WELCOME TO THE NEW PHORUM
THE ONLY FORUM FOR CLVN LOVERS
Diễn đàn dang được nâng cấp . Thân mời các bạn TV vào xem và sử dụng.
Hãy click vào Quick links phía bên trên tay trái để bắt đầu
Nếu thấy có gì xin báo cho tcgd biết để sửa chữa cho kịp thời nhen các bạn.
Cám ơn các bạn
Bye Bye .....
MC DUC TIEN
Nghệ sĩ lão thành Lệ Thẩm qua đời
[7mau]Nghệ sĩ lão thành Lệ Thẩm qua đời[/7mau]
Nhớ mãi tiếng cười nghệ sĩ Tùng Lâm
[7mau]Nhớ mãi tiếng cười nghệ sĩ Tùng Lâm[/7mau] Sau thời gian chống chọi với nhiều căn bệnh, nghệ sĩ Tùng Lâm đã trút hơi thở cuối cùng lúc 4 giờ 30 phút ngày 15-10 tại nhà riêng. Ông tên thật...
CHẾT VẪN KHÔNG YÊN!
-Mỗi con sông chảy mỗi cánh khác của riêng mình Tôi là dòng nước đảo điên Quen vượt thác vượt ghềnh Không thể im lìm trôi xuôi - Sông chảy về đâu buồn hay tĩnh lặng Ra đại dương...
TIN BUỒN: NS Bích Thủy qua đời,ở tuoi 73
[video]http://www.youtube.com/watch?v=liDAflX1_IQ[/video] [youtube]https://www.youtube.com/watch?v=liDAflX1_IQ[/youtube]
VUA NHẠC SẾN ĐI RỒI....
Nhạc sĩ Vinh Sử thường được khán giả gọi là 'vua nhạc sến' bởi hàng trăm ca khúc đã trở nên quen thuộc với nhiều thế hệ người Việt. Sau khi ông qua đời, nhiều nghệ sĩ bày tỏ sự tiếc...
TRẢ LẠI TÊN CHÙA.
Hội Sân khấu trả lại bảng tên Chùa Nghệ sĩ. Ngày 20/06/2022. Hội Sân khấu trả lại tên Chùa Nghệ sĩ như ban đầu, sau hai ngày thay đổi bằng bảng "Nghĩa trang nghệ sĩ". Chiều 20/6,...
Buồn Nhất khi Nghệ sĩ Thanh Kim Huệ qua đời
Khộng theo dõi tin tức ở đây nhưng qua nhiều kênh thông tin khác, được biết nữ nghệ sĩ tài danh Thanh Kim Huệ qua đời, buồn ơi là buốn, buồn hơn hết, không phải thương ai ghét ai mà sao nghe buồn...
Phan ưu cuoi nam
MH đã gởi điện thơ chúc năm mới 2022 anh chị Trần quang Hải nhưng không nghỉ là anh đã ra đi ngày hôm nay mặc dù anh đã cầm cự với căn bệnh hiểm nghèo mấy năm nay rồi. Thôi ,như vậy anh nhẹ...
Nữ danh ca
Thanh Kim Huệ đã ra đi :hoa: :flower: :)) :cry:
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

Vương Nữ Sương Chiều - Sầu Nữ Út Bạch Lan qua đời

Nơi tưởng nhớ những NS đã quá cố.
Nội quy chuyên mục
THÀNH VIÊN CLVN CHÚ Ý !

1- Bài viết phải luôn luôn bỏ dấu cho dễ đọc, viết không dấu sẽ bị xóa. Xem chỉ dẫn cách bỏ dấu taị đây.
2- Không đưa nguyên link từ các nơi khác vào - Không viết toàn chữ hoa hoặc liên tục không chấm phết.
3- Ghi rõ nguồn các bài được đưa lên là bắt buộc - Tránh những lời lẽ quá khích.
4- Mỗi thành viên chỉ được dùng một nick - Không nên đưa nhiều bài lắt nhắt liên tiếp từ cùng một thành viên.
5- Đừng dùng quote (trích dẫn) để trả lời khi 2 bài liên tiếp nhau - Tránh quote nhiều lần cùng một hình ảnh.
6- Không dùng màu đỏ trừ phi đó là tựa đề của một bài mới - Nên tạo chữ ký đẹp, cân đối, dễ nhìn.
7- Thắc mắc về bài bị xoá post trên diễn đàn đều cũng sẽ bị xoá. Trực tiếp liên lạc với Ban Điều Hành nếu cần.
8- Mọi thành viên đều cùng một nhà CLVN nên việc cư xữ hoà nhã với nhau là cần thiết dù ý kiến có dị biệt.
Hình đại diện của thành viên
tancogiaoduyen
Site Admin
Site Admin
Bài viết: 41705
Ngày tham gia: Hai T4 12, 2004 5:00 pm
Đến từ: U.S.A
Tiếp xúc:

Re: Vương Nữ Sương Chiều - Sầu Nữ Út Bạch Lan qua đời

Bài viết chưa xem by tancogiaoduyen »

VĂN TẾ NGHỆ SỸ ÚT BẠCH LAN
Nam phương cổ nhạc, nhất chi lan,
Bạch sắc bạc phần, hạnh đảm đang,
Huệ Phật tiếp nghinh tâm đại lượng,
Tài năng tuyệt kỹ nghiệp ca sang.
Kim huề tánh thổ, âm thinh đắc,
Đào thương bi diễn, thống tâm can.
Bính Thân thu quý sầu vũ lộ,
Quy cảnh Tây Phang, dự đạo tràng.
Tác giả: HỒ NHỰT QUANG (Solomonvietnam)
Lúc 06:00 ngày 08/11/2016 Sài Gòn TPHCM-Việt Nam
P/S: Xin vĩnh biệt bà ngoại Út, cầu Đức Phật Thế Tôn tiếp hồn lương thiện Phật quốc bồ đoàn nhàn cư Tiên cảnh. Nam mô A-Di-Đà-Phật.
Hình đại diện của thành viên
tuantdt
Thành viên thực thụ
Thành viên thực thụ
Bài viết: 192
Ngày tham gia: Bảy T5 07, 2005 5:00 pm

Nghệ sĩ Út Bạch Lan: Nuôi 4 đứa con rơi của chồng

Bài viết chưa xem by tuantdt »

Đọc bài phỏng vấn má Út vào 10 năm trước

Nghệ sĩ Út Bạch Lan: Nuôi 4 đứa con rơi của chồng

Hình ảnh

Đứng chung một sân khấu với nghệ sĩ Thành Được, hai cái tên Út Bạch Lan -Thành Được như một biểu tượng khó có thể thay thế của nghệ thuật cải lương một thời và đến nay, khán giả vẫn nhắc về họ như một huyền thoại.

Ngược lại, khi đứng chung đời với nam tài tử hào hoa này, bà gặp rất nhiều cay đắng.

Bà nói, với sân khấu và với chồng - dù hai thứ nhận được khác nhau nhưng bà đều cho đi rất giống nhau: yêu thương, hy sinh và vị tha.

Nhưng như thế chưa hết, bởi khi Thành Được tìm duyên mới, bà lại vất vả nuôi 4 đứa con…rơi của chồng.

Út Bạch Lan khẳng định cái tên mình trên sân khấu vào những năm 60 bằng vai cô lái đò trong vở Tình tráng sĩ, bước lên đỉnh cao danh tiếng với vai Hương trong Nửa đời hương phấn, và thủy chung với sân khấu hàng chục năm sau với những vai người vợ, người mẹ bất hạnh - những vai diễn như định mệnh với cuộc đời bà.

Một đời như cô lái đò đưa những nặng gánh cuộc đời người khác qua sông, bao yêu thương một thời tuổi trẻ dành hết cho một mối tình rồi trở về lặng lẽ.

Bà gọi đó là nghiệp. Vay nghiệp và trả nghiệp. Có những người họ nói hai chữ trả vay với nghiệp thật nặng nề, nhưng với bà, gần như rất nhẹ.

Nhẹ như thể những sóng gió đi qua đều vô thường. Người "mất hết" và người "cho hết" khác nhau là vậy đấy, dù hiểu theo nghĩa đen, thì cả hai người đó đều là những người không-còn- gì cho mình.

Có hai điều ngược nghĩa ở đây, người luôn nghĩ mình mất, mãi mãi là một kẻ nghèo nàn, còn người luôn thấy rằng mình cho, luôn là một người giàu có. Bà là người thứ hai.

Không trách, không hận dù bị phụ bạc

Những năm 60, hai cái tên Út Bạch Lan-Thành Được lừng lẫy trên sân khấu cải lương và để lại những dấu ấn khó phai mờ trong lòng khán giả đến tận bây giờ. Điều đầu tiên cháu xin được hỏi cô, cái danh tiếng của ngày ấy mang lại điều gì cho người nghệ sĩ là chủ yếu?

- Thời nào cũng thế, cái danh tiếng mang lại đầu tiên là…danh tiếng. Rồi sau đó là tiền. Với tôi, mọi thứ đến tự nhiên, nhưng danh tiếng tôi quan niệm theo một góc khác.

Là một nghệ sĩ chân chính, phải biết rằng ai là người mang lại danh tiếng cho mình chứ không phải đăm đăm vào cái việc có danh tiếng mình sẽ được điều gì. Danh tiếng của một người nghệ sĩ với tôi, là do khán giả mang lại, còn tiền kiếm được là để nuôi mẹ.

Nhưng sự mang lại quan trọng hơn, đó là sự đam mê nghề nhiều hơn và thường xuyên chăm chút nghề nghiệp hơn để khán giả không phiền lòng. Họ là người tạo nên tên tuổi của mình và họ cũng có thể sẽ làm mất đi tên tuổi của mình.

