THE ONLY FORUM FOR CLVN LOVERS
Diễn đàn dang được nâng cấp . Thân mời các bạn TV vào xem và sử dụng.
Hãy click vào Quick links phía bên trên tay trái để bắt đầu
Nếu thấy có gì xin báo cho tcgd biết để sửa chữa cho kịp thời nhen các bạn.
Cám ơn các bạn
Cố Nghệ Sĩ Thanh Nga
Nội quy chuyên mục
THÀNH VIÊN CLVN CHÚ Ý !
1- Bài viết phải luôn luôn bỏ dấu cho dễ đọc, viết không dấu sẽ bị xóa. Xem chỉ dẫn cách bỏ dấu taị đây.
2- Không đưa nguyên link từ các nơi khác vào - Không viết toàn chữ hoa hoặc liên tục không chấm phết.
3- Ghi rõ nguồn các bài được đưa lên là bắt buộc - Tránh những lời lẽ quá khích.
4- Mỗi thành viên chỉ được dùng một nick - Không nên đưa nhiều bài lắt nhắt liên tiếp từ cùng một thành viên.
5- Đừng dùng quote (trích dẫn) để trả lời khi 2 bài liên tiếp nhau - Tránh quote nhiều lần cùng một hình ảnh.
6- Không dùng màu đỏ trừ phi đó là tựa đề của một bài mới - Nên tạo chữ ký đẹp, cân đối, dễ nhìn.
7- Thắc mắc về bài bị xoá post trên diễn đàn đều cũng sẽ bị xoá. Trực tiếp liên lạc với Ban Điều Hành nếu cần.
8- Mọi thành viên đều cùng một nhà CLVN nên việc cư xữ hoà nhã với nhau là cần thiết dù ý kiến có dị biệt.
1- Bài viết phải luôn luôn bỏ dấu cho dễ đọc, viết không dấu sẽ bị xóa. Xem chỉ dẫn cách bỏ dấu taị đây.
2- Không đưa nguyên link từ các nơi khác vào - Không viết toàn chữ hoa hoặc liên tục không chấm phết.
3- Ghi rõ nguồn các bài được đưa lên là bắt buộc - Tránh những lời lẽ quá khích.
4- Mỗi thành viên chỉ được dùng một nick - Không nên đưa nhiều bài lắt nhắt liên tiếp từ cùng một thành viên.
5- Đừng dùng quote (trích dẫn) để trả lời khi 2 bài liên tiếp nhau - Tránh quote nhiều lần cùng một hình ảnh.
6- Không dùng màu đỏ trừ phi đó là tựa đề của một bài mới - Nên tạo chữ ký đẹp, cân đối, dễ nhìn.
7- Thắc mắc về bài bị xoá post trên diễn đàn đều cũng sẽ bị xoá. Trực tiếp liên lạc với Ban Điều Hành nếu cần.
8- Mọi thành viên đều cùng một nhà CLVN nên việc cư xữ hoà nhã với nhau là cần thiết dù ý kiến có dị biệt.
-
- Thành viên tích cực
- Bài viết: 37641
- Ngày tham gia: Chủ nhật T4 11, 2004 5:00 pm
Cố Nghệ Sĩ Thanh Nga
Đây là hình ngôi mộ của NS Thanh Nga và người chồng, ảnh chụp tại chùa Nghệ Sĩ.
- tancogiaoduyen
- Site Admin
- Bài viết: 41708
- Ngày tham gia: Hai T4 12, 2004 5:00 pm
- Đến từ: U.S.A
- Tiếp xúc:
- MayHong
- Thành viên thực thụ
- Bài viết: 578
- Ngày tham gia: Bảy T6 05, 2004 5:00 pm
- Đến từ: USA
- Tiếp xúc:
-
- Thành viên mới đến
- Bài viết: 40
- Ngày tham gia: Bảy T6 19, 2004 5:00 pm
- Đến từ: TpHCM
- tancogiaoduyen
- Site Admin
- Bài viết: 41708
- Ngày tham gia: Hai T4 12, 2004 5:00 pm
- Đến từ: U.S.A
- Tiếp xúc:
Thanh Nga có nét đẹp nghiêm nghị( ngocanh nói),sang cả nhưng luôn luôn phảng phất nổi buồn,thời còn trẻ,có ít người cho rằng Thanh Nga rất lemon question vì là con bầu gánh hát ,rồi lại là đào chánh nhưng càng ngày gánh nặng càng chồng chất phụ mẹ lo sự sống còn của đoàn hát cộng thêm tình cảm không như ý nên đã buồn còn buồn thêm...Nhung phải nói có một lần tình cờ tcgd được gặp Thanh Nga,lúc ấy Thanh Nga nét mặt tươi sáng rạng rở không có nét u buồn cố hữu,trông Thanh Nga nhí nhảnh,lí lắc,loi choi bên cạnh ông Đổng Lân,trông Thanh Nga rất hạnh phúc bên chồng... đó là lần đầu tiên tcgd đuọc nhìn thấy một Thanh Nga vui tươi chứ không u sầu như những vai tuồng trên sân khấu...Sống đồng tịch thác đồng sàng ( hỏng biết dùng chữ có đúng hong nữa)
-
- Thành viên tích cực
- Bài viết: 37641
- Ngày tham gia: Chủ nhật T4 11, 2004 5:00 pm
MayHong đã viết:wow! mộ hai vợ chồng ns Thanh Nga khang trang sach sẽ wá há ! , mà sao dưới sàn có vũng nước gì thấy dơ wá dzị ? . THANKS ngocanh đã cho coi lại phần mộ cố nhân nhe ! , nhưng tiếc hình chụp hơi xa dòm hông rõ
Mộ của Thanh Nga và ông xã như vậy là thuộc dạng...sang trong nghĩa trang đó. Vì mộ có trần để che năng che mưa, không gian thóang, cỏ cây không có mọc um tùm nhưng những ngôi mộ khác, mộ khá cao.
Rất nhiều ngôi mộ thấp lè tè như những ngôi mộ bằng đất ở dưới quê, xung quang là cỏ, ẩm ướt. Hình nước đó có lẽ do trời mưa, nước theo tường đi ngang mộ. Lúc chụp mình tính chụp gần như như thế sẽ không thấy cái không gian chung. Thật ra tất cả hình trên này đều đã cắt bớt không giang xung quanh và resize lại sau khi scan để cho trên web dễ nhìn. Lần sau sẽ không để các bạn mang kính ...ránh nhìn đâu.
Từ mộ của NS Thanh Nga sang phần giành sẳn cho cô Phùng Há chỉ chừng vài bước chân. Kế bên mộ của Thanh Nga là mộ của Sọan giả Hà Triều.
-
- Thành viên mới đến
- Bài viết: 40
- Ngày tham gia: Bảy T6 19, 2004 5:00 pm
- Đến từ: TpHCM
- khoi
- Site Admin
- Bài viết: 21655
- Ngày tham gia: Sáu T5 07, 2004 5:00 pm
- Đến từ: Thành Phố Sương Mù ...
- Tiếp xúc:
Thanh Nga đẹp mà có vẻ buồn tại vì có đôi mắt rất ư là buồn ...
Trước năm 75, lúc đó Khôi còn bé tí tẹo tèo teo, có dịp coi Thanh Nga & Thanh Sang trong tuồng HOA MỘC LAN trên TV, không nhớ gì được nhiều cho lắm, chỉ nhớ lúc Hoa Mộc Lan Thanh Nga đang nằm dưởng thương, và Lý Quảng Thanh Sang nhảy lên giường nằm chung (chắc muốn trổ mồi ... dê hay định kiếm chút cháo gì đây), và Hoa Mộc Lan nhảy xuống giường liền tại vì ... là thân con gái nên còn e thẹn ... nằm chung sợ mang tiếng ...
Khôi được cái may mắn là coi được tuồng Bên Cầu Dệt Lụa và Thái Hậu Dương Vân Nga trên sân khấu ... Đoàn Thanh Minh đi đâu hát, khán giả củng đi coi chật rạp hát. Chỉ trong vai Quỳnh Nga mà khi Quỳnh Nga gọi tiếng mẹ (lúc mẹ của Trần Minh tắt thở) chỉ củng đủ làm rơi nướt mắt của khán giả ... và của Khôi. Còn vai Thái Hậu DVN thì khỏi nói ...
Có 1 mẩu chuyện vui là khi coi Bên Cầu Dệt Lụa, lúc mà Bảo Quốc, Hùng Minh và mấy tên bạn bị Nhuận Điền Thanh Tú đánh, cái khăn đóng của Hùng Minh (the thing that the guy wears on his head) (không biết dùng chử đúng hông) bị rơi và lăng xuống chổ của mấy người ngồi đàn, khán giả lúc đó cười rần lên, và Bảo Quốc thì tỉnh bơ, đứng ngay trên sân khấu mà nói rằng, "mấy người ở dưới đó, làm ơn trả nón lại." Khán giả lại được dịp cười thêm 1 trận nửa.
Nghệ sĩ ngày xưa thiệt là hay ... Bây giờ thật không có người thay thế ...
Trước năm 75, lúc đó Khôi còn bé tí tẹo tèo teo, có dịp coi Thanh Nga & Thanh Sang trong tuồng HOA MỘC LAN trên TV, không nhớ gì được nhiều cho lắm, chỉ nhớ lúc Hoa Mộc Lan Thanh Nga đang nằm dưởng thương, và Lý Quảng Thanh Sang nhảy lên giường nằm chung (chắc muốn trổ mồi ... dê hay định kiếm chút cháo gì đây), và Hoa Mộc Lan nhảy xuống giường liền tại vì ... là thân con gái nên còn e thẹn ... nằm chung sợ mang tiếng ...
Khôi được cái may mắn là coi được tuồng Bên Cầu Dệt Lụa và Thái Hậu Dương Vân Nga trên sân khấu ... Đoàn Thanh Minh đi đâu hát, khán giả củng đi coi chật rạp hát. Chỉ trong vai Quỳnh Nga mà khi Quỳnh Nga gọi tiếng mẹ (lúc mẹ của Trần Minh tắt thở) chỉ củng đủ làm rơi nướt mắt của khán giả ... và của Khôi. Còn vai Thái Hậu DVN thì khỏi nói ...
Có 1 mẩu chuyện vui là khi coi Bên Cầu Dệt Lụa, lúc mà Bảo Quốc, Hùng Minh và mấy tên bạn bị Nhuận Điền Thanh Tú đánh, cái khăn đóng của Hùng Minh (the thing that the guy wears on his head) (không biết dùng chử đúng hông) bị rơi và lăng xuống chổ của mấy người ngồi đàn, khán giả lúc đó cười rần lên, và Bảo Quốc thì tỉnh bơ, đứng ngay trên sân khấu mà nói rằng, "mấy người ở dưới đó, làm ơn trả nón lại." Khán giả lại được dịp cười thêm 1 trận nửa.
Nghệ sĩ ngày xưa thiệt là hay ... Bây giờ thật không có người thay thế ...
-
- Thành viên kỳ cựu
- Bài viết: 6975
- Ngày tham gia: Chủ nhật T5 16, 2004 5:00 pm
- Đến từ: hawaii
- tancogiaoduyen
- Site Admin
- Bài viết: 41708
- Ngày tham gia: Hai T4 12, 2004 5:00 pm
- Đến từ: U.S.A
- Tiếp xúc:
-
- Thành viên tích cực
- Bài viết: 37641
- Ngày tham gia: Chủ nhật T4 11, 2004 5:00 pm
[align=center]LOẠT BÀI VIẾT VỀ NS THANH NGA[/align]
Nữ Nghệ Sĩ Thanh Nga -- Một Kiếp Hồng Nhan Đa Truân
Võ Lương
* Cuộc đời của người thiếu nữ không có tuổi xuân thì.
* Mất đúng vào năm tuổi, không thoát khỏi mệnh số.
Sanh năm Nhâm Ngọ (1942), Mất năm Mậu Ngọ (1978).Từ lâu, tôi có ý định viết một bài về nữ nghệ sĩ Thanh Nga nhưng chưa có dịp, kể từ sau ngày cô mất đi (26-11-1978), vĩnh viễn rời xa sân khấu và cuộc đời.
Thật ra, Thanh Nga quá nổi danh, được nhiều người biết đến nên viết về cuộc đời cô cũng đã từng có người viết rồi. Ở đây chúng tôi muốn nói về một khía cạnh khác trong cuộc đời của người nữ nghệ sĩ tài sắc vẹn toàn này, đó là câu "tài mệnh tương đố" dường như thể hiện rõ trong cuộc đời cô kể từ khi chào đời cho đến ngày mất đi, ảnh hưởng qua số mạng. Như cụ Nguyễn Du đã mở đầu bằng hai câu trong tác phẩm Kim Vân Kiều :
Trăm năm trong cõi người ta
Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau
Trong bài viết này, cuộc đời của Thanh Nga sẽ được chia làm nhiều giai đoạn, từ tuổi thơ ấu đến trưởng thành, sự nghiệp sân khấu, những mối tình trong đời và cuối cùng là số mạng của cô kết thúc thật ngắn ngủi đúng vào năm vận hạn. Một kiếp hồng nhan ... đa truân và mệnh bạc !
Cô Gái Mang Tên Juliette Nga.
