Triều Hoa Phượng, với thành phần diễn viên: Dũng Thanh Lâm, Thanh Huyền, Chí Thanh, Ngọc Châu, Minh Tâm, Kim Loan... Thanh Huyền là một diễn viên trẻ trưởng thành ở Hải ngoại, vừa là con của nhạc sĩ, vừa có giọng ca ngọt ngào, nên chỉ sau vài suất hát, tên tuổi của cô được khán giả biết đến khá nhiều.
Khoảng năm 1987-1988, sau khi nghệ sĩ Hùng Cường vượt biên năm lần bảy lượt mới thoát khỏi và được định cư ở Hoa Kỳ, phong trào cải lương lại bùng phát ở Nam Cali. Đầu tiên Kim Xuyên Lan thực hiện cuốn băng video vở tuồng Yêu người điên của soạn giả Linh Thành, đã được trình diễn trên sân khấu Dạ Lý Hương trước năm 75, do nghệ sĩ Hùng Cường đóng vai chánh. Thực hiện cuốn băng video này kể như món quà đầu tiên, anh em nghệ sĩ cải lương Hải ngoại đón chào tài danh Hùng Cường tìm được bờ bến tự do.
Trong số nghệ sĩ cải lương rời xa đất nước, ai cũng ôm ấp một hoài bão, làm sao để duy trì bộ môn nghệ thuật dân tộc, mà họ đã gắn bó nhiều năm. Ở Paris Pháp, hai nghệ sĩ Hữu Phước và Dũng Thanh Lâm, kết hợp với soạn giả Trần Trung Quân, quyết tâm thực hiện mộng ước này, nhưng điều kiện quá eo hẹp nên đành buông bỏ nửa chừng.
Ở quận Cam, miền Nam Cali Hoa Kỳ, số nghệ sĩ đến định cư khá đông đảo, họ bắt đầu khởi xướng dựng lại sân khấu cải lương ở Hải ngoại. Khoảng năm 1978, nghệ sĩ lão thành Việt Hùng hộ trợ cho Kim Xuyên Lan thành lập đoàn Ánh sáng miền Nam, qui tụ một số anh em nghệ sĩ như: Thu Vân, Vương Kiệt, Trâm Anh, Đức Hiền, Thảo Sương, Liên Hoa v.v... dựng lại vở tuồng Tiếng hạc trong trăng của 2 soạn giả Yên Ba Loan Thảo. Đặc biệt có sự góp mặt của La Thoại Tân, tài tử phim ảnh trước năm 75, và Xuân Phát một kịch sĩ nổi tiếng.
Sau đó, đoàn Ánh sáng miền Nam của nữ nghệ sĩ Kim Xuyên Lan do nghệ sĩ Việt Hùng chỉ đạo nghệ thuật, lần lượt lập thêm các tuồng Thiếu phụ Nam Xương, Hằng Nga Hậu Nghệ, trình diễn ở miền Nam Cali. Thực hiện liên tục được 3 vở tuồng thì đoàn Ánh sáng miền Nam giải thể, dù thời kỳ ấy cải lương còn được khán giả ủng hộ khá đông đảo. Lý do dễ hiểu vì muốn thực hiện một kịch bản cải lương đúng tiêu chuẩn nghệ thuật, phải tốn rất nhiều công sức, phải có một thành phần diễn viên chuyên nghiệp, và nhiều điều kiện khác nữa. Dù sao sự cố gắng của nhóm nghệ sĩ trong đoàn Ánh sáng miền Nam, mở đầu giai đoạn phục hưng lại sân khấu nghệ cải lương ở Hải ngoại, đáng được ca ngợi.
