[7mau]GS.TS - NSND Đình Quang, cây đại thụ của nền sân khấu, qua đời[/7mau]
GS.TS - NSND Đình Quang qua đời sáng sớm nay (13/7) tại Đà Nẵng. Cách đây ít ngày, ông đã nhập viện khi đang đi nghỉ hè cùng gia đình. Con gái ông - BTV Mỹ Linh và rất nhiều học trò của ông đã chia sẻ thông tin này trên facebook cá nhân.
GS.TS - NSND Đình Quang (tên thật là Nguyễn Đình Quang, sinh ngày 16/7/1928 tại Hà Nội) là đạo diễn sân khấu, nhà viết kịch, nhà nghiên cứu lý luận sân khấu, nguyên Thứ trưởng Bộ Văn hoá Thông tin, nguyên Hiệu trưởng Trường ĐH Sân khấu Điện ảnh Việt Nam.
Trong kháng chiến chống Pháp, ông nhập ngũ vào bộ đội. Sau đó ông trở thành diễn viên, rồi giữ chức Trưởng đoàn kịch trung đoàn 77, Trưởng đoàn văn công Sư 325 tại mặt trận Bình Trị Thiên. Ngoài diễn kịch, ông còn trở thành một nghệ sĩ ngâm thơ với những bài Đêm nay Bác không ngủ (Minh Huệ) và Ta đi tới (Tố Hữu) đã được ghi vào đĩa. Ông còn viết nhiều vở kịch kháng chiến như Người anh (1947), Bên kia (1949), Lối vườn hoa (1950), Hạt vàng (1951), Khăn tang kháng chiến (1952)...
Sau kháng chiến, ông được cử sang học đạo diễn tại Học viện Hý kịch Trung ương Bắc Kinh (Trung Quốc). Sau đó ông tiếp tục tu nghiệp bằng tiến sĩ ở đại học Humboldt ở Berlin (Đức). Thời gian này ông cũng đã dàn dựng nhiều vở diễn ở nước bạn như Cờ hồng phấp phới, Liệt hỏa hồng tâm, Gia đình cách mạng, Đông qua xuân đến...
GS - NSND Đình Quang
GS - NSND Đình Quang
Sau khi về nước ông đã trở thành một trong thế hệ đạo diễn sân khấu đầu tiên của Việt Nam, và là người đầu tiên giới thiệu phương pháp sân khấu Stanislavski và Bertolt Brecht. Ông còn là người đầu tiên đưa điện ảnh lên sân khấu với vở Đại đội trưởng của tôi của Đào Hồng Cẩm. Ông đã dàn dựng thành công nhiều vở như Tàn đêm (Tất Đạt), Tuổi hai mươi (Lưu Trọng Lư), Đại đội trưởng của tôi (Đào Hồng Cẩm), Bệnh sĩ (Lưu Quang Vũ), Hão (Lê Quý Hiền), Người tốt thành Tứ Xuyên (Bertolt Brecht).., đã đạt nhiều huy chương vàng, bạc tại các hội diễn sân khấu toàn quốc.
Ngoài công tác biểu diễn, ông còn là nhà giáo, nhà quản lý. Ông là một trong những người sáng lập và là hiệu trưởng của Trường Nghệ thuật sân khấu Việt Nam (trước là Trường Ca kịch Dân tộc) rồi sau là Trường ĐH Sân khấu Điện ảnh Việt Nam (sát nhập bởi Trường Nghệ thuật sân khấu và Trường Nghệ thuật Điện ảnh).
Nhiều học trò đầu tiên của ông sau này là những đạo diễn, diễn viên nổi tiếng như: NSND Trọng Khôi, NSND Doãn Hoàng Giang, NSND Đoàn Dũng, NSƯT Minh Ngọc, NSND Thế Anh, NSƯT Mỹ Dung, NSND Doãn Châu...
Ông còn giữ các chức vụ: Uỷ viên Thường trực Ban chấp hành Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam khoá I (1957-1983), Chủ tịch Hội đồng nghệ thuật Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam. Từ năm 1984 đến 1993, ông giữ chức Thứ trưởng Bộ Văn hoá Thông tin, phụ trách mảng nghệ thuật.
