Nhạc sĩ khiếm thị KIM SINH vừa từ trần tại HÀ NỘI (từ trần ngày 18 tháng 1, 2016) .Một nhạc sĩ ngoại hạng về đàn nguyệt
THE ONLY FORUM FOR CLVN LOVERS
Diễn đàn dang được nâng cấp . Thân mời các bạn TV vào xem và sử dụng.
Hãy click vào Quick links phía bên trên tay trái để bắt đầu
Nếu thấy có gì xin báo cho tcgd biết để sửa chữa cho kịp thời nhen các bạn.
Cám ơn các bạn
Nhạc sĩ khiếm thị KIM SINH vừa từ trần
Nội quy chuyên mục
THÀNH VIÊN CLVN CHÚ Ý !
1- Bài viết phải luôn luôn bỏ dấu cho dễ đọc, viết không dấu sẽ bị xóa. Xem chỉ dẫn cách bỏ dấu taị đây.
2- Không đưa nguyên link từ các nơi khác vào - Không viết toàn chữ hoa hoặc liên tục không chấm phết.
3- Ghi rõ nguồn các bài được đưa lên là bắt buộc - Tránh những lời lẽ quá khích.
4- Mỗi thành viên chỉ được dùng một nick - Không nên đưa nhiều bài lắt nhắt liên tiếp từ cùng một thành viên.
5- Đừng dùng quote (trích dẫn) để trả lời khi 2 bài liên tiếp nhau - Tránh quote nhiều lần cùng một hình ảnh.
6- Không dùng màu đỏ trừ phi đó là tựa đề của một bài mới - Nên tạo chữ ký đẹp, cân đối, dễ nhìn.
7- Thắc mắc về bài bị xoá post trên diễn đàn đều cũng sẽ bị xoá. Trực tiếp liên lạc với Ban Điều Hành nếu cần.
8- Mọi thành viên đều cùng một nhà CLVN nên việc cư xữ hoà nhã với nhau là cần thiết dù ý kiến có dị biệt.
1- Bài viết phải luôn luôn bỏ dấu cho dễ đọc, viết không dấu sẽ bị xóa. Xem chỉ dẫn cách bỏ dấu taị đây.
2- Không đưa nguyên link từ các nơi khác vào - Không viết toàn chữ hoa hoặc liên tục không chấm phết.
3- Ghi rõ nguồn các bài được đưa lên là bắt buộc - Tránh những lời lẽ quá khích.
4- Mỗi thành viên chỉ được dùng một nick - Không nên đưa nhiều bài lắt nhắt liên tiếp từ cùng một thành viên.
5- Đừng dùng quote (trích dẫn) để trả lời khi 2 bài liên tiếp nhau - Tránh quote nhiều lần cùng một hình ảnh.
6- Không dùng màu đỏ trừ phi đó là tựa đề của một bài mới - Nên tạo chữ ký đẹp, cân đối, dễ nhìn.
7- Thắc mắc về bài bị xoá post trên diễn đàn đều cũng sẽ bị xoá. Trực tiếp liên lạc với Ban Điều Hành nếu cần.
8- Mọi thành viên đều cùng một nhà CLVN nên việc cư xữ hoà nhã với nhau là cần thiết dù ý kiến có dị biệt.
- tancogiaoduyen
- Site Admin
- Bài viết: 41708
- Ngày tham gia: Hai T4 12, 2004 5:00 pm
- Đến từ: U.S.A
- Tiếp xúc:
Nhạc sĩ khiếm thị KIM SINH vừa từ trần
- tancogiaoduyen
- Site Admin
- Bài viết: 41708
- Ngày tham gia: Hai T4 12, 2004 5:00 pm
- Đến từ: U.S.A
- Tiếp xúc:
Re: Nhạc sĩ khiếm thị KIM SINH vừa từ trần
[7mau]CỤ KIM SINH RA ĐI TRONG LẶNG LẼ !!![/7mau]
Nghe tin Cụ Kim Sinh ra đi trong lặng lẽ mà tôi thấy thật tiếc cho nền âm nhạc dân tộc Việt Nam, tiếc cho một đời người , tiếc cho một tài năng hiếm có của nên âm nhạc dân tộc miền Bắc nói riêng và Việt nam nói chung. Tiếng tăm của Cụ đã vượt qua khỏi biên giới bằng chứng cách đây hai năm tôi có gặp một nhà nghiên cứu người Mỹ gốc Đài Loan, biết tiếng nghệ sĩ Kim Sinh và đã Cô ấy từng đích thân qua Hànoi để xin được học đàn kìm với ông. Về sau lúc nói chuyện Cô ấy có hỏi tôi một câu như thế này :
Ở nước mày những nghệ nhân nổi tiếng như Cụ có chế độ ưu đãi gì không? ….Tại sao tao thấy Cụ lại sống khổ sở trong ngôi nhà tồi tàn đến như vậy. Thú thật tôi đã không biết trả lời thế nào và đã cảm thấy rất xấu hổ vì không dám nói thật .
Nhìn ta lại nghĩ đến người . Ở Hàn quốc những nghệ nhân như Cụ có thể sống trong thoải mái về kinh tế được chu cấp bởi nhà nước một tháng 2000đô và luôn có nhiều chương trình biểu diễn , thu âm, hàng tá đệ tử luôn tình nguyện xin theo học với mức học phí ngất ngưởng. Mọi sự so sánh luôn khập khiễng vì mỗi một đất nước có đặc thù và hoàn cảnh riêng. Tuy vậy…
Đến bao giờ chúng ta mới ghi nhận và có chế độ đặc biệt đối với những nghệ nhân tài năng, người trực tiếp gìn giữ và lưu truyền những vốn quý còn sót lại của nền âm nhạc dân tộc nước nhà ?
