THE ONLY FORUM FOR CLVN LOVERS
Diễn đàn dang được nâng cấp . Thân mời các bạn TV vào xem và sử dụng.
Hãy click vào Quick links phía bên trên tay trái để bắt đầu
Nếu thấy có gì xin báo cho tcgd biết để sửa chữa cho kịp thời nhen các bạn.
Cám ơn các bạn
NSƯT Thanh Sang hôn mê sâu...đã ra đi
Nội quy chuyên mục
THÀNH VIÊN CLVN CHÚ Ý !
1- Bài viết phải luôn luôn bỏ dấu cho dễ đọc, viết không dấu sẽ bị xóa. Xem chỉ dẫn cách bỏ dấu taị đây.
2- Không đưa nguyên link từ các nơi khác vào - Không viết toàn chữ hoa hoặc liên tục không chấm phết.
3- Ghi rõ nguồn các bài được đưa lên là bắt buộc - Tránh những lời lẽ quá khích.
4- Mỗi thành viên chỉ được dùng một nick - Không nên đưa nhiều bài lắt nhắt liên tiếp từ cùng một thành viên.
5- Đừng dùng quote (trích dẫn) để trả lời khi 2 bài liên tiếp nhau - Tránh quote nhiều lần cùng một hình ảnh.
6- Không dùng màu đỏ trừ phi đó là tựa đề của một bài mới - Nên tạo chữ ký đẹp, cân đối, dễ nhìn.
7- Thắc mắc về bài bị xoá post trên diễn đàn đều cũng sẽ bị xoá. Trực tiếp liên lạc với Ban Điều Hành nếu cần.
8- Mọi thành viên đều cùng một nhà CLVN nên việc cư xữ hoà nhã với nhau là cần thiết dù ý kiến có dị biệt.
1- Bài viết phải luôn luôn bỏ dấu cho dễ đọc, viết không dấu sẽ bị xóa. Xem chỉ dẫn cách bỏ dấu taị đây.
2- Không đưa nguyên link từ các nơi khác vào - Không viết toàn chữ hoa hoặc liên tục không chấm phết.
3- Ghi rõ nguồn các bài được đưa lên là bắt buộc - Tránh những lời lẽ quá khích.
4- Mỗi thành viên chỉ được dùng một nick - Không nên đưa nhiều bài lắt nhắt liên tiếp từ cùng một thành viên.
5- Đừng dùng quote (trích dẫn) để trả lời khi 2 bài liên tiếp nhau - Tránh quote nhiều lần cùng một hình ảnh.
6- Không dùng màu đỏ trừ phi đó là tựa đề của một bài mới - Nên tạo chữ ký đẹp, cân đối, dễ nhìn.
7- Thắc mắc về bài bị xoá post trên diễn đàn đều cũng sẽ bị xoá. Trực tiếp liên lạc với Ban Điều Hành nếu cần.
8- Mọi thành viên đều cùng một nhà CLVN nên việc cư xữ hoà nhã với nhau là cần thiết dù ý kiến có dị biệt.
-
- Forum Mod
- Bài viết: 2812
- Ngày tham gia: Năm T9 17, 2015 2:58 am
Re: NSƯT Thanh Sang hôn mê sâu...đã ra đi
Xin trân trọng dâng chú một nén hương tiễn biệt!
Sửa lần cuối bởi 1 vào ngày AnnaS với 0 lần sửa trong tổng số.
-
- Forum Mod
- Bài viết: 2058
- Ngày tham gia: Chủ nhật T2 14, 2016 8:38 am
Re: NSƯT Thanh Sang hôn mê sâu...đã ra đi
thành thật chia buồn cùng gia đình NS Thanh Sang
-
- Forum Mod
- Bài viết: 2812
- Ngày tham gia: Năm T9 17, 2015 2:58 am
Re: NSƯT Thanh Sang hôn mê sâu...đã ra đi
Đồng nghiệp thương tiếc NSƯT Thanh Sang
Thông tin NSƯT Thanh Sang qua đời làm cho những nghệ sĩ đồng nghiệp vô cùng xúc động. Lễ tẩn liệm đã được tiến hành tại tư gia. Lễ viếng từ 10 giờ ngày 21-4. Lễ truy điệu lúc 7 giờ 15 phút ngày 25-4. An táng tại Nghĩa trang Bình Dương.
Vai Trần Minh trong vở "Bên cầu dệt lụa" của NS Thanh Sang
NSND Lệ Thủy: Người anh đáng kính!
Tôi vô cùng bàng hoàng. Anh Sang với tôi có quá nhiều kỷ niệm để nhớ. Đó là một người anh mà tôi tôn kính trong sự nghiệp nghệ thuật. Tôi nhớ mãi lần anh tái ngộ khán giả trong suất hát “50 năm một tình yêu nghệ thuật”. Hôm đó anh tập tuồng mệt nhọc nhưng khi ra sàn diễn thì rất tự tin, khẳng khái, ca diễn rất chuẩn mực. Với nghệ thuật, anh Sang là người nghiêm túc. Tính anh rất cộc, làm việc mà thiếu tập trung, lo ra thì sẽ bị anh trách thẳng thắn. Năm 1964 với vai Tạ Tốn, anh đã được yêu quý và bầu đoàn khắp nơi mời để anh về hát với giá rất cao. Nhưng anh vẫn gắn bó với Dạ Lý Hương, vẫn đêm đêm hóa thân thành Kim Mao Sư Vương Tạ Tốn. Khi tôi và anh Minh Vương thực hiện chương trình Sân khấu Vàng, anh đã tích cực tham gia, dù hát ca cổ anh cũng xung phong, vì anh biết những suất hát đó sẽ giúp cho đồng bào nghèo xây dựng nhà tình thương. Thắp nén hương tiễn biệt anh Thanh Sang. Mới đây thôi, anh còn gọi điện mời tôi tham gia suất hát sinh nhật tuổi 75 của anh, anh nói sẽ tổ chức hát với các đồng nghiệp để chúng tôi ôn lại kỷ niệm của thời hoàng kim. Tôi sẽ diễn nàng Quỳnh Nga, anh sẽ diễn Trần Minh với vở “Bên cầu dệt lụa”. Vậy là anh đã bỏ lại giấc mơ được hát cùng chúng tôi, thế hệ mà công chúng đã dành quá nhiều tình cảm, để giọng ca và vai diễn của anh sống mãi trong lòng khán giả mộ điệu.
NSƯT Thanh Sang và Thanh Nga trong vở "Tiếng trống Mê Linh"
NSƯT Minh Vương: Yên nghỉ nhé anh Thanh Sang!
Yên nghỉ nhé anh Thanh Sang. Anh lúc nào cũng là người thích chia sẻ những điều thầm kín trong sự nghiệp nghệ thuật. Những lần anh em ngồi tâm sự với nhau về những khó nhọc, thì sau mỗi câu chuyện đều là những lời khuyên chân thành. Tôi gặp nhiều sự cố trong đời nghệ sĩ, thì anh Sang là người động viên tôi rất nhiều. Những năm mới vào nghề, khi gặp nhau anh đều có những bài học quý gửi gắm cho tôi. Hễ xem truyền hình thấy có những vở diễn hay thì anh đều gọi tôi và trao đổi. Anh quan tâm đến thế hệ diễn viên trẻ, đặc biệt những bạn trẻ đóng vai tính cách, anh quan tâm, tìm gặp để chỉ dẫn. Tôi nhớ mãi suất diễn vở “Nửa đời hương phấn” anh diễn tại Nhà hát Bến Thành, đêm đó tôi diễn vai Tùng, anh diễn vai Cang, người anh khuyên em trai từ bỏ cuộc tình với cô gái buôn hương, bán phấn. Anh bệnh nên có phần mệt nhọc khi ca, nhưng tôi thấy rõ trong anh một bản lĩnh sân khấu. Cuối suất diễn anh nắm tay tôi, xúc động: “Hôm nay sức khỏe không tốt, nhưng tôi đã có được kỷ niệm thiệt đẹp với các bạn”. Hôm sinh nhật lần thứ 40 của tôi, anh chọc tôi, tuổi 66 mà bày đặt sinh nhật 40. Nếu Minh Vương 40 thì Thanh sang mới 32 tuổi. Anh cười sảng khoái. Những câu chuyện tiếu lâm chọc cười chúng tôi mãi mãi sẽ là kỷ niệm cho chúng tôi luôn nhớ về anh. Người anh đáng kính của sân khấu cải lương.
NSND Lệ Thủy, NS Lệ Thu và NSƯT Thanh Sang trong chương trình "50 năm một tình yêu sân khấu"
NS Phượng Liên: Anh Sang sống tình cảm lắm!
Hay tin anh bệnh nặng, tôi cầu nguyện mỗi ngày. Tôi nhớ khi tôi về nước tổ chức lễ mừng thọ của mẹ tôi, anh Sang đã đến tham dự và khóc khi cầm tay mẹ tôi: “Tụi con mồ côi mẹ rất sớm, trong số những bạn nữ nghệ sĩ, Phượng Liên may mắn còn có mẹ, còn có cơ hội báo hiếu, tổ chức lễ mừng thọ cho mẹ, chứ tụi con thì không còn có dịp để nấu cơm cho mẹ ăn, nói gì đến làm tiệc mừng thọ”. Và anh khóc ôm chầm lấy mẹ tôi, gọi mẹ tôi bằng tiếng mẹ chân thành. Anh Sang sống tình cảm lắm. Tôi nhớ những suất diễn tái hiện lại vở “Tiếng trống Mê Linh” cho Sân khấu Vàng gây quỹ từ thiện, anh Sang đóng Thi Sách, tôi đóng Trưng Trắc. Chúng tôi diễn vở này đều nhớ đến chị Thanh Nga, một nữ nghệ sĩ tài sắc vẹn toàn, người bạn diễn lớn của anh Thanh Sang. Quá nhiều kỷ niệm với anh, nhớ mãi và không bao giờ quên. Yên nghỉ nhé anh, chàng Thi Sách hào hùng mà biết bao khán giả mộ điệu yêu quý.
NSƯT Minh Vương trong đêm vinh danh NSƯT Thanh Sang
NS Thanh Thủy: Nghệ sĩ chuẩn mực.
Tôi là diễn viên bên sân khấu kịch, may mắn trong chương trình “50 năm một tình yêu sân khấu”, anh Thanh Sang mời tôi diễn một tiểu phẩm hài với Anh Vũ, câu chuyện do anh sáng tác, nói về một cô bé bán hạt dưa, quạt giấy trong rạp, bổng một hôm được cho thế vai, làm đào chánh. Tôi đã diễn vai đó, được anh tập vũ đạo và tung hứng tiếng cười với Anh Vũ. Tôi mê giọng ca của anh từ lúc còn nhỏ xíu, có bao giờ dám nghĩ lớn lên sẽ được diễn cùng sân khấu với anh. Yên nghỉ trong giấc ngủ ngàn thu nhưng tiếng hát của anh mãi là điểm sáng của sự chuẩn mực mà giới trẻ theo nghề diễn viên của sân khấu cải lương sẽ luôn nhớ mãi. Vĩnh biêt anh, người nghệ sĩ của sự chuẩn mực và tinh thần lao động nghiêm túc.