Thanh Nga là con gái của bà Nguyễn Thị Thơ sanh trưởng tại Tây Ninh năm 1942 (tuổi Nhâm Ngọ). Bà Thơ lấy ông hội đồng Nguyễn Văn Lợi tại Tây Ninh, có hai người
con là Nguyễn Hữu Thình sanh năm 1940 (tuổi Canh Thìn) và Nguyễn Thị Ngạ Ông Lợi vốn có đời vợ trước, có mấy người con mà người nổi tiếng trong giới kinh doanh điện ảnh sau này chính là bà Gilberte Nguyễn Văn Lợi, chủ nhân hãng nhập cảng phim nổi tiếng Cosunam tại Saigon ở đường Nguyễn Thái Học gần nhà Tổng phát hành sách báo Độc Lập và Nam Cường. Bà Gilberte còn một người chị sống tại Pháp là bà Licie Nguyễn Văn Lợi, và một người em trai nữa tên Charles.
Ông hội đồng Lợi bị Việt Minh sát hại khoảng năm 1945 trong một kỳ ông đi thâu lúa ruộng. Bà Thơ góa chồng mấy năm, sau mới chấp nối cùng với nghệ sĩ cải lương Năm Nghĩa (người gốc Bạc Liêu) lúc ấy đang hát cho đoàn Hậu Tấn trình diễn khắp nơi tại
miền Nam. Cùng với Năm Nghĩa bà Thơ có thêm năm người con nữa, trong số đó có một người tiếp tục theo nghiệp cầm ca là nghệ sĩ Bảo Quốc.
Do là con của ông hội đồng Lợi nên hai anh em Hữu Thình và Thanh Nga đều có quốc tịch Pháp từ nhỏ. Thanh Nga mang tên Juliette, còn Hữu Thình (tôi không nhớ rõ
lắm) là Albert hay Gilbert gì đó. Bà Thơ vốn là người giỏi dắn, thông minh cơ xảo nên nghệ sĩ Năm Nghĩa lấy bà chỉ một năm sau là họ khai trương bảng hiệu thành lập đoàn hát mang tên Thanh Minh vào năm 1950. Do đó mà cuộc đời của cô gái mang tên Juliette Nga gắn bó với sân khấu từ thuở còn thơ dại.
Người Thiếu Nữ Không Có Tuổi Xuân ThìThời kỳ 1950 là lúc danh ca sáu câu Năm Nghĩa ở đỉnh cao sáng chói nhất, nên khi thành lập gánh hát một mình ông vừa là diễn viên chánh, vừa là soạn giả và hướng dẫn sân khấu cho nghệ sĩ trong đoàn. Bà Thơ lúc ấy vì các con còn nhỏ, nên sự quán xuyến cùng
chồng lo cho đoàn hát chưa được hoàn toàn lắm.
Tuổi thơ của Juliette cũng lớn dần theo tháng năm cùng với sự trưởng thành và vững vàng của gánh hát gia đình. Cô bé Nga mê say ánh đèn sân khấu, nên cuối
cùng rồi thì nghệ sĩ Năm Nghĩa cũng đã phải chìu ý. Hướng dẫn uốn nắn từng chút cho cô bé chập chững làm quen với ánh đèn màu, lãnh những vai phụ (ngay khi chưa ... đủ tuổi). Cô đã trang điểm, mặc áo dài người lớn và mang guốc cao gót cho cao để đóng những vai ... thiếu nữ. Không những Năm Nghĩa uốn nắn tập luyện cho cô, mà còn có những người bạn sân khấu của ông cũng tiếp phần chỉ dạy cho Thanh Nga, trong đó có bà
Phùng Há và nghệ sĩ Thanh Loan. Người chỉ dẫn về phong cách diễn xuất, kẻ uốn nắn lời cạ Bà Thanh Loan vốn là "người tình" của ông Trần Tấn Quốc (thuộc lớp ký giả tiền phong kỳ cựu vào thời ấy), ông Quốc là chủ nhiệm nhựt báo Tiếng Dội, người có sáng kiến thành lập giải Thanh Tâm. Bà Loan vào khoảng năm 1968 không biết chuyện hụi hè sao đó, mà đã bỏ trốn vào trong bưng theo cách mạng luôn cho tới sau tháng 4 năm 1975 mới trở lại Saigon.
Trở lại với cuộc đời Thanh Nga, tại sao gọi cô là người thiếu nữ không có tuổi xuân? Lẽ thật giản dị, vì cô đã trưởng thành quá sớm, lên sân khấu khi tuổi còn nhỏ dại, cô đã lớn lên ... khi tuổi đời còn non nớt. Như bao thiếu nữ khác cùng trang lứa, cũng có những giây phút lãng mạn, mơ mộng, ôm ấp những ước vọng và hoài bão đầu đời của tuổi dậy thì, một chàng trai anh tuấn nào đó đến với mình trong cuộc đời mai sau. Thế nhưng, Thanh Nga không được có những phút giây ấy, cô như con chim nhỏ chỉ biết cất
cao tiếng hót trong chiếc lồng son ... sân khấu, và tuổi thơ ngây đã vụt qua lúc nào không hay.
Đỉnh cao sáng chói nhất đến với Thanh Nga vào năm 1958, khi cô được nhận lãnh huy chương vàng diễn viên xuất sắc giải Thanh Tâm của ký giả Trần Tấn Quốc, một giải thưởng sân khấu giá trị dành cho những nghệ sĩ trẻ có nhiều triển vọng nhất trong năm. Năm ấy Thanh Nga mới vừa 17 tuổi.
Huy chương vàng năm kế tiếp 1959 có hai diễn viên trẻ một nam, một nữ cùng đoạt giải Thanh Tâm là Hùng Minh và Lan Chi. Xin mở ngoặc ở đây để nhắc thêm về đôi nghệ sĩ nàỵ Hùng Minh sau đó tiếp tục theo nghề hát nhưng không mấy nổi tiếng mặc dù anh có sắc vóc đủ tiêu chuẩn của một anh kép chánh (chỉ thiếu có giọng hát truyền cảm). Trôi nổi nhiều năm dưới ánh đèn màu, Hùng Minh kết hôn với danh ca Thanh Hương (cô
có làn hơi trong vút nổi tiếng với bài vọng cổ "Cô Bán Đèn Hoa Giấy"). Thanh Hương là con gái của nghệ sĩ tiền phong Năm Châu cùng với cô Tư Sạn.
Hùng Minh theo đuổi nghề đến tận cùng, sau khi Thanh Hương mất vì sanh khó vào khoảng năm 71, 72 anh vẫn tiếp tục nghiệp dĩ cho đến nay. Nhưng từ sau năm 1975,
Hùng Minh có khuynh hướng ngã về diễn hài hơn là mùi.
Trường hợp huy chương vàng Lan Chi thì sau khi đoạt giải Thanh Tâm vào năm 1959, có lẽ không có hướng phát triển nên sau đó vài năm cô đã bỏ nghề luôn.
Biến Cố Làm Đổi Thay Cuộc Đời Thanh Nga
Sau khi đoạt giải Thanh Tâm năm 1958, tài năng của Thanh Nga ngày một đi lên cũng như sự lớn mạnh của đoàn hát gia đình mang tên Thanh Minh. Từ ấy cô đã có thể thủ
diễn những vai quan trọng hơn, một cách tự tin và vững vàng bên cạnh những đàn chị như Ngọc Nuôi, Út Bạch Lan, Kim Giác ...
Nhưng bất hạnh thay, một biến cố lớn đã xảy ra mà có thể đó là nguyên nhân ảnh hưởng nhiều đến cuộc đời của Thanh Nga về sau này. Đó là nghệ sĩ Năm Nghĩa, người cha kế của cô, người đã có công đào tạo và dẫn dắt cô trên bước đường nghệ thuật, sau nhiều năm xốc vác, lo toan cho đoàn hát từ tháng 5 năm 1950 đã lâm bệnh và qua đời vào những tháng gần cuối năm 1959 tại bệnh viện Đồn Đất (Grall).
Bây giờ người ta mới thấy khả năng quáng xuyến và tài điều hành giỏi của bà Nguyễn Thị Thơ, thân mẫu của Thanh Nga. Chồng mất không bao lâu, bà Thơ đã cho đoàn hát mang tên mới thành Đoàn ca kịch Thanh Minh - Thanh Nga, với Thanh Nga là diễn viên chánh, và đưa đoàn hát trở nên một đại ban vào những năm 60, 61. Lúc bấy giờ, các báo Xuân xuất bản tại Saigon hầu hết đều có nguyên một trang quảng cáo ở bìa sau mỗi năm của đoàn Thanh Minh - Thanh Nga với hình ảnh của các diễn viên trong đoàn cùng với lịch trình diễn Tết trong suốt một tháng.
Thời gian này Thanh Nga rất đẹp, một nét đẹp tự nhiên và sắc vóc rất thanh nhã đài các, cô là một đóa hoa rực rỡ trong giới nghệ sĩ cùng thời nhưng nổi trội hơn cả. Ong bướm tránh sao khỏi dập dìu, nhưng một bông hoa đẹp thắm tươi chỉ nên để cho người ta ngắm,
nhất là khi ấy cô còn có một người giữ vườn quá ... cơ trí, người ấy không ai khác hơn là mẹ ruột cô, bà Thợ Và cứ thế, Thanh Nga để cho tuổi xuân mình cứ tiếp tục trôi, trong khi ấy có biết bao nhiêu người chỉ mong được ... lọt vào mắt xanh của nàng.
Những bậc đại công tử, thương gia thời ấy thiếu gì, như anh Thành con bà Bút Trà (chủ nhiệm báo Saigon Mới), Nghĩa Hynos thương gia (người từng mời tài tử Vương Vũ từ Hong Kong về Saigon quay một đoạn phim quảng cáo kem đánh răng Hynos năm 1971, khiến cuộc đời của anh tài tử Tàu gốc Chợ Lớn này về sau xuống dốc luôn), không kể nhiều chàng soạn giả, nhạc sĩ, bác sĩ, ký giả, tài tử điện ảnh đều có những ước mơ ...
thầm kín với Thanh Nga, hằng đêm đã ngồi ngay hàng ghế thứ nhất sát sân khấu chỉ để được ngắm nàng. Giới chính trị còn có cả đại sứ P.Đ.Lâm sau này cũng vì quá "ái mộ" Thanh Nga mà đã bị gài bẫy triệt hạ uy tín ngay tại Paris trong lúc hòa đàm đang diễn ra
tại Pháp năm 1969. Thậm chí kể cả những diễn viên sân khấu, bạn đồng diễn với Thanh Nga cũng dành cho cô mối tình cảm rất sâu đậm như Hữu Phước, Thành Được ...
Ở Mỹ chắc hẳn bạn đọc không thể không biết nữ tài tử trẻ đẹp Brooke Shields khoảng hơn mười năm trước đây, cô nổi tiếng khi mới 15 tuổi qua cuốn phim Blue Lagoon (Đầm Xanh), có bà mẹ Teri bên cạnh cô suốt cuộc đời để ... chăm sóc, và chăm sóc quá kỹ nên cuộc đời cô cũng không còn mùa xuân, và trường hợp này cũng gần giống như với hoàn cảnh của Thanh Nga ngày xưa.
Và mặc dầu đã trưởng thành, Thanh Nga vẫn mãi mãi là con chim quý chỉ biết hót trong lòng son, không thể vươn đôi cánh bay đi theo ý mình. Dưới đôi mắt của một nhà kinh doanh chính là bà mẹ ruột của mình, một nghệ sĩ tên tuổi như cô không thể có đời sống riêng, và vì thế Thanh Nga không thể lập gia đình, cô đành phải hy sinh hạnh phúc cá nhân chìu theo nhu cầu, sự sống còn của đoàn hát và gia đình ?
Khúc Quanh Bên Đời
Sau biến cố Tết Mậu Thân 1968, sinh hoạt sân khấu xuống dốc do tình hình chiến cuộc gia tăng, đô thành lại có lệnh giới nghiêm nên các rạp hát phải mở màn sớm do đó số thâu không còn khả quan như trước. Một ít đoàn hát nhỏ phải tan rã, các diễn viên lớn phải
tìm về với các đại ban để tiếp tục nghề nghiệp.
Trong số này có Thành Được, sau khi tan vỡ cuộc sống lứa đôi với Út Bạch Lan (cũng như đoàn hát của hai người) anh về đầu quân cho Thanh Minh - Thanh Ngạ Ở -dây, có một khoảng thời gian tưởng như cuộc đời Thanh Nga phải đi vào một khúc quanh mới, yên ổn hơn. Với Thành Được, một người bạn diễn mà cô cảm thấy tương xứng nhất, mà một trong những vở diễn tâm đác nhất (đối với cả hai) là vở "Sân Khấu Về Khuya" của soạn giả Năm Châu, vai Lĩnh Nam và Giáng Hương. Nhưng Thanh Nga không thể thoát ra được khỏi định mệnh (tại nhân hay tại thiên ?...) một nghệ sĩ nổi danh như cô không thể nào có gia đình (chính thức) như bao nhiêu người khác !
Sự sâu xé dằn vặt từ nhiều phía, cuối cùng Thành Được thất vọng rời bỏ đoàn Thanh Minh -Thanh Nga với cái đầu cạo trọc, tâm sự ủ ê. Có dạo thiên hạ đồn Thanh Nga cũng chán đời, muốn tự tử, cạo đầu đi tu
v.v...