Và việc ứng xử với danh tiếng, không phải là ngồi than tiếc hay kể lể mà chính là mình có thanh thản thật sự không khi mọi thứ đã nằm ở quá khứ?

Nhắc về cặp bạn diễn-bạn đời Út Bạch Lan-Thành Được một thuở, nhiều người còn luyến tiếc. Tiếc vì tại sao cô chú chia tay ngoài đời, lại chia tay luôn cả trên sân khấu, để rồi từ đó sân khấu có đến hai khoảng trống…

- Trời sanh mình là nghệ sĩ, thôi thì cái gì cũng nên để nó đẹp, cái còn cũng như cái mất. Tôi với ông Được xem như một sự trả nghiệp hay đúng hơn tôi trả nghiệp cho ông ấy. Không còn vợ chồng, thì ông Được vẫn là một người anh trong nghề mà tôi nể trọng.

Nhất là với những thế hệ đàn em khi hát chung, có những khi diễn viên bệnh, người khác phải lên sân khấu thay thế, đến màn hát chung ông còn dặn, nếu chỗ nào các em quên cứ bấm vào tay anh, anh sẽ ca thay cho. Rồi những sự tận tình trong nghề của ông ấy nữa.

Và dù hai người đi hai đường, chúng tôi cũng đâu có giải nghệ, vẫn hát phục vụ khán giả của mình.

Chỉ có điều bây giờ tôi vẫn thầm cảm ơn ông, là khi chia tay, những buồn tủi ngấm vào giọng hát nên khi vào vai, tôi hát được hay và diễn được nhập hơn.

Là tôi buồn cho mình, chứ với ông Được tôi không buồn, không giận. Gặp ông, tôi vẫn là người chào trước. Người khác nhìn ông đối xử với tôi cho rằng ông có lỗi, thậm chí có tội, tôi cũng chỉ nghĩ rằng đó là sự trả nghiệp của tôi mà thôi. Nghĩ vậy cho nhẹ nhàng, thoải mái.

Theo những gì cô nói thì trong nghề, nghệ sĩ Thành Được là một người sống rất đàn ông. Một người hào hoa và đàn ông thì nhiều người yêu thương nhưng cũng…thương yêu rất nhiều người. Có thể hiểu cặp đôi Út Bạch Lan-Thành Được có nhau cũng từ điều này và mất nhau cũng vì lẽ này, phải không cô?

- Ông được nhiều cô thương và thương lại cũng rất nhiều người. Tôi vẫn tự nói với mình, tại vì mình thương những điều đó, thì khổ cũng tự mà chịu lấy. Tôi đã chịu đựng bằng những gì mình có thể và người ra đi cuối cùng cũng không phải là tôi. Nhiều người hỏi tôi có hận không, thì như tôi đã nói, tôi không hề hận.

Như cô nói, những gì còn để nó đẹp, những gì mất cũng để nó đẹp. Vậy thưa cô, mối lương duyên trên sân khấu và ngoài đời của cô với nghệ sĩ Thành Được, cái còn nhiều hơn hay cái mất nhiều hơn?

- Còn hay mất giờ cân đong làm gì nữa, và tôi cũng không muốn nói sự còn mất trong mối quan hệ với Thành Được. Chúng tôi chia tay năm nay đã 43 năm, ông cũng đã có một cuộc sống khác từ lâu.

Hai năm trước tôi qua Mỹ, có một bầu sô mời tôi hát. Khi gần đi diễn, tôi mới biết là hát tại nhà hàng của ông Được và ông ấy là người đứng ra tổ chức.

Tôi vẫn hát, vì nếu mình từ chối hóa ra mình quá nhỏ mọn, vì mình hát là hát cho khán giả. Và cũng có thể nếu tôi không hát lần đó thì cũng chẳng biết có dịp nào được hát bên đó cho khán giả nghe nữa.

Tôi chỉ hát màn cuối, vai Hương trong Nửa đời hương phấn. Màn đầu và màn giữa là cô Ngọc Giàu và cô Phượng Liên. Hôm đó cả nhà hàng chật kín, vì lâu lắm rồi họ chờ đợi sự trở lại của chúng tôi.

Thực ra trong bao nhiêu năm qua, nếu trong lòng mà cứ ôm hận, trách oán hay coi nhau như kẻ thù, thì chính tôi cũng không hát được chứ không nói cứ đứng chung một sân khấu sau mấy chục năm như thế. Trước lúc hát tôi cũng có nói với ông, tôi hát cho nghề, và để tri ân khán giả ngày xưa đã mua những chiếc vé để nuôi sống tôi bao nhiêu năm.

*Cháu cũng xin lỗi khi được hỏi, để có được sự nhẹ nhàng hôm nay gần như cô cũng trải qua những năm tháng rất nặng nề vì sau khi Thành Được ra đi, cô tự giải tán đoàn hát của mình. Rồi sau này cô có đi bước nữa, nhưng cũng không được hạnh phúc chỉ vì không quên được người xưa?

- Không. Tôi giải tán đoàn hát là vì khán giả. Khán giả đến với đoàn là muốn được nghe Út Bạch Lan diễn với Thành Được. Mà Thành Được đã đi thì khán giả đâu còn tìm đến. Còn việc tôi không hạnh phúc với cuộc hôn nhân thứ hai, thú thật hồi đó cuộc sống của tôi cũng buồn nhiều sau chuyện cũ và quan trọng là tôi nhận thấy mình không có tình yêu với người đó nên cuộc hôn nhân cũng chỉ kéo dài 2 năm.

Liên tiếp nhận và nuôi con rơi của chồng

Có nhiều giai thoại nói rằng sự hào hoa của nghệ sĩ Thành Được không chỉ làm tan vỡ hạnh phúc mà còn làm lỡ làng bao nhiêu cô gái để rồi chính cô phải nuôi con rơi cho chồng. Thực hư chuyện này thế nào, thưa cô?

-Chuyện này là có và giới nghệ sĩ ai cũng biết. Tôi đã nuôi 4 người con rơi của ông ấy, trong đó có 3 người con khai sinh tên mẹ là tôi. Và 4 đứa con là của 4 bà mẹ khác nhau, ở khắp mọi vùng miền.

4 người con?Là khi hai người còn sống chung hay khi đã chia tay vậy cô?

-Khi sống chung 2 đứa, khi bỏ nhau rồi 2 đứa. Đứa đầu là con gái, tên Liên, con của một cô nghệ sĩ dưới Cần Thơ. Cháu được 3 tuổi thì mẹ cháu đưa lên và nói: "Chị ơi, em vất vả quá không nuôi cháu được, chị nuôi dùm cháu vì chị cũng chưa con cái gì, nuôi để lấy hên. Khi nào em khá, em rước cháu về".

Đứa thứ hai là Dũng, mẹ cháu ở Huế. Khi lỡ làng, người mẹ ấy bị gia đình đuổi ra khỏi nhà, bụng mang dạ chửa lận đận vào Sài Gòn tìm tôi và được cô Phượng Liên giới thiệu đến. Tôi nói: Thôi thì phận đàn bà con gái, em cứ ở lại, chị thuê nhà cho em ở để sinh nở và thuê bà vú chăm con cho em.

Đứa thứ ba tên Sơn, con của một người ở Gò Công, và đứa thứ tư tên Châu, các con được mang đến cho tôi khi còn đỏ hỏn.

Các con ở với cô bao lâu? Và những lúc ấy, nghệ sĩ Thành Được có làm hết trách nhiệm của một người cha hay không?

- Gần như ông không ngó ngàng, chứ nói gì đến chuyện nhận cha, nhận con. Trong 4 đứa thì Châu ở với tôi ít nhất, trong 7 năm. Sau đó, Châu cùng mẹ qua Mỹ định cư.

Liên ở lại với tôi đến khi Liên đi lấy chồng. Giờ cuộc sống con bé cũng rất ổn, vợ chồng có một cơ sở làm sơn mài. Sơn ở với tôi đến khi lớn lên rồi lấy vợ. Cách đây ít năm mẹ Sơn về bảo lãnh sang Mỹ và nghe nói sắp tới nó cũng bảo lãnh vợ con sang. Đứa hiền lành, nhẫn nại nhất nhưng bạc phận nhất là Dũng, con mất cách đây 10 năm vì bệnh tật.

Vừa phải chịu cảnh người chồng bội bạc, vừa phải "giải quyết" những "hệ quả" từ thói trăng hoa của chồng, cô có cảm thấy gánh đàn bà của mình nặng nề?

- Tôi chỉ nghĩ rằng, cùng thân phận đàn bà với nhau, mình có điều kiện hơn thì mình giúp đỡ. Đó không phải là ân huệ, mà là cái tình người, cư xử cho ra cái tình người nên tôi đã làm thế, không một chút đắn đo.

Tôi hai lần lên bàn mổ, nên không có con. Nay nuôi giọt máu của chồng, cũng là trời cho mình những đứa con, đều như nhau cả.

Những người phụ nữ là mẹ đẻ của các cháu, với tôi cũng như chị em bạn bè. Tôi nhớ lần mẹ Sơn về đây xin làm khai sinh lại để bảo lãnh Sơn, bà chánh án tòa án bảo, công sức cô Út nuôi bao năm sao cô Út không đòi hỏi tiền nuôi dưỡng. Người ta là Việt kiều, giàu lắm.

Tôi chỉ nói lại, giờ mẹ con được đoàn tụ, là tôi thấy mừng cho con và cho người mẹ đó, chứ công lao gì ở đây. Để con gọi mẹ đến suốt đời, đó mới là điều thiêng liêng nhất mà tôi yêu quý. Các con cũng đâu có giàu có gì đâu, ở Mỹ phải lo mưu sinh trăm bề, làm lụng để mua xe góp nhà nên rất cực.

*Và những người con ấy, có trách hay hận sự thờ ơ của người cha đẻ không cô?


