THE ONLY FORUM FOR CLVN LOVERS
Diễn đàn dang được nâng cấp . Thân mời các bạn TV vào xem và sử dụng.
Hãy click vào Quick links phía bên trên tay trái để bắt đầu
Nếu thấy có gì xin báo cho tcgd biết để sửa chữa cho kịp thời nhen các bạn.
Cám ơn các bạn
Cố NSƯT Kim Ngọc: “Nữ quái kiệt” chân thành
Nội quy chuyên mục
THÀNH VIÊN CLVN CHÚ Ý !
1- Bài viết phải luôn luôn bỏ dấu cho dễ đọc, viết không dấu sẽ bị xóa. Xem chỉ dẫn cách bỏ dấu taị đây.
2- Không đưa nguyên link từ các nơi khác vào - Không viết toàn chữ hoa hoặc liên tục không chấm phết.
3- Ghi rõ nguồn các bài được đưa lên là bắt buộc - Tránh những lời lẽ quá khích.
4- Mỗi thành viên chỉ được dùng một nick - Không nên đưa nhiều bài lắt nhắt liên tiếp từ cùng một thành viên.
5- Đừng dùng quote (trích dẫn) để trả lời khi 2 bài liên tiếp nhau - Tránh quote nhiều lần cùng một hình ảnh.
6- Không dùng màu đỏ trừ phi đó là tựa đề của một bài mới - Nên tạo chữ ký đẹp, cân đối, dễ nhìn.
7- Thắc mắc về bài bị xoá post trên diễn đàn đều cũng sẽ bị xoá. Trực tiếp liên lạc với Ban Điều Hành nếu cần.
8- Mọi thành viên đều cùng một nhà CLVN nên việc cư xữ hoà nhã với nhau là cần thiết dù ý kiến có dị biệt.
1- Bài viết phải luôn luôn bỏ dấu cho dễ đọc, viết không dấu sẽ bị xóa. Xem chỉ dẫn cách bỏ dấu taị đây.
2- Không đưa nguyên link từ các nơi khác vào - Không viết toàn chữ hoa hoặc liên tục không chấm phết.
3- Ghi rõ nguồn các bài được đưa lên là bắt buộc - Tránh những lời lẽ quá khích.
4- Mỗi thành viên chỉ được dùng một nick - Không nên đưa nhiều bài lắt nhắt liên tiếp từ cùng một thành viên.
5- Đừng dùng quote (trích dẫn) để trả lời khi 2 bài liên tiếp nhau - Tránh quote nhiều lần cùng một hình ảnh.
6- Không dùng màu đỏ trừ phi đó là tựa đề của một bài mới - Nên tạo chữ ký đẹp, cân đối, dễ nhìn.
7- Thắc mắc về bài bị xoá post trên diễn đàn đều cũng sẽ bị xoá. Trực tiếp liên lạc với Ban Điều Hành nếu cần.
8- Mọi thành viên đều cùng một nhà CLVN nên việc cư xữ hoà nhã với nhau là cần thiết dù ý kiến có dị biệt.
- meoxu
- Global Mod
- Bài viết: 7921
- Ngày tham gia: Năm T1 04, 2007 4:00 pm
- Đến từ: Châu Âu
Cố NSƯT Kim Ngọc: “Nữ quái kiệt” chân thành
Cố NSƯT Kim Ngọc: “Nữ quái kiệt” chân thành
- Trong nghệ thuật, cô Kim Ngọc là người nghệ sĩ hết lòng với những vai diễn. Trong cuộc sống, cô là người rất mực chân thành, hiếu thảo với cha mẹ, hết lòng vì bè bạn, có nghĩa với thầy.
Soạn giả Viễn Châu nhớ lại, thời kinh tế còn khó khăn, một trưa hè nắng đổ lửa, cô Kim Ngọc đạp xe từ chợ Giồng Ông Tố tới nhà biếu ông một ký thịt: “Thím bảy kho để chú và các em ăn. Nhà con bán thịt mà, hôm nào đi ngang, con sẽ biếu nữa”.
[center]
Cô Kim Ngọc trong ngày cưới của con trai
Giọng ca lảnh lót[/center]
Cố NSƯT Kim Ngọc tên đầy đủ là Lê Thị Kim Ngọc, sinh năm 1946 tại chợ Giồng Ông Tố, quận Thủ Đức (nay là Q. 2, TP.HCM). Cô là con thứ hai trong gia đình có tới 14 anh chị em - với tên gọi được cha cô đặt theo hai câu liễn: Hoàng - Ngọc - Ẩn - Non - Côn - Vàng - Cầm - Nơi - Hoa - Lệ - Thủy - Triều - Phượng - Nở, với ý nghĩa nôm na: “Hòn ngọc ẩn ở núi Côn không sánh bằng nước mắt người tình trong mùa hoa phượng”. Ngay từ nhỏ, cô Kim Ngọc đã biết đỡ đần mẹ từ việc buôn bán thịt heo ở chợ cho đến việc chăm sóc cho các em. Sau này, ở thời điểm kinh tế khó khăn, cô vẫn bươn bả quay lại nghề bán thịt của mẹ để nuôi cả gia đình.
Hồi ấy, nhà cô kế nhà ông Ba Xậy, có máy hát dĩa quay bằng tay, thường phát bài vọng cổ của danh ca Út Trà Ôn: Tôn Tẩn giả điên, Thái sư Văn Trọng giáng thập điều, Tình anh bán chiếu… cô nghe riết rồi đâm ghiền. Lúc ngồi giặt áo quần cho các em, cô lại mang mấy bài vọng cổ học lóm đó ra nghêu ngao. Tình cờ, trong xóm có “thầy” Minh Thành là thợ hớt tóc nhưng rành cổ nhạc, thấy cô có hơi ca tốt mà không rành nhịp điệu và bài bản nên gọi sang dạy ca ba nam, sáu bắc và vọng cổ. Khi rành rẽ các bài cổ nhạc, cô Kim Ngọc được thầy Minh Thành và cha dẫn đi ca tài tử góp vui các buổi tiệc trong xóm.
Năm 1962, ông bầu Ba Bản thành lập đoàn Thủ Đô, nghe đồn về giọng ca lảnh lót của cô, bèn đến nhà xin cha mẹ cho cô theo đoàn ông học hát. Gánh hát Thủ Đô, dù mới thành lập nhưng quy tụ rất nhiều đào kép thượng thặng nên cô Kim Ngọc chỉ được cho ngâm thơ hậu trường hay ca vọng cổ ngoài màn. Sau này, cô về đoàn hát Trùng Dương, rồi theo đoàn Tuấn Kiệt hát chung với nghệ sĩ Phương Quang, Phượng Liên. Phát hiện được tài năng của cô Kim Ngọc, ông bầu Minh Bằng đã đến mời cô hát chính cho đoàn với công-tra 10.000 đồng. Cô đã đưa hết số tiền đó cho cha mẹ nuôi các em ăn học. Vở tuồng đầu tiên cô hát là vở Trăng lên đỉnh núi, hát cặp với kép chánh Trọng Sỹ.
