WELCOME TO THE NEW PHORUM
THE ONLY FORUM FOR CLVN LOVERS
Diễn đàn dang được nâng cấp . Thân mời các bạn TV vào xem và sử dụng.
Hãy click vào Quick links phía bên trên tay trái để bắt đầu
Nếu thấy có gì xin báo cho tcgd biết để sửa chữa cho kịp thời nhen các bạn.
Cám ơn các bạn
Bye Bye .....
MC DUC TIEN
Nghệ sĩ lão thành Lệ Thẩm qua đời
[7mau]Nghệ sĩ lão thành Lệ Thẩm qua đời[/7mau]
Nhớ mãi tiếng cười nghệ sĩ Tùng Lâm
[7mau]Nhớ mãi tiếng cười nghệ sĩ Tùng Lâm[/7mau] Sau thời gian chống chọi với nhiều căn bệnh, nghệ sĩ Tùng Lâm đã trút hơi thở cuối cùng lúc 4 giờ 30 phút ngày 15-10 tại nhà riêng. Ông tên thật...
CHẾT VẪN KHÔNG YÊN!
-Mỗi con sông chảy mỗi cánh khác của riêng mình Tôi là dòng nước đảo điên Quen vượt thác vượt ghềnh Không thể im lìm trôi xuôi - Sông chảy về đâu buồn hay tĩnh lặng Ra đại dương...
TIN BUỒN: NS Bích Thủy qua đời,ở tuoi 73
[video]http://www.youtube.com/watch?v=liDAflX1_IQ[/video] [youtube]https://www.youtube.com/watch?v=liDAflX1_IQ[/youtube]
VUA NHẠC SẾN ĐI RỒI....
Nhạc sĩ Vinh Sử thường được khán giả gọi là 'vua nhạc sến' bởi hàng trăm ca khúc đã trở nên quen thuộc với nhiều thế hệ người Việt. Sau khi ông qua đời, nhiều nghệ sĩ bày tỏ sự tiếc...
TRẢ LẠI TÊN CHÙA.
Hội Sân khấu trả lại bảng tên Chùa Nghệ sĩ. Ngày 20/06/2022. Hội Sân khấu trả lại tên Chùa Nghệ sĩ như ban đầu, sau hai ngày thay đổi bằng bảng "Nghĩa trang nghệ sĩ". Chiều 20/6,...
Buồn Nhất khi Nghệ sĩ Thanh Kim Huệ qua đời
Khộng theo dõi tin tức ở đây nhưng qua nhiều kênh thông tin khác, được biết nữ nghệ sĩ tài danh Thanh Kim Huệ qua đời, buồn ơi là buốn, buồn hơn hết, không phải thương ai ghét ai mà sao nghe buồn...
Phan ưu cuoi nam
MH đã gởi điện thơ chúc năm mới 2022 anh chị Trần quang Hải nhưng không nghỉ là anh đã ra đi ngày hôm nay mặc dù anh đã cầm cự với căn bệnh hiểm nghèo mấy năm nay rồi. Thôi ,như vậy anh nhẹ...
Nữ danh ca
Thanh Kim Huệ đã ra đi :hoa: :flower: :)) :cry:
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

Nhạc sĩ Anh Bằng lâm trọng bệnh - ĐÃ RA ĐI...

Nơi tưởng nhớ những NS đã quá cố.
Nội quy chuyên mục
THÀNH VIÊN CLVN CHÚ Ý !

1- Bài viết phải luôn luôn bỏ dấu cho dễ đọc, viết không dấu sẽ bị xóa. Xem chỉ dẫn cách bỏ dấu taị đây.
2- Không đưa nguyên link từ các nơi khác vào - Không viết toàn chữ hoa hoặc liên tục không chấm phết.
3- Ghi rõ nguồn các bài được đưa lên là bắt buộc - Tránh những lời lẽ quá khích.
4- Mỗi thành viên chỉ được dùng một nick - Không nên đưa nhiều bài lắt nhắt liên tiếp từ cùng một thành viên.
5- Đừng dùng quote (trích dẫn) để trả lời khi 2 bài liên tiếp nhau - Tránh quote nhiều lần cùng một hình ảnh.
6- Không dùng màu đỏ trừ phi đó là tựa đề của một bài mới - Nên tạo chữ ký đẹp, cân đối, dễ nhìn.
7- Thắc mắc về bài bị xoá post trên diễn đàn đều cũng sẽ bị xoá. Trực tiếp liên lạc với Ban Điều Hành nếu cần.
8- Mọi thành viên đều cùng một nhà CLVN nên việc cư xữ hoà nhã với nhau là cần thiết dù ý kiến có dị biệt.
Hình đại diện của thành viên
tancogiaoduyen
Site Admin
Site Admin
Bài viết: 41705
Ngày tham gia: Hai T4 12, 2004 5:00 pm
Đến từ: U.S.A
Tiếp xúc:

Re: Nhạc sĩ Anh Bằng lâm trọng bệnh - ĐÃ RA ĐI...

Bài viết chưa xem by tancogiaoduyen »

[7mau]Danh mục tác phẩm (chưa đầy đủ)[/7mau]