- Ngay từ nhỏ chúng buồn lắm. Và giận. Nhà ở cách nhau có mấy bước chân đâu, nhưng cha một đằng, con một nẻo. Tôi dặn các con, người lớn có những uẩn khúc của người lớn, các con đừng buồn cha làm gì. Hồi nhỏ Liên rất giận nhưng về sau con cũng không nghĩ đến điều đó nữa. Dũng thì không dám đến nhà gặp ông vì sợ người vợ sau của ông nghĩ này nghĩ nọ, nên nó đành im lặng, nhìn cha và buồn. Cả đời nó muốn gọi tiếng cha mà không được gọi.

Riêng Sơn, khi qua Mỹ, nó uất ức nên quyết định quậy. Nó đăng báo tìm cha là nghệ sĩ Thành Được. Khi tôi qua Mỹ, ông cho người gặp mắng vốn là sao xúi Sơn đăng báo tùm lum làm ảnh hưởng đến ông.

Khi mẹ con Sơn xuống Cali thăm tôi, tôi có nói: "bay làm cái trò gì mà để giờ ổng nói là tao bày cho bay đăng báo?". Sơn nói: "Con đăng tên con đấy chớ. Ổng nói vậy là vì ổng thích kiếm chuyện với mẹ. Con sang, gọi cho ổng, ổng không nhận, con đau lắm nên con quậy ổng cho biết". Tôi cũng chỉ nói với con, thôi, chuyện gì qua rồi thì cứ cho qua.

Giờ thì mọi chuyện đã qua. Xa rời hạnh phúc. Các con đã đi. Ở tuổi này, cô có cảm thấy cô đơn?

- Tôi không cô đơn đâu. Tôi có đứa em trai mất sớm, tôi thay em nuôi 4 đứa con của nó, vừa là cô, vừa là ba, vừa là má. Giờ mọi sẻ chia vui buồn trong cuộc sống thường nhật trông cậy vào tụi nó.Bên cạnh đó, tôi sống thiền, theo Phật, nên mọi thứ đi qua bây giờ đều nhẹ nhàng và không bao giờ cảm thấy cô đơn.

Phần hậu vận, tôi có đóng góp ở chùa, nên khi chết đi, việc tang quyến cũng chẳng lo lắng gì. Tôi có dặn các con, khi má chết nhớ đem thiêu rồi mời thầy, thuê ghe ra sông rắc tro và tuyệt đối không được làm đám giỗ cho tốn kém. Mỗi ngày khi ăn cơm, nếu nhớ má thì để chén đũa riêng ra, mời má về ăn cơm cùng tụi con, thế là má vui lắm rồi.

Bài phỏng vấn của nhà báo Hoàng Nguyên Vũ, trên tạp chí Mốt và Cuộc sống 10 năm trước, Trí Thức Trẻ xin được dẫn lại để bạn đọc hiểu hơn về tài năng và nhân cách của sầu nữ Út Bạch Lan

http://soha.vn/nghe-si-ut-bach-lan-nuoi-4-dua-con-roi-cua-chong-20161105123616354.htm
Hình đại diện của thành viên
Yeuns
Thành viên thực thụ
Thành viên thực thụ
Bài viết: 793
Ngày tham gia: Ba T9 05, 2006 5:00 pm

Re: Sầu Nử, Vương Nữ Sương Chiều Út Bạch Lan qua đời

Bài viết chưa xem by Yeuns »

tancogiaoduyen đã viết:[7mau]Bài ca cổ
Thương tiếc Sầu Nữ Út Bạch Lan
Sáng tác: ChíTâm[/7mau]

[video]https://www.youtube.com/watch?v=mYdKjTXRmbs[/video]

Nói lối xuân:
Ô Hô Tam Thống Thiên Ban Dụng,
Nhất Đáng Vô Thường Vạn Sự Hưu…

Nói lối ai:
Hởi ơi, ba nỗi đau thương do Trời cao phân định,
Một phút vô thường muôn việc thảy đều buông…
Cảnh sinh ly, tử biệt lắm đoạn trường,
Dạ tê tái xót thương một Đời Hoa Lan Sầu Nữ…

Ca điệu Lý Son Sắc
Son sắc trinh nguyên màu, hoa trắng mang thương sầu…
Người xưa về nơi đâu? mùa thu buồn mưa ngâu…
Đưa tiễn ai qua cầu? lòng thương đau mắt tuôn lệ trào…
Trời cao lá lay cơ cầu… đời truân chuyên úa phai màu hoa…
Niềm yêu hiến dâng cho đời, từng lời ca vấn vương cho ngàn sau…

Vọng Cổ Câu 1/.
Một bài ca làm sao chuyển tải hết được ngàn lời thương tiếc, Sầu Nữ Út Bạch Lan tên vàng luôn chói rạng cho con cháu mai sau noi theo dấu… chân… người…
Đời vắng vui nên đời tắt hẳn nụ cười…
Lan Huệ sầu ai, Lan Huệ héo,
Lan Huệ sầu đời… nên trong héo ngoài tươi… (sl)
Mới bảy tuổi đời đã cất giọng véo von,
Hòa quyện theo tiếng đàn của người anh kết nghĩa…
Văn Vỹ ôm đàn theo tiếng hát Út Bạch Lan,
Đem tiếng hát lời ca, báo ân người sinh dưỡng… (sl)
(nghỉ 8 nhịp)

Câu 2/.

Ông bà cô bác ơi, thương hai trẻ mồ côi Cha, sống hẩm hiu bên hai bà Mẹ, Anh con thì bị mù không đủ tiền sinh sống… Mượn tiếng nhạc lời ca giải khuây cho cô bác, xin mở rộng lòng thương giúp lon gạo :)) :)) :)) :)) :)) :)) :)) :)) :)) :)) :)) :)) :)) :)) :)) :)) :)) :)) đồng tiền…
Lời hát đã vang xa… khắp thành thị, bưng biền…
Theo bước thời gian nghiệp cầm ca tỏa sáng,
tên tuổi lẩy lừng Sầu Nữ Út Bạch Lan… (sl)
Qua những vai tuồng nghèo khổ bi thương,
trong mỗi tiếng ca chứa chan dòng nước mắt…
Khán giả cảm thương gọi Bạch Lan là Sầu Nữ…
Sân khấu, cuộc đời, định mệnh khác gì đâu? (sl)

Ca điệu Ngựa Ô Nam
Mẹ Út ơi, Dù Mẹ không sanh…
Nhưng con cháu nhiều tình nghĩa vây quanh…
(-) Con dưỡng, con nuôi,
con được dạy từng điệu hát lời ca…
Ôi bao tình cảm thiết tha… (-)
Bồ Tát dụng Tâm hóa thân làm Mẹ…
Mẹ là cho đi, không nhận lại bao giờ…
Tình thương không bến không bờ… (-)
Mẹ tuổi già nương bóng Từ Bi,
Con hay tin Mẹ ra đi… (-)
Lệ mặn bờ môi đau xót bồi hồi,
Điệp ơi, Điệp đã mất Lan rồi… (-)
Đã vãn tuồng rồi… khách còn sa ngấn lệ…
Còn gọi thầm tên Út Bạch Lan… (-)
(4 nhịp về xề câu 6/.)

Sân Khấu trăm năm, rồi ngàn năm sau nữa.
Ai nhớ, ai quên một giọng hát thương sầu?… (sl)
Dẫu biết lý vô thường như bèo mây tan hợp,
Nhưng cả trời sầu, thương tiếc Mẹ Út Bạch Lan…
Như Sao Bắc Đẩu rạng ngời…
Tiếng ca Sầu Nữ muôn đời không quên… (sl)

Fountain Valley Nov 04, 2016

[center][video]https://www.facebook.com/tam.duong.7927/videos/1292106197487947/[/video][/center]

:heart: :heart: :heart: :heart: :heart: :heart: :heart: :heart: :heart: :heart: :heart: :heart: :heart: :heart:
:)) :)) :)) :)) :)) :)) :)) :)) :)) :)) :)) :)) :)) :)) :)) :)) :)) : :)) :)) :)) :)) :)) :)) :)) :)) :)) :)) :)) :)) :)) :)) :)) :)) :))
moka
Thành viên thực thụ
Thành viên thực thụ
Bài viết: 307
Ngày tham gia: Năm T10 22, 2015 8:36 pm

Re: Vương Nữ Sương Chiều - Sầu Nữ Út Bạch Lan qua đời

Bài viết chưa xem by moka »

:heart: :flower: :heart: :flower: :heart: :flower: :heart: :flower: :heart: :flower: :heart:
Hình đại diện của thành viên
tancogiaoduyen
Site Admin
Site Admin
Bài viết: 41705
Ngày tham gia: Hai T4 12, 2004 5:00 pm
Đến từ: U.S.A
Tiếp xúc:

Re: Vương Nữ Sương Chiều - Sầu Nữ Út Bạch Lan qua đời

Bài viết chưa xem by tancogiaoduyen »

Nguyễn Hoàng Minh Khôi đã viết:Vậy là lễ tang Má đã kết thúc viên mãn trong sự tiếc thương vô hạn của mọi người .
Mẹ nằm đó , giữa vườn hoa lan trắng
Suối từ bi văng vẵng tiếng Nam Mô
Gió vô ưu , hương sen tỏa ngạt ngào
Thuyền Bát Nhã xuôi về miền Tịnh Độ
Xin thay mặt những đứa con của Má , kính gởi đến các cấp chính quyền , các chư vị Đại Đức Tăng Ni , ban trị sự các chùa , quý Phật Tử khắp nơi , quý cô , chú , anh , chị đồng nghiệp của Má , các nghệ sỹ là con cháu của Má và quý khán giả thân thương đã dành những tình cảm chân thành nhất đến với Má trong suốt những ngày lễ tang và buổi tiễn đưa cuối cùng để Má về nơi đất Phật .
Trong lúc tang gia bối rối , có điều chi sơ xuất rất mong quý vị hoan hỉ bỏ qua cho !
Kính chúc mọi người sức khoẻ và vạn sự lành !
Hình đại diện của thành viên
Luu68
Thành viên mới đến
Thành viên mới đến
Bài viết: 60
Ngày tham gia: Tư T8 17, 2005 5:00 pm
Đến từ: Cai Lay - Tien Giang