Xin Cám ơn Cụ đã cống hiến hết lòng, hết sức cho nền âm nhạc dân tộc
Lê Hoài Phương
nguồn Trấn Quang Hải
Nghe tin Cụ Kim Sinh ra đi trong lặng lẽ mà tôi thấy thật tiếc cho nền âm nhạc dân tộc Việt Nam, tiếc cho một đời người , tiếc cho một tài năng hiếm có của nên âm nhạc dân tộc miền Bắc nói riêng và Việt nam nói chung. Tiếng tăm của Cụ đã vượt qua khỏi biên giới bằng chứng cách đây hai năm tôi có gặp một nhà nghiên cứu người Mỹ gốc Đài Loan, biết tiếng nghệ sĩ Kim Sinh và đã Cô ấy từng đích thân qua Hànoi để xin được học đàn kìm với ông. Về sau lúc nói chuyện Cô ấy có hỏi tôi một câu như thế này :
Ở nước mày những nghệ nhân nổi tiếng như Cụ có chế độ ưu đãi gì không? ….Tại sao tao thấy Cụ lại sống khổ sở trong ngôi nhà tồi tàn đến như vậy. Thú thật tôi đã không biết trả lời thế nào và đã cảm thấy rất xấu hổ vì không dám nói thật .
Nhìn ta lại nghĩ đến người . Ở Hàn quốc những nghệ nhân như Cụ có thể sống trong thoải mái về kinh tế được chu cấp bởi nhà nước một tháng 2000đô và luôn có nhiều chương trình biểu diễn , thu âm, hàng tá đệ tử luôn tình nguyện xin theo học với mức học phí ngất ngưởng. Mọi sự so sánh luôn khập khiễng vì mỗi một đất nước có đặc thù và hoàn cảnh riêng. Tuy vậy…
Đến bao giờ chúng ta mới ghi nhận và có chế độ đặc biệt đối với những nghệ nhân tài năng, người trực tiếp gìn giữ và lưu truyền những vốn quý còn sót lại của nền âm nhạc dân tộc nước nhà ?
Xin Cám ơn Cụ đã cống hiến hết lòng, hết sức cho nền âm nhạc dân tộc
Lê Hoài Phương
nguồn Trấn Quang Hải
- tancogiaoduyen
- Site Admin
- Bài viết: 41708
- Ngày tham gia: Hai T4 12, 2004 5:00 pm
- Đến từ: U.S.A
- Tiếp xúc:
Re: Nhạc sĩ khiếm thị KIM SINH vừa từ trần
[7mau]KIM SINH & DOM TURNER ‘TWO DAYS IN HANOI’ – DECEMBER, 2011 – AUSTRALIAN RELEASE[/7mau]
Nationally acclaimed Vietnamese master musician, Kim Sinh has become something of a cult figure among guitarists, particularly after slide-guitar guru, Ry Cooder recorded with him in the 1990’s. Born in 1930 in Hanoi, Kim went blind at the age of 3 months. He began following popular music groups from the age of eight, learning a variety of stringed instruments in the process including Hawaiian slide guitar. Kim became interested in a form of Vietnamese theatre called ‘Cai Luong’, a musical genre that started in the 1920s and combines traditional southern Vietnamese folk tunes with theatre. Kim Sinh is as a ‘Cai Luong’ innovator, having developed a unique approach that does for Vietnamese theatre as ‘Bebop’ does for ‘Jazz’: improvisational single-note lines that criss-cross through a base that is traditional in structure yet infinitely modern in the end result.
In September of 2008, much respected Australian guitarist and ARIA nominee (Backsliders), Dom Turner, whose Mississippi tinged blues and over-driven steel guitar playing is well known on the national circuit, travelled to Hanoi Vietnam to record with Kim Sinh. Although essentially a 2 day project, it was the culmination of years of planning stretching back to 2005 when, the pair met as part of an Australian Broadcasting Corporation (ABC) Radio National project featuring an interview and musical collaboration. The interview and recording took place in the Hanoi Hilton Hotel and the program aired on the ABC ‘Music Deli’ radio program in November of that year.
Two Days in Hanoi was literally recorded in an intense, 2 day improvisational session at Studio Kien Quyet, in one of Hanoi’s typical French influenced terrace houses in the backstreets of a suburb called Dong Da. This long awaiting album is a musical blend of Kim’s singular Hawaiian influenced ’Cai Luong’ and Dom’s blues soaked guitar and vocals. Two Days In Hanoi is now being released through Fuse Music Australia. The project has been assisted by the Australian Government through the Australia Council for the Arts, its arts and funding and advisory body
Interviews through:
CHRISTINE TAYLOR PUBLICITY & EVENTS MANAGEMENT
Tel: +61 2 4782 5867 (m) 0416521587 ctaylorpublicity@bigpond.com
http://backsliders.com.au/kim-sinh-dom- ... -in-hanoi/
Nationally acclaimed Vietnamese master musician, Kim Sinh has become something of a cult figure among guitarists, particularly after slide-guitar guru, Ry Cooder recorded with him in the 1990’s. Born in 1930 in Hanoi, Kim went blind at the age of 3 months. He began following popular music groups from the age of eight, learning a variety of stringed instruments in the process including Hawaiian slide guitar. Kim became interested in a form of Vietnamese theatre called ‘Cai Luong’, a musical genre that started in the 1920s and combines traditional southern Vietnamese folk tunes with theatre. Kim Sinh is as a ‘Cai Luong’ innovator, having developed a unique approach that does for Vietnamese theatre as ‘Bebop’ does for ‘Jazz’: improvisational single-note lines that criss-cross through a base that is traditional in structure yet infinitely modern in the end result.
In September of 2008, much respected Australian guitarist and ARIA nominee (Backsliders), Dom Turner, whose Mississippi tinged blues and over-driven steel guitar playing is well known on the national circuit, travelled to Hanoi Vietnam to record with Kim Sinh. Although essentially a 2 day project, it was the culmination of years of planning stretching back to 2005 when, the pair met as part of an Australian Broadcasting Corporation (ABC) Radio National project featuring an interview and musical collaboration. The interview and recording took place in the Hanoi Hilton Hotel and the program aired on the ABC ‘Music Deli’ radio program in November of that year.