NS Thanh Thủy và Anh Vũ trong đêm vinh danh NSƯT Thanh Sang
NSƯT Hữu Châu: Mất mát lớn của nghệ sĩ đoàn Thanh Minh- Thanh Nga
Đi theo đoàn hát của bà nội tôi, bà bầu Thơ, tôi đặc biệt chú ý đến chú Sang, không phải vì chú là kép chánh, mà vì trong tác phong làm nghề chú nghiêm túc, có sự quan sát chung quanh để làm tốt vai diễn và hiệu quả suất hát. Chú rảnh thì thường kể về những kỷ niệm khó quên của nghề, cứ như một quyển sách quý, lần giở cho con cháu hiểu biết hơn về tầm quan trọng của nghề nghiệp. Cứ như chú sinh ra để ghi chép trong đầu, nên sự kiện nào, tình huống gì có liên quan và tác động đến nghề nghiệp thì chú nhớ vanh vách. Chính sự quan sát cuộc sống đã cho chú Sang trải nghiệm nhiều và đưa vào cảm xúc cho sự hóa thân. Hồi đó má ba Thanh Nga của tôi nhỏng nhẽo lắm. Chú Sang hay la, rồi hai người gây nhau, tranh cải. Bao giờ chú Sang cũng chịu phần thua thiệt, để má ba tôi vui, nhưng rồi sáng hôm sau tìm ba tôi – NS Hữu Thình để méc. “Anh hai nghỉ coi, Thanh Nga ỷ con của bầu ăn hiếp em”. Ba tôi cười và nói: “Tôi cũng con của bầu nè, nhưng tôi binh vực chú”. Rồi cả hai cùng cười. Má tôi – NS Thanh Lệ cực kỳ thương chú Thanh Sang. Mấy ngày qua chú bệnh nặng, má tôi đêm nào cũng đọc kinh cầu nguyện. Hôm nay thì chú Sang đã hội ngộ với má ba Thanh Nga của tôi rồi. Khép lại một chặng đường bôn ba mà chú vẫn thường nói, chú cô độc vì chưa tìm được bạn diễn nào hay cãi nhau mà diễn hay như má Thanh Nga, diễn cặp với chú ưng ý đến từng ly, từng khoảnh khắc. Là thành viên của đoàn Thanh Minh, Thanh Nga, chú Sang ra đi là một mất mát lớn đối với gia tộc chúng tôi. Nghiêng mình trước những cống hiến to lớn của chú đối với sân khấu cải lương, đối với bảng hiệu Thanh Minh, Thanh Nga. Vĩnh biệt chú Thanh Sang của con!
NSND Bạch Tuyết, NSƯT Thanh Sang, NS Ánh Hoa, Thanh Phú trong chương trình vinh danh ông tại Nhà hát TP
Tang lễ của NSƯT Thanh Sang được tiến hành tại nhà riêng, đường số 17 phường Hiệp Bình Chánh, Thủ Đức, TP HCM. Lễ viếng bắt đầu từ 10 giờ ngày 21-4. Lễ truy điệu 7 giờ 15 phút ngày 25-4. An táng tại Nghĩa trang Bình Dương (đường Nguyễn Văn Thành, Chánh Phú Hòa, Bến Cát, Bình Dương).
Ảnh và bài: Thanh Hiệp (nld.com.vn)
Thông tin NSƯT Thanh Sang qua đời làm cho những nghệ sĩ đồng nghiệp vô cùng xúc động. Lễ tẩn liệm đã được tiến hành tại tư gia. Lễ viếng từ 10 giờ ngày 21-4. Lễ truy điệu lúc 7 giờ 15 phút ngày 25-4. An táng tại Nghĩa trang Bình Dương.
Vai Trần Minh trong vở "Bên cầu dệt lụa" của NS Thanh Sang
NSND Lệ Thủy: Người anh đáng kính!
Tôi vô cùng bàng hoàng. Anh Sang với tôi có quá nhiều kỷ niệm để nhớ. Đó là một người anh mà tôi tôn kính trong sự nghiệp nghệ thuật. Tôi nhớ mãi lần anh tái ngộ khán giả trong suất hát “50 năm một tình yêu nghệ thuật”. Hôm đó anh tập tuồng mệt nhọc nhưng khi ra sàn diễn thì rất tự tin, khẳng khái, ca diễn rất chuẩn mực. Với nghệ thuật, anh Sang là người nghiêm túc. Tính anh rất cộc, làm việc mà thiếu tập trung, lo ra thì sẽ bị anh trách thẳng thắn. Năm 1964 với vai Tạ Tốn, anh đã được yêu quý và bầu đoàn khắp nơi mời để anh về hát với giá rất cao. Nhưng anh vẫn gắn bó với Dạ Lý Hương, vẫn đêm đêm hóa thân thành Kim Mao Sư Vương Tạ Tốn. Khi tôi và anh Minh Vương thực hiện chương trình Sân khấu Vàng, anh đã tích cực tham gia, dù hát ca cổ anh cũng xung phong, vì anh biết những suất hát đó sẽ giúp cho đồng bào nghèo xây dựng nhà tình thương. Thắp nén hương tiễn biệt anh Thanh Sang. Mới đây thôi, anh còn gọi điện mời tôi tham gia suất hát sinh nhật tuổi 75 của anh, anh nói sẽ tổ chức hát với các đồng nghiệp để chúng tôi ôn lại kỷ niệm của thời hoàng kim. Tôi sẽ diễn nàng Quỳnh Nga, anh sẽ diễn Trần Minh với vở “Bên cầu dệt lụa”. Vậy là anh đã bỏ lại giấc mơ được hát cùng chúng tôi, thế hệ mà công chúng đã dành quá nhiều tình cảm, để giọng ca và vai diễn của anh sống mãi trong lòng khán giả mộ điệu.
NSƯT Thanh Sang và Thanh Nga trong vở "Tiếng trống Mê Linh"
NSƯT Minh Vương: Yên nghỉ nhé anh Thanh Sang!
Yên nghỉ nhé anh Thanh Sang. Anh lúc nào cũng là người thích chia sẻ những điều thầm kín trong sự nghiệp nghệ thuật. Những lần anh em ngồi tâm sự với nhau về những khó nhọc, thì sau mỗi câu chuyện đều là những lời khuyên chân thành. Tôi gặp nhiều sự cố trong đời nghệ sĩ, thì anh Sang là người động viên tôi rất nhiều. Những năm mới vào nghề, khi gặp nhau anh đều có những bài học quý gửi gắm cho tôi. Hễ xem truyền hình thấy có những vở diễn hay thì anh đều gọi tôi và trao đổi. Anh quan tâm đến thế hệ diễn viên trẻ, đặc biệt những bạn trẻ đóng vai tính cách, anh quan tâm, tìm gặp để chỉ dẫn. Tôi nhớ mãi suất diễn vở “Nửa đời hương phấn” anh diễn tại Nhà hát Bến Thành, đêm đó tôi diễn vai Tùng, anh diễn vai Cang, người anh khuyên em trai từ bỏ cuộc tình với cô gái buôn hương, bán phấn. Anh bệnh nên có phần mệt nhọc khi ca, nhưng tôi thấy rõ trong anh một bản lĩnh sân khấu. Cuối suất diễn anh nắm tay tôi, xúc động: “Hôm nay sức khỏe không tốt, nhưng tôi đã có được kỷ niệm thiệt đẹp với các bạn”. Hôm sinh nhật lần thứ 40 của tôi, anh chọc tôi, tuổi 66 mà bày đặt sinh nhật 40. Nếu Minh Vương 40 thì Thanh sang mới 32 tuổi. Anh cười sảng khoái. Những câu chuyện tiếu lâm chọc cười chúng tôi mãi mãi sẽ là kỷ niệm cho chúng tôi luôn nhớ về anh. Người anh đáng kính của sân khấu cải lương.
NSND Lệ Thủy, NS Lệ Thu và NSƯT Thanh Sang trong chương trình "50 năm một tình yêu sân khấu"
NS Phượng Liên: Anh Sang sống tình cảm lắm!
Hay tin anh bệnh nặng, tôi cầu nguyện mỗi ngày. Tôi nhớ khi tôi về nước tổ chức lễ mừng thọ của mẹ tôi, anh Sang đã đến tham dự và khóc khi cầm tay mẹ tôi: “Tụi con mồ côi mẹ rất sớm, trong số những bạn nữ nghệ sĩ, Phượng Liên may mắn còn có mẹ, còn có cơ hội báo hiếu, tổ chức lễ mừng thọ cho mẹ, chứ tụi con thì không còn có dịp để nấu cơm cho mẹ ăn, nói gì đến làm tiệc mừng thọ”. Và anh khóc ôm chầm lấy mẹ tôi, gọi mẹ tôi bằng tiếng mẹ chân thành. Anh Sang sống tình cảm lắm. Tôi nhớ những suất diễn tái hiện lại vở “Tiếng trống Mê Linh” cho Sân khấu Vàng gây quỹ từ thiện, anh Sang đóng Thi Sách, tôi đóng Trưng Trắc. Chúng tôi diễn vở này đều nhớ đến chị Thanh Nga, một nữ nghệ sĩ tài sắc vẹn toàn, người bạn diễn lớn của anh Thanh Sang. Quá nhiều kỷ niệm với anh, nhớ mãi và không bao giờ quên. Yên nghỉ nhé anh, chàng Thi Sách hào hùng mà biết bao khán giả mộ điệu yêu quý.
NSƯT Minh Vương trong đêm vinh danh NSƯT Thanh Sang
NS Thanh Thủy: Nghệ sĩ chuẩn mực.
Tôi là diễn viên bên sân khấu kịch, may mắn trong chương trình “50 năm một tình yêu sân khấu”, anh Thanh Sang mời tôi diễn một tiểu phẩm hài với Anh Vũ, câu chuyện do anh sáng tác, nói về một cô bé bán hạt dưa, quạt giấy trong rạp, bổng một hôm được cho thế vai, làm đào chánh. Tôi đã diễn vai đó, được anh tập vũ đạo và tung hứng tiếng cười với Anh Vũ. Tôi mê giọng ca của anh từ lúc còn nhỏ xíu, có bao giờ dám nghĩ lớn lên sẽ được diễn cùng sân khấu với anh. Yên nghỉ trong giấc ngủ ngàn thu nhưng tiếng hát của anh mãi là điểm sáng của sự chuẩn mực mà giới trẻ theo nghề diễn viên của sân khấu cải lương sẽ luôn nhớ mãi. Vĩnh biêt anh, người nghệ sĩ của sự chuẩn mực và tinh thần lao động nghiêm túc.
NS Thanh Thủy và Anh Vũ trong đêm vinh danh NSƯT Thanh Sang
NSƯT Hữu Châu: Mất mát lớn của nghệ sĩ đoàn Thanh Minh- Thanh Nga
Đi theo đoàn hát của bà nội tôi, bà bầu Thơ, tôi đặc biệt chú ý đến chú Sang, không phải vì chú là kép chánh, mà vì trong tác phong làm nghề chú nghiêm túc, có sự quan sát chung quanh để làm tốt vai diễn và hiệu quả suất hát. Chú rảnh thì thường kể về những kỷ niệm khó quên của nghề, cứ như một quyển sách quý, lần giở cho con cháu hiểu biết hơn về tầm quan trọng của nghề nghiệp. Cứ như chú sinh ra để ghi chép trong đầu, nên sự kiện nào, tình huống gì có liên quan và tác động đến nghề nghiệp thì chú nhớ vanh vách. Chính sự quan sát cuộc sống đã cho chú Sang trải nghiệm nhiều và đưa vào cảm xúc cho sự hóa thân. Hồi đó má ba Thanh Nga của tôi nhỏng nhẽo lắm. Chú Sang hay la, rồi hai người gây nhau, tranh cải. Bao giờ chú Sang cũng chịu phần thua thiệt, để má ba tôi vui, nhưng rồi sáng hôm sau tìm ba tôi – NS Hữu Thình để méc. “Anh hai nghỉ coi, Thanh Nga ỷ con của bầu ăn hiếp em”. Ba tôi cười và nói: “Tôi cũng con của bầu nè, nhưng tôi binh vực chú”. Rồi cả hai cùng cười. Má tôi – NS Thanh Lệ cực kỳ thương chú Thanh Sang. Mấy ngày qua chú bệnh nặng, má tôi đêm nào cũng đọc kinh cầu nguyện. Hôm nay thì chú Sang đã hội ngộ với má ba Thanh Nga của tôi rồi. Khép lại một chặng đường bôn ba mà chú vẫn thường nói, chú cô độc vì chưa tìm được bạn diễn nào hay cãi nhau mà diễn hay như má Thanh Nga, diễn cặp với chú ưng ý đến từng ly, từng khoảnh khắc. Là thành viên của đoàn Thanh Minh, Thanh Nga, chú Sang ra đi là một mất mát lớn đối với gia tộc chúng tôi. Nghiêng mình trước những cống hiến to lớn của chú đối với sân khấu cải lương, đối với bảng hiệu Thanh Minh, Thanh Nga. Vĩnh biệt chú Thanh Sang của con!