Tên ca khúc Năm sáng tác Viết chung Phổ thơ, lấy ý từ Ghi chú
1. Ai bảo em là giai nhân "Một mùa đông" của Lưu Trọng Lư
2. Áo dài quê hương
3. Áo trắng
4. Anh biết em đi chẳng trở về Thái Can
5. Anh còn nợ em Phan Thành Tài
6. Anh còn yêu em 2008 Phan Thành Tài
7. Anh cứ hẹn Hồ Dzếnh
8. Anh không lại
9. Ánh trăng tan
10. Bài ca của đêm Nguyễn Trầm Nguyễn
11. Bài thơ đan áo T.T.Kh.
12. Bây giờ còn nhớ hay không "Hoa học trò" của Nhất Tuấn[8]
13. Bây giờ còn yêu
14. Bẽ bàng
15. Binh méo Cai tròn 1966
16. Bỏ phố Đà Lạt Hoàng Ngọc Ẩn
17. Bóng đêm cổ động chiến dịch Chiêu hồi[9]
18. Bốn ngả đường quê hương
19. Buồn xa nhà 1976
20. Bướm trắng Nguyễn Bính
21. Cánh phượng hồng thưở xưa 2013 Trịnh Bửu Hoài
22. Cả nước đấu tranh 2012 Lê Dinh chống sự xâm lược của Trung Quốc
23. Cám ơn Phật 2007 Thanh Trí Cao
24. Căn gác lưu đày
25. Căn nhà ngoại ô 1966
26. Chấp nhận
27. Chia tay hư ảo BH
28. Chiều chủ nhật
29. Cho kỷ niệm mùa đông
30. Chủ nhật buồn 1969
31. Chuyện giàn thiên lý 1, 2 "Nhà tôi" của Yên Thao
32. Chuyện hoa sim Hữu Loan
33. Chuyện hoa tigôn T.T.Kh
34. Chuyện một đêm 1968 Tổng công kích Tết Mậu Thân
35. Chuyện người con gái ao sen
36. Chuyện tình hoa mai Nguyễn Bính
37. Chuyện tình hoa trắng Kiên Giang
38. Chuyện tình Lan và Điệp 1, 2, 3
39. Chuyện tình mùa thu 2011
40. Chuyện tình Trương Chi
41. Chuyện tình yêu
42. Chuyến xe hoa buồn
43. Có một ngày Nguyễn Khoa Điềm
44. Cô bé môi hồng thơ của Như Mai
45. Cỗ bài tam cúc Hồ Dzếnh
46. Cõi buồn "Cõi nào buồn hơn" của Phong Vũ
47. Con đường Việt Nam nhạc của Trúc Hồ
48. Con Rồng cháu Tiên Trúc Hồ
49. Còn có bao giờ em nhớ ta Quang Dũng
50. Còn yêu trọn đời
51. Cuối mùa mưa
52. Dĩ vãng một loài hoa
53. Dù nắng có mong manh
54. Đà Lạt xa nhau
55. Đánh cờ người
56. Đêm không ngủ
57. Đôi bóng
58. Đừng nói yêu tôi
59. Đừng như công chúa 2011 Nguyễn Nhật Ánh
60. Đừng sợ hãi
61. Đừng xa em BH
62. Điệp khúc thương đau
63. Đường khuya
64. Em mãi còn tình đầu 2012
65. Ghé lại một đêm
66. Gia tài của nó 2012
67. Giấc ngủ cô đơn
68. Gọi anh mùa xuân Trần Mộng Tú
69. Gót chinh nhân
70. Hai mùa mưa
71. Hạnh phúc lang thang Trần Ngọc Sơn
72. Hận tình 1970
73. Hẹn anh đêm nay
74. Hẹn người kiếp sau 2012
75. Hoa học trò "Hoa học trò" của Nhất Tuấn
76. Hồi chuông xóm đạo Kiên Giang
77. Huế bây chừ
78. Huế đã xa rồi 2013
79. Huế xưa
80. Huynh đệ chi binh 1966
81. Kể chuyện đêm vô cùng Việt Phương
82. Khi mình xa nhau
83. Khóc mẹ đêm mưa 2005
84. Khúc ca tình sầu
85. Khúc Thụy Du Du Tử Lê
86. Kinh hạnh phúc
87. Kỳ diệu thơ Nguyên Sa
88. Lạy mẹ con đi
89. Lẻ bóng
90. Lỡ một cuộc tình số 4
91. Lỡ một cuộc tình số 8
92. Lời tình băng giá
93. Ly cà phê cuối cùng
94. Mai tôi đi Nguyên Sa
95. Mất anh đêm Giáng sinh Y Nga
96. Mất nhau mùa đông 1970
97. Mình ơi em chẳng cho về Quan họ "Người ơi, người ở đừng về"
98. Mộ đời Q.H.
99. Một ngày thật buồn Trúc Hồ
100. Mưa buồn
101. Mưa chiều
102. Mưa ngoại ô
103. Nam Xương tiếng khóc đêm mưa
104. Nếu tôi đưa em về
105. Nếu vắng anh "Cần thiết" của Nguyên Sa
106. Ngoại ô buồn 1968
107. Người ở lại buồn
108. Người qua phố "Lời gọi thầm của chim" thơ của Thái Tú Hạp[10]
109. Người thợ săn và đàn chim nhỏ 1974
110. Người thương binh Thái Tú Hà
111. Người tình mùa đông 1994
112. Người tình Sài Gòn
113. Nhớ qua thăm em
114. Nhớ đêm mưa Sài Gòn
115. Nhớ Sài Gòn Trúc Giang
116. Như em Đỗ Trung Quân
117. Những kiếp hoa xuân
118. Những tâm hồn cô đơn
119. Niềm tin thơ Nhất Tuấn
120. Nỗi lòng người đi 1967
121. Nổi lửa đấu tranh 1999 Chiến dịch Cờ Vàng
122. Nửa đêm biên giới
123. Nửa đêm về sáng
124. Nước mắt quê hương Lê Dinh
125. Nước mắt mẹ tôi
126. Nước mắt một linh hồn
127. Phải lên tiếng Lê Dinh Bảo vệ Trường Sa và Hoàng Sa
128. Như em
129. Sài Gòn vẫn mãi trong tôi Trúc Hồ
130. Sài Gòn kỷ niệm 2012
131. Sài Gòn thứ Bảy
132. Sao anh không đến Trần Ngọc Sơn
133. Sầu lẻ bóng 1, 2, 3
134. Sông Trà Khúc
135. Sợi tóc
136. Sông sầu đôi nhánh
137. Tango dĩ vãng
138. Tango tím
139. Tâm hồn cô đơn
140. Tập lái vespa
141. Thăm mộ mẹ Lê Huy Phương
142. Thiên Ấn tự (Chùa Thiên Ấn)
143. Tiếc thầm cổ động đi quân dịch
144. Tiếc thương Cao Tần
145. Tiễn người sang ngang Hoàng Liên
146. Tiếng ca u hoài
147. Tím cả chiều hoang Hữu Loan
148. Tình đẹp xót xa
149. Tình là sợi tơ
150. Tình lẻ loi Trúc Sinh
151. Tình nồng cháy
152. Tình phai
153. Tình yêu như mũi tên
154. Tình yêu tuyệt vời
155. Tôi vẫn cô đơn 2011
156. Trả em cay đắng mộng vàng Từ Nguyên Thạch
157. Trả lại
158. Trúc đào Nguyễn Tất Nhiên
159. Truyện Kiều Nguyễn Du
160. Từ độ ánh trăng tan Đặng Hiền
161. Từ thuở yêu em Phan Thành Tài
162. Tượng đá và chút suy tư
163. Vẫn như lầu hoang
164. Về
165. Về thăm chốn xưa Phạm Chí Nhân
166. Vọng cổ ông đồ
167. Xin hãy quên tôi
Hình đại diện của thành viên
tancogiaoduyen
Site Admin
Site Admin
Bài viết: 41705
Ngày tham gia: Hai T4 12, 2004 5:00 pm
Đến từ: U.S.A
Tiếp xúc:

Re: Nhạc sĩ Anh Bằng lâm trọng bệnh - ĐÃ RA ĐI...

Bài viết chưa xem by tancogiaoduyen »

[center]Nhạc sĩ Anh Bằng:

“Hãy nói về cuộc đời, khi Tôi không còn nữa...”


[audio]http://www.rfa.org/vietnamese/programs/MusicForWeekend/vanct-111515-cl-11142015211228.html/vcl111515.mp3[/audio][/center]
vuongvu
Forum Mod
Forum Mod
Bài viết: 3545
Ngày tham gia: Chủ nhật T9 06, 2009 7:19 am
Đến từ: Châu Âu

Re: Nhạc sĩ Anh Bằng lâm trọng bệnh - ĐÃ RA ĐI...

Bài viết chưa xem by vuongvu »

Thành kính phân ưu . :cry: :cry: :cry:
Hình đại diện của thành viên
khoi
Site Admin
Site Admin
Bài viết: 21655
Ngày tham gia: Sáu T5 07, 2004 5:00 pm
Đến từ: Thành Phố Sương Mù ...
Tiếp xúc:

Re: Nhạc sĩ Anh Bằng lâm trọng bệnh - ĐÃ RA ĐI...

