THE ONLY FORUM FOR CLVN LOVERS
Diễn đàn dang được nâng cấp . Thân mời các bạn TV vào xem và sử dụng.
Hãy click vào Quick links phía bên trên tay trái để bắt đầu
Nếu thấy có gì xin báo cho tcgd biết để sửa chữa cho kịp thời nhen các bạn.
Cám ơn các bạn
NSND Thanh Tòng qua đời sáng nay 22/9
Nội quy chuyên mục
THÀNH VIÊN CLVN CHÚ Ý !
1- Bài viết phải luôn luôn bỏ dấu cho dễ đọc, viết không dấu sẽ bị xóa. Xem chỉ dẫn cách bỏ dấu taị đây.
2- Không đưa nguyên link từ các nơi khác vào - Không viết toàn chữ hoa hoặc liên tục không chấm phết.
3- Ghi rõ nguồn các bài được đưa lên là bắt buộc - Tránh những lời lẽ quá khích.
4- Mỗi thành viên chỉ được dùng một nick - Không nên đưa nhiều bài lắt nhắt liên tiếp từ cùng một thành viên.
5- Đừng dùng quote (trích dẫn) để trả lời khi 2 bài liên tiếp nhau - Tránh quote nhiều lần cùng một hình ảnh.
6- Không dùng màu đỏ trừ phi đó là tựa đề của một bài mới - Nên tạo chữ ký đẹp, cân đối, dễ nhìn.
7- Thắc mắc về bài bị xoá post trên diễn đàn đều cũng sẽ bị xoá. Trực tiếp liên lạc với Ban Điều Hành nếu cần.
8- Mọi thành viên đều cùng một nhà CLVN nên việc cư xữ hoà nhã với nhau là cần thiết dù ý kiến có dị biệt.
1- Bài viết phải luôn luôn bỏ dấu cho dễ đọc, viết không dấu sẽ bị xóa. Xem chỉ dẫn cách bỏ dấu taị đây.
2- Không đưa nguyên link từ các nơi khác vào - Không viết toàn chữ hoa hoặc liên tục không chấm phết.
3- Ghi rõ nguồn các bài được đưa lên là bắt buộc - Tránh những lời lẽ quá khích.
4- Mỗi thành viên chỉ được dùng một nick - Không nên đưa nhiều bài lắt nhắt liên tiếp từ cùng một thành viên.
5- Đừng dùng quote (trích dẫn) để trả lời khi 2 bài liên tiếp nhau - Tránh quote nhiều lần cùng một hình ảnh.
6- Không dùng màu đỏ trừ phi đó là tựa đề của một bài mới - Nên tạo chữ ký đẹp, cân đối, dễ nhìn.
7- Thắc mắc về bài bị xoá post trên diễn đàn đều cũng sẽ bị xoá. Trực tiếp liên lạc với Ban Điều Hành nếu cần.
8- Mọi thành viên đều cùng một nhà CLVN nên việc cư xữ hoà nhã với nhau là cần thiết dù ý kiến có dị biệt.
-
- Forum Mod
- Bài viết: 1038
- Ngày tham gia: Hai T7 06, 2009 2:24 am
-
- Forum Mod
- Bài viết: 1038
- Ngày tham gia: Hai T7 06, 2009 2:24 am
- tancogiaoduyen
- Site Admin
- Bài viết: 41708
- Ngày tham gia: Hai T4 12, 2004 5:00 pm
- Đến từ: U.S.A
- Tiếp xúc:
- tancogiaoduyen
- Site Admin
- Bài viết: 41708
- Ngày tham gia: Hai T4 12, 2004 5:00 pm
- Đến từ: U.S.A
- Tiếp xúc:
Re: NSND Thanh Tòng qua đời sáng nay 22/9
TIN TỪ ĐÀI BBC :
Nghệ sĩ cải lương kỳ cựu Thanh Tòng qua đời sáng 22/9 tại nhà riêng ở TP. Hồ Chí Minh, hưởng thọ 68 tuổi, gia đình xác nhận tin này với BBC.
Ông được mệnh danh là 'Vua cải lương Hồ quảng' và sinh trưởng trong đại gia đình cải lương, tuồng cổ nổi tiếng ở miền Nam.
Ông nội là bầu Thắng, thân sinh là nghệ sĩ Minh Tơ trong lúc nghệ sĩ Bạch Long, Thành Lộc là em cô cậu ruột.
Tên tuổi ông gắn liền với những vở 'Phạm Lãi - Tây Thi, Võ Tòng sát tẩu, Thanh gươm và nữ tướng, Gió lộng bến Bình Than, Dưới cờ Tây Sơn, Bao Công vô lò gạch tra án Quách Hòe'…
'Thống soái'
Hôm 22/9, nghệ sĩ Quế Trân, con gái ông, nói với BBC: “Tin buồn đến khá đường đột với gia đình.”
“Ba tôi bị bệnh gout từ nhiều năm nay và đã phải ra vô bệnh viện thường xuyên.”
“Nhưng gia đình cảm thấy được an ủi phần nào khi ông ra đi nhẹ nhàng, không đau đớn”.
Nghệ sĩ Thanh Tòng là thầy của nhiều nghệ sĩ cải lương như: Kim Tử Long, Thoại Mỹ, Tú Sương...
Báo Tuổi Trẻ hôm 22/9 tường thuật: "Từ bé, nghệ sĩ Thanh Tòng đã lên sân khấu gia đình và ngay lập tức được xem là thần đồng sân khấu."