GS - NSND Đình Quang còn đóng góp lớn trong công tác phê bình lý luận sân khấu nói riêng và văn hóa nói chung. Ông đã viết hàng chục cuốn sách nghiên cứu lí luận sân khấu như Mấy vấn đề về nghệ thuật biểu diễn (1962), Kỹ thuật tâm lý diễn viên (1968), Nghệ thuật biểu diễn hiện thực tâm lý (1978), Sân khấu tiểu luận (1975), Phương pháp sân khấu Bectôn Brếch (1983), B.Brecht und das Theater Vietnam (tiếng Đức - 1989), Bàn về sân khấu tự sự (1982), Sân khấu Việt Nam (1998)...
Ông là tác giả những cuốn sách về văn hóa như: Còn nhân loại, còn văn hóa; Nhận thức và xử lý văn hóa trên thế giới; Văn học nghệ thuật và sự hình thành phát triển nhân cách; Văn học nghệ thuật Thăng Long - Hà Nội quá khứ và hiện tại, Nghệ thuật Việt Nam với sự phát triển nhân cách và văn minh Việt Nam... Nhiều tác phẩm của ông đã được tập hợp trong bộ Tuyển tập Đình Quang gồm 4 tập: Về sân khấu Việt Nam; Về sân khấu nước ngoài (1962), Về văn học nghệ thuật (1995), Về văn hóa (1999)...
Nguyễn Đình Quang là một tên tuổi có nhiều đóng góp lớn cho nghệ thuật sân khấu Việt Nam ở cả bốn lĩnh vực: biểu diễn, đào tạo, lí luận phê bình và quản lý. Ông được trao tặng danh hiệu NSND năm 1993, học hàm GS năm 1984 và được Nhà nước trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật đợt 3 (2007).
Theo An Như
Thể thao Văn hóa - DT
THE ONLY FORUM FOR CLVN LOVERS
Diễn đàn dang được nâng cấp . Thân mời các bạn TV vào xem và sử dụng.
Hãy click vào Quick links phía bên trên tay trái để bắt đầu
Nếu thấy có gì xin báo cho tcgd biết để sửa chữa cho kịp thời nhen các bạn.
Cám ơn các bạn
GS.TS-NSND Đình Quang, cây đại thụ của nền sân khấu, qua đời
Nội quy chuyên mục
THÀNH VIÊN CLVN CHÚ Ý !
1- Bài viết phải luôn luôn bỏ dấu cho dễ đọc, viết không dấu sẽ bị xóa. Xem chỉ dẫn cách bỏ dấu taị đây.
2- Không đưa nguyên link từ các nơi khác vào - Không viết toàn chữ hoa hoặc liên tục không chấm phết.
3- Ghi rõ nguồn các bài được đưa lên là bắt buộc - Tránh những lời lẽ quá khích.
4- Mỗi thành viên chỉ được dùng một nick - Không nên đưa nhiều bài lắt nhắt liên tiếp từ cùng một thành viên.
5- Đừng dùng quote (trích dẫn) để trả lời khi 2 bài liên tiếp nhau - Tránh quote nhiều lần cùng một hình ảnh.
6- Không dùng màu đỏ trừ phi đó là tựa đề của một bài mới - Nên tạo chữ ký đẹp, cân đối, dễ nhìn.
7- Thắc mắc về bài bị xoá post trên diễn đàn đều cũng sẽ bị xoá. Trực tiếp liên lạc với Ban Điều Hành nếu cần.
8- Mọi thành viên đều cùng một nhà CLVN nên việc cư xữ hoà nhã với nhau là cần thiết dù ý kiến có dị biệt.
1- Bài viết phải luôn luôn bỏ dấu cho dễ đọc, viết không dấu sẽ bị xóa. Xem chỉ dẫn cách bỏ dấu taị đây.
2- Không đưa nguyên link từ các nơi khác vào - Không viết toàn chữ hoa hoặc liên tục không chấm phết.
3- Ghi rõ nguồn các bài được đưa lên là bắt buộc - Tránh những lời lẽ quá khích.
4- Mỗi thành viên chỉ được dùng một nick - Không nên đưa nhiều bài lắt nhắt liên tiếp từ cùng một thành viên.
5- Đừng dùng quote (trích dẫn) để trả lời khi 2 bài liên tiếp nhau - Tránh quote nhiều lần cùng một hình ảnh.