Tuy nhiên, tài năng của cô Kim Ngọc chỉ tỏa sáng khi cô về với đoàn Dạ Lý Hương của ông bầu Xuân. Vai Chu Chỉ Nhược do cô đóng trong tuồng Cô gái Đồ Long (soạn giả Hà Triều - Hoa Phượng) cùng với nghệ sĩ Tấn Tài (vai Vô Kỵ) và nghệ sĩ Ngọc Giàu (vai Triệu Minh) đã làm cho bảng hiệu Dạ Lý Hương rực sáng. Điều này khiến các đoàn hát thượng thặng thời ấy như Thanh Minh Thanh Nga, Kim Chung, Thủ Đô phải mệt nhoài đối phó.
Với nét mặt xinh tươi sắc sảo, giọng ca lanh lảnh, hơi rông, điêu luyện, thời điểm đó, cô Kim Ngọc được báo chí kịch trường và giới mộ điệu ca ngợi không ngớt. Đến năm 1973, 1974, khi nhật báo Trắng Đen của ông chủ báo Việt Định Phương tổ chức giải thưởng văn nghệ Kim Khánh thì suốt hai năm liền, cô Kim Ngọc được khán thính giả bỏ phiếu tặng thưởng huy chương Kim Khánh.
Trong quãng đời làm đào, cô Kim Ngọc từng đóng khá nhiều vai, nhưng có lẽ vai diễn ghi dấu tên tuổi của cô trong lòng khán giả nhất là vai Mai Đình trong vở Hàn Mặc Tử do soạn giả Viễn Châu viết (công diễn 1970). Khán giả xem cô đóng xong càng thương cô hơn, còn soạn giả Viễn Châu hễ gặp cô là hồ hởi gọi “Mai Đình của tôi”. Dù nhận được nhiều lời khen ngợi nhưng cô Kim Ngọc vẫn chân thành, mộc mạc như ngày nào, vẫn “cười giòn giã, tiếng cười không mang một sự hơn thua, sân si nào trong cuộc đời nghệ sĩ”.
Nỗi niềm ẩn sau nụ cười
Năm 1972, khi gánh Bạch Tuyết - Hùng Cường công diễn tuồng Trăng thề vườn Thúy (soạn giả Quy Sắc - Mộc Linh) tại rạp Quốc Thanh thì hề Tùng Lâm bị té xe gãy tay. Để đảm bảo vở diễn đúng giờ, cô Kim Ngọc tình nguyện đóng thế vai Tiểu Đồng cho hề Tùng Lâm. Cách diễn tưng tửng với hàm râu quặp cố tình rớt lên rớt xuống của cô khiến khán giả cười nghiêng ngả. Sau vai diễn ấy, cô được khán giả gọi chết với cái tên “nữ quái kiệt”. Cũng từ đó, cô bén duyên nghệ thuật tấu hài và gắn bó với nó cho đến cuối đời.
[center]
Chân dung cố nghệ sĩ Kim Ngọc khi còn trẻ và lúc về già[/center]
Trong những năm 80 của thế kỷ XX, cố nghệ sĩ Kim Ngọc và nghệ sĩ Quốc Hòa trở thành một “cặp bài trùng” được khán giả yêu thích, cổ vũ nồng nhiệt trên các sân khấu hài. Khi Đài truyền hình TP.HCM khởi dựng chương trình Trong nhà ngoài phố, cô Kim Ngọc chính là một trong những nghệ sĩ thuộc thế hệ đầu tham gia và để lại nhiều ấn tượng trong lòng khán giả. Vai bà Tư xả láng với giọng cười giòn tan, đầy lạc quan của cô trong vở Những mối tình trắc trở đã khiến không ít khán giả khoái trá mỗi khi nhắc đến.
Nói cười vui vẻ trên sân khấu là thế, nhưng trong cuộc sống, nghệ sĩ Kim Ngọc lại là người đa sầu đa cảm. Khi cuộc hôn nhân với người chồng đầu tiên tan vỡ thì cô con gái đầu lòng - Kim Ngân - theo cô, còn Huệ Phương - người con trai kế - theo cha (nghệ sĩ Hoàng Long) sang Pháp định cư từ năm 9 tuổi cho đến nay.
Khoảng năm 1980, khi đi hát chung trong đoàn Thanh Tú – Trang Bích Liễu thì nhạc sĩ Đức Lang - đờn chánh cho đoàn “trồng cây si” cô. Qua vài bến diễn, nhạc sĩ chân thành ngỏ ý xin cưới cô và được các bạn diễn hết sức tán thành. Chiều theo ý trời và lòng người, cô Kim Ngọc bước thêm bước nữa và đã có một cuộc sống hạnh phúc bên người chồng rất mực yêu thương và chiều vợ. Họ có với nhau một người con đa tài là diễn viên Hiếu Hiền. Hai mẹ con - hai nghệ sĩ thuộc hai thế hệ - tiếp nối, hỗ trợ nhau trở thành cặp diễn hài ăn khách nhất với các tiểu phẩm Bà bầu liều mạng, Hoa hậu vũ trụ, Câu chuyện cái tivi… Hạnh phúc lớn nhất của cố nghệ sĩ Kim Ngọc chính là thấy con trai trưởng thành, biết sống chan hòa với cuộc đời và được nhiều khán giả yêu mến.
Thế nhưng, trong thâm tâm cô cũng chưa bao giờ thôi trăn trở về Huệ Phương - đứa con trai đã phải sống xa cô từ nhỏ. “Tội cho con tôi, sống xa mẹ, một mình tự lập trên xứ người, thiếu thốn tình thương của mẹ...” - cô từng ngậm ngùi. “Làm cha mẹ không ai muốn con mình chia ly. Nhiều đêm nhìn Hiếu Hiền ngủ say, tôi lại nhớ đến Phương, rồi nhớ đến Hà - đứa con trai đã chết đuối vì té ao năm lên 6 tuổi, là em của Ngân, anh của Phương - tôi không thể ngủ ngon giấc...”.
