THE ONLY FORUM FOR CLVN LOVERS
Diễn đàn dang được nâng cấp . Thân mời các bạn TV vào xem và sử dụng.
Hãy click vào Quick links phía bên trên tay trái để bắt đầu
Nếu thấy có gì xin báo cho tcgd biết để sửa chữa cho kịp thời nhen các bạn.
Cám ơn các bạn
[ Tin Buồn] - Giáo Sư Trần Văn Khê qua đời.
Nội quy chuyên mục
THÀNH VIÊN CLVN CHÚ Ý !
1- Bài viết phải luôn luôn bỏ dấu cho dễ đọc, viết không dấu sẽ bị xóa. Xem chỉ dẫn cách bỏ dấu taị đây.
2- Không đưa nguyên link từ các nơi khác vào - Không viết toàn chữ hoa hoặc liên tục không chấm phết.
3- Ghi rõ nguồn các bài được đưa lên là bắt buộc - Tránh những lời lẽ quá khích.
4- Mỗi thành viên chỉ được dùng một nick - Không nên đưa nhiều bài lắt nhắt liên tiếp từ cùng một thành viên.
5- Đừng dùng quote (trích dẫn) để trả lời khi 2 bài liên tiếp nhau - Tránh quote nhiều lần cùng một hình ảnh.
6- Không dùng màu đỏ trừ phi đó là tựa đề của một bài mới - Nên tạo chữ ký đẹp, cân đối, dễ nhìn.
7- Thắc mắc về bài bị xoá post trên diễn đàn đều cũng sẽ bị xoá. Trực tiếp liên lạc với Ban Điều Hành nếu cần.
8- Mọi thành viên đều cùng một nhà CLVN nên việc cư xữ hoà nhã với nhau là cần thiết dù ý kiến có dị biệt.
1- Bài viết phải luôn luôn bỏ dấu cho dễ đọc, viết không dấu sẽ bị xóa. Xem chỉ dẫn cách bỏ dấu taị đây.
2- Không đưa nguyên link từ các nơi khác vào - Không viết toàn chữ hoa hoặc liên tục không chấm phết.
3- Ghi rõ nguồn các bài được đưa lên là bắt buộc - Tránh những lời lẽ quá khích.
4- Mỗi thành viên chỉ được dùng một nick - Không nên đưa nhiều bài lắt nhắt liên tiếp từ cùng một thành viên.
5- Đừng dùng quote (trích dẫn) để trả lời khi 2 bài liên tiếp nhau - Tránh quote nhiều lần cùng một hình ảnh.
6- Không dùng màu đỏ trừ phi đó là tựa đề của một bài mới - Nên tạo chữ ký đẹp, cân đối, dễ nhìn.
7- Thắc mắc về bài bị xoá post trên diễn đàn đều cũng sẽ bị xoá. Trực tiếp liên lạc với Ban Điều Hành nếu cần.
8- Mọi thành viên đều cùng một nhà CLVN nên việc cư xữ hoà nhã với nhau là cần thiết dù ý kiến có dị biệt.
- tu kien
- Forum Mod
- Bài viết: 7629
- Ngày tham gia: Hai T3 19, 2012 11:53 am
[ Tin Buồn] - Giáo Sư Trần Văn Khê qua đời.
[ Tin Buồn] - Giáo Sư Trần Văn Khê qua đời.
- Giáo sư - Tiến sĩ Trần Văn Khê (người nghệ sỹ, nhạc sỹ, nhà nghiên cứu âm nhạc dân tộc Việt Nam) qua đời vào khoảng hai giờ sáng 24/6 tại bệnh viện Nhân Dân Gia Định, TP HCM.
- Theo ý nguyện của giáo sư, thi hài ông được quàn tại tư gia đường Huỳnh Đình Hai, Bình Thạnh.
__________________________
Ban Quản Trị Nhạc Vàng vô cùng thương tiếc thông báo
Nguồn : Nhạc Vàng fb
---------0----------
Giáo sư Trần Văn Khê, nhạc sỹ, nhà nghiên cứu âm nhạc và văn hóa, vừa qua đời ở tuổi 94 tại Sài Gòn.
Ông để lại di nguyện, trong đó ngỏ ý muốn được an táng theo nghi thức Phật giáo.
Giáo sư Trần Văn Khê sinh năm 1921 tại làng Vĩnh Kim, tỉnh Mỹ Tho (nay là tỉnh Tiền Giang).
Ông là người Việt Nam đầu tiên đậu tiến sỹ Âm nhạc học vào năm 1958 ở Pháp, với luận án Âm nhạc truyền thống Việt Nam.
Ông nguyên là giáo sư Trường đại học Sorbonne, thành viên danh dự Hội đồng quốc tế âm nhạc của Unesco.
BBC và các độc giả thành thật chia buồn với gia quyến của giáo sư.
- Giáo sư - Tiến sĩ Trần Văn Khê (người nghệ sỹ, nhạc sỹ, nhà nghiên cứu âm nhạc dân tộc Việt Nam) qua đời vào khoảng hai giờ sáng 24/6 tại bệnh viện Nhân Dân Gia Định, TP HCM.
- Theo ý nguyện của giáo sư, thi hài ông được quàn tại tư gia đường Huỳnh Đình Hai, Bình Thạnh.
__________________________
Ban Quản Trị Nhạc Vàng vô cùng thương tiếc thông báo
Nguồn : Nhạc Vàng fb
---------0----------
Giáo sư Trần Văn Khê, nhạc sỹ, nhà nghiên cứu âm nhạc và văn hóa, vừa qua đời ở tuổi 94 tại Sài Gòn.
Ông để lại di nguyện, trong đó ngỏ ý muốn được an táng theo nghi thức Phật giáo.
Giáo sư Trần Văn Khê sinh năm 1921 tại làng Vĩnh Kim, tỉnh Mỹ Tho (nay là tỉnh Tiền Giang).
Ông là người Việt Nam đầu tiên đậu tiến sỹ Âm nhạc học vào năm 1958 ở Pháp, với luận án Âm nhạc truyền thống Việt Nam.
Ông nguyên là giáo sư Trường đại học Sorbonne, thành viên danh dự Hội đồng quốc tế âm nhạc của Unesco.
BBC và các độc giả thành thật chia buồn với gia quyến của giáo sư.
Nhớ quá khứ buồn rơi nước mắt
Nhìn tương lai lạnh toát mồ hôi !
Nhìn tương lai lạnh toát mồ hôi !
- 5matkieng
- Forum Mod
- Bài viết: 1771
- Ngày tham gia: Ba T5 17, 2005 5:00 pm
Re: [ Tin Buồn] - Giáo Sư Trần Văn Khê qua đời.
Thành Kính Phân Ưu.
- tancogiaoduyen
- Site Admin
- Bài viết: 41705
- Ngày tham gia: Hai T4 12, 2004 5:00 pm
- Đến từ: U.S.A
- Tiếp xúc:
Re: [ Tin Buồn] - Giáo Sư Trần Văn Khê qua đời.