Re: Vương Nữ Sương Chiều - Sầu Nữ Út Bạch Lan qua đời

Bài viết chưa xem by Luu68 »

Khóc Sầu nữ
Khi hoa anh đào nở nên Duyên
Nửa bản tình ca vướng ưu phiền
Thuyền ra cửa biển đầy ngang trái
Nửa đời hương phấn lỡ nợ Duyên (lỡ thuyền quyên)
Tình cô gái Huế thuở ngày thơ
Bóng mát vườn măng vẫn trông chờ
Chuyến xe lửa Mỹ đâu còn nữa
Xót Hoa Lan Trắng - Dứt đường tơ!
Sầu nữ cũng đã hết Nghiệp đời, nhẹ nhàng cõi hư vô, để lại cho nhân gian Con gái chị Hằng nhiều thổn thức, Tâm sự Phà Ca nặng nợ đầy.
A di đà Phật!
Lan trắng tiễn đưa 'Sầu nữ' Út Bạch Lan nên tối đêm trước di quan, ghé qua chùa viếng tang bà, mình mang theo một cành lan trắng, thắp hương với lòng tôn kính và đặt cành hoa trên bàn thờ má Út. Cuộc đời thoát Nghiệp, bà về miền cực lạc nhẹ tênh!
A di đà Phật!
Hình đại diện của thành viên
tanconhac
Site Admin
Site Admin
Bài viết: 6746
Ngày tham gia: Hai T8 24, 2009 12:20 am

Re: Vương Nữ Sương Chiều - Sầu Nữ Út Bạch Lan qua đời

Bài viết chưa xem by tanconhac »

Hai tuần bận việc nơi xa
Hôm nay thăm lại Trang nhà cải lương
Lòng buồn ngửi phải mùi hương
Tiển nhành Lan Trắng gảy đường nghiệp ca
Thôi rồi Cô Út đi xa
Tim tôi cứ mãi ngân nga nổi sầu

:cry: :cry: :cry: :cry: :cry: :cry: :cry: :cry: :cry: :cry:
duyenclvn
Forum Mod
Forum Mod
Bài viết: 2058
Ngày tham gia: Chủ nhật T2 14, 2016 8:38 am

Re: Vương Nữ Sương Chiều - Sầu Nữ Út Bạch Lan qua đời

Bài viết chưa xem by duyenclvn »

bài thơ rất hay và buồn,... cảm ơn TV Tanconhac :cry: :cry: :cry: :)) :)) :))
duyenclvn
Forum Mod
Forum Mod
Bài viết: 2058
Ngày tham gia: Chủ nhật T2 14, 2016 8:38 am

Re: Vương Nữ Sương Chiều - Sầu Nữ Út Bạch Lan qua đời

Bài viết chưa xem by duyenclvn »