NSND Bạch Tuyết, NSƯT Thanh Sang, NS Ánh Hoa, Thanh Phú trong chương trình vinh danh ông tại Nhà hát TP
Tang lễ của NSƯT Thanh Sang được tiến hành tại nhà riêng, đường số 17 phường Hiệp Bình Chánh, Thủ Đức, TP HCM. Lễ viếng bắt đầu từ 10 giờ ngày 21-4. Lễ truy điệu 7 giờ 15 phút ngày 25-4. An táng tại Nghĩa trang Bình Dương (đường Nguyễn Văn Thành, Chánh Phú Hòa, Bến Cát, Bình Dương).
Ảnh và bài: Thanh Hiệp (nld.com.vn)
-
- Forum Mod
- Bài viết: 2812
- Ngày tham gia: Năm T9 17, 2015 2:58 am
Re: NSƯT Thanh Sang hôn mê sâu...đã ra đi
Phờ phạc hơn nửa tháng trời ra vô bệnh viện chăm chồng hôn mê, bà Ngọc Mỹ - vợ NSƯT Thanh Sang vẫn bình tĩnh để sắp xếp chu toàn hậu sự cho chồng, dù nỗi đau có đôi lúc không thể che giấu được...
Cô Trần Ngọc Mỹ - vợ nghệ sĩ Thanh Sang chia sẻ - Ảnh: Duyên Phan
Mới học xong phổ thông, má bắt gả Ngọc Mỹ cho anh kép hát Thanh Sang. Cô gái ấy chưa từng một lần coi cải lương dù bà già ghiền sân khấu tới mức tự bỏ tiền làm gánh cải lương Cao su Đồng Nai và dám mời Thanh Sang, Phượng Liên về hát chính.
Khi Thanh Sang để ý và ngỏ lời cưới Ngọc Mỹ, má cô gả luôn vì “Tao thương thằng Sang quá!”.
"Lấy chồng theo mong muốn của má, lại mới 19 tuổi, còn con nít quá trời nên về sống chung vợ chồng gây nhau suốt. Má Ngọc Mỹ thấy vậy than má gả chồng mà con không hạnh phúc má hối hận lắm!
Nghe má thở dài đứt ruột, Ngọc Mỹ nghĩ thôi ráng nhịn nhục nhau mà sống. Nhịn riết đâm quen tới nỗi hồi đó chồng nhiều khi ngạc nhiên: “Không biết lúc nào em vui, em buồn luôn!”. Còn bạn bè nghệ sĩ thì trố mắt: “Anh Năm (nghệ sĩ Thanh Sang) tánh ảnh nóng vậy mà sao chị nhịn hay vậy?”
Người ta thường nhìn cuộc đời, tình trường sóng gió của Thanh Sang mà cám cảnh cho ông, nhưng có lẽ sau 6, 7 lần đổ vỡ, ông trời đã quyết định đem đến cho ông người vợ cuối cùng để sau ánh hào quang sân khấu ông cảm nhận những ân tình bình dị mà người nghệ sĩ nổi tiếng thường khó tìm được.
Không chỉ là người vợ biết nhẫn nại, vị tha với chồng mà bà Ngọc Mỹ còn là hậu phương vững chắc để chồng chỉ toàn tâm toàn ý với sân khấu.
“Cưới tôi về ảnh đi diễn biền biệt suốt mấy tháng trời. Từ ngày lấy ảnh năm 19 tuổi tới nay đã 57 tuổi, tôi có biết gì bên ngoài đâu. Lấy chồng về là lo cho má chồng bệnh, đẻ con lo nuôi con khôn lớn.
Tới chừng con trưởng thành tưởng đỡ vất vả thì nuôi ảnh bệnh. Mười mấy năm nay, gia đình đưa ảnh đi cấp cứu không biết bao nhiêu lần. Bệnh viện ở thành phố này ảnh đi cấp cứu cũng gần hết rồi. Trong nhà, tới cái công tắc đèn ảnh còn không biết nằm đâu vì suốt ngày chỉ lo đi hát!”
Nói là nói vậy, nhưng trong ánh mắt bà Mỹ, tình yêu thương vẫn tràn ngập khi nhắc đến người chồng nghệ sĩ nổi tiếng. Bởi sau cái tính nóng nảy, thẳng đuột nhiều khi đến khó chịu, bà cảm nhận được sự ấm áp từ trái tim của ông.
“Hồi má tôi làm đoàn cải lương Cao su Đồng Nai, ảnh cực lắm. Cái gì làm được ảnh làm tuốt. Kép chánh mà sáng chạy đi đọc loa quảng cáo tuồng khắp cùng ngõ hẻm, tới trưa về đoàn mà thiếu tổng khậu ảnh nhào vô nấu ăn cho đoàn.
Đạo cụ, phục trang cái gì làm được ảnh mày mò tự làm hết. Ảnh biểu ráng tiện tặn để má vợ đỡ tốn tiền lo cho gánh!”
Bà Mỹ kể: “Hồi sau giải phóng người ta rủ đi nước ngoài nhiều lắm mà má ảnh không chịu đi. Bà già nói còn mồ mả ba mày ở đây thì tao không đi đâu hết, vậy là ảnh thương má ảnh ở lại VN luôn.
Vậy chớ sao này có điều kiện đi du lịch, lưu diễn nước ngoài, cuối cùng ảnh lại nói: Đi đâu cũng không bằng về nhà, không bằng ở tại quê hương mình!”
Sau thời kỳ hoàng kim của cải lương, cũng không còn nhiều đoàn hát để nghệ sĩ Thanh Sang theo nên ông ở nhà nhiều hơn. Rồi xoay qua ngắm nghía, mua lại xe hơi cũ, tân trang bán lấy tiền. Ở nhà nhiều nên ông bà càng có điều kiện hiểu và yêu thương nhau hơn.
Nghệ sĩ Thanh Sang ra đi để lại niềm tiếc thương trong lòng người hâm mộ - Ảnh: Duyên Phan
Mười mấy năm ông bệnh, một tay bà tất tả chạy ngược chạy xuôi, thấy bà cực quá nên nhiều khi: “Ảnh đau dữ lắm mà cắn răng chịu đựng. Tại “thấy em cực nên anh không dám than!” bà Mỹ nghẹn lời khi nhớ đến ông ở những ngày cuối đời.
Sân vườn nhà nghệ sĩ Thanh Sang có khá nhiều cây cảnh. Bà Mỹ chia sẻ cây nào cũng có bàn tay Thanh Sang chăm bón. Dạo sau này yếu không đi diễn, không đi xa được, ông chủ yếu ở nhà chăm cây.
Mới đầu chăm cho đỡ buồn, vận động tay chân. Chăm riết rồi cưng, tới cắt cành, tỉa lá ông còn không nỡ sợ làm cây đau. “Ổng giấu hết kéo dao sợ tui cắt cây của ổng. Lá cảnh ra nhiều quá ổng lấy dây buộc lại cho gọn. Có bữa ngắm cây tự nhiên ổng hỏi: Ủa, sao cây kiểng mình xấu quá vậy em?
Tôi nói: Thì giống như anh, tóc tai không cắt gọn gàng làm sao đẹp được. Vậy là ổng cười hề hề…”. Bà Mỹ chậm rãi nhìn ra khoảng sân: “Giờ ảnh đi rồi, nghe người ta nói chủ chết cây cũng buồn, nên họ biểu tui lấy dây buộc cây lại để nó đừng héo úa…”
Vợ nghệ sĩ Thanh Sang gạt đau thương đứng ra lo liệu chu tất đám tang cho chồng - Ảnh: Duyên Phan
Áo quần đàng hoàng đặng tối vào thăm chú lần cuối, nghen!
Hai người phụ nữ trạc năm mươi, đứng lấp ló ngoài cổng, được người nhà nghệ sĩ Thanh Sang mời vào. Hỏi ra mới biết họ là khán giả ái mộ nghệ sĩ Thanh Sang, đến để xin thắp nén nhang tiễn đưa nghệ sĩ về nơi an nghỉ cuối cùng…
“Tôi hay tin chú Thanh Sang mất sáng nay, tranh thủ bán mớ đồ nhựa ngoài chợ rồi vừa đi đường vừa hỏi thăm tìm đến nhà chú. Cả nhà tôi mê chú Thanh Sang ca cải lương dữ lắm. Hồi 6 tuổi tôi đã nghe Tuyệt tình ca, chú đóng vai Lê Long Hồ. Từ đó tôi mê cải lương và sưu tầm băng đĩa của chú Sang.
Ngày chú còn khỏe, hễ ở rạp Công Nhân, rạp Gia Định…có cái tên “Thanh Sang” là tôi gom tiền mua vé liền. Ngồi trong rạp nghe Thanh Sang Thanh Nga hát Tiếng trống mê linh mà tôi tưởng như mình đang ở giai đoạn lịch sử đó của đất nước. Họ diễn như thật.
Tôi đã nhiều lần khóc khi nghe chú Thanh Sang hát. Là một khán giả theo dõi nghệ sĩ Thanh Sang bao năm, tôi thấy chú hiền, chân chất và gần gũi khán giả. Chú đóng vai nào là đóng đinh tên tuổi vai đó. Mà cái hay của chú Thanh Sang là không có vai nào lẫn vào vai nào. Nét diễn rất rõ ràng.
Thời gian gần đây, ở các rạp hát không để tên “Thanh Sang” nữa, tôi ngó vào rạp lòng buồn khó tả. Báo đài đưa tin chú Thanh Sang bệnh, tôi ngồi bán ngoài chợ nhấp nhỏm không yên. Sáng hay tin chú mất, tôi nóng lòng muốn thắp nén nhang tiễn đưa thần tượng của cuộc đời mình về nơi an nghỉ cuối cùng.
Nãy tôi đứng trước cổng mà không dám vào, vì mình chưa biết gia đình có cho khán giả vào viếng nghệ sĩ không. Nghe gia đình mở lòng cho khán giả vào viếng chú, tôi mừng lắm. Thôi, tôi về dọn dẹp mớ đồ ngoài chợ rồi tranh thủ cơm nước, áo quần đàng hoàng đặng tối vào thăm chú lần cuối, nghen…” chị Đặng Thị Kim Ngân (phường 7, Gò Vấp) tâm sự.
ĐỖ TRƯỜNG (ghi)
(Tuoitre.vn)
Cô Trần Ngọc Mỹ - vợ nghệ sĩ Thanh Sang chia sẻ - Ảnh: Duyên Phan
Mới học xong phổ thông, má bắt gả Ngọc Mỹ cho anh kép hát Thanh Sang. Cô gái ấy chưa từng một lần coi cải lương dù bà già ghiền sân khấu tới mức tự bỏ tiền làm gánh cải lương Cao su Đồng Nai và dám mời Thanh Sang, Phượng Liên về hát chính.
Khi Thanh Sang để ý và ngỏ lời cưới Ngọc Mỹ, má cô gả luôn vì “Tao thương thằng Sang quá!”.
"Lấy chồng theo mong muốn của má, lại mới 19 tuổi, còn con nít quá trời nên về sống chung vợ chồng gây nhau suốt. Má Ngọc Mỹ thấy vậy than má gả chồng mà con không hạnh phúc má hối hận lắm!
Nghe má thở dài đứt ruột, Ngọc Mỹ nghĩ thôi ráng nhịn nhục nhau mà sống. Nhịn riết đâm quen tới nỗi hồi đó chồng nhiều khi ngạc nhiên: “Không biết lúc nào em vui, em buồn luôn!”. Còn bạn bè nghệ sĩ thì trố mắt: “Anh Năm (nghệ sĩ Thanh Sang) tánh ảnh nóng vậy mà sao chị nhịn hay vậy?”
Người ta thường nhìn cuộc đời, tình trường sóng gió của Thanh Sang mà cám cảnh cho ông, nhưng có lẽ sau 6, 7 lần đổ vỡ, ông trời đã quyết định đem đến cho ông người vợ cuối cùng để sau ánh hào quang sân khấu ông cảm nhận những ân tình bình dị mà người nghệ sĩ nổi tiếng thường khó tìm được.
Không chỉ là người vợ biết nhẫn nại, vị tha với chồng mà bà Ngọc Mỹ còn là hậu phương vững chắc để chồng chỉ toàn tâm toàn ý với sân khấu.