[7mau]Giáo sư Trần Văn Khê qua đời[/7mau]
Rạng sáng 24/6, người nghệ sĩ, nhạc sĩ, nhà nghiên cứu của làng nhạc dân tộc Việt Nam qua đời tuổi ở 94 sau gần một tháng chữa trị tại bệnh viện.
Giáo sư - Tiến sĩ Trần Văn Khê qua đời vào khoảng hai giờ sáng 24/6 tại bệnh viện Nhân Dân Gia Định, TP HCM. Trước đó, ông trở bệnh nặng vào ngày 27/5 vì suy tim, viêm phổi nặng, thận hư. Ông bị suy hô hấp khiến không thể tự thở và tim bị rối loạn nhịp chậm. Giáo sư được các bác sĩ đặt nội khí quản cho thở máy và tiến hành đặt máy tạo nhịp tim từ khoảng một tháng nay.
Theo đúng bản di nguyện do Giáo sư lập ra vào ngày 5/6, thi hài ông được quàn tại tư gia đường Huỳnh Đình Hai, Bình Thạnh. Tang lễ của ông cũng diễn ra ở ngôi nhà này.
Theo di nguyện của Giáo sư, khi ông qua đời, con trai trưởng của ông là Giáo sư Trần Quang Hải sẽ là chủ tang. Tuy vậy, do Giáo sư Hải đang ở Pháp, chưa trở về kịp, một tiểu ban tang lễ được lập ra gồm những người thân thiết của ông như: nhà văn - nhà báo Nguyễn Đắc Xuân, ông Trần Bá Thùy (chồng của nữ thi sĩ Tôn Nữ Hỷ Khương)... Ngoài ra, có các thành viên trong gia đình, môn sinh và bạn bè cùng chung lo hậu sự cho giáo sư.
Giáo sư - Tiến sĩ Trần Văn Khê khai đàn dịp Tết Ất Mùi 2015 tại tư gia.
Từ tháng tư, cảm nhận về việc mình sắp ra đi, Giáo sư Khê liên lạc với bạn bè thân thiết, trong đó có nhà văn - nhà báo Nguyễn Đắc Xuân ở Huế để gửi gắm về việc lo giúp mình hậu sự. Ngay khi nghe tin Trần Văn Khê nhập viện nguy kịch, ông Nguyễn Đắc Xuân bay từ Huế vào TP HCM và sát cánh bên gia đình giáo sư đến ngày ông mất.
Từ ngày 9/6, khi hay tin cha đang hấp hối, Giáo sư Trần Quang Hải cũng từ bay Pháp về Việt Nam. Trong giai đoạn này, sức khỏe Giáo sư Khê nhiều lúc rơi vào nguy kịch khiến gia đình, người thân lo lắng. Ban tang lễ dự kiến được lập ra từ lúc này để Giáo sư Hải kịp họp bàn chuyện hậu sự cho cha.
Trong một tháng nằm viện, có lúc tưởng như Giáo sư Khê có dấu hiệu hồi tỉnh khi sau nhiều ngày hôn mê. Ngày 18/6, ông mở mắt nhìn con trai và có phản ứng tỏ vẻ hiểu khi nghe trò chuyện. Ngày 21/6, do bận việc, Giáo sư Hải bay về Pháp. Tuy vậy, chỉ ba ngày sau, Giáo sư Trần Văn Khê tiếp tục rơi vào hôn mê và không vượt qua được thử thách về sức khỏe lần này. Ông mất khi chỉ còn đúng một tháng nữa là ngày sinh nhật mừng thọ 94 tuổi. Giáo sư Khê sinh ngày 24/7/1921.
Giáo sư muốn tang lễ thực hiện theo nghi thức Phật giáo. Thượng tọa Thích Lệ Trang là người chủ tế cho các nghi thức. Sau thời gian quàn tại tư gia để bạn bè, môn sinh và khán giả đến tưởng nhớ ông lần cuối, Giáo sư Trần Văn Khê sẽ được hỏa táng. Di nguyện, tro cốt của Giáo sư được đặt dưới bàn thờ ông bà ở tư gia đường Huỳnh Đình Hai. "Nếu vì một lý do gì không cho để hũ tro ở tư gia của tôi được thì các con tôi cùng ban tang lễ quyết định nơi nào lưu trữ thuận tiện nhất", Giáo sư bày tỏ mong ước cuối đời.
Tại tang lễ, sẽ có một ban nhạc đờn ca tài tử gồm những người bạn thân và môn sinh của ông hòa tấu một buổi đặc biệt. Về khoản tiền phúng điếu cho tang lễ, giáo sư bày tỏ mong muốn dùng số tiền này lập một quỹ học bổng hoặc giải thưởng mang tên ông để hàng năm trao cho người được giải về nghiên cứu âm nhạc truyền thống Việt Nam.
Giáo sư bên các đĩa than ông từng thực hiện, trong đó có đĩa than ông hòa đàn cùng nhạc sư Nguyễn Vĩnh Bảo (trái). Ảnh: Nguyễn Á
Giáo sư - Tiến sĩ âm nhạc Trần Văn Khê là người Việt Nam đầu tiên đậu tiến sĩ ngành âm nhạc học tại Pháp. Sau đó, ông trở thành giáo sư tại Đại học Sorbonne (Pháp), thành viên danh dự Hội đồng Quốc tế âm nhạc, UNESCO... Ông là người có bề dày trong hoạt động nghiên cứu, giảng dạy, có công trong quảng bá âm nhạc Việt Nam nói riêng, văn hóa Việt Nam nói chung ra thế giới.
Trong hơn nửa thế kỷ sống và nghiên cứu, giảng dạy âm nhạc dân tộc ở Pháp, Giáo sư Khê luôn tranh thủ những chuyến về nước ngắn ngủi để tìm hiểu và giao lưu với các nghệ nhân trong nước về nhạc truyền thống.
Năm 2004, ông chuyển về nước hàng nghìn cuốn sách, những công trình nghiên cứu, băng video... Tất cả tư liệu được ông tích góp trong hàng chục năm nghiên cứu âm nhạc được đóng gói trong hơn 460 kiện hàng đi theo đường biển chở từ Pháp về Việt Nam. Khối lượng tư liệu này được lưu trữ tại Viện Bảo tàng TP HCM. Tháng 10/2005, Ủy Ban Nhân Dân TP HCM bàn giao căn biệt thự nhỏ nằm trên đường Huỳnh Đình Hai, quận Bình Thạnh làm nơi lưu trú cho Giáo sư Khê. Ngôi nhà này còn là nơi lưu trữ toàn bộ hiện vật liên quan đến đời sống cá nhân và nghề nghiệp của ông.
Trong bài phỏng vấn với VnExpress vào năm 2006 - thời điểm ông đón cái Tết đầu tiên ở ngôi nhà mới - Giáo sư Khê tâm sự: "Tôi luôn mong ước được về Việt Nam, có một ngôi nhà không chỉ là nơi để ở mà còn là nơi để làm việc. Đó là nơi tập trung và giữ gìn những tư liệu mà cả đời tôi gom góp được, để sau này cho thế hệ trẻ Việt Nam đến xem, để các bạn có thể đối thoại với các nền văn hóa âm nhạc trên thế giới".