[7mau]Người đẹp tài danh nuôi con 4 tình địch, cuối đời gửi thân cõi Phật[/7mau]
-“Một cuộc đời buồn, một giọng ca buồn, ca những bài buồn và khóc thật cho những vai diễn vận vào trong cuộc đời buồn của mình” là chân dung nghệ sĩ Út Bạch Lan - nữ hoàng sân khấu cải lương số 1 Miền Nam những năm 60-70 thế kỉ trước.
Hình ảnh
Nụ cười nhân hậu của Út Bạch Lan
Hơn 80 năm trong cuộc đời đầy hào quang và nước mắt, Má Út đã vất vả nuôi 4 đứa con rơi của chồng, cùng gần 20 người con nuôi nhưng cuối đời lại hiu quạnh. Tới lúc này, Bạch Lan đã mang những đau khổ, bi ai và hạnh phúc của cuộc đời về bên kia thế giới.
Ở Việt Nam, Bạch Lan là nữ nghệ sĩ hiếm hoi có danh xưng là Má, được giới nghệ sĩ quý mến, thần tượng gọi là “Má Út”, “Má Bạch Lan” bởi tài năng và sự đức độ của “sầu nữ” một thời. Năm tháng có làm phôi pha nhan sắc trẻ trung nhưng Bạch Lan vẫn đẹp, giọng nói ngọt ngào mà đối với bất cứ ai, dù già hay trẻ Má vẫn dịu dàng dạ vâng và xưng bằng Út với người đối diện.
Từ khi còn trẻ cho tới những năm tháng cuối đời, nữ hoàng sân khấu một thời vẫn sống ở căn hộ nhỏ trong chung cư yên tĩnh trung tâm TP HCM cùng với những người em dâu góa phụ, cùng những cháu, đứa con nuôi. Nhưng với má Út “chỉ nhiêu thế cũng đủ ấm lòng”.
Hào quang “Sầu nữ”
Út Bạch Lan từng nói “Đời má sinh ra đã buồn, khi mới 2 tuổi thì mẹ cha má chia tay nhau”. Kể từ đó, cuộc đời của Út Bạch Lan bắt đầu bằng những tháng ngày cơ khổ, sống lang thang, tạm bợ cùng mẹ làm mướn ở chợ Bình Tây - Sài Gòn. Rồi sau đó nhờ giọng ca ngọt, Út Bạch Lan và mẹ hát rong hát dạo sống nhờ vào những đồng tiền lẻ bố thí của khách qua đường.
10 tuổi, mẹ con Út Bạch Lan gặp một người đàn bà cũng không chồng nhưng có 1 đứa con trai mù sau này chính là Tay đàn đệ nhất Nam bộ - Văn Vĩ. Hai người mẹ đơn thân, hoàn cảnh khốn khó như nhau quyết định kết nghĩa chị em, dựa nhau sống qua ngày ở cái chợ Bình Tây.
Văn Vĩ hơn Út Bạch Lan 4 tuổi và bị mù nhưng lại đờn guitare cổ nhạc rất giỏi. Vì vậy mỗi khi rảnh rỗi là Văn Vĩ lại đàn cho Út Bạch Lan hát. Bé Út lại học hát theo băng đĩa nên tiến bộ rất nhanh. Người ta không ngớt khen Văn Vĩ đàn giỏi, bé Út hát hay.
Ngày hai anh em đi hát dạo ở Chợ Lớn ra tới Chợ Bến Thành rồi tới tối lại về mấy cái sạp bàn ghế ngoài chợ trải báo ra ngủ tạm. Sau rồi mấy má con Út Bạch Lan, Văn Vĩ được người ta thương, cho cất cái nhà mái lá ở khu Đầm Sen bây giờ ở tạm để “dạy ca”. Từ đó, cuộc đời Út không phải lang thang đầu đường xó chợ xin tiền nữa.
Hình ảnh
Nhan sắc thời trẻ của Út Bạch Lan
Vài tháng sau, giọng ca bé Út tới tai Cô Năm Cần Thơ, cô Năm đã đưa lên Đài Phát thanh hát. “Bẵng đi 1 năm nữa thì ông Thành Công có đài Pháp Ái biết “có con nhỏ ca hay, anh đờn em hát”, nên đỡ đầu cho lên đài của ông hát.
Út Bạch Lan nhớ khi đó: “Út lùn lắm nên mọi người cứ quen miệng gọi là Út lùn nên ông Thành Công mới gạt đi: đi ca mà gọi Út lùn xấu lắm. Thế mọi ngươi xúm vô đặt tên và cái tên Bạch Lan ra đời. Nhưng khi đó mình xin thêm cho cái tên Út - là cái tên má mình ở nhà hay gọi và cũng là cái tên của nghệ sĩ thần tượng Út Trà Ôn mà ghép vô thành cái tên Út Bạch Lan” .
Vậy là từ một cô bé lùn đi hát dạo nhận sự bố thí của khách qua đường xó chợ, rồi thành danh ca nhí trên đài Phát Thanh Pháp Ái. Sau đó, Út Bạch Lan được ông bầu Bảy Cang, con của nhà cách mạng Nguyễn An Ninh cho vô đoàn Đồng Ấu làm chân phụ họa, chạy cờ, làm sai vặt.
Vài tháng sau, Út được đẩy vào chính diện của vở tuồng. Nhưng sau vai diễn ấy, Út Bạch Lan bị người ta nảy lòng ghen ghét, đố kị nên hai má con Út lại dắt nhau về.
Không lâu sau đó, bé Út được đoàn Kim Thanh mời về làm… chân bán vé và múa phụ họa, chạy cờ. Suốt 4 năm sau đó, cô Út phải chịu thử thách làm chân sai vặt, làm múa phụ họa, diễn viên quần chúng.
Với Út Bạch Lan và những người đồng nghiệp cùng thời khi đó thì “việc huấn luyện nghiêm khắc và kĩ càng lắm, chứ không dễ dàng như các em ngày nay. Nghệ sĩ thời đó muốn nổi tiếng là phải có tài năng, khổ luyện thì mới nhận được sự yêu mến của khán giả, nếu không sẽ chẳng bao giờ “ngoi” lên được nổi”.
Nghệ sĩ Viễn Châu - khi này là nhà biên kịch nổi tiếng cho đoàn Kim Thanh cũng là người có công phát hiện và lăng xê tài năng của Bạch Lan bằng vai diễn “đo ni đóng giầy”: một cô bé thất lạc cha mẹ, đi tìm cha mẹ bằng hai câu hát trong vở tuồng “Đời cô Nga”.
Sau đó là cô bé bán bông với lời ca nỉ non: “cô chú ơi mua bông giùm con đi…”, trong vở tuồng “Tình duyên hoa thắm”. Chỉ 2 vai diễn nhỏ vậy thôi nhưng cũng đủ khiến khán giả rớt nước mắt, thi nhau liệng quạt giấy có kẹp tiền lên sân khấu.
“Nhưng mà sự đời… có người không ưa sự có mặt của mình, Út cũng không tiện nhắc lại nhưng có lẽ vì người kia không thích như vậy cũng là thử thách giúp mình cố gắng hơn. Út nhớ khi biết có người không thích thì nghệ sĩ Viễn Châu mới đứng ra bảo vệ: “Tui chịu trách nhiệm con nhỏ này, nếu con nhỏ này làm hư sân khấu, không nên thân thì cứ gọi tui. Nếu mà ở đây còn trọng dụng tui thì tui còn làm, nếu không tui cũng không làm nữa”.
Ông Viễn Châu nói gay gắt vậy thì ban giám đốc và 3 người kia đồng ý cho mình vai nhỏ. Nhưng mà sự thực mình thấy vô cùng áy náy vì trở thành gánh nặng cho ân nhân của mình”, Bạch Lan từng tâm sự.
Phần vì không được trọng dụng, phần vì không muốn Viễn Châu khó xử vì mình nên có người đã giới thiệu Út với bà Bầu Thơ rằng: “Thấy con bé hát hay nhưng không có đất dụng võ”, Thế là Út đã về với đoàn Thanh Minh - Thanh Nga và được vào vai chính thay cho nghệ sĩ Thanh Hương vừa dời đoàn. “Út nhớ đó là vai bi luôn, sáng tập tối hát, mỗi đêm hát 1 tuồng. Hình như là tổ nghiệp thương mình nên vô đó có cơ hội phát triển, bà Bầu Thơ cũng cưng lắm”, má Út kể lại.
Vô đoàn Thanh Minh, Cô Út có điều kiện tạo dựng tên tuổi cho mình. Út Bạch Lan trở thành đào chánh của đoàn Thanh Minh với các tuồng Biên Thùy Nổi Sóng, Hồi Trống Vân Lâu, Lửa Hờn, Đồ Bàn Di Hận, Nhan Sắc Thần Phi... Đặc biệt cái tên của Út Bạch Lan đã gây ấn tượng với khán giả với Tình Tráng Sĩ. Út Bạch Lan bắt đầu được các hãng đĩa Việt Nam, Asia, Tứ Hải, Hồng Hoa mời ký hợp đồng thu thanh.
Khi cái tên của Bạch Lan đã nổi như cồn, được khán giả khắp nơi yêu mến, báo giới nhắc đến thì các đoàn hát tranh nhau mời về. Trong khoảng 3 năm này Bạch Lan liên tục “qua lại” với cả hai đoàn Thanh Minh - Thanh Nga và đoàn Kim Chưởng.
Trong khoảng thời gian này, cô Út may mắn được các người thầy, cô đệ nhất cải lương thời bấy giờ như nghệ sĩ Năm Châu, Phùng Há, Tám Vân, Kim Cúc đã gọt giũa, đào tạo cho giọng hát và diễn xuất của mình hoàn thiện, vươn đến đỉnh cao. Nhờ tài năng, sắc đẹp đang lên mà sự mến mộ của khán giả dành cho Bạch Lan ngày càng lớn.
Theo đó, cô Út ngày càng được phong những danh hiệu mỹ miều như Nữ hoàng vọng cổ, Đệ nhứt đào thương, Nữ hồng sầu mộng, sầu nữ Út Bạch Lan, Sầu nữ Liêu Trai, Vương nữ Sương Chiều.
Út Bạch Lan cho rằng, quãng thời gian đáng nhớ nhất trong thời hoàng kim của mình là khi còn ở đoàn Thanh Minh. Khi Út Bạch Lan được bà bầu Thơ kết hợp với nam danh ca Thành Được. Đi đâu cái tên Út Bạch Lan cũng được khán giả nhớ tới với các vở tuồng nổi danh như: Nửa đời Hương Phấn, Con Gái Chị Hằng, Ngược Dòng Sông Lỗi, Bóng Chim Tăm Cá, Đêm Vĩnh Biệt…
Nữ nghệ sĩ đâu ngờ sự kết hợp ăn ý trên sân khấu ấy lại làm nên cuộc hôn nhân đình đám nhất trong giới kịch nghệ Sài Gòn lúc bấy giờ. Một cuộc hôn nhân hào hoa nhưng cũng gây nhiều đắng cay nhất cho đời cô Út, cũng như tốn báo mực nhất cho các kí giả bấy giờ và cho tới tận hiện nay.
Nhưng dù thế nào thì với má Út đó những năm tháng huy hoàng của cuộc đời. Với Út Bạch Lan, đó là “duyên phận, má không hề hối hận, không hề oán trách. Đời nghệ sĩ thăng trầm, khó trách. Đời má là thế”.
Hình ảnh
Thành Được và Út Bạch Lan thuở mặn nồng
Yêu và hận
Nổi tiếng, giàu có, xinh đẹp - đó là nữ hoàng sân khấu Út Bạch Lan. Cuộc sống hào nhoáng của cô gái trẻ đó trở thành mơ ước của không ít người trẻ từ nông thôn tới thành thị ở miền Nam thời đó. Nhưng khi ngẫm lại cuộc đời mình, cô Út lại ước ao có được sống một cuộc đời đơn giản, bình dị mà hạnh phúc bởi cô là người hiểu rõ nhất ý nghĩa 4 từ “Hồng nhan bạc mệnh”.
Trải qua chính thức hai đời chồng và một vài người tình, nhưng rốt cuộc Bạch Lan vẫn cô đơn vò võ một mình khi tuổi vẫn còn trẻ rồi cho tới tuổi già hiu quạnh.
Rất ít người biết về mối tình đầu của Út Bạch Lan với anh Ba Hóa, chủ tiệm may áo dài Hạnh Dung ở đường Bùi Viện. Anh Ba Hóa khi đó đã có vợ nhưng vốn là người lão luyện giang hồ, giỏi chuyện “bướm ong”, lại biết cách săn sóc phụ nữ. Ba Hóa lúc nào cũng cung phụng, đón đưa và trở thành người tài trợ những trang phục lộng lẫy cho Bạch Lan.
Cô Út khi đó chỉ là cô gái mới lớn, đơn thuần, chưa trải đời nên cũng không thoát khỏi được sự cám dỗ của người tình. Cô trở thành người yêu của Ba Hóa, còn phần anh Ba Hóa quyết bỏ vợ để rảnh rang đến với người tình và trở thành người quản lí, đại diện kiêm cả thủ quỹ cho Út Bạch Lan cho tới một ngày Thành Được xuất hiện…
Thành Được khi đó đã có vợ cùng làm chung nghề dưới gánh hát Thanh Cần ở tỉnh Sóc Trăng nhưng ít người biết tới. Khi cả Thành Được và Út Bạch Lan cùng được Bầu Thơ sắp xếp diễn cùng một vở tuồng nổi tiếng mang tên “Nửa đời hương phấn” thì cả hai mới bắt đầu bén duyên nhau.