Một vài năm sau, bà bầu Thu Lan bỏ tiền ra thành lập đoàn Hoa Tình Thương, mời nghệ sĩ Dũng Thanh Lâm từ Pháp sang, kết hợp với các nghệ sĩ ở Hoa Kỳ: Việt Hùng, Hà Mỹ Hạnh, Chí Thanh, Băng Châu, Đức Hiền, Kim Xuyên Lan... vừa trình diễn vừa quay video 2 kịch bản: Người tình trên chiến trận của hai soạn giả Mộc Linh Nguyên Thảo, Nửa đời hương phấn của Hà Triều Hoa Phượng. Và sau đó từng giai đoạn, bà bầu Thu Lan còn tiếp tục tổ chức những suất hát cải lương kế tiếp nhiều năm. Bà là người được phần đông nghệ sĩ ở Hải ngoại mến mộ, vì là người đầu tiên mua sắm khá đầy đủ cảnh trí, phục trang, đạo cụ, phông màn, đáp ứng được phần nào cho sân khấu cải lương. Bà bầu Thu Lan là người có nhiều nhiệt tâm đối với bộ môn cổ nhạc, và đã mất cách đây 5,6 năm tại miền Nam Cali.
Năm 1983, nhạc sĩ Hai Trân thành lập đoàn Thanh Huyền, cũng là tên của nữ nghệ sĩ Thanh Huyền con gái của ông. Đoàn Thanh Huyền đã liên tục trình diễn các vở tuồng: Hỏa sơn thần nữ của soạn giả Yên Lang, Mùa xuân ngủ trong đêm của soạn giả Nguyên Thảo, Đường gươm Nguyên Bá của soạn giả Hà Triều Hoa Phượng, với thành phần diễn viên: Dũng Thanh Lâm, Thanh Huyền, Chí Thanh, Ngọc Châu, Minh Tâm, Kim Loan... Thanh Huyền là một diễn viên trẻ trưởng thành ở Hải ngoại, vừa là con của nhạc sĩ, vừa có giọng ca ngọt ngào, nên chỉ sau vài suất hát, tên tuổi của cô được khán giả biết đến khá nhiều.
Khoảng năm 1987-1988, sau khi nghệ sĩ Hùng Cường vượt biên năm lần bảy lượt mới thoát khỏi và được định cư ở Hoa Kỳ, phong trào cải lương lại bùng phát ở Nam Cali. Đầu tiên Kim Xuyên Lan thực hiện cuốn băng video vở tuồng Yêu người điên của soạn giả Linh Thành, đã được trình diễn trên sân khấu Dạ Lý Hương trước năm 75, do nghệ sĩ Hùng Cường đóng vai chánh. Thực hiện cuốn băng video này kể như món quà đầu tiên, anh em nghệ sĩ cải lương Hải ngoại đón chào tài danh Hùng Cường tìm được bờ bến tự do.
-
- Thành viên tích cực
- Bài viết: 37641
- Ngày tham gia: Chủ nhật T4 11, 2004 5:00 pm
XONG MỘT KIẾP NGƯỜI CUỘC ĐỜI NGHỆ SĨ VIỆT HÙNG
Khi ngồi xuống ghế trước máy "computer" để đánh những giòng chữ viết về một người nghệ sĩ mà tôi thương kính gọi là "Ba Tư" Việt Hùng... tôi ngập ngừng, đắn đo, song phải viết vì cảm thấy cần thiết... bởi Việt Hùng là một giọng hát trân quý đã hết hơi ngưng bặt mà tôi là người nhạc sĩ cần phải đệm đàn... Nghệ sĩ Việt Hùng, tên thật là Nguyễn Hữu Hùng, sinh năm 1923 tại Nha Trang. Cha mất sớm nên hai chị em ông đã theo mẹ trôi dạt vào Nam, định cư ở ĐàLạt được một thời gian, sau đó gia đình dọn vào Sàigòn sinh sống. Vì sớm mồ côi cha nên cuộc sống gia đình một mẹ hai con có phần vất vả. Máu nghệ sĩ thích giang hồ phiêu bạt dường như đã có trong ông, nên vào khoảng 16 tuổi ông lân la đi tìm thầy học nhạc, với chất giọng "tenor" khỏe mạnh, Việt Hùng đã góp tiếng hát của mình trong làng tân nhạc cùng với vợ chồng nhạc sĩ Mạnh Phát và ca sĩ Minh Diệu, lúc ấy vào khoảng năm 1942.