Giáo sư Khê quay về nước định cư từ năm 2003 ở tuổi 82. Từ đó đến nay, ông nhiều lần phải vào ra bệnh viện cấp cứu vì sức khỏe yếu. Từ trẻ, ông đã gặp nhiều vấn đề về sức khỏe. Nhưng lần nào ông cũng kiên cường chiến đấu với bệnh tật và hồi phục sức khỏe ngay sau đó để trở lại với công việc quảng bá, giảng dạy âm nhạc. Lần nhập viện cuối cũng là lần nằm viện lâu nhất của ông. Ông chống chọi với bệnh tật cho đến phút cuối cùng.
Giáo sư Trần Văn Khê đã nhận nhiều giải thưởng quốc tế về đĩa hát và hoạt động nghiên cứu, quảng bá âm nhạc dân tộc. Các giải thưởng ông đạt được:
- Năm 1949: Giải thưởng nhạc cụ dân tộc tại Liên hoan Thanh niên Budapest.
- Năm 1975: Tiến sĩ âm nhạc danh dự (Docteur en musique, honoris causa) của Đại học Ottawa (Canada).
- Năm 1981: Giải thưởng âm nhạc của UNESCO ở Hội đồng Quốc tế Âm nhạc (Prix UNESCO - CIM de la Musique).
- Năm 1991: Huy chương về Nghệ thuật và Văn chương của Bộ Văn hóa Pháp (Officier de l'Ordre des Arts et des Lettres, Ministère de la Culture et de l'Information du Gouvernement français).
- Năm 1993: được cử vào Hàn lâm viện châu Âu về Khoa học, Văn chương, Nghệ thuật; viện sĩ thông tấn.
- Năm 1995: Giải thưởng quốc tế về Dân tộc nhạc học KOIZUMI Fumio (Nhật).
- Năm 1998: Huy chương Vì Văn hóa Dân tộc của Bộ Văn hóa Việt Nam.
- Năm 1999: Huân chương Lao động hạng nhất do Chủ tịch Trần Đức Lương trao. Cũng trong năm này ông được Đại học Moncton (Canada) trao bằng Tiến sĩ danh dự nhờ học vị và công trình nghiên cứu về âm nhạc học.
- Năm 2011: Giáo sư Khê được trao giải thưởng "Thành tựu trọn đời trong âm nhạc" do Ủy ban kết nghĩa Việt - Mỹ của hai thành phố San Francisco và TP HCM trao tặng. Cùng năm này ông được trao Giải thưởng Phan Châu Trinh về nghiên cứu.
- Năm 2005: Giải thưởng Đào Tấn do Trung tâm Nghiên cứu bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc trao tặng.
- Năm 2013: Ủy ban Nhân Dân TP HCM trao tặng Huy hiệu TP HCM cho Giáo sư Khê.
Ông là thành viên danh dự suốt đời của hội đồng Quốc tế âm nhạc thuộc UNESCO.
Thoại Hà - VNE
Rạng sáng 24/6, người nghệ sĩ, nhạc sĩ, nhà nghiên cứu của làng nhạc dân tộc Việt Nam qua đời tuổi ở 94 sau gần một tháng chữa trị tại bệnh viện.
Giáo sư - Tiến sĩ Trần Văn Khê qua đời vào khoảng hai giờ sáng 24/6 tại bệnh viện Nhân Dân Gia Định, TP HCM. Trước đó, ông trở bệnh nặng vào ngày 27/5 vì suy tim, viêm phổi nặng, thận hư. Ông bị suy hô hấp khiến không thể tự thở và tim bị rối loạn nhịp chậm. Giáo sư được các bác sĩ đặt nội khí quản cho thở máy và tiến hành đặt máy tạo nhịp tim từ khoảng một tháng nay.
Theo đúng bản di nguyện do Giáo sư lập ra vào ngày 5/6, thi hài ông được quàn tại tư gia đường Huỳnh Đình Hai, Bình Thạnh. Tang lễ của ông cũng diễn ra ở ngôi nhà này.
Theo di nguyện của Giáo sư, khi ông qua đời, con trai trưởng của ông là Giáo sư Trần Quang Hải sẽ là chủ tang. Tuy vậy, do Giáo sư Hải đang ở Pháp, chưa trở về kịp, một tiểu ban tang lễ được lập ra gồm những người thân thiết của ông như: nhà văn - nhà báo Nguyễn Đắc Xuân, ông Trần Bá Thùy (chồng của nữ thi sĩ Tôn Nữ Hỷ Khương)... Ngoài ra, có các thành viên trong gia đình, môn sinh và bạn bè cùng chung lo hậu sự cho giáo sư.
Giáo sư - Tiến sĩ Trần Văn Khê khai đàn dịp Tết Ất Mùi 2015 tại tư gia.
Từ tháng tư, cảm nhận về việc mình sắp ra đi, Giáo sư Khê liên lạc với bạn bè thân thiết, trong đó có nhà văn - nhà báo Nguyễn Đắc Xuân ở Huế để gửi gắm về việc lo giúp mình hậu sự. Ngay khi nghe tin Trần Văn Khê nhập viện nguy kịch, ông Nguyễn Đắc Xuân bay từ Huế vào TP HCM và sát cánh bên gia đình giáo sư đến ngày ông mất.
Từ ngày 9/6, khi hay tin cha đang hấp hối, Giáo sư Trần Quang Hải cũng từ bay Pháp về Việt Nam. Trong giai đoạn này, sức khỏe Giáo sư Khê nhiều lúc rơi vào nguy kịch khiến gia đình, người thân lo lắng. Ban tang lễ dự kiến được lập ra từ lúc này để Giáo sư Hải kịp họp bàn chuyện hậu sự cho cha.
Trong một tháng nằm viện, có lúc tưởng như Giáo sư Khê có dấu hiệu hồi tỉnh khi sau nhiều ngày hôn mê. Ngày 18/6, ông mở mắt nhìn con trai và có phản ứng tỏ vẻ hiểu khi nghe trò chuyện. Ngày 21/6, do bận việc, Giáo sư Hải bay về Pháp. Tuy vậy, chỉ ba ngày sau, Giáo sư Trần Văn Khê tiếp tục rơi vào hôn mê và không vượt qua được thử thách về sức khỏe lần này. Ông mất khi chỉ còn đúng một tháng nữa là ngày sinh nhật mừng thọ 94 tuổi. Giáo sư Khê sinh ngày 24/7/1921.
Giáo sư muốn tang lễ thực hiện theo nghi thức Phật giáo. Thượng tọa Thích Lệ Trang là người chủ tế cho các nghi thức. Sau thời gian quàn tại tư gia để bạn bè, môn sinh và khán giả đến tưởng nhớ ông lần cuối, Giáo sư Trần Văn Khê sẽ được hỏa táng. Di nguyện, tro cốt của Giáo sư được đặt dưới bàn thờ ông bà ở tư gia đường Huỳnh Đình Hai. "Nếu vì một lý do gì không cho để hũ tro ở tư gia của tôi được thì các con tôi cùng ban tang lễ quyết định nơi nào lưu trữ thuận tiện nhất", Giáo sư bày tỏ mong ước cuối đời.