Rồi sau cùng thì với một uẩn khúc khác, Thanh Nga trong chiếc áo cưới bước lên xe hoa chính thức cùng đại úy Mẫn, tiệc cưới có đãi đằng long trọng tại nhà hàng, có báo chí tới dự, với rất nhiều nghệ sĩ các giới, rượu champagne nổ dòn tan. Cuộc vui chưa được
bao lâu, vài tháng sau đại úy Mẫn ra tòa quân sự lãnh án và vào tù. Tiếp đó một loạt những scandale khác dồn dập tới như oan khiên đeo đẳng cuộc đời Thanh
Nga.
Các báo Saigon loan tin giựt gân, một người đàn bà tố cáo Thanh Nga giựt chồng bà ta, rồi đến một bà nhà quê (không biết do ai mướn ?) lên Saigon đến các báo yêu cầu đăng tin chính bà là mẹ ruột Thanh Nga muốn nhận lại con sau nhiều năm thất lạc. Tất cả những rối rắm dường như có lớp lang thứ tự, xô đẩy cô đến nghiệt ngã tang thương.
Đến lúc này thì "cặp mắt kinh doanh" không còn tác động với cô được nữa, Thanh Nga muốn bay ra khỏi những vướng mắc bằng chính đôi cánh của mình, của con chim quý trong chiếc lồng son. Năm đó cô gặp người bạn đời sau cùng, luật sư cựu đông lý văn
phòng Bộ Thông Tinh, Phạm Duy Lân. Cũng là năm mà đoàn Thanh Minh - Thanh Nga chính thức đóng cửa. Cô hoàn toàn có một cuộc đời mới ...
Quyết định tách rời khỏi gia đình, rời bỏ mái ấm 240 Trần Hưng Đạo, ra khỏi sự chăm sóc ..., đối với Thanh Nga là một quyết định quan trọng dù cô biết rằng tình cảm có thể sứt mẻ rất lớn. Nhưng Thanh Nga nghĩ rằng sự hy sinh bấy nhiêu đã quá đủ, cô có quyền
định đoạt cho cuộc đời cô khi đã đến lúc.
Hồng Nhan Bạc Mệnh Có Phải Giành Riêng cho Thanh Nga & Ca Sĩ Ngọc Lan
Khi tôi còn là một đứa trẻ ngồi lê la chơi bán hàng với trẻ con cùng xóm, thì Thanh Nga đã nổi tiếng lắm rồi. Dù khi ấy cô cũng chỉ vào tuổi đôi mươi, và dù thế giới cổ nhạc có biết bao nhiêu là tên tuổi như Bạch Tuyết, Phượng Liên, Lệ Thủy, Mỹ Châu, Út Bạch Lan… chưa kể đến những nghệ sĩ lão thành như Phùng Há, Kim Chung. Qua báo chí, tôi được biết Thanh Nga lập gia đình với một quân nhân chức phận. Báo chí thời đó cũng bàn luận về những hạnh phúc hoặc đổ vỡ trong cuộc đời riêng tư của cô. Nhưng chuyện đời tư của Thanh Nga khi đó và cả sau này cũng không phải là chuyện để một đứa con nít như tôi quan tâm. Chị em chúng tôi thích Thanh Nga trước hết là ở dáng dấp mảnh mai đài các. Giọng ca của cô cũng khác những giọng ca cải lương của thời ấy. Khi cô đào Lệ Thủy hay Mỹ Châu lên sáu câu vọng cổ, ai cũng vỗ tay nồng nhiệt, khen giọng ca ngọt lịm như mía lùi. Nhưng chúng tôi lại thấy giọng ca rất tự nhiên của cô mới là đặc biệt. Nó không mùi mẫn, cũng không sướt mướt khóc than. Thế mà khi cô ngân, cách rung ở làn hơi lại nghe buồn như tiếng khóc.
Khả năng hiểu biết và trình độ thưởng thức nhạc cải lương của tôi rất hạn hẹp. Vậy mà tối thứ Sáu nào có những vở cải lương do Thanh Nga trình diễn, tôi cũng đều dán mắt vào cái TV. Có khi đào kép hát lâu quá, tôi phải chạy đi tìm một cái gì ăn vặt rồi trở lại mà những câu vọng cổ xàng xê vẫn chưa dứt. Chỉ có khi Thanh Nga xuất hiện là tôi mới chịu ngồi yên, nhìn ngắm chiếc miệng nhỏ bé xinh xắn của cô không ngớt buông ra những lời ca thắm thiết bi ai. Chúng tôi nhất định cho rằng môi của Thanh Nga là môi trái tim và khuôn mặt của cô chính là khuôn mặt trái soan như thường hay nghe tả trong sách vở. Thanh Nga còn có một mái tóc dài óng ả. Có khi được bới cao, có lúc lại xõa dài ôm lấy bờ vai tùy theo vai trò cô thủ diễn. Và hình như lúc nào tôi cũng thấy hình ảnh của cô đi đôi với mái tóc dài. Một mái tóc đen dài và thẳng tắp mang đầy vẻ thùy mị e ấp của người con gái Việt Nam. Nụ cười và giọng nói của cô thì trăm hình vạn trạng. Trong vở “Giai Nhân Và Bạo Tướng” cô dùng mỹ nhân kế cười nói nũng nịu lả lơi bao nhiêu thì trong “Tiếng Trống Mê Linh” giọng cô lại sang sảng uy quyền bấy nhiêu.
Tuy Thanh Nga xuất thân từ giới cổ nhạc, nhưng nhan sắc và khả năng diễn xuất của cô đã mang cô sang những lãnh vực khác. Nhiều nhà làm phim ảnh đã mời cô đóng phim. Những phim như Nắng Chiều, Năm Vua Hề Về Làng, được coi là khá thành công. Nhưng thật ra kỹ thuật điện ảnh ở giai đoạn còn phôi thai đã không phản ảnh được đúng khả năng của cô. Sở trường của cô là trình diễn trên sân khấu. Phải nhìn cô hát và diễn mới thấy được trọn vẹn tài năng của cô. Tuy nhiên, ở bộ môn kịch nói, cô rất duyên dáng và điệu nghệ không kém gì so với bộ môn cải lương. Có một vở kịch tôi không còn nhớ tên. Trong đó cô thủ vai nữ chúa của một băng đảng, lái motocycle trong bộ y phục gọn gàng thời trang, khác hẳn khi cô yểu điệu tha thướt trên sân khấu cải lương. Mái tóc cô được cột ra phía sau bằng một giải lụa dài. Vòng chân bước ra khỏi chiếc motocycle, cô dùng tay rút chiếc khăn buộc tóc và xổ tung mái tóc một cách rất điệu nghệ. Trông cô giống như một trong những người đẹp của điệp viên hào hoa 007 James Bond.
Thanh Nga có người em trai thân thiết là nghệ sĩ cải lương Bảo Quốc. Anh rất đẹp trai và có cái miệng duyên dáng như chị mình. Sau này, Bảo Quốc hầu như chỉ đóng vai hài. Trong một vở tuồng cải lương mà tôi lại không nhớ tên cũng vì cái tật không ngồi yên một chỗ, Bảo Quốc đóng vai một tên lính hống hách, đến hạch sách gia đình một thanh niên rất nghèo nhưng rất hiếu thảo và hiếu học. Để tâng công với chủ tướng của mình, anh lính Bảo Quốc đã “nói xấu” anh học trò nhà nghèo đó đại khái như sau: “Dạ bẩm Quan. Thằng này nó xảo quyệt, nói láo dữ lắm! Nhà chỉ có một chén cơm nguội nó nhường cho mẹ. Mẹ hỏi con ăn chưa? Nó dám nói con ăn no lắm rồi, xin mẹ cứ dùng hết đi. Nó nói láo như vậy đó quan!” Câu nói chỉ có vậy mà cách nói cùng điệu bộ hết sức nghiêm trọng của anh hề Bảo Quốc đã làm cho hai chị em tôi cười nghiêng ngả.
Khi thủ vai Trưng Trắc trong Tiếng Trống Mê Linh, Thanh Nga đang ở tột đỉnh danh vọng. Nhan sắc ở lứa tuổi ba mươi nơi cô là nhan sắc của người đàn bà mang đầy tự tin. Tôi không còn thấy một Thanh Nga thiếu nữ đượm nỗi buồn như ngày trước nữa. Mặt cô sáng như trăng rằm và nụ cười vô cùng rạng rỡ. Ai đã xem Tiếng Trống Mê Linh chắc cũng phải nhớ hoài nét xuất thần của cô khi giải thích cho em là Trưng Nhị vì sao phải làm bộ nhún nhường trước quân xâm lăng. Trong ánh lửa bập bùng, mặt cô uy nghi như một thánh nữ. Mắt cô long lanh mối hận phải trả thù cho chồng, đôi môi hình trái tim (Tôi vẫn cho là hình trái tim) mím chặt cương quyết. Cô ví chiến thuật tấn công của mình như của loài mãnh hổ, bao giờ cũng co chân thủ thế trước khi giương móng vuốt chồm lên hạ con mồi. Cô muốn cho khán giả thấy đàng sau tấm thân liễu yếu đào tơ đó là cả một sức mạnh và một khối óc phi thường. Vở tuồng Tiếng Trống Mê Linh đã nhắc lại sự thua chạy của quân Tàu xâm lăng dưới tay chị em Trưng Trắc, Trưng Nhị trong lịch sử Việt Nam ở hàng bao nhiêu thế kỷ trước. Thanh Nga diễn xuất quá thần sầu và vở tuồng quá nổi tiếng nên khi cô mất đi, hầu như tất cả báo chí dư luận đều cho rằng cô đã bị hạ sát vì lý do chính trị. Vở tuồng đã được dựng lên trong thời điểm mà Việt Nam và Trung Cộng đang có quan hệ không tốt đẹp. Tóm lại người ta cho rằng cô đã mất về tay những kẻ quá khích.
Chúng tôi không rõ chuyện thời sự. Chỉ vô cùng thương tiếc cho một nhan sắc tài hoa. Ngày được tin Thanh Nga mất ai cũng bàng hoàng không tin đó là sự thật. Cứ tưởng lại có người muốn tung tin giật gân và cũng cứ mong là như vậy. Nhưng rồi đám tang của cô được diễn ra, qua nhiều đường phố và cuối cùng mang cô về an nghỉ trong một nghĩa trang nhỏ ở Gia Định. Rất nhiều khán giả đã theo tiễn chân cô, nhỏ lệ khóc thương cho người nghệ sĩ vắn số. Nhiều ngày sau đó, sự ra đi của cô vẫn còn là một đề tài sôi động cho mọi giới. Trong buổi tụ họp bạn bè ở một ngày cuối năm. Chúng tôi ngồi bên nhau ưu tư cho tương lai trước mặt. Nói hết chuyện này đến chuyện khác xong lại nhắc đến Thanh Nga. Một người kết luận bằng câu “Hồng nhan bạc phận.” Có tiếng phản đối: “Đâu phải cái gì cũng đổ thừa cho định mệnh?”
Người lên tiếng phản đối đó sau này trở thành ca sĩ Ngọc Lan. Để rồi nhiều năm sau đó, lại có người mượn chữ “Hồng nhan bạc phận” để nói về cái chết cũng như cuộc sống của chính cô(Ngọc Lan).
Nữ Nghệ Sĩ Thanh Nga -- Một Kiếp Hồng Nhan Đa Truân
Võ Lương
* Cuộc đời của người thiếu nữ không có tuổi xuân thì.
* Mất đúng vào năm tuổi, không thoát khỏi mệnh số.
Sanh năm Nhâm Ngọ (1942), Mất năm Mậu Ngọ (1978).Từ lâu, tôi có ý định viết một bài về nữ nghệ sĩ Thanh Nga nhưng chưa có dịp, kể từ sau ngày cô mất đi (26-11-1978), vĩnh viễn rời xa sân khấu và cuộc đời.
Thật ra, Thanh Nga quá nổi danh, được nhiều người biết đến nên viết về cuộc đời cô cũng đã từng có người viết rồi. Ở đây chúng tôi muốn nói về một khía cạnh khác trong cuộc đời của người nữ nghệ sĩ tài sắc vẹn toàn này, đó là câu "tài mệnh tương đố" dường như thể hiện rõ trong cuộc đời cô kể từ khi chào đời cho đến ngày mất đi, ảnh hưởng qua số mạng. Như cụ Nguyễn Du đã mở đầu bằng hai câu trong tác phẩm Kim Vân Kiều :
Trăm năm trong cõi người ta
Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau
Trong bài viết này, cuộc đời của Thanh Nga sẽ được chia làm nhiều giai đoạn, từ tuổi thơ ấu đến trưởng thành, sự nghiệp sân khấu, những mối tình trong đời và cuối cùng là số mạng của cô kết thúc thật ngắn ngủi đúng vào năm vận hạn. Một kiếp hồng nhan ... đa truân và mệnh bạc !
Cô Gái Mang Tên Juliette Nga.