"Năm 20 tuổi, ông bắt tay viết kịch bản và có công gầy dựng nên thể loại cải lương tuồng cổ, được xem là vị thống soái của cải lương tuồng cổ."
"Ông cất công nghiên cứu và đưa nhiều câu chuyện lịch sử Việt Nam vào cải lương tuồng cổ. Không chỉ diễn, viết kịch bản, ông còn là đạo diễn dàn dựng rất chắc tay và được các thế hệ nghệ sĩ kính trọng tôn làm thầy," báo này viết.
BBC
Nghệ sĩ cải lương kỳ cựu Thanh Tòng qua đời sáng 22/9 tại nhà riêng ở TP. Hồ Chí Minh, hưởng thọ 68 tuổi, gia đình xác nhận tin này với BBC.
Ông được mệnh danh là 'Vua cải lương Hồ quảng' và sinh trưởng trong đại gia đình cải lương, tuồng cổ nổi tiếng ở miền Nam.
Ông nội là bầu Thắng, thân sinh là nghệ sĩ Minh Tơ trong lúc nghệ sĩ Bạch Long, Thành Lộc là em cô cậu ruột.
Tên tuổi ông gắn liền với những vở 'Phạm Lãi - Tây Thi, Võ Tòng sát tẩu, Thanh gươm và nữ tướng, Gió lộng bến Bình Than, Dưới cờ Tây Sơn, Bao Công vô lò gạch tra án Quách Hòe'…
'Thống soái'
Hôm 22/9, nghệ sĩ Quế Trân, con gái ông, nói với BBC: “Tin buồn đến khá đường đột với gia đình.”
“Ba tôi bị bệnh gout từ nhiều năm nay và đã phải ra vô bệnh viện thường xuyên.”
“Nhưng gia đình cảm thấy được an ủi phần nào khi ông ra đi nhẹ nhàng, không đau đớn”.
Nghệ sĩ Thanh Tòng là thầy của nhiều nghệ sĩ cải lương như: Kim Tử Long, Thoại Mỹ, Tú Sương...
Báo Tuổi Trẻ hôm 22/9 tường thuật: "Từ bé, nghệ sĩ Thanh Tòng đã lên sân khấu gia đình và ngay lập tức được xem là thần đồng sân khấu."
"Năm 20 tuổi, ông bắt tay viết kịch bản và có công gầy dựng nên thể loại cải lương tuồng cổ, được xem là vị thống soái của cải lương tuồng cổ."
"Ông cất công nghiên cứu và đưa nhiều câu chuyện lịch sử Việt Nam vào cải lương tuồng cổ. Không chỉ diễn, viết kịch bản, ông còn là đạo diễn dàn dựng rất chắc tay và được các thế hệ nghệ sĩ kính trọng tôn làm thầy," báo này viết.
BBC
- tancogiaoduyen
- Site Admin
- Bài viết: 41708
- Ngày tham gia: Hai T4 12, 2004 5:00 pm
- Đến từ: U.S.A
- Tiếp xúc:
Re: NSND Thanh Tòng qua đời sáng nay 22/9
NS Phương Loan đã viết:Vĩmh biệt Cậu 5.! Vĩnh biệt NSND Thanh Tòng.! Vị "Thống Soái "của Sân Khấu Cải Lương, Tuồng Cổ. Thanh Thản mà về cõi Phật nghe Cậu! Nam Mô Tây Phương Cực Lạc Thế Giới Đại Từ Đại Bi Tiếp Dẫn Đạo Sư A Di Đà Phât!
- tancogiaoduyen
- Site Admin
- Bài viết: 41708
- Ngày tham gia: Hai T4 12, 2004 5:00 pm
- Đến từ: U.S.A
- Tiếp xúc:
Re: NSND Thanh Tòng qua đời sáng nay 22/9
mclytrieudan đã viết:NSND THANH TÒNG QUA ĐỜI
(Vừa tức thì) Từ thông báo gia đình NSƯT Quế Trân cho biết: người cha yêu quý của cô đã vĩnh biệt ra đi mãi mãi vào lúc sáng nay 10 giờ ngày 22/9 tại nhà riêng (hưởng thọ 69 tuổi) sau một thời gian dài nằm viện chữa bịnh tim mạch, thấp khớp, huyết áp để lại sự đau xót và tiếc thương của gia đình và khán giả khi hay tin.
Lễ viếng NSND THANH TÒNG được tiến hành vào lúc 21giờ00 hôm nay ngày 22.9.2016 tại nhà riêng số 12 đường 26 khu dân cư Himlam - Trung Sơn xã Bình Hưng huyện Bình Chánh TR.HCM. Lễ động quan lúc 6giờ15 ngày 24.9.2016 sau đó an táng tại Nghĩa Trang Gò Đen/Long An(giáp ranh địa phận TP.HCM)
Là một nghệ sĩ cải lương gạo cội, đặc biệt là nghệ thuật cải lương tuồng cổ với nhiều vai diễn xuất sắc, xuất thần, ấn tượng, ông đã sống trọn với nghề trong sự yêu thương của đồng nghiệp và khán giả. NSND Thanh Tòng, ông nổi tiếng với nhiều vai trò: đạo diễn, nghệ sĩ, tác giả. Con gái ông là Quế Trân được ông truyền nghề cũng rất nổi tiếng và được nhiều khán giả yêu thích. Các em trai và em gái, các cháu của ông cùng là nghệ sĩ biểu diễn.