Tại tang lễ, sẽ có một ban nhạc đờn ca tài tử gồm những người bạn thân và môn sinh của ông hòa tấu một buổi đặc biệt. Về khoản tiền phúng điếu cho tang lễ, giáo sư bày tỏ mong muốn dùng số tiền này lập một quỹ học bổng hoặc giải thưởng mang tên ông để hàng năm trao cho người được giải về nghiên cứu âm nhạc truyền thống Việt Nam.
Giáo sư bên các đĩa than ông từng thực hiện, trong đó có đĩa than ông hòa đàn cùng nhạc sư Nguyễn Vĩnh Bảo (trái). Ảnh: Nguyễn Á
Giáo sư - Tiến sĩ âm nhạc Trần Văn Khê là người Việt Nam đầu tiên đậu tiến sĩ ngành âm nhạc học tại Pháp. Sau đó, ông trở thành giáo sư tại Đại học Sorbonne (Pháp), thành viên danh dự Hội đồng Quốc tế âm nhạc, UNESCO... Ông là người có bề dày trong hoạt động nghiên cứu, giảng dạy, có công trong quảng bá âm nhạc Việt Nam nói riêng, văn hóa Việt Nam nói chung ra thế giới.
Trong hơn nửa thế kỷ sống và nghiên cứu, giảng dạy âm nhạc dân tộc ở Pháp, Giáo sư Khê luôn tranh thủ những chuyến về nước ngắn ngủi để tìm hiểu và giao lưu với các nghệ nhân trong nước về nhạc truyền thống.
Năm 2004, ông chuyển về nước hàng nghìn cuốn sách, những công trình nghiên cứu, băng video... Tất cả tư liệu được ông tích góp trong hàng chục năm nghiên cứu âm nhạc được đóng gói trong hơn 460 kiện hàng đi theo đường biển chở từ Pháp về Việt Nam. Khối lượng tư liệu này được lưu trữ tại Viện Bảo tàng TP HCM. Tháng 10/2005, Ủy Ban Nhân Dân TP HCM bàn giao căn biệt thự nhỏ nằm trên đường Huỳnh Đình Hai, quận Bình Thạnh làm nơi lưu trú cho Giáo sư Khê. Ngôi nhà này còn là nơi lưu trữ toàn bộ hiện vật liên quan đến đời sống cá nhân và nghề nghiệp của ông.
Trong bài phỏng vấn với VnExpress vào năm 2006 - thời điểm ông đón cái Tết đầu tiên ở ngôi nhà mới - Giáo sư Khê tâm sự: "Tôi luôn mong ước được về Việt Nam, có một ngôi nhà không chỉ là nơi để ở mà còn là nơi để làm việc. Đó là nơi tập trung và giữ gìn những tư liệu mà cả đời tôi gom góp được, để sau này cho thế hệ trẻ Việt Nam đến xem, để các bạn có thể đối thoại với các nền văn hóa âm nhạc trên thế giới".
Giáo sư Khê quay về nước định cư từ năm 2003 ở tuổi 82. Từ đó đến nay, ông nhiều lần phải vào ra bệnh viện cấp cứu vì sức khỏe yếu. Từ trẻ, ông đã gặp nhiều vấn đề về sức khỏe. Nhưng lần nào ông cũng kiên cường chiến đấu với bệnh tật và hồi phục sức khỏe ngay sau đó để trở lại với công việc quảng bá, giảng dạy âm nhạc. Lần nhập viện cuối cũng là lần nằm viện lâu nhất của ông. Ông chống chọi với bệnh tật cho đến phút cuối cùng.
Giáo sư Trần Văn Khê đã nhận nhiều giải thưởng quốc tế về đĩa hát và hoạt động nghiên cứu, quảng bá âm nhạc dân tộc. Các giải thưởng ông đạt được:
- Năm 1949: Giải thưởng nhạc cụ dân tộc tại Liên hoan Thanh niên Budapest.
- Năm 1975: Tiến sĩ âm nhạc danh dự (Docteur en musique, honoris causa) của Đại học Ottawa (Canada).
- Năm 1981: Giải thưởng âm nhạc của UNESCO ở Hội đồng Quốc tế Âm nhạc (Prix UNESCO - CIM de la Musique).
- Năm 1991: Huy chương về Nghệ thuật và Văn chương của Bộ Văn hóa Pháp (Officier de l'Ordre des Arts et des Lettres, Ministère de la Culture et de l'Information du Gouvernement français).
- Năm 1993: được cử vào Hàn lâm viện châu Âu về Khoa học, Văn chương, Nghệ thuật; viện sĩ thông tấn.
- Năm 1995: Giải thưởng quốc tế về Dân tộc nhạc học KOIZUMI Fumio (Nhật).
- Năm 1998: Huy chương Vì Văn hóa Dân tộc của Bộ Văn hóa Việt Nam.
- Năm 1999: Huân chương Lao động hạng nhất do Chủ tịch Trần Đức Lương trao. Cũng trong năm này ông được Đại học Moncton (Canada) trao bằng Tiến sĩ danh dự nhờ học vị và công trình nghiên cứu về âm nhạc học.
- Năm 2011: Giáo sư Khê được trao giải thưởng "Thành tựu trọn đời trong âm nhạc" do Ủy ban kết nghĩa Việt - Mỹ của hai thành phố San Francisco và TP HCM trao tặng. Cùng năm này ông được trao Giải thưởng Phan Châu Trinh về nghiên cứu.
- Năm 2005: Giải thưởng Đào Tấn do Trung tâm Nghiên cứu bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc trao tặng.
- Năm 2013: Ủy ban Nhân Dân TP HCM trao tặng Huy hiệu TP HCM cho Giáo sư Khê.
Ông là thành viên danh dự suốt đời của hội đồng Quốc tế âm nhạc thuộc UNESCO.
Thoại Hà - VNE
- nguyetphan
- Thành viên thực thụ
- Bài viết: 490
- Ngày tham gia: Bảy T12 06, 2008 9:51 pm
- Tiếp xúc:
Re: [ Tin Buồn] - Giáo Sư Trần Văn Khê qua đời.
Xin THÀNH-KÍNH PHÂN-ƯU cùng Tang-quyến cầu nguyện cho hương hồn Bác sớm được về cõi Phật
-
- Forum Mod
- Bài viết: 3545
- Ngày tham gia: Chủ nhật T9 06, 2009 7:19 am
- Đến từ: Châu Âu
Re: [ Tin Buồn] - Giáo Sư Trần Văn Khê qua đời.
Thành kính phân ưu cùng gia quyến .
- khangianhandan
- Group leader
- Bài viết: 11449
- Ngày tham gia: Sáu T4 20, 2012 7:12 am
- Đến từ: Đất tự do
Re: [ Tin Buồn] - Giáo Sư Trần Văn Khê qua đời.