Two Days in Hanoi was literally recorded in an intense, 2 day improvisational session at Studio Kien Quyet, in one of Hanoi’s typical French influenced terrace houses in the backstreets of a suburb called Dong Da. This long awaiting album is a musical blend of Kim’s singular Hawaiian influenced ’Cai Luong’ and Dom’s blues soaked guitar and vocals. Two Days In Hanoi is now being released through Fuse Music Australia. The project has been assisted by the Australian Government through the Australia Council for the Arts, its arts and funding and advisory body
Interviews through:
CHRISTINE TAYLOR PUBLICITY & EVENTS MANAGEMENT
Tel: +61 2 4782 5867 (m) 0416521587 ctaylorpublicity@bigpond.com
http://backsliders.com.au/kim-sinh-dom- ... -in-hanoi/
- tancogiaoduyen
- Site Admin
- Bài viết: 41708
- Ngày tham gia: Hai T4 12, 2004 5:00 pm
- Đến từ: U.S.A
- Tiếp xúc:
Re: Nhạc sĩ khiếm thị KIM SINH vừa từ trần
[7mau]Cầm ca gần hết kiếp người còn vương...[/7mau]
Nghệ sĩ khiếm thị Kim Sinh nức tiếng về tài đàn, từng đào tạo nhiều lớp diễn viên cải lương thành danh. Không chỉ đàn giỏi, người nghệ sĩ tài danh ấy còn có giọng ca truyền cảm đầy quyến rũ. Năm 1984 ông là nhạc công đầu tiên trong cả nước được phong Nghệ sĩ ưu tú. Đã vào tuổi 80 ông vẫn còn mải miết với nghề…
Nghiệp dĩ rồi mà!
Nhà ông ở 55 phố Bảo Linh, phường Phúc Tân, đông đúc người lao động lam lũ sát cạnh sông Hồng. Phố chợ ồn ã bán mua từ mờ sáng, buổi trưa ắng lặng vài ba tiếng, đến chiều lại bừng. Kim Sinh ở gác hai, dưới là quán phở, có con chó rất dữ, phải đợi chủ nhà về khách mới dón dén lên được.
Nghệ sĩ Kim Sinh.
Phòng chưa đầy 20 mét vuông, nền nhà ngổn ngang gối đệm, không giường tủ, chỉ một trang thờ. Tường la liệt đàn tam tứ nguyệt bầu, ghi ta gỗ, ghi ta phím lõm, đàn đáy nữa. Vợ chồng già ở ngoài, trong là con gái Kim Ngọc. Những lần nghệ sĩ đi diễn nước ngoài, các con thường thay nhau “dẫn dắt” cha. Cô con gái xinh đẹp líu ríu kể về lần sang Nhật năm 2007. Ngay khi đến sân bay bạn đã thông báo lịch du diễn ở Tôkiô và một vài thành phố khác. Tên tuổi Kim Sinh quen thuộc với khán giả Nhật gần 10 năm rồi, nên hay tin tái ngộ họ yêu cầu vượt dự kiến của ban tổ chức. Mỗi ngày bạn yêu cầu biểu diễn hai ba suất, mỗi suất ít nhất 60 phút (còn phải nhường thời gian cho các nghệ sĩ khác). Không ít lần Kim Sinh phải độc diễn cả buổi, “nhờ trời” vẫn đàn ngọt hát hay, không hề suy giảm phong độ. Nghệ sĩ diễn tấu 7 loại nhạc cụ, chủ yếu là đàn truyền thống của Việt Nam, đan xen là những bản nhạc nổi tiếng của Nhật Bản, thế giới, lúc tấu ghi ta, khi chơi Ha oai… Buổi diễn nào khán giả cũng chăm chú theo dõi, nồng nhiệt tán thưởng vẻ đẹp từng nhạc cụ, giọng tê-no đầy biểu cảm. Sóng nhạc cuộn trào theo nhịp vỗ tay của đông đảo khán giả, còn nghệ sĩ đắm mình trong không gian ăm ắp nhạc điệu.
Đàn nguyệt là nhạc cụ Kim Sinh để tâm nghiên cứu nhiều, tâm đắc nhất. Nguyệt trầm, nguyệt thanh, nguyệt trung, khác nhau từ thanh âm đến cách trình tấu, thế nên mỗi loại có bản hát riêng, đủ hấp dẫn dân mộ điệu.
Còn người xem trong nước? Ông Nguyễn Trọng Nghị ở xã Tân Ước xứ Đoài còn nhắc chuyện năm 1974 đèo xe đạp đưa Kim Sinh về làng. Đêm mồng 3 tháng 3 âm ấy, một mình nghệ sĩ diễn tấu phục vụ hàng ngàn bà con dưới ánh đèn măng sông qua chiếc loa công suất 25W. 23 giờ, ban tổ chức rỉ tai, Kim Sinh nói bà con về nghỉ, quá khuya rồi, bảo đảm sức khỏe ngày mai sản xuất mọi người mới chịu ra về trong lưu luyến. Dịp tháng mười vừa rồi, dân Tân Ước khánh thành nhà văn hóa, mời nghệ sĩ về biểu diễn. Kim Sinh vui vẻ nhận lời và gửi một đĩa CD mới hoàn thành tặng bà con. Đây là những tác phẩm đặc sắc ông vừa đàn vừa ca, như bản kim cổ hòa điệu “Tình yêu trên dòng sông quan họ” trên ghi ta gỗ và đàn Ha oai; chùm lý Cái mơn, lý Con khô…, bản cải lương Lưu thủy trường vừa ca vừa diễn tấu với violon, song loan, đàn tứ, đàn nguyệt; các làn điệu “Tam pháp nhập môn” và “Khổng Minh tọa lầu” chuyển soạn cho ghi ta gỗ… Đĩa CD ấy phát trên loa truyền thanh “cho cả làng nghe”, nhiều lần mới “thỏa mãn dân cày”. Còn tôi trước đây, trong vài trò MC của chương trình giao lưu “Câu lạc bộ người hâm mộ sân khấu” của Đài Tiếng nói Việt Nam, đã không ít lần phải ra sân khấu khéo léo đề nghị dừng lại ông mới chịu ôm đàn vào cánh gà, mặc dù khán giả còn muốn nghe.