Bài viết chưa xem by khoi »

Nhạc sĩ Anh Bằng: “Hãy nói về cuộc đời, khi Tôi không còn nữa ..."

“Dòng nhạc Anh Bằng”: Nền âm nhạc Việt Nam lại thêm một lần khoác chiếc khăn sô, cúi đầu tiễn biệt người nhạc sĩ mà mỗi khi nhắc về Hà Nội, người ta thầm thì ca khúc Nỗi lòng người đi; mỗi khi muốn nói về thân phận người trên con đường đi về bên kia thế giới, người ta hát lên “Khúc Thuỵ du”; mỗi khi nói về lính trận xa nhà, người ta hát lên “Nửa đêm biên giới”... Nói chung, khi nói về nhạc của ông, người ta hay gọi là “dòng nhạc Anh Bằng”.

Chương trình âm nhạc cuối tuần kỳ này, mời quí vị đến với những ca khúc bất hủ của ông, cố nhạc sĩ Anh Bằng, người vừa ra đi sau 8 năm chống chọi với bệnh tật.

“Hãy nói về cuộc đời
Khi tôi không còn nữa
Sẽ lấy được những gì
Về bên kia thế giới
Ngoài trống vắng mà thôi
Thuỵ ơi và tình ơi...” (Khúc thuỵ du)

Những lời ca, giai điệu ám ảnh của giây phút đi về cái nơi gọi là “ở chỗ nhân gian không thể hiểu” (Du Tử Lê) trong Khúc Thuỵ Du, được cố nhạc sĩ Anh Bằng phổ từ bài thơ cùng tên của nhà thơ Du Tử Lê, giờ đây vô hình trung trở thành bài ca tiễn biệt ông.

Lại thêm một người nữa ra đi...

Lại thêm một tài hoa thuộc thế hệ vàng son của nền âm nhạc nước nhà từ biệt nghiệp dĩ...
Năm 1954, trong gần một triệu bước chân của người Việt di cư từ miền Bắc vào miền Nam Việt Nam, có một chàng thanh niên 28 tuổi tên Trần Anh Bường, mang theo một chiếc vali hành trang chất đầy nỗi nhớ quê hương quay quắt. Đường xa vạn dặm. Nỗi nhớ ấy khi đối diện với Sài Gòn xa lạ, đèn hoa rực rỡ đã trở thành ca khúc “Nỗi lòng người đi” được ký tên nhạc sĩ Anh Bằng.

“Tôi xa Hà Nội năm lên mười tám khi vừa biết yêu
Bao nhiêu mộng đẹp yêu thương thành khói tan theo mây chiều
Hà Nội ơi nào biết ra sao bây giờ?
Ai đứng trông ai ven hồ
Khua nước trong như ngày xưa...” (Nỗi lòng người đi)

Nỗi lòng người đi không phải ca khúc đầu tay của cố nhạc sĩ Anh Bằng. Ca từ trau chuốt, đẹp như thơ đã nhẹ nhàng lột tả trọn vẹn tình cảm, thân phân phận của con người trong một biến cố lịch sử. Mấy mươi năm sau, ca khúc này vẫn tiếp tục đi vào lòng những thế hệ tiếp nối, nói lên nỗi niềm chung của những người xa quê. Để rồi cho đến tận bâ giờ, không cần phải là người Hà Nội, mà chỉ khi muốn nhắc về Hà Nội thì người ta sẽ hát lên bài hát này.

Nhạc của cố nhạc sĩ Anh Bằng là dòng nhạc quê hương, thân phận và tình yêu. Ông dung hoà tất cả những lĩnh vực đó trong nhạc của mình bằng một trái tim nhẹ nhàng và bao dung. Ông viết về quê hương mình như chứng nhân của thời chiến tranh loạn lạc, kêu lên tiếng kêu trăn trở của người con đi lính trận xa nhà, nhớ mẹ trong những đêm đóng quân vùng biên giới.

“Mẹ ơi... biên cương giờ đây
Trời không .. mưa nhưng nhiều mây
Nửa đêm nghe chim muông hú trong rừng hoang
Nghe ... gió rung cây đổ lá vàng
Sương xuống mênh mang
Khèn trong .... buôn xa còn vang
Nhịp chìm ... tiêu sơ nhặt khoan
Tưởng nhớ đến những phút sống bên mẹ yêu
Con ... hát ca vui lều tranh nghèo
Ôi đẹp làm sao ...” (Nửa đêm biên giới)

Rồi cũng chính ông, đã nói lên cả nỗi niềm nhung nhớ của người lính trận xa gia đình, xa người vợ hiền ngoan.

“Tôi đứng bên này sông, bên kia vùng lửa khói.
Làng tôi đây, bao năm dài chinh chiến,
từng lũy tre muộn phiền.
Tôi có người vợ ngoan.
Đẹp như trăng mười sáu, cưới rồi đành xa nhau …”(Chuyện giàn thiên lý)

Ông viết về tình ca nhẹ nhàng, chân thành mang lời thú tội của kẻ si tình. Những ca từ đẹp như thơ, nhưng không ngại ngùng để toát lên cái đẹp trần tục, cái đẹp nhân danh bản ngã của con người.

“Anh còn yêu em như rừng lửa cháy
Anh còn yêu em như ngày xưa ấy
Chiều xuống mờ sương
Cửa đóng rèm buông
Gối kề bên gối
Môi kề bên môi
Anh còn yêu em đường xanh ngực nở
Anh còn yêu em lồng tim rạn vỡ
Bạch đàn thâu đêm
Bạch đàn thâu đêm
Thầm thì tóc rũ
Anh còn yêu em …” (Anh còn yêu em)

Tình yêu trong nhạc của Anh Bằng khi thì cháy bỏng, nồng nàn với “rèm buông, ngực nở”, với
“gối kề gối, môi kề môi”; khi thì thanh thoát như cõi thiên đường.

“Khi áng mây cao đừng trên nếp trán.
Anh chợt nghe tình vỗ cánh baỵ
Trái tim anh hờn dỗi trên vaị
Đêm hạnh phúc như hạt sương gầy
Bỗng mùa xuân về trên năm ngón.
Trên bàn tay lộc biếc lá non.
Anh đứng nghe âu yếm gọi tên em.
Khi em đến nằm ngoan trên cỏ biếc…” (Kỳ diệu)

Rồi cũng có khi ông hoá thân vào cuộc tình không trọn vẹn, thốt lên lời thú tội của kẻ tình si không thể thực hiện được điều mình đã hứa, dù là điều đơn giản nhất trong cuộc sống. Cái tài hoa của Anh Bằng là đây. Từ những hình ảnh đơn sơ, mộc mạc, và cách lặp lại mỗi câu hai lần trong một đoạn nhạc, cố nhạc sĩ đã nói lên nỗi niềm trăn trở của một cuộc tình nguyên sơ, cháy bỏng.