Cô từng tâm sự: “Giao thừa năm nào, Phương cũng gọi điện thoại về chúc tết tôi, anh Đức Lang và các em. Phương thương và kính trọng ông xã sau này của tôi như cha ruột, yêu thương Ngân và Hiếu Hiền lắm... Sau tết, tôi làm lễ mừng thọ mẹ tôi 90 tuổi, chắc chắn sẽ gọi con về để cả nhà sum họp...”.
NSƯT Kim Ngọc thành danh từ những vai diễn như Chu Chỉ Nhược (Cô gái Đồ Long), Mai Đình (Hàn Mặc Tử), Tiểu Đồng (Trăng thề vườn Thúy), Kim Liên (Kiều Nguyệt Nga), Hiệu úy Kỳ Hoa (Thái hậu Dương Vân Nga), cô Tư Điểu (Tình mẫu tử), Sen (Đoạn tuyệt),...
Vậy mà, dự định ấy đã không thực hiện được… Cô vĩnh viễn ra đi vào ngày 16.1.2011 sau cơn đột quỵ trong một buổi diễn. Lúc nhập quan, người nhà thay nhau vuốt mặt nhưng cô không chịu nhắm mắt. Chị Kim Ngân - con gái cô - nghẹn ngào: “Em tôi làm diễn viên xiếc, ảo thuật, đồng thời làm bầu đoàn xiếc chuyên biểu diễn khắp nơi trên một chiếc ô tô, kéo theo sân khấu lưu động. Tối 16.1, đã sắp đến giờ làm lễ nhập quan mà bà cứ mở mắt hoài như nuối tiếc điều gì. Tôi đã điện thoại di động cho ba tôi và áp sát máy điện thoại vào tai bà, như để ba tôi nói lời cuối với vong linh của mẹ tôi, rằng Phương sẽ về thọ tang, đến lúc đó, bà mới nhắm mắt”.
Ngày tiễn đưa cô, mẹ cô - bà Bùi Thị Sáu - ngồi lặng lẽ bên quan tài. Bà không còn nước mắt để khóc, bởi trước đó không lâu, người con gái thứ hai của bà cũng đã lặng lẽ ra đi... Có giọt nước mắt nào nhiều nỗi niềm bằng giọt nước mắt của người đầu bạc tiễn kẻ đầu xanh? Nhưng, tôi tin, người mất chỉ thật sự chết đi khi trái tim người còn sống không còn họ… Nơi nào cô Kim Ngọc tới đều có tiếng cười. Và tiếng cười ấy sẽ mãi vang vọng trên cõi tạm này…
[right]Mai Chi (Dòng Đời)[/right]
- Trong nghệ thuật, cô Kim Ngọc là người nghệ sĩ hết lòng với những vai diễn. Trong cuộc sống, cô là người rất mực chân thành, hiếu thảo với cha mẹ, hết lòng vì bè bạn, có nghĩa với thầy.
Soạn giả Viễn Châu nhớ lại, thời kinh tế còn khó khăn, một trưa hè nắng đổ lửa, cô Kim Ngọc đạp xe từ chợ Giồng Ông Tố tới nhà biếu ông một ký thịt: “Thím bảy kho để chú và các em ăn. Nhà con bán thịt mà, hôm nào đi ngang, con sẽ biếu nữa”.
[center]
Cô Kim Ngọc trong ngày cưới của con trai
Giọng ca lảnh lót[/center]
Cố NSƯT Kim Ngọc tên đầy đủ là Lê Thị Kim Ngọc, sinh năm 1946 tại chợ Giồng Ông Tố, quận Thủ Đức (nay là Q. 2, TP.HCM). Cô là con thứ hai trong gia đình có tới 14 anh chị em - với tên gọi được cha cô đặt theo hai câu liễn: Hoàng - Ngọc - Ẩn - Non - Côn - Vàng - Cầm - Nơi - Hoa - Lệ - Thủy - Triều - Phượng - Nở, với ý nghĩa nôm na: “Hòn ngọc ẩn ở núi Côn không sánh bằng nước mắt người tình trong mùa hoa phượng”. Ngay từ nhỏ, cô Kim Ngọc đã biết đỡ đần mẹ từ việc buôn bán thịt heo ở chợ cho đến việc chăm sóc cho các em. Sau này, ở thời điểm kinh tế khó khăn, cô vẫn bươn bả quay lại nghề bán thịt của mẹ để nuôi cả gia đình.
Hồi ấy, nhà cô kế nhà ông Ba Xậy, có máy hát dĩa quay bằng tay, thường phát bài vọng cổ của danh ca Út Trà Ôn: Tôn Tẩn giả điên, Thái sư Văn Trọng giáng thập điều, Tình anh bán chiếu… cô nghe riết rồi đâm ghiền. Lúc ngồi giặt áo quần cho các em, cô lại mang mấy bài vọng cổ học lóm đó ra nghêu ngao. Tình cờ, trong xóm có “thầy” Minh Thành là thợ hớt tóc nhưng rành cổ nhạc, thấy cô có hơi ca tốt mà không rành nhịp điệu và bài bản nên gọi sang dạy ca ba nam, sáu bắc và vọng cổ. Khi rành rẽ các bài cổ nhạc, cô Kim Ngọc được thầy Minh Thành và cha dẫn đi ca tài tử góp vui các buổi tiệc trong xóm.
Năm 1962, ông bầu Ba Bản thành lập đoàn Thủ Đô, nghe đồn về giọng ca lảnh lót của cô, bèn đến nhà xin cha mẹ cho cô theo đoàn ông học hát. Gánh hát Thủ Đô, dù mới thành lập nhưng quy tụ rất nhiều đào kép thượng thặng nên cô Kim Ngọc chỉ được cho ngâm thơ hậu trường hay ca vọng cổ ngoài màn. Sau này, cô về đoàn hát Trùng Dương, rồi theo đoàn Tuấn Kiệt hát chung với nghệ sĩ Phương Quang, Phượng Liên. Phát hiện được tài năng của cô Kim Ngọc, ông bầu Minh Bằng đã đến mời cô hát chính cho đoàn với công-tra 10.000 đồng. Cô đã đưa hết số tiền đó cho cha mẹ nuôi các em ăn học. Vở tuồng đầu tiên cô hát là vở Trăng lên đỉnh núi, hát cặp với kép chánh Trọng Sỹ.
Tuy nhiên, tài năng của cô Kim Ngọc chỉ tỏa sáng khi cô về với đoàn Dạ Lý Hương của ông bầu Xuân. Vai Chu Chỉ Nhược do cô đóng trong tuồng Cô gái Đồ Long (soạn giả Hà Triều - Hoa Phượng) cùng với nghệ sĩ Tấn Tài (vai Vô Kỵ) và nghệ sĩ Ngọc Giàu (vai Triệu Minh) đã làm cho bảng hiệu Dạ Lý Hương rực sáng. Điều này khiến các đoàn hát thượng thặng thời ấy như Thanh Minh Thanh Nga, Kim Chung, Thủ Đô phải mệt nhoài đối phó.