6- Không dùng màu đỏ trừ phi đó là tựa đề của một bài mới - Nên tạo chữ ký đẹp, cân đối, dễ nhìn.
7- Thắc mắc về bài bị xoá post trên diễn đàn đều cũng sẽ bị xoá. Trực tiếp liên lạc với Ban Điều Hành nếu cần.
8- Mọi thành viên đều cùng một nhà CLVN nên việc cư xữ hoà nhã với nhau là cần thiết dù ý kiến có dị biệt.
- tancogiaoduyen
- Site Admin
- Bài viết: 41708
- Ngày tham gia: Hai T4 12, 2004 5:00 pm
- Đến từ: U.S.A
- Tiếp xúc:
- tancogiaoduyen
- Site Admin
- Bài viết: 41708
- Ngày tham gia: Hai T4 12, 2004 5:00 pm
- Đến từ: U.S.A
- Tiếp xúc:
Re: GS.TS-NSND Đình Quang, cây đại thụ của nền sân khấu, qua
[7mau]Đình Quang - người thầy của các nghệ sĩ Việt[/7mau]
Các tên tuổi điện ảnh, sân khấu nổi tiếng của Việt Nam coi cố NSND Đình Quang là một người thầy với sự ngưỡng mộ, lòng biết ơn sâu sắc.
NSND Đình Quang qua đời hôm 12/7 vì tuổi cao sức yếu. Ông hưởng thọ 87 tuổi. Dẫu biết "lá rụng về cội" là quy luật ở đời, sự ra đi của nghệ sĩ nhân dân để lại niềm thương tiếc vô hạn cho gia đình, bạn hữu, đặc biệt là lớp nghệ sĩ từng được ông dạy dỗ.
Trong vai trò người thầy, Đình Quang là người mở trường, là hiệu trưởng đầu tiên của Đại học Sân khấu - Điện ảnh. Bao nghệ sĩ đã và đang giữ những trọng trách của nền nghệ thuật nước nhà từng là học trò của Đình Quang.
Giáo sư, NSND Đình Quang.
Các học trò nhớ tới Đình Quang bằng những ân tình. NSND Đoàn Dũng - nguyên Hiệu trưởng Đại học Sân khấu Điện ảnh TP HCM - luôn nhớ tấm lòng bao dung của thầy. Đoàn Dũng kể, thầy Quang là người dựng vở diễn Một đêm giông tố (một kịch bản của Rumania) cho lớp diễn viên khóa 1 trường Sân khấu. Trong buổi tốt nghiệp tại Nhà hát Lớn, Đoàn Dũng thủ vai chính nhưng có lúc không sao nhớ được lời thoại. "Tôi cứ đi lên, đi xuống, nói đúng một câu: 'Nó đuổi theo tôi, nó chạy theo tôi, nó lên rồi, nó xuống rồi'. Trong cánh gà nhiều tiếng xì xào sốt ruột, thầy Quang nhắc mọi người hãy im lặng, không làm ảnh hưởng tới diễn xuất của diễn viên. Thế rồi tôi bình tĩnh, nhớ ra lời thoại. Diễn xong, khi vào cánh gà, thầy không hề quở mắng nửa lời. Đó là sự thấu hiểu cho hoàn cảnh hồi hộp, lúng túng của sinh viên trong buổi tốt nghiệp".
Sự mẫu mực của người thầy Đình Quang cũng in hằn trong trí nhớ của NSND Bùi Đắc Sừ - Nguyên Giám đốc Nhà hát Chèo Việt Nam. Là sinh viên khóa 1 lớp đạo diễn, Bùi Đắc Sừ được học nhiều giờ của thầy Quang. Ông nhớ: "Là hiệu trưởng kiêm chủ nhiệm lớp, hễ lúc nào có giờ giảng thầy đều đến đứng trước cửa năm phút, chờ đúng giờ thì vào dạy". Nghệ sĩ còn nhớ, lớp đạo diễn khóa một có 21 sinh viên, thầy Quang phát hiện ra từng ưu điểm, nhược điểm của mỗi người để giúp khắc phục hoặc phát huy điểm mạnh.
Những người học trò của NSND Đình Quang. Từ trái sang: NSND Thế Anh, NSƯT Thành Lộc, NSND Đoàn Dũng.