Công viên ghế đá
Công viên ghế đá
Lá đổ chiều êm
Anh còn nợ em
Dòng xưa bến cũ
Dòng xưa bến cũ
Con sông êm đềm
Anh còn nợ em
Chim về núi nhạn
Trời mờ mưa đêm
Trời mờ mưa đêm …”(Anh còn nợ em)

Có lẽ vì vậy mà bất cứ một chủ đề nào thuộc về ca khúc do ông sáng tác, người nghe cũng dễ dàng soi thấy một phần cuộc đời của mình trong ấy. Nhạc của ông gần gũi, chan hoà với tất cả thế hệ. Với hơn 600 ca khúc để lại cho đời, một khối lượng sáng tác không nhỏ. Nhà văn Nguyễn Đông Thức, từ Sài Gòn cho biết ông rất nể phục và ngạc nhiên về sức sáng tác cũng như dòng nhạc đa dạng của cố nhạc sĩ Anh Bằng:

“Ông viết từ nhạc hồi xưa, thường gọi là nhạc sến, rồi những bài nhạc lính cộng hoà. Nhưng bên cạnh đó, ông cũng có rất nhiều bài sang như ‘Khúc Thuỵ du, Nỗi lòng người đi...”
“Qua Mỹ ông vẫn phổ thơ, phổ nhạc những bài thơ của tác giả ở Việt Nam, không có gì ngại ngần hết. Những nhà thơ trong nước, ông vẫn tìm tòi phổ nhạc, một sức lao động rất mạnh và lạ. Rồi đến khi cần, ông vẫn bày tỏ thái độ với những ca khúc mạnh mẽ lên án Trung Quốc, bảo vệ Hoàng Sa, Trường Sa.”

Thật như vậy, khi qua đến Hoa Kỳ năm 1975, không những ông tiếp tục cho ra đời rất nhiều những ca khúc giá trị và đi vào lòng người đến mãi tận hôm nay, mà ông còn là người sáng lập trung tâm Asia, một trong hai trung tâm ca nhạc lớn nhất của cộng đồng người Việt hải ngoại.
Có lẽ giờ này ông đã hội ngộ với những bằng hữu của mình nơi xa xôi đó. Này là Phạm Duy, là Trầm Tử Thiêng, kia là Lê Uyên Phương, là Trịnh Công Sơn ... Ông đang cùng mọi người hàn huyên về một cố đô xa vời vợi, một Sài Gòn hoa lệ, diễm tình chỉ còn là kỷ niệm.

Vân Tâm sưu tầm
Hình đại diện của thành viên
aotimsg
Forum Mod
Forum Mod
Bài viết: 2862
Ngày tham gia: Chủ nhật T12 19, 2010 3:35 pm
Đến từ: miền núi sương mù

Re: Nhạc sĩ Anh Bằng lâm trọng bệnh - ĐÃ RA ĐI...

Bài viết chưa xem by aotimsg »

:cry: :heart: THANH KI'NH PHÂN ƯU :heart: :cry:
.......Người đi qua đời tôi
Không nhớ gì sao người .......
Hình đại diện của thành viên
tancogiaoduyen
Site Admin
Site Admin
Bài viết: 41705
Ngày tham gia: Hai T4 12, 2004 5:00 pm
Đến từ: U.S.A
Tiếp xúc:

Re: Nhạc sĩ Anh Bằng lâm trọng bệnh - ĐÃ RA ĐI...

Bài viết chưa xem by tancogiaoduyen »

aotimsg :hoa: :flower: :))
Hình đại diện của thành viên
tancogiaoduyen
Site Admin
Site Admin
Bài viết: 41705
Ngày tham gia: Hai T4 12, 2004 5:00 pm
Đến từ: U.S.A
Tiếp xúc:

Re: Nhạc sĩ Anh Bằng lâm trọng bệnh - ĐÃ RA ĐI...

Bài viết chưa xem by tancogiaoduyen »

[7mau]Kỷ niệm về nhạc sĩ Anh Bằng- Chuyện Tình Lan Và Điệp 1[/7mau]

Thời còn trẻ ở Sài Gòn, tôi thất tình khi người yêu lấy chồng, lang thang trên con đường vắng, miệng ngêu ngao hát mấy câu “ Có người hỏi tôi tại sao ưa ca bài ca sầu nhớ, ưa ngắm trăng mờ hoàng hôn. Ưa đi lặng lẽ trong những đêm gió mưa u buồn, mà nghe cô đơn” Lời ca đồng điệu với nỗi sầu, câu nhạc dài hơi làm tôi thích và nhớ nó cùng kỷ niệm năm xưa, sau này mới biết đó là bài Lẻ Bóng của nhạc sĩ Anh Bằng.

Hình ảnh
Đi ngược thời gian một chút, lúc còn học lớp tiếp liên- lớp luyện thi vào đệ thất trường công lập; tôi là trưởng ban văn nghệ, sang lớp con gái dự tiệc liên hoan cuối năm, hát bản Chuyện Tình Lan Và Điệp 1 sai mấy chữ bị chọc quê, nhớ mãi.

Lúc đó khoảng thập niên 60, ba bản Chuyện Tình Lan Và Điệp 1, 2, 3 của Mạc Phong Linh Mai Thiết Lĩnh rất ăn khách, tên tác giả nghe ngồ ngộ giống như trong truyện kiếm hiệp Tầu.

Mãi sau năm 1975, khi sang Hoa Kỳ tìm hiểu mới biết đó là nghệ danh của nhóm Lê Minh Bằng gồm nhạc sĩ Lê Dinh, Minh Kỳ và Anh Bằng. Thời Việt Nam Cộng Hòa, bài hát muốn phổ biến rộng rãi chỉ bằng cách hát trên đài phát thanh Sài Gòn cho cả nước nghe và có lệ rằng không phát bài hát của một nhạc sĩ nhiều lần mà phải chia đều cho các tác giả khác. Do đó nhóm Lê Minh Bằng đã dùng nhiều bút hiệu khác nhau như Mạnh Quỳnh ( bản Gõ Cửa ), Mai Bích Dung ( Linh Hồn Tượng Đá ), Dạ Cầm (Kiếp Cầm Ca ), Vũ Chương (Ngày Tròn Tuổi Lính)…

Nhạc sĩ Minh Kỳ là quân nhân cấp bậc đại úy, Lê Dinh là công chức đài phát thanh Sài Gòn và Anh Bằng làm nghề tự do. Trong một lần kể chuyện xưa, nhạc sĩ Anh Bằng nói là trong nhóm chung 3 người thì ông sáng tác nhiều nhất, nhưng tác phẩm tung ra thì phải ghi tên tác giả do nhóm đặt.

Nếu kể những nhạc phẩm nổi tiếng của nhóm Lê Minh Bằng thì có bản Đêm Nguyện Cầu “ Hãy lắng tiếng nói vang trong tâm hồn mình người ơi. Con tim chân chính không bao giờ biết nói dối..”

Và liên khúc Chuyện Tình Lan Và Điệp 1, 2 , 3 rất ăn khách. Nhạc sĩ Anh Bằng kể rằng trong một đêm hè ở Sài Gòn thập niên 60, trời nóng, ông phải ngồi trong mùng vì tránh muỗi đốt, ngồi ôm cây ghi ta mà sáng tác bản Chuyện Tình Lan Và Điệp 1. Có cô gái hàng xóm ái mộ ông, sang xin phép vợ ông để ngồi quạt cho nhạc sĩ Anh Bằng viết nhạc. Ông thức tới gần sáng và hoàn tất ca khúc nổi tiếng này. Mệt quá ông ngủ thiếp đi và khi tỉnh dậy thì cô gái đã đi về.