Với nét mặt xinh tươi sắc sảo, giọng ca lanh lảnh, hơi rông, điêu luyện, thời điểm đó, cô Kim Ngọc được báo chí kịch trường và giới mộ điệu ca ngợi không ngớt. Đến năm 1973, 1974, khi nhật báo Trắng Đen của ông chủ báo Việt Định Phương tổ chức giải thưởng văn nghệ Kim Khánh thì suốt hai năm liền, cô Kim Ngọc được khán thính giả bỏ phiếu tặng thưởng huy chương Kim Khánh.
Trong quãng đời làm đào, cô Kim Ngọc từng đóng khá nhiều vai, nhưng có lẽ vai diễn ghi dấu tên tuổi của cô trong lòng khán giả nhất là vai Mai Đình trong vở Hàn Mặc Tử do soạn giả Viễn Châu viết (công diễn 1970). Khán giả xem cô đóng xong càng thương cô hơn, còn soạn giả Viễn Châu hễ gặp cô là hồ hởi gọi “Mai Đình của tôi”. Dù nhận được nhiều lời khen ngợi nhưng cô Kim Ngọc vẫn chân thành, mộc mạc như ngày nào, vẫn “cười giòn giã, tiếng cười không mang một sự hơn thua, sân si nào trong cuộc đời nghệ sĩ”.
Nỗi niềm ẩn sau nụ cười
Năm 1972, khi gánh Bạch Tuyết - Hùng Cường công diễn tuồng Trăng thề vườn Thúy (soạn giả Quy Sắc - Mộc Linh) tại rạp Quốc Thanh thì hề Tùng Lâm bị té xe gãy tay. Để đảm bảo vở diễn đúng giờ, cô Kim Ngọc tình nguyện đóng thế vai Tiểu Đồng cho hề Tùng Lâm. Cách diễn tưng tửng với hàm râu quặp cố tình rớt lên rớt xuống của cô khiến khán giả cười nghiêng ngả. Sau vai diễn ấy, cô được khán giả gọi chết với cái tên “nữ quái kiệt”. Cũng từ đó, cô bén duyên nghệ thuật tấu hài và gắn bó với nó cho đến cuối đời.
[center]
Chân dung cố nghệ sĩ Kim Ngọc khi còn trẻ và lúc về già[/center]
Trong những năm 80 của thế kỷ XX, cố nghệ sĩ Kim Ngọc và nghệ sĩ Quốc Hòa trở thành một “cặp bài trùng” được khán giả yêu thích, cổ vũ nồng nhiệt trên các sân khấu hài. Khi Đài truyền hình TP.HCM khởi dựng chương trình Trong nhà ngoài phố, cô Kim Ngọc chính là một trong những nghệ sĩ thuộc thế hệ đầu tham gia và để lại nhiều ấn tượng trong lòng khán giả. Vai bà Tư xả láng với giọng cười giòn tan, đầy lạc quan của cô trong vở Những mối tình trắc trở đã khiến không ít khán giả khoái trá mỗi khi nhắc đến.
Nói cười vui vẻ trên sân khấu là thế, nhưng trong cuộc sống, nghệ sĩ Kim Ngọc lại là người đa sầu đa cảm. Khi cuộc hôn nhân với người chồng đầu tiên tan vỡ thì cô con gái đầu lòng - Kim Ngân - theo cô, còn Huệ Phương - người con trai kế - theo cha (nghệ sĩ Hoàng Long) sang Pháp định cư từ năm 9 tuổi cho đến nay.
Khoảng năm 1980, khi đi hát chung trong đoàn Thanh Tú – Trang Bích Liễu thì nhạc sĩ Đức Lang - đờn chánh cho đoàn “trồng cây si” cô. Qua vài bến diễn, nhạc sĩ chân thành ngỏ ý xin cưới cô và được các bạn diễn hết sức tán thành. Chiều theo ý trời và lòng người, cô Kim Ngọc bước thêm bước nữa và đã có một cuộc sống hạnh phúc bên người chồng rất mực yêu thương và chiều vợ. Họ có với nhau một người con đa tài là diễn viên Hiếu Hiền. Hai mẹ con - hai nghệ sĩ thuộc hai thế hệ - tiếp nối, hỗ trợ nhau trở thành cặp diễn hài ăn khách nhất với các tiểu phẩm Bà bầu liều mạng, Hoa hậu vũ trụ, Câu chuyện cái tivi… Hạnh phúc lớn nhất của cố nghệ sĩ Kim Ngọc chính là thấy con trai trưởng thành, biết sống chan hòa với cuộc đời và được nhiều khán giả yêu mến.
Thế nhưng, trong thâm tâm cô cũng chưa bao giờ thôi trăn trở về Huệ Phương - đứa con trai đã phải sống xa cô từ nhỏ. “Tội cho con tôi, sống xa mẹ, một mình tự lập trên xứ người, thiếu thốn tình thương của mẹ...” - cô từng ngậm ngùi. “Làm cha mẹ không ai muốn con mình chia ly. Nhiều đêm nhìn Hiếu Hiền ngủ say, tôi lại nhớ đến Phương, rồi nhớ đến Hà - đứa con trai đã chết đuối vì té ao năm lên 6 tuổi, là em của Ngân, anh của Phương - tôi không thể ngủ ngon giấc...”.
Cô từng tâm sự: “Giao thừa năm nào, Phương cũng gọi điện thoại về chúc tết tôi, anh Đức Lang và các em. Phương thương và kính trọng ông xã sau này của tôi như cha ruột, yêu thương Ngân và Hiếu Hiền lắm... Sau tết, tôi làm lễ mừng thọ mẹ tôi 90 tuổi, chắc chắn sẽ gọi con về để cả nhà sum họp...”.
NSƯT Kim Ngọc thành danh từ những vai diễn như Chu Chỉ Nhược (Cô gái Đồ Long), Mai Đình (Hàn Mặc Tử), Tiểu Đồng (Trăng thề vườn Thúy), Kim Liên (Kiều Nguyệt Nga), Hiệu úy Kỳ Hoa (Thái hậu Dương Vân Nga), cô Tư Điểu (Tình mẫu tử), Sen (Đoạn tuyệt),...