Xin chia buồn cùng gia đình và các bạn mộ điệu
- Hải Long
- Thành viên thực thụ
- Bài viết: 203
- Ngày tham gia: Chủ nhật T10 27, 2013 12:53 am
Giáo sư Trần Văn Khê qua đời
Giáo sư Trần Văn Khê qua đời
Theo di nguyện, tang lễ của ông được tiến thành theo nghi thức Phật giáo, linh cữu hỏa táng và phần tro cốt đặt dưới bàn thờ ông bà.
Sau gần 1 tháng chữa trị tại Bệnh viện Nhân dân Gia Định (TP HCM), Giáo sư Trần Văn Khê trút hơi thở cuối cùng vào rạng sáng 24/6, hưởng thọ 94 tuổi.
Nhập mô tả cho ảnsh
Giáo sư Trần Văn Khê qua đời rạng sáng 24/6, hưởng thọ 94 tuổi.
Giáo sư trở bệnh nặng và nhập viện ngày 27/5. Ông được chẩn đoán suy tim, viêm phổi nặng, thận hư. Do tuổi cao sức yếu, cộng thêm suy hô hấp nên ông không thể tự thở mà phải đặt nội khí quản cho thở máy. Suốt gần tháng qua, ông cũng được tiến hành đặt máy tạo nhịp tim.
Theo đúng bản di nguyện do Giáo sư lập ngày 5/6, linh cữu ông được quàn tại tư gia, đường Huỳnh Đình Hai (Bình Thạnh, TP HCM). Tang lễ cũng diễn ra tại đây trong thời gian từ 1 tuần lễ đến 10 ngày để các con, cháu, bạn bè thân thuộc gần xa có thời gian về viếng. Sau khi hỏa táng, phần tro cốt Giáo sư được đặt dưới bàn thờ ông bà.
Ông cũng mong muốn được an táng theo nghi thức Phật giáo. Ban nhạc lễ do nhạc sĩ Nhất Dũng phụ trách. Ngoài ra, dàn nhạc đờn ca tài tử gồm những bạn thân và môn sinh hòa tấu trong tang lễ.
Chủ tang là con trai trưởng của ông - Giáo sư - Tiến sĩ Trần Quang Hải. Bên cạnh đó còn có một tiểu ban tang lễ gồm nhà văn - nhà báo Nguyễn Đắc Xuân, ông Trần Bá Thùy và bà Lý Thị Lý. Ngoài ra, các thành viên gia đình, bạn bè cùng chung lo hậu sự.
Nhập mô tả chso ảnh
Theo di nguyện, chủ tang sẽ là con trai trưởng của ông, GS - TS Trần Quang Hải (phải).
Trong di nguyên, Giáo sư cũng bày tỏ nguyện vọng chi phí tang lễ được dùng từ tiền mặt và trích sổ tiết kiệm của ông. Tiền phúng điếu, nếu có thể được dùng lập quỹ học bổng hoặc giải thưởng Trần Văn Khê để hàng năm phát cho người được giải thưởng nghiên cứu âm nhạc truyền thống Việt Nam.
Giáo sư Trần Văn Khê là một nhà nghiên cứu văn hóa, âm nhạc cổ truyền nổi tiếng ở Việt Nam. Ông là người Việt Nam đầu tiên đậu tiến sĩ ngành âm nhạc học tại Pháp và từng là Giáo sư tại Đại học Sorbonne (Pháp), thành viên danh dự Hội đồng Âm nhạc Quốc tế, UNESCO. Ông cũng là người có bề dày trong hoạt động nghiên cứu, giảng dạy, có công trong quảng bá âm nhạc Việt Nam.
Ông cũng là người hiến tặng cho TP HCM 420 kiện hiện vật quý, trong đó có nhiều loại nhạc cụ dân tộc và tài liệu âm nhạc, văn hóa Việt Nam nói chung ra thế giới.
Theo di nguyện, tang lễ của ông được tiến thành theo nghi thức Phật giáo, linh cữu hỏa táng và phần tro cốt đặt dưới bàn thờ ông bà.
Sau gần 1 tháng chữa trị tại Bệnh viện Nhân dân Gia Định (TP HCM), Giáo sư Trần Văn Khê trút hơi thở cuối cùng vào rạng sáng 24/6, hưởng thọ 94 tuổi.
Nhập mô tả cho ảnsh
Giáo sư Trần Văn Khê qua đời rạng sáng 24/6, hưởng thọ 94 tuổi.
Giáo sư trở bệnh nặng và nhập viện ngày 27/5. Ông được chẩn đoán suy tim, viêm phổi nặng, thận hư. Do tuổi cao sức yếu, cộng thêm suy hô hấp nên ông không thể tự thở mà phải đặt nội khí quản cho thở máy. Suốt gần tháng qua, ông cũng được tiến hành đặt máy tạo nhịp tim.
Theo đúng bản di nguyện do Giáo sư lập ngày 5/6, linh cữu ông được quàn tại tư gia, đường Huỳnh Đình Hai (Bình Thạnh, TP HCM). Tang lễ cũng diễn ra tại đây trong thời gian từ 1 tuần lễ đến 10 ngày để các con, cháu, bạn bè thân thuộc gần xa có thời gian về viếng. Sau khi hỏa táng, phần tro cốt Giáo sư được đặt dưới bàn thờ ông bà.
Ông cũng mong muốn được an táng theo nghi thức Phật giáo. Ban nhạc lễ do nhạc sĩ Nhất Dũng phụ trách. Ngoài ra, dàn nhạc đờn ca tài tử gồm những bạn thân và môn sinh hòa tấu trong tang lễ.
Chủ tang là con trai trưởng của ông - Giáo sư - Tiến sĩ Trần Quang Hải. Bên cạnh đó còn có một tiểu ban tang lễ gồm nhà văn - nhà báo Nguyễn Đắc Xuân, ông Trần Bá Thùy và bà Lý Thị Lý. Ngoài ra, các thành viên gia đình, bạn bè cùng chung lo hậu sự.
Nhập mô tả chso ảnh
Theo di nguyện, chủ tang sẽ là con trai trưởng của ông, GS - TS Trần Quang Hải (phải).
Trong di nguyên, Giáo sư cũng bày tỏ nguyện vọng chi phí tang lễ được dùng từ tiền mặt và trích sổ tiết kiệm của ông. Tiền phúng điếu, nếu có thể được dùng lập quỹ học bổng hoặc giải thưởng Trần Văn Khê để hàng năm phát cho người được giải thưởng nghiên cứu âm nhạc truyền thống Việt Nam.
Giáo sư Trần Văn Khê là một nhà nghiên cứu văn hóa, âm nhạc cổ truyền nổi tiếng ở Việt Nam. Ông là người Việt Nam đầu tiên đậu tiến sĩ ngành âm nhạc học tại Pháp và từng là Giáo sư tại Đại học Sorbonne (Pháp), thành viên danh dự Hội đồng Âm nhạc Quốc tế, UNESCO. Ông cũng là người có bề dày trong hoạt động nghiên cứu, giảng dạy, có công trong quảng bá âm nhạc Việt Nam.