Thanh Nga là con gái của bà Nguyễn Thị Thơ sanh trưởng tại Tây Ninh năm 1942 (tuổi Nhâm Ngọ). Bà Thơ lấy ông hội đồng Nguyễn Văn Lợi tại Tây Ninh, có hai người
con là Nguyễn Hữu Thình sanh năm 1940 (tuổi Canh Thìn) và Nguyễn Thị Ngạ Ông Lợi vốn có đời vợ trước, có mấy người con mà người nổi tiếng trong giới kinh doanh điện ảnh sau này chính là bà Gilberte Nguyễn Văn Lợi, chủ nhân hãng nhập cảng phim nổi tiếng Cosunam tại Saigon ở đường Nguyễn Thái Học gần nhà Tổng phát hành sách báo Độc Lập và Nam Cường. Bà Gilberte còn một người chị sống tại Pháp là bà Licie Nguyễn Văn Lợi, và một người em trai nữa tên Charles.
Ông hội đồng Lợi bị Việt Minh sát hại khoảng năm 1945 trong một kỳ ông đi thâu lúa ruộng. Bà Thơ góa chồng mấy năm, sau mới chấp nối cùng với nghệ sĩ cải lương Năm Nghĩa (người gốc Bạc Liêu) lúc ấy đang hát cho đoàn Hậu Tấn trình diễn khắp nơi tại
miền Nam. Cùng với Năm Nghĩa bà Thơ có thêm năm người con nữa, trong số đó có một người tiếp tục theo nghiệp cầm ca là nghệ sĩ Bảo Quốc.
Do là con của ông hội đồng Lợi nên hai anh em Hữu Thình và Thanh Nga đều có quốc tịch Pháp từ nhỏ. Thanh Nga mang tên Juliette, còn Hữu Thình (tôi không nhớ rõ
lắm) là Albert hay Gilbert gì đó. Bà Thơ vốn là người giỏi dắn, thông minh cơ xảo nên nghệ sĩ Năm Nghĩa lấy bà chỉ một năm sau là họ khai trương bảng hiệu thành lập đoàn hát mang tên Thanh Minh vào năm 1950. Do đó mà cuộc đời của cô gái mang tên Juliette Nga gắn bó với sân khấu từ thuở còn thơ dại.
Người Thiếu Nữ Không Có Tuổi Xuân ThìThời kỳ 1950 là lúc danh ca sáu câu Năm Nghĩa ở đỉnh cao sáng chói nhất, nên khi thành lập gánh hát một mình ông vừa là diễn viên chánh, vừa là soạn giả và hướng dẫn sân khấu cho nghệ sĩ trong đoàn. Bà Thơ lúc ấy vì các con còn nhỏ, nên sự quán xuyến cùng
chồng lo cho đoàn hát chưa được hoàn toàn lắm.
Tuổi thơ của Juliette cũng lớn dần theo tháng năm cùng với sự trưởng thành và vững vàng của gánh hát gia đình. Cô bé Nga mê say ánh đèn sân khấu, nên cuối
cùng rồi thì nghệ sĩ Năm Nghĩa cũng đã phải chìu ý. Hướng dẫn uốn nắn từng chút cho cô bé chập chững làm quen với ánh đèn màu, lãnh những vai phụ (ngay khi chưa ... đủ tuổi). Cô đã trang điểm, mặc áo dài người lớn và mang guốc cao gót cho cao để đóng những vai ... thiếu nữ. Không những Năm Nghĩa uốn nắn tập luyện cho cô, mà còn có những người bạn sân khấu của ông cũng tiếp phần chỉ dạy cho Thanh Nga, trong đó có bà
Phùng Há và nghệ sĩ Thanh Loan. Người chỉ dẫn về phong cách diễn xuất, kẻ uốn nắn lời cạ Bà Thanh Loan vốn là "người tình" của ông Trần Tấn Quốc (thuộc lớp ký giả tiền phong kỳ cựu vào thời ấy), ông Quốc là chủ nhiệm nhựt báo Tiếng Dội, người có sáng kiến thành lập giải Thanh Tâm. Bà Loan vào khoảng năm 1968 không biết chuyện hụi hè sao đó, mà đã bỏ trốn vào trong bưng theo cách mạng luôn cho tới sau tháng 4 năm 1975 mới trở lại Saigon.
Trở lại với cuộc đời Thanh Nga, tại sao gọi cô là người thiếu nữ không có tuổi xuân? Lẽ thật giản dị, vì cô đã trưởng thành quá sớm, lên sân khấu khi tuổi còn nhỏ dại, cô đã lớn lên ... khi tuổi đời còn non nớt. Như bao thiếu nữ khác cùng trang lứa, cũng có những giây phút lãng mạn, mơ mộng, ôm ấp những ước vọng và hoài bão đầu đời của tuổi dậy thì, một chàng trai anh tuấn nào đó đến với mình trong cuộc đời mai sau. Thế nhưng, Thanh Nga không được có những phút giây ấy, cô như con chim nhỏ chỉ biết cất
cao tiếng hót trong chiếc lồng son ... sân khấu, và tuổi thơ ngây đã vụt qua lúc nào không hay.
Đỉnh cao sáng chói nhất đến với Thanh Nga vào năm 1958, khi cô được nhận lãnh huy chương vàng diễn viên xuất sắc giải Thanh Tâm của ký giả Trần Tấn Quốc, một giải thưởng sân khấu giá trị dành cho những nghệ sĩ trẻ có nhiều triển vọng nhất trong năm. Năm ấy Thanh Nga mới vừa 17 tuổi.
Huy chương vàng năm kế tiếp 1959 có hai diễn viên trẻ một nam, một nữ cùng đoạt giải Thanh Tâm là Hùng Minh và Lan Chi. Xin mở ngoặc ở đây để nhắc thêm về đôi nghệ sĩ nàỵ Hùng Minh sau đó tiếp tục theo nghề hát nhưng không mấy nổi tiếng mặc dù anh có sắc vóc đủ tiêu chuẩn của một anh kép chánh (chỉ thiếu có giọng hát truyền cảm). Trôi nổi nhiều năm dưới ánh đèn màu, Hùng Minh kết hôn với danh ca Thanh Hương (cô
có làn hơi trong vút nổi tiếng với bài vọng cổ "Cô Bán Đèn Hoa Giấy"). Thanh Hương là con gái của nghệ sĩ tiền phong Năm Châu cùng với cô Tư Sạn.
Hùng Minh theo đuổi nghề đến tận cùng, sau khi Thanh Hương mất vì sanh khó vào khoảng năm 71, 72 anh vẫn tiếp tục nghiệp dĩ cho đến nay. Nhưng từ sau năm 1975,
Hùng Minh có khuynh hướng ngã về diễn hài hơn là mùi.
Trường hợp huy chương vàng Lan Chi thì sau khi đoạt giải Thanh Tâm vào năm 1959, có lẽ không có hướng phát triển nên sau đó vài năm cô đã bỏ nghề luôn.
Biến Cố Làm Đổi Thay Cuộc Đời Thanh Nga
Sau khi đoạt giải Thanh Tâm năm 1958, tài năng của Thanh Nga ngày một đi lên cũng như sự lớn mạnh của đoàn hát gia đình mang tên Thanh Minh. Từ ấy cô đã có thể thủ
diễn những vai quan trọng hơn, một cách tự tin và vững vàng bên cạnh những đàn chị như Ngọc Nuôi, Út Bạch Lan, Kim Giác ...
Nhưng bất hạnh thay, một biến cố lớn đã xảy ra mà có thể đó là nguyên nhân ảnh hưởng nhiều đến cuộc đời của Thanh Nga về sau này. Đó là nghệ sĩ Năm Nghĩa, người cha kế của cô, người đã có công đào tạo và dẫn dắt cô trên bước đường nghệ thuật, sau nhiều năm xốc vác, lo toan cho đoàn hát từ tháng 5 năm 1950 đã lâm bệnh và qua đời vào những tháng gần cuối năm 1959 tại bệnh viện Đồn Đất (Grall).
Bây giờ người ta mới thấy khả năng quáng xuyến và tài điều hành giỏi của bà Nguyễn Thị Thơ, thân mẫu của Thanh Nga. Chồng mất không bao lâu, bà Thơ đã cho đoàn hát mang tên mới thành Đoàn ca kịch Thanh Minh - Thanh Nga, với Thanh Nga là diễn viên chánh, và đưa đoàn hát trở nên một đại ban vào những năm 60, 61. Lúc bấy giờ, các báo Xuân xuất bản tại Saigon hầu hết đều có nguyên một trang quảng cáo ở bìa sau mỗi năm của đoàn Thanh Minh - Thanh Nga với hình ảnh của các diễn viên trong đoàn cùng với lịch trình diễn Tết trong suốt một tháng.
Thời gian này Thanh Nga rất đẹp, một nét đẹp tự nhiên và sắc vóc rất thanh nhã đài các, cô là một đóa hoa rực rỡ trong giới nghệ sĩ cùng thời nhưng nổi trội hơn cả. Ong bướm tránh sao khỏi dập dìu, nhưng một bông hoa đẹp thắm tươi chỉ nên để cho người ta ngắm,
nhất là khi ấy cô còn có một người giữ vườn quá ... cơ trí, người ấy không ai khác hơn là mẹ ruột cô, bà Thợ Và cứ thế, Thanh Nga để cho tuổi xuân mình cứ tiếp tục trôi, trong khi ấy có biết bao nhiêu người chỉ mong được ... lọt vào mắt xanh của nàng.
Những bậc đại công tử, thương gia thời ấy thiếu gì, như anh Thành con bà Bút Trà (chủ nhiệm báo Saigon Mới), Nghĩa Hynos thương gia (người từng mời tài tử Vương Vũ từ Hong Kong về Saigon quay một đoạn phim quảng cáo kem đánh răng Hynos năm 1971, khiến cuộc đời của anh tài tử Tàu gốc Chợ Lớn này về sau xuống dốc luôn), không kể nhiều chàng soạn giả, nhạc sĩ, bác sĩ, ký giả, tài tử điện ảnh đều có những ước mơ ...
thầm kín với Thanh Nga, hằng đêm đã ngồi ngay hàng ghế thứ nhất sát sân khấu chỉ để được ngắm nàng. Giới chính trị còn có cả đại sứ P.Đ.Lâm sau này cũng vì quá "ái mộ" Thanh Nga mà đã bị gài bẫy triệt hạ uy tín ngay tại Paris trong lúc hòa đàm đang diễn ra
tại Pháp năm 1969. Thậm chí kể cả những diễn viên sân khấu, bạn đồng diễn với Thanh Nga cũng dành cho cô mối tình cảm rất sâu đậm như Hữu Phước, Thành Được ...
Ở Mỹ chắc hẳn bạn đọc không thể không biết nữ tài tử trẻ đẹp Brooke Shields khoảng hơn mười năm trước đây, cô nổi tiếng khi mới 15 tuổi qua cuốn phim Blue Lagoon (Đầm Xanh), có bà mẹ Teri bên cạnh cô suốt cuộc đời để ... chăm sóc, và chăm sóc quá kỹ nên cuộc đời cô cũng không còn mùa xuân, và trường hợp này cũng gần giống như với hoàn cảnh của Thanh Nga ngày xưa.
Và mặc dầu đã trưởng thành, Thanh Nga vẫn mãi mãi là con chim quý chỉ biết hót trong lòng son, không thể vươn đôi cánh bay đi theo ý mình. Dưới đôi mắt của một nhà kinh doanh chính là bà mẹ ruột của mình, một nghệ sĩ tên tuổi như cô không thể có đời sống riêng, và vì thế Thanh Nga không thể lập gia đình, cô đành phải hy sinh hạnh phúc cá nhân chìu theo nhu cầu, sự sống còn của đoàn hát và gia đình ?
Khúc Quanh Bên Đời
Sau biến cố Tết Mậu Thân 1968, sinh hoạt sân khấu xuống dốc do tình hình chiến cuộc gia tăng, đô thành lại có lệnh giới nghiêm nên các rạp hát phải mở màn sớm do đó số thâu không còn khả quan như trước. Một ít đoàn hát nhỏ phải tan rã, các diễn viên lớn phải
tìm về với các đại ban để tiếp tục nghề nghiệp.
Trong số này có Thành Được, sau khi tan vỡ cuộc sống lứa đôi với Út Bạch Lan (cũng như đoàn hát của hai người) anh về đầu quân cho Thanh Minh - Thanh Ngạ Ở -dây, có một khoảng thời gian tưởng như cuộc đời Thanh Nga phải đi vào một khúc quanh mới, yên ổn hơn. Với Thành Được, một người bạn diễn mà cô cảm thấy tương xứng nhất, mà một trong những vở diễn tâm đác nhất (đối với cả hai) là vở "Sân Khấu Về Khuya" của soạn giả Năm Châu, vai Lĩnh Nam và Giáng Hương. Nhưng Thanh Nga không thể thoát ra được khỏi định mệnh (tại nhân hay tại thiên ?...) một nghệ sĩ nổi danh như cô không thể nào có gia đình (chính thức) như bao nhiêu người khác !
Sự sâu xé dằn vặt từ nhiều phía, cuối cùng Thành Được thất vọng rời bỏ đoàn Thanh Minh -Thanh Nga với cái đầu cạo trọc, tâm sự ủ ê. Có dạo thiên hạ đồn Thanh Nga cũng chán đời, muốn tự tử, cạo đầu đi tu
v.v...