Ông tên Nguyễn Thanh Tòng, sinh năm 1948 tại Sài Gòn. Với những gì cống hiến cho sân khấu cải lương ông xứng đáng được nhà nước trao tặng danh hiệu cao quý Nghệ sĩ nhân dân.
LÝ TRIỆU DÂN
- tancogiaoduyen
- Site Admin
- Bài viết: 41708
- Ngày tham gia: Hai T4 12, 2004 5:00 pm
- Đến từ: U.S.A
- Tiếp xúc:
Re: NSND Thanh Tòng qua đời sáng nay 22/9
Trần Nhật Phong đã viết:Nhận được tin cây đại thụ của gia đình Minh Tơ, nghệ sĩ Thanh Tòng đã vừa đột ngột ra đi, Trần Nhật Phong và Phượng Mai xin thành kính phân ưu và mong rằng hương hồn anh sẽ an nhàn nơi đất Phật.
- tancogiaoduyen
- Site Admin
- Bài viết: 41708
- Ngày tham gia: Hai T4 12, 2004 5:00 pm
- Đến từ: U.S.A
- Tiếp xúc:
Re: NSND Thanh Tòng qua đời sáng nay 22/9
Bach Luu Nguyen đã viết:Dẫu biết rằng chuyện sinh tử là lẽ thường trong trời đất, nhưng sao em đã không thể chấp nhận được cái lẻ thường tự nhiên đó anh Năm ơi !
Hai tháng trước đây còn nói chuyện với anh Năm qua phone, với những câu chuyện mang nhiều kỷ niệm vui buồn trên sân khấu Minh Tơ hơn 30 năm trước...Em biết anh Năm đang trong cơn nguy kịch đó chứ, nhưng hai anh em mình sao lại hào hứng với kỷ niệm như thế kia hả anh Năm ? Những câu chuyên mấy mươi năm trước làm sao chỉ với một hai giờ đồng hồ qua điện thoại, có thể kể hết những tình cảm đong đầy ký ức này....Em vừa kể, vừa khóc, vừa cười...anh Năm cũng cười cũng khóc theo cô em gái, mà miêng cứ nói luôn...nói nữa đi kể nữa đi Lựu...anh Năm muốn nghe......
Anh em chúng mình sống chung với nhau từ nhỏ cho đến trưởng thành bên mái ấm đình Cầu Quan với bảng hiệu Vĩnh Xuân& Bầu Thắng, rồi Khánh Hồng, rồi đồng ấu Minh Tơ..... Lớn lên mỗi người có một sự nghiệp riêng , một cuộc sống xã hội khác nhau, nhưng trong tình đại gia đình, chúng ta luôn hướng về và luôn quan tâm chia sẻ chuyên thành bại của nhau...
Sau năm 1975, anh em mình lại quây quần bên nhau cũng với bảng hiệu đoàn Minh Tơ. Lần này, anh em mình lại gần nhau hơn, chia sẻ nhiều hơn những thành tựu của sân khấu cũng như những khổ đau nghiệt ngã của cuộc đời, của thời đại...
Trong suốt thời gian đó, hai anh em mình gắn bó với nhau nhiều nhất, chia sẻ những khó khăn nhiều nhất... khi những lúc 'phong ba bão táp' dồn dập tấn công đến mức có lúc tưởng chừng như chúng ta bị đẩy sát vào tận chân tường không lối thoát...
Nhưng Tổ Nghiệp đã thương chúng ta, Trời Phật các đấng tối cao đã không bỏ rơi chúng ta, anh em mình đã vượt qua được hết tất cả những sóng gió phủ phàng cay nghiệt đó, những sự lấn áp trù dập hiếp đáp của những kẻ bất tài nhưng nhiều cơ hội, và bảng hiệu Minh Tơ đã vươn lên được cho đến ngày hôm nay bằng chính thành quả lao động nghệ thuật bởi trí sáng tạo, hòa với mồ hôi và nước mắt của anh Năm và anh chị em đoàn Minh Tơ.....
Em hiểu tại sao anh Năm thích nói chuyện với em, và cứ muốn em kể hoài kể mãi.... về chuyện ngày xưa, bởi anh Năm lo sợ vài ngày tới biết đâu anh Năm không còn khỏe để "tung hứng" những câu chuyện này nữa. Thật ra, lúc ấy em chỉ sợ anh Năm mệt, nên em muốn ngừng lại cho anh Năm nghỉ ngơi, nhưng anh Năm đã cố gắng làm ra vẻ " anh Năm khỏe lắm nè, nói nữa đi ... !" Thương quá!
Anh Năm còn quan tâm đến cả đời sống tinh thần và hạnh phúc của cô em gái họ mà lại rất thân cận này ..Nhớ ngày xưa, lúc hay tin anh Thanh hỏi cưới em, anh Năm và cả dòng họ ngoại ai cũng lo lắng, vì cứ sợ em trao duyên lầm cho một "tay sát gái", và không biết con bé hiền lành hay tin người này liệu có hạnh phúc hay không..... Trước khi rời Việt Nam, em đến từ giã anh chị Năm, lúc ấy anh Năm mới kể cho em nghe trong lòng anh lo lắng như thế nào... Lần nào gọi về thăm, anh chị Năm , anh chị Sáu hay bất cứ bà con bên ngoại...ai cũng quan tâm đến hạnh phúc của em, đã khiến em thật cảm động....