Cậu Nguyễn Hữu Hùng đã trương thành, công việc chính trong ngày là làm tài xế, lái xe cho ông Quận trương gì đó mà tôi không nhớ tên. (Khoảng năm 1984 nghệ sĩ Việt Hùng sang Pháp trình diễn có gặp lại một người trạc tuổi ông và người này tự xưng là con ông Quận trương nói trên và đang định cư tại Pháp. Tình chủ tớ ngày xưa được thay bằng tình bạn theo nghĩa "Tha hương ngộ cố tri").
Sau khi người chị qua đời, đêm ông đi hát ngày lái xe kiếm tiền nuôi mẹ, giọng hát ông ngày càng điêu luyện nên vào khoảng năm 1948 ông được hãng dĩa Pathé Marconi bên Pháp mời sang thu dĩa than 78 "tours".
Duyên trời đưa đẩy 1950 ông lại phải lòng cô đào hát trẻ tên là Ngọc Nuôi, hai người gá nghĩa vợ chồng và cùng hát cho đoàn cải lương Mộng Vân, chủ nhân là ông bầu Ba Tẹt và cô Tư Kim Anh. Thời ấy cô Ngọc Nuôi mới 18 tuổi, vừa là vợ vừa là thầy hướng dẫn từng bước diễn của Việt Hùng, và một tay Ngọc Nuôi "sắm tuồng" (trang điểm) cho Việt Hùng. Khoảng bốn năm sau, Việt Hùng - Ngọc Nuôi sang cộng tác cho đoàn cải lương Hương Hoa do bầu Sinh làm bầụ Vở tuồng ông thủ diễn là tuồng "Khi Đào Hát Trả Ơn". Được ít lâu đến năm 1958, Việt Hùng - Ngọc Nuôi lại về cộng tác với đoàn Hoa Sen do nghệ sĩ Bảy Cao làm bầu, dạo đó vở tuồng được nhiều người nhớ đến là tuồng "Đàn Chim Sắt", loại xã hội chiến tranh Pháp - Đức.
Ít lâu sau ông hợp tác với nghệ sĩ Minh Chí đứng ra thành lập đoàn hát được mang tên của hai ông đó là đoàn Minh Chí - Việt Hùng. Vở hát chủ lực của đoàn thời ấy là vở "Đường Lên Xứ Thái". Về dàn đào thì có cô Ngọc Nuôi, cô Ánh Hoa (vợ nghệ sĩ Minh Chí ), cô Ba... (chị của nghệ sĩ Hương Huyền), đời nghệ sĩ rày đó mai đây, với biết bao biến đổi, đôi uyên ương Việt Hùng - Ngọc Nuôi được bầu Năm Nghĩa (cha ruột nghệ sĩ Bảo Quốc) mời về cộng tác với đoàn Thanh Minh. Nơi đây kép Việt Hùng có đất để "dụng võ"... nhiều vở tuồng hay, vai khó diễn đều giao cho kép Việt Hùng, như vở "Mỹ Nhân & Loạn Tướng". Với dáng vấp cao to, giọng nói rổn rảng dõng dạc của Việt Hùng, kép nào "yếu bóng vía" đứng chung sân khấu "khớp" lắm... Tôi được nghe cố nghệ sĩ Hữu Phước kể lại lúc Hữu Phước mới về đoàn Thanh Minh, diễn chung với Việt Hùng... Hữu Phước:
- Dạ bẩm chủ tướng...
Việt Hùng hỏi:
- Chuyện gì?
Nghe hỏi là Hữu Phước bị khớp tái mặt, cứng họng, lắp bắp không bẩm thành câụ Rồi đến vở "Lấp Sông Gianh", "Lưu Bình - Dương Lễ", nghệ sĩ Việt Hùng diễn xuất sắc trong vai cậu ấm Thân trong tuồng "Đoạn Tuyệt", vai Định trong "Nửa Đời Hương Phấn" v. v... Tiếng hát của nghệ sĩ Việt Hùng cũng được các hãng dĩa mời thu thanh... Sau đoàn Thanh Minh, Việt Hùng - Ngọc Nuôi có về cộng tác với đoàn Ánh Chiêu Dương do nghệ sĩ Năm Châu làm bầu, xuất sắc trong vở "Giai Nhân & Ác Quỉ".