Rồi sau cùng thì với một uẩn khúc khác, Thanh Nga trong chiếc áo cưới bước lên xe hoa chính thức cùng đại úy Mẫn, tiệc cưới có đãi đằng long trọng tại nhà hàng, có báo chí tới dự, với rất nhiều nghệ sĩ các giới, rượu champagne nổ dòn tan. Cuộc vui chưa được
bao lâu, vài tháng sau đại úy Mẫn ra tòa quân sự lãnh án và vào tù. Tiếp đó một loạt những scandale khác dồn dập tới như oan khiên đeo đẳng cuộc đời Thanh
Nga.
Các báo Saigon loan tin giựt gân, một người đàn bà tố cáo Thanh Nga giựt chồng bà ta, rồi đến một bà nhà quê (không biết do ai mướn ?) lên Saigon đến các báo yêu cầu đăng tin chính bà là mẹ ruột Thanh Nga muốn nhận lại con sau nhiều năm thất lạc. Tất cả những rối rắm dường như có lớp lang thứ tự, xô đẩy cô đến nghiệt ngã tang thương.
Đến lúc này thì "cặp mắt kinh doanh" không còn tác động với cô được nữa, Thanh Nga muốn bay ra khỏi những vướng mắc bằng chính đôi cánh của mình, của con chim quý trong chiếc lồng son. Năm đó cô gặp người bạn đời sau cùng, luật sư cựu đông lý văn
phòng Bộ Thông Tinh, Phạm Duy Lân. Cũng là năm mà đoàn Thanh Minh - Thanh Nga chính thức đóng cửa. Cô hoàn toàn có một cuộc đời mới ...
Quyết định tách rời khỏi gia đình, rời bỏ mái ấm 240 Trần Hưng Đạo, ra khỏi sự chăm sóc ..., đối với Thanh Nga là một quyết định quan trọng dù cô biết rằng tình cảm có thể sứt mẻ rất lớn. Nhưng Thanh Nga nghĩ rằng sự hy sinh bấy nhiêu đã quá đủ, cô có quyền
định đoạt cho cuộc đời cô khi đã đến lúc.
Hồng Nhan Bạc Mệnh Có Phải Giành Riêng cho Thanh Nga & Ca Sĩ Ngọc Lan
Khi tôi còn là một đứa trẻ ngồi lê la chơi bán hàng với trẻ con cùng xóm, thì Thanh Nga đã nổi tiếng lắm rồi. Dù khi ấy cô cũng chỉ vào tuổi đôi mươi, và dù thế giới cổ nhạc có biết bao nhiêu là tên tuổi như Bạch Tuyết, Phượng Liên, Lệ Thủy, Mỹ Châu, Út Bạch Lan… chưa kể đến những nghệ sĩ lão thành như Phùng Há, Kim Chung. Qua báo chí, tôi được biết Thanh Nga lập gia đình với một quân nhân chức phận. Báo chí thời đó cũng bàn luận về những hạnh phúc hoặc đổ vỡ trong cuộc đời riêng tư của cô. Nhưng chuyện đời tư của Thanh Nga khi đó và cả sau này cũng không phải là chuyện để một đứa con nít như tôi quan tâm. Chị em chúng tôi thích Thanh Nga trước hết là ở dáng dấp mảnh mai đài các. Giọng ca của cô cũng khác những giọng ca cải lương của thời ấy. Khi cô đào Lệ Thủy hay Mỹ Châu lên sáu câu vọng cổ, ai cũng vỗ tay nồng nhiệt, khen giọng ca ngọt lịm như mía lùi. Nhưng chúng tôi lại thấy giọng ca rất tự nhiên của cô mới là đặc biệt. Nó không mùi mẫn, cũng không sướt mướt khóc than. Thế mà khi cô ngân, cách rung ở làn hơi lại nghe buồn như tiếng khóc.
Khả năng hiểu biết và trình độ thưởng thức nhạc cải lương của tôi rất hạn hẹp. Vậy mà tối thứ Sáu nào có những vở cải lương do Thanh Nga trình diễn, tôi cũng đều dán mắt vào cái TV. Có khi đào kép hát lâu quá, tôi phải chạy đi tìm một cái gì ăn vặt rồi trở lại mà những câu vọng cổ xàng xê vẫn chưa dứt. Chỉ có khi Thanh Nga xuất hiện là tôi mới chịu ngồi yên, nhìn ngắm chiếc miệng nhỏ bé xinh xắn của cô không ngớt buông ra những lời ca thắm thiết bi ai. Chúng tôi nhất định cho rằng môi của Thanh Nga là môi trái tim và khuôn mặt của cô chính là khuôn mặt trái soan như thường hay nghe tả trong sách vở. Thanh Nga còn có một mái tóc dài óng ả. Có khi được bới cao, có lúc lại xõa dài ôm lấy bờ vai tùy theo vai trò cô thủ diễn. Và hình như lúc nào tôi cũng thấy hình ảnh của cô đi đôi với mái tóc dài. Một mái tóc đen dài và thẳng tắp mang đầy vẻ thùy mị e ấp của người con gái Việt Nam. Nụ cười và giọng nói của cô thì trăm hình vạn trạng. Trong vở “Giai Nhân Và Bạo Tướng” cô dùng mỹ nhân kế cười nói nũng nịu lả lơi bao nhiêu thì trong “Tiếng Trống Mê Linh” giọng cô lại sang sảng uy quyền bấy nhiêu.
Tuy Thanh Nga xuất thân từ giới cổ nhạc, nhưng nhan sắc và khả năng diễn xuất của cô đã mang cô sang những lãnh vực khác. Nhiều nhà làm phim ảnh đã mời cô đóng phim. Những phim như Nắng Chiều, Năm Vua Hề Về Làng, được coi là khá thành công. Nhưng thật ra kỹ thuật điện ảnh ở giai đoạn còn phôi thai đã không phản ảnh được đúng khả năng của cô. Sở trường của cô là trình diễn trên sân khấu. Phải nhìn cô hát và diễn mới thấy được trọn vẹn tài năng của cô. Tuy nhiên, ở bộ môn kịch nói, cô rất duyên dáng và điệu nghệ không kém gì so với bộ môn cải lương. Có một vở kịch tôi không còn nhớ tên. Trong đó cô thủ vai nữ chúa của một băng đảng, lái motocycle trong bộ y phục gọn gàng thời trang, khác hẳn khi cô yểu điệu tha thướt trên sân khấu cải lương. Mái tóc cô được cột ra phía sau bằng một giải lụa dài. Vòng chân bước ra khỏi chiếc motocycle, cô dùng tay rút chiếc khăn buộc tóc và xổ tung mái tóc một cách rất điệu nghệ. Trông cô giống như một trong những người đẹp của điệp viên hào hoa 007 James Bond.
Thanh Nga có người em trai thân thiết là nghệ sĩ cải lương Bảo Quốc. Anh rất đẹp trai và có cái miệng duyên dáng như chị mình. Sau này, Bảo Quốc hầu như chỉ đóng vai hài. Trong một vở tuồng cải lương mà tôi lại không nhớ tên cũng vì cái tật không ngồi yên một chỗ, Bảo Quốc đóng vai một tên lính hống hách, đến hạch sách gia đình một thanh niên rất nghèo nhưng rất hiếu thảo và hiếu học. Để tâng công với chủ tướng của mình, anh lính Bảo Quốc đã “nói xấu” anh học trò nhà nghèo đó đại khái như sau: “Dạ bẩm Quan. Thằng này nó xảo quyệt, nói láo dữ lắm! Nhà chỉ có một chén cơm nguội nó nhường cho mẹ. Mẹ hỏi con ăn chưa? Nó dám nói con ăn no lắm rồi, xin mẹ cứ dùng hết đi. Nó nói láo như vậy đó quan!” Câu nói chỉ có vậy mà cách nói cùng điệu bộ hết sức nghiêm trọng của anh hề Bảo Quốc đã làm cho hai chị em tôi cười nghiêng ngả.
Khi thủ vai Trưng Trắc trong Tiếng Trống Mê Linh, Thanh Nga đang ở tột đỉnh danh vọng. Nhan sắc ở lứa tuổi ba mươi nơi cô là nhan sắc của người đàn bà mang đầy tự tin. Tôi không còn thấy một Thanh Nga thiếu nữ đượm nỗi buồn như ngày trước nữa. Mặt cô sáng như trăng rằm và nụ cười vô cùng rạng rỡ. Ai đã xem Tiếng Trống Mê Linh chắc cũng phải nhớ hoài nét xuất thần của cô khi giải thích cho em là Trưng Nhị vì sao phải làm bộ nhún nhường trước quân xâm lăng. Trong ánh lửa bập bùng, mặt cô uy nghi như một thánh nữ. Mắt cô long lanh mối hận phải trả thù cho chồng, đôi môi hình trái tim (Tôi vẫn cho là hình trái tim) mím chặt cương quyết. Cô ví chiến thuật tấn công của mình như của loài mãnh hổ, bao giờ cũng co chân thủ thế trước khi giương móng vuốt chồm lên hạ con mồi. Cô muốn cho khán giả thấy đàng sau tấm thân liễu yếu đào tơ đó là cả một sức mạnh và một khối óc phi thường. Vở tuồng Tiếng Trống Mê Linh đã nhắc lại sự thua chạy của quân Tàu xâm lăng dưới tay chị em Trưng Trắc, Trưng Nhị trong lịch sử Việt Nam ở hàng bao nhiêu thế kỷ trước. Thanh Nga diễn xuất quá thần sầu và vở tuồng quá nổi tiếng nên khi cô mất đi, hầu như tất cả báo chí dư luận đều cho rằng cô đã bị hạ sát vì lý do chính trị. Vở tuồng đã được dựng lên trong thời điểm mà Việt Nam và Trung Cộng đang có quan hệ không tốt đẹp. Tóm lại người ta cho rằng cô đã mất về tay những kẻ quá khích.
Chúng tôi không rõ chuyện thời sự. Chỉ vô cùng thương tiếc cho một nhan sắc tài hoa. Ngày được tin Thanh Nga mất ai cũng bàng hoàng không tin đó là sự thật. Cứ tưởng lại có người muốn tung tin giật gân và cũng cứ mong là như vậy. Nhưng rồi đám tang của cô được diễn ra, qua nhiều đường phố và cuối cùng mang cô về an nghỉ trong một nghĩa trang nhỏ ở Gia Định. Rất nhiều khán giả đã theo tiễn chân cô, nhỏ lệ khóc thương cho người nghệ sĩ vắn số. Nhiều ngày sau đó, sự ra đi của cô vẫn còn là một đề tài sôi động cho mọi giới. Trong buổi tụ họp bạn bè ở một ngày cuối năm. Chúng tôi ngồi bên nhau ưu tư cho tương lai trước mặt. Nói hết chuyện này đến chuyện khác xong lại nhắc đến Thanh Nga. Một người kết luận bằng câu “Hồng nhan bạc phận.” Có tiếng phản đối: “Đâu phải cái gì cũng đổ thừa cho định mệnh?”
Người lên tiếng phản đối đó sau này trở thành ca sĩ Ngọc Lan. Để rồi nhiều năm sau đó, lại có người mượn chữ “Hồng nhan bạc phận” để nói về cái chết cũng như cuộc sống của chính cô(Ngọc Lan).
Liên lạc N.A: Vui lòng gọi - ĐT kô nhận được tin nhắn
-
- Thành viên tích cực
- Bài viết: 37641
- Ngày tham gia: Chủ nhật T4 11, 2004 5:00 pm
[align=center]Thanh Nga và chuyến xe cuối cùng:[/align]
[align=center][/align]
Cách đây 26 năm, giới văn nghệ sĩ rúng động trước tin vợ chồng Thanh Nga bị bắn chết. Thủ phạm bị bắt và nhận tội sau 180 ngày điều tra truy xét. Dẫu khoảng cách thời gian đã xa, song cách đây 9 năm (1995), toàn bộ diễn biến cuộc điều tra đó được chọn đem ra trình bày và phân tích như một vụ án tiêu biểu trong hội thảo chuyên đề: Vụ án Thanh Nga do Tổng cục Cảnh sát nhân dân tổ chức nhân kỷ niệm 50 năm Ngày thành lập Công an nhân dân.
Những lắt léo, phức tạp và những bài học kinh nghiệm rút ra từ đó vẫn mang tính hữu ích trong khoa học hình sự nước ta và vẫn tỏa nóng trên các tường trình của hội thảo mà chúng tôi dùng làm một trong các nguồn tài liệu chính của loạt bài này.
Đêm 26/11/1978, diễn xong vở cải lương Thái hậu Dương Vân Nga ở một rạp hát thuộc quận Bình Thạnh, TP Hồ Chí Minh, nữ nghệ sĩ Thanh Nga bước lên chiếc xe định mệnh mang biển số 51A - 48, hiệu Volkswagen sơn màu xám nhạt. Chiếc xe này đưa bà ra đi vĩnh viễn vào lúc hơn 23 giờ khuya hôm ấy, sau phát súng quái ác của một kẻ lạ mặt nhắm vào bà. Viên đạn bắn trúng ngực trái, chưa xuyên ra sau lưng, nhưng đủ kết liễu sinh mệnh của bà năm 36 tuổi.