Ông cũng là người hiến tặng cho TP HCM 420 kiện hiện vật quý, trong đó có nhiều loại nhạc cụ dân tộc và tài liệu âm nhạc, văn hóa Việt Nam nói chung ra thế giới.
- Hải Long
- Thành viên thực thụ
- Bài viết: 203
- Ngày tham gia: Chủ nhật T10 27, 2013 12:53 am
Giáo sư Trần Văn Khê muốn nghe lại tiếng đàn tranh trước lúc
GS-TS Trần Văn Khê là cây đại thụ của nền âm nhạc Việt Nam và thế giới. Ông sinh năm 1921 tại làng Vĩnh Kim, tỉnh Mỹ Tho (nay là tỉnh Tiền Giang). 6 tuổi ông đã biết chơi đàn kìm, 8 tuổi biết chơi đàn cò, 12 tuổi biết đàn tranh, đánh trống nhạc.
Sau khi sang Pháp du học (năm 1949), ông là người Việt Nam đầu tiên đậu tiến sĩ khoa Âm nhạc học vào năm 1958, với luận án Âm nhạc truyền thống Việt Nam. Ông nguyên là giáo sư Trường đại học Sorbonne (Pháp), thành viên danh dự Hội đồng quốc tế âm nhạc - UNESCO.
Trở về nước vào năm 2006, GS-TS Trần Văn Khê được cấp cho căn nhà tại số 32 Huỳnh Đình Hai (quận Bình Thạnh, TP.HCM). Đây cũng trở thành nơi để giáo sư tổ chức các buổi sinh hoạt về âm nhạc dân tộc.
Những năm gần đây, mặc dù đã bước vào tuổi "xưa nay hiếm", phải di chuyển bằng xe lăn nhưng tâm huyết mà GS-TS Trần Văn Khê dành cho âm nhạc dân tộc vẫn không thay đổi. Dù tuổi cao, sức yếu nhưng ông vẫn thỉnh thoảng xuất hiện trong những chương trình hay những buổi nói chuyện về âm nhạc dân tộc. Buổi chia sẻ gần nhất của ông là vào ngày 25.5, trước khi giáo sư ngã bệnh.
Theo chia sẻ từ một số người thân thiết, mặc dù ở tuổi 94, mắt kém nhưng ông vẫn không ngừng làm việc với tâm niệm hệ thống hóa lại kho tư liệu về âm nhạc dân tộc cho thế hệ sau.
Giáo sư cũng là người sống nghĩa tình. Ông sống gần gũi với những người chăm sóc ông suốt nhiều năm qua. Ông còn là người thầy đáng kính của nhiều thế hệ học trò. Khi ông ngã bệnh, nhìn cách săn sóc hết lòng của những người thân thiết, sự lo lắng của các người học trò cũ hay những cuộc hỏi thăm liên tục về bệnh tình giáo sư cũng nói lên được phần nào tình cảm của mọi người dành cho cây đại thụ của nền âm nhạc dân tộc.
Giáo sư Trần Văn Khê đã được tặng nhiều danh hiệu, phần thưởng của thế giới và Việt Nam vì tài năng và những đóng góp về âm nhạc dân tộc mang tính quốc tế:
Trước 1975:
+ Huân chương Bội tinh hạng I.
+ Văn hóa Bội tinh hạng I.
Sau năm 1975:
+ Giải thưởng UNESCO - CIM về Âm nhạc (1981).
+ Huân chương Nghệ thuật và Văn chương của Bộ Văn hóa Pháp (1991).
+ Viện sĩ Thông tấn Viện Hàn lâm Khoa học Văn chương Nghệ thuật châu Âu (1993).
+ Giải thưởng Âm nhạc quốc tế Koizumi Fumio của Nhật Bản (1994).
+ Huân chương Hiệp sĩ Cành cọ Hàn lâm của Bộ Giáo dục Pháp (1999).
+ Huân chương Lao động hạng Nhất của Việt Nam (1999).
+ Giải thưởng Vinh danh nước Việt (2003).
+ Giải thưởng Đào Tấn (2005).
+ Giải thưởng Quốc tế của San Francisco “Đã cống hiến trọn đời cho việc nghiên cứu âm nhạc truyền thống Việt Nam”.
+ Giải thưởng Văn hóa Phan Châu Trinh (2013).
+ Huy hiệu thành phố Hồ Chí Minh (2013).
Sau khi sang Pháp du học (năm 1949), ông là người Việt Nam đầu tiên đậu tiến sĩ khoa Âm nhạc học vào năm 1958, với luận án Âm nhạc truyền thống Việt Nam. Ông nguyên là giáo sư Trường đại học Sorbonne (Pháp), thành viên danh dự Hội đồng quốc tế âm nhạc - UNESCO.
Trở về nước vào năm 2006, GS-TS Trần Văn Khê được cấp cho căn nhà tại số 32 Huỳnh Đình Hai (quận Bình Thạnh, TP.HCM). Đây cũng trở thành nơi để giáo sư tổ chức các buổi sinh hoạt về âm nhạc dân tộc.
Những năm gần đây, mặc dù đã bước vào tuổi "xưa nay hiếm", phải di chuyển bằng xe lăn nhưng tâm huyết mà GS-TS Trần Văn Khê dành cho âm nhạc dân tộc vẫn không thay đổi. Dù tuổi cao, sức yếu nhưng ông vẫn thỉnh thoảng xuất hiện trong những chương trình hay những buổi nói chuyện về âm nhạc dân tộc. Buổi chia sẻ gần nhất của ông là vào ngày 25.5, trước khi giáo sư ngã bệnh.
Theo chia sẻ từ một số người thân thiết, mặc dù ở tuổi 94, mắt kém nhưng ông vẫn không ngừng làm việc với tâm niệm hệ thống hóa lại kho tư liệu về âm nhạc dân tộc cho thế hệ sau.
Giáo sư cũng là người sống nghĩa tình. Ông sống gần gũi với những người chăm sóc ông suốt nhiều năm qua. Ông còn là người thầy đáng kính của nhiều thế hệ học trò. Khi ông ngã bệnh, nhìn cách săn sóc hết lòng của những người thân thiết, sự lo lắng của các người học trò cũ hay những cuộc hỏi thăm liên tục về bệnh tình giáo sư cũng nói lên được phần nào tình cảm của mọi người dành cho cây đại thụ của nền âm nhạc dân tộc.
Giáo sư Trần Văn Khê đã được tặng nhiều danh hiệu, phần thưởng của thế giới và Việt Nam vì tài năng và những đóng góp về âm nhạc dân tộc mang tính quốc tế:
Trước 1975:
+ Huân chương Bội tinh hạng I.
+ Văn hóa Bội tinh hạng I.
Sau năm 1975:
+ Giải thưởng UNESCO - CIM về Âm nhạc (1981).
+ Huân chương Nghệ thuật và Văn chương của Bộ Văn hóa Pháp (1991).
+ Viện sĩ Thông tấn Viện Hàn lâm Khoa học Văn chương Nghệ thuật châu Âu (1993).
+ Giải thưởng Âm nhạc quốc tế Koizumi Fumio của Nhật Bản (1994).