Việt Hùng - Ngọc Nuôi sát vai nhau kiến tạo mái ấm gia đình, sinh được một đàn con xinh xắn, tài giỏi, các anh chị thành lập ban nhạc "Crazy Dog", chuyên trình diễn nhạc trẻ ở những căn cứ quân đội đồng minh Hoa Kỳ.
Đang lúc nghệ sĩ Việt Hùng theo chăm sóc các con Tài, Năng, Châu, Ngọc Quý, khi ban nhạc đang phục vụ ở căn cứ Mỹ, thì tình hình bất ổn đưa đến biến cuộc tháng Tư năm 1975, nên giới chức Mỹ đưa ông và các con trong ban nhạc đi luôn sang Hoa Kỳ, không kịp lời từ giã cô Ngọc Nuôi... Ôi! đau buồn thay cho cảnh sinh lỵ
Qua đến Mỹ, thời gian giúp ông dần nguôi ngoai... Vì nhớ nghề, nhớ sân khấu nên ông kết hợp được với một vài người trẻ lập gánh, dựng tuồng, đào tạo mầm non.
Năm 1976, có kép trẻ Vương Kiệt, Kim Xuyên Lan, Hà Mỹ Hạnh, Kim Tuyến, Chí Thanh, Thu Hồng, nhạc sĩ thì có Tám Trí, Lữ Liên, La Thoại Tân, Ngọc Trọng, Văn Cừ... Ông khó tánh lắm trong khi tập tuồng, hay lớn tiếng rầy la để dạy dỗ đàn em cháu vững tay nghề trên sân khấu cho đúng lề lối nghệ thuật cải lương... Sự tổ chức kết hợp này cũng rậm đình rậm đám lắm vào những năm 1979 - 1984, nhờ có thêm sự hợp tác của bà bầu Thu Lan, và nghệ sĩ Dũng Thanh Lâm. Nghệ Sĩ Việt Hùng dựng lại những vở như "Nửa Đời Hương Phấn", "Tuyệt Tình Ca", "Tiếng Hạc Trong Trăng", "Lan và Điệp"... khi thì diễn sân khấu ở Orange County, lúc thì đi lưu diễn các tiểu bang xa, rồi thực hiện video với đạo diễn Mai Năng Quân, Mai Lĩnh, đạo diễn Hoàng Thi Thơ...
Vì cô đơn nơi xứ lạ quê người (cộng thêm số đào hoa), nên nghệ sĩ Việt Hùng làm bạn với bà Mỹ và chung sống với nhau... tôi nghe "Ba Tư" Việt Hùng sống với bà Mỹ tôi giật mình tương ông có vợ Mỹ, hóa ra cô ấy tên Gia Mỹ... Cô Gia Mỹ tính tình hiền hậu dễ thương cũng biết ăn chay niệm Phật. Cô rất mực thương yêu săn sóc cho "Ba Tư" Việt Hùng...
Một mặt ông vẫn lo thủ tục bảo lãnh thân nhân là Ngọc Nuôi và vài người con còn kẹt lại Việt Nam như Ngọc Bích và Sinh...
Với nhiệt tâm lúc nào cũng muốn phục vụ đồng hương, dù có thù lao hay không ông vẫn hoan hỷ, ông đi khắp chốn mang tiếng hát lời ca, lúc thì làm cho người nghe xúc động nhớ nhà vì mấy câu vọng cổ u buồn ray rứt, khi thì vui sướng bâng khuâng vì còn được nghe giai điệu quê hương trên đất khách quê ngườị Có lúc không đàn ông vẫn hát...
Năm 1995 nghệ sĩ Việt Hùng cộng tác với Đài Phát Thanh Little Sài Gòn Radio qua chương trình "Ông Bảy Minh Tơ với bà Tư Bolsa", rồi "Thanh Âm Trìu Mến"...