Chuyện Tình Lan Và Điệp 1 “ Tôi kể người nghe chuyện Lan và Điệp một chuyện tình cay đắng. Lúc tuổi còn thơ tôi vẫn thường mộng mơ đem viết thành bài ca..” ra đời và rất thành công, phổ biến khắp nơi, ngay cả tuồng cải lương cũng hát bài này.

Bản Chuyện Tình Lan Và Điệp 2 thì Anh Bằng viết chung với Lê Dinh . Nhưng bản số 1 vẫn là hay nhất và được ưa chuộng nhất, theo một qui luật là cái gì tiếp theo thì mờ nhạt và cái đầu tiên vẫn là ấn tượng nhất.

Ông bảo muốn làm nhạc tình hay thì phải có chút tình cảm chứ không nó khô khan lắm. Khi hỏi về bản Anh Còn Nợ Em phổ thơ Phan Thành Tài thì ông cười nhẹ, mình còn nợ các cô nhiều lắm. Thời Sài Gòn, ông kể rằng, có những cô gái ái mộ tới nhà xin phép vợ nhạc sĩ Anh Bằng để đưa ông đi chơi vài tiếng và được chấp thuận. Có lẽ muốn cho người nhạc sĩ có chút cảm hứng để viết tình ca.

Được hỏi có bao nhiêu ca khúc đã sáng tác thì ông bảo nhiều lắm, trên trang mạng viết về Anh Bằng ghi còn thiếu sót. Ông còn nhiều ca khúc chưa phổ biến, cho dù sau này ông mất đi thì số bài nhạc mới còn dùng cho nhiều năm sau.

Thính giác của Anh Bằng kém phải dùng máy trợ thính nên phải nói lớn ông mới nghe được, nhưng không vì thế mà sức sáng tác nhạc của ông giảm, trái lại còn hăng say hơn bình thường.

Nếu nhạc sĩ Phạm Duy thời trước năm 1975 chuyên tìm những bài thơ mới phổ nhạc và phổ biến rất thành công thì sang Hoa Kỳ sau năm 1975 nhạc sĩ Anh Bằng là người tiếp tục làm công việc chắp cánh cho thơ cũng rất thành công.

Ông bảo mình già rồi, viết lời ca tình yêu trai gái kỳ lắm, cho nên phải mượn thơ đặt lời cho ca khúc. Những nhạc phẩm của Anh Bằng phổ thơ, hoặc lấy ý thơ rất thành công như Chuyện Hoa Sim ( thơ Hữu Loan ) Như Quỳnh ca, Chuyện Giàn Thiên Lý ( thơ Yên Thao ) Mạnh Quỳnh ca, Khúc Thụy Du (thơ Du Tử Lê ), Anh Còn Nợ Em ( Phan Thành Tài )…

Khi sang Hoa Kỳ năm 1975, lúc đầu nhạc sĩ Anh Bằng phổ biến những ca khúc cũ của nhóm Lê Minh Bằng, nhưng Minh Kỳ đã mất trong trại tù Cộng Sản, Lê Dinh thì ở Canada cho nên ông thành lập trung tâm Dạ Lan rồi chuyển sang trung tâm Asia cho đến hôm nay.

Lúc còn ở Sài Gòn, ông ở trong nhóm Lê Minh Bằng, có điều kiện thuận tiện để phổ biến các sáng tác của mình. Khi sang Hoa Kỳ nhạc sĩ Anh Bằng cũng có điều kiện thuận tiện tương tự vì ông có trung tâm Asia trong tay. Đây là một yếu tố khích lệ mạnh mẽ để ông hăng say sáng tác và trở thành một trong số ít nhạc sĩ Việt Nam có số lượng ca khúc lên tới mấy trăm bài.

Dĩ nhiên là ông có tài viết nhạc dễ nghe dễ hát, hợp với đa số thính giả và có cơ hội để phổ biến. Hai yếu tố này tạo nên một sự nghiệp âm nhạc đồ sộ của nhạc sĩ Anh Bằng.

Hôm nay tìm lại được một email duy nhất của nhạc sĩ Anh Bằng gởi cho sau khi ông đọc bài viết Anh Bằng Nghệ Thuật Đưa Thơ Vào Ca Khúc với những dòng chữ dí dỏm :

“Anh Phúc thân mến,

Hôm nay ngồi đọc lại lần nữa bài viết của anh : ANH BẰNG NGHỆ THUẬT ĐƯA THƠ VÀO CA KHÚC. Bài viết rất hay, nhưng Phúc Trần đã tiết lộ hết những mánh lới của bác Anh Bằng ( BAB ) ra cho thiên hạ biết thì BAB đâu còn bí quyết nào để mà làm ăn sinh sống hihihi. Nếu BAB mà đói vì mánh lới phổ thơ không còn ai không biết thì chắc chắn BAB sẽ phải xách khăn gói đi theo anh Phúc để kiếm ăn, khi đó anh Phúc đừng chạy trốn BAB đó nghen.

Cám ơn anh Phúc nhiều lắm, đã viết cho bác một bài rất giá trị. BAB cầu chúc anh Phúc nhiều sức khỏe đễ mãi mãi sử dụng cây viết phục vụ Cộng đồng và quê hương. Anh Phúc nhớ cầu nguyện cho BAB nhé.

BAB”

Điện thư gởi ngày 01 tháng 9 năm 2014 từ email Anhbangasia@yahoo.com. Từ nay email này sẽ theo người nhạc sĩ về cõi vĩnh hằng. Xin cầu nguyện cho Bác Anh Bằng thanh thản nơi nước Chúa.

Chọn chỉ một ca khúc duy nhất để làm biểu tượng cho dòng nhạc Anh Bằng thì đó là Chuyện Tình Lan Và Điệp 1. Dựa vào câu chuyện tình trong tiểu thuyết Tắt Lửa Lòng của nhà văn Nguyễn Công Hoan, nói lên tài năng kết hợp thơ vào nhạc trong nhiều tác phẩm sau này; bài hát rất nổi tiếng và lồng vào một giai thoại kỳ thú- người đẹp quạt cho nhạc sĩ sáng tác suốt đêm.

Trần Chí Phúc / SBTN
Hình đại diện của thành viên
TranKhanh
Thành viên tích cực
Thành viên tích cực
Bài viết: 17883
Ngày tham gia: Năm T2 17, 2005 4:00 pm
Đến từ: Vùng Trời Hiu Quạnh

Re: Nhạc sĩ Anh Bằng lâm trọng bệnh - ĐÃ RA ĐI...