Suốt đêm qua, anh Thanh và em..., chúng em đã khóc thật nhiều với nhau, và cùng nhau kể về anh Năm...Khi Thanh về đoàn không bao lâu, thì anh Năm "được" thuyên chuyển qua một đoàn hát khác theo chính sách..(!)..Anh Thanh rất tiếc vì đã không có cơ hội làm việc nhiều hơn với anh Năm tại đoàn Minh Tơ, nhưng cái tình cái nghĩa đối với anh Năm, anh Thanh đã không quên nên trước khi rời Việt Nam trong 'lặng lẽ', anh Thanh đã đến thăm anh Năm và còn có món quà nhỏ cho bé Châu (Quế Trân) lúc đó chỉ mới 6 tuổi.
Anh Năm là người đi tìm kiếm anh Điền Thanh về với đoàn Minh Tơ, nhưng anh Thanh lại chưa một lần diễn chung với Năm trong một kịch bản nào...
May thay! Năm 2010 trong chương trình Gìn Vàng Giữ Ngọc, chúng em từ khắp nơi trở về với sân khấu gia đình, với vài xuất hát kỷ niệm với dòng họ , hai anh em có một cơ hội duy nhất diễn chung với nhau trong cảnh đầu của vở Câu Thơ Yên Ngựa. (Câu thơ yên Ngựa cũng là kịch bản do chính anh Năm là đạo diễn dàn dựng, nhưng bị kẻ quyền thế cướp công lao đến mấy mươi năm sau mới được trả lại quyền công bằng cho anh)
Đó là một kỷ niệm duy nhất thật đáng để đời...!
Năm 2014, anh Năm có làm một buổi tiệc gia đình nhân thôi nôi cháu nội. Anh Năm đã cho quay một đoạn phim cả dòng họ bà con tề tựu quây quần cùng nhau bên Má, để nghe Má hát những bài hát hồ quảng xa xưa mà cậu Tư Khánh Hồng đã hát....Và đó cũng là kỷ niệm cuối cùng của Má với anh Năm... Cà nhà em, có lẽ Lộc hay Long, không ai dám cho Má hay tin này, vì chắc chắn sợ má sẽ không chịu nổi ..... Trời ơi đau quá !!!!
Thôi thì thôi...Đã đến lúc chúng em phải để cho anh Năm ngủ yên...Anh Năm đã quá mệt mỏi với căn bệnh kéo dài tưởng chừng như không thể dứt, nhưng chuyện gì đã đến thì phải đến, bởi nó phải đến rồi nó mới đi qua....
Vĩnh biệt anh Năm Thanh Tòng <3 <3
Thương kính anh Năm
Hai em
Điền Thanh& Bạch Lựu
- tancogiaoduyen
- Site Admin
- Bài viết: 41708
- Ngày tham gia: Hai T4 12, 2004 5:00 pm
- Đến từ: U.S.A
- Tiếp xúc:
Re: NSND Thanh Tòng qua đời sáng nay 22/9
[7mau]Lễ tẩn liệm của NSND Thanh Tòng "Thống soái của cải lương Hồ Quảng"
Nguồn: NS CÔng Minh[/7mau]
(iHay) Sau một thời gian điều trị bệnh huyết áp, thấp khớp và tiểu đường, NSND Thanh Tòng đã trút hơi thở cuối cùng lúc 10 giờ sáng 22.9 tại nhà riêng.
Được biết, NSND Thanh Tòng đã điều trị tại Bệnh viện Việt Pháp (TP.HCM) vài tháng nay. Khi bệnh tình chuyển biến xấu, ông được đưa về nhà mấy ngày qua.
Sáng 22.9, ông qua đời trong sự thương tiếc của người thân. NSND Hồng Vân bất ngờ khi hay tin dữ dù theo bà chủ sân khấu kịch Phú Nhuận, sức khỏe của nghệ sĩ cải lương nổi tiếng được cho xuống dốc vài tháng nay.
Tang lễ NSND Thanh Tòng cử hành tại tư gia, lễ viếng bắt đầu từ 21 giờ ngày 22.9 tại số 12 đường 26 khu dân cư Him Lam, Trung Sơn, xã Bình Hưng, H.Bình Chánh, TP.HCM. Lễ động quan vào lúc 6 giờ 15 ngày 24.9, sau đó linh cữu được đưa đi an táng tại hoa viên nghĩa trang Gò Đen, Long An.
[youtube]https://www.youtube.com/watch?v=0rcems33DGk[/youtube]
Nguồn: NS CÔng Minh[/7mau]
(iHay) Sau một thời gian điều trị bệnh huyết áp, thấp khớp và tiểu đường, NSND Thanh Tòng đã trút hơi thở cuối cùng lúc 10 giờ sáng 22.9 tại nhà riêng.
Được biết, NSND Thanh Tòng đã điều trị tại Bệnh viện Việt Pháp (TP.HCM) vài tháng nay. Khi bệnh tình chuyển biến xấu, ông được đưa về nhà mấy ngày qua.
Sáng 22.9, ông qua đời trong sự thương tiếc của người thân. NSND Hồng Vân bất ngờ khi hay tin dữ dù theo bà chủ sân khấu kịch Phú Nhuận, sức khỏe của nghệ sĩ cải lương nổi tiếng được cho xuống dốc vài tháng nay.