Nhờ có Việt Hùng mà bộ môn cải lương và vọng cổ nẩy mầm, trổ lá, đơm bông, dù ở nơi chốn không phải là quê hương Việt Nam. Việt Hùng, một con người Việt Nam thuần chất, người ta có thể đem Việt Hùng ra khỏi Việt Nam, nhưng không thể tách rời Việt Nam ra khỏi Việt Hùng.
Ông cho rất nhiều hơn là nhận lại, lúc nào cũng với bộ áo quần tươm tất, sang trọng bảnh bao, với nụ cười luôn gắn trên môi, đi đến đâu cũng được lòng thương mến của khán giả mộ điệu khắp bốn phương... từ các vị lãnh đạo tinh thần các tôn giáo, các hội đoàn, giới nghệ sĩ tân nhạc hay cổ nhạc đều hết lòng thương kính một nghệ sĩ lão thành đáng bậc cha, anh... Ông quy y Phật giáo, pháp danh là Minh Chánh, thường sinh hoạt với Hòa Thượng Thích Giác Nhiên...
Nhưng "luật vô thường" nào ai tránh khỏi, sức chịu đựng của con người có hạn, qua nhiều cơn bệnh phải vào nhà thương, mổ tim, lọc thận đớn đau hoành hành thân thể. 80 năm cho một cuộc hành trình... tuổi già sức yếu, ông đã trút hơi thở cuối cùng tại nhà dưỡng lão Beverly Health Care vào lúc 10:45 phút tối ngày 31 tháng 12, năm 2001, nhằm ngày 17 tháng 11 âm lịch năm Tân Ty.. Ngậm ngùi thay, trong lúc mọi người đang chuẩn bị vui đón giao thừa để bước sang năm mới 2002...
"Ba Tư" Việt Hùng ơi! Từ nay không còn được nhìn thấy "Ba Tư" Việt Hùng đến đài Little Sài Gòn, không còn được nghe "Ba Tư" Việt Hùng hát "Ông Lão Chèo Đò", "Ba Tư" đã "Giã Từ Hý Viện", bỏ lại chiếc đò "Thanh Âm Trìu Mến" trên dòng đời mưa nắng, ngược xuôi... Tiếng đàn Tám Trí sẽ lạc lõng chơi vơi khi thiếu vắng tiếng hát Việt Hùng, ai sẽ cầm chèo để bơi tiếp con đò qua sông cho ông lãỏ
Tiếng hát của "Ba Tư" Việt Hùng giờ đã bay xa, bay theo ước nguyện hòa tan những thanh âm cùng vũ trụ vạn hữu, theo gió, theo mây, theo suối, theo sông, chảy tràn về biển cả, để những thế hệ mai sau cũng vẫn còn nghe vang mãi thinh âm, giọng hát nghệ sĩ Việt Hùng.
(Trích từ: Việt Báo online, Jan. 2, 2002)
Khi ngồi xuống ghế trước máy "computer" để đánh những giòng chữ viết về một người nghệ sĩ mà tôi thương kính gọi là "Ba Tư" Việt Hùng... tôi ngập ngừng, đắn đo, song phải viết vì cảm thấy cần thiết... bởi Việt Hùng là một giọng hát trân quý đã hết hơi ngưng bặt mà tôi là người nhạc sĩ cần phải đệm đàn... Nghệ sĩ Việt Hùng, tên thật là Nguyễn Hữu Hùng, sinh năm 1923 tại Nha Trang. Cha mất sớm nên hai chị em ông đã theo mẹ trôi dạt vào Nam, định cư ở ĐàLạt được một thời gian, sau đó gia đình dọn vào Sàigòn sinh sống. Vì sớm mồ côi cha nên cuộc sống gia đình một mẹ hai con có phần vất vả. Máu nghệ sĩ thích giang hồ phiêu bạt dường như đã có trong ông, nên vào khoảng 16 tuổi ông lân la đi tìm thầy học nhạc, với chất giọng "tenor" khỏe mạnh, Việt Hùng đã góp tiếng hát của mình trong làng tân nhạc cùng với vợ chồng nhạc sĩ Mạnh Phát và ca sĩ Minh Diệu, lúc ấy vào khoảng năm 1942.