Kim Sinh là thế. Đã ôm đàn, đã cất tiếng thì như người nhập đồng, cứ mải mê, cứ say đắm “bất kể trời đất”.
Cầm ca cho đến hết đời mới thôi…
Kim Sinh tâm sự nghiệp dĩ là vốn đã như thế, định sẵn rồi. Ông ra đời ở làng Thể Giao (nay là phố Thể Giao, Hai Bà Trưng), ba tháng tuổi mắt cứ mờ dần. Nhà nghèo, cậu bé “mù giở” cứ tha thẩn bên người mẹ tảo tần. Mẹ ông là bà Đào Thị Nguyên bán hàng xén chợ Hôm, 30 tuổi thành thân với ông nhân viên trắc địa. 13 tuổi cậu Kim đã chơi đàn thành thục, cây tứ cây nguyệt rồi ghi ta trở thành người bạn mãi. Rồi biết hát chầu văn, cải lương, nhạc mới… Ông ghép tên mình với tên cô Sinh, tình yêu đầu đời, lấy làm nghệ danh.
Sau ngày Hà Nội giải phóng, Kim Sinh trở thành nhạc công của Đoàn cải lương Chuông Vàng Thủ đô. Vừa là nhạc công chủ lực cho các vở diễn, ông vừa là thầy ca cho nhiều lớp nghệ sĩ, từ thế hệ Bích Lân, Huỳnh Điệp, Tiêu Lang, Kim Xuân đến Trang Nhung, Như Quỳnh, Kim Khanh, Kiều Hiệp… sau này là Thanh Thanh Hiền, Thanh Hương, Quỳnh Châu… những tên tuổi quen thuộc của cải lương Hà Nội.
Lại nhiều bạn trẻ đến tận nhà nghệ sĩ xin truyền nghề đờn ca. Ông không thể nhớ 55 năm qua đã đào tạo bao nhiêu học trò. Và trong những học trò mến mộ người thầy khiếm thị ấy có những “ý trung nhân”. Ông tiết lộ là biết yêu từ sớm, và dễ bị “sa ngã” nên có tới bốn đời vợ. Có người đến rồi bỏ ông mà đi, bà vợ cùng ở phố Đinh Liệt là một. Căn nhà xưa “người ấy” đã bán đi, ông phải chuyển vào Phúc Tân. Hiện ông ở với bà Lê, cô gái quê xã Tân Dân, Văn Giang bên kia sông Hồng. Hai người thành thân từ năm 1983, năm sau sinh cô con gái xinh Nguyễn Kim Ngọc. Kim Ngọc đang theo năm cuối khoa nhạc cụ truyền thống Nhạc viện Hà Nội, đã điêu luyện đàn bầu, đàn nguyệt, giờ lại theo ca trù, sinh hoạt trong CLB Ca trù Thăng Long của đào nương nổi tiếng Phạm Thị Huệ.
Sang tuổi 80, tiếng đàn Kim Sinh vẫn mê đắm, đặc biệt là giọng ca vẫn trầm ấm, tròn vành rõ chữ, hớp hồn người nghe… Truyền nghề cho con gái yêu, khi có yêu cầu, ông lại tay đàn miệng hát phục vụ người hâm mộ với niềm say mê như thời tráng niên. Riêng về ca trù, thể loại “khó nhằn”, Kim Sinh là kép đàn đáy có hạng. Tác văn thượng sư Cao Bá Quát/Sư mẫu thần nương Quách Thị Hồ/Thưởng thi tom chát Ngô Linh Ngọc/Vô để (đàn đáy) cầm sư Đinh Khắc Ban. Đấy là bài tứ tuyệt ông làm về các thần tượng ca trù. Người trong nghề tôn nhau là thầy, không phải dễ dàng gì.
Tôi lần mần hỏi những tâm sự sâu kín khác, như về nghề nghiệp điều gì buồn nhất? Kim Sinh bộc bạch: Người ta thường coi trọng những diễn viên xuất hiện ngoài sân khấu, rất ít chú ý tới bao nhiêu nhạc công ngồi dưới hốc nhạc hay sau cánh gà. Họ không biết rằng diễn viên diễn có hay, ca có mùi cũng là nhờ nương vào tiếng đàn, nhịp trống của người lặng lẽ ở trong kia… Thế ông nghĩ sao về sân khấu cải lương bây giờ? Trầm ngâm rồi nhẩn nha: cũng có nhiều chuyển biến đấy, nhưng dù sao, theo tôi, vẫn phải theo câu ca có từ ngày xưa dành cho thể loại:
CẢI cách hát ca theo chế độ
LƯƠNG truyền sử sách sánh văn minh
Từ ba tháng tuổi đôi mắt bé Kim chỉ thấy mọi thứ nhờ nhờ, cảnh nhà nghèo khó một mẹ một con vất vưởng đầu đường xó chợ, những tưởng số phận sẽ chìm sâu “dưới đáy” chẳng bao giờ dám ngẩng mặt nhìn mặt trời. Nhưng ông trời cũng thương, lại cho chàng Kim có khiếu đàn hát, có cái tai thính nhạy, có thể cảm thấy sáng qua, chiều tới, đêm về, trong khuya lặng “lắng nghe” tiếng đời lăn náo nức” và sớm ra nghe tiếng chim hót trên nhành cây trước cửa sổ, biết một ngày mới đã bắt đầu. Và tâm hồn rạo rực, và trái tim lại thổn thức trong tâm hồn nghệ sĩ. Cậu bé mù ngày nào của đất Hà thành thời tạm chiếm, theo thời gian đã thành một nghệ danh sáng giá của đất thành đô - Nghệ sĩ ưu tú Kim Sinh.