Thành Được đẹp trai, giọng ca ngọt ngào, sang trọng, tài ăn nói mê hoặc, đã khiến trái tim cô Út Bạch Lan say như điếu đổ. Út Bạch Lan chia tay Ba Hóa, còn Thành Được bỏ vợ để cả hai cùng đến với nhau. Mối tình này của Thành Được và Bạch Lan nhanh chóng làm ồn ào báo chí bởi đây là cuộc hôn nhân có giấy giá thú, hôn thư đầu tiên trong giới cải lương đã làm rình rang báo chí và dư luận miền Nam thời bấy giờ.
Cuộc nhân duyên đẹp của hai danh ca trẻ bậc nhất của sân khấu cải lương bấy giờ trở thành thần tượng của giới trẻ mơ ước. Năm 1961, Thành Được và Út Bạch Lan chính thức kết hôn và chính thức lập nên đoàn hát riêng mang tên Thành Được - Út Bạch Lan cho riêng mình. Gánh hát này chỉ tan rã khi cuộc hôn nhân của họ đường ai nấy đi, để lại bao nuối tiếc trong lòng khán giả yêu mến.
Nhờ nổi tiếng mà Thành Được và Bạch Lan mới có thể đến với nhau nhưng rồi cũng sự nổi tiếng đã trở thành nguyên nhân gián tiếp để cho cặp vợ chồng son trẻ này tan vỡ. Khi trả lời về bóng đen phủ lên cuộc hôn nhân của mình, Bạch Lan nói nửa đùa nửa thật: “Chắc là vì yêu quá nên thành ra vậy”.
Nhưng mà nhiều người trong nghề đều biết rằng sự tan vỡ của cuộc hôn nhân của Thành Được – Bạch Lan nguyên nhân chính ấy là từ sự đa tình, đào hoa của Thành Được mà ra. Kết quả cho những cuộc tình ngoài lề ấy là những người phụ nữ trẻ đẹp lần lượt bế con rơi của Thành Được đến “bắt đền” và nhờ chính vợ của người đã hại đời họ nuôi hộ.
Dù bị phụ tình nhiều lần, nhưng Út Bạch Lan không còn hận Thành Được vì tình yêu của Út dành cho Thành Được và hơn hết là tấm lòng nhân hậu rộng lượng của người đàn bà không con cái yêu thương con rơi của chồng như con đẻ của mình. Với Út Bạch Lan:
“Ông ấy được nhiều cô thương và thương lại cũng rất nhiều người. Tôi vẫn tự nói với mình, tại vì mình thương những điều đó, thì khổ cũng tự mà chịu lấy. Tôi đã chịu đựng bằng những gì mình có thể và người ra đi cuối cùng cũng không phải là tôi. Nhiều người hỏi tôi có hận không, thì như tôi đã nói, tôi không hề hận”.
Nhớ lại quãng thời gian hạnh phúc nhưng cũng đắng cay cùng Thành Được, Bạch Lan không muốn nói nhiều, bởi duyên đã hết, thì mọi thứ cũng nên khép lại. “Có bao giờ nhìn lại đời mình, má thấy hối hận gì không?”.
Út Bạch Lan cười nhẹ nhàng: “Kiếp trước là nợ ổng cho nên kiếp này trả nợ. Trước kia, Út có buồn nhưng sau rồi Út đã để lòng thanh thản vì mọi việc đã qua, ai cũng biết hết rồi. Chuyện đã qua 50 năm rồi hãy để trôi qua đi khi cái nợ đã hết”.
Khi vẫn còn chung sống với nghệ sĩ Thành Được, Út Bạch Lan đã chấp nhận nuôi 4 đứa con riêng ngoài giá thú của chồng với 4 người phụ nữ từng qua lại với ông.
Sau này, 2 đứa được mẹ đẻ quay lại nhận khi còn nhỏ, 2 đứa con còn lại được nuôi dạy trưởng thành và rất có hiếu với má Út nhưng rồi khi mẹ đẻ họ về xin nhận lại con thì má Út đều “trả” lại hết không một lời oán thán hay điều kiện tiền bạc vì “má muốn mấy đứa đều gọi mình bằng má tới suốt đời thì đó mới là điều quan trọng nhứt của người làm mẹ”.
Nhìn má Út, người ta đều khâm phục sự nhẫn nhịn phi thường và tấm lòng cao cả của Bạch Lan. “Sao má lại có thể cao thượng như vậy” – bao nhiêu người hỏi má câu nói đó. Má cũng chỉ cười: “Mình không sinh được con thì hãy coi con “rơi” của chồng là con của mình. Nay nuôi giọt máu của chồng, cũng là trời cho mình những đứa con, đều như nhau cả”.
Cuộc hôn nhân của Út Bạch Lan kéo dài 5 năm, dù chồng dính “thói hư tật xấu” nhưng má Út vẫn cố gắng duy trì vì theo ý của mẹ đẻ mình. Má bảo: “Dù có ông con rể đa tình nhưng Thành Được lại rất được lòng mẹ vợ:
“Ông ấy có hiếu với má Út lắm, lại khéo nói, rất biết cách nịnh má vợ. Mẹ của Út rất bênh con rể cho nên khi xảy ra bất hòa vợ chồng, má khuyên con gái nên chịu nhịn, bỏ qua lỗi lầm cho chồng. Út trước tới nay làm gì, như thế nào đều nghe lời mẹ nên vẫn cố duy trì cuộc hôn nhân”.
Có nhiều bài báo nói rằng, sau khi biết cái thai của người giúp việc với chồng mình, Bạch Lan đã vô cùng tổn thương vì sự lừa dối của hai người mà má tin tưởng. Thế là má nhất quyết làm đơn ly hôn chồng. Nhưng Bạch Lan đã tâm sự sự thực rằng: “Khi đó Thành Được là người chủ động chia tay, rồi sau đó ổng qua Mỹ”.
Sự tan vỡ của cặp đôi nổi tiếng Thành Được - Bạch Lan đã trở thành đề tài bàn tán sôi nổi của báo giới và người hâm mộ. Và sau này, câu chuyện tình đẹp của cặp đôi này vẫn còn được báo chí cất công khai thác nhưng có lẽ ít người nhắc tới cuộc hôn nhân thứ hai của Bạch Lan không lâu sau đó.
Tuy nhiên cái bóng của Thành Được quá lớn trong đời má Út cho nên khi lấy chồng hai, má đã chọn một người đàn ông làm ngoài nghề. Bởi: “Út có quan niệm là người trong nghề phải hơn Thành Được, còn nếu không hơn thì thôi, thà lấy 1 người ngoài nghề”.
Cuộc hôn nhân này cũng chỉ tồn tại được gần 2 năm vì quan điểm sống của hai vợ chồng má Út quá khác nhau, bởi theo như lời Út Bạch Lan thì “Trước khi về ở với nhau, Út có nói với người ấy là: Ở với tui, nếu có khả năng nuôi tui thì nuôi, còn má tui, 2 cháu tui (2 con riêng của Thành Được) thì tui nuôi, chứ hổng được quyền ngó ngang.
Lúc đầu thì họ muốn lấy được mình nên đồng ý nhưng sau đã ở với mình rồi thì không muốn. Trong cuộc đời Út người quan trọng nhứt là má nên Út không muốn ai đụng tới má, có lỗi với má của mình, đi về làm mà ngó ngang ngó dọc má của mình, cháu của mình là Út không có đồng ý”.
Sau 2 lần đò không thành, Bạch Lan nguyện ở một mình phụng dưỡng má và chăm lo cho 2 người con riêng của Thành Được và mấy đứa cháu ruột mà người em trai đã mất để lại cho tới khi tất cả phương trưởng Út lại dựng chồng gả vợ cho từng đứa.
Với gia cảnh, tài năng, sắc đẹp của mình, nhiều người đã thắc mắc lí do vì sao cô Út Bạch Lan không chọn một chỗ nương tựa cho mình khi về già. Má cười hiền bảo: “Dòm đi dòm lại thấy chẳng đâu vào đâu, chỉ thấy mệt mỏi”, Út Bạch Lan ở vậy cho tới cuối đời.
Cả cuộc đời của Bạch Lan cả đời chỉ dành cho người khác, sống vì người khác. Người ta thấy Bạch Lan không con cái, người ta sợ má cô đơn nhưng má lại cho rằng mình không cô độc vì còn đứa em dâu, còn mấy đứa cháu sống vui vầy mấy chục năm dưới một mái nhà. Má Út bảo “đó là cái phần hậu tốt đẹp của má vì bản thân đã làm những điều bản thân không tự thấy áy náy với đời”.
Hình ảnh
Nghệ sĩ Bạch Tuyết chia sẻ với nỗi đau mất người thân với con cháu cô Út
Gửi thân về cõi Phật
Ở cái tuổi già, Bạch Lan lại gởi đời mình cho Đức phật. Niềm vui của má Út là đi chùa, dắt một số lứa thiếu niên, thanh niên đi theo để cho các em có thể tu tập tốt, làm người tốt. Má cười bảo rằng: “Bọn nhỏ ở tuổi này chưa hiểu hết, chưa đam mê như mình được nên thành ra phải dạy, phải “dụ dỗ” nó. Nhiều khi hát ở chùa, sư thầy cho lộc nhưng mình thấy chùa nghèo quá nên không lấy.
Hôm sau, đi chùa khác có lộc, mình lãnh rồi lên xe nói với lũ nhỏ: “Tiền lộc này má đãi tụi con đi ăn những món chay ngon”. Lũ trẻ thích lắm nên hay thích theo mình đi chùa”.
Hơn 20 năm trước lúc qua đời, Út Bạch Lan ăn chay trường. Má Út theo đạo Phật là từ khi còn bé xíu, nhưng ăn chay thì đó là cái duyên: “Một lần đi diễn, má ăn mặn như mọi ngày nhưng ăn tới đâu là ói ra tới đó. Rồi má khấn trong lòng: “Nếu con ăn mặn mà có ói lần nữa thì cho con ăn chay đi”, thế là lại ói. Tối về má đốt nhang vái Phật. Má ăn chay từ đó luôn”.
Cũng kể từ đó, má Út năng đi chùa, năng làm công quả hơn cho cửa thiền. Dù tuổi ngoài 80 tuổi nhưng má đi hát chùa vẫn khỏe, sáng ở Cà Mau, chiều đã ở Bạc Liêu. Má ở trên xe nhiều hơn ở nhà nhưng mà chẳng thấy ốm đau gì.
Cho nên khi để gặp được má thì khó nhất là những ngày tháng 4 - lễ Phật đản và ngày lễ Tháng 7 - lễ Vu Lan, đó là thời điểm không bao giờ thấy má ở nhà. Má Út bảo: “Giờ đã già nhưng mà mỗi khi hát trên chùa thì thấy vui lắm, chẳng muốn ở nhà. Khi đi hát trên chùa, vẫn có nhiều khán giả lên ôm má khóc nức nở vì khiến họ nhớ tới những chuyện trước kia của mình”.
Nghệ sĩ Kiều Oanh đã từng phải thốt lên rằng: “Đời đào dù thế nào cái nghiệp cũng vận vào thân, nếu không thì cũng vận vào chồng, vào con. Điều ấy không trật đi đâu được”. Câu nói ấy chẳng phải chỉ là đúc kết của cô đào hai lần đò như Kiều Oanh mà cũng là của nhiều người nghệ sĩ trót mang nghiệp “cầm ca”.
Và má Út cũng chẳng phải là trường hợp ngoại lệ. Trải qua bao hư vinh, buồn vui… rốt cuộc, đời má Út cũng gửi vào cửa Phật. Má nguyện phát tâm với đức Phật để mong mỏi một ngày tấm thân gửi vào nơi cát bụi sẽ thoát khỏi bể khổ.
Cho tới bây giờ khi má Út đã không còn, tôi vẫn nhớ như in hình ảnh má ngồi bên cửa sổ căn phòng nhỏ, ánh mắt má sáng nhưng luôn mang nỗi buồn kín đáo. Má nhẩn nha theo lời ca từ vở cải lương đã làm nên tên tuổi của minh với “ Nửa đời hương phấn” được phát ra từ chiếc đài rè rè cũ đi theo mấy chục năm nay của má: “Số phận con đã không may. Kiếp hoa tàn héo, đọa đày truân chuyên. Tóc xanh gởi lại mẹ hiền. Đời con khép kín cửa Thiền từ đây!”.
Hình ảnh
Chùa Ấn Quang
Mong rằng ở bên kia thế giới Sầu nữ Bạch Lan sẽ không còn bi ai, cô quạnh…
Viết: Sao Chi – Thu Hồng
Hình đại diện của thành viên
tancogiaoduyen
Site Admin
Site Admin
Bài viết: 41705
Ngày tham gia: Hai T4 12, 2004 5:00 pm
Đến từ: U.S.A
Tiếp xúc:

Re: Vương Nữ Sương Chiều - Sầu Nữ Út Bạch Lan qua đời

Bài viết chưa xem by tancogiaoduyen »

[7mau]Tưởng nhớ nghệ sĩ Út Bạch Lan:

Khuất xa rồi… một niềm vui nhỏ[/7mau]

Giọng ca của một thời tuổi trẻ tươi đẹp đã vĩnh viễn ra đi. Một tên tuổi lớn của cải lương tuồng cổ vừa yên nghỉ.

Giọng ca của một thời tuổi trẻ tươi đẹp đã vĩnh viễn ra đi. Một tên tuổi lớn của cải lương tuồng cổ vừa yên nghỉ. Ngoài kia, một nghệ sĩ, một diễn viên hài đã tắt nụ cười. Trong này, một danh ca, một sầu nữ thôi không còn phiền muộn…

Tôi ngơ ngác giữa những ngày mưa tháng gió. Ở cái tuổi đã an nhiên dọn cho mình một chuyến lưu diễn xa, vậy mà sáng ra, ngước mắt nhìn trời, vẫn quay quắt, vẫn khó tin, vẫn không dễ chấp nhận những cuộc giã từ, những trò chơi sinh tử.

Giữa bốn bề thanh vắng, trong tận cùng cô lặng, tôi như càng nghe rõ nhịp gõ song loan, cất tiếng ca theo dòng âm thanh nhẹ nhàng, lãng du, cô quạnh ấy… Lão bá ơi, tóc cháu rối quên cài, nước mắt ướt đọng mi không lau kịp, cháu đến đây không sợ bóng đêm dài như mồ sâu vạn kiếp mà chỉ sợ dấu vết người thương mất biệt dưới sương… rừng (xuống hò)… Không biết kiếp trước tiểu muội có để khổ cho ai mà kiếp này trời bắt tội, đến chết vẫn trắng tay niềm vui nhỏ khuất xa… rồi (xuống hò)… Thuở bé cha mẹ không thương phó mặc cho trời. Rồi trời cũng không thương bắt làm tình làm tội như cánh bèo trôi nỗi lạc trên sông… (xang, song loan).

Tuong nho nghe si Ut Bach Lan: Khuat xa roi… mot niem vui nho
Không đàn, không trống, chẳng gõ chẳng dây, chỉ có âm thanh của ký ức, của sự mê đắm ngót một đời người. Cứ thế, tôi nương theo từng dấu sắc (cống), dấu huyền (hò, xề, xàng), và cả cái không dấu (xang) tuyệt trần, nó trải rộng miên man, nó dư ba trong suốt, nó như sợi tơ vàng se kết từ tâm hồn nghệ sĩ đến muôn vạn người nghe. Cái không dấu (xang) kỳ diệu ấy, vốn dĩ là bẩm sinh của một tài năng và sẽ vĩnh viễn thuộc về bà, nghệ sĩ, sầu nữ Út Bạch Lan.

Với tôi, tròn 50 năm theo nghề, chuẩn mực của âm (ca) cải lương, chính là hai chất giọng tuyệt vời NSND Út Trà Ôn và NSƯT Út Bạch Lan. Tôi ảnh hưởng nhiều trong xử lý làn hơi, nhịp phách lẫn bỏ dấu, câu chữ từ hai bậc danh ca này. Lạ là, trong bấy nhiêu ngũ cung, hò, xự, xang, xê, cống... tài hoa và sự sáng tạo không thể biện giải một cách (có vẻ) lý luận, từ chương ấy lại được biến hóa khôn lường.

Và trong cái gia sản ngũ cung ấy, bà đã sở hữu lộng lẫy ba khuôn dấu: hò - cống - xang, chừng đó thôi mà mỗi câu vô vọng cổ (hò) dứt câu hai (xang) hay trở về (xề) câu năm, đổ ra câu sáu về (liu), đặc biệt là những chỗ bỏ nhỏ, trong hơi, trong chữ, trong câu đều tuyệt diệu. Từ thoại (kịch) đến nói lối gối (nhạc) vào bài ca cho tới khi cất giọng, là những ranh giới mỏng, nhỏ, nhẹ đã được bà xử lý, biến báo hết sức tinh tế.

Cứ như trong từng câu từng chữ - qua bà - đã chứa sẵn giai điệu, nói trong dây, trong nhạc, tự tình, khoáng đạt, bao dung… Tôi nghe, tôi ngấm và khơi trong cho mình cái ý trong nhịp, cái nghĩa trong chữ, cái tình trong hơi, cái ơn ấy, với Út (cách gọi thân mật NSƯT Út Bạch Lan) và cậu Mười (NSND Út Trà Ôn), đầy và sâu biết chừng nào, cho tôi.

Giọng ca ấy phong thủy hữu tình, đa sự đa đoan. Không rào rạt, tuôn trào mạnh mẽ như đại khê thủy, nó nhẹ bâng, sáng trong như dòng suối nhỏ, mà từ đó khởi thủy cho mọi cảm xúc, say mê, đắm đuối trong lòng nghệ sĩ lẫn khán giả bao năm qua.

Có một lẽ, tôi cũng đã nói đôi lần, ấy là nhiều khi chính những giọng ca trác tuyệt ấy, lôi cuốn bạn mê đắm tới mức, bạn trôi theo âm thanh của họ mà quên mất cái tài diễn trong từng câu từng dấu ấy. Hai trong nhiều nữ nghệ sĩ là khuôn vàng thước ngọc của sân khấu cải lương - ở vị trí đào thương - đó chính là NSƯT Út Bạch Lan và cố NSƯT Thanh Nga.

Tôi nói lại điều này là theo lời dạy của NSND Phùng Há. Một cái nhíu mày, một cái chạm mắt đổ xuống, hay ngước ánh nhìn rười rượi, họ đã khiến khán giả đầm đìa nước mắt. Họ không nhăn nhó, sướt mướt, rên gào mà cái buồn, cái thương cứ vương theo từng dấu vết.

Vì lẽ đó, đôi khi tôi tự hỏi, giá như những vai diễn hay giọng ca của bà, chịu giằng xé, chịu mà… la lên một tiếng, thì hẳn đời bà đã không nuốt lặn vào trong nhiều phen đận đến thế. Nhưng nghĩ, chắc gì tiếng kêu ấy chứa nổi những đa đoan thế sự mà tâm hồn mong manh, trái tim đôn hậu của một kiếp người - nghệ sĩ đã trót đeo mang.

Nhiều người, lúc sinh thời của bà và nhất là trong những ngày qua, khi bà vừa nằm xuống, lại nói nhiều về giọng ca của sầu nữ chất chứa cả phận đời của bà. Có lẽ thế. Cái dự cảm “dọn đường” ấy, mấy ai biết được, mấy ai mong, bởi trước khi cảm nhận chút tài năng phiêu phưỡng, nó chà xát, thử thách người trong cuộc tơi bời, đến tận cùng.

Tôi thì lại không mấy mặn mà về cái “dự cảm” ấy cho lắm, bởi rốt cùng, lẽ nào, cái chất giọng sầu nữ ấy lại làm tình làm tội đời Út; còn những biến đổi dòng đời, những uẩn khúc thế sự, kể cả vì trái tim bao dung nên đôi lần trái tim khốn đốn, lại là biệt lệ, lại là vô can?

Bởi, tôi tin, mang tiếng ca buồn đến cho mọi người, để được họ yêu thương, quý trọng, với người nghệ sĩ - như bà - là niềm vui, là nguồn hạnh phúc bất tận, nó ở trong bà, cạnh bà và mãi mãi về sau. Bởi tôi tin, trong nỗi buồn thanh cao ấy, trong giai điệu ngũ cung đầy tự tình dân tộc ấy, con người sẽ gạn lọc chính mình, thắp sáng ngọn lửa yêu thương, ấm áp, bao dung, hướng thiện… Và rồi, như câu ca năm nào, cuộc đời bà chứa đựng một “niềm vui nhỏ” mà không hề “trắng tay”, không thiếu vắng những tình thương vạn kiếp…

NSND Bạch Tuyết - PNO
Hình đại diện của thành viên
tancogiaoduyen
Site Admin
Site Admin
Bài viết: 41705
Ngày tham gia: Hai T4 12, 2004 5:00 pm
Đến từ: U.S.A
Tiếp xúc:

Re: Vương Nữ Sương Chiều - Sầu Nữ Út Bạch Lan qua đời

Bài viết chưa xem by tancogiaoduyen »

[video]https://www.youtube.com/watch?v=oJF6iIzaQS0[/video]
Hình đại diện của thành viên
tancogiaoduyen
Site Admin
Site Admin
Bài viết: 41705
Ngày tham gia: Hai T4 12, 2004 5:00 pm
Đến từ: U.S.A
Tiếp xúc:

Re: Vương Nữ Sương Chiều - Sầu Nữ Út Bạch Lan qua đời

Bài viết chưa xem by tancogiaoduyen »

[7mau]Nghệ sĩ Thành Lộc và chuyện chưa kể

về ‘sầu nữ’ Út Bạch Lan[/7mau]

“Đối với sân khấu cải lương Việt Nam, mỗi người có một màu sắc rất riêng biệt và màu của cô Út Bạch Lan là màu khó ai có thể sánh bằng”, nghệ sĩ Thành Lộc chia sẻ.