NSND Thế Anh nói trong quá trình học tập, các thành viên lớp diễn viên khóa 1 trường Sân khấu - Điện ảnh có khúc mắc gì đều tìm đến thầy để được giải đáp cặn kẽ. Nhhà viết kịch Lê Quý Hiền kể, thầy Đình Quang luôn tranh luận thoải mái, không bao giờ lấy mình làm thước đo áp đặt cho người khác. Nhiều khi nói chuyện với bậc hậu sinh, ông cứ nói ngược, hoặc kích để tạo tranh luận cho ý tứ bật ra. "Ông ghét ai nói chuyện mà cứ 'đúng quá, hay quá' để đãi bôi, tán thành bởi thầy Quang quan niệm khen nhau như vậy thì còn gì mà tranh luận, mà nói với nhau nữa".
Cũng là người được thụ hưởng những lý luận sân khấu mà Đình Quang đưa về Việt Nam, NSƯT Thành Lộc nói: "Các cuốn sách nghiên cứu về sân khấu của Giáo sư Đình Quang vẫn là giáo trình đào tạo tại Đại học Sân khấu - Điện ảnh (cả Hà Nội và TP HCM). Các tân sinh viên có thể không biết thầy, nhưng thế hệ của chúng tôi đều biết ơn những kiến thức thầy đã biên soạn".
Giữ trọng trách lớn, được phong tặng nhiều danh hiệu cao quý, nhưng NSND Đình Quang là một người đúng với câu nói "Bác học không có nghĩa là ngừng học". Học trò của ông kể lại cái gì chưa biết mà có ích là NSND Đình Quang sẵn sàng tìm hiểu. Gần 90 tuổi, ông học cách sử dụng mạng xã hội. Lê Quý Hiền - người gần gũi với giáo sư những năm cuối đời - kể: "Có lần ngồi uống trà, thầy Đình Quang bảo tôi không nên dùng mạng xã hội mất thời gian. Trong lúc ông nói, tôi cầm điện thoại của ông lập một trang Facebook có tên Đình Quang. Khi tôi về, ông gọi điện bảo vui lắm, vì qua Facebook mà kết nối lại với bao nhiêu học trò. Rồi ông học cách đăng bài viết. Ông còn nhờ tôi chỉ cho cách đưa ảnh lên trang cá nhân". Trước khi vào Đà Nẵng chơi cùng gia đình đầu tháng 7, NSND Đình Quang hẹn với anh khi trở về sẽ học cách tương tác nhiều hơn với mọi người trên mạng xã hội. "Ai ngờ, ông vào Đà Nẵng và nhập viện, rồi không trở về nữa", Quý Hiền nói.
NSND Đình Quang (sinh năm 1928, mất ngày 12/7/2015). Ông là NSND, đạo diễn của nhiều vở kịch với những thử nghiệm mới mẻ. Với học thức và công lao to lớn cho nghệ thuật nước nhà, nghệ sĩ nhận học hàm Giáo sư năm 1984, danh hiệu NSND năm 1993, được Nhà nước trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học nghệ thuật năm 2007.
Lễ viếng NSND Đình Quang sẽ diễn ra từ 7h30 tới 9h30 ngày 16/7 tại Nhà tang lễ Bộ Quốc phòng, số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội, an táng tại Công viên Nghĩa trang Lạc Hồng Viên, Hòa Bình.
Lam Thu - VNE
Các tên tuổi điện ảnh, sân khấu nổi tiếng của Việt Nam coi cố NSND Đình Quang là một người thầy với sự ngưỡng mộ, lòng biết ơn sâu sắc.
NSND Đình Quang qua đời hôm 12/7 vì tuổi cao sức yếu. Ông hưởng thọ 87 tuổi. Dẫu biết "lá rụng về cội" là quy luật ở đời, sự ra đi của nghệ sĩ nhân dân để lại niềm thương tiếc vô hạn cho gia đình, bạn hữu, đặc biệt là lớp nghệ sĩ từng được ông dạy dỗ.
Trong vai trò người thầy, Đình Quang là người mở trường, là hiệu trưởng đầu tiên của Đại học Sân khấu - Điện ảnh. Bao nghệ sĩ đã và đang giữ những trọng trách của nền nghệ thuật nước nhà từng là học trò của Đình Quang.