Như nhành sen “dẫu lìa ngó ý còn vương tơ lòng”, tâm hồn đa cảm của người nghệ sĩ tài hoa ấy dường như không
có tuổi…
NSƯT Vũ Hà
HNM
Nghệ sĩ khiếm thị Kim Sinh nức tiếng về tài đàn, từng đào tạo nhiều lớp diễn viên cải lương thành danh. Không chỉ đàn giỏi, người nghệ sĩ tài danh ấy còn có giọng ca truyền cảm đầy quyến rũ. Năm 1984 ông là nhạc công đầu tiên trong cả nước được phong Nghệ sĩ ưu tú. Đã vào tuổi 80 ông vẫn còn mải miết với nghề…
Nghiệp dĩ rồi mà!
Nhà ông ở 55 phố Bảo Linh, phường Phúc Tân, đông đúc người lao động lam lũ sát cạnh sông Hồng. Phố chợ ồn ã bán mua từ mờ sáng, buổi trưa ắng lặng vài ba tiếng, đến chiều lại bừng. Kim Sinh ở gác hai, dưới là quán phở, có con chó rất dữ, phải đợi chủ nhà về khách mới dón dén lên được.
Nghệ sĩ Kim Sinh.
Phòng chưa đầy 20 mét vuông, nền nhà ngổn ngang gối đệm, không giường tủ, chỉ một trang thờ. Tường la liệt đàn tam tứ nguyệt bầu, ghi ta gỗ, ghi ta phím lõm, đàn đáy nữa. Vợ chồng già ở ngoài, trong là con gái Kim Ngọc. Những lần nghệ sĩ đi diễn nước ngoài, các con thường thay nhau “dẫn dắt” cha. Cô con gái xinh đẹp líu ríu kể về lần sang Nhật năm 2007. Ngay khi đến sân bay bạn đã thông báo lịch du diễn ở Tôkiô và một vài thành phố khác. Tên tuổi Kim Sinh quen thuộc với khán giả Nhật gần 10 năm rồi, nên hay tin tái ngộ họ yêu cầu vượt dự kiến của ban tổ chức. Mỗi ngày bạn yêu cầu biểu diễn hai ba suất, mỗi suất ít nhất 60 phút (còn phải nhường thời gian cho các nghệ sĩ khác). Không ít lần Kim Sinh phải độc diễn cả buổi, “nhờ trời” vẫn đàn ngọt hát hay, không hề suy giảm phong độ. Nghệ sĩ diễn tấu 7 loại nhạc cụ, chủ yếu là đàn truyền thống của Việt Nam, đan xen là những bản nhạc nổi tiếng của Nhật Bản, thế giới, lúc tấu ghi ta, khi chơi Ha oai… Buổi diễn nào khán giả cũng chăm chú theo dõi, nồng nhiệt tán thưởng vẻ đẹp từng nhạc cụ, giọng tê-no đầy biểu cảm. Sóng nhạc cuộn trào theo nhịp vỗ tay của đông đảo khán giả, còn nghệ sĩ đắm mình trong không gian ăm ắp nhạc điệu.
Đàn nguyệt là nhạc cụ Kim Sinh để tâm nghiên cứu nhiều, tâm đắc nhất. Nguyệt trầm, nguyệt thanh, nguyệt trung, khác nhau từ thanh âm đến cách trình tấu, thế nên mỗi loại có bản hát riêng, đủ hấp dẫn dân mộ điệu.
Còn người xem trong nước? Ông Nguyễn Trọng Nghị ở xã Tân Ước xứ Đoài còn nhắc chuyện năm 1974 đèo xe đạp đưa Kim Sinh về làng. Đêm mồng 3 tháng 3 âm ấy, một mình nghệ sĩ diễn tấu phục vụ hàng ngàn bà con dưới ánh đèn măng sông qua chiếc loa công suất 25W. 23 giờ, ban tổ chức rỉ tai, Kim Sinh nói bà con về nghỉ, quá khuya rồi, bảo đảm sức khỏe ngày mai sản xuất mọi người mới chịu ra về trong lưu luyến. Dịp tháng mười vừa rồi, dân Tân Ước khánh thành nhà văn hóa, mời nghệ sĩ về biểu diễn. Kim Sinh vui vẻ nhận lời và gửi một đĩa CD mới hoàn thành tặng bà con. Đây là những tác phẩm đặc sắc ông vừa đàn vừa ca, như bản kim cổ hòa điệu “Tình yêu trên dòng sông quan họ” trên ghi ta gỗ và đàn Ha oai; chùm lý Cái mơn, lý Con khô…, bản cải lương Lưu thủy trường vừa ca vừa diễn tấu với violon, song loan, đàn tứ, đàn nguyệt; các làn điệu “Tam pháp nhập môn” và “Khổng Minh tọa lầu” chuyển soạn cho ghi ta gỗ… Đĩa CD ấy phát trên loa truyền thanh “cho cả làng nghe”, nhiều lần mới “thỏa mãn dân cày”. Còn tôi trước đây, trong vài trò MC của chương trình giao lưu “Câu lạc bộ người hâm mộ sân khấu” của Đài Tiếng nói Việt Nam, đã không ít lần phải ra sân khấu khéo léo đề nghị dừng lại ông mới chịu ôm đàn vào cánh gà, mặc dù khán giả còn muốn nghe.
Kim Sinh là thế. Đã ôm đàn, đã cất tiếng thì như người nhập đồng, cứ mải mê, cứ say đắm “bất kể trời đất”.