Vậy mà, dự định ấy đã không thực hiện được… Cô vĩnh viễn ra đi vào ngày 16.1.2011 sau cơn đột quỵ trong một buổi diễn. Lúc nhập quan, người nhà thay nhau vuốt mặt nhưng cô không chịu nhắm mắt. Chị Kim Ngân - con gái cô - nghẹn ngào: “Em tôi làm diễn viên xiếc, ảo thuật, đồng thời làm bầu đoàn xiếc chuyên biểu diễn khắp nơi trên một chiếc ô tô, kéo theo sân khấu lưu động. Tối 16.1, đã sắp đến giờ làm lễ nhập quan mà bà cứ mở mắt hoài như nuối tiếc điều gì. Tôi đã điện thoại di động cho ba tôi và áp sát máy điện thoại vào tai bà, như để ba tôi nói lời cuối với vong linh của mẹ tôi, rằng Phương sẽ về thọ tang, đến lúc đó, bà mới nhắm mắt”.
Ngày tiễn đưa cô, mẹ cô - bà Bùi Thị Sáu - ngồi lặng lẽ bên quan tài. Bà không còn nước mắt để khóc, bởi trước đó không lâu, người con gái thứ hai của bà cũng đã lặng lẽ ra đi... Có giọt nước mắt nào nhiều nỗi niềm bằng giọt nước mắt của người đầu bạc tiễn kẻ đầu xanh? Nhưng, tôi tin, người mất chỉ thật sự chết đi khi trái tim người còn sống không còn họ… Nơi nào cô Kim Ngọc tới đều có tiếng cười. Và tiếng cười ấy sẽ mãi vang vọng trên cõi tạm này…
[right]Mai Chi (Dòng Đời)[/right]
- Trunganh
- Thành viên kỳ cựu
- Bài viết: 6554
- Ngày tham gia: Tư T12 01, 2004 4:00 pm
- Đến từ: Phờ - Lăng - Sa
- Tiếp xúc:
Re: Cố NSƯT Kim Ngọc: “Nữ quái kiệt” chân thành
Nguồn : 아부
[youtubebb]fEAxLFBk0H4[/youtubebb]
Các Nghệ Sĩ Bạch Mai - Xuân Yến - Thanh Thế - Thanh Hoàng - Xuân Thu cùng con gái cố Quái Kiệt Kim Ngọc là Kim Ngân diển trích đoạn vủ đạo tuồng Chung Vô Diệm trước bàn thờ Ns Kim Ngọc .
[youtubebb]fEAxLFBk0H4[/youtubebb]
Các Nghệ Sĩ Bạch Mai - Xuân Yến - Thanh Thế - Thanh Hoàng - Xuân Thu cùng con gái cố Quái Kiệt Kim Ngọc là Kim Ngân diển trích đoạn vủ đạo tuồng Chung Vô Diệm trước bàn thờ Ns Kim Ngọc .
- khoi
- Site Admin
- Bài viết: 21655
- Ngày tham gia: Sáu T5 07, 2004 5:00 pm
- Đến từ: Thành Phố Sương Mù ...
- Tiếp xúc:
Nghệ sĩ hội tụ tưởng nhớ "nữ quái kiệt" Kim Ngọc
[7mau]Nghệ sĩ hội tụ tưởng nhớ "nữ quái kiệt" Kim Ngọc[/7mau]
Tin-Ảnh: Thanh Hiệp - 02/02/2015 10:33
(NLĐO) - Chiều 1-2, đông đảo nghệ sĩ đến nhà riêng của diễn viên Hiếu Hiền thắp hương tưởng nhớ cố nghệ sĩ Kim Ngọc trong ngày giỗ thứ tư của bà.
NS Hoài Linh xúc động nhớ về một người nghệ sĩ mà anh gọi là mẹ
Trước đó, diễn viên Hiếu Hiền và vợ đến thăm mộ mẹ, anh thổ lộ: “4 năm rồi tôi luôn nhớ về mẹ tôi, mỗi khi ra sàn diễn hoặc đứng trước ống kính tôi đều khấn nguyện bà".
"Gọi bà là ngôi sao nghe có vẽ "trái khoáy" nhưng trong làng hài hễ nhắc đến "nữ quái kiệt" Kim Ngọc với hàng chục biệt danh: Chu Chỉ Nhược (Cô gái Đồ Long), Bà Tư Xả láng (Những mối tình trắc trở), Thiên Lôi (Táo quân), Bà Lý (Ngao- Sò- Ốc- Hến)... khán giả mộ điệu ai cũng biết và yêu thích nét diễn hài tỉnh queo, duyên dáng của bà” – Kiều Oanh cho biết.
NS Kiều Oanh, Hoàng Nhất và ca sĩ Lâm Hùng thắp hương tưởng nhớ cố NS Kim Ngọc
NS Hiếu Hiền dẫn con trai đến viếng mộ mẹ
Riêng với NSND Lệ Thủy, bà vẫn nhớ nghệ sĩ Kim Ngọc được ba má cho theo nghề bán thịt heo ở chợ Giồng Ông Tố nhưng mê ca cổ từ nhỏ và thường hát nghêu ngao những bài vọng cổ học lóm qua radio. Năm 1962 sau khi được nghệ nhân Minh Thành, chuyên nghề hớt tóc trong làng dạy ca vọng cổ, nghệ sĩ Kim Ngọc đã được ông bầu Ba Bảng mời về gánh hát.
"Chị rời cái sập thịt heo ở Giồng Ông Tố mà nước mắt chảy ròng ròng. Vì trên cái sập đó, ban ngày chị đứng bán, buổi trưa dọn rửa làm sân khấu tập ca, tập đóng tuồng bắt chước cậu Mười Út Trà Ôn, cô Ba Trà Vinh, cô Năm Cần Thơ ca ra bộ, buổi tối nằm ru em... Cả ngày quen thân với cái sập thịt, nay phải ra đi, xa ngôi nhà nhỏ thân thương của mình. Theo thời gian, chị về gánh Minh Bằng lãnh 10 ngàn đồng tiền công-tra, được đóng chánh với kép Trọng Sỹ (khai trương vở Trăng lên khỏi núi). Ba má chị vui mừng lắm, vì nhờ nghề hát mà chị phụ ba má nuôi 14 miệng ăn” - NSND Lệ Thủy kể.
NSND Lệ Thủy bế con trai của NS Hiếu Hiền trong ngày giỗ lần thứ 4 của cố NS Kim Ngọ
“Tôi thật sự khâm phục nghệ sĩ Kim Ngọc, có thể nói từ hai bàn tay trắng, là tấm gương sáng cho các con chị noi theo trong cuộc sống” – Khánh Hoàng đến thắp hương và nhắc đến người nghệ sĩ đã cống hiến cả đời cho sân khấu.