“Cưới tôi về ảnh đi diễn biền biệt suốt mấy tháng trời. Từ ngày lấy ảnh năm 19 tuổi tới nay đã 57 tuổi, tôi có biết gì bên ngoài đâu. Lấy chồng về là lo cho má chồng bệnh, đẻ con lo nuôi con khôn lớn.
Tới chừng con trưởng thành tưởng đỡ vất vả thì nuôi ảnh bệnh. Mười mấy năm nay, gia đình đưa ảnh đi cấp cứu không biết bao nhiêu lần. Bệnh viện ở thành phố này ảnh đi cấp cứu cũng gần hết rồi. Trong nhà, tới cái công tắc đèn ảnh còn không biết nằm đâu vì suốt ngày chỉ lo đi hát!”
Nói là nói vậy, nhưng trong ánh mắt bà Mỹ, tình yêu thương vẫn tràn ngập khi nhắc đến người chồng nghệ sĩ nổi tiếng. Bởi sau cái tính nóng nảy, thẳng đuột nhiều khi đến khó chịu, bà cảm nhận được sự ấm áp từ trái tim của ông.
“Hồi má tôi làm đoàn cải lương Cao su Đồng Nai, ảnh cực lắm. Cái gì làm được ảnh làm tuốt. Kép chánh mà sáng chạy đi đọc loa quảng cáo tuồng khắp cùng ngõ hẻm, tới trưa về đoàn mà thiếu tổng khậu ảnh nhào vô nấu ăn cho đoàn.
Đạo cụ, phục trang cái gì làm được ảnh mày mò tự làm hết. Ảnh biểu ráng tiện tặn để má vợ đỡ tốn tiền lo cho gánh!”
Bà Mỹ kể: “Hồi sau giải phóng người ta rủ đi nước ngoài nhiều lắm mà má ảnh không chịu đi. Bà già nói còn mồ mả ba mày ở đây thì tao không đi đâu hết, vậy là ảnh thương má ảnh ở lại VN luôn.
Vậy chớ sao này có điều kiện đi du lịch, lưu diễn nước ngoài, cuối cùng ảnh lại nói: Đi đâu cũng không bằng về nhà, không bằng ở tại quê hương mình!”
Sau thời kỳ hoàng kim của cải lương, cũng không còn nhiều đoàn hát để nghệ sĩ Thanh Sang theo nên ông ở nhà nhiều hơn. Rồi xoay qua ngắm nghía, mua lại xe hơi cũ, tân trang bán lấy tiền. Ở nhà nhiều nên ông bà càng có điều kiện hiểu và yêu thương nhau hơn.
Nghệ sĩ Thanh Sang ra đi để lại niềm tiếc thương trong lòng người hâm mộ - Ảnh: Duyên Phan
Mười mấy năm ông bệnh, một tay bà tất tả chạy ngược chạy xuôi, thấy bà cực quá nên nhiều khi: “Ảnh đau dữ lắm mà cắn răng chịu đựng. Tại “thấy em cực nên anh không dám than!” bà Mỹ nghẹn lời khi nhớ đến ông ở những ngày cuối đời.
Sân vườn nhà nghệ sĩ Thanh Sang có khá nhiều cây cảnh. Bà Mỹ chia sẻ cây nào cũng có bàn tay Thanh Sang chăm bón. Dạo sau này yếu không đi diễn, không đi xa được, ông chủ yếu ở nhà chăm cây.
Mới đầu chăm cho đỡ buồn, vận động tay chân. Chăm riết rồi cưng, tới cắt cành, tỉa lá ông còn không nỡ sợ làm cây đau. “Ổng giấu hết kéo dao sợ tui cắt cây của ổng. Lá cảnh ra nhiều quá ổng lấy dây buộc lại cho gọn. Có bữa ngắm cây tự nhiên ổng hỏi: Ủa, sao cây kiểng mình xấu quá vậy em?
Tôi nói: Thì giống như anh, tóc tai không cắt gọn gàng làm sao đẹp được. Vậy là ổng cười hề hề…”. Bà Mỹ chậm rãi nhìn ra khoảng sân: “Giờ ảnh đi rồi, nghe người ta nói chủ chết cây cũng buồn, nên họ biểu tui lấy dây buộc cây lại để nó đừng héo úa…”
Vợ nghệ sĩ Thanh Sang gạt đau thương đứng ra lo liệu chu tất đám tang cho chồng - Ảnh: Duyên Phan
Áo quần đàng hoàng đặng tối vào thăm chú lần cuối, nghen!
Hai người phụ nữ trạc năm mươi, đứng lấp ló ngoài cổng, được người nhà nghệ sĩ Thanh Sang mời vào. Hỏi ra mới biết họ là khán giả ái mộ nghệ sĩ Thanh Sang, đến để xin thắp nén nhang tiễn đưa nghệ sĩ về nơi an nghỉ cuối cùng…
“Tôi hay tin chú Thanh Sang mất sáng nay, tranh thủ bán mớ đồ nhựa ngoài chợ rồi vừa đi đường vừa hỏi thăm tìm đến nhà chú. Cả nhà tôi mê chú Thanh Sang ca cải lương dữ lắm. Hồi 6 tuổi tôi đã nghe Tuyệt tình ca, chú đóng vai Lê Long Hồ. Từ đó tôi mê cải lương và sưu tầm băng đĩa của chú Sang.
Ngày chú còn khỏe, hễ ở rạp Công Nhân, rạp Gia Định…có cái tên “Thanh Sang” là tôi gom tiền mua vé liền. Ngồi trong rạp nghe Thanh Sang Thanh Nga hát Tiếng trống mê linh mà tôi tưởng như mình đang ở giai đoạn lịch sử đó của đất nước. Họ diễn như thật.
Tôi đã nhiều lần khóc khi nghe chú Thanh Sang hát. Là một khán giả theo dõi nghệ sĩ Thanh Sang bao năm, tôi thấy chú hiền, chân chất và gần gũi khán giả. Chú đóng vai nào là đóng đinh tên tuổi vai đó. Mà cái hay của chú Thanh Sang là không có vai nào lẫn vào vai nào. Nét diễn rất rõ ràng.
Thời gian gần đây, ở các rạp hát không để tên “Thanh Sang” nữa, tôi ngó vào rạp lòng buồn khó tả. Báo đài đưa tin chú Thanh Sang bệnh, tôi ngồi bán ngoài chợ nhấp nhỏm không yên. Sáng hay tin chú mất, tôi nóng lòng muốn thắp nén nhang tiễn đưa thần tượng của cuộc đời mình về nơi an nghỉ cuối cùng.
Nãy tôi đứng trước cổng mà không dám vào, vì mình chưa biết gia đình có cho khán giả vào viếng nghệ sĩ không. Nghe gia đình mở lòng cho khán giả vào viếng chú, tôi mừng lắm. Thôi, tôi về dọn dẹp mớ đồ ngoài chợ rồi tranh thủ cơm nước, áo quần đàng hoàng đặng tối vào thăm chú lần cuối, nghen…” chị Đặng Thị Kim Ngân (phường 7, Gò Vấp) tâm sự.
ĐỖ TRƯỜNG (ghi)
(Tuoitre.vn)
- tancogiaoduyen
- Site Admin
- Bài viết: 41705
- Ngày tham gia: Hai T4 12, 2004 5:00 pm
- Đến từ: U.S.A
- Tiếp xúc:
Re: NSƯT Thanh Sang hôn mê sâu...đã ra đi
tu kien đã viết:NSƯT THANH SANG QUA ĐỜI
NSƯT Thanh Sang đã trút hơi thở cuối cùng lúc 0 giờ 25 Ngày 21-4 tại nhà riêng. Hưởng thọ 75 tuổi.
NSƯT Thanh Sang tên thật là Nguyễn Văn Thu, ông sinh năm 1943 tại Hòa Hiệp, Phước Hải. Ngày 4-4, ông được gia đình đưa đi cấp cứu vì có triệu chứng khó thở. Khi nhập viện ông rất tỉnh táo, trao đổi với bác sĩ về căn bệnh của mình. Sau nhiều ngày điều trị tại Bệnh viện Nhân dân Gia Định (TP HCM), dù được các thầy thuốc hết lòng cứu chữa nhưng do ông suy thận, xuất huyết não, suy tim, ông đã ra đi trong niềm thương xót của gia đình, nghệ sĩ đồng nghiệp và đông đảo khán giả mộ điệu sân khấu cải lương.
Cha ông từng tham gia kháng chiến chống Pháp , hy sinh năm 1949. Mẹ ông phải làm lụng cực nhọc để nuôi 4 đứa con nhỏ, trong đó chỉ có ông là trai. Vì vậy, từ năm 8 tuổi, ông bắt đầu sống bằng nghề đi vá lưới và đi biển đánh cá , vừa nuôi gia đình vừa kiếm tiền để học hành.
Do gia đình sống gần rạp cải lương Hải Lạc, ông bị cuốn hút theo nghề hát xướng. Ban đầu, ông thường nhại lại các giọng của đệ nhất danh ca Út Trà Ôn, ông Chín Sớm, Thành Công rất được bà con tán tưởng.
Năm 1960 , đoàn cải lương Ngọc Kiều của bầu Hoàng Kinh, Ngọc Đán đến Hải Lạc biểu diễn. Khi diễn vở "Chiều đông gió lạnh về", ông được đưa vào thay thế khi một nghệ sĩ bị bệnh đột xuất không thể diễn được. Bầu Hoàng Kinh thấy ông thông minh đã đặt cho nghệ danh là Thanh Sang.
Năm 1962 , ông được bầu Hoàng Kinh cho thế vai của NS Hùng Cường , vai Đông Nhật trong vở "Tuyết phủ chiều đông". Ông diễn thành công và từ đó thành một kép chánh trong đoàn cải lương Ngọc Kiều.
Năm 1964 , ông chuyển về hát cho đoàn "Hoa mùa xuân", sau đổi thành "Dạ lý hương". Cũng trong năm này ông đoạt HCV giải Thanh Tâm với vai Tạ Tốn trong vở "Cô gái Đồ Long". Vai diễn Tạ Tốn trong vở này bị mù, rất khó diễn song ông lại diễn rất độc đáo, đến mức nhiều người nhắc đến ông với nghệ danh đính kèm “Thanh Sang - Kim Mao Sư Vương Tạ Tốn”. Vai diễn đã đưa ông từ một anh chàng chài lưới, chưa qua trường lớp, trở thành một ngôi sao sáng với tiền công tra (hợp đồng) lên đến triệu đồng trong làng sân khấu thời đó.
Năm 1975 , ông đã tạc thêm thành công trong sự nghiệp với nhiều nhân vật vai khác như: Trần Minh trong vở " Bên cầu dệt lụa ", vai Thi Sách trong vở " Tiếng trống Mê Linh ", vai Lê Hoàn trong vở "Thái hậu Dương Vân Nga"
Năm 1985 , ông thôi hát ở các đoàn văn nghệ, chỉ thu băng đĩa và hát phục vụ khi có yêu cầu. Ba năm sau ông mới cùng đoàn nghệ sĩ Việt Nam sang Paris biểu diễn.
Năm 2001 , ông bị bệnh nặng, phải rời xa sân khấu một thời gian dài. Ngày 4 tháng 3 năm 2007 , chương trình Làn điệu phương nam đã tổ chức tại Nhà hát thành phố Hồ Chí Minh vinh danh ông với chủ đề "50 năm một tình yêu nghệ thuật", do NSND Bạch Tuyết làm tổng đạo diễn, để kỷ niệm 50 năm nghiệp hát của ông.
Trong sự nghiệp với hàng trăm vai diễn ông đã khắc họa thật tinh tế những góc cạnh tâm lý của nhân vật, để vai diễn của ông đi vào lòng người, được công chúng yêu mến như: Trần Minh (Bên cầu dệt lụa), Thi Sách (Tiếng trống Mê Linh), nhà vua (Đường gươm Nguyên Bá), An Lộc Sơn (Chuyện tình Dương Quí Phi), Đảnh (Tần Nương Thất), Long Hồ (Tuyệt tình ca), Tô Điền (Tiếng hạc trong trăng), Đông Nhật (Tuyết phủ chiều đông), Du Thản Chi (Kiều Phong A Tỷ), Lục Vân Tiên (Kiều Nguyệt Nga), Quách Tĩnh (Anh hùng xạ điêu)
NSƯT Thanh Sang được tiến hành tại nhà riêng, đường số 17 phường Hiệp Bình Chánh, Thủ Đức, TP HCM.