Tang lễ NSND Thanh Tòng cử hành tại tư gia, lễ viếng bắt đầu từ 21 giờ ngày 22.9 tại số 12 đường 26 khu dân cư Him Lam, Trung Sơn, xã Bình Hưng, H.Bình Chánh, TP.HCM. Lễ động quan vào lúc 6 giờ 15 ngày 24.9, sau đó linh cữu được đưa đi an táng tại hoa viên nghĩa trang Gò Đen, Long An.
[youtube]https://www.youtube.com/watch?v=0rcems33DGk[/youtube]
- tancogiaoduyen
- Site Admin
- Bài viết: 41708
- Ngày tham gia: Hai T4 12, 2004 5:00 pm
- Đến từ: U.S.A
- Tiếp xúc:
- tancogiaoduyen
- Site Admin
- Bài viết: 41708
- Ngày tham gia: Hai T4 12, 2004 5:00 pm
- Đến từ: U.S.A
- Tiếp xúc:
Re: NSND Thanh Tòng qua đời sáng nay 22/9
[video]https://www.facebook.com/ng.thanhloc/videos/438783442926665/[/video]
Clip này anh Năm ThanhTòng, anh sáu Trường Sơn đệm nhạc hồ quảng bằng miệng cho Má hát, chung quanh tề tựu đầy đủ bà con dòng họ tại Việt Nam. Hình ảnh này cũng là hình ảnh cuối cùng được trông thấy anh Năm.
Cuộc sống thế gian vốn dĩ vô thường....Không ngờ anh Năm lại đi trước Má....!!!!
Bạch Lựu
Clip này anh Năm ThanhTòng, anh sáu Trường Sơn đệm nhạc hồ quảng bằng miệng cho Má hát, chung quanh tề tựu đầy đủ bà con dòng họ tại Việt Nam. Hình ảnh này cũng là hình ảnh cuối cùng được trông thấy anh Năm.
Cuộc sống thế gian vốn dĩ vô thường....Không ngờ anh Năm lại đi trước Má....!!!!
Bạch Lựu
- tancogiaoduyen
- Site Admin
- Bài viết: 41708
- Ngày tham gia: Hai T4 12, 2004 5:00 pm
- Đến từ: U.S.A
- Tiếp xúc:
Re: NSND Thanh Tòng qua đời sáng nay 22/9
Trunganh đã viết:Thương tiếc sự ra đi của Anh Năm ! Tuy không gần gủi nhiều nhưng anh em rất có duyên gặp mặt ! Khi anh qua Pháp lần nào cũng đến thăm anh ! Gặp nhau anh rất mừng niềm nở tiếp chuyện ! Về Việt Nam vẩn gặp anh thường trong các giải chấm thi ! Lần gặp cuối cùng tại rạp Công Nhân Lể Giổ Tổ Ngành Sân Khấu ! Lúc nào anh cũng vui vẻ trò chuyện ! Nhớ hoài lúc còn ở VN trước năm 1984 ! Anh thường nói nếu em o là người của Huỳnh Long anh bắt em vế đoàn anh liền . Sáng dậy nghe Kim Phượng báo tin bàng hoàng và sửng sốt . Lúc đám tang Cố Nghệ sĩ Thủy Thượng gặp chị Năm nói anh vẩn khỏe không ngờ anh lại đi sớm . Chỉ biết cầu chúc cho anh sớm tiêu diêu nơi miền cực lạc .
-
- Forum Mod
- Bài viết: 1038
- Ngày tham gia: Hai T7 06, 2009 2:24 am
Re: NSND Thanh Tòng qua đời sáng nay 22/9
Vương Thoại Hồng[color=#FF00FF][i][/i][/color]
-
- Forum Mod
- Bài viết: 2058
- Ngày tham gia: Chủ nhật T2 14, 2016 8:38 am
Re: NSND Thanh Tòng qua đời sáng nay 22/9
[7mau]NSND Thanh Tòng - Nỗi oan tình đã dứt[/7mau]
NSND Thanh Tòng qua đời, bao nhiêu báo chí và khán giả đã tỏ lời tiếc thương. Tôi không nhắc lại nữa. Mà tôi chỉ bồi hồi nhớ lại những ngày tôi gặp gỡ ông để viết bài về ông, về cải lương.
Một mối thân tình, bởi chính tôi cũng là khán giả ái mộ ông qua biết bao vở ông viết và diễn.
Gần 20 năm tôi biết ông. Lần nào cũng trò chuyện với nhau ở căn nhà trên đường Phạm Văn Hai, đi vào một con hẻm đẹp. Một ngôi nhà đẹp. Một cô con gái đẹp. Quế Trân đó. Cô con gái rượu, người duy nhất trong đàn con đã nối nghiệp cha, cho nên ông bố treo hình con gái khắp nhà, phóng to lắm, nhìn cưng lắm. Và hoa mà khán giả tặng Quế Trân mỗi đêm cô đi hát về, cũng để đầy nhà, rực rỡ. Nói thật, vô nhà Thanh Tòng, mà chỉ thấy Quế Trân là vậy đó.
Và nói chuyện một hồi thì ông cũng xoay qua con gái. Lẽ thường thôi, một ông bố bình thường còn “mê” con gái mà, huống chi ông bố nghệ sĩ, có con gái cũng nghệ sĩ. Trong cái tình cha con ấy có cả tình đồng nghiệp, tình đồng chí, tình bạn tri âm tri kỷ nữa. Giống như hồi cha ông còn sống, cũng từng thương yêu ông như thế, cũng có những thứ tình như thế.