Giáo sư, NSND Đình Quang.
Các học trò nhớ tới Đình Quang bằng những ân tình. NSND Đoàn Dũng - nguyên Hiệu trưởng Đại học Sân khấu Điện ảnh TP HCM - luôn nhớ tấm lòng bao dung của thầy. Đoàn Dũng kể, thầy Quang là người dựng vở diễn Một đêm giông tố (một kịch bản của Rumania) cho lớp diễn viên khóa 1 trường Sân khấu. Trong buổi tốt nghiệp tại Nhà hát Lớn, Đoàn Dũng thủ vai chính nhưng có lúc không sao nhớ được lời thoại. "Tôi cứ đi lên, đi xuống, nói đúng một câu: 'Nó đuổi theo tôi, nó chạy theo tôi, nó lên rồi, nó xuống rồi'. Trong cánh gà nhiều tiếng xì xào sốt ruột, thầy Quang nhắc mọi người hãy im lặng, không làm ảnh hưởng tới diễn xuất của diễn viên. Thế rồi tôi bình tĩnh, nhớ ra lời thoại. Diễn xong, khi vào cánh gà, thầy không hề quở mắng nửa lời. Đó là sự thấu hiểu cho hoàn cảnh hồi hộp, lúng túng của sinh viên trong buổi tốt nghiệp".
Sự mẫu mực của người thầy Đình Quang cũng in hằn trong trí nhớ của NSND Bùi Đắc Sừ - Nguyên Giám đốc Nhà hát Chèo Việt Nam. Là sinh viên khóa 1 lớp đạo diễn, Bùi Đắc Sừ được học nhiều giờ của thầy Quang. Ông nhớ: "Là hiệu trưởng kiêm chủ nhiệm lớp, hễ lúc nào có giờ giảng thầy đều đến đứng trước cửa năm phút, chờ đúng giờ thì vào dạy". Nghệ sĩ còn nhớ, lớp đạo diễn khóa một có 21 sinh viên, thầy Quang phát hiện ra từng ưu điểm, nhược điểm của mỗi người để giúp khắc phục hoặc phát huy điểm mạnh.
Những người học trò của NSND Đình Quang. Từ trái sang: NSND Thế Anh, NSƯT Thành Lộc, NSND Đoàn Dũng.
NSND Thế Anh nói trong quá trình học tập, các thành viên lớp diễn viên khóa 1 trường Sân khấu - Điện ảnh có khúc mắc gì đều tìm đến thầy để được giải đáp cặn kẽ. Nhhà viết kịch Lê Quý Hiền kể, thầy Đình Quang luôn tranh luận thoải mái, không bao giờ lấy mình làm thước đo áp đặt cho người khác. Nhiều khi nói chuyện với bậc hậu sinh, ông cứ nói ngược, hoặc kích để tạo tranh luận cho ý tứ bật ra. "Ông ghét ai nói chuyện mà cứ 'đúng quá, hay quá' để đãi bôi, tán thành bởi thầy Quang quan niệm khen nhau như vậy thì còn gì mà tranh luận, mà nói với nhau nữa".
Cũng là người được thụ hưởng những lý luận sân khấu mà Đình Quang đưa về Việt Nam, NSƯT Thành Lộc nói: "Các cuốn sách nghiên cứu về sân khấu của Giáo sư Đình Quang vẫn là giáo trình đào tạo tại Đại học Sân khấu - Điện ảnh (cả Hà Nội và TP HCM). Các tân sinh viên có thể không biết thầy, nhưng thế hệ của chúng tôi đều biết ơn những kiến thức thầy đã biên soạn".
Giữ trọng trách lớn, được phong tặng nhiều danh hiệu cao quý, nhưng NSND Đình Quang là một người đúng với câu nói "Bác học không có nghĩa là ngừng học". Học trò của ông kể lại cái gì chưa biết mà có ích là NSND Đình Quang sẵn sàng tìm hiểu. Gần 90 tuổi, ông học cách sử dụng mạng xã hội. Lê Quý Hiền - người gần gũi với giáo sư những năm cuối đời - kể: "Có lần ngồi uống trà, thầy Đình Quang bảo tôi không nên dùng mạng xã hội mất thời gian. Trong lúc ông nói, tôi cầm điện thoại của ông lập một trang Facebook có tên Đình Quang. Khi tôi về, ông gọi điện bảo vui lắm, vì qua Facebook mà kết nối lại với bao nhiêu học trò. Rồi ông học cách đăng bài viết. Ông còn nhờ tôi chỉ cho cách đưa ảnh lên trang cá nhân". Trước khi vào Đà Nẵng chơi cùng gia đình đầu tháng 7, NSND Đình Quang hẹn với anh khi trở về sẽ học cách tương tác nhiều hơn với mọi người trên mạng xã hội. "Ai ngờ, ông vào Đà Nẵng và nhập viện, rồi không trở về nữa", Quý Hiền nói.