Gia đình đã quyết định sẽ an táng NSƯT Thanh Sang tại Nghĩa Trang Bình Dương.
-
- Forum Mod
- Bài viết: 2812
- Ngày tham gia: Năm T9 17, 2015 2:58 am
Re: NSƯT Thanh Sang hôn mê sâu...đã ra đi
Người hâm mộ treo thơ vĩnh biệt nghệ sĩ Thanh Sang
(PLO) - Sau hai tuần nhập viện cấp cứu vì khó thở, xuất huyết não, suy tim, suy thận, giọng ca cải lương lừng danh một thời- NSƯT Thanh Sang đã qua đời tại nhà riêng, hưởng thọ 74 tuổi.
Ngôi nhà của nghệ sĩ Thanh Sang mới xây, sang trọng và bình yên giữa một khuôn viên rộng sát bờ sông Sài Gòn (quận Thủ Đức, TP.HCM). Vợ chồng ông đã bán nhà ở khu D2 Văn Thánh dọn về đây được ba năm để ông nghỉ ngơi khi bệnh tình ngày càng nặng.
7 giờ 30 ngày 21-4 bắt đầu nghi thức liệm, mọi việc trong nhà đã được chuẩn bị xong xuôi. Đến quá trưa, người nhà nghệ sĩ vẫn lui cui thắt từng mảnh khăn tang cho những cây to tới chậu cảnh nhỏ trong vườn nhà.
Có mặt sớm nhất trong tang lễ là nghệ sĩ Phú Quý, đạo diễn Phượng Hoàng và những thân hữu trong “Gia đình bác Tám” – nhóm bạn gồm nhiều nghệ sĩ như Minh Vương, Phú Quý, Tuấn Thanh, Lệ Thủy… Hội Nghệ sĩ sân khấu Việt Nam và Hội Sân khấu TP.HCM cũng có mặt thật sớm với những tràng hoa viếng. Đạo diễn Hồng Dung – phó chủ tịch Hội Sân khấu TP.HCM, nhà báo Thanh Hiệp - ủy viên ban chấp hành Hội Sân khấu TP.HCM đại diện Hội Sân khấu TP.HCM đã đến sớm để thắp hương chia buồn cùng gia đình.
Nghệ sĩ Thanh Sang chỉ có hai người con một trai một gái và một cháu ngoại. Tuy nhiên các cháu con anh chị em ông đã tựu về đông đủ để chịu tang và phụ giúp gia đình. Vợ nghệ sĩ Thanh Sang đã bật khóc khi nghe những lời chia sẻ từ đạo diễn Hồng Dung.
Những hình ảnh ban đầu về đám tang NSƯT Thanh Sang:
Những người bạn thân thiết chia buồn cùng vợ của NSƯT Thanh Sang. (Ảnh: HTD)
Danh hài Phú Quý ngậm ngùi trước di ảnh Thanh Sang. (Ảnh: HTD)
Bạn bè, bằng hữu đến viếng giọng ca cải lương lừng danh đã ra đi về cõi vĩnh hằng. (Ảnh: HTD)
Đạo diễn Hồng Dung (trái) và nhà báo Thanh Hiệp (phải) tại lễ viếng. (Ảnh: HB)
Vợ NSƯT Thanh Sang bật khóc khi nghe những lời chia sẻ từ đạo diễn Hồng Dung. (Ảnh: HB)
Gia đình NSƯT Thanh Sang đón khách tới viếng tang lễ. (Ảnh: HB)
Những người đến viếng lễ tang xem video cuộc đời của NSƯT Thanh Sang trong một lần về thăm quê. (Ảnh: HTD)
Chị Xuân, một người hâm mộ thân tình tặng những dòng thơ cho gia đình NSƯT Thanh Sang treo nơi tang lễ. (Ảnh: HTD)
Bằng khen giải thưởng Thanh Tâm tặng cho nam nghệ sĩ có nhiều triển vọng nhất trên sân khấu ca kịch năm 1964 cùng chân dung Thanh Sang lúc còn trẻ.(Ảnh: HTD)
Những dòng thơ của người hâm mộ treo trước cổng nhà NSƯT Thanh Sang. (Ảnh: HTD)
Lễ tang của NSƯT Thanh Sang được tổ chức tại ngôi biệt thự ven sông trên đường số 17, phường Hiệp Bình Chánh, quận Thủ Đức, TP.HCM. (Ảnh: HTD)
TRÍ DŨNG-HÒA BÌNH
(plo.vn)
(PLO) - Sau hai tuần nhập viện cấp cứu vì khó thở, xuất huyết não, suy tim, suy thận, giọng ca cải lương lừng danh một thời- NSƯT Thanh Sang đã qua đời tại nhà riêng, hưởng thọ 74 tuổi.
Ngôi nhà của nghệ sĩ Thanh Sang mới xây, sang trọng và bình yên giữa một khuôn viên rộng sát bờ sông Sài Gòn (quận Thủ Đức, TP.HCM). Vợ chồng ông đã bán nhà ở khu D2 Văn Thánh dọn về đây được ba năm để ông nghỉ ngơi khi bệnh tình ngày càng nặng.
7 giờ 30 ngày 21-4 bắt đầu nghi thức liệm, mọi việc trong nhà đã được chuẩn bị xong xuôi. Đến quá trưa, người nhà nghệ sĩ vẫn lui cui thắt từng mảnh khăn tang cho những cây to tới chậu cảnh nhỏ trong vườn nhà.
Có mặt sớm nhất trong tang lễ là nghệ sĩ Phú Quý, đạo diễn Phượng Hoàng và những thân hữu trong “Gia đình bác Tám” – nhóm bạn gồm nhiều nghệ sĩ như Minh Vương, Phú Quý, Tuấn Thanh, Lệ Thủy… Hội Nghệ sĩ sân khấu Việt Nam và Hội Sân khấu TP.HCM cũng có mặt thật sớm với những tràng hoa viếng. Đạo diễn Hồng Dung – phó chủ tịch Hội Sân khấu TP.HCM, nhà báo Thanh Hiệp - ủy viên ban chấp hành Hội Sân khấu TP.HCM đại diện Hội Sân khấu TP.HCM đã đến sớm để thắp hương chia buồn cùng gia đình.
Nghệ sĩ Thanh Sang chỉ có hai người con một trai một gái và một cháu ngoại. Tuy nhiên các cháu con anh chị em ông đã tựu về đông đủ để chịu tang và phụ giúp gia đình. Vợ nghệ sĩ Thanh Sang đã bật khóc khi nghe những lời chia sẻ từ đạo diễn Hồng Dung.
Những hình ảnh ban đầu về đám tang NSƯT Thanh Sang:
Những người bạn thân thiết chia buồn cùng vợ của NSƯT Thanh Sang. (Ảnh: HTD)
Danh hài Phú Quý ngậm ngùi trước di ảnh Thanh Sang. (Ảnh: HTD)
Bạn bè, bằng hữu đến viếng giọng ca cải lương lừng danh đã ra đi về cõi vĩnh hằng. (Ảnh: HTD)
Đạo diễn Hồng Dung (trái) và nhà báo Thanh Hiệp (phải) tại lễ viếng. (Ảnh: HB)
Vợ NSƯT Thanh Sang bật khóc khi nghe những lời chia sẻ từ đạo diễn Hồng Dung. (Ảnh: HB)
Gia đình NSƯT Thanh Sang đón khách tới viếng tang lễ. (Ảnh: HB)
Những người đến viếng lễ tang xem video cuộc đời của NSƯT Thanh Sang trong một lần về thăm quê. (Ảnh: HTD)
Chị Xuân, một người hâm mộ thân tình tặng những dòng thơ cho gia đình NSƯT Thanh Sang treo nơi tang lễ. (Ảnh: HTD)
Bằng khen giải thưởng Thanh Tâm tặng cho nam nghệ sĩ có nhiều triển vọng nhất trên sân khấu ca kịch năm 1964 cùng chân dung Thanh Sang lúc còn trẻ.(Ảnh: HTD)
Những dòng thơ của người hâm mộ treo trước cổng nhà NSƯT Thanh Sang. (Ảnh: HTD)
Lễ tang của NSƯT Thanh Sang được tổ chức tại ngôi biệt thự ven sông trên đường số 17, phường Hiệp Bình Chánh, quận Thủ Đức, TP.HCM. (Ảnh: HTD)
TRÍ DŨNG-HÒA BÌNH
(plo.vn)
-
- Thành viên thực thụ
- Bài viết: 282
- Ngày tham gia: Năm T5 28, 2015 12:57 pm
Re: NSƯT Thanh Sang hôn mê sâu...đã ra đi
THANH KINH PHAN UU
- tancogiaoduyen
- Site Admin
- Bài viết: 41705
- Ngày tham gia: Hai T4 12, 2004 5:00 pm
- Đến từ: U.S.A
- Tiếp xúc:
Re: NSƯT Thanh Sang hôn mê sâu...đã ra đi
[7mau]Và rồi thì...anh phải giũ bụi trần mà ra đi ...[/7mau]
Anh ra đi cho thanh thản nhẹ nhàng; ra đi để những cơn đau không dằn vật thân xác; ra đi để được về với mẹ mà bỏ lại sân khấu, bỏ lại những mũ mão giáp bào, kiếm, thương, son phấn..., bỏ lại bạn bè đồng nghiệp... và bỏ lại những khán giả yêu thương quý mến anh qua từng vai diễn.
Nỗi đau mất mát này chưa nguôi, lại tiếp tục ập đến nỗi đau kế tiếp trong giới cải lương.
Hai em Thanh & Lựu từ Sydney xa xôi... ngậm ngùi nhớ về anh trong nước mắt...
Với anh Sang, từng đứa trong tụi em đều có kỷ niệm riêng với anh_Một người anh lớn trong nghề, có nhiều cá tính khá đặc biệt mà nói ra ai cũng yêu mến lẫn nễ phục.
Sống cho sống vì.. là chủ trương của anh , nhất là cái tính "Lục Vân Tiên",thấy chuyện bất bình không thể làm ngơ trong giới không ai mà không biết!
Là một người nghệ sĩ bộc trực, thẳng thắn....thẳng thắn đến độ bất chấp cả luật lệ có ra sao thì ra miễn cứu người khốn khó trước mắt cái đã...cho người ta bình yên cái đã, nếu có chịu trách nhiệm thì chỉ mình anh gánh thôi!
Vâng! Đó chính là anh và chỉ có anh thôi!
Nhớ...
Hơn 40 năm về trước,thời mà phim ảnh ngoài rạp toàn là do mấy nước XHCN, CSCN sản xuất ... rất chán , trong miền Nam mình chưa quen với nhu cầu giải trí này, ai trong chúng ta lúc đó hầu như cũng 'thèm' xem phim của mình ngày xưa...
Thỉnh thoảng, em có làm hợp đồng theo dịch vụ của nhà nước để cho anh em nghệ sĩ được giải trí thưởng thức những bộ phim xưa tại Phim Tư Liệu số 7 Phan Kế Bính và một vài lần chia vé cho anh xem .
Biết đoàn Minh Tơ thích hợp với những bộ phim Hồng Kông, cho nên khi trong tay anh vừa có được bộ phim Dương Gia Tướng, anh liền báo với em rằng :" Anh biết phim này hợp với đoàn Minh Tơ của mấy em, anh cho em mượn về cho anh em trong đoàn xem đây nha!"
Ôi! mừng quá đi ! Khi Lựu cho cả đoàn hay tin rằng có phim Dương Gia Tướng anh Thanh Sang cho mượn, ai cũng vui hớn hở. Thế là em đi mượn rạp Long Phụng, lúc đó còn là trụ sở của đoàn Hát Bội, xin phép cho anh em xem với lý do là" cần thiết cho nghiệp vụ diễn xuất và vũ đạo".
Nhưng ...sau đó, em và anh Sang đã bị công an "triệu" lên làm khó dễ, hạch sách đủ điều, đến nổi em muốn khủng hoảng luôn cái kiểu cửa quyền kỳ lạ ''luật rừng'' như thế... Thương anh lúc đó nhiều lắm, anh đã đứng ra nhận tất cả là do anh, mục đích để cho em và anh em đoàn Minh Tơ được an toàn.