Cha ông là nghệ sĩ Minh Tơ, bầu gánh cải lương hồ quảng Minh Tơ, cũng là người thành lập nhóm Đồng ấu Minh Tơ cho con cháu có nơi học nghề. Ông Minh Tơ chú tâm đào tạo Thanh Tòng nhiều nhất trong bầy con, bắt học đủ thứ, từ ca cổ, tân nhạc, nhảy thiết hài, cách dàn dựng, cách viết tuồng, và bắt đóng đủ loại vai văn, võ, mùi, độc, trung, nịnh, lão, điên, còn cho giả gái luôn nữa… Kiểu đào tạo này chỉ có thể dành cho “đệ tử chân truyền” mà thôi. Thanh Tòng bùi ngùi nói: “Vậy mà tôi vẫn chưa học hết nghề của ba. Ông còn biết vẽ cảnh, đánh trống, đánh đàn. Tôi thật sự thần tượng cha mình. Và cảm ơn những ngày khổ luyện. Tôi học lơ mơ là ổng rầy la dữ lắm. Càng lớn, ngẫm lại, tri ân cha vô cùng”.
Một người cha như thế, một cái nôi như thế, hỏi làm sao Thanh Tòng không mê nghề cho được. Nhưng điều mà ông day dứt nhất vẫn là bị người ta định kiến rằng cải lương tuồng cổ của ông là “lai căng”. Lúc ấy ông chưa được phong Nghệ sĩ Nhân dân, chỉ mới là Nghệ sĩ Ưu tú thôi, và thiên hạ vẫn chưa thôi dị nghị về thể loại cải lương mà ông làm chủ soái sau 1975. Ông nói: “Sau 1975, tôi đã từng khóc khi bị nghỉ hát. Không có bà xã tôi can ngăn tôi còn định chết nữa kìa. Rồi trầy trật lắm mới xin phép dựng lại bảng hiệu Minh Tơ. Nhà nước bảo thôi đừng hát tích Tàu, đừng múa may vũ đạo như Tàu, vậy thì “lách” đi, gọi cái tên “tuồng cổ” cho nó xuôi tai. Tôi biết như vậy mình và anh em nghệ sĩ đều bị mất sở trường, nhưng tôi chấp nhận. Vì miễn được hát là tôi được “sống”, nghỉ hát hoài là tôi “chết” thiệt đó. Buồn chịu không nổi. Mà tôi cũng thấy có điểm hay. Nhờ đi họp hành mà tôi như bước ra khỏi cổng đình Cầu Quan, tôi ý thức được vai trò quan trọng của nghệ sĩ, không bị gọi là “xướng ca vô loài” như trước, mà là người góp phần rất lớn trong văn hóa, trong xã hội, trong xây dựng con người. Tôi say mê lao vào viết tuồng sử Việt, tôi nghiên cứu những nhân vật Nguyễn Huệ, Tô Hiến Thành, Trần Quốc Toản, Hồ Huân Nghiệp, công chúa An Tư… và thấy tự hào mình có một kho báu dành cho sân khấu. Tôi viết và dựng với anh em, cho thêm vũ đạo hát bội vào, cho thêm các điệu lý, các bài vọng cổ, bản vắn của cải lương vào… Lãnh đạo duyệt, chịu liền. Mà khán giả cũng chịu luôn. Tôi như hồi sinh. Tuồng cổ phát triển lên từ đó”.
Quả thật, tuồng cổ đã làm nên những tên tuổi sáng chói một thời như Vũ Linh, Tài Linh, Ngọc Huyền, Thanh Thanh Tâm, Thanh Hằng, Vân Hà, Chí Linh, Thoại Mỹ… và sau này còn có cả Tú Sương, Trinh Trinh, Quế Trân, Vũ Luân… Và khi những ngôi sao này bước sang cải lương truyền thống vẫn biểu diễn rất tốt, khán giả say mê ái mộ. Vậy thì công lao của Thanh Tòng đâu có nhỏ.
Nhưng sự đời đâu đơn giản. Khi Thanh Tòng được phong tặng danh hiệu NSƯT người ta đã xì xầm là cải lương tuồng cổ của ông lai căng, sao lại ưu ái ông như thế. Ông tức quá, gửi băng đĩa lên Sở VHTT, lên Trung tâm nghiên cứu cải lương của TP.HCM, nhờ xem giùm tuồng cổ với hồ quảng có giống nhau hay không. Ông đã Việt hóa gần hết, kể cả các giai điệu hồ quảng ông cũng cho nó biến tấu gần với cổ nhạc Việt Nam. Thực sự, có thể xem đó là một “nhánh mới” của cải lương cũng được. Vì bản thân hai chữ “cải lương” đã chứa đựng sự cải cách và dung nạp phong phú rồi. Nhưng lúc đó người ta đâu có nghĩ vậy, và “án oan” vẫn treo trên đầu Thanh Tòng, khiến ông dù nhận danh hiệu NSƯT nhưng vẫn buồn hiu, day dứt.