Bài viết chưa xem by TranKhanh »

Tưởng niệm NS Anh Bằng, Người Cuối Ga Khói


(trích Việtbáo online)


Trịnh Thanh Thủy

Tôi không biết tình yêu ở một người con trai tuổi mười tám đầu đời cuồng nhiệt như thế nào. Chứ riêng tôi lúc mới mười lăm, trong mắt đã bắt đầu có khói, thì tình yêu tuổi mười tám nếu bị tan vỡ, chắn chắn là một điều kinh khủng lắm. Đã mất tình yêu lại còn cách xa, đứt lìa cuống rốn, nơi chốn đầm đìa tuổi thơ và mật ngọt hoa niên, hẳn ruột gan con người phải buốt đau từng khúc. Tôi nhắc tới sự đau lòng này, chẳng qua vì khi nghe bài hát “Nỗi lòng người đi”, tôi bỗng hình dung được hình ảnh một Anh Bằng trong giòng người chen chúc vo khăn tay, nhầu nước mắt những ngày tản cư thập niên năm tư, năm lăm. Ẩn hiện trong khúc phim đen trắng quay chậm, có dáng chàng thanh niên tay đàn, tay sách, mặt mũi xác xơ, ngơ ngác trông vời tít tắp bóng người con gái mịt mờ xa chân chiều, cuối ga khói.

Tôi được biết nhạc sĩ Anh Bằng từ ngày Câu Lạc Bộ Tình Nghệ Sĩ ở hải ngoại mới thành lập, mà ông là một trong các vị nhạc sĩ cố vấn lão thành. Tôi thường gọi ông bằng chú với tất cả tấm lòng quí mến như người cha. Tôi chia sẻ vui buồn đời thường và những bài viết của tôi với ông. Ông hay gởi các CD hay DVD của ông cho tôi và những dòng thư an ủi, khích lệ, góp ý về lãnh vực âm nhạc cũng như những trắng đen cuộc đời.

Một lần gặp ông, tôi hỏi ông về cảm nghĩ phút ông rời xa Hà Nội, về khắc chia tay vật vờ ánh mắt người yêu đầu đời ấy, tâm trạng ông ra sao?. Ông chỉ vào tai mình nói “Chú điếc đặc rồi, chẳng nghe được gì” Tôi lại hỏi “Chú còn nhớ bài “Nỗi lòng người đi”, còn nghe được tiếng đàn không?” Ông mỉm cười khi nghe tôi hét to. “Chú chỉ nghe được tiếng rè rè thôi”. Tôi không hỏi nữa, vì biết có hỏi cũng không nhận được câu trả lời. Nhìn nụ cười hiền lành của ông, lòng tôi dâng lên chút bùi ngùi nhưng ấm sáng nỗi niềm an lạc. Nụ cười của người đã mút xa Hà Nội hàng mấy mươi năm ấy, vẫn không xoá mờ được tiếng “khóc tơ duyên lìa tan” trong lòng người con trai mười tám Anh Bằng thưở xưa. Ngày người giã từ đêm Hà Nội, ngày gió mùa đông bắc thổi buốt má, khô môi, thông thốc rải lá khô đầy những gờ mái cong hàng phố cổ. Hai mươi mấy năm sau, người thanh niên đó đã ngũ tuần, phủ thêm một nỗi lòng mới, dứt áo ra đi xa lìa đất tổ. Hà Nội giờ là bên này của ký ức, Sài Gòn chỉ còn bên kia của hồi tưởng, tiếng đàn xưa giờ có trỗi, người nhạc sĩ cũng không còn nhận được điệu tình tang thẳm thía mịt mù.

Hơn sáu mươi năm âm nhạc, nhạc sĩ Anh Bằng đã để lại cho chúng ta rất nhiều tác phẩm nổi tiếng trong kho tàng âm nhạc. Tuy nhiên “Nỗi lòng người đi” đã khắc một dấu ấn sâu đậm và làm nên tên tuổi một Anh Bằng ở mãi trong lòng người yêu nhạc. Đối với những người Bắc di cư hầu như không ai không biết bài hát này, vì nó không chỉ là nỗi lòng riêng ông, mà còn là nỗi lòng thắm thiết của bao người đối với mảnh đất thân yêu đã sinh ra và nuôi họ lớn lên. Hà Nội không chỉ là một địa danh mà là một biểu tượng cho cái nôi văn hoá của miền Bắc Việt Nam. Xa Hà Nội là xa trời, xa đất, xa người, xa tất cả, là để lại phân nửa hình hài thân thể của chính mình.

Nỗi Lòng Người Đi/Sĩ Phú(trước 75)

[youtube]http://www.youtube.com/watch?v=2SIyP_QRMmE[/youtube]

Không biết từ bao giờ người ta ví von cuộc đời người nghệ sĩ như kiếp con tằm, “rút ruột, nhả tơ” cho đến chết. Tôi chợt thấy cảm phục người xưa, so sánh sao mà khéo làm vậy. Hình ảnh một con tằm uốn người xoay tròn nhả tơ chung quanh mình để tự giam nhốt chính nó, trông như một vũ công múa cột. Và cứ thế nó múa vũ điệu của tằm, nhả cho đến hết tơ trong bụng mình mới thôi. Hệt như người nghệ sĩ say sưa đi tìm cái hay, cái đẹp để cống hiến cho đời. Họ mải mê sáng tác, tận tụy, vất vả theo đuổi nghiệp nhả tơ cho đến lúc sức tàn, lực kiệt. Nhạc sĩ Anh Bằng cũng vậy, suốt cuộc đời ông, từ khi trưởng thành, bắt đầu sáng tác, đến khi di cư vào Nam, di tản qua Hoa Kỳ, tới lúc nằm xuống, ông chưa từng ngơi nghỉ. Kể cả khi mất đi thính giác là tài sản quí báu nhất của một người soạn và viết nhạc, ông vẫn tiếp tục đắm say trong vũ điệu tơ tằm. ”.

Có nhiều nhạc sĩ đeo đuổi nghiệp sáng tác như một nghiệp dư, Anh Bằng ngược lại. Từ khi vào Nam phục vụ trong ngành chiến tranh tâm lý, ông hoạt động như một nghệ sĩ trong Đại Đội 2 văn nghệ, sáng tác nhạc, kịch. Ông đoạt “Giải văn học nghệ thuật toàn quốc” thời Đệ Nhất Cộng Hoà với vở kịch “Đứa con nuôi”. Sau khi giải ngũ năm 1962, ông hoạt động trong đài truyền thanh VTVN và phụ trách ban Sóng Mới. Ông thường ký nhiều tên khác nhau như Lê Minh Bằng do sự hợp tác với Lê Dinh và Minh Kỳ hay nhiều tên khác như Vũ Chương, Mạc Phong Linh, Mai Thiết Lĩnh, Mai Bích Dung, Dạ Ly Vũ, Dạ Cầm, Giang Minh Sơn, Hoàng Minh, Trần An Thanh, Tây Phố, Trúc Ly, Tôn Nữ Thụy Khương, Phương Trà, Huy Cường,Vương Đức Long v..v…Có lẽ ông thích khoác cho mình bộ áo muôn màu, đủ sắc như sự đa dạng trong tác phẩm của ông.

Ký ức Sài Gòn ngày còn bé của tôi, rất bình dị với cuộc sống trong một xóm nhỏ bình dân bùn lầy nước đọng. Ngày ấy tôi rất thích ca khúc “Nó” của Lê Minh Bằng, vì khi nghe “Nó” tôi có thể mường tượng ra thằng bé đánh giày hay ngủ trước hiên nhà tôi. “Nó” thường đánh thức tôi bằng những tràng chửi thề liên tục cùng bè bạn hằng đêm. “Nó”, của các em bé tay gầy quắt queo, xoè rộng bàn tay xin tiền ở chợ, đình, chùa, quán ăn, lề đường, góc phố. “Nó” đói lạnh, bị hắt hủi, xua đuổi, bị bọn bất lương đánh đập gây thương tật để gợi lòng thương của khách cho tiền. Ở một tia nhìn mẫn cảm của người nghệ sĩ, “Nó” đã chạm tới một góc khuyết của tâm hồn, một phía khuất của bóng tối xã hội.