Anh nói thẳng : " Làm nghệ thuật, thì chúng tôi đi xem phim nghệ thuật để học hỏi, cớ sao lại cấm? Cứ cho là nghệ sĩ XHCN không được xem phim tư bản đi...Nhưng nếu cấm thì Trung Tâm Tư Liệu số 7 Phan Kế Bính Quận 1, tại sao lại cho phép chúng tôi ký hợp đồng ?"
Nói qua nói lại nhiều lần...cũng chỉ là muốn làm' khó dễ 'thôi, chứ nội dung phim hay cách tổ chức có khác gì Phan Kế Bính đâu, nên cuối cùng rồi hai anh em vẫn bình yên trở về...
Lúc đó, không chỉ riêng em mà cả đoàn Minh Tơ trân quý biết ơn ông anh vô cùng anh Sang ơi!
Lựu nhớ hoài cái nick name "Cái thùng rác" mà anh đã đặt cho em lúc còn làm việc trong Ban Ái Hữu Nghệ sĩ. Đó là một câu nói đùa nhưng em biết nó ẩn chứa nhiều tình thương mà anh dành cho em, khi hai anh em đã không hẹn mà cứ phải gặp nhau ở những nơi cần mình đến để chia sẻ...
Anh còn đặt cho Lựu thêm một cái tên khá là rùng rợn' nữa là "Kên kên" được anh giải thích là ở đâu có nghệ sĩ mãn phần là ở đó có mặt Lựu sớm nhất. Nếu em là "Cái thùng rác " thì anh cũng là một cái "Bãi chứa rác", và Lựu mà là "Kên kên em" thì anh Sang cũng là "Kên kên anh" rồi còn gì, phải không ông anh?.. Viết đến đây em đã không dằn được xúc động, nhớ và thương anh lắm anh Sang ơi!!!
Năm 2009, lần đầu tiên trở về VN sau hơn 20 năm rời xa quê cha đất tổ, anh và vợ chồng em có nhiều kỷ niệm với nhau mà không thể nào tụi em quên được. Trong đó có cả những buổi trò chuyện tâm tình , mà những điều thầm kín này anh chưa hề bộc lộ với bất kỳ ai...Cạn lời hết ý trọn tấm lòng, tụi em hiểu, đã thương càng thương anh hơn, thương vô vàn anh Sang ơi!
Anh đã có những quan tâm lo lắng cho anh Thanh từng chút khi Thanh về VN để quay một vở cải lương kỷ niệm của cô bạn đồng nghiệp là Thùy Dương từ Canada về chủ xướng. Mục đích chỉ là để dành kỷ niệm chứ không phát hành theo ý của TD...Và anh đã thầm lặng từng ngày, từng giờ theo dõi và nhắc nhở chi tiết, lo lắng cho anh Thanh từng li từng tí...Những chân tình đó không thể nào tụi em quên được cho dù anh không ra mặt xuất hiện trước đông người.... Nhắc đến điều này, lần nào anh Thanh cũng xúc động thật nhiều, và bây giờ nhắc lại... cả hai em chỉ biết ngồi khóc....để nhớ về anh...Một người anh rất cao quý mà chúng em luôn trân trọng yêu thương... Chắc chắn một điều là không dễ tìm đâu ra người thứ hai trong giới sân khấu cải lương này.
Đã đến lúc anh phải ra đi...
Có không ít những căn bệnh quái ác đã hành hạ anh đau đớn nhiều năm nay. Anh cũng đã phải vất vả để chống chỏi với nó để tiếp tục ra sân khấu khi cần.
Rồi từ đây ....Khán giả đã phải mất đi một Trần Minh hiền lành, một Thi sách dũng cảm, một Lục Vân Tiên khí phách, một Lê Long Hồ trong sáng hiếu hạnh... và nhất là một Tạ Tốn dũng mảnh sừng sỏ trong giang hồ qua tác phẩm của Kim Dung trên sân khấu Dạ Lý Hương của thập niên 1960... Và... còn rất rất nhiều những nhân vật sân khấu khác đã được anh Thanh Sang thể hiện từ những thập niên 1960 cho đến nay sẽ khó mà phai mờ được trong lòng khán giả mộ điệu khắp nơi.
Anh chị em nghệ sĩ cải lương rồi đây đã phải mất đi một người anh, người chú, người bạn đồng nghiệp tốt bụng, dễ thương và nhiều trực tính này.
Thành kính chia buồn cùng chị Liễu và các cháu... qua nỗi đau mất mát quá lớn lao này.
Thanh thản ra đi nhé anh..
Vĩnh biệt anh <3 <3
Hai em
Điền Thanh& Bạch Lựu
Anh em gặp lại nhau năm 1992 trong một chuyến anh Thanh Sang du lịch tại Sydney.
Thức suốt đêm nói chuyện đời...tại nhà Thanh&Lựu ở Sydney năm 1992
Hai anh em thức khuya lắm để tâm sự với nhau tại nhà Thanh&Lựu ở Sydney năm 1992
Một trong những vở diễn gây quỹ xây Viện Dưỡng Lão Nghệ sĩ năm 1989. Lúc đó BL đang là phụ trách trong Ban Ái Hữu Nghệ sĩ, vở đang diễn lúc đó là Hoa Mộc Lan của soạn giả Viễn Châu.
-
- Forum Mod
- Bài viết: 2058
- Ngày tham gia: Chủ nhật T2 14, 2016 8:38 am
- Yeuns
- Thành viên thực thụ
- Bài viết: 793
- Ngày tham gia: Ba T9 05, 2006 5:00 pm
Re: NSƯT Thanh Sang hôn mê sâu...đã ra đi
THÀNH KÍNH PHÂN ƯU
-
- Forum Mod
- Bài viết: 2058
- Ngày tham gia: Chủ nhật T2 14, 2016 8:38 am
Re: NSƯT Thanh Sang hôn mê sâu...đã ra đi
[7mau]Thanh Sang - Một Đời Nghệ sĩ có hậu[/7mau]
Càng về chiều, đời của nghệ sĩ Thanh Sang càng có hậu, nhiều vai diển để đời hơn, cuộc sống hạnh phúc xung túc , tuồi ấu thơ cơ cực, nghèo đói thì tuồi về chiều có biệt thự khu Văn Thánh, ở Thủ Đức, và nhiều lô đất đẹp, nhà cho thuê khác...nếu thời trẻ hát những vai lão, vai tính cách thậm chí vai phụ, trải qua những năm tháng lăn lộn đi theo những đoàn hát bù tèo để học hỏi, kiếm miếng cơm manh áo, leo từng nấc thang nghệ thuật thì khi về chiều vào những vai chánh trẻ trung, nếu hổi trẻ nóng nảy, trực tính , có đến 7 cuộc hôn nhân thì về sau bền lâu với một người vợ Ngọc Mỹ, vốn con của bà bầu đoàn hát cải lương cao su Việt Nam.
Cuộc đời nghệ sĩ Thanh Sang có hậu về nghệ thuật phần lớn do sự yêu nghề yêu cải lương , biết quan sát học hỏi từ đời sống bên ngoài đem vào sân khấu và sự đa tài, rộng xài của ông đem lại. Vào tuổi đôi mưới do có quá nhiều danh ca với nhiều thế mạnh khác nổi trội hơn, nhiều đoàn hat phân luổng theo thể loại cải lương khác nhau cho nên nghệ sĩ Thanh Sang chỉ được cho vào những vai hợp với vài khả năng nổi trội cùa mình thôi, về sau do nhiều hoàn cảnh khách quan và chủ quan khác nhau, nghệ sĩ Thanh Sang vào những vai chánh trẻ mà nó trở thành vai để đời, và ông cũng nhìn nhận điều này qua các phương tiện truyền thông, một tính chất thật thà từ trong tâm, thậm chí ông cho biết khó tìm bạn diễn ăn ý như Thanh Nga vì giọng ca tội "ngặt lắm".
Đời thường nghệ sĩ Thanh Sang có hậu có lẽ do ông có hiếu với mẹ già, nặng gánh gia đình, khi có điều kiện ông đả đem mẹ già phụng dưỡng, ước nguyện cuối cùng của mẹ già không thành khi muốn giúp anh em của ông ở dưới quê làm ăn, trong lúc ông còn khó khăn đã làm ông ray rứt...Năm 1989, ông được cừ sang Tây Âu biểu diễn và được mua về một chiếc xe hơi, ông bán đi và bắt đầu kinh doanh bất động sản đả làm cho ông phất lên với nhiều nhà, lô đất...là một mốc quan trọng của đời ông
Đường tình ông có cũng có hậu, ông làm cho nhiều người giật mình khi thời trai trai trẻ thay vợ như thay áo, khi ông có tới 7 bà vợ chính thức, trong đó để lại nhiều bút mực có ca nghệ sĩ Ngọc Bích, con của cặp nghệ sỉ xưa tài danh Việt Hùng- Ngọc Nuôi, rồi nữ nghệ sỉ đoàn Thanh Minh Thanh Nga Diệp Tuyết Anh... và bà Liễu, nghệ danh Ngọc Mỹ con của một đai gia cao su thập niên 80, người hâm mộ cải luơng và nghệ sĩ đã lập nên gánh hát Cao Su Việt Nam và gã con gái cho kép chánh của đoàn hát mình là nghệ sĩ Thanh Sang. Dù thay đổi vợ chồng nhiều lần, nhưng cả đời nghệ sĩ Thanh Sang không lừa gạt tình ai, duyên đến duyên đi, dứt khoát tình này rồi với nhiều lý do như còn trẻ bồng bột, nóng tình, cái nghèo... mới đến với tình khác.
Đời thường nghệ sĩ Thanh Sang có hậu là cũng do ông ăn ở có hậu, biét sửa sai lỗi lầm, ắn nói đâu ra đó, lới nói thẳng nói ngay pha lẩn nóng tính làm ông mất lòng với nhiều người, ông từng cho biết vợ chồng mua sẵn hai miếng đất chôn ở Bình Dương chớ nhất quyết không vào nghĩa trang nghệ sĩ Gò Vấp vì " khi sống, tôi không thân ai ở đó, thì chết vào đó làm gí?" đôi khi ông chân thật cho biết " tính tôi nóng lắm, xấu lắm...", còn trong nghề nghiệp ông kỵ hai tiếng giài nghệ vì theo ông nó sẻ mắc tội với tổ nghiệp.
Nghệ sĩ Thanh Sang với nhiều vai để đời với giọng ca trầm buồn nam tính, có chất rong,sang trọng như các vai trong Đồ Long Đao, Đời Cô Hạnh, Người Tình Trên Chiến Trận, Máu nhuộm sân chùa, Dêm Lạnh chùa Hoang, Tuyệt Tình Ca, Tiếng Trống Mê Linh, Bên Cầu Dệt Lụa, Đời Cô Lựu, Kiêu Nguyệt Nga, Kim Vân Kiều...qua nhiều đoàn hát như Ngọc Kiều năm 1960, Song Kiều năm 1963, Đoàn Thanh Hương- Hùng Minh,Dạ Lý Hương năm 1964, đoàn Thái Dương năm 1971,đoàn Thanh Minh Thanh Nga năm 1976, đoàn 2-84, ông cũng tham gia nhiều video cải lương trong thập niên 1990 với nhiều cô đào, nhiều thế hệ khác nhau, thê hệ thanh tâm, thế hệ giải Trần Hũu Trang...ông là một nghệ sĩ thu thanh nhiều nhiều vở tuồng cho hãng đia Việt Nam thời hoàng kim.