Cầm ca cho đến hết đời mới thôi…
Kim Sinh tâm sự nghiệp dĩ là vốn đã như thế, định sẵn rồi. Ông ra đời ở làng Thể Giao (nay là phố Thể Giao, Hai Bà Trưng), ba tháng tuổi mắt cứ mờ dần. Nhà nghèo, cậu bé “mù giở” cứ tha thẩn bên người mẹ tảo tần. Mẹ ông là bà Đào Thị Nguyên bán hàng xén chợ Hôm, 30 tuổi thành thân với ông nhân viên trắc địa. 13 tuổi cậu Kim đã chơi đàn thành thục, cây tứ cây nguyệt rồi ghi ta trở thành người bạn mãi. Rồi biết hát chầu văn, cải lương, nhạc mới… Ông ghép tên mình với tên cô Sinh, tình yêu đầu đời, lấy làm nghệ danh.
Sau ngày Hà Nội giải phóng, Kim Sinh trở thành nhạc công của Đoàn cải lương Chuông Vàng Thủ đô. Vừa là nhạc công chủ lực cho các vở diễn, ông vừa là thầy ca cho nhiều lớp nghệ sĩ, từ thế hệ Bích Lân, Huỳnh Điệp, Tiêu Lang, Kim Xuân đến Trang Nhung, Như Quỳnh, Kim Khanh, Kiều Hiệp… sau này là Thanh Thanh Hiền, Thanh Hương, Quỳnh Châu… những tên tuổi quen thuộc của cải lương Hà Nội.
Lại nhiều bạn trẻ đến tận nhà nghệ sĩ xin truyền nghề đờn ca. Ông không thể nhớ 55 năm qua đã đào tạo bao nhiêu học trò. Và trong những học trò mến mộ người thầy khiếm thị ấy có những “ý trung nhân”. Ông tiết lộ là biết yêu từ sớm, và dễ bị “sa ngã” nên có tới bốn đời vợ. Có người đến rồi bỏ ông mà đi, bà vợ cùng ở phố Đinh Liệt là một. Căn nhà xưa “người ấy” đã bán đi, ông phải chuyển vào Phúc Tân. Hiện ông ở với bà Lê, cô gái quê xã Tân Dân, Văn Giang bên kia sông Hồng. Hai người thành thân từ năm 1983, năm sau sinh cô con gái xinh Nguyễn Kim Ngọc. Kim Ngọc đang theo năm cuối khoa nhạc cụ truyền thống Nhạc viện Hà Nội, đã điêu luyện đàn bầu, đàn nguyệt, giờ lại theo ca trù, sinh hoạt trong CLB Ca trù Thăng Long của đào nương nổi tiếng Phạm Thị Huệ.
Sang tuổi 80, tiếng đàn Kim Sinh vẫn mê đắm, đặc biệt là giọng ca vẫn trầm ấm, tròn vành rõ chữ, hớp hồn người nghe… Truyền nghề cho con gái yêu, khi có yêu cầu, ông lại tay đàn miệng hát phục vụ người hâm mộ với niềm say mê như thời tráng niên. Riêng về ca trù, thể loại “khó nhằn”, Kim Sinh là kép đàn đáy có hạng. Tác văn thượng sư Cao Bá Quát/Sư mẫu thần nương Quách Thị Hồ/Thưởng thi tom chát Ngô Linh Ngọc/Vô để (đàn đáy) cầm sư Đinh Khắc Ban. Đấy là bài tứ tuyệt ông làm về các thần tượng ca trù. Người trong nghề tôn nhau là thầy, không phải dễ dàng gì.
Tôi lần mần hỏi những tâm sự sâu kín khác, như về nghề nghiệp điều gì buồn nhất? Kim Sinh bộc bạch: Người ta thường coi trọng những diễn viên xuất hiện ngoài sân khấu, rất ít chú ý tới bao nhiêu nhạc công ngồi dưới hốc nhạc hay sau cánh gà. Họ không biết rằng diễn viên diễn có hay, ca có mùi cũng là nhờ nương vào tiếng đàn, nhịp trống của người lặng lẽ ở trong kia… Thế ông nghĩ sao về sân khấu cải lương bây giờ? Trầm ngâm rồi nhẩn nha: cũng có nhiều chuyển biến đấy, nhưng dù sao, theo tôi, vẫn phải theo câu ca có từ ngày xưa dành cho thể loại:
CẢI cách hát ca theo chế độ
LƯƠNG truyền sử sách sánh văn minh
Từ ba tháng tuổi đôi mắt bé Kim chỉ thấy mọi thứ nhờ nhờ, cảnh nhà nghèo khó một mẹ một con vất vưởng đầu đường xó chợ, những tưởng số phận sẽ chìm sâu “dưới đáy” chẳng bao giờ dám ngẩng mặt nhìn mặt trời. Nhưng ông trời cũng thương, lại cho chàng Kim có khiếu đàn hát, có cái tai thính nhạy, có thể cảm thấy sáng qua, chiều tới, đêm về, trong khuya lặng “lắng nghe” tiếng đời lăn náo nức” và sớm ra nghe tiếng chim hót trên nhành cây trước cửa sổ, biết một ngày mới đã bắt đầu. Và tâm hồn rạo rực, và trái tim lại thổn thức trong tâm hồn nghệ sĩ. Cậu bé mù ngày nào của đất Hà thành thời tạm chiếm, theo thời gian đã thành một nghệ danh sáng giá của đất thành đô - Nghệ sĩ ưu tú Kim Sinh.
Như nhành sen “dẫu lìa ngó ý còn vương tơ lòng”, tâm hồn đa cảm của người nghệ sĩ tài hoa ấy dường như không
có tuổi…
NSƯT Vũ Hà
HNM
- tancogiaoduyen
- Site Admin
- Bài viết: 41708
- Ngày tham gia: Hai T4 12, 2004 5:00 pm
- Đến từ: U.S.A
- Tiếp xúc:
Re: Nhạc sĩ khiếm thị KIM SINH vừa từ trần
Đúng là ra đi trong lặng lẽ!!!!!!!!!!