Hôm nay tôi bất chợt gặp được ca khúc này trên youtube, qua giọng hát trong vắt của Hương Lan, trên nền nhạc đệm với hai nghệ sĩ kèn điệu nghệ, theo tôi, thật là tuyệt tác.

Qua phần mở đầu, hai giọng kèn đồng trễ nải và mệt mỏi, đột ngột xé nát bầu trời đêm, bằng những thanh âm chói lói mà quấn quyện, đầy u uẩn trên nền nhạc blues trầm đục buồn. Ơi! cái điệu blues âm u ngàn đời thăm thẳm như giọng hát những người da đen cùng khổ nấc lên tiếng lòng mình u uẩn.

Mẹ nó qua đời khi còn tấm nhỏ
Một chén cơm chiều nhưng lòng chưa no
Cuộc sống đói rách bơ vơ
Hỏi ai ai cho nương nhờ
Chuỗi ngày tăm tối vô bờ

Hình ảnh "chuỗi ngày tăm tối vô bờ" qua tiếng trumpet vang lên thật thê thiết, còn giọng kèn saxo xoáy thẳng vào tận cùng đau đớn bằng những nốt treo day dứt. Ca từ bài hát giản dị, chuyên chở vừa đủ nội dung cần diễn đạt đời sống một đứa bé nghèo, thiếu thốn cơ cực. Cấu trúc bài hát “A-A-B-A” rất phổ biến trong dòng nhạc Việt thời đó. Giai điệu lẫn ý tưởng hoà âm đều theo một motif(nhạc tố) rất đặc trưng của loại nhạc này. Tuy nhiên, giọng hát trong vắt của Hương Lan trên nền nhạc đệm u trầm với hai nghệ sĩ kèn điệu nghệ đã tạo được sự tương phản trong âm thanh. Hơn nữa những đoạn phối hợp bè bối quá chuẩn và quá hay của hai giọng kèn Trumpet và Saxo, thật nhịp nhàng đã đưa bài hát lên đến cao điểm tuyệt tác của nó.

Nó/ Hương Lan(trước 75)
https://www.youtube.com/watch?v=n98W0I8bPb4

Ngày còn trong nước, tuổi thơ của tôi lớn lên bằng tiếng ru vọng cổ của cô người làm, tiếng ư ử xuyên vách “Hai mùa mưa” của chị bán chè đậu kế bên nhà, mỗi lúc chị đi tắm. Chị tâm sự với tôi, chị ghiền nghe Trang Mỹ Dung nức nở bài này lắm. Sau này lớn lên, tôi cũng đồng ý với chị không ai ăn đứt được tiếng hát TMD khi trình bày bài này. Giọng hát trầm trầm ấy, nhỏ từng hạt tinh thể nước mắt vào lòng người, tưới tẳm cho những cuộc tình tan vỡ, trổ đầy trái đắng nhân sinh. Sáng tác “Hai mùa mưa” của Lê Minh Bằng đến với tôi từ đó. Thêm một lý do nữa, tôi may mắn được quen nhỏ bạn cùng trường là em gái Trang Mỹ Dung, khiến “Hai mùa mưa” đi vào trí nhớ tôi như một ký ức ấm vui. Có lần tôi ghé căn nhà nhỏ bạn trong một ngõ hẻm ở Phú Nhuận. Tôi không được may mắn gặp chị Dung, vì chị vắng nhà. Tôi chỉ được thấy TMD qua tấm hình đen trắng, chụp người thiếu nữ có nụ cười buồn mênh mông giữa tường vôi trắng.

Hai Mùa Mưa/Trang Mỹ Dung(trước 75)
https://archive.org/details/tienghattra ... gtruoc1975

Phải nói là tác phẩm ông viết rất đa dạng, đủ mọi thể loại, cũng như thể điệu. Có một dạo tôi rất thích điệu Tango và say đắm tiếng hát Khánh Ly trong bài hát “Người thợ săn và đàn chim nhỏ”. Ca khúc này được ký tên Vương Đức Long, cũng là tên của nhóm Lê Minh Bằng, ca từ do Anh Bằng viết. Nhạc sĩ Lê Dinh kể: "Nhằm nói lên việc đối xử không mấy tốt đẹp - đôi khi hơi tàn bạo - của một vài cảnh sát viên, tuy nói là bạn dân, nhưng thường hay có thái độ hằn học, không đẹp với dân chúng, đặc biệt là người xử dụng công lộ và nhất là những phụ nữ mua gánh bán bưng... Trong óc tưởng tuợng của anh - người cảnh sát không phải là bạn dân - khi có cây súng trên tay, như người thợ săn và hà hiếp dân chúng mà anh so sánh như đàn chim, để rồi anh viết lời ca:

Một người thợ săn âm thầm mang súng lang thang vào rừng
Còn một bầy chim vô tình vẫn hót líu lo đùa chơi
Nào ngờ thợ săn đang cầm cây súng bắn lên cành cây
Chim chết chim lạc bầy...”

Riêng tôi và đa số người nghe không biết nghĩa bóng và câu chuyện liên hệ nhưng mỗi khi hát đến câu “Rồi người thợ săn âm thầm mang súng mang chim trở về, lề đường bầy chim không thù không oán, hót cho người nghe” lại thấy rưng rưng thương cảm đàn chim vô tội bị thảm sát. Ranh giới tử sinh, thiện ác, giữa cái chết của sinh vật này là cái sống còn của sinh vật kia vẫn là bài toán đố mơ hồ và tàn nhẫn chỉ có thượng đế mới có cơ may giải được. Tôi cảm nhận được nét nhân bản trong nhạc Anh Bằng như một đoá mai từ bi.

Người thợ săn và đàn chim nhỏ/Khánh Ly
https://www.youtube.com/watch?v=NqyIutwTSBE

Nhạc trữ tình của Anh Bằng đi sâu vào lòng người qua những ca khúc có nội dung thương thân trách phận, thất tình, cô đơn, buồn khổ hay xa cách. Sống trong thời ly loạn hầu hết những ca khúc của ông thấp thoáng màu áo trận của người lính chiến, của những biệt ly và lên đường như “Căn nhà ngoại ô”, Lẻ Bóng”, “Sầu lẻ bóng”, Đường khuya” hay “Nếu hai đứa mình”, “Giấc ngủ cô đơn”... Ông còn đề cao tình chiến hữu trong “Huynh đệ chi binh” hoặc vui buồn đời quân ngũ “Binh méo, cai tròn” hay hóm hỉnh như “Đánh cờ người”, tếu táo trong “Tập lái vespa” mà ban AVT thường trình diễn.