Nghệ sĩ Thanh Sang một tên tuồi lớn của nghệ thuật cải lương Việt Nam, với nhiều vai diễn " hồn thiên sống núi " đã ra đi về cõi vình hằng ngày 21.4 sau một tuần đi vào hôn mê với sự thương tiếc lo lắng của biết bao nhiều người, con số 7 vẩn theo ông đến phút cuối đời khi lể truy điệu ông vào lúc 7 giờ 15, ớ ngôi nhà số 17, huyện Thủ Đức, Sài Gòn..Đưôc biết ơng mồ côi cha từ năm 7 tuồi, 7 năm xa nhà, xa mẹ theo các đoàn hát nhỏ học hỏi, 7 lần bị bắt lính 7 năm sống cơ đơn và cũng 7 cuộc hôn nhân, còn tiểu sử của ông đã biết nhiều bài báo viết nhưng nhìn chung dù có ra sao ở ngoài đời, nhưng khi lên sân khấu nghệ sĩ Thanh Sang bao giờ cũng đẹp trong nghệ thuật./
duyenclvn theo Thiện Giả
Càng về chiều, đời của nghệ sĩ Thanh Sang càng có hậu, nhiều vai diển để đời hơn, cuộc sống hạnh phúc xung túc , tuồi ấu thơ cơ cực, nghèo đói thì tuồi về chiều có biệt thự khu Văn Thánh, ở Thủ Đức, và nhiều lô đất đẹp, nhà cho thuê khác...nếu thời trẻ hát những vai lão, vai tính cách thậm chí vai phụ, trải qua những năm tháng lăn lộn đi theo những đoàn hát bù tèo để học hỏi, kiếm miếng cơm manh áo, leo từng nấc thang nghệ thuật thì khi về chiều vào những vai chánh trẻ trung, nếu hổi trẻ nóng nảy, trực tính , có đến 7 cuộc hôn nhân thì về sau bền lâu với một người vợ Ngọc Mỹ, vốn con của bà bầu đoàn hát cải lương cao su Việt Nam.
Cuộc đời nghệ sĩ Thanh Sang có hậu về nghệ thuật phần lớn do sự yêu nghề yêu cải lương , biết quan sát học hỏi từ đời sống bên ngoài đem vào sân khấu và sự đa tài, rộng xài của ông đem lại. Vào tuổi đôi mưới do có quá nhiều danh ca với nhiều thế mạnh khác nổi trội hơn, nhiều đoàn hat phân luổng theo thể loại cải lương khác nhau cho nên nghệ sĩ Thanh Sang chỉ được cho vào những vai hợp với vài khả năng nổi trội cùa mình thôi, về sau do nhiều hoàn cảnh khách quan và chủ quan khác nhau, nghệ sĩ Thanh Sang vào những vai chánh trẻ mà nó trở thành vai để đời, và ông cũng nhìn nhận điều này qua các phương tiện truyền thông, một tính chất thật thà từ trong tâm, thậm chí ông cho biết khó tìm bạn diễn ăn ý như Thanh Nga vì giọng ca tội "ngặt lắm".
Đời thường nghệ sĩ Thanh Sang có hậu có lẽ do ông có hiếu với mẹ già, nặng gánh gia đình, khi có điều kiện ông đả đem mẹ già phụng dưỡng, ước nguyện cuối cùng của mẹ già không thành khi muốn giúp anh em của ông ở dưới quê làm ăn, trong lúc ông còn khó khăn đã làm ông ray rứt...Năm 1989, ông được cừ sang Tây Âu biểu diễn và được mua về một chiếc xe hơi, ông bán đi và bắt đầu kinh doanh bất động sản đả làm cho ông phất lên với nhiều nhà, lô đất...là một mốc quan trọng của đời ông
Đường tình ông có cũng có hậu, ông làm cho nhiều người giật mình khi thời trai trai trẻ thay vợ như thay áo, khi ông có tới 7 bà vợ chính thức, trong đó để lại nhiều bút mực có ca nghệ sĩ Ngọc Bích, con của cặp nghệ sỉ xưa tài danh Việt Hùng- Ngọc Nuôi, rồi nữ nghệ sỉ đoàn Thanh Minh Thanh Nga Diệp Tuyết Anh... và bà Liễu, nghệ danh Ngọc Mỹ con của một đai gia cao su thập niên 80, người hâm mộ cải luơng và nghệ sĩ đã lập nên gánh hát Cao Su Việt Nam và gã con gái cho kép chánh của đoàn hát mình là nghệ sĩ Thanh Sang. Dù thay đổi vợ chồng nhiều lần, nhưng cả đời nghệ sĩ Thanh Sang không lừa gạt tình ai, duyên đến duyên đi, dứt khoát tình này rồi với nhiều lý do như còn trẻ bồng bột, nóng tình, cái nghèo... mới đến với tình khác.
Đời thường nghệ sĩ Thanh Sang có hậu là cũng do ông ăn ở có hậu, biét sửa sai lỗi lầm, ắn nói đâu ra đó, lới nói thẳng nói ngay pha lẩn nóng tính làm ông mất lòng với nhiều người, ông từng cho biết vợ chồng mua sẵn hai miếng đất chôn ở Bình Dương chớ nhất quyết không vào nghĩa trang nghệ sĩ Gò Vấp vì " khi sống, tôi không thân ai ở đó, thì chết vào đó làm gí?" đôi khi ông chân thật cho biết " tính tôi nóng lắm, xấu lắm...", còn trong nghề nghiệp ông kỵ hai tiếng giài nghệ vì theo ông nó sẻ mắc tội với tổ nghiệp.
Nghệ sĩ Thanh Sang với nhiều vai để đời với giọng ca trầm buồn nam tính, có chất rong,sang trọng như các vai trong Đồ Long Đao, Đời Cô Hạnh, Người Tình Trên Chiến Trận, Máu nhuộm sân chùa, Dêm Lạnh chùa Hoang, Tuyệt Tình Ca, Tiếng Trống Mê Linh, Bên Cầu Dệt Lụa, Đời Cô Lựu, Kiêu Nguyệt Nga, Kim Vân Kiều...qua nhiều đoàn hát như Ngọc Kiều năm 1960, Song Kiều năm 1963, Đoàn Thanh Hương- Hùng Minh,Dạ Lý Hương năm 1964, đoàn Thái Dương năm 1971,đoàn Thanh Minh Thanh Nga năm 1976, đoàn 2-84, ông cũng tham gia nhiều video cải lương trong thập niên 1990 với nhiều cô đào, nhiều thế hệ khác nhau, thê hệ thanh tâm, thế hệ giải Trần Hũu Trang...ông là một nghệ sĩ thu thanh nhiều nhiều vở tuồng cho hãng đia Việt Nam thời hoàng kim.
Nghệ sĩ Thanh Sang một tên tuồi lớn của nghệ thuật cải lương Việt Nam, với nhiều vai diễn " hồn thiên sống núi " đã ra đi về cõi vình hằng ngày 21.4 sau một tuần đi vào hôn mê với sự thương tiếc lo lắng của biết bao nhiều người, con số 7 vẩn theo ông đến phút cuối đời khi lể truy điệu ông vào lúc 7 giờ 15, ớ ngôi nhà số 17, huyện Thủ Đức, Sài Gòn..Đưôc biết ơng mồ côi cha từ năm 7 tuồi, 7 năm xa nhà, xa mẹ theo các đoàn hát nhỏ học hỏi, 7 lần bị bắt lính 7 năm sống cơ đơn và cũng 7 cuộc hôn nhân, còn tiểu sử của ông đã biết nhiều bài báo viết nhưng nhìn chung dù có ra sao ở ngoài đời, nhưng khi lên sân khấu nghệ sĩ Thanh Sang bao giờ cũng đẹp trong nghệ thuật./
duyenclvn theo Thiện Giả
-
- Forum Mod
- Bài viết: 2812
- Ngày tham gia: Năm T9 17, 2015 2:58 am
Re: NSƯT Thanh Sang hôn mê sâu...đã ra đi
NSƯT Thanh Sang nhập viện từ ngày 4.4 và bắt đầu hôn mê sâu. Đến 0 giờ 25 ngày 21.4, ông trút hơi thở cuối cùng tại nhà riêng, hưởng thọ 75 tuổi.
Thanh Sang xuất thân nghèo khó, nhờ tài năng cải lương mà vươn lên đỉnh cao, được đông đảo khán giả ái mộ. Ông tên thật là Nguyễn Văn Thu, sinh năm 1943 tại Phước Hải, Bà Rịa-Vũng Tàu. Mồ côi cha, gia đình rất nghèo, ông phải bươn chải lo cho mẹ và em.
Năm 1960, ông theo gánh cải lương Ngọc Kiều, lấy nghệ danh Thanh Sang và dần tỏa sáng rực rỡ trên bầu trời cải lương miền Nam.
Vai diễn để đời
Có thể nói, Thanh Sang để lại ấn tượng mạnh mẽ nhất, sâu sắc nhất trong lòng công chúng là khi ông đóng cùng NSƯT Thanh Nga, làm nên đôi bạn diễn huyền thoại trên sân khấu cải lương. Chính Thanh Sang cũng từng nói: “Tôi đóng với nhiều cô đào, nhưng nói thật, chỉ với Thanh Nga thì tôi mới ăn ý nhất, hiểu nhau trong từng chi tiết mà có khi không cần phải dùng lời để nói”.
Tiếng trống Mê Linh công diễn lần đầu năm 1977, là một vở diễn để đời, và Thanh Sang - Thanh Nga có vai diễn để đời Thi Sách - Trưng Trắc. Cả hai cùng uy nghi trong vai trò lãnh đạo nhân dân kháng chiến chống nhà Hán xâm lược, thậm chí lúc Thi Sách lên giàn hỏa thì ông vẫn không hề nao núng. Thanh Sang đã cất một câu vọng cổ đến nao lòng. Giọng ca trầm buồn ấy xoáy vào lòng người xem một cuộc chia ly anh dũng. Giọng Thanh Sang buồn lắm, cái buồn thấm đẫm tự nhiên bởi tuổi thơ mồ côi, cơ cực. Cái buồn đẫm cả vào đôi mắt, vào vai nào cũng thấy xa xăm…
Rồi Trần Minh của Thanh Sang trong Bên cầu dệt lụa, đã làm cô tiểu thư Quỳnh Nga rung động, cũng được thể hiện theo một cách riêng. Người xem cảm nhận trong lớp áo cơ hàn có một sự kiên định lẫn nỗi buồn diệu vợi dễ làm người ta xao xuyến. Đó là hai vai diễn đẹp nhất đời ông, diễn cùng với Thanh Nga. Có thể kể thêm Thập đạo tướng quân Lê Hoàn trong vở Thái hậu Dương Vân Nga. NSƯT Thanh Nga lại sánh vai cùng ông trên con đường giữ nước...
Dốc hết lòng hết sức với nghề
Những vai diễn nổi tiếng khác của Thanh Sang có thể kể đến như Lục Vân Tiên (vở Kiều Nguyệt Nga), Đảnh (Tần nương thất), Lê Long Hồ (Tuyệt tình ca), An Lộc Sơn (Dương Quý Phi), nhà vua (Đường gươm Nguyên Bá), Tô Điền (Tiếng hạc trong trăng)... đã chứng minh người nghệ sĩ nghèo được các giám khảo giải Thanh Tâm năm 1964 lựa chọn quả là xứng đáng.
Năm ấy Thanh Sang đóng vai Kim Mao sư vương Tạ Tốn trong vở Cô gái Đồ Long - vai lão đầu tiên trong đời khi ông mới 21 tuổi. Ông nói: “Ban đầu tôi buồn lắm vì mình trẻ như vậy mà bắt mình đóng vai già, coi như “đì” mình rồi. Nhưng soạn giả Hà Triều thủ thỉ với tôi: Em cứ nhận vai đi. Anh tin là em sẽ thành công rực rỡ. Hà Triều lúc ấy là soạn giả nổi tiếng cùng với Hoa Phượng, nên tôi nghe lời anh, nguôi nguôi trong bụng và tập tuồng nhiệt tình. Không ngờ được giải Thanh Tâm. Tôi tri ơn anh Hà Triều lắm. Cho nên tôi hay nói với các bạn trẻ đừng có chê vai nào hết, mình cứ dốc hết lòng hết sức để diễn, biết đâu tổ nghiệp dành cho mình một cơ hội vàng mà mình không biết”.
Rèn nghề bằng sách
Nhiều lần đến nhà Thanh Sang, tôi thấy ông mê mẩn với sách. Ông có những cuốn tiểu thuyết dày cộp từ thời bao cấp giấy vàng khè, thô ráp. Ông nói đọc sách là một trong những cách rèn nghề, giúp cho mình phân tích tâm lý nhân vật sâu hơn. Và đọc sách còn là thú vui của ông để khỏa lấp nỗi cô đơn khi ít đi diễn.