- thuongcon
- Thành viên thực thụ
- Bài viết: 169
- Ngày tham gia: Năm T3 17, 2005 4:00 pm
- Đến từ: sweden
- tancogiaoduyen
- Site Admin
- Bài viết: 41708
- Ngày tham gia: Hai T4 12, 2004 5:00 pm
- Đến từ: U.S.A
- Tiếp xúc:
Re: Nhạc sĩ khiếm thị KIM SINH vừa từ trần
[7mau]Chúng ta đã đãi ngộ các nghệ nhân như thế nào?[/7mau]
NSND Đào Mộng Long từng nhắn nhủ rằng: “Có thể đến một lúc nào đó, chúng ta muốn tìm hiểu về nhạc cụ truyền thống lại phải qua Nhật, qua Mỹ để tìm lại Kim Sinh”. Giờ thì NSƯT Kim Sinh đã bước qua một cõi khác, ông chết lặng lẽ, mang theo cả gia tài âm nhạc truyền thống mà ông cả đời nâng niu, gìn giữ.
Tôi còn nhớ, cách đây chừng 3 năm, tôi đến gặp cụ Kim Sinh để viết về những nghệ sĩ sống ẩn dật. Ngôi nhà bé tẹo, ẩm thấp ở ngoài đê Sông Hồng. Lần đó cụ Kim Sinh ôm đàn hát cho tôi nghe: “Còn duyên kẻ đón người tìm. Cái duyên chưa cạn, cái nhìn thờ ơ". Câu hát buồn của một thân phận nghệ sĩ mù thấm hết những nỗi buồn nhân thế nghe sao mà xót xa. Lúc đó, chung chiêng giữa hai bên bờ cuộc đời, trong ông vẫn đau đáu một nỗi niềm về nghệ thuật truyền thống đang bị mai một...
Người đời vẫn biết đến Kim Sinh như một danh cầm nhạc Tài tử - Cải lương đất Bắc. Thế nhưng ít ai biết được, ông có thể diễn tấu nhiều thể loại cổ nhạc khác nhau. Ông như một kho tàng giàu có và thật đa dạng.Nhà nghiên cứu Bùi Trọng Hiền nói: “Rất nhiều công trình nghiên cứu cơ bản của tôi đều căn cứ vào ông như một “tiêu bản sống”. Có thể tìm thấy ở ông rất nhiều, rất nhiều giá trị cổ nhạc của quá khứ. Bên cạnh đó, những giai thoại trong giới nghề mà ông kể có thể viết nên cả một pho sử âm nhạc cổ truyền của thế kỷ”. Ông cũng đã từng mang âm nhạc dân tộc qua Nhật, qua Mỹ biểu diễn.
NSƯT Kim Sinh trò chuyện bằng tiếng đàn.
Nhiều nhà nghiên cứu nước ngoài tìm đến Kim Sinh để hiểu về âm nhạc truyền thống Việt Nam. Nhưng NSƯT Kim Sinh đã sống và chết trong nghèo khó. Gia tài của ông chỉ có những cây đàn. Cái chết của ông có khiến chúng ta chạnh lòng? Nhiều năm nay, ta đã nói quá nhiều về cơ chế đãi ngộ đối với các nghệ nhân, những người đang nắm giữ trong tay gia tài quý giá của nghệ thuật truyền thống. Nhưng chúng ta đã làm gì cho họ. Những “báu vật” dân gian lần lượt ra đi, chúng ta mới giật mình.
NSƯT Vũ Hà đã viết rằng: “Nghe tin Cụ Kim Sinh ra đi trong lặng lẽ mà tôi thấy thật tiếc cho nền âm nhạc dân tộc Việt Nam, tiếc cho một đời người, tiếc cho một tài năng hiếm có của nền âm nhạc dân tộc miền Bắc nói riêng và Việt Nam nói chung. Tiếng tăm của cụ đã vượt qua khỏi biên giới bằng chứng cách đây hai năm tôi có gặp một nhà nghiên cứu người Mỹ gốc Đài Loan, biết tiếng nghệ sĩ Kim Sinh. Cô ấy từng đích thân qua Hà Nội để xin được học đàn kìm với ông. Và cô rất ngạc nhiên khi thấy ông sống trong một ngôi nhà quá tồi tàn và hỏi rằng ở nước mình có chế độ đãi ngộ gì không?”.
Những nghệ nhân lớn tuổi như Hà Thị Cầu, Quách Thị Hồ đều sống và chết trong chật vật, nghèo khó. Chúng ta hô hào bảo tồn di sản. Nhưng chúng ta lại thờ ơ với những nhân chứng sống đang nắm giữ trong mình di sản. Chính cụ Kim Sinh khi còn sống đã nói với tôi rằng: “Tất cả những giá trị cổ truyền, còn hay mất, đúng hướng hay không là do các nghệ nhân dân gian lưu giữ. Chúng ta không biết quý trọng họ mà chỉ lo làm hồ sơ UNESCO. Mọi người đang muốn nuôi cây xanh trong phòng nhiệt đới. Nghệ thuật truyền thống đang bị mai một. Làm thế nào để cấy vào giới trẻ chất dân tộc, chỉ người Việt mới có. Tôi thấy không ai lo điều đó cả mà chỉ lo cải cách, lo phong trào”…
Nỗi lo của cụ Kim Sinh bao năm nay, vẫn còn nguyên ở đó. Tôi muốn mượn lời nhà nghiên cứu Bùi Trọng Hiền viết về cụ “Cả một thời hoàng kim rực rỡ ánh đèn sân khấu, nay đã trở thành hoài niệm. Hoàng hôn đời bố Sinh tôi màu gì? Ai dám nói? Một kiếp đại danh cầm cổ nhạc đất Bắc, vậy đó”!