Ai giết? Và giết vì nguyên do gì? Người bị hiềm nghi và chất vấn đầu tiên là vệ sĩ Nguyễn Văn Các, 34 tuổi, làm nhiệm vụ bảo vệ Thanh Nga, ngồi cùng xe với bà trên chuyến đi cuối cùng đó, đã trình bày trước cơ quan an ninh:
- Tối ấy, chính chồng của chị Thanh Nga, tức đạo diễn Phạm Duy Lân cầm lái. Thanh Nga ngồi băng ghế phía sau với cháu Phạm Duy Hà Linh, tên thường gọi ở nhà là Cúc Cu, 5 tuổi, con của anh Lân và chị Nga. Xe nổ máy, tôi ngồi cạnh anh Lân, chạy từ quận Bình Thạnh theo đường Đinh Tiên Hoàng hướng về phía ngã sáu Sài Gòn, chỗ có tượng Phù Đổng Thiên Vương, từ từ dừng trước nhà Thanh Nga số 114 đường Ngô Tùng Châu. Tôi xuống trước, định mở cửa xe để Thanh Nga bước ra sau, nhưng khựng lại vì chợt có một chiếc Honda từ đâu phóng tới, dừng gấp trước cổng nghe một tiếng "xẹt", một bóng người vội vã nhảy xuống chìa súng vào gáy tôi, quát: "Đứng im... mày la tao bắn chết".
Hắn tống Các một đạp khá mạnh khiến Các ngã chúi úp mặt vào trong xe, phía trước, buộc phải nằm im. Chưa kịp hoàn hồn, Các đã nghe tiếng ông Lân kêu lên:
- Đừng có bắt con tôi (cháu Cúc Cu). Các anh muốn gì thì vợ chồng tôi cũng chịu hết.
Dường như hai bên giằng co nhau rồi một tiếng nổ, giọng Lân thều thào nói với Các: "Các ơi, cậu Ba bị bắn chết rồi" Tiếp đó là giọng Thanh Nga, hoảng hốt:
- Bắn thì bắn chết tôi đi, chớ đừng bắt con tôi.
Lại có tiếng động như chừng giằng qua giằng lại. Mấy giây sau, Các nghe tiếng nổ thứ hai và tiếng cháu Cúc Cu gọi thất thanh ba ơi, má ơi. Một giọng nói lạ vang lên, gấp gáp: "Thôi đi!". Khi ấy, Các có cảm giác không còn bị đè bởi chiếc đệm gối ban nãy nữa nên đứng dậy thì thấy hai bóng người đi xe Honda kia đang rời khỏi chiếc xe hơi đã gây án. Một tên ngồi lên Honda, do ánh sáng đèn đường lờ mờ không thấy rõ mặt, chỉ nhận ra hắn bận chiếc áo lam nhạt màu. Tên kia cầm súng, nước da ngăm ngăm, để tóc dài, khoảng hơn 30 tuổi, cao chừng thước sáu thước bảy, bận quần đen, áo màu gạch đậm. Bấy giờ tuy đã khuya, ở bên kia đường đối diện với nhà Thanh Nga (là nhà số 113 Ngô Tùng Châu) có hai chị em Lương Thị Thu (19 tuổi) và Lương Thị Bích đang học bài trên lầu khi nghe tiếng nổ và tiếng con nít khóc đã nhìn xuống, thấy hai tên đi xe Honda phóng chạy từ cổng nhà Thanh Nga về hướng ngã sáu Sài Gòn mất dạng. Lúc đó khoảng gần 23 giờ 30.
15 phút sau, đại tá Cáp Xuân Diệm, Cục trưởng Cục Cảnh sát kinh tế - Bộ Nội vụ, lúc bấy giờ là Phó giám đốc Sở Công an TP Hồ Chí Minh, đã đến nơi trực tiếp chỉ đạo xét nghiệm hiện trường, thấy trong xe có xáo trộn và nhiều vết máu, thu giữ một đầu đạn và một vỏ đạn. Khi đoàn khám nghiệm đến Bệnh viện Sài Gòn thì thi hài của hai vợ chồng nghệ sĩ Thanh Nga đã được đưa vào nhà xác. Do yêu cầu nghiệp vụ, sáng hôm sau 27/11, đại tá Diệu đề nghị khám nghiệm lại, thì thấy tử thi Thanh Nga vẫn mềm dịu bình thường, tử thi ông Phạm Duy Lân (hơn bà 20 tuổi) tay chân đã cứng: "Thanh Nga thân hình đẹp, hoàn mỹ, giống như hoa hậu thời nay, vú trái gần vết thương bị trúng đạn, nằm như người ngủ, sắc mặt vẫn tươi đẹp. Ông Lân người cứng cáp, to bự gấp đôi Thanh Nga, bị một vết thương (đạn bắn) ở ngực trái, xuyên thẳng hướng tim ra lưng" (báo cáo chuyên án Thanh Nga của ông Võ Tấn Thành, nguyên Đội trưởng đội trọng án Phòng Cảnh sát hình sự - Công an TP Hồ Chí Minh). Nội vụ lập tức gây chấn động trong dư luận giới văn nghệ sĩ Sài Gòn và khán giả hâm mộ Thanh Nga khắp miền Nam. Đồng chí Võ Văn Kiệt, bấy giờ là Bí thư Thành uỷ, đã trực tiếp nghe báo cáo và nêu ý kiến: "Đây không phải là vụ đơn thuần, vì Thanh Nga là một nghệ sĩ nổi tiếng nên yêu cầu ngành Công an phải tập trung chỉ đạo, tập trung lực lượng phát hiện bắt cho được đối tượng, xét xử nghiêm minh, kịp thời". Để chấp hành, ngay sau đó, một ban chuyên án được thành lập do trung tá Trịnh Thanh Thiệp, Trưởng phòng hình sự làm trưởng ban, đi sâu vào các chuyên án chính trị, các hoạt động phản cách mạng và tình báo CIA (vì không lâu trước ngày bị bắn, Thanh Nga nhận được thư nặc danh đòi thanh toán vì chị diễn xuất rất đạt các vai thể hiện tinh thần yêu nước chống ngoại xâm). Đồng thời cũng thành lập bộ phận nghiên cứu tỉ mỉ phương diện hình sự của vụ án. Theo đó, nổi lên 7 đối tượng khả nghi. Trong đó, vệ sĩ Nguyễn Văn Các nhanh chóng được loại trừ khỏi danh sách, ngay sau khi đối chiếu tường trình trên với một số tin tức nắm được. Vậy 6 người còn lại bị nghi ngờ là đã giết Thanh Nga gồm những ai?
Theo Báo Thanh Niên,
Còn tiếp: Dò theo những người tình nghệ sĩ...
[align=center][/align]
Cách đây 26 năm, giới văn nghệ sĩ rúng động trước tin vợ chồng Thanh Nga bị bắn chết. Thủ phạm bị bắt và nhận tội sau 180 ngày điều tra truy xét. Dẫu khoảng cách thời gian đã xa, song cách đây 9 năm (1995), toàn bộ diễn biến cuộc điều tra đó được chọn đem ra trình bày và phân tích như một vụ án tiêu biểu trong hội thảo chuyên đề: Vụ án Thanh Nga do Tổng cục Cảnh sát nhân dân tổ chức nhân kỷ niệm 50 năm Ngày thành lập Công an nhân dân.
Những lắt léo, phức tạp và những bài học kinh nghiệm rút ra từ đó vẫn mang tính hữu ích trong khoa học hình sự nước ta và vẫn tỏa nóng trên các tường trình của hội thảo mà chúng tôi dùng làm một trong các nguồn tài liệu chính của loạt bài này.
Đêm 26/11/1978, diễn xong vở cải lương Thái hậu Dương Vân Nga ở một rạp hát thuộc quận Bình Thạnh, TP Hồ Chí Minh, nữ nghệ sĩ Thanh Nga bước lên chiếc xe định mệnh mang biển số 51A - 48, hiệu Volkswagen sơn màu xám nhạt. Chiếc xe này đưa bà ra đi vĩnh viễn vào lúc hơn 23 giờ khuya hôm ấy, sau phát súng quái ác của một kẻ lạ mặt nhắm vào bà. Viên đạn bắn trúng ngực trái, chưa xuyên ra sau lưng, nhưng đủ kết liễu sinh mệnh của bà năm 36 tuổi.
Ai giết? Và giết vì nguyên do gì? Người bị hiềm nghi và chất vấn đầu tiên là vệ sĩ Nguyễn Văn Các, 34 tuổi, làm nhiệm vụ bảo vệ Thanh Nga, ngồi cùng xe với bà trên chuyến đi cuối cùng đó, đã trình bày trước cơ quan an ninh:
- Tối ấy, chính chồng của chị Thanh Nga, tức đạo diễn Phạm Duy Lân cầm lái. Thanh Nga ngồi băng ghế phía sau với cháu Phạm Duy Hà Linh, tên thường gọi ở nhà là Cúc Cu, 5 tuổi, con của anh Lân và chị Nga. Xe nổ máy, tôi ngồi cạnh anh Lân, chạy từ quận Bình Thạnh theo đường Đinh Tiên Hoàng hướng về phía ngã sáu Sài Gòn, chỗ có tượng Phù Đổng Thiên Vương, từ từ dừng trước nhà Thanh Nga số 114 đường Ngô Tùng Châu. Tôi xuống trước, định mở cửa xe để Thanh Nga bước ra sau, nhưng khựng lại vì chợt có một chiếc Honda từ đâu phóng tới, dừng gấp trước cổng nghe một tiếng "xẹt", một bóng người vội vã nhảy xuống chìa súng vào gáy tôi, quát: "Đứng im... mày la tao bắn chết".
Hắn tống Các một đạp khá mạnh khiến Các ngã chúi úp mặt vào trong xe, phía trước, buộc phải nằm im. Chưa kịp hoàn hồn, Các đã nghe tiếng ông Lân kêu lên:
- Đừng có bắt con tôi (cháu Cúc Cu). Các anh muốn gì thì vợ chồng tôi cũng chịu hết.
Dường như hai bên giằng co nhau rồi một tiếng nổ, giọng Lân thều thào nói với Các: "Các ơi, cậu Ba bị bắn chết rồi" Tiếp đó là giọng Thanh Nga, hoảng hốt:
- Bắn thì bắn chết tôi đi, chớ đừng bắt con tôi.
Lại có tiếng động như chừng giằng qua giằng lại. Mấy giây sau, Các nghe tiếng nổ thứ hai và tiếng cháu Cúc Cu gọi thất thanh ba ơi, má ơi. Một giọng nói lạ vang lên, gấp gáp: "Thôi đi!". Khi ấy, Các có cảm giác không còn bị đè bởi chiếc đệm gối ban nãy nữa nên đứng dậy thì thấy hai bóng người đi xe Honda kia đang rời khỏi chiếc xe hơi đã gây án. Một tên ngồi lên Honda, do ánh sáng đèn đường lờ mờ không thấy rõ mặt, chỉ nhận ra hắn bận chiếc áo lam nhạt màu. Tên kia cầm súng, nước da ngăm ngăm, để tóc dài, khoảng hơn 30 tuổi, cao chừng thước sáu thước bảy, bận quần đen, áo màu gạch đậm. Bấy giờ tuy đã khuya, ở bên kia đường đối diện với nhà Thanh Nga (là nhà số 113 Ngô Tùng Châu) có hai chị em Lương Thị Thu (19 tuổi) và Lương Thị Bích đang học bài trên lầu khi nghe tiếng nổ và tiếng con nít khóc đã nhìn xuống, thấy hai tên đi xe Honda phóng chạy từ cổng nhà Thanh Nga về hướng ngã sáu Sài Gòn mất dạng. Lúc đó khoảng gần 23 giờ 30.
15 phút sau, đại tá Cáp Xuân Diệm, Cục trưởng Cục Cảnh sát kinh tế - Bộ Nội vụ, lúc bấy giờ là Phó giám đốc Sở Công an TP Hồ Chí Minh, đã đến nơi trực tiếp chỉ đạo xét nghiệm hiện trường, thấy trong xe có xáo trộn và nhiều vết máu, thu giữ một đầu đạn và một vỏ đạn. Khi đoàn khám nghiệm đến Bệnh viện Sài Gòn thì thi hài của hai vợ chồng nghệ sĩ Thanh Nga đã được đưa vào nhà xác. Do yêu cầu nghiệp vụ, sáng hôm sau 27/11, đại tá Diệu đề nghị khám nghiệm lại, thì thấy tử thi Thanh Nga vẫn mềm dịu bình thường, tử thi ông Phạm Duy Lân (hơn bà 20 tuổi) tay chân đã cứng: "Thanh Nga thân hình đẹp, hoàn mỹ, giống như hoa hậu thời nay, vú trái gần vết thương bị trúng đạn, nằm như người ngủ, sắc mặt vẫn tươi đẹp. Ông Lân người cứng cáp, to bự gấp đôi Thanh Nga, bị một vết thương (đạn bắn) ở ngực trái, xuyên thẳng hướng tim ra lưng" (báo cáo chuyên án Thanh Nga của ông Võ Tấn Thành, nguyên Đội trưởng đội trọng án Phòng Cảnh sát hình sự - Công an TP Hồ Chí Minh). Nội vụ lập tức gây chấn động trong dư luận giới văn nghệ sĩ Sài Gòn và khán giả hâm mộ Thanh Nga khắp miền Nam. Đồng chí Võ Văn Kiệt, bấy giờ là Bí thư Thành uỷ, đã trực tiếp nghe báo cáo và nêu ý kiến: "Đây không phải là vụ đơn thuần, vì Thanh Nga là một nghệ sĩ nổi tiếng nên yêu cầu ngành Công an phải tập trung chỉ đạo, tập trung lực lượng phát hiện bắt cho được đối tượng, xét xử nghiêm minh, kịp thời". Để chấp hành, ngay sau đó, một ban chuyên án được thành lập do trung tá Trịnh Thanh Thiệp, Trưởng phòng hình sự làm trưởng ban, đi sâu vào các chuyên án chính trị, các hoạt động phản cách mạng và tình báo CIA (vì không lâu trước ngày bị bắn, Thanh Nga nhận được thư nặc danh đòi thanh toán vì chị diễn xuất rất đạt các vai thể hiện tinh thần yêu nước chống ngoại xâm). Đồng thời cũng thành lập bộ phận nghiên cứu tỉ mỉ phương diện hình sự của vụ án. Theo đó, nổi lên 7 đối tượng khả nghi. Trong đó, vệ sĩ Nguyễn Văn Các nhanh chóng được loại trừ khỏi danh sách, ngay sau khi đối chiếu tường trình trên với một số tin tức nắm được. Vậy 6 người còn lại bị nghi ngờ là đã giết Thanh Nga gồm những ai?