NSND Đình Quang (sinh năm 1928, mất ngày 12/7/2015). Ông là NSND, đạo diễn của nhiều vở kịch với những thử nghiệm mới mẻ. Với học thức và công lao to lớn cho nghệ thuật nước nhà, nghệ sĩ nhận học hàm Giáo sư năm 1984, danh hiệu NSND năm 1993, được Nhà nước trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học nghệ thuật năm 2007.
Lễ viếng NSND Đình Quang sẽ diễn ra từ 7h30 tới 9h30 ngày 16/7 tại Nhà tang lễ Bộ Quốc phòng, số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội, an táng tại Công viên Nghĩa trang Lạc Hồng Viên, Hòa Bình.
Lam Thu - VNE
- tancogiaoduyen
- Site Admin
- Bài viết: 41708
- Ngày tham gia: Hai T4 12, 2004 5:00 pm
- Đến từ: U.S.A
- Tiếp xúc:
Re: GS.TS-NSND Đình Quang, cây đại thụ của nền sân khấu, qua
[7mau]Vụt tắt một ngôi sao lớn trên bầu trời sân khấu[/7mau]
Sau những ngày bệnh nặng được điều trị tại Đà Nẵng, GS.TS. NSND Đình Quang đã qua đời ở tuổi 88, lúc 23h30 ngày 12/7. Đây là một sự mất mát rất lớn của sân khấu Việt Nam.
NSND Đình Quang sinh năm 1928 tại Hà Nội, từng tham gia quân đội trong kháng chiến chống Pháp. Sau 1954, ông được đào tạo về sân khấu tại Bắc Kinh(Trung Quốc) trước khi bảo vệ luận án tiến sĩ ở Đại học Humboldt (Berlin).
Ông là một trong các đạo diễn sân khấu thế hệ đầu tiên của Việt Nam, cũng là người đầu tiên đưa điện ảnh lên sân khấu với vở “Đại đội trưởng của tôi” của Đào Hồng Cẩm. NSND Đình Quang đã dàn dựng thành công nhiều vở như “Tàn đêm” (Tất Đạt), “Tuổi hai mươi” (Lưu Trọng Lư), “Bệnh sĩ” (Lưu Quang Vũ), “Hão” (Lê Quý Hiền), “Người tốt thành Tứ Xuyên” (Bertolt Brecht), và đã giành nhiều giải cao tại các hội diễn sân khấu toàn quốc. NSND Đình Quang là một tên tuổi lớn trong sân khấu Việt Nam, khi đã chắp cánh cho nhiều kịch bản bay cao, bay xa trong lòng khán giả.
GS.TS. NSND Đình Quang.
Ngoài ra, NSND Đình Quang còn là một nhà quản lý có uy tín. Ông là một trong những người sáng lập và là hiệu trưởng của Trường Nghệ thuật sân khấu Việt Nam (sau là Trường Đại học Sân khấu Điện ảnh Việt Nam), Thứ trưởng Bộ Văn hoá Thông tin và Chủ tịch Hội đồng nghệ thuật Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam. Nhiều thế hệ học trò của ông đã trở thành những đạo diễn, diễn viên nổi tiếng như: NSND Trọng Khôi, NSND Thế Anh, NSND Doãn Hoàng Giang, NSND Đoàn Dũng, NSND Doãn Châu...
Một đóng góp to lớn của NSND Đình Quang là công tác phê bình lí luận văn học nghệ thuật, với hàng chục đầu sách. Với những đóng góp to lớn cho văn học nghệ thuật, ông đã được nhận Giải thưởng Hồ Chí Minh năm 2007.