Âu cũng trọn một kiếp người. Ồn ào hay lặng lẽ, thì ông cũng đã sống trọn một kiếp nghệ sĩ đam mê. Chắc hẳn, sinh ra ông đã chọn sự lặng lẽ rồi. Chỉ tiếc cho những người đang sống, đã quá thờ ơ, để rồi giờ, có chăng, ngồi ngậm ngùi, tiếc nuối và kêu gọi bảo tồn.
Hạnh Nguyên - CAND
NSND Đào Mộng Long từng nhắn nhủ rằng: “Có thể đến một lúc nào đó, chúng ta muốn tìm hiểu về nhạc cụ truyền thống lại phải qua Nhật, qua Mỹ để tìm lại Kim Sinh”. Giờ thì NSƯT Kim Sinh đã bước qua một cõi khác, ông chết lặng lẽ, mang theo cả gia tài âm nhạc truyền thống mà ông cả đời nâng niu, gìn giữ.
Tôi còn nhớ, cách đây chừng 3 năm, tôi đến gặp cụ Kim Sinh để viết về những nghệ sĩ sống ẩn dật. Ngôi nhà bé tẹo, ẩm thấp ở ngoài đê Sông Hồng. Lần đó cụ Kim Sinh ôm đàn hát cho tôi nghe: “Còn duyên kẻ đón người tìm. Cái duyên chưa cạn, cái nhìn thờ ơ". Câu hát buồn của một thân phận nghệ sĩ mù thấm hết những nỗi buồn nhân thế nghe sao mà xót xa. Lúc đó, chung chiêng giữa hai bên bờ cuộc đời, trong ông vẫn đau đáu một nỗi niềm về nghệ thuật truyền thống đang bị mai một...
Người đời vẫn biết đến Kim Sinh như một danh cầm nhạc Tài tử - Cải lương đất Bắc. Thế nhưng ít ai biết được, ông có thể diễn tấu nhiều thể loại cổ nhạc khác nhau. Ông như một kho tàng giàu có và thật đa dạng.Nhà nghiên cứu Bùi Trọng Hiền nói: “Rất nhiều công trình nghiên cứu cơ bản của tôi đều căn cứ vào ông như một “tiêu bản sống”. Có thể tìm thấy ở ông rất nhiều, rất nhiều giá trị cổ nhạc của quá khứ. Bên cạnh đó, những giai thoại trong giới nghề mà ông kể có thể viết nên cả một pho sử âm nhạc cổ truyền của thế kỷ”. Ông cũng đã từng mang âm nhạc dân tộc qua Nhật, qua Mỹ biểu diễn.
NSƯT Kim Sinh trò chuyện bằng tiếng đàn.
Nhiều nhà nghiên cứu nước ngoài tìm đến Kim Sinh để hiểu về âm nhạc truyền thống Việt Nam. Nhưng NSƯT Kim Sinh đã sống và chết trong nghèo khó. Gia tài của ông chỉ có những cây đàn. Cái chết của ông có khiến chúng ta chạnh lòng? Nhiều năm nay, ta đã nói quá nhiều về cơ chế đãi ngộ đối với các nghệ nhân, những người đang nắm giữ trong tay gia tài quý giá của nghệ thuật truyền thống. Nhưng chúng ta đã làm gì cho họ. Những “báu vật” dân gian lần lượt ra đi, chúng ta mới giật mình.
NSƯT Vũ Hà đã viết rằng: “Nghe tin Cụ Kim Sinh ra đi trong lặng lẽ mà tôi thấy thật tiếc cho nền âm nhạc dân tộc Việt Nam, tiếc cho một đời người, tiếc cho một tài năng hiếm có của nền âm nhạc dân tộc miền Bắc nói riêng và Việt Nam nói chung. Tiếng tăm của cụ đã vượt qua khỏi biên giới bằng chứng cách đây hai năm tôi có gặp một nhà nghiên cứu người Mỹ gốc Đài Loan, biết tiếng nghệ sĩ Kim Sinh. Cô ấy từng đích thân qua Hà Nội để xin được học đàn kìm với ông. Và cô rất ngạc nhiên khi thấy ông sống trong một ngôi nhà quá tồi tàn và hỏi rằng ở nước mình có chế độ đãi ngộ gì không?”.
Những nghệ nhân lớn tuổi như Hà Thị Cầu, Quách Thị Hồ đều sống và chết trong chật vật, nghèo khó. Chúng ta hô hào bảo tồn di sản. Nhưng chúng ta lại thờ ơ với những nhân chứng sống đang nắm giữ trong mình di sản. Chính cụ Kim Sinh khi còn sống đã nói với tôi rằng: “Tất cả những giá trị cổ truyền, còn hay mất, đúng hướng hay không là do các nghệ nhân dân gian lưu giữ. Chúng ta không biết quý trọng họ mà chỉ lo làm hồ sơ UNESCO. Mọi người đang muốn nuôi cây xanh trong phòng nhiệt đới. Nghệ thuật truyền thống đang bị mai một. Làm thế nào để cấy vào giới trẻ chất dân tộc, chỉ người Việt mới có. Tôi thấy không ai lo điều đó cả mà chỉ lo cải cách, lo phong trào”…
Nỗi lo của cụ Kim Sinh bao năm nay, vẫn còn nguyên ở đó. Tôi muốn mượn lời nhà nghiên cứu Bùi Trọng Hiền viết về cụ “Cả một thời hoàng kim rực rỡ ánh đèn sân khấu, nay đã trở thành hoài niệm. Hoàng hôn đời bố Sinh tôi màu gì? Ai dám nói? Một kiếp đại danh cầm cổ nhạc đất Bắc, vậy đó”!
Âu cũng trọn một kiếp người. Ồn ào hay lặng lẽ, thì ông cũng đã sống trọn một kiếp nghệ sĩ đam mê. Chắc hẳn, sinh ra ông đã chọn sự lặng lẽ rồi. Chỉ tiếc cho những người đang sống, đã quá thờ ơ, để rồi giờ, có chăng, ngồi ngậm ngùi, tiếc nuối và kêu gọi bảo tồn.
Hạnh Nguyên - CAND