Theo Báo Thanh Niên,
Còn tiếp: Dò theo những người tình nghệ sĩ...
Liên lạc N.A: Vui lòng gọi - ĐT kô nhận được tin nhắn
-
- Thành viên tích cực
- Bài viết: 37641
- Ngày tham gia: Chủ nhật T4 11, 2004 5:00 pm
[align=center]Dò theo những mối tình nghệ sĩ của Thanh Nga[/align]
[align=center][/align]
Thiếu tướng Trịnh Thanh Thiệp, nguyên Trưởng ban Chuyên án vụ án Thanh Nga, trong cuộc gặp gỡ phóng viên Báo Thanh Niên chiều 3/6/2004 đã giới thiệu cuốn Kết thúc vụ án Thanh Nga, trong đó ông kể cho nhà báo Nguyễn Tiến Thụy ghi lại nhiều chi tiết có thể dùng tham khảo bổ sung cho Bản báo cáo tóm tắt vụ án Thanh Nga của ông tại hội thảo.
Dựa vào hai tài liệu trên, chúng tôi lược thuật những gì xảy ra trong "đêm định mệnh" 26/11 ở kỳ 1, và nay là lời kể trực tiếp của ông với Thanh Niên về diễn tiến điều tra:
- Phải nói, ngay từ đầu, ban chuyên án chịu áp lực tâm lý không nhỏ do dư luận và đòi hỏi bức xúc của dân chúng, giới văn nghệ sĩ, cũng như sự quan tâm đặc biệt của các đồng chí ở trung ương, lãnh đạo Bộ Nội vụ, Thành ủy, Ủy ban nhân dân TP Hồ Chí Minh về tính chất nghiêm trọng của vụ án một lúc giết 2 mạng người, lại là người có danh tiếng, ngay trước cổng nhà họ ở trung tâm Sài Gòn. Chúng tôi cẩn trọng không bỏ qua một chi tiết nhỏ nào, kể cả chiếc Volkswagen khác thường mà vệ sĩ Các nhắc đến. Các khai rằng, khi chiếc xe chở vợ chồng nghệ sĩ Thanh Nga chạy đến ngã sáu Sài Gòn trong đêm xảy ra vụ án, bỗng thấy phía trước có một chiếc Volkswagen cùng hiệu với xe của Thanh Nga cứ chạy chầm chậm, chờn vờn trước mặt, hai người ngồi trên đó nhìn lui nhìn tới, ý chừng muốn dò xét điều gì. Khi ông Lân chở Thanh Nga và con trai vượt lên khỏi nó khoảng mười mấy hai chục thước để quẹo về nhà mình ở đường Ngô Tùng Châu (nay là đường Lê Thị Riêng, quận 1) rồi nhìn lui, vẫn thấy chiếc Volkswagen nọ bám sau đuôi. Những tình tiết đáng ngờ như thế đã khiến lực lượng điều tra ráo riết tiến hành soát xét hàng nghìn chiếc Volkswagen đang lưu hành trên địa bàn TP Hồ Chí Minh lúc bấy giờ. Nhưng rốt cuộc, chiếc Volkswagen trên là xe của Đài Tiếng nói Việt Nam II chở phát thanh viên đi công tác về. Hoặc chỉ vì một trong những người tình nghi giết Thanh Nga là lai Pháp nên phải sàng lọc 3.000 người lai Tây có mặt trong thành phố. Nghĩa là tập trung sức và mọi phương tiện có thể, điều cả chó berger đi máy bay từ Hà Nội vào tham gia phá án. Giai đoạn đầu của cuộc điều tra đã thu thập các chi tiết về đời sống tình cảm của Thanh Nga và không loại trừ khả năng Thanh Nga bị bắn chết do ghen tuông, mâu thuẫn trong tình yêu, nên chúng tôi đã hướng sự chú ý đặc biệt tới những người chồng và những người tình cũ của Thanh Nga, như nghệ sĩ Thành Được.
Thanh Nga là vợ của nghệ sĩ Thành Được (ở Đoàn Cải lương Sài Gòn I) trước khi lấy ông Phạm Duy Lân. Theo tài liệu của Tổng cục Cảnh sát nhân dân, Thành Được có một thời yêu say đắm Thanh Nga nhưng không được yêu lại. Ông vẫn đeo đuổi và dùng cả thế lực ngoài đời để lôi kéo người đẹp trên sân khấu về với mình, cho đến lúc Thanh Nga ưng chịu. Dẫu đã nên vợ nên chồng nhưng cá tính hai người vẫn xung khắc nặng nề và cuối cùng chia tay. Khi đã ly thân, Thành Được vẫn mời Thanh Nga đi biểu diễn nhưng bị từ chối. Mặc dù gặp phải thái độ lạnh nhạt của Thanh Nga song Thành Được cũng khó mà nung nấu ghen tức năm này qua năm khác đến nỗi nhúng tay vào cái chết của người mình từng yêu được. Sau này, nghệ sĩ Thanh Kim Huệ trong một chuyến du lịch sang Mỹ gặp Thành Được bên đó mới hỏi ông rằng, nay đã qua ngưỡng “thất thập cổ lai hy” rồi, ngẫm lại trên đường tình "anh thấy thương ai nhất?". Thành Được đáp: "Đến bây giờ, tôi thương Thanh Nga nhất, cô ấy là một nghệ sĩ có tâm tính hiền lành, trong sáng". Trong bài đăng trên Thế giới nghệ sĩ, Thanh Kim Huệ kể thêm: Ngày Thanh Nga bị sát hại, chị tức tốc chạy tới Bệnh viện Sài Gòn và thấy "Thanh Nga nằm đó như đang ngủ, tóc xõa dài, mặc nguyên bộ quần áo đỏ rất đẹp". Hình ảnh đó vẫn hiện về trong giấc ngủ Thanh Kim Huệ, các đêm tiếp theo "đêm nào cũng mơ thấy chị". Thanh Nga vẫn phảng phất trong tâm tưởng nhiều người thân, Thành Được qua lời thuật vừa rồi, chắc cũng vậy. Tên ông được loại ra khỏi các đối tượng bị nghi ngờ và ban chuyên án hướng "ống kính nghiệp vụ" đến một gương mặt khác từng là sĩ quan cấp tá quân đội Sài Gòn: ông Nguyễn Minh Mẫn, cũng là chồng cũ Thanh Nga.
Ông Mẫn thương Thanh Nga lúc bà đã sáng chói trên sân khấu cải lương. Ngoài đời, Thanh Nga duyên dáng và có sức thu hút. Tuy ông Mẫn không phải là nghệ sĩ, nhưng ông có tâm hồn tài tử và theo hồ sơ vụ án, ông say mê Thanh Nga nhưng do vung tiền tiêu pha tới mức thâm lạm công quỹ, phải ngồi tù. Cưới Thanh Nga rồi tan vỡ. Thanh Nga đi lấy chồng khác, ông không tránh khỏi buồn rầu, ghen tức và trả thù? Khi được xét hỏi, ông khai báo khớp thời gian và nơi ở của mình trong đêm xảy ra cái chết của Thanh Nga, xác minh không phải là thủ phạm, ông bảo: "Đã lâu không còn lui tới và cũng chẳng tức tối, để tâm oán ghét gì Thanh Nga nữa".
Và những người khác như thợ chụp ảnh Trần Triệu Bình (có mặt trong lễ khâm liệm và lễ tang vợ chồng Thanh Nga), Chánh Hồng Phước (tức Phước Tây lai - nhân viên hậu trường của Đoàn Cải lương Thanh Minh bị đuổi việc), Trần Phương Quốc (là Pháp lai, sống tại một ngôi chùa ở đường Nơ Trang Long, Bình Thạnh) và một nghệ sĩ nổi tiếng khác cũng thành đối tượng nghi vấn. Nhưng trước sau tất cả 7 người trong danh sách tình nghi đã giết Thanh Nga bị loại bỏ hết. Đến đây, "việc nhận định vụ án khác với nhận định ban đầu", nghĩa là chỉ còn tồn tại 2 khả năng (thay vì 3, vì đã loại bỏ khả năng thanh toán vì tình, hoặc ghen tức cá nhân, cạnh tranh nghề nghiệp). Trước khi tiếp tục điều tra, nhân thân của vợ chồng Thanh Nga được giở lại để xem xét lần nữa với các chi tiết sau:
Thanh Nga tên thật là Nguyễn Thị Nga, theo đạo Phật, pháp danh: Diệu Minh, sinh ngày 31/7/1942 tại Tây Ninh. Chồng bà, ông Phạm Duy Lân, tức Hà Duy, sinh năm 1923. Theo lời một nữ nghệ sĩ thân thiết với bà, Thanh Nga là người tin số mệnh và đa cảm. Bà và ông Lân không sinh cùng ngày, nhưng chết cùng giờ, thậm chí cách nhau chỉ vài phút, cùng một chỗ, một tình cảnh và một hung thủ lạ mặt, cứ y như ứng với câu thơ tiền định: Anh và em sống giữa cõi mây này. Chẳng có lúc nào chẳng nhớ nhau. Như mây bay mãi, bay bay mãi. Sinh chẳng cùng năm - nguyện chết cùng ngày...
Kỳ tới : Ai đã tự nhận giết Thanh Nga?
[align=center][/align]
Thiếu tướng Trịnh Thanh Thiệp, nguyên Trưởng ban Chuyên án vụ án Thanh Nga, trong cuộc gặp gỡ phóng viên Báo Thanh Niên chiều 3/6/2004 đã giới thiệu cuốn Kết thúc vụ án Thanh Nga, trong đó ông kể cho nhà báo Nguyễn Tiến Thụy ghi lại nhiều chi tiết có thể dùng tham khảo bổ sung cho Bản báo cáo tóm tắt vụ án Thanh Nga của ông tại hội thảo.
Dựa vào hai tài liệu trên, chúng tôi lược thuật những gì xảy ra trong "đêm định mệnh" 26/11 ở kỳ 1, và nay là lời kể trực tiếp của ông với Thanh Niên về diễn tiến điều tra:
- Phải nói, ngay từ đầu, ban chuyên án chịu áp lực tâm lý không nhỏ do dư luận và đòi hỏi bức xúc của dân chúng, giới văn nghệ sĩ, cũng như sự quan tâm đặc biệt của các đồng chí ở trung ương, lãnh đạo Bộ Nội vụ, Thành ủy, Ủy ban nhân dân TP Hồ Chí Minh về tính chất nghiêm trọng của vụ án một lúc giết 2 mạng người, lại là người có danh tiếng, ngay trước cổng nhà họ ở trung tâm Sài Gòn. Chúng tôi cẩn trọng không bỏ qua một chi tiết nhỏ nào, kể cả chiếc Volkswagen khác thường mà vệ sĩ Các nhắc đến. Các khai rằng, khi chiếc xe chở vợ chồng nghệ sĩ Thanh Nga chạy đến ngã sáu Sài Gòn trong đêm xảy ra vụ án, bỗng thấy phía trước có một chiếc Volkswagen cùng hiệu với xe của Thanh Nga cứ chạy chầm chậm, chờn vờn trước mặt, hai người ngồi trên đó nhìn lui nhìn tới, ý chừng muốn dò xét điều gì. Khi ông Lân chở Thanh Nga và con trai vượt lên khỏi nó khoảng mười mấy hai chục thước để quẹo về nhà mình ở đường Ngô Tùng Châu (nay là đường Lê Thị Riêng, quận 1) rồi nhìn lui, vẫn thấy chiếc Volkswagen nọ bám sau đuôi. Những tình tiết đáng ngờ như thế đã khiến lực lượng điều tra ráo riết tiến hành soát xét hàng nghìn chiếc Volkswagen đang lưu hành trên địa bàn TP Hồ Chí Minh lúc bấy giờ. Nhưng rốt cuộc, chiếc Volkswagen trên là xe của Đài Tiếng nói Việt Nam II chở phát thanh viên đi công tác về. Hoặc chỉ vì một trong những người tình nghi giết Thanh Nga là lai Pháp nên phải sàng lọc 3.000 người lai Tây có mặt trong thành phố. Nghĩa là tập trung sức và mọi phương tiện có thể, điều cả chó berger đi máy bay từ Hà Nội vào tham gia phá án. Giai đoạn đầu của cuộc điều tra đã thu thập các chi tiết về đời sống tình cảm của Thanh Nga và không loại trừ khả năng Thanh Nga bị bắn chết do ghen tuông, mâu thuẫn trong tình yêu, nên chúng tôi đã hướng sự chú ý đặc biệt tới những người chồng và những người tình cũ của Thanh Nga, như nghệ sĩ Thành Được.