+ Huân chương Hiệp sĩ Cành cọ Hàn lâm của Bộ Giáo dục Pháp (1999).
+ Huân chương Lao động hạng Nhất của Việt Nam (1999).
+ Giải thưởng Vinh danh nước Việt (2003).
+ Giải thưởng Đào Tấn (2005).
+ Giải thưởng Quốc tế của San Francisco “Đã cống hiến trọn đời cho việc nghiên cứu âm nhạc truyền thống Việt Nam”.
+ Giải thưởng Văn hóa Phan Châu Trinh (2013).
+ Huy hiệu thành phố Hồ Chí Minh (2013).
-
- Forum Mod
- Bài viết: 4485
- Ngày tham gia: Sáu T7 01, 2005 5:00 pm
- Đến từ: miền Tây
- Tiếp xúc:
Re: [ Tin Buồn] - Giáo Sư Trần Văn Khê qua đời.
Thành kính phân ưu
"Chỉ đôi chục năm về trước, có mấy ai ngờ có ngày người Việt kém chữ Việt đớn đau tới nỗi vĩnh viễn đánh mất nghĩa hiếu tri và canh tân tốt đẹp của hai âm tiết “cải lương”. Trích trong bài viết "Vọng Sài -gòn" từ báo Người đô-thị.
- tancogiaoduyen
- Site Admin
- Bài viết: 41705
- Ngày tham gia: Hai T4 12, 2004 5:00 pm
- Đến từ: U.S.A
- Tiếp xúc:
Re: [ Tin Buồn] - Giáo Sư Trần Văn Khê qua đời.
[7mau]GIÁO SƯ TRẦN VĂN KHÊ QUA ĐỜI
NHỮNG THÀNH TỰU CỦA ÔNG[/7mau]
[center][youtube]http://www.youtube.com/watch?v=v7MY9qf5BcA[/youtube][/center]
NHỮNG THÀNH TỰU CỦA ÔNG[/7mau]
[center][youtube]http://www.youtube.com/watch?v=v7MY9qf5BcA[/youtube][/center]
- khoi
- Site Admin
- Bài viết: 21655
- Ngày tham gia: Sáu T5 07, 2004 5:00 pm
- Đến từ: Thành Phố Sương Mù ...
- Tiếp xúc:
Re: [ Tin Buồn] - Giáo Sư Trần Văn Khê qua đời.
Xin chia buồn với Pooh và gia đình ...
- tancogiaoduyen
- Site Admin
- Bài viết: 41705
- Ngày tham gia: Hai T4 12, 2004 5:00 pm
- Đến từ: U.S.A
- Tiếp xúc:
- Yeuns
- Thành viên thực thụ
- Bài viết: 793
- Ngày tham gia: Ba T9 05, 2006 5:00 pm
Re: [ Tin Buồn] - Giáo Sư Trần Văn Khê qua đời.
T HÀNH KÍNH PHÂN ƯU
- tancogiaoduyen
- Site Admin
- Bài viết: 41705
- Ngày tham gia: Hai T4 12, 2004 5:00 pm
- Đến từ: U.S.A
- Tiếp xúc:
Re: [ Tin Buồn] - Giáo Sư Trần Văn Khê qua đời.
GSTS Trần Quang Hải đã nhận được điện thư của SG Nguyễn Phương và LMH rùi!
-
- Forum Mod
- Bài viết: 1038
- Ngày tham gia: Hai T7 06, 2009 2:24 am
Gia đình, người thân nghẹn ngào trong tang lễ Giáo sư Trần V
Lễ nhập liệm Giáo sư Khê diễn ra 10h sáng 26/6. Gia đình và bạn bè, học trò, đồng nghiệp... của ông tề tựu, nén buồn đau lo hậu sự cho ông chu đáo.
Giáo sư - Tiến sĩ Trần Văn Khê qua đời vào 2h55 phút sáng 24/6 tại Bệnh viện Nhân Dân Gia Định, TP HCM. Sáng 26/6, ông được chuyển từ bệnh viện về ngôi nhà số 32, Huỳnh Đình Hai, quận Bình Thạnh để thực hiện nghi thức tang lễ.
Di ảnh Giáo sư Trần Văn Khê tại tang lễ.
Khi nghe tiếng xe mang thi hài Giáo sư Khê về lại tư gia, những cảm xúc được dồn nén trong lòng người thân của ông như vỡ òa. Các người cháu nội, ngoại của Giáo sư gục lên vai nhau nức nở. Trong khi đó, nhiều mái đầu bạc phơ như nhà văn - nhà báo Nguyễn Đắc Xuân, Tiến sĩ Nguyễn Nhã, nghệ sĩ Kim Cương... khẽ run run cố nén tiếng nấc.
Các con, cháu của Giáo sư Khê ở nước ngoài về tề tựu khá đông đủ. Giáo sư Trần Quang Hải, con trai trưởng của Giáo sư Khê, đang gấp rút bay từ Pháp về Việt Nam. Từ khi nghe tin cha mất, ông làm việc liên tục qua email để liên lạc với ban tang lễ ở nhà, thu xếp mọi việc. Trước đó, Giáo sư Hải đã về với cha hơn mười ngày. Ông chỉ vừa bay sang một hội nghị ở Italy vào ngày 21/6 để lo công việc. Thay mặt Giáo sư Hải ở Việt Nam có con gái ông là bà Minh Tâm và vợ ông là nữ danh ca Bạch Yến.
Danh ca Bạch Yến chia sẻ: "Cha thương tôi lắm. Ông đi, tôi đau xót quá nhưng cố không khóc để ông ra đi được nhẹ nhàng". Con trai thứ hai của Giáo sư Khê, kiến trúc sư Trần Quang Minh, nén xúc động cùng người thân đón thi hài cha về nằm lại lần cuối trong gian phòng nhỏ của ông. Trong biệt thự 32 Huỳnh Đình Hai của Giáo sư, căn phòng này gần như là không gian riêng tư duy nhất của ông, là nơi ông vừa làm việc vừa nghỉ ngơi suốt mười năm qua khi từ Pháp về định cư hẳn ở TP HCM. Những không gian còn lại trong nhà được dùng làm thư viện - nơi tiếp khách, nơi chứa tư liệu - và một phòng khách rộng dùng làm nơi thuyết trình, giao lưu, trình diễn nghệ thuật dân tộc theo chuyên đề do Giáo sư và các đồng môn, môn sinh thực hiện.
Đúng 10h, lễ nhập liệm bắt đầu. Khi ông được mang ra khỏi gian phòng riêng để đưa vào phòng chính làm lễ, không khí xung quanh chùng xuống. Nghệ sĩ Nhân Dân Kim Cương nấc lên tiếng: "Anh Hai ơi…" khi nhìn mặt ông lần cuối cùng. Nghệ sĩ đàn tranh Hải Phượng - người học trò thân thiết của Giáo sư Khê - đứng lặng lẽ một góc trong gian phòng, chắp tay niệm Phật. Gian phòng ngày xưa luôn rộn ràng tiếng đàn hát, tiếng diễn thuyết về âm nhạc dân tộc đầy hào sảng, cuốn hút của Giáo sư nay trầm mặc với tiếng kinh cầu, tiếng nhạc đờn ca tài tử nhẹ nhàng tiễn đưa ông.