Sau khi linh cữu của nghệ sĩ Út Bạch Lan được đưa đến chùa để làm tang lễ thì lần lượt các nghệ sĩ Việt đến viếng thăm. Trong số đó có nghệ sĩ Thành Lộc. Anh đến thắp nhang cầu nguyện cho linh hồn “cây đại thụ” của sân khấu cải lương được an nghỉ nơi cửa Phật. Sau đó lặng lẽ ngồi một góc phía khu vực dành cho khách đến viếng thăm, chúng tôi mới có dịp trò chuyện cùng anh về những kỷ niệm mà anh đã từng gắn bó với “sầu nữ” Út Bạch Lan.

Tưởng khó gần nhưng lại gần đến khó tưởng…

Nghệ sĩ Thành Lộc chia sẻ: “Tôi có một kỷ niệm đối với nghệ sĩ Út Bạch Lan rất khó có thể quên được. Đó là khi tôi còn nhỏ, nghe danh nghệ sĩ, đặc biệt là nghệ sĩ cải lương thì ít nhiều trong đầu tôi cũng nghĩ rằng họ khó gần và rất kiểu “ngôi sao”. Nhưng mà đến khi có dịp may mắn được làm việc chung với cô tôi mới vỡ lẽ. Lúc này cũng hơn 10 năm rồi, tôi có tham gia một trích đoạn cải lương và đóng vai con của cô.

Khi đó, cô Út vào vai một bà mẹ có rất nhiều người con, còn tôi đóng vai một người con út bị bệnh tâm thần của cô và được mẹ dồn hết tình cảm cho mình. Khi này, được làm việc chung với cô Út tôi mới thật sự bất ngờ, cô Út hiền lắm, hiền đúng như cái tên của cổ vậy".

"Ở cô có một điều đặc biệt nữa, đó là nếu ai mà hát hay, thành danh và có tài năng thật sự, dù là thế hệ hậu bối thì cô đều có một cái sự ưu ái, hay nói cường điệu một chút là cô dành sự khâm phục của mình cho họ. Điều này khiến tôi nhận ra là do bản thân thế hệ trẻ mình đã tự tạo khoảng cách với người lớn, chứ thật ra những người như cô Út Bạch Lan, chỉ cần tiếp xúc với cô một lần là sẽ yêu ngay lập tức", nghệ sĩ Thành Lộc kể.

nghe si thanh loc va chuyen chua ke ve sau nu ut bach lan
Cô Út Bạch Lan không bao giờ giữ một khoảng cách nào đối với đàn em hay thế hệ sau của mình…
Nghệ sĩ Thành Lộc nói thêm: "Sau này, chúng tôi có làm một chương trình cải lương và cô đã đứng ở dưới khán đài xem như một người khán giả. Rồi sau đó cô vào hậu trường thăm hỏi tất cả mọi người. Người ta hay nói là “những nghệ sĩ ngôi sao thì thường rất kiêu kỳ”, nhưng tôi lại thấy ở cô không có một chút gì là như thế. Chính điều đó càng làm chúng tôi kính trọng hơn những người nghệ sĩ cải lương bậc tiền bối của mình như cô. Thật ra, cái tính kiêu kỳ, chảnh chọe mà người ta hay nói chắc chỉ có ở thế hệ nghệ sĩ chúng tôi thôi.

Những người nghệ sĩ miền Nam thời ấy họ không kiêu kỳ nhưng lại thường hay bị mang tiếng như vậy. Tôi có dịp gặp cô Út Bạch Lan, chị Thanh Nga, chú Thành Được… thì những người này hoàn toàn không có điều mà người ta hay đồn. Ở họ có một sự khiêm tốn rất đáng nể. Và cái nhân cách ấy có sẳn từ trong máu chứ người ta không cố tình tạo ra nó. Cô Út Bạch Lan ra đi, đó chỉ là thể xác chứ về ánh sáng và nhân cách sống của cô chắc chắn sẽ còn ảnh hưởng đến chúng tôi mãi tới sau này…”.

nghe si thanh loc va chuyen chua ke ve sau nu ut bach lan
Với nghệ sĩ Thành Lộc, những người nghệ sĩ ngày xưa như cô Út Bạch Lan thường rất là bình dân và chỉ khi ở gần họ mới nhận thấy được điều đó.
Sống ẩn mình chứ không thích phô trương…

Trong suy nghĩ của nghệ sĩ Thạnh Lộc thì phong cách hát của cô Út Bạch Lan không có sự màu mè mà nghe mùi mẫn rất tự nhiên. Cô không cố tình hát hay luyến láy như rất nhiều nghệ sĩ cải lương bây giờ. Tôi thấy những nghệ sĩ bây giờ thường hay “hóa trang” cho giọng hát của mình. Còn giọng hát của cô Út Bạch Lan hay nhiều nghệ sĩ khác cùng thời hoàn toàn được hát một cách rất mộc mạc, cái “hồn” họ thế nào thì họ hát như thế ấy, không hề trang điểm. Và đó là cái điều rất hiếm tìm được ở thời buổi hiện nay.

"Cô Út Bạch Lan khiêm tốn lắm, cô chưa bao giờ làm phách với ai, cũng không chứng tỏ mình là một nghệ sĩ tài danh. Mà cái tài danh ấy tự bộc phát từ chính bản thân cô thôi. Không chỉ vậy, khi nói chuyện với ai bất cứ ai dù tiền bối hay hậu bối cô cũng đều “dạ thưa” đầu tiên. Đó là cái điều mà tôi nghĩ thế hệ nghệ sĩ chúng tôi cần phải học hỏi" nghệ sĩ Thành Lộc tâm sự.

nghe si thanh loc va chuyen chua ke ve sau nu ut bach lan
Ở cô có một sự tôn trọng rất đặc biệt đối với mọi người dù là hậu bối của mình…
Nghệ sĩ Thạnh Lộc cũng kể rằng, cô Út Bạch Lan là người không bao giờ nghĩ về danh phận, cho nên nếu hỏi về sự trăn trở của cô đối với nền cải lương thì tôi nghĩ nó cũng chỉ là sự trăn trở của một người “không biết mình có thể làm gì hơn…” thôi. Nhưng, trong tất cả các hoạt động với mục đích làm cho cải lương Việt Nam vực dậy, nếu mọi người cần đến cô và trong điều kiện sức khỏe cho phép thì cô nhận lời ngay lập tức mà cần không suy nghĩ gì.

Cô không bao giờ đặt vấn đề về cat-xê gì cả. Cô nhận lời hát, ai đưa bao nhiêu thì cô lấy bấy nhiêu. Mà theo tôi được biết thì, ngay từ thời vàng son cô Út Bạch Lan cũng không quan trọng hay đòi hỏi chuyện cát-xê. Đó là điều mà hậu bối chúng tôi… thua. Những người trẻ chúng tôi bây giờ, trước khi làm việc gì thường đặt vấn đề là “bao nhiêu?”, nên tôi thấy đó là điều rất đáng khâm phục ở cô.

nghe si thanh loc va chuyen chua ke ve sau nu ut bach lan
Và hình ảnh cô Út trong tôi vẫn luôn là một người phụ nữ rất nhỏ nhẹ, khiêm tốn, dịu dàng, luôn ẩn mình chứ không phô trương…
"Sự ra đi của cô Út Bạch Lan, nếu nói về nghệ thuật, thì đó là một mất mát vô cùng lớn. Tôi nghĩ, sẽ không thể nào tìm được một sầu nữ thứ hai có thể thay thế cô trong lĩnh vực cải lương. Nhưng nếu nói về mặt sức khỏe thì tôi nghĩ đó là một sự giải thoát. Vì cô đã phải chịu đau đớn quá nhiều trong một thời gian dài vừa qua rồi. Sẽ đau cho người ở lại, nhưng cuộc đời, ai rồi cũng phải bước qua cánh cửa ấy… Chỉ mong cô luôn được an nhiên ở thế giới bên kia", nghệ sĩ Thành Lộc trải lòng.

Oanh Thủy

Theo VNM - PL.XH


ngoisao96
Thành viên thực thụ
Thành viên thực thụ
Bài viết: 775
Ngày tham gia: Sáu T7 24, 2009 5:28 am

Re: Vương Nữ Sương Chiều - Sầu Nữ Út Bạch Lan qua đời

Bài viết chưa xem by ngoisao96 »

Sân khấu cuối cùng Út cộng tác là SK Lạc Long Quân của 2 bà Bầu Kiều Phượng Loan và Mỹ Chi. Sao hông thấy báo chí phỏng vấn 2 NS về những tháng ngày cộng tác chung. Đâu đó trên báo chí cũng nghe Út nói là cưng đứa con tinh thần này lắm. Và dường như là hình đưa lên những ngày qua, không thấy 2 NS này? Hay tại là Sao già quá hông thấy? Chỉ thấy đào mụ chủ lực của Sk Lạc Long Quân là NS Cao Mỹ Châu thôi. Út rất tâm đắc khi truyền những kinh nghiệm diễn vai lão cho CMC.

@Con nhiều chuyện quá, mong Út đừng có trách con tội nghiệp nhen.
khangbang
Forum Mod
Forum Mod
Bài viết: 4485
Ngày tham gia: Sáu T7 01, 2005 5:00 pm
Đến từ: miền Tây
Tiếp xúc:

Re: Vương Nữ Sương Chiều - Sầu Nữ Út Bạch Lan qua đời

Bài viết chưa xem by khangbang »

Cảm ơn chị TC :)) :)) :))
"Chỉ đôi chục năm về trước, có mấy ai ngờ có ngày người Việt kém chữ Việt đớn đau tới nỗi vĩnh viễn đánh mất nghĩa hiếu tri và canh tân tốt đẹp của hai âm tiết “cải lương”. Trích trong bài viết "Vọng Sài -gòn" từ báo Người đô-thị.
Đăng trả lời

Quay về