Cậu Nguyễn Hữu Hùng đã trương thành, công việc chính trong ngày là làm tài xế, lái xe cho ông Quận trương gì đó mà tôi không nhớ tên. (Khoảng năm 1984 nghệ sĩ Việt Hùng sang Pháp trình diễn có gặp lại một người trạc tuổi ông và người này tự xưng là con ông Quận trương nói trên và đang định cư tại Pháp. Tình chủ tớ ngày xưa được thay bằng tình bạn theo nghĩa "Tha hương ngộ cố tri").
Sau khi người chị qua đời, đêm ông đi hát ngày lái xe kiếm tiền nuôi mẹ, giọng hát ông ngày càng điêu luyện nên vào khoảng năm 1948 ông được hãng dĩa Pathé Marconi bên Pháp mời sang thu dĩa than 78 "tours".
Duyên trời đưa đẩy 1950 ông lại phải lòng cô đào hát trẻ tên là Ngọc Nuôi, hai người gá nghĩa vợ chồng và cùng hát cho đoàn cải lương Mộng Vân, chủ nhân là ông bầu Ba Tẹt và cô Tư Kim Anh. Thời ấy cô Ngọc Nuôi mới 18 tuổi, vừa là vợ vừa là thầy hướng dẫn từng bước diễn của Việt Hùng, và một tay Ngọc Nuôi "sắm tuồng" (trang điểm) cho Việt Hùng. Khoảng bốn năm sau, Việt Hùng - Ngọc Nuôi sang cộng tác cho đoàn cải lương Hương Hoa do bầu Sinh làm bầụ Vở tuồng ông thủ diễn là tuồng "Khi Đào Hát Trả Ơn". Được ít lâu đến năm 1958, Việt Hùng - Ngọc Nuôi lại về cộng tác với đoàn Hoa Sen do nghệ sĩ Bảy Cao làm bầu, dạo đó vở tuồng được nhiều người nhớ đến là tuồng "Đàn Chim Sắt", loại xã hội chiến tranh Pháp - Đức.
Ít lâu sau ông hợp tác với nghệ sĩ Minh Chí đứng ra thành lập đoàn hát được mang tên của hai ông đó là đoàn Minh Chí - Việt Hùng. Vở hát chủ lực của đoàn thời ấy là vở "Đường Lên Xứ Thái". Về dàn đào thì có cô Ngọc Nuôi, cô Ánh Hoa (vợ nghệ sĩ Minh Chí ), cô Ba... (chị của nghệ sĩ Hương Huyền), đời nghệ sĩ rày đó mai đây, với biết bao biến đổi, đôi uyên ương Việt Hùng - Ngọc Nuôi được bầu Năm Nghĩa (cha ruột nghệ sĩ Bảo Quốc) mời về cộng tác với đoàn Thanh Minh. Nơi đây kép Việt Hùng có đất để "dụng võ"... nhiều vở tuồng hay, vai khó diễn đều giao cho kép Việt Hùng, như vở "Mỹ Nhân & Loạn Tướng". Với dáng vấp cao to, giọng nói rổn rảng dõng dạc của Việt Hùng, kép nào "yếu bóng vía" đứng chung sân khấu "khớp" lắm... Tôi được nghe cố nghệ sĩ Hữu Phước kể lại lúc Hữu Phước mới về đoàn Thanh Minh, diễn chung với Việt Hùng... Hữu Phước:
- Dạ bẩm chủ tướng...
Việt Hùng hỏi:
- Chuyện gì?
Nghe hỏi là Hữu Phước bị khớp tái mặt, cứng họng, lắp bắp không bẩm thành câụ Rồi đến vở "Lấp Sông Gianh", "Lưu Bình - Dương Lễ", nghệ sĩ Việt Hùng diễn xuất sắc trong vai cậu ấm Thân trong tuồng "Đoạn Tuyệt", vai Định trong "Nửa Đời Hương Phấn" v. v... Tiếng hát của nghệ sĩ Việt Hùng cũng được các hãng dĩa mời thu thanh... Sau đoàn Thanh Minh, Việt Hùng - Ngọc Nuôi có về cộng tác với đoàn Ánh Chiêu Dương do nghệ sĩ Năm Châu làm bầu, xuất sắc trong vở "Giai Nhân & Ác Quỉ".