Chị Na (trái) - người chăm sóc riêng của Giáo sư Khê suốt mười năm qua - nghẹn ngào bên Nghệ sĩ Nhân Dân Kim Cương.
Trước đó từ sáng sớm, gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã có mặt ở ngôi nhà này để sắp xếp mọi việc thật chu đáo. Những đồ vật trang trí quen thuộc trong phòng khách được chụp hình lại để sau tang lễ, chúng được xếp lại đúng như ban đầu. Giáo sư Khê ước mong khi ông qua đời, ngôi nhà này trở thành ngôi nhà tưởng niệm, mở cửa cho mọi người đến tìm hiểu, nghiên cứu về âm nhạc và nghệ thuật dân tộc thông qua những tư liệu, sách vở ông góp nhặt hơn nửa thế kỷ làm việc ở nước ngoài.
Trong lời ngỏ, ban tổ chức tang lễ bày tỏ mong muốn miễn nhận vòng hoa, vì theo di nguyện của Giáo sư, ông mong dùng tiền phúng điếu lập quỹ học bổng cho những ai theo đuổi con đường học hỏi, nghiên cứu âm nhạc truyền thống. Những người viếng tang lễ được dặn dò chỉ nán lại bên linh cữu trong khoảng thời gian không quá hai phút để nhường cho người sau.
Lễ truy điệu và lễ động quan sẽ diễn ra vào 6h ngày 29/6. Linh cữu Giáo sư Khê được đưa đi hỏa táng tại Nghĩa trang Hoa Viên Chánh Phú Hòa, huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương.
Thoại Hà - nguồn: vnexpress.net
Giáo sư - Tiến sĩ Trần Văn Khê qua đời vào 2h55 phút sáng 24/6 tại Bệnh viện Nhân Dân Gia Định, TP HCM. Sáng 26/6, ông được chuyển từ bệnh viện về ngôi nhà số 32, Huỳnh Đình Hai, quận Bình Thạnh để thực hiện nghi thức tang lễ.
Di ảnh Giáo sư Trần Văn Khê tại tang lễ.
Khi nghe tiếng xe mang thi hài Giáo sư Khê về lại tư gia, những cảm xúc được dồn nén trong lòng người thân của ông như vỡ òa. Các người cháu nội, ngoại của Giáo sư gục lên vai nhau nức nở. Trong khi đó, nhiều mái đầu bạc phơ như nhà văn - nhà báo Nguyễn Đắc Xuân, Tiến sĩ Nguyễn Nhã, nghệ sĩ Kim Cương... khẽ run run cố nén tiếng nấc.
Các con, cháu của Giáo sư Khê ở nước ngoài về tề tựu khá đông đủ. Giáo sư Trần Quang Hải, con trai trưởng của Giáo sư Khê, đang gấp rút bay từ Pháp về Việt Nam. Từ khi nghe tin cha mất, ông làm việc liên tục qua email để liên lạc với ban tang lễ ở nhà, thu xếp mọi việc. Trước đó, Giáo sư Hải đã về với cha hơn mười ngày. Ông chỉ vừa bay sang một hội nghị ở Italy vào ngày 21/6 để lo công việc. Thay mặt Giáo sư Hải ở Việt Nam có con gái ông là bà Minh Tâm và vợ ông là nữ danh ca Bạch Yến.
Danh ca Bạch Yến chia sẻ: "Cha thương tôi lắm. Ông đi, tôi đau xót quá nhưng cố không khóc để ông ra đi được nhẹ nhàng". Con trai thứ hai của Giáo sư Khê, kiến trúc sư Trần Quang Minh, nén xúc động cùng người thân đón thi hài cha về nằm lại lần cuối trong gian phòng nhỏ của ông. Trong biệt thự 32 Huỳnh Đình Hai của Giáo sư, căn phòng này gần như là không gian riêng tư duy nhất của ông, là nơi ông vừa làm việc vừa nghỉ ngơi suốt mười năm qua khi từ Pháp về định cư hẳn ở TP HCM. Những không gian còn lại trong nhà được dùng làm thư viện - nơi tiếp khách, nơi chứa tư liệu - và một phòng khách rộng dùng làm nơi thuyết trình, giao lưu, trình diễn nghệ thuật dân tộc theo chuyên đề do Giáo sư và các đồng môn, môn sinh thực hiện.
Đúng 10h, lễ nhập liệm bắt đầu. Khi ông được mang ra khỏi gian phòng riêng để đưa vào phòng chính làm lễ, không khí xung quanh chùng xuống. Nghệ sĩ Nhân Dân Kim Cương nấc lên tiếng: "Anh Hai ơi…" khi nhìn mặt ông lần cuối cùng. Nghệ sĩ đàn tranh Hải Phượng - người học trò thân thiết của Giáo sư Khê - đứng lặng lẽ một góc trong gian phòng, chắp tay niệm Phật. Gian phòng ngày xưa luôn rộn ràng tiếng đàn hát, tiếng diễn thuyết về âm nhạc dân tộc đầy hào sảng, cuốn hút của Giáo sư nay trầm mặc với tiếng kinh cầu, tiếng nhạc đờn ca tài tử nhẹ nhàng tiễn đưa ông.
Chị Na (trái) - người chăm sóc riêng của Giáo sư Khê suốt mười năm qua - nghẹn ngào bên Nghệ sĩ Nhân Dân Kim Cương.
Trước đó từ sáng sớm, gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã có mặt ở ngôi nhà này để sắp xếp mọi việc thật chu đáo. Những đồ vật trang trí quen thuộc trong phòng khách được chụp hình lại để sau tang lễ, chúng được xếp lại đúng như ban đầu. Giáo sư Khê ước mong khi ông qua đời, ngôi nhà này trở thành ngôi nhà tưởng niệm, mở cửa cho mọi người đến tìm hiểu, nghiên cứu về âm nhạc và nghệ thuật dân tộc thông qua những tư liệu, sách vở ông góp nhặt hơn nửa thế kỷ làm việc ở nước ngoài.
Trong lời ngỏ, ban tổ chức tang lễ bày tỏ mong muốn miễn nhận vòng hoa, vì theo di nguyện của Giáo sư, ông mong dùng tiền phúng điếu lập quỹ học bổng cho những ai theo đuổi con đường học hỏi, nghiên cứu âm nhạc truyền thống. Những người viếng tang lễ được dặn dò chỉ nán lại bên linh cữu trong khoảng thời gian không quá hai phút để nhường cho người sau.
Lễ truy điệu và lễ động quan sẽ diễn ra vào 6h ngày 29/6. Linh cữu Giáo sư Khê được đưa đi hỏa táng tại Nghĩa trang Hoa Viên Chánh Phú Hòa, huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương.
Thoại Hà - nguồn: vnexpress.net
Vương Thoại Hồng[color=#FF00FF][i][/i][/color]