Cùng ngày con gái của NS Kim Ngọc là Kim Ngân cũng đã tổ chức một suất diễn văn nghệ tại một công ty do cô làm giám đốc ở Bình Dương để tưởng nhớ mẹ. Đông đảo công nhân đã được nghỉ ca để tham dự chương trình văn nghệ và Kim Ngân đã diễn lại những vai mẹ cô đã từng thể hiện thành công.
Vợ chồng NSND Lệ Thủy đến dự đám giỗ lần thứ 4 của cố NS Kim Ngọc
Tin-Ảnh: Thanh Hiệp - 02/02/2015 10:33
(NLĐO) - Chiều 1-2, đông đảo nghệ sĩ đến nhà riêng của diễn viên Hiếu Hiền thắp hương tưởng nhớ cố nghệ sĩ Kim Ngọc trong ngày giỗ thứ tư của bà.
NS Hoài Linh xúc động nhớ về một người nghệ sĩ mà anh gọi là mẹ
Trước đó, diễn viên Hiếu Hiền và vợ đến thăm mộ mẹ, anh thổ lộ: “4 năm rồi tôi luôn nhớ về mẹ tôi, mỗi khi ra sàn diễn hoặc đứng trước ống kính tôi đều khấn nguyện bà".
"Gọi bà là ngôi sao nghe có vẽ "trái khoáy" nhưng trong làng hài hễ nhắc đến "nữ quái kiệt" Kim Ngọc với hàng chục biệt danh: Chu Chỉ Nhược (Cô gái Đồ Long), Bà Tư Xả láng (Những mối tình trắc trở), Thiên Lôi (Táo quân), Bà Lý (Ngao- Sò- Ốc- Hến)... khán giả mộ điệu ai cũng biết và yêu thích nét diễn hài tỉnh queo, duyên dáng của bà” – Kiều Oanh cho biết.
NS Kiều Oanh, Hoàng Nhất và ca sĩ Lâm Hùng thắp hương tưởng nhớ cố NS Kim Ngọc
NS Hiếu Hiền dẫn con trai đến viếng mộ mẹ
Riêng với NSND Lệ Thủy, bà vẫn nhớ nghệ sĩ Kim Ngọc được ba má cho theo nghề bán thịt heo ở chợ Giồng Ông Tố nhưng mê ca cổ từ nhỏ và thường hát nghêu ngao những bài vọng cổ học lóm qua radio. Năm 1962 sau khi được nghệ nhân Minh Thành, chuyên nghề hớt tóc trong làng dạy ca vọng cổ, nghệ sĩ Kim Ngọc đã được ông bầu Ba Bảng mời về gánh hát.
"Chị rời cái sập thịt heo ở Giồng Ông Tố mà nước mắt chảy ròng ròng. Vì trên cái sập đó, ban ngày chị đứng bán, buổi trưa dọn rửa làm sân khấu tập ca, tập đóng tuồng bắt chước cậu Mười Út Trà Ôn, cô Ba Trà Vinh, cô Năm Cần Thơ ca ra bộ, buổi tối nằm ru em... Cả ngày quen thân với cái sập thịt, nay phải ra đi, xa ngôi nhà nhỏ thân thương của mình. Theo thời gian, chị về gánh Minh Bằng lãnh 10 ngàn đồng tiền công-tra, được đóng chánh với kép Trọng Sỹ (khai trương vở Trăng lên khỏi núi). Ba má chị vui mừng lắm, vì nhờ nghề hát mà chị phụ ba má nuôi 14 miệng ăn” - NSND Lệ Thủy kể.
NSND Lệ Thủy bế con trai của NS Hiếu Hiền trong ngày giỗ lần thứ 4 của cố NS Kim Ngọ
“Tôi thật sự khâm phục nghệ sĩ Kim Ngọc, có thể nói từ hai bàn tay trắng, là tấm gương sáng cho các con chị noi theo trong cuộc sống” – Khánh Hoàng đến thắp hương và nhắc đến người nghệ sĩ đã cống hiến cả đời cho sân khấu.
Cùng ngày con gái của NS Kim Ngọc là Kim Ngân cũng đã tổ chức một suất diễn văn nghệ tại một công ty do cô làm giám đốc ở Bình Dương để tưởng nhớ mẹ. Đông đảo công nhân đã được nghỉ ca để tham dự chương trình văn nghệ và Kim Ngân đã diễn lại những vai mẹ cô đã từng thể hiện thành công.
Vợ chồng NSND Lệ Thủy đến dự đám giỗ lần thứ 4 của cố NS Kim Ngọc
- tancogiaoduyen
- Site Admin
- Bài viết: 41705
- Ngày tham gia: Hai T4 12, 2004 5:00 pm
- Đến từ: U.S.A
- Tiếp xúc:
- tu kien
- Forum Mod
- Bài viết: 7629
- Ngày tham gia: Hai T3 19, 2012 11:53 am
Re: Nghệ sĩ hội tụ tưởng nhớ "nữ quái kiệt" Kim Ngọc
[youtube]http://www.youtube.com/watch?v=NvGqw-pS-Ok[/youtube]
Nhớ quá khứ buồn rơi nước mắt
Nhìn tương lai lạnh toát mồ hôi !
Nhìn tương lai lạnh toát mồ hôi !
-
- Forum Mod
- Bài viết: 4485
- Ngày tham gia: Sáu T7 01, 2005 5:00 pm
- Đến từ: miền Tây
- Tiếp xúc:
Re: Nghệ sĩ hội tụ tưởng nhớ "nữ quái kiệt" Kim Ngọc
Cảm ơn anh Khoi
"Chỉ đôi chục năm về trước, có mấy ai ngờ có ngày người Việt kém chữ Việt đớn đau tới nỗi vĩnh viễn đánh mất nghĩa hiếu tri và canh tân tốt đẹp của hai âm tiết “cải lương”. Trích trong bài viết "Vọng Sài -gòn" từ báo Người đô-thị.
- khoi
- Site Admin
- Bài viết: 21655
- Ngày tham gia: Sáu T5 07, 2004 5:00 pm
- Đến từ: Thành Phố Sương Mù ...
- Tiếp xúc:
Re: Nghệ sĩ hội tụ tưởng nhớ "nữ quái kiệt" Kim Ngọc
Trời đất, anh cũng hổng hay hoặc nhớ là anh đã posted bài nầy ...
Sau khi thấy Kháng Băng nói cảm ơn, anh thấy ngạc nhiên và tưởng Kháng Băng cảm ơn lộn người chứ ...