Việt Hùng - Ngọc Nuôi sát vai nhau kiến tạo mái ấm gia đình, sinh được một đàn con xinh xắn, tài giỏi, các anh chị thành lập ban nhạc "Crazy Dog", chuyên trình diễn nhạc trẻ ở những căn cứ quân đội đồng minh Hoa Kỳ.
Đang lúc nghệ sĩ Việt Hùng theo chăm sóc các con Tài, Năng, Châu, Ngọc Quý, khi ban nhạc đang phục vụ ở căn cứ Mỹ, thì tình hình bất ổn đưa đến biến cuộc tháng Tư năm 1975, nên giới chức Mỹ đưa ông và các con trong ban nhạc đi luôn sang Hoa Kỳ, không kịp lời từ giã cô Ngọc Nuôi... Ôi! đau buồn thay cho cảnh sinh lỵ
Qua đến Mỹ, thời gian giúp ông dần nguôi ngoai... Vì nhớ nghề, nhớ sân khấu nên ông kết hợp được với một vài người trẻ lập gánh, dựng tuồng, đào tạo mầm non.
Năm 1976, có kép trẻ Vương Kiệt, Kim Xuyên Lan, Hà Mỹ Hạnh, Kim Tuyến, Chí Thanh, Thu Hồng, nhạc sĩ thì có Tám Trí, Lữ Liên, La Thoại Tân, Ngọc Trọng, Văn Cừ... Ông khó tánh lắm trong khi tập tuồng, hay lớn tiếng rầy la để dạy dỗ đàn em cháu vững tay nghề trên sân khấu cho đúng lề lối nghệ thuật cải lương... Sự tổ chức kết hợp này cũng rậm đình rậm đám lắm vào những năm 1979 - 1984, nhờ có thêm sự hợp tác của bà bầu Thu Lan, và nghệ sĩ Dũng Thanh Lâm. Nghệ Sĩ Việt Hùng dựng lại những vở như "Nửa Đời Hương Phấn", "Tuyệt Tình Ca", "Tiếng Hạc Trong Trăng", "Lan và Điệp"... khi thì diễn sân khấu ở Orange County, lúc thì đi lưu diễn các tiểu bang xa, rồi thực hiện video với đạo diễn Mai Năng Quân, Mai Lĩnh, đạo diễn Hoàng Thi Thơ...
Vì cô đơn nơi xứ lạ quê người (cộng thêm số đào hoa), nên nghệ sĩ Việt Hùng làm bạn với bà Mỹ và chung sống với nhau... tôi nghe "Ba Tư" Việt Hùng sống với bà Mỹ tôi giật mình tương ông có vợ Mỹ, hóa ra cô ấy tên Gia Mỹ... Cô Gia Mỹ tính tình hiền hậu dễ thương cũng biết ăn chay niệm Phật. Cô rất mực thương yêu săn sóc cho "Ba Tư" Việt Hùng...
Một mặt ông vẫn lo thủ tục bảo lãnh thân nhân là Ngọc Nuôi và vài người con còn kẹt lại Việt Nam như Ngọc Bích và Sinh...
Với nhiệt tâm lúc nào cũng muốn phục vụ đồng hương, dù có thù lao hay không ông vẫn hoan hỷ, ông đi khắp chốn mang tiếng hát lời ca, lúc thì làm cho người nghe xúc động nhớ nhà vì mấy câu vọng cổ u buồn ray rứt, khi thì vui sướng bâng khuâng vì còn được nghe giai điệu quê hương trên đất khách quê ngườị Có lúc không đàn ông vẫn hát...
Năm 1995 nghệ sĩ Việt Hùng cộng tác với Đài Phát Thanh Little Sài Gòn Radio qua chương trình "Ông Bảy Minh Tơ với bà Tư Bolsa", rồi "Thanh Âm Trìu Mến"...