Trong 10 năm qua, Bộ Công an tổ chức 3 lần Liên hoan sân khấu toàn quốc về “Hình tượng người chiến sĩ CAND” thì cả 3 lần, với uy tín của ông, NSND Đình Quang đều được mời làm Chủ tịch Hội đồng giám khảo.
Nhưng, ở Liên hoan sân khấu toàn quốc về “Hình tượng người chiến sĩ CAND” lần thứ 3 đang diễn ra, dù được Bộ Công an mời làm tham gia Hội đồng giám khảo, nhưng ông đã không thể tham gia được vì lý do sức khỏe và ông ra đi ngay khi Liên hoan mới bắt đầu khai mạc. Đây là một nỗi đau với các nghệ sĩ sân khấu nói chung và với các đoàn tham gia Liên hoan sân khấu toàn quốc về “Hình tượng người chiến sĩ CAND” lần thứ 3.
Thanh Hằng - CAND
Sau những ngày bệnh nặng được điều trị tại Đà Nẵng, GS.TS. NSND Đình Quang đã qua đời ở tuổi 88, lúc 23h30 ngày 12/7. Đây là một sự mất mát rất lớn của sân khấu Việt Nam.
NSND Đình Quang sinh năm 1928 tại Hà Nội, từng tham gia quân đội trong kháng chiến chống Pháp. Sau 1954, ông được đào tạo về sân khấu tại Bắc Kinh(Trung Quốc) trước khi bảo vệ luận án tiến sĩ ở Đại học Humboldt (Berlin).
Ông là một trong các đạo diễn sân khấu thế hệ đầu tiên của Việt Nam, cũng là người đầu tiên đưa điện ảnh lên sân khấu với vở “Đại đội trưởng của tôi” của Đào Hồng Cẩm. NSND Đình Quang đã dàn dựng thành công nhiều vở như “Tàn đêm” (Tất Đạt), “Tuổi hai mươi” (Lưu Trọng Lư), “Bệnh sĩ” (Lưu Quang Vũ), “Hão” (Lê Quý Hiền), “Người tốt thành Tứ Xuyên” (Bertolt Brecht), và đã giành nhiều giải cao tại các hội diễn sân khấu toàn quốc. NSND Đình Quang là một tên tuổi lớn trong sân khấu Việt Nam, khi đã chắp cánh cho nhiều kịch bản bay cao, bay xa trong lòng khán giả.
GS.TS. NSND Đình Quang.
Ngoài ra, NSND Đình Quang còn là một nhà quản lý có uy tín. Ông là một trong những người sáng lập và là hiệu trưởng của Trường Nghệ thuật sân khấu Việt Nam (sau là Trường Đại học Sân khấu Điện ảnh Việt Nam), Thứ trưởng Bộ Văn hoá Thông tin và Chủ tịch Hội đồng nghệ thuật Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam. Nhiều thế hệ học trò của ông đã trở thành những đạo diễn, diễn viên nổi tiếng như: NSND Trọng Khôi, NSND Thế Anh, NSND Doãn Hoàng Giang, NSND Đoàn Dũng, NSND Doãn Châu...
Một đóng góp to lớn của NSND Đình Quang là công tác phê bình lí luận văn học nghệ thuật, với hàng chục đầu sách. Với những đóng góp to lớn cho văn học nghệ thuật, ông đã được nhận Giải thưởng Hồ Chí Minh năm 2007.
Trong 10 năm qua, Bộ Công an tổ chức 3 lần Liên hoan sân khấu toàn quốc về “Hình tượng người chiến sĩ CAND” thì cả 3 lần, với uy tín của ông, NSND Đình Quang đều được mời làm Chủ tịch Hội đồng giám khảo.
Nhưng, ở Liên hoan sân khấu toàn quốc về “Hình tượng người chiến sĩ CAND” lần thứ 3 đang diễn ra, dù được Bộ Công an mời làm tham gia Hội đồng giám khảo, nhưng ông đã không thể tham gia được vì lý do sức khỏe và ông ra đi ngay khi Liên hoan mới bắt đầu khai mạc. Đây là một nỗi đau với các nghệ sĩ sân khấu nói chung và với các đoàn tham gia Liên hoan sân khấu toàn quốc về “Hình tượng người chiến sĩ CAND” lần thứ 3.
Thanh Hằng - CAND