Đầu óc của tui sao kỳ vậy cà?
Còn 1 vai sau 75 của Kim Ngọc sao không thấy ai nhắc tới?
Đó là vai Kim Liên trong tuồng Kiều Nguyệt Nga, Kim Ngọc ca diển trong tuồng nầy, không ai thay thế được ...
Sau khi thấy Kháng Băng nói cảm ơn, anh thấy ngạc nhiên và tưởng Kháng Băng cảm ơn lộn người chứ ...
Đầu óc của tui sao kỳ vậy cà?
Còn 1 vai sau 75 của Kim Ngọc sao không thấy ai nhắc tới?
Đó là vai Kim Liên trong tuồng Kiều Nguyệt Nga, Kim Ngọc ca diển trong tuồng nầy, không ai thay thế được ...
-
- Forum Mod
- Bài viết: 3545
- Ngày tham gia: Chủ nhật T9 06, 2009 7:19 am
- Đến từ: Châu Âu
- tu kien
- Forum Mod
- Bài viết: 7629
- Ngày tham gia: Hai T3 19, 2012 11:53 am
Re: Nghệ sĩ hội tụ tưởng nhớ "nữ quái kiệt" Kim Ngọc
[youtube]http://www.youtube.com/watch?v=3G0DBERkXA0[/youtube]
Nhớ quá khứ buồn rơi nước mắt
Nhìn tương lai lạnh toát mồ hôi !
Nhìn tương lai lạnh toát mồ hôi !
- tancogiaoduyen
- Site Admin
- Bài viết: 41705
- Ngày tham gia: Hai T4 12, 2004 5:00 pm
- Đến từ: U.S.A
- Tiếp xúc:
Re: Cố NSƯT Kim Ngọc: “Nữ quái kiệt” chân thành
[7mau]VIẾT VỀ NGHỆ SỸ KIM NGỌC- TIẾNG CƯỜI XUÂN MẾN YÊU![/7mau]
Vào năm 1998, đoàn sinh viên trường Đại học KHXH-NV chúng tôi có thời gian học quân sự 2 tuần ở Thủ Đức. Giờ nghỉ trưa, chúng tôi ra đường lộ lớn tìm quán cơm để ăn. Ông chủ quán mở đài, tôi nghe một giọng nữ nghệ sỹ hát lối và xuống câu vọng cổ ngọt lịm:
“Thành Phật Thệ đêm nay sao lặng lẽ,
Phải chăng sầu một kẻ sắp ra đi ?
Đồ Bàn ơi! Ta biết nói câu gì
Cho vơi được nỗi đắng cay, niềm tủi hận ?
Sóng nước Lý Nhân Giang trong một đêm sương lạnh đưa tiễn một người đi với lệ thắm tuôn… dòng. Giọt lệ ly hương đẫm ướt khăn hồng. Đêm nay rời xa kinh đô Phật Thệ, trên chiếc thuyền rồng rẽ nước linh đinh. Thành quách tiêu tan đã khiến cho ta phải cách biệt Chiêm thành. Đưa tay lau ngấn lệ sầu tuôn tự đáy lòng đã trào lên khóe mắt.”
Tôi hỏi ông chủ quán tuổi trạc 60 thì được bác cho biết đó là bài HOA TRÔI DÒNG NƯỚC BẠC của soạn giả Viễn Châu qua giọng ca của nghệ sỹ KIM NGỌC. Tôi bắt đầu tìm hiểu về cô qua các tác phẩm cô đã đóng như Bao Tích Nhược trong “Anh Hùng Xạ Điêu”, Mai Đình trong “Hàn Mặc Tử”, Thái hậu trong “Bóng Hồng Sa Mạc”, Chu Chỉ Nhược trong “Cô Gái Đồ Long”, Thu Sương trong “Hoa Mộc Lan tùng chinh” cùng với nghệ sỹ Thanh Nga. Còn nhiều tác phẩm khác và nhiều bài vọng cổ khác nữa.
Bằng chất giọng ngọt ngào, chắc nhịp và đặc biệt hầu như vai nào cũng hoàn thành độc đáo với nhiều tính cách. Có lúc hài hước, có lúc nghiêm nghị, có lúc khổ đau, lúc tươi tắn…đều đem lại cho khán giả sự rung động cảm xúc đặc biệt. Về sau này, khán giả còn được gặp cô ở các vai diễn hài khiến phải cười lăn cười bò với ánh nhìn lém lỉnh, gương mặt hài hước vốn có của cô. Nhất là tác phẩm SUI GIA ĐẠI CHIẾN của Nhóm Danh Hài Hoài Linh, được xem một lần là cứ cười mãi khi nhớ đến tiếng nói và cách diễn của cô. Chất hài ở cô không có tính phô rẻ tiền mà đầy triết lý và đáng nhớ, từ trong các tác phẩm của sân khấu Cải lương cho đến Kịch nói, Kịch hài cũng vậy.
Được biết, cô vốn sinh ra trong một gia đình không có truyền thống nghệ thuật mà cô đã phấn đấu học tập, rèn luyện bằng khả năng vốn có và niềm đam mê nghệ thuật của mình. Cô tên thật là Lê Thị Kim Ngọc, sinh năm 1943, làng Thủ Đức, Sài Gòn xưa (nay là Quận 2-TPHCM). Cuộc đời làm nghệ thuật của cô trải qua rất nhiều gian truân cũng tương tự như thân phận hoàng hôn của nghệ thuật Cải Lương vậy, nhưng khán giả luôn mong đợi ở cô xuất hiện trên sân khấu, luôn dành cho cô những tràng pháo tay nồng nhiệt và tình cảm kính mến.
Nhớ lại thuở nhỏ, cả xóm chỉ có một hai TIVI, cứ nghe có chương trình TRONG NHÀ NGOÀI PHỐ có danh hài Quốc Hòa và Kim Ngọc trong vai Cô Tư Xả Láng là bà con ùn ùn đi xem, tiếng cười rộn vang khắp xóm quên cả mệt nhọc của tháng ngày lao động vất vả.
Ấy thế mà, trời không thương người tài hoa, nỡ cướp mất tiếng cười của khán giả vào một ngày cuối năm 2011, khán giả đã mất một mùa xuân tươi vui bên màn ảnh nhỏ như thuở nào.
Than ôi!
Trưa mười ba tháng Chạp, Canh Dần,
Khán giả hay tin đứng chết trân.
Một người nghệ sỹ cười như hội,
Đã về thiên cổ biệt người thân.
Từ nay đâu nữa Chu Chỉ Nhược,
Mai Đình thương khóc một Huyền Trân.