Trong lúc đó, tài năng ông vẫn nở rộ với cải lương truyền thống. Ông nói: “Thời tôi diễn cho đoàn 284 là tôi vui lắm, vì có những vai rất tâm đắc. Vai cậu Tân (trong vở Tô Ánh Nguyệt), vai Chu Phác Viên (vở Lôi Vũ), vai Võ Minh Thành (vở Đời cô Lựu). Từ tuồng cổ bước sang tuồng xã hội là một thử thách, tôi lại thích thử thách như thế”. Quả thật khán giả đã khen ngợi Thanh Tòng trong hàng loạt vai xã hội này, không thấy đâu dấu vết của một nghệ sĩ quen với vũ đạo, múa may. Thanh Tòng biết tiết chế trong diễn xuất. Ông chinh phục ngay cả những khán giả khó tính của cải lương truyền thống.
Sau này, vài năm trước khi ông được phong danh hiệu NSND, thì gặp lại nhau tôi đã hỏi: “Anh hết buồn vì người ta định kiến chưa?”. Ông cười rất tươi: “Hết rồi. Em có viết bài về anh, lý giải giùm luôn cho tuồng cổ, chắc người ta cũng hiểu rồi. Một đời anh vậy là mãn nguyện”.
Nhưng rồi ông lại nhăn mặt: “Vẫn còn chỗ chưa mãn nguyện nè. Giờ cái chân bị thấp khớp nặng quá, hết lên sân khấu diễn được rồi. Buồn lắm. Nhớ sân khấu quá đi”. Tôi lắc đầu: “Anh đừng có ráng nghen. Nguy hiểm lắm. Thôi, hát không được thì ngồi làm giám khảo, chỉ dạy cho lớp trẻ được bao nhiêu cũng là quý”. Thanh Tòng cười: “Ừ, thôi chấp nhận!”.
Và bây giờ thì ông đã chấp nhận xa sân khấu vĩnh viễn. Chỉ chia vui với ông vì cái án oan kia đã không còn nữa, để ông ra đi với sự mãn nguyện thực sự.
NSND Thanh Tòng qua đời, bao nhiêu báo chí và khán giả đã tỏ lời tiếc thương. Tôi không nhắc lại nữa. Mà tôi chỉ bồi hồi nhớ lại những ngày tôi gặp gỡ ông để viết bài về ông, về cải lương.
Một mối thân tình, bởi chính tôi cũng là khán giả ái mộ ông qua biết bao vở ông viết và diễn.
Gần 20 năm tôi biết ông. Lần nào cũng trò chuyện với nhau ở căn nhà trên đường Phạm Văn Hai, đi vào một con hẻm đẹp. Một ngôi nhà đẹp. Một cô con gái đẹp. Quế Trân đó. Cô con gái rượu, người duy nhất trong đàn con đã nối nghiệp cha, cho nên ông bố treo hình con gái khắp nhà, phóng to lắm, nhìn cưng lắm. Và hoa mà khán giả tặng Quế Trân mỗi đêm cô đi hát về, cũng để đầy nhà, rực rỡ. Nói thật, vô nhà Thanh Tòng, mà chỉ thấy Quế Trân là vậy đó.
Và nói chuyện một hồi thì ông cũng xoay qua con gái. Lẽ thường thôi, một ông bố bình thường còn “mê” con gái mà, huống chi ông bố nghệ sĩ, có con gái cũng nghệ sĩ. Trong cái tình cha con ấy có cả tình đồng nghiệp, tình đồng chí, tình bạn tri âm tri kỷ nữa. Giống như hồi cha ông còn sống, cũng từng thương yêu ông như thế, cũng có những thứ tình như thế.
Cha ông là nghệ sĩ Minh Tơ, bầu gánh cải lương hồ quảng Minh Tơ, cũng là người thành lập nhóm Đồng ấu Minh Tơ cho con cháu có nơi học nghề. Ông Minh Tơ chú tâm đào tạo Thanh Tòng nhiều nhất trong bầy con, bắt học đủ thứ, từ ca cổ, tân nhạc, nhảy thiết hài, cách dàn dựng, cách viết tuồng, và bắt đóng đủ loại vai văn, võ, mùi, độc, trung, nịnh, lão, điên, còn cho giả gái luôn nữa… Kiểu đào tạo này chỉ có thể dành cho “đệ tử chân truyền” mà thôi. Thanh Tòng bùi ngùi nói: “Vậy mà tôi vẫn chưa học hết nghề của ba. Ông còn biết vẽ cảnh, đánh trống, đánh đàn. Tôi thật sự thần tượng cha mình. Và cảm ơn những ngày khổ luyện. Tôi học lơ mơ là ổng rầy la dữ lắm. Càng lớn, ngẫm lại, tri ân cha vô cùng”.
Một người cha như thế, một cái nôi như thế, hỏi làm sao Thanh Tòng không mê nghề cho được. Nhưng điều mà ông day dứt nhất vẫn là bị người ta định kiến rằng cải lương tuồng cổ của ông là “lai căng”. Lúc ấy ông chưa được phong Nghệ sĩ Nhân dân, chỉ mới là Nghệ sĩ Ưu tú thôi, và thiên hạ vẫn chưa thôi dị nghị về thể loại cải lương mà ông làm chủ soái sau 1975. Ông nói: “Sau 1975, tôi đã từng khóc khi bị nghỉ hát. Không có bà xã tôi can ngăn tôi còn định chết nữa kìa. Rồi trầy trật lắm mới xin phép dựng lại bảng hiệu Minh Tơ. Nhà nước bảo thôi đừng hát tích Tàu, đừng múa may vũ đạo như Tàu, vậy thì “lách” đi, gọi cái tên “tuồng cổ” cho nó xuôi tai. Tôi biết như vậy mình và anh em nghệ sĩ đều bị mất sở trường, nhưng tôi chấp nhận. Vì miễn được hát là tôi được “sống”, nghỉ hát hoài là tôi “chết” thiệt đó. Buồn chịu không nổi. Mà tôi cũng thấy có điểm hay. Nhờ đi họp hành mà tôi như bước ra khỏi cổng đình Cầu Quan, tôi ý thức được vai trò quan trọng của nghệ sĩ, không bị gọi là “xướng ca vô loài” như trước, mà là người góp phần rất lớn trong văn hóa, trong xã hội, trong xây dựng con người. Tôi say mê lao vào viết tuồng sử Việt, tôi nghiên cứu những nhân vật Nguyễn Huệ, Tô Hiến Thành, Trần Quốc Toản, Hồ Huân Nghiệp, công chúa An Tư… và thấy tự hào mình có một kho báu dành cho sân khấu. Tôi viết và dựng với anh em, cho thêm vũ đạo hát bội vào, cho thêm các điệu lý, các bài vọng cổ, bản vắn của cải lương vào… Lãnh đạo duyệt, chịu liền. Mà khán giả cũng chịu luôn. Tôi như hồi sinh. Tuồng cổ phát triển lên từ đó”.
Quả thật, tuồng cổ đã làm nên những tên tuổi sáng chói một thời như Vũ Linh, Tài Linh, Ngọc Huyền, Thanh Thanh Tâm, Thanh Hằng, Vân Hà, Chí Linh, Thoại Mỹ… và sau này còn có cả Tú Sương, Trinh Trinh, Quế Trân, Vũ Luân… Và khi những ngôi sao này bước sang cải lương truyền thống vẫn biểu diễn rất tốt, khán giả say mê ái mộ. Vậy thì công lao của Thanh Tòng đâu có nhỏ.
Nhưng sự đời đâu đơn giản. Khi Thanh Tòng được phong tặng danh hiệu NSƯT người ta đã xì xầm là cải lương tuồng cổ của ông lai căng, sao lại ưu ái ông như thế. Ông tức quá, gửi băng đĩa lên Sở VHTT, lên Trung tâm nghiên cứu cải lương của TP.HCM, nhờ xem giùm tuồng cổ với hồ quảng có giống nhau hay không. Ông đã Việt hóa gần hết, kể cả các giai điệu hồ quảng ông cũng cho nó biến tấu gần với cổ nhạc Việt Nam. Thực sự, có thể xem đó là một “nhánh mới” của cải lương cũng được. Vì bản thân hai chữ “cải lương” đã chứa đựng sự cải cách và dung nạp phong phú rồi. Nhưng lúc đó người ta đâu có nghĩ vậy, và “án oan” vẫn treo trên đầu Thanh Tòng, khiến ông dù nhận danh hiệu NSƯT nhưng vẫn buồn hiu, day dứt.
Trong lúc đó, tài năng ông vẫn nở rộ với cải lương truyền thống. Ông nói: “Thời tôi diễn cho đoàn 284 là tôi vui lắm, vì có những vai rất tâm đắc. Vai cậu Tân (trong vở Tô Ánh Nguyệt), vai Chu Phác Viên (vở Lôi Vũ), vai Võ Minh Thành (vở Đời cô Lựu). Từ tuồng cổ bước sang tuồng xã hội là một thử thách, tôi lại thích thử thách như thế”. Quả thật khán giả đã khen ngợi Thanh Tòng trong hàng loạt vai xã hội này, không thấy đâu dấu vết của một nghệ sĩ quen với vũ đạo, múa may. Thanh Tòng biết tiết chế trong diễn xuất. Ông chinh phục ngay cả những khán giả khó tính của cải lương truyền thống.
Sau này, vài năm trước khi ông được phong danh hiệu NSND, thì gặp lại nhau tôi đã hỏi: “Anh hết buồn vì người ta định kiến chưa?”. Ông cười rất tươi: “Hết rồi. Em có viết bài về anh, lý giải giùm luôn cho tuồng cổ, chắc người ta cũng hiểu rồi. Một đời anh vậy là mãn nguyện”.
Nhưng rồi ông lại nhăn mặt: “Vẫn còn chỗ chưa mãn nguyện nè. Giờ cái chân bị thấp khớp nặng quá, hết lên sân khấu diễn được rồi. Buồn lắm. Nhớ sân khấu quá đi”. Tôi lắc đầu: “Anh đừng có ráng nghen. Nguy hiểm lắm. Thôi, hát không được thì ngồi làm giám khảo, chỉ dạy cho lớp trẻ được bao nhiêu cũng là quý”. Thanh Tòng cười: “Ừ, thôi chấp nhận!”.
Và bây giờ thì ông đã chấp nhận xa sân khấu vĩnh viễn. Chỉ chia vui với ông vì cái án oan kia đã không còn nữa, để ông ra đi với sự mãn nguyện thực sự.
- tancogiaoduyen
- Site Admin
- Bài viết: 41708
- Ngày tham gia: Hai T4 12, 2004 5:00 pm
- Đến từ: U.S.A
- Tiếp xúc:
Re: NSND Thanh Tòng qua đời sáng nay 22/9
[7mau]ĐỜI NGHỆ SĨ THANH TÒNG[/7mau]
[center][youtube]https://www.youtube.com/watch?v=i7eJ23Xjgh8[/youtube][/center]
[center][youtube]https://www.youtube.com/watch?v=i7eJ23Xjgh8[/youtube][/center]