Lẻ bóng /Thanh Thúy(trước 75)
https://www.youtube.com/watch?v=8tvQnQVsr_8

Nhạc của ông không dừng lại ở tầng lớp những người bình dân mà còn ngưng đọng ở một tầng lớp chọn lọc khác, nhất là ở lãnh vực thơ phổ nhạc. Có lẽ ông rất thích thú trong dạng này. Có những bài thơ của các thi sĩ nổi tiếng đã được ông phổ nhạc khiến nhiều người mê đảo một thời như các bài “Khúc thuỵ du” của Du tử lê, “Trúc đào” của Nguyễn Tất Nhiên, “Ai bảo em là giai nhân” của Lưu Trọng Lư, “Anh biết em đi chẳng trở về” của Thái Can, “Hoa học trò” của Nhất Tuấn. Khi phổ nhạc các bài thơ, hầu hết, ông thường lấy ý, mượn ý, nhiều lắm là một hai câu và sau đó dùng ca từ riêng của mình kiểu như lối phóng tác mà nhà văn Hoàng Hải Thủy hay dùng trong tác phẩm của mình. Khi dịch lời nhạc ngoại quốc qua Việt cũng vậy, ông tạo một ngôn ngữ riêng mà vẫn giữ ý chính, như trong bài “Tình nồng cháy”, bản Anh Ngữ “Over and over”, do Cornell Haynes Jr, Jayson "KoKo" Bridges & James D. Hargrove song tác.

Tình nồng cháy/Ái Vân và tiếng đàn Vô Thường
https://www.youtube.com/watch?v=e6kY2ZN9r0Q

Khi di cư qua Hoa Kỳ, ông tiếp tục hoạt động âm nhạc với Trung tâm sản xuất và phát hành băng nhạc cassette Dạ Lan (1981-1990). ông còn cộng tác với Trung tâm Asia. Những nhạc phẩm ông viết sau này nói lên tâm sự, nỗi lòng hoài hương và những hình ảnh sinh hoạt hàng ngày của người con Việt sống lưu vong như “Căn gác lưu đày”, “Nước mắt quê hương”. Xúc động và phẫn khích trước thảm hoạ xâm lăng của Trung Quốc, ông hăng say sáng tác những ca khúc tích cực, rực lửa, khơi dậy lòng ái quốc, đấu tranh cho quê hương, dân tộc như “Phải lên tiếng”, “Cả nước đấu tranh”, “Hãy đứng lên”, “Tuổi trẻ Việt Nam”..v..v..

Phải lên tiếng/Hợp ca
https://www.youtube.com/watch?v=VRpjjWPP4eE

Hôm nay tôi ngồi đây viết lại những dòng tưởng niệm nhạc sĩ Anh Bằng như một nỗi nhớ, niềm thương kính với người cha, người chú hiền từ, đầy lòng nhân ái. Qua ánh nến lung linh tưởng niệm, hình ảnh người thanh niên xa Hà Nội năm nào, bỗng trở lại chấp chới đầy trời trên những khung nhạc chép giấy hoa tiên lượn bay. Bao nhiêu năm trải lòng, bấy nhiêu năm cảm xúc xôn xao góp phần xây dựng cho kim tự tháp âm nhạc Việt Nam, đáy kim tự tháp tượng trưng cho những người có nhạc được quần chúng mến mộ nhiều, cũng có tên Anh Bằng góp phần. Suốt một đời nghệ sĩ phục vụ và quay cuồng trong vòng xoáy quỹ đạo âm nhạc, có nhiều người đã phải quăng bút, gác đàn vào một góc tối nào đó vì nhiều lý do. Anh Bằng thì không, sức sáng tạo vẫn còn lấp lánh đâu đó thúc đẩy người nghệ sĩ, dù thính giác khiếm khuyết, vẫn ngồi xuống đẩy cung, đưa bậc, thơ dân gian, vần lục bát, điệu quan họ, vào làn hơi tân nhạc. Sáng tác mới “Mình ơi, em chẳng cho về” của Anh Bằng như một minh chứng. Tôi thấy được trong nhạc, ánh mắt dịu dàng nàng thiếu nữ Bắc Ninh, nụ tình lúng liếng níu kéo người đi, động lòng kẻ ở. Tôi trộm nghĩ tôi mà có phép màu quay ngược được thời gian, về lại xóm cổ Ba Mươi Sáu Phố Phường xưa, thay cô gái Hà nội của Anh Bằng, bằng mắt tình lúng liếng người con gái Bắc Ninh, ắt hẳn chàng thanh niên mười tám của “Nỗi lòng người đi” chẳng thể nào dứt áo vì câu “Mình ơi, em chẳng cho về”. Và chúng ta hẳn không có cơ hội trong đời được hát đi, hát lại những lời tha thiết cho tình yêu, cho đất cũ “Hà nội ơi, nào biết ra sao bây giờ. Ai đứng trông ai ven bờ, khua nước trong như ngày xưa”.

Trong một câu viết tình cờ tôi đọc được trên một ngôi mộ trong nghĩa trang Mạc Đĩnh Chi ngày còn bé, có viết “Chỉ sự quên lãng của người ở lại, mới làm mờ hình bóng kẻ ra đi”. Có lẽ sự ra đi của ông khó mờ phai trong tâm tưởng những người từng quen biết ông, nhất là những người từng hát, từng mến mộ những ca khúc của ông.
Trịnh Thanh Thủy
Tháng 11, 2015
- Học Mà Không Suy Nghĩ Sẽ Nghĩ Sai,
Suy Nghĩ Mà Không Học Sẽ Có Nhiều Thắc Mắc...
- Không Biết Lễ, Không Lầy Gì để Lập Thân,
Không Biết Phải Trái, Không Lấy Gì Để Biết Người
Hình đại diện của thành viên
tancogiaoduyen
Site Admin
Site Admin
Bài viết: 41705
Ngày tham gia: Hai T4 12, 2004 5:00 pm
Đến từ: U.S.A
Tiếp xúc:

Re: Nhạc sĩ Anh Bằng lâm trọng bệnh - ĐÃ RA ĐI...

Bài viết chưa xem by tancogiaoduyen »

Trên ngàn người tiễn đưa nhạc sĩ Anh Bằng đi xa

XEM TIẾP
vuongvu
Forum Mod
Forum Mod
Bài viết: 3545
Ngày tham gia: Chủ nhật T9 06, 2009 7:19 am
Đến từ: Châu Âu

Re: Nhạc sĩ Anh Bằng lâm trọng bệnh - ĐÃ RA ĐI...

Bài viết chưa xem by vuongvu »

Tang Lễ nhạc sĩ Anh Bằng .

[youtubebb]gQhZDt_FTRA[/youtubebb]
Hình đại diện của thành viên
tancogiaoduyen
Site Admin
Site Admin
Bài viết: 41705
Ngày tham gia: Hai T4 12, 2004 5:00 pm
Đến từ: U.S.A
Tiếp xúc:

Re: Nhạc sĩ Anh Bằng lâm trọng bệnh - ĐÃ RA ĐI...

Bài viết chưa xem by tancogiaoduyen »

[7mau]TƯỞNG NHỚ NHẠC SĨ ANH BẰNG[/7mau]

[center][youtube]http://www.youtube.com/watch?v=6XFT84vb-Lc[/youtube][/center]
Đăng trả lời

Quay về