Bà già xóm chợ, khăn lau mắt,
Chị Tư Xả Láng, biệt rồi chăng!
Từ nay đâu nữa, mùa mai trổ,
Háo hức chờ xem hài đón Xuân.
Từ nay đâu nữa, tên Kim Ngọc,
Nghệ sỹ tài danh của nhân dân!
Tình cô sống mãi trong khán giả,
Nhớ mãi tên cô, tựa người thân!
Viết về cô bằng tất cả tấm lòng của người khán giả mộ điệu, xin kính chúc cô nơi ấy bình an, đường mây Cực Lạc quốc độ thong dong tự tại! Kính chúc gia đình nghệ sỹ Kim Ngọc luôn dồi dào sức khỏe, luôn thành công cả trong nghệ thuật và cuộc sống tươi vui, hạnh phúc.
Kính như tại,
Solomonvietnam
Lúc 18:30 ngày 22/12/2015 Saigon-Vietnam
Nam Nhựt Hồ
Vào năm 1998, đoàn sinh viên trường Đại học KHXH-NV chúng tôi có thời gian học quân sự 2 tuần ở Thủ Đức. Giờ nghỉ trưa, chúng tôi ra đường lộ lớn tìm quán cơm để ăn. Ông chủ quán mở đài, tôi nghe một giọng nữ nghệ sỹ hát lối và xuống câu vọng cổ ngọt lịm:
“Thành Phật Thệ đêm nay sao lặng lẽ,
Phải chăng sầu một kẻ sắp ra đi ?
Đồ Bàn ơi! Ta biết nói câu gì
Cho vơi được nỗi đắng cay, niềm tủi hận ?
Sóng nước Lý Nhân Giang trong một đêm sương lạnh đưa tiễn một người đi với lệ thắm tuôn… dòng. Giọt lệ ly hương đẫm ướt khăn hồng. Đêm nay rời xa kinh đô Phật Thệ, trên chiếc thuyền rồng rẽ nước linh đinh. Thành quách tiêu tan đã khiến cho ta phải cách biệt Chiêm thành. Đưa tay lau ngấn lệ sầu tuôn tự đáy lòng đã trào lên khóe mắt.”
Tôi hỏi ông chủ quán tuổi trạc 60 thì được bác cho biết đó là bài HOA TRÔI DÒNG NƯỚC BẠC của soạn giả Viễn Châu qua giọng ca của nghệ sỹ KIM NGỌC. Tôi bắt đầu tìm hiểu về cô qua các tác phẩm cô đã đóng như Bao Tích Nhược trong “Anh Hùng Xạ Điêu”, Mai Đình trong “Hàn Mặc Tử”, Thái hậu trong “Bóng Hồng Sa Mạc”, Chu Chỉ Nhược trong “Cô Gái Đồ Long”, Thu Sương trong “Hoa Mộc Lan tùng chinh” cùng với nghệ sỹ Thanh Nga. Còn nhiều tác phẩm khác và nhiều bài vọng cổ khác nữa.
Bằng chất giọng ngọt ngào, chắc nhịp và đặc biệt hầu như vai nào cũng hoàn thành độc đáo với nhiều tính cách. Có lúc hài hước, có lúc nghiêm nghị, có lúc khổ đau, lúc tươi tắn…đều đem lại cho khán giả sự rung động cảm xúc đặc biệt. Về sau này, khán giả còn được gặp cô ở các vai diễn hài khiến phải cười lăn cười bò với ánh nhìn lém lỉnh, gương mặt hài hước vốn có của cô. Nhất là tác phẩm SUI GIA ĐẠI CHIẾN của Nhóm Danh Hài Hoài Linh, được xem một lần là cứ cười mãi khi nhớ đến tiếng nói và cách diễn của cô. Chất hài ở cô không có tính phô rẻ tiền mà đầy triết lý và đáng nhớ, từ trong các tác phẩm của sân khấu Cải lương cho đến Kịch nói, Kịch hài cũng vậy.
Được biết, cô vốn sinh ra trong một gia đình không có truyền thống nghệ thuật mà cô đã phấn đấu học tập, rèn luyện bằng khả năng vốn có và niềm đam mê nghệ thuật của mình. Cô tên thật là Lê Thị Kim Ngọc, sinh năm 1943, làng Thủ Đức, Sài Gòn xưa (nay là Quận 2-TPHCM). Cuộc đời làm nghệ thuật của cô trải qua rất nhiều gian truân cũng tương tự như thân phận hoàng hôn của nghệ thuật Cải Lương vậy, nhưng khán giả luôn mong đợi ở cô xuất hiện trên sân khấu, luôn dành cho cô những tràng pháo tay nồng nhiệt và tình cảm kính mến.
Nhớ lại thuở nhỏ, cả xóm chỉ có một hai TIVI, cứ nghe có chương trình TRONG NHÀ NGOÀI PHỐ có danh hài Quốc Hòa và Kim Ngọc trong vai Cô Tư Xả Láng là bà con ùn ùn đi xem, tiếng cười rộn vang khắp xóm quên cả mệt nhọc của tháng ngày lao động vất vả.
Ấy thế mà, trời không thương người tài hoa, nỡ cướp mất tiếng cười của khán giả vào một ngày cuối năm 2011, khán giả đã mất một mùa xuân tươi vui bên màn ảnh nhỏ như thuở nào.
Than ôi!
Trưa mười ba tháng Chạp, Canh Dần,
Khán giả hay tin đứng chết trân.
Một người nghệ sỹ cười như hội,
Đã về thiên cổ biệt người thân.
Từ nay đâu nữa Chu Chỉ Nhược,
Mai Đình thương khóc một Huyền Trân.
Bà già xóm chợ, khăn lau mắt,
Chị Tư Xả Láng, biệt rồi chăng!
Từ nay đâu nữa, mùa mai trổ,
Háo hức chờ xem hài đón Xuân.
Từ nay đâu nữa, tên Kim Ngọc,
Nghệ sỹ tài danh của nhân dân!
Tình cô sống mãi trong khán giả,
Nhớ mãi tên cô, tựa người thân!
Viết về cô bằng tất cả tấm lòng của người khán giả mộ điệu, xin kính chúc cô nơi ấy bình an, đường mây Cực Lạc quốc độ thong dong tự tại! Kính chúc gia đình nghệ sỹ Kim Ngọc luôn dồi dào sức khỏe, luôn thành công cả trong nghệ thuật và cuộc sống tươi vui, hạnh phúc.
Kính như tại,
Solomonvietnam
Lúc 18:30 ngày 22/12/2015 Saigon-Vietnam
Nam Nhựt Hồ