Nhờ có Việt Hùng mà bộ môn cải lương và vọng cổ nẩy mầm, trổ lá, đơm bông, dù ở nơi chốn không phải là quê hương Việt Nam. Việt Hùng, một con người Việt Nam thuần chất, người ta có thể đem Việt Hùng ra khỏi Việt Nam, nhưng không thể tách rời Việt Nam ra khỏi Việt Hùng.
Ông cho rất nhiều hơn là nhận lại, lúc nào cũng với bộ áo quần tươm tất, sang trọng bảnh bao, với nụ cười luôn gắn trên môi, đi đến đâu cũng được lòng thương mến của khán giả mộ điệu khắp bốn phương... từ các vị lãnh đạo tinh thần các tôn giáo, các hội đoàn, giới nghệ sĩ tân nhạc hay cổ nhạc đều hết lòng thương kính một nghệ sĩ lão thành đáng bậc cha, anh... Ông quy y Phật giáo, pháp danh là Minh Chánh, thường sinh hoạt với Hòa Thượng Thích Giác Nhiên...
Nhưng "luật vô thường" nào ai tránh khỏi, sức chịu đựng của con người có hạn, qua nhiều cơn bệnh phải vào nhà thương, mổ tim, lọc thận đớn đau hoành hành thân thể. 80 năm cho một cuộc hành trình... tuổi già sức yếu, ông đã trút hơi thở cuối cùng tại nhà dưỡng lão Beverly Health Care vào lúc 10:45 phút tối ngày 31 tháng 12, năm 2001, nhằm ngày 17 tháng 11 âm lịch năm Tân Ty.. Ngậm ngùi thay, trong lúc mọi người đang chuẩn bị vui đón giao thừa để bước sang năm mới 2002...
"Ba Tư" Việt Hùng ơi! Từ nay không còn được nhìn thấy "Ba Tư" Việt Hùng đến đài Little Sài Gòn, không còn được nghe "Ba Tư" Việt Hùng hát "Ông Lão Chèo Đò", "Ba Tư" đã "Giã Từ Hý Viện", bỏ lại chiếc đò "Thanh Âm Trìu Mến" trên dòng đời mưa nắng, ngược xuôi... Tiếng đàn Tám Trí sẽ lạc lõng chơi vơi khi thiếu vắng tiếng hát Việt Hùng, ai sẽ cầm chèo để bơi tiếp con đò qua sông cho ông lãỏ
Tiếng hát của "Ba Tư" Việt Hùng giờ đã bay xa, bay theo ước nguyện hòa tan những thanh âm cùng vũ trụ vạn hữu, theo gió, theo mây, theo suối, theo sông, chảy tràn về biển cả, để những thế hệ mai sau cũng vẫn còn nghe vang mãi thinh âm, giọng hát nghệ sĩ Việt Hùng.
(Trích từ: Việt Báo online, Jan. 2, 2002)
Liên lạc N.A: Vui lòng gọi - ĐT kô nhận được tin nhắn
- Sydney
- Thành viên thực thụ
- Bài viết: 566
- Ngày tham gia: Hai T6 28, 2004 5:00 pm
- Đến từ: Australia
- Tiếp xúc:
- tancogiaoduyen
- Site Admin
- Bài viết: 41705
- Ngày tham gia: Hai T4 12, 2004 5:00 pm
- Đến từ: U.S.A
- Tiếp xúc:
Tưởng nhớ ns Việt Hùng
[ram]http://www.cailuongvietnam.com/music/viethungRFA.mp3[/ram]
- tancogiaoduyen
- Site Admin
- Bài viết: 41705
- Ngày tham gia: Hai T4 12, 2004 5:00 pm
- Đến từ: U.S.A
- Tiếp xúc:
- coc_oi
- Thành viên mới đến
- Bài viết: 24
- Ngày tham gia: Sáu T12 16, 2005 4:00 pm
- Tiếp xúc:
- coc_oi
- Thành viên mới đến
- Bài viết: 24
- Ngày tham gia: Sáu T12 16, 2005 4:00 pm
- Tiếp xúc:
- tancogiaoduyen
- Site Admin
- Bài viết: 41705
- Ngày tham gia: Hai T4 12, 2004 5:00 pm
- Đến từ: U.S.A
- Tiếp xúc: