THE ONLY FORUM FOR CLVN LOVERS
Diễn đàn dang được nâng cấp . Thân mời các bạn TV vào xem và sử dụng.
Hãy click vào Quick links phía bên trên tay trái để bắt đầu
Nếu thấy có gì xin báo cho tcgd biết để sửa chữa cho kịp thời nhen các bạn.
Cám ơn các bạn
Vương Nữ Sương Chiều - Sầu Nữ Út Bạch Lan qua đời
Nội quy chuyên mục
THÀNH VIÊN CLVN CHÚ Ý !
1- Bài viết phải luôn luôn bỏ dấu cho dễ đọc, viết không dấu sẽ bị xóa. Xem chỉ dẫn cách bỏ dấu taị đây.
2- Không đưa nguyên link từ các nơi khác vào - Không viết toàn chữ hoa hoặc liên tục không chấm phết.
3- Ghi rõ nguồn các bài được đưa lên là bắt buộc - Tránh những lời lẽ quá khích.
4- Mỗi thành viên chỉ được dùng một nick - Không nên đưa nhiều bài lắt nhắt liên tiếp từ cùng một thành viên.
5- Đừng dùng quote (trích dẫn) để trả lời khi 2 bài liên tiếp nhau - Tránh quote nhiều lần cùng một hình ảnh.
6- Không dùng màu đỏ trừ phi đó là tựa đề của một bài mới - Nên tạo chữ ký đẹp, cân đối, dễ nhìn.
7- Thắc mắc về bài bị xoá post trên diễn đàn đều cũng sẽ bị xoá. Trực tiếp liên lạc với Ban Điều Hành nếu cần.
8- Mọi thành viên đều cùng một nhà CLVN nên việc cư xữ hoà nhã với nhau là cần thiết dù ý kiến có dị biệt.
1- Bài viết phải luôn luôn bỏ dấu cho dễ đọc, viết không dấu sẽ bị xóa. Xem chỉ dẫn cách bỏ dấu taị đây.
2- Không đưa nguyên link từ các nơi khác vào - Không viết toàn chữ hoa hoặc liên tục không chấm phết.
3- Ghi rõ nguồn các bài được đưa lên là bắt buộc - Tránh những lời lẽ quá khích.
4- Mỗi thành viên chỉ được dùng một nick - Không nên đưa nhiều bài lắt nhắt liên tiếp từ cùng một thành viên.
5- Đừng dùng quote (trích dẫn) để trả lời khi 2 bài liên tiếp nhau - Tránh quote nhiều lần cùng một hình ảnh.
6- Không dùng màu đỏ trừ phi đó là tựa đề của một bài mới - Nên tạo chữ ký đẹp, cân đối, dễ nhìn.
7- Thắc mắc về bài bị xoá post trên diễn đàn đều cũng sẽ bị xoá. Trực tiếp liên lạc với Ban Điều Hành nếu cần.
8- Mọi thành viên đều cùng một nhà CLVN nên việc cư xữ hoà nhã với nhau là cần thiết dù ý kiến có dị biệt.
- tancogiaoduyen
- Site Admin
- Bài viết: 41705
- Ngày tham gia: Hai T4 12, 2004 5:00 pm
- Đến từ: U.S.A
- Tiếp xúc:
Re: Vương Nữ Sương Chiều - Sầu Nữ Út Bạch Lan qua đời
ảnh do Trunganh chụp (tiếp theo)
[spoiler]
[/spoiler]BẤM SHOW XEM HÌNH TIẾP
[spoiler]
[/spoiler]BẤM SHOW XEM HÌNH TIẾP
- tancogiaoduyen
- Site Admin
- Bài viết: 41705
- Ngày tham gia: Hai T4 12, 2004 5:00 pm
- Đến từ: U.S.A
- Tiếp xúc:
Re: Vương Nữ Sương Chiều - Sầu Nữ Út Bạch Lan qua đời
Trần Nhật Phong đã viết:Một trong những vị tiền bối lừng lẫy của miền nam Việt Nam, một trong những cô đào ăn khách nhất của thập niên 50,60, nghệ sĩ Út Bạch Lan đã vừa ra đi, thọ 81 tuổi. Bà được dân chúng miền nam mệnh danh là Sầu Nữ Út Bạch Lan, và được sự kính trọng của nhiều nghệ sĩ. Trần Nhật Phong và phượng Mai xin chia buồn cùng gia đình má Út, nguyện hương hồn má được thanh thản nơi cưa Phật.
Hình phía dưới là Phượng Mai và má Út trong tuồng Giọt Lệ Cố Nhân, được thu hình vào cuối thập niên 90
-
- Bài viết: 1
- Ngày tham gia: Bảy T11 05, 2016 9:00 pm
Re: Vương Nữ Sương Chiều - Sầu Nữ Út Bạch Lan qua đời
Cho hỏi có ai biết tên vở tuồng do Út Bạch Lan diễn cùng Thành Lộc(người con trai bi bệnh), Phương Hồng Thủy(người con gái quậy), và mấy người con nữa. Về người mẹ đi tìm kiếm các con sau mãng tù. Đây cũng là 1 vỡ tuồng rất là hay để đời của Út Bạch Lan
- tancogiaoduyen
- Site Admin
- Bài viết: 41705
- Ngày tham gia: Hai T4 12, 2004 5:00 pm
- Đến từ: U.S.A
- Tiếp xúc:
Re: Vương Nữ Sương Chiều - Sầu Nữ Út Bạch Lan qua đời
Rất cám ơn các bạn thành viên tnshayla, khangbang, duyenclvn loi, Huỳnh Lai đã hỗ trợ nhau và đại diện cailuongvietnam.com đến viếng tang cô Út
Con trai Hoàng Song Việt & con gái Phương Hồng Thủy
(CÒN TIẾP)
Con trai Hoàng Song Việt & con gái Phương Hồng Thủy
(CÒN TIẾP)
- youngwood
- Thành viên mới đến
- Bài viết: 20
- Ngày tham gia: Sáu T7 13, 2007 5:00 pm
Re: Vương Nữ Sương Chiều - Sầu Nữ Út Bạch Lan qua đời
Nguyện cầu hương linh "Sầu nữ" Út Bạch Lan siêu sanh Tịnh độ về cỏi Niết bàn . NAM MÔ TIẾP DẪN ĐẠO SƯ A DI ĐÀ PHẬT .
- aline19
- Thành viên mới đến
- Bài viết: 40
- Ngày tham gia: Hai T12 15, 2008 12:14 am
Re: Vương Nữ Sương Chiều - Sầu Nữ Út Bạch Lan qua đời
xin chia buồn cùng gia đình cô....
CUỘC ĐỜI VỐN LÀ MỘNG
THỰC HƯ CŨNG LÀ MỘNG
SAY MỘNG HAY TỈNH MỘNG
ĐỀU LÀ MỘNG MÀ...THÔI
THỰC HƯ CŨNG LÀ MỘNG
SAY MỘNG HAY TỈNH MỘNG
ĐỀU LÀ MỘNG MÀ...THÔI
-
- Thành viên thực thụ
- Bài viết: 156
- Ngày tham gia: Sáu T2 06, 2009 11:38 am
Re: Vương Nữ Sương Chiều - Sầu Nữ Út Bạch Lan qua đời
Vô cùng thương tiếc nghệ sĩ Út Bạch Lan.
-
- Thành viên thực thụ
- Bài viết: 378
- Ngày tham gia: Chủ nhật T11 04, 2012 5:36 am
Re: Vương Nữ Sương Chiều - Sầu Nữ Út Bạch Lan qua đời
NSƯT Mỹ Châu từ Atlanta – Mỹ, nhận được tin buồn từ một khán giả trong nước gửi qua viber. Cô đã điện thoại về, nghẹn ngào nói rằng: “Mới đây, khi về Việt Nam, tôi có ghé thăm chị Hai, nhìn thấy chị ốm hơn những lần tôi gặp, tôi đã lo lắng vô cùng. Tôi với chị Hai có rất nhiều kỷ niệm, gắn bó thâm tình như người thân trong gia đình. Những ngày đầu bước chân vào nghề hát, chị Hai là người chỉ dẫn tôi rất tận tình, những bài học kinh nghiệm quý báu từ chị, tôi không bao giờ quên. Khi chia tay chị Hai ra về, chị đã hôn tôi, không ngờ đó là nụ hôn ly biệt, để rồi mãi mãi xa cách. Tim tôi quặn thắt khi biết tin chị ra đi vĩnh viễn. Khán giả mộ điệu tri âm đã không còn nhìn thấy hình ảnh chị Hai trong những vai diễn bà mẹ chung thủy, chịu thương, chịu khó. Nhưng tôi tin giọng ca của chị mãi mãi sống cùng năm tháng, được khán thính giả trong và ngoài nước nâng niu vì đó là giọng ca chất chứa biết bao nỗi niềm của một người con hiếu thảo, sống trọn vẹn với tình yêu sân khấu”.
(Thanh Hiệp)
(Thanh Hiệp)
- tancogiaoduyen
- Site Admin
- Bài viết: 41705
- Ngày tham gia: Hai T4 12, 2004 5:00 pm
- Đến từ: U.S.A
- Tiếp xúc:
Re: Vương Nữ Sương Chiều - Sầu Nữ Út Bạch Lan qua đời
[7mau]Nghệ sĩ Út Bạch Lan tự chuẩn bị hậu sự trước khi mất[/7mau]
Nghệ sĩ nổi tiếng tự chọn di ảnh, ăn bữa cơm cuối cùng và dặn dò các con nuôi tiếp nối công việc thiện nguyện của bà trước khi qua đời.
Sáng 5/11, căn hộ nhỏ của cố Nghệ sĩ Ưu tú Út Bạch Lan vang lên tiếng kinh cầu. Tối qua, khi nghe tin bà mất, các con nuôi, cháu chung tay lo hậu sự cho bà. Lễ tẩm liệm nghệ sĩ diễn ra vào trưa cùng ngày. Căn hộ của "sầu nữ" nằm ở cuối hành lang, trong một chung cư cũ trên đường Trần Hưng Đạo (quận 1, TP HCM). Nơi đây, bà đã sống hơn nửa cuộc đời, từng làm bạn hàng xóm với những nghệ sĩ lẫy lừng một thời như Hồng Nga, Duy Khánh...
Sinh thời, cố nghệ sĩ Út Bạch Lan không có con ruột nhưng lại có rất nhiều con nuôi. Nghe tin bà mất, nhiều người con từ Mỹ, Australia... gọi điện về khóc vì không thể ở bên bà trong phút cuối. Từ Australia, nghệ sĩ cải lương Điền Thanh gọi về nhắn người nhà cố nghệ sĩ phát tang cho ông.
Di ảnh của cố nghệ sĩ Út Bạch Lan do bà tự tay chọn trước khi mất. Ảnh: Minh Hoàng.
Chị Phương Hạnh, con gái nuôi của nghệ sĩ cho biết, bà ra đi êm ái với sự có mặt của đông đảo con cháu bên giường bệnh. Một thời gian ngắn trước khi mất, căn bệnh của bà trở nặng, nhưng bà vẫn thu xếp để đi tập, đi diễn.
Cố nghệ sĩ đã tiên đoán trước ngày ra đi của mình và tự chuẩn bị mọi thứ một cách nhẹ nhàng. Bà được một người con bón cho ba muỗng cơm đầy, uống đôi ngụm nước. Bà nhờ con đỡ lưng ngồi dậy, tự mình đánh răng, thay quần áo sạch sẽ. "Mẹ tôi là vậy, kỹ tính, gọn gàng, luôn muốn tự mình làm để mọi việc được chỉn chu", một người con kể. Chị cũng nói thêm, sau khi mất, khuôn mặt bà vẫn hồng hào, tươi tắn. Bữa ăn cuối cùng của cố nghệ sĩ được bày biện nơi đầu chiếu bà nằm gồm một số món chay đơn giản, chủ yếu là rau xào. Hàng chục năm qua, cố nghệ sĩ ăn chay để tinh thần, giọng hát được thanh tịnh, nhẹ nhàng.
Chị Phương Hạnh kể: "Trước lúc nhắm mắt, bà không trối trăn nhiều, chỉ nắm tay con cái dặn dò phải nhớ thay bà đi trao quà cho mấy đứa nhỏ". "Mấy đứa nhỏ" ở đây là một số trẻ em nhiễm chất độc da cam ở Vĩnh Long, nơi bà và bạn bè dự định đến làm từ thiện vào cuối tháng này. Nghe bà dặn vậy, con cái động viên mẹ phải ráng chiến thắng bệnh tật để còn đi phát quà cho mấy đứa trẻ đang trông ngóng bà. "Ngặt nỗi bệnh tình quá nặng nên rốt cuộc...", người con ngậm ngùi bỏ lửng lời kể.
Nghệ sĩ cũng tự tay chọn di ảnh cho mình. Đó là một tấm hình do nhiếp ảnh gia Minh Hoàng - một người con nuôi khác của bà chụp cách đây đã lâu. Trên hình, bà mặc chiếc áo bà ba tím, đeo khăn rằn đậm chất Nam bộ, miệng cười hồn hậu.
Nghệ sĩ Út Bạch Lan qua đời ở tuổi 81.
Theo gia đình, được làm từ thiện nhiều nơi là công việc cố nghệ sĩ ưu tiên hàng đầu vào những năm tuổi già. Có tuần bà đi đôi ba lần, có khi cả tháng bận rộn công việc bà vẫn cố xếp lịch. Bà đi từ miền xuôi đến miền núi, dọc theo miền Trung, bôn ba khắp miền Nam, tìm những nơi khổ cực, khó khăn nhất để làm thiện nguyện. Bà thường đi với bạn bè nghệ sĩ hoặc với nhóm Hoa Lan Trắng - tên của bài vọng cổ do cố soạn giả Viễn Châu viết tặng bà. Hoa lan cũng là loài hoa bà yêu thích.
Một người con nuôi từng đồng hành với Út Bạch Lan trong nhiều chuyến từ thiện kể rằng bà đặc biệt chỉ chọn đi những chùa nghèo khó ở vùng sâu vùng xa, thiếu thốn đủ thứ. Đến nơi, bà tận mắt nhìn thấy người dân tự sinh sống bằng cách trồng lúa, gánh nước, khổ cực trăm bề và lấy đó làm bài học về nghị lực sống để dạy dỗ con cái. "Những câu nói thường trực nhất của mẹ là về đạo lý làm người, sống có trước có sau. Những lời nói đó khắc sâu trong tâm khảm và trở thành phương hướng sống cho chúng tôi", người con kể.
Chị Duyên, một người con của cố nghệ sĩ cho biết, tâm nguyện của mẹ chị trước khi mất là thực hiện một liveshow. Chủ đề của liveshow này lấy hình tượng một vòng hoa lan trắng được kết vành tím. Nhiều lần, khi diễn tập, bà nói với con cháu và các nghệ sĩ trẻ: "Mẹ có được chết trên sân khấu thì cũng mãn nguyện". Các con nghe bà nói vậy vừa thương vừa sợ nên mới trì hoãn, chưa vội làm liveshow cho mẹ, ngại nhỡ đâu câu nói này ứng vào cuộc đời vốn nhiều sóng gió của nữ nghệ sĩ.
Nghệ sĩ Lê Thanh, em trai của nghệ sĩ Thành Được - chồng cũ Út Bạch Lan - nhắc về người chị dâu cũ bằng một niềm trân trọng hết mực. Ông kể, lúc còn thanh niên, ông và cố nghệ sĩ từng sinh hoạt chung trong đoàn cải lương Kim Chưởng, rồi sau đó về đoàn hát do bà và chồng cũ lập nên. Lê Thanh và Út Bạch Lan từng diễn chung trong các tuồng như Bình Tây Đại nguyên soái, Trăng lên đỉnh núi...
ức chân dung treo trong nhà của cố nghệ sĩ, được chụp khi bà tổ chức đám cưới cho một người con trai nuôi. Ảnh: Mai Nhật.
"Nhắc về diễn xuất thì Út Bạch Lan là số một. Về ca hát thời xưa cũng hiếm khi ai qua được chị ấy, xét thứ hạng thì có lẽ chị chỉ xếp sau Phùng Há, Ba Vân...", nghệ sĩ cảm thán. Về già, ông và cố nghệ sĩ không còn nói chuyện nhiều với nhau nhưng ông vẫn quan sát chặng đường nghệ thuật của người đồng nghiệp mình hẵng ngưỡng mộ. Lê Thanh tiếc vì Út Bạch Lan ra đi khi vẫn còn nhiều dự định với sân khấu.
Linh cữu Nghệ sĩ Ưu tú Út Bạch Lan được quàn tại chùa Ấn Quang, quận 10. Lễ động quan vào lúc 7h ngày 8/11, hỏa táng tại Bình Hưng Hòa, quận Bình Tân. Tro cốt của nghệ sĩ được giữ ở chùa Huỳnh Kim, quận Gò Vấp.
Mai Nhật - VNE
Nghệ sĩ nổi tiếng tự chọn di ảnh, ăn bữa cơm cuối cùng và dặn dò các con nuôi tiếp nối công việc thiện nguyện của bà trước khi qua đời.
Sáng 5/11, căn hộ nhỏ của cố Nghệ sĩ Ưu tú Út Bạch Lan vang lên tiếng kinh cầu. Tối qua, khi nghe tin bà mất, các con nuôi, cháu chung tay lo hậu sự cho bà. Lễ tẩm liệm nghệ sĩ diễn ra vào trưa cùng ngày. Căn hộ của "sầu nữ" nằm ở cuối hành lang, trong một chung cư cũ trên đường Trần Hưng Đạo (quận 1, TP HCM). Nơi đây, bà đã sống hơn nửa cuộc đời, từng làm bạn hàng xóm với những nghệ sĩ lẫy lừng một thời như Hồng Nga, Duy Khánh...
Sinh thời, cố nghệ sĩ Út Bạch Lan không có con ruột nhưng lại có rất nhiều con nuôi. Nghe tin bà mất, nhiều người con từ Mỹ, Australia... gọi điện về khóc vì không thể ở bên bà trong phút cuối. Từ Australia, nghệ sĩ cải lương Điền Thanh gọi về nhắn người nhà cố nghệ sĩ phát tang cho ông.
Di ảnh của cố nghệ sĩ Út Bạch Lan do bà tự tay chọn trước khi mất. Ảnh: Minh Hoàng.
Chị Phương Hạnh, con gái nuôi của nghệ sĩ cho biết, bà ra đi êm ái với sự có mặt của đông đảo con cháu bên giường bệnh. Một thời gian ngắn trước khi mất, căn bệnh của bà trở nặng, nhưng bà vẫn thu xếp để đi tập, đi diễn.
Cố nghệ sĩ đã tiên đoán trước ngày ra đi của mình và tự chuẩn bị mọi thứ một cách nhẹ nhàng. Bà được một người con bón cho ba muỗng cơm đầy, uống đôi ngụm nước. Bà nhờ con đỡ lưng ngồi dậy, tự mình đánh răng, thay quần áo sạch sẽ. "Mẹ tôi là vậy, kỹ tính, gọn gàng, luôn muốn tự mình làm để mọi việc được chỉn chu", một người con kể. Chị cũng nói thêm, sau khi mất, khuôn mặt bà vẫn hồng hào, tươi tắn. Bữa ăn cuối cùng của cố nghệ sĩ được bày biện nơi đầu chiếu bà nằm gồm một số món chay đơn giản, chủ yếu là rau xào. Hàng chục năm qua, cố nghệ sĩ ăn chay để tinh thần, giọng hát được thanh tịnh, nhẹ nhàng.
Chị Phương Hạnh kể: "Trước lúc nhắm mắt, bà không trối trăn nhiều, chỉ nắm tay con cái dặn dò phải nhớ thay bà đi trao quà cho mấy đứa nhỏ". "Mấy đứa nhỏ" ở đây là một số trẻ em nhiễm chất độc da cam ở Vĩnh Long, nơi bà và bạn bè dự định đến làm từ thiện vào cuối tháng này. Nghe bà dặn vậy, con cái động viên mẹ phải ráng chiến thắng bệnh tật để còn đi phát quà cho mấy đứa trẻ đang trông ngóng bà. "Ngặt nỗi bệnh tình quá nặng nên rốt cuộc...", người con ngậm ngùi bỏ lửng lời kể.
Nghệ sĩ cũng tự tay chọn di ảnh cho mình. Đó là một tấm hình do nhiếp ảnh gia Minh Hoàng - một người con nuôi khác của bà chụp cách đây đã lâu. Trên hình, bà mặc chiếc áo bà ba tím, đeo khăn rằn đậm chất Nam bộ, miệng cười hồn hậu.
Nghệ sĩ Út Bạch Lan qua đời ở tuổi 81.
Theo gia đình, được làm từ thiện nhiều nơi là công việc cố nghệ sĩ ưu tiên hàng đầu vào những năm tuổi già. Có tuần bà đi đôi ba lần, có khi cả tháng bận rộn công việc bà vẫn cố xếp lịch. Bà đi từ miền xuôi đến miền núi, dọc theo miền Trung, bôn ba khắp miền Nam, tìm những nơi khổ cực, khó khăn nhất để làm thiện nguyện. Bà thường đi với bạn bè nghệ sĩ hoặc với nhóm Hoa Lan Trắng - tên của bài vọng cổ do cố soạn giả Viễn Châu viết tặng bà. Hoa lan cũng là loài hoa bà yêu thích.
Một người con nuôi từng đồng hành với Út Bạch Lan trong nhiều chuyến từ thiện kể rằng bà đặc biệt chỉ chọn đi những chùa nghèo khó ở vùng sâu vùng xa, thiếu thốn đủ thứ. Đến nơi, bà tận mắt nhìn thấy người dân tự sinh sống bằng cách trồng lúa, gánh nước, khổ cực trăm bề và lấy đó làm bài học về nghị lực sống để dạy dỗ con cái. "Những câu nói thường trực nhất của mẹ là về đạo lý làm người, sống có trước có sau. Những lời nói đó khắc sâu trong tâm khảm và trở thành phương hướng sống cho chúng tôi", người con kể.
Chị Duyên, một người con của cố nghệ sĩ cho biết, tâm nguyện của mẹ chị trước khi mất là thực hiện một liveshow. Chủ đề của liveshow này lấy hình tượng một vòng hoa lan trắng được kết vành tím. Nhiều lần, khi diễn tập, bà nói với con cháu và các nghệ sĩ trẻ: "Mẹ có được chết trên sân khấu thì cũng mãn nguyện". Các con nghe bà nói vậy vừa thương vừa sợ nên mới trì hoãn, chưa vội làm liveshow cho mẹ, ngại nhỡ đâu câu nói này ứng vào cuộc đời vốn nhiều sóng gió của nữ nghệ sĩ.
Nghệ sĩ Lê Thanh, em trai của nghệ sĩ Thành Được - chồng cũ Út Bạch Lan - nhắc về người chị dâu cũ bằng một niềm trân trọng hết mực. Ông kể, lúc còn thanh niên, ông và cố nghệ sĩ từng sinh hoạt chung trong đoàn cải lương Kim Chưởng, rồi sau đó về đoàn hát do bà và chồng cũ lập nên. Lê Thanh và Út Bạch Lan từng diễn chung trong các tuồng như Bình Tây Đại nguyên soái, Trăng lên đỉnh núi...
ức chân dung treo trong nhà của cố nghệ sĩ, được chụp khi bà tổ chức đám cưới cho một người con trai nuôi. Ảnh: Mai Nhật.
"Nhắc về diễn xuất thì Út Bạch Lan là số một. Về ca hát thời xưa cũng hiếm khi ai qua được chị ấy, xét thứ hạng thì có lẽ chị chỉ xếp sau Phùng Há, Ba Vân...", nghệ sĩ cảm thán. Về già, ông và cố nghệ sĩ không còn nói chuyện nhiều với nhau nhưng ông vẫn quan sát chặng đường nghệ thuật của người đồng nghiệp mình hẵng ngưỡng mộ. Lê Thanh tiếc vì Út Bạch Lan ra đi khi vẫn còn nhiều dự định với sân khấu.
Linh cữu Nghệ sĩ Ưu tú Út Bạch Lan được quàn tại chùa Ấn Quang, quận 10. Lễ động quan vào lúc 7h ngày 8/11, hỏa táng tại Bình Hưng Hòa, quận Bình Tân. Tro cốt của nghệ sĩ được giữ ở chùa Huỳnh Kim, quận Gò Vấp.
Mai Nhật - VNE
- tancogiaoduyen
- Site Admin
- Bài viết: 41705
- Ngày tham gia: Hai T4 12, 2004 5:00 pm
- Đến từ: U.S.A
- Tiếp xúc:
Re: Vương Nữ Sương Chiều - Sầu Nữ Út Bạch Lan qua đời
David Tèo đã viết:Nhớ ngày xưa đoàn Cô đến hát
Là bà con cô bác đổ về
Bao người ngưỡng mộ say mê
"Nửa đời hương phấn" tái tê cõi lòng
Hôm nay Cô trở về cõi Phật
Trời Sài Gòn lất phất mưa bay
Tiễn Cô mà mắt cay cay
Ngàn thu vĩnh biệt thiên tài cải lương
Sông Quê đã viết:Đệ nhất đào thương...không còn nữa
Trời cũng buồn thiu nhỏ lệ sầu
Sầu Nữ không còn Sân Khấu quạnh
Ai thế vai nầy những ngày sau ?
Chỉ có Út Bạch Lan sầu nữ
Mới đóng trọn vai một kiếp người
Tình Cô Gái Huế - Thuyền Ra Biển
Chén Cơm Đô Thành...mãi không tươi !
- tinhnghesi
- Thành viên thực thụ
- Bài viết: 691
- Ngày tham gia: Tư T8 30, 2006 5:00 pm
- tinhnghesi
- Thành viên thực thụ
- Bài viết: 691
- Ngày tham gia: Tư T8 30, 2006 5:00 pm
Re: Vương Nữ Sương Chiều - Sầu Nữ Út Bạch Lan qua đời
THANH KINH PHAN UU
- tancogiaoduyen
- Site Admin
- Bài viết: 41705
- Ngày tham gia: Hai T4 12, 2004 5:00 pm
- Đến từ: U.S.A
- Tiếp xúc:
Re: Vương Nữ Sương Chiều - Sầu Nữ Út Bạch Lan qua đời
[7mau]NSUT Phương Hồng Thủy từ Mỹ về thọ tang NS Út Bạch Lan[/7mau]
Con trai Hoàng Song Việt & con gái Phương Hồng Thủy - ảnh CLVNCOM
[center][video]https://www.youtube.com/watch?v=eJblsyPiH5g[/video][/center]
Con trai Hoàng Song Việt & con gái Phương Hồng Thủy - ảnh CLVNCOM
giangtuyen đã viết:Mình đã từng xem nsPhuong Hong Thuỷ diễn và mình đã khóc.
Bây giờ chị ấy khóc ở ngoài đời, không kể thêm nhưng chắc anh chị cũng biết mình ra sao rồi.
Nhìn chị ấy từ ngoài sân bước vào, chắc cõi lòng đang tan nát, người thân dắt vào và trao cho bộ tang phục, vừa mặc vừa sụt sùi khóc. Đến khi cầm 3 nén nhang đứng trước quan tài người thân yêu, mọi cảm giác vỡ ra, cả không gian đều tàn rụi. Ở đó chỉ còn có mỗi mình con cô độc với người mẹ nằm đây.
Đó như là chuyện của mình 4 năm về trước.
Tuy không là con ruột của ns UBL, nhưng ns PHT có một sự gắn bó rất thắm thiết.
[center][video]https://www.youtube.com/watch?v=eJblsyPiH5g[/video][/center]
-
- Forum Mod
- Bài viết: 2058
- Ngày tham gia: Chủ nhật T2 14, 2016 8:38 am
Re: Vương Nữ Sương Chiều - Sầu Nữ Út Bạch Lan qua đời
[7mau]"Ðệ nhất đào thương" của nghệ thuật cải lương[/7mau]
Cuối những năm 40 của thế kỷ trước, ở vùng Chợ Lớn và quanh khu vực chợ Bến Thành, người ta thường thấy một cô bé trạc 10, 11 tuổi cất tiếng ca bài vọng cổ Trọng Thủy - Mỵ Châu thật ngọt ngào, mùi mẫn với sự phụ họa tiếng đờn lục huyền cầm của một bé trai lớn hơn cô vài tuổi. Thế nhưng, lúc bấy giờ chẳng ai ngờ rằng, cô bé ấy về sau đã trở thành "Ðệ nhất đào thương" của nghệ thuật cải lương: NSƯT Út Bạch Lan.
Tên thật của NSƯT Út Bạch Lan là Ðặng Thị Hai. Bà sinh năm 1935 trong một gia đình nghèo ở xã Lộc Giang, huyện Ðức Hòa, tỉnh Long An. Hồi nhỏ, vì khó nuôi cho nên bà được một gia đình người quen nhận làm con đỡ đầu và do gia đình đông con, họ thường gọi bà là bé Út hoặc Út Lùn vì bà có thân hình nhỏ bé.
Năm 1945, cha mẹ xa nhau, bé Út theo mẹ rời quê hương Lộc Giang xuống Chợ Lớn - Sài Gòn lập nghiệp. Hằng ngày bà mẹ đi làm thuê làm mướn, còn bé Út thì ai sai gì làm nấy để được cho tiền. Cùng "cư ngụ" trong chợ Bình Tây lúc bấy giờ có thêm hai mẹ con của danh cầm Văn Vĩ. Do cùng cảnh ngộ, hai bà mẹ kết nghĩa chị em, bé Út và Văn Vĩ coi nhau như anh em ruột thịt. Vốn biết ca vài bài vọng cổ, còn Văn Vĩ là tay đờn điêu luyện, bé Út nảy ra sáng kiến rủ anh Văn Vĩ đi hát rong kiếm tiền nuôi mẹ. Không ngờ khi giọng của bé Út cất lên cùng với tiếng đàn ghi-ta phím lõm "mùi mẫn" của danh cầm Văn Vĩ, người qua đường dừng lại lắng nghe và cho tiền rất nhiều. Một ngày nọ, một ông già tốt bụng ở gần chợ Bàu Sen - quận 5 cho hai anh em hát rong mượn chỗ dạy đờn ca. Chẳng bao lâu, lớp dạy đờn ca vọng cổ của Văn Vĩ và bé Út thu nhận gần 30 học trò cùng lứa tuổi. Tiếng lành đồn xa, danh ca cổ nhạc của Ðài phát thanh Pháp Á thời bấy giờ là bà Năm Cần Thơ tìm đến và dẫn hai anh em về đài để thu âm bài vọng cổ Trọng Thủy - Mỵ Châu rồi ký luôn hợp đồng làm việc cho đài. Nghệ sĩ Thành Công - danh ca vọng cổ thời đó gợi ý đặt nghệ danh cho bé Út là Bạch Lan, nhưng bé Út xin phép đặt thêm chữ "Út" là tên thường gọi của bà ở nhà thành Út Bạch Lan. Năm ấy bà mới tròn 11 tuổi.
Khi bước vào nghiệp cầm ca, NSƯT Út Bạch Lan nhanh chóng nổi danh nhờ giọng ca truyền cảm, ngọt ngào. Song song với công việc thu âm cho Ðài phát thanh, năm 1952, bà bắt đầu theo gánh hát cải lương Kim Khánh của ông bầu Cang với các nghệ sĩ nổi tiếng như: Kim Nên, Thu Ba, Hồng Vân, Ngọc An. Sau đó, bà chuyển qua gánh Tơ Huệ, rồi về cộng tác với gánh Kim Thanh do bốn ngôi sao cải lương làm bầu là Út Trà Ôn, Thanh Tao, Kim Chưởng và Thúy Nga. Tại đây, bà được soạn giả Viễn Châu viết cho hai câu vọng cổ ca trong hai vở tuồng Ðời cô Nga và Tình vương hoa thắm theo kiểu "đo ni đóng giày", và nhờ hai câu vọng cổ này mà danh tiếng của Út Bạch Lan ngày càng vang xa hơn. Cuối năm 1955, Út Bạch Lan chuyển qua gánh Thanh Minh của bà bầu Thơ, hát đào thương và thành công trong các vở tuồng như: Biên Thùy nổi sóng, Cung đàn trên sông lạnh, Người đẹp Bạch Hoa Thôn, Hoa Mộc Lan, Sơn nữ Phà Ca… Năm 1958, bà về gánh Kim Chưởng hát chính trong các vở: Chưa tắt lửa lòng, Bên đồi trăng cũ, Thuyền ra cửa biển, Áo trắng nàng Mộng Trinh, Nửa bản tình ca,… Ðây là giai đoạn mà báo chí kịch trường tôn tặng cho bà nhiều danh hiệu như: "Nữ hoàng vọng cổ", "Ðệ nhất đào thương", "Nữ hoàng sầu mộng", "Sầu nữ Út Bạch Lan", "Vương nữ sương chiều"…
Năm 1961, NSƯT Út Bạch Lan lập gánh Út Bạch Lan - Thành Ðược. Bà tiếp tục được người trong giới và khán giả mến mộ qua các vở: Khi rừng mới sang thu, Khi hoa anh đào nở, Trăng sương cầu chúc... Sau đó, bà về hát chính cho gánh Thanh Minh - Thanh Nga. Riêng giai đoạn này, "sầu nữ" Út Bạch Lan tạo một dấu ấn sâu đậm trong lòng người ái mộ qua bài vọng cổ nói về cuộc đời của bà, đó là bài Hoa Lan trắng, được soạn giả Viễn Châu biên soạn dành tặng riêng cho bà. Những năm 80 và những năm đầu thập niên 90 của thế kỷ 20, Út Bạch Lan biểu diễn và chỉ đạo nghệ thuật cho một số đoàn Cải lương Sài Gòn 1, Long An 2 và CLB Cải lương thuộc Hội Sân khấu TP Hồ Chí Minh. Sau đó, vì tuổi cao, bà tạm ngừng tham gia đoàn hát và hoạt động nghệ thuật tự do cho đến ngày hôm nay.
Hơn 70 năm gắn bó với cầm ca, giới mộ điệu cải lương nhớ đến Út Bạch Lan không chỉ vì yêu mến những vai diễn dạt dào cảm xúc, mà còn ngưỡng mộ giọng ca ngọt ngào, mang đậm chất bi thương của người nghệ sĩ tài hoa này. Ngoài chất giọng thiên phú, mùi mẫn, nghệ thuật ca vọng cổ của Út Bạch Lan rất nhẹ nhàng, bà ca như nói, trong đó ấn tượng nhất là cách nhấn dấu "sắc" lửng rất hay, vút lên rồi nhẹ nhàng rơi rơi như chiếc lá bay nhè nhẹ. Khi ca vọng cổ, thông thường cách hành văn, sắp nhịp của những nghệ sĩ nữ "hiền" hơn các giọng ca nam, chủ yếu là diễn cảm, ca cho ra cái thần của nhân vật, diễn tả được nội dung bài hát muốn thể hiện, ít có người áp dụng những kỹ thuật luyến láy, sắp nhịp độc đáo. Thế nhưng, "sầu nữ" Út Bạch Lan là một trường hợp ngoại lệ. Bà ca vừa cao, vừa ngọt, vừa mùi nhưng cũng vừa điêu luyện trong cách hành văn, sắp nhịp. Giọng ca của người nghệ sĩ ở quê hương Long An cho tới nay vẫn là một chuẩn mực, thể hiện đẳng cấp cao của nghệ thuật ca vọng cổ chính thống. Thậm chí, cách ca của bà đã tạo lập một trường phái riêng vì có nhiều kỹ thuật và kinh nghiệm.
Những năm gần đây, ở tuổi ngoài 80, dù mang trong mình căn bệnh nan y, nhưng mỗi khi thấy khỏe trong người, nơi nào mời hát từ thiện bà cũng cố gắng đến. Bà luôn mong muốn được đứng trên sân khấu, dìu dắt thế hệ trẻ làm nhiều suất hát thiện nguyện thật ý nghĩa. Ngày 4-11-2016, NSƯT Út Bạch Lan đã qua đời tại nhà riêng, sau một thời gian chống chọi với bệnh tật. Sân khấu Cải lương Nam Bộ đã vĩnh viễn mất đi một đại thụ, một "nghệ sĩ của nhân dân".
duyenclvn theo baonhandan
Cuối những năm 40 của thế kỷ trước, ở vùng Chợ Lớn và quanh khu vực chợ Bến Thành, người ta thường thấy một cô bé trạc 10, 11 tuổi cất tiếng ca bài vọng cổ Trọng Thủy - Mỵ Châu thật ngọt ngào, mùi mẫn với sự phụ họa tiếng đờn lục huyền cầm của một bé trai lớn hơn cô vài tuổi. Thế nhưng, lúc bấy giờ chẳng ai ngờ rằng, cô bé ấy về sau đã trở thành "Ðệ nhất đào thương" của nghệ thuật cải lương: NSƯT Út Bạch Lan.
Tên thật của NSƯT Út Bạch Lan là Ðặng Thị Hai. Bà sinh năm 1935 trong một gia đình nghèo ở xã Lộc Giang, huyện Ðức Hòa, tỉnh Long An. Hồi nhỏ, vì khó nuôi cho nên bà được một gia đình người quen nhận làm con đỡ đầu và do gia đình đông con, họ thường gọi bà là bé Út hoặc Út Lùn vì bà có thân hình nhỏ bé.
Năm 1945, cha mẹ xa nhau, bé Út theo mẹ rời quê hương Lộc Giang xuống Chợ Lớn - Sài Gòn lập nghiệp. Hằng ngày bà mẹ đi làm thuê làm mướn, còn bé Út thì ai sai gì làm nấy để được cho tiền. Cùng "cư ngụ" trong chợ Bình Tây lúc bấy giờ có thêm hai mẹ con của danh cầm Văn Vĩ. Do cùng cảnh ngộ, hai bà mẹ kết nghĩa chị em, bé Út và Văn Vĩ coi nhau như anh em ruột thịt. Vốn biết ca vài bài vọng cổ, còn Văn Vĩ là tay đờn điêu luyện, bé Út nảy ra sáng kiến rủ anh Văn Vĩ đi hát rong kiếm tiền nuôi mẹ. Không ngờ khi giọng của bé Út cất lên cùng với tiếng đàn ghi-ta phím lõm "mùi mẫn" của danh cầm Văn Vĩ, người qua đường dừng lại lắng nghe và cho tiền rất nhiều. Một ngày nọ, một ông già tốt bụng ở gần chợ Bàu Sen - quận 5 cho hai anh em hát rong mượn chỗ dạy đờn ca. Chẳng bao lâu, lớp dạy đờn ca vọng cổ của Văn Vĩ và bé Út thu nhận gần 30 học trò cùng lứa tuổi. Tiếng lành đồn xa, danh ca cổ nhạc của Ðài phát thanh Pháp Á thời bấy giờ là bà Năm Cần Thơ tìm đến và dẫn hai anh em về đài để thu âm bài vọng cổ Trọng Thủy - Mỵ Châu rồi ký luôn hợp đồng làm việc cho đài. Nghệ sĩ Thành Công - danh ca vọng cổ thời đó gợi ý đặt nghệ danh cho bé Út là Bạch Lan, nhưng bé Út xin phép đặt thêm chữ "Út" là tên thường gọi của bà ở nhà thành Út Bạch Lan. Năm ấy bà mới tròn 11 tuổi.
Khi bước vào nghiệp cầm ca, NSƯT Út Bạch Lan nhanh chóng nổi danh nhờ giọng ca truyền cảm, ngọt ngào. Song song với công việc thu âm cho Ðài phát thanh, năm 1952, bà bắt đầu theo gánh hát cải lương Kim Khánh của ông bầu Cang với các nghệ sĩ nổi tiếng như: Kim Nên, Thu Ba, Hồng Vân, Ngọc An. Sau đó, bà chuyển qua gánh Tơ Huệ, rồi về cộng tác với gánh Kim Thanh do bốn ngôi sao cải lương làm bầu là Út Trà Ôn, Thanh Tao, Kim Chưởng và Thúy Nga. Tại đây, bà được soạn giả Viễn Châu viết cho hai câu vọng cổ ca trong hai vở tuồng Ðời cô Nga và Tình vương hoa thắm theo kiểu "đo ni đóng giày", và nhờ hai câu vọng cổ này mà danh tiếng của Út Bạch Lan ngày càng vang xa hơn. Cuối năm 1955, Út Bạch Lan chuyển qua gánh Thanh Minh của bà bầu Thơ, hát đào thương và thành công trong các vở tuồng như: Biên Thùy nổi sóng, Cung đàn trên sông lạnh, Người đẹp Bạch Hoa Thôn, Hoa Mộc Lan, Sơn nữ Phà Ca… Năm 1958, bà về gánh Kim Chưởng hát chính trong các vở: Chưa tắt lửa lòng, Bên đồi trăng cũ, Thuyền ra cửa biển, Áo trắng nàng Mộng Trinh, Nửa bản tình ca,… Ðây là giai đoạn mà báo chí kịch trường tôn tặng cho bà nhiều danh hiệu như: "Nữ hoàng vọng cổ", "Ðệ nhất đào thương", "Nữ hoàng sầu mộng", "Sầu nữ Út Bạch Lan", "Vương nữ sương chiều"…
Năm 1961, NSƯT Út Bạch Lan lập gánh Út Bạch Lan - Thành Ðược. Bà tiếp tục được người trong giới và khán giả mến mộ qua các vở: Khi rừng mới sang thu, Khi hoa anh đào nở, Trăng sương cầu chúc... Sau đó, bà về hát chính cho gánh Thanh Minh - Thanh Nga. Riêng giai đoạn này, "sầu nữ" Út Bạch Lan tạo một dấu ấn sâu đậm trong lòng người ái mộ qua bài vọng cổ nói về cuộc đời của bà, đó là bài Hoa Lan trắng, được soạn giả Viễn Châu biên soạn dành tặng riêng cho bà. Những năm 80 và những năm đầu thập niên 90 của thế kỷ 20, Út Bạch Lan biểu diễn và chỉ đạo nghệ thuật cho một số đoàn Cải lương Sài Gòn 1, Long An 2 và CLB Cải lương thuộc Hội Sân khấu TP Hồ Chí Minh. Sau đó, vì tuổi cao, bà tạm ngừng tham gia đoàn hát và hoạt động nghệ thuật tự do cho đến ngày hôm nay.
Hơn 70 năm gắn bó với cầm ca, giới mộ điệu cải lương nhớ đến Út Bạch Lan không chỉ vì yêu mến những vai diễn dạt dào cảm xúc, mà còn ngưỡng mộ giọng ca ngọt ngào, mang đậm chất bi thương của người nghệ sĩ tài hoa này. Ngoài chất giọng thiên phú, mùi mẫn, nghệ thuật ca vọng cổ của Út Bạch Lan rất nhẹ nhàng, bà ca như nói, trong đó ấn tượng nhất là cách nhấn dấu "sắc" lửng rất hay, vút lên rồi nhẹ nhàng rơi rơi như chiếc lá bay nhè nhẹ. Khi ca vọng cổ, thông thường cách hành văn, sắp nhịp của những nghệ sĩ nữ "hiền" hơn các giọng ca nam, chủ yếu là diễn cảm, ca cho ra cái thần của nhân vật, diễn tả được nội dung bài hát muốn thể hiện, ít có người áp dụng những kỹ thuật luyến láy, sắp nhịp độc đáo. Thế nhưng, "sầu nữ" Út Bạch Lan là một trường hợp ngoại lệ. Bà ca vừa cao, vừa ngọt, vừa mùi nhưng cũng vừa điêu luyện trong cách hành văn, sắp nhịp. Giọng ca của người nghệ sĩ ở quê hương Long An cho tới nay vẫn là một chuẩn mực, thể hiện đẳng cấp cao của nghệ thuật ca vọng cổ chính thống. Thậm chí, cách ca của bà đã tạo lập một trường phái riêng vì có nhiều kỹ thuật và kinh nghiệm.
Những năm gần đây, ở tuổi ngoài 80, dù mang trong mình căn bệnh nan y, nhưng mỗi khi thấy khỏe trong người, nơi nào mời hát từ thiện bà cũng cố gắng đến. Bà luôn mong muốn được đứng trên sân khấu, dìu dắt thế hệ trẻ làm nhiều suất hát thiện nguyện thật ý nghĩa. Ngày 4-11-2016, NSƯT Út Bạch Lan đã qua đời tại nhà riêng, sau một thời gian chống chọi với bệnh tật. Sân khấu Cải lương Nam Bộ đã vĩnh viễn mất đi một đại thụ, một "nghệ sĩ của nhân dân".
duyenclvn theo baonhandan
- tancogiaoduyen
- Site Admin
- Bài viết: 41705
- Ngày tham gia: Hai T4 12, 2004 5:00 pm
- Đến từ: U.S.A
- Tiếp xúc:
Re: Vương Nữ Sương Chiều - Sầu Nữ Út Bạch Lan qua đời
Gia Bao đã viết:Trời ơi!!! Con không tin điều đó là sự thật!!! Vậy là bà Út đã đi rồi sao? Cuộc đời mong manh quá... Con sinh sau đẻ muộn nhưng cũng may mắn có được những kỷ niệm với bà Út! Con cám ơn bà Út đã giúp con...
Xin cúi đầu tiễn đưa NSUT Út Bạch Lan về cõi Phật!!!
Con kính tiễn hương hồn Bà về với Phật!!! Nhớ mãi những lần tập tái dựng Bên Cầu Dệt Lụa,Nửa Đời Hương Phấn...Bà đã dạy con những lề lối của thế hệ nghệ sỹ xưa...rồi nghệ sỹ thì phải trân trọng từng lời văn của Thầy Tuồng...không được tự ý sửa dù 1 chữ...rồi bao nhiu bài học về cách làm nghề của bậc tiền bối đã đổ bao tâm huyết xây dựng nên nhữn tượng đài Nghệ Thuật!!!
Con vô cùng quý Bà!!! 1 Sầu Nữ luôn luôn nhẹ nhàng nhưng vô cùng nặng ký!!!
Kỷ niệm duy nhất con được diễn cùng bà Út! Con rất vinh dự khi mời được bà Út xuất hiện cùng con trong gameshow Cùng nhau toả sáng mùa 1-2014
Mẹ tôi - NSƯT Út Bạch Lan , Gia Bảo, Anh Quân & Khánh Ngọc
[center][video]https://www.youtube.com/watch?v=oRG8QqoGo0E[/video][/center]
Lư Hoàng Gia Bảo