Sau này, lớn tuổi, mắt yếu, ông ít đọc thì xem truyền hình nhiều hơn. Ông nói: “Dù không đi diễn thì cũng phải rèn nghề. Xem người ta diễn cũng là cách giữ lửa cho mình. Tôi không bao giờ nói hai chữ “bỏ nghề”. Tổ nghiệp sẽ phạt”. Và thực sự ông vẫn xuất hiện. Khán giả có lần đã đứng tim vì ông diễn một lúc 4 trích đoạn, giọng ca tuyệt vời cất lên là khán phòng vỡ òa tiếng vỗ tay nhưng vừa bước vô hậu trường là ông khuỵu xuống. Thế là từ đó ông nghỉ luôn một thời gian rất lâu. Tuy vậy ông vẫn định làm một live show mini vào năm 75 tuổi. Tiếc là chưa kịp bắt đầu thì ông đã ra đi...
Tang lễ nghệ sĩ Thanh Sang được cử hành tại nhà riêng ở quận Thủ Đức. Lễ viếng bắt đầu từ 10 giờ ngày 21.4, lễ truy điệu lúc 7 giờ 15 ngày 25.4, an táng tại nghĩa trang Bình Dương.
“Không ai thay thế được”
Tin Thanh Sang ra đi khiến nhiều nghệ sĩ xúc động. NSND Ngọc Giàu kể hồi đó Thanh Sang đóng vai Tạ Tốn trong tuồng Cô gái Đồ Long thì bà đóng vai Triệu Minh. “Tôi nhỏ tuổi hơn ảnh một chút. Ảnh tuy bề ngoài tưởng khó nhưng thực sự dễ thương và ngay thẳng lắm. Rồi sau đó có đi thu băng đĩa chung với nhau nhiều tuồng, cũng thân thiết lắm. Thanh Sang đúng là một tài năng. Đặc biệt cái giọng trầm của ảnh nghe xao xuyến vô cùng”, NSND Ngọc Giàu nhớ lại.
Còn NSƯT Minh Vương cho biết ông và Thanh Sang không hát chung đoàn nhưng có thu băng đĩa chung, gặp nhau cũng thường xuyên. “Vở Đường gươm Nguyên Bá tôi đóng thượng tướng Nguyên Bá, anh Sang đóng nhà vua, chúng tôi rất thích vở này vì nội dung ý nghĩa sâu sắc. Có lần một nhà tổ chức định dựng lại vở, tôi thì đóng được rồi nhưng lo anh Sang không biết có sức để đóng cả tuồng hay không. Mà trừ ảnh ra thì tôi không nghĩ được ai sẽ thay thế ảnh đóng vai nhà vua, vì chất giọng uy nghiêm quá đẹp. Nhưng chưa kịp dựng tuồng thì ảnh đã ra đi...”, Minh Vương xúc động.
Hoàng Kim
Nghĩa trang Hoa viên Bình Dương quyết định tặng phần đất chôn NSƯT Thanh Sang trị giá 100 triệu đồng. Nghĩa trang này có rất nhiều mộ của các nghệ sĩ danh tiếng như nhạc sĩ Phạm Duy, đạo diễn Huỳnh Phúc Điền, soạn giả Nhị Kiều, nhà văn Sơn Nam, đạo diễn Lê Dân, nhà thơ Kiên Giang... Nơi này còn có một con đường mang tên Nghệ Sĩ.
Thanh Sang xuất thân nghèo khó, nhờ tài năng cải lương mà vươn lên đỉnh cao, được đông đảo khán giả ái mộ. Ông tên thật là Nguyễn Văn Thu, sinh năm 1943 tại Phước Hải, Bà Rịa-Vũng Tàu. Mồ côi cha, gia đình rất nghèo, ông phải bươn chải lo cho mẹ và em.
Năm 1960, ông theo gánh cải lương Ngọc Kiều, lấy nghệ danh Thanh Sang và dần tỏa sáng rực rỡ trên bầu trời cải lương miền Nam.
Vai diễn để đời
Có thể nói, Thanh Sang để lại ấn tượng mạnh mẽ nhất, sâu sắc nhất trong lòng công chúng là khi ông đóng cùng NSƯT Thanh Nga, làm nên đôi bạn diễn huyền thoại trên sân khấu cải lương. Chính Thanh Sang cũng từng nói: “Tôi đóng với nhiều cô đào, nhưng nói thật, chỉ với Thanh Nga thì tôi mới ăn ý nhất, hiểu nhau trong từng chi tiết mà có khi không cần phải dùng lời để nói”.
Tiếng trống Mê Linh công diễn lần đầu năm 1977, là một vở diễn để đời, và Thanh Sang - Thanh Nga có vai diễn để đời Thi Sách - Trưng Trắc. Cả hai cùng uy nghi trong vai trò lãnh đạo nhân dân kháng chiến chống nhà Hán xâm lược, thậm chí lúc Thi Sách lên giàn hỏa thì ông vẫn không hề nao núng. Thanh Sang đã cất một câu vọng cổ đến nao lòng. Giọng ca trầm buồn ấy xoáy vào lòng người xem một cuộc chia ly anh dũng. Giọng Thanh Sang buồn lắm, cái buồn thấm đẫm tự nhiên bởi tuổi thơ mồ côi, cơ cực. Cái buồn đẫm cả vào đôi mắt, vào vai nào cũng thấy xa xăm…
Rồi Trần Minh của Thanh Sang trong Bên cầu dệt lụa, đã làm cô tiểu thư Quỳnh Nga rung động, cũng được thể hiện theo một cách riêng. Người xem cảm nhận trong lớp áo cơ hàn có một sự kiên định lẫn nỗi buồn diệu vợi dễ làm người ta xao xuyến. Đó là hai vai diễn đẹp nhất đời ông, diễn cùng với Thanh Nga. Có thể kể thêm Thập đạo tướng quân Lê Hoàn trong vở Thái hậu Dương Vân Nga. NSƯT Thanh Nga lại sánh vai cùng ông trên con đường giữ nước...
Dốc hết lòng hết sức với nghề
Những vai diễn nổi tiếng khác của Thanh Sang có thể kể đến như Lục Vân Tiên (vở Kiều Nguyệt Nga), Đảnh (Tần nương thất), Lê Long Hồ (Tuyệt tình ca), An Lộc Sơn (Dương Quý Phi), nhà vua (Đường gươm Nguyên Bá), Tô Điền (Tiếng hạc trong trăng)... đã chứng minh người nghệ sĩ nghèo được các giám khảo giải Thanh Tâm năm 1964 lựa chọn quả là xứng đáng.
Năm ấy Thanh Sang đóng vai Kim Mao sư vương Tạ Tốn trong vở Cô gái Đồ Long - vai lão đầu tiên trong đời khi ông mới 21 tuổi. Ông nói: “Ban đầu tôi buồn lắm vì mình trẻ như vậy mà bắt mình đóng vai già, coi như “đì” mình rồi. Nhưng soạn giả Hà Triều thủ thỉ với tôi: Em cứ nhận vai đi. Anh tin là em sẽ thành công rực rỡ. Hà Triều lúc ấy là soạn giả nổi tiếng cùng với Hoa Phượng, nên tôi nghe lời anh, nguôi nguôi trong bụng và tập tuồng nhiệt tình. Không ngờ được giải Thanh Tâm. Tôi tri ơn anh Hà Triều lắm. Cho nên tôi hay nói với các bạn trẻ đừng có chê vai nào hết, mình cứ dốc hết lòng hết sức để diễn, biết đâu tổ nghiệp dành cho mình một cơ hội vàng mà mình không biết”.
Rèn nghề bằng sách
Nhiều lần đến nhà Thanh Sang, tôi thấy ông mê mẩn với sách. Ông có những cuốn tiểu thuyết dày cộp từ thời bao cấp giấy vàng khè, thô ráp. Ông nói đọc sách là một trong những cách rèn nghề, giúp cho mình phân tích tâm lý nhân vật sâu hơn. Và đọc sách còn là thú vui của ông để khỏa lấp nỗi cô đơn khi ít đi diễn.
Sau này, lớn tuổi, mắt yếu, ông ít đọc thì xem truyền hình nhiều hơn. Ông nói: “Dù không đi diễn thì cũng phải rèn nghề. Xem người ta diễn cũng là cách giữ lửa cho mình. Tôi không bao giờ nói hai chữ “bỏ nghề”. Tổ nghiệp sẽ phạt”. Và thực sự ông vẫn xuất hiện. Khán giả có lần đã đứng tim vì ông diễn một lúc 4 trích đoạn, giọng ca tuyệt vời cất lên là khán phòng vỡ òa tiếng vỗ tay nhưng vừa bước vô hậu trường là ông khuỵu xuống. Thế là từ đó ông nghỉ luôn một thời gian rất lâu. Tuy vậy ông vẫn định làm một live show mini vào năm 75 tuổi. Tiếc là chưa kịp bắt đầu thì ông đã ra đi...
Tang lễ nghệ sĩ Thanh Sang được cử hành tại nhà riêng ở quận Thủ Đức. Lễ viếng bắt đầu từ 10 giờ ngày 21.4, lễ truy điệu lúc 7 giờ 15 ngày 25.4, an táng tại nghĩa trang Bình Dương.
“Không ai thay thế được”
Tin Thanh Sang ra đi khiến nhiều nghệ sĩ xúc động. NSND Ngọc Giàu kể hồi đó Thanh Sang đóng vai Tạ Tốn trong tuồng Cô gái Đồ Long thì bà đóng vai Triệu Minh. “Tôi nhỏ tuổi hơn ảnh một chút. Ảnh tuy bề ngoài tưởng khó nhưng thực sự dễ thương và ngay thẳng lắm. Rồi sau đó có đi thu băng đĩa chung với nhau nhiều tuồng, cũng thân thiết lắm. Thanh Sang đúng là một tài năng. Đặc biệt cái giọng trầm của ảnh nghe xao xuyến vô cùng”, NSND Ngọc Giàu nhớ lại.
Còn NSƯT Minh Vương cho biết ông và Thanh Sang không hát chung đoàn nhưng có thu băng đĩa chung, gặp nhau cũng thường xuyên. “Vở Đường gươm Nguyên Bá tôi đóng thượng tướng Nguyên Bá, anh Sang đóng nhà vua, chúng tôi rất thích vở này vì nội dung ý nghĩa sâu sắc. Có lần một nhà tổ chức định dựng lại vở, tôi thì đóng được rồi nhưng lo anh Sang không biết có sức để đóng cả tuồng hay không. Mà trừ ảnh ra thì tôi không nghĩ được ai sẽ thay thế ảnh đóng vai nhà vua, vì chất giọng uy nghiêm quá đẹp. Nhưng chưa kịp dựng tuồng thì ảnh đã ra đi...”, Minh Vương xúc động.
Hoàng Kim
Nghĩa trang Hoa viên Bình Dương quyết định tặng phần đất chôn NSƯT Thanh Sang trị giá 100 triệu đồng. Nghĩa trang này có rất nhiều mộ của các nghệ sĩ danh tiếng như nhạc sĩ Phạm Duy, đạo diễn Huỳnh Phúc Điền, soạn giả Nhị Kiều, nhà văn Sơn Nam, đạo diễn Lê Dân, nhà thơ Kiên Giang... Nơi này còn có một con đường mang tên Nghệ Sĩ.
- tinhnghesi
- Thành viên thực thụ
- Bài viết: 691
- Ngày tham gia: Tư T8 30, 2006 5:00 pm
Re: NSƯT Thanh Sang hôn mê sâu...đã ra đi
THANH KINH PHAN UU
- tinhnghesi
- Thành viên thực thụ
- Bài viết: 691
- Ngày tham gia: Tư T8 30, 2006 5:00 pm
Re: NSƯT Thanh Sang hôn mê sâu...đã ra đi
THANH KINH PHAN UU
-
- Forum Mod
- Bài viết: 3545
- Ngày tham gia: Chủ nhật T9 06, 2009 7:19 am
- Đến từ: Châu Âu
Re: NSƯT Thanh Sang hôn mê sâu...đã ra đi
THÀNH KÍNH PHÂN ƯU .