Thanh Nga là vợ của nghệ sĩ Thành Được (ở Đoàn Cải lương Sài Gòn I) trước khi lấy ông Phạm Duy Lân. Theo tài liệu của Tổng cục Cảnh sát nhân dân, Thành Được có một thời yêu say đắm Thanh Nga nhưng không được yêu lại. Ông vẫn đeo đuổi và dùng cả thế lực ngoài đời để lôi kéo người đẹp trên sân khấu về với mình, cho đến lúc Thanh Nga ưng chịu. Dẫu đã nên vợ nên chồng nhưng cá tính hai người vẫn xung khắc nặng nề và cuối cùng chia tay. Khi đã ly thân, Thành Được vẫn mời Thanh Nga đi biểu diễn nhưng bị từ chối. Mặc dù gặp phải thái độ lạnh nhạt của Thanh Nga song Thành Được cũng khó mà nung nấu ghen tức năm này qua năm khác đến nỗi nhúng tay vào cái chết của người mình từng yêu được. Sau này, nghệ sĩ Thanh Kim Huệ trong một chuyến du lịch sang Mỹ gặp Thành Được bên đó mới hỏi ông rằng, nay đã qua ngưỡng “thất thập cổ lai hy” rồi, ngẫm lại trên đường tình "anh thấy thương ai nhất?". Thành Được đáp: "Đến bây giờ, tôi thương Thanh Nga nhất, cô ấy là một nghệ sĩ có tâm tính hiền lành, trong sáng". Trong bài đăng trên Thế giới nghệ sĩ, Thanh Kim Huệ kể thêm: Ngày Thanh Nga bị sát hại, chị tức tốc chạy tới Bệnh viện Sài Gòn và thấy "Thanh Nga nằm đó như đang ngủ, tóc xõa dài, mặc nguyên bộ quần áo đỏ rất đẹp". Hình ảnh đó vẫn hiện về trong giấc ngủ Thanh Kim Huệ, các đêm tiếp theo "đêm nào cũng mơ thấy chị". Thanh Nga vẫn phảng phất trong tâm tưởng nhiều người thân, Thành Được qua lời thuật vừa rồi, chắc cũng vậy. Tên ông được loại ra khỏi các đối tượng bị nghi ngờ và ban chuyên án hướng "ống kính nghiệp vụ" đến một gương mặt khác từng là sĩ quan cấp tá quân đội Sài Gòn: ông Nguyễn Minh Mẫn, cũng là chồng cũ Thanh Nga.
Ông Mẫn thương Thanh Nga lúc bà đã sáng chói trên sân khấu cải lương. Ngoài đời, Thanh Nga duyên dáng và có sức thu hút. Tuy ông Mẫn không phải là nghệ sĩ, nhưng ông có tâm hồn tài tử và theo hồ sơ vụ án, ông say mê Thanh Nga nhưng do vung tiền tiêu pha tới mức thâm lạm công quỹ, phải ngồi tù. Cưới Thanh Nga rồi tan vỡ. Thanh Nga đi lấy chồng khác, ông không tránh khỏi buồn rầu, ghen tức và trả thù? Khi được xét hỏi, ông khai báo khớp thời gian và nơi ở của mình trong đêm xảy ra cái chết của Thanh Nga, xác minh không phải là thủ phạm, ông bảo: "Đã lâu không còn lui tới và cũng chẳng tức tối, để tâm oán ghét gì Thanh Nga nữa".
Và những người khác như thợ chụp ảnh Trần Triệu Bình (có mặt trong lễ khâm liệm và lễ tang vợ chồng Thanh Nga), Chánh Hồng Phước (tức Phước Tây lai - nhân viên hậu trường của Đoàn Cải lương Thanh Minh bị đuổi việc), Trần Phương Quốc (là Pháp lai, sống tại một ngôi chùa ở đường Nơ Trang Long, Bình Thạnh) và một nghệ sĩ nổi tiếng khác cũng thành đối tượng nghi vấn. Nhưng trước sau tất cả 7 người trong danh sách tình nghi đã giết Thanh Nga bị loại bỏ hết. Đến đây, "việc nhận định vụ án khác với nhận định ban đầu", nghĩa là chỉ còn tồn tại 2 khả năng (thay vì 3, vì đã loại bỏ khả năng thanh toán vì tình, hoặc ghen tức cá nhân, cạnh tranh nghề nghiệp). Trước khi tiếp tục điều tra, nhân thân của vợ chồng Thanh Nga được giở lại để xem xét lần nữa với các chi tiết sau:
Thanh Nga tên thật là Nguyễn Thị Nga, theo đạo Phật, pháp danh: Diệu Minh, sinh ngày 31/7/1942 tại Tây Ninh. Chồng bà, ông Phạm Duy Lân, tức Hà Duy, sinh năm 1923. Theo lời một nữ nghệ sĩ thân thiết với bà, Thanh Nga là người tin số mệnh và đa cảm. Bà và ông Lân không sinh cùng ngày, nhưng chết cùng giờ, thậm chí cách nhau chỉ vài phút, cùng một chỗ, một tình cảnh và một hung thủ lạ mặt, cứ y như ứng với câu thơ tiền định: Anh và em sống giữa cõi mây này. Chẳng có lúc nào chẳng nhớ nhau. Như mây bay mãi, bay bay mãi. Sinh chẳng cùng năm - nguyện chết cùng ngày...
Kỳ tới : Ai đã tự nhận giết Thanh Nga?
Liên lạc N.A: Vui lòng gọi - ĐT kô nhận được tin nhắn
-
- Thành viên tích cực
- Bài viết: 37641
- Ngày tham gia: Chủ nhật T4 11, 2004 5:00 pm
[align=center]Ai đã tự nhận giết Thanh Nga ?
[/align]
[align=center][/align]
Thanh Nga nhận được lời hăm dọa sẽ "thanh toán" bà qua bức thư giấu tên, cấm bà xuất hiện oai phong trong vai Trưng Trắc chống "đô hộ Tàu".
Đã một lần, tại rạp Lux B, khi Thanh Nga đang diễn vở Tiếng trống Mê Linh chung với Thanh Sang (vai Thi Sách), bất thần bị những kẻ giấu mặt ném lựu đạn về phía sân khấu. Rất may bà thoát nạn.
Vụ đó khiến dư luận giật mình, rồi luôn dịp thử nhìn lại những chặng đường nghệ thuật của nữ nghệ sĩ tài hoa, nhan sắc này: một Thanh Nga điệu nghệ bên cạnh má bảy Phùng Há trong vở Phụng Nghi Đình, với Thanh Sang trong Bên cầu dệt lụa, hoặc xuất hiện cùng Hữu Phước, Hương Lan trong Giữa chốn bụi hồng... Nhiều người mến mộ bà bởi "dáng dấp mảnh mai đài các" và bởi giọng ca "chiêu hồn" một thuở, như lưu bút ghi: "Khi cô đào Lệ Thủy hay Mỹ Châu lên sáu câu vọng cổ, ai cũng vỗ tay nồng nhiệt, khen giọng ca ngọt lịm như mía lùi. Nhưng chúng tôi thấy giọng ca rất tự nhiên của cô (Thanh Nga) mới là đặc biệt. Nó không mùi mẫn, cũng không sướt mướt khóc than. Thế mà khi cô ngân, cách rung ở làn hơi lại nghe buồn như tiếng khóc".
Thanh Nga trong một vai diễn cách đây 31 năm.
Theo nhận định của giới nghiên cứu kịch trường lịch lãm, thì trong 36 năm sống, Thanh Nga đứng chân và hết mình dưới "ánh đèn màu" ngót 28 năm. Khi quả lựu đạn ném về phía "Trưng Trắc" trong bối cảnh quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc lúc ấy có một số khó khăn, căng thẳng, cùng lúc với các hoạt động gián điệp chống phá chính quyền, đã làm đậm thêm khả năng Thanh Nga bị sát hại vì nguyên do chính trị như lời ông Trần Quyết, nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ thời ấy phân tích: "Vụ án Thanh Nga xảy ra trong lúc một số tàn quân của quân đội Sài Gòn đang còn trốn vào các vùng rừng núi, bưng biền để tụ tập, hoạt động vũ trang chống lại ta. Trước đó, đã có một số hành vi đe dọa, khủng bố, gửi thư cảnh cáo và yêu cầu Thanh Nga không được đóng các vai Trưng Trắc hoặc Thái hậu Dương Vân Nga nữa". Giữa lúc các nhận định có thiên hướng chính trị đang chiếm ưu thế thì có tin mật báo:
- Một tổ chức tự xưng là "Lực lượng thống hợp liên bang Đông Dương" với sự đỡ đầu của tình báo Mỹ CIA vừa mở tiệc ăn mừng tại một quán rượu nằm ở vùng ven Sài Gòn, do đã bắn chết Thanh Nga theo án lệnh tử hình đưa xuống.
Thành Ðược, người “một thời” đi qua đời bà .
Chi tiết ra sao ? Phòng trinh sát chính trị xác nhận đúng là có bữa tiệc khác thường được mở vào tối nọ, sau ngày mất Thanh Nga không lâu, tại một quán rượu vắng "ven đô". Tới lúc "rượu vào lời ra", những tay bợm nhậu đã chúc tụng hớ hênh nào là: "Mừng bộ trưởng an ninh gặt hái thành công", nào là "Các chiến hữu hãy tung hô chiến công hành quyết Thanh Nga". Có những lời nhận định thầm thì hợp thời sự như "Sẽ có viện trợ nước ngoài cho các chiến hữu quân trang quân dụng và mọi mong muốn về quân tiếp vụ, do liên bang của mình vừa hạ sát được Trưng Trắc".
- "Chắc hông bộ trưởng ?". Có tiếng đáp: "Chắc chớ. Dzô, dzô". Rồi trong tiếng cụng ly, "những người ngoài cuộc" nghe nhắc đến con số "40 mục tiêu cần được nổ sớm". Một bóng tửu đồ có học vị tiến sĩ dường như làm "tổng ủy trưởng kế hoạch" họ Thẩm đằng hắng, nghiêm giọng tiết lộ đã "có lệnh đặt chất nổ giật sập tòa báo Tin Sáng và đồng thời tiếp tục trừng phạt sang một người khác là nữ tài tử Kim Cương".
Lời nói và thái độ hả hê của nhóm 6 người trong quán lọt vào vòng quan sát và kín đáo lắng nghe của "một người đứng ngoài", rồi được khẩn báo về đồn công an gần đó nhất. Tức khắc, khi tiệc chưa tan, đội cảnh sát nhân dân đã nhanh chóng lên đường hướng về tửu quán. Tiệc vừa tàn, nhóm "liên bang" mới bước ra cửa, nổ máy xe chạy một đoạn ngắn bỗng nghe tiếng quát: "Dừng lại !". Hai kẻ chạy thoát. Bốn bị bắt đưa về Sở Công an ngay đêm ấy. Lần lượt khai tên: Mười Núi - chột mắt, chính là "bộ trưởng an ninh" cao giọng nhất trong tiệc; Nguyễn Văn Y - người tự nhận đã siết cò, nổ súng "hành quyết" Thanh Nga; Phan Văn Sơn được "phong" là đã thừa án lệnh xử luôn ông Lân, chồng Thanh Nga và Võ Xuân Dương "bộ trưởng quốc phòng".
Ông Phạm Duy Lân, chồng Thanh Nga, bị sát hại cùng lúc với nữ nghệ sĩ .
Qua lời khai của "nhóm bốn tên" đó, lực lượng an ninh tỏa ra truy bắt gấp rút hơn 100 thành viên khác có chân trong tổ chức phản động mang tên "Lực lượng thống hợp liên bang Đông Dương", nổi lên một số kẻ cầm đầu như Khiết, Công, Giàu, Mậu... Tất cả đều phải trả lời trước pháp luật về các âm mưu quấy phá chính trị và cốt nhất lúc ấy là khai báo tình tiết quanh việc sát hại nghệ sĩ Thanh Nga: Ai ra lệnh ? Ai trực tiếp thực hiện ? Bắn bằng súng gì ? Đặc điểm nơi gây án ? Khi giáp mặt, uy hiếp, Thanh Nga và chồng bà phản ứng ra sao ? Một loạt câu hỏi nghiệp vụ đặt ra. Và những câu trả lời của nhóm "liên bang" đều không khớp nhau, không đúng so với các chi tiết thu thập được. Sai cả mô tả hiện trường và tang chứng, mọi thứ... Cuối cùng, "bộ trưởng quốc phòng" Mười Núi đành thú thật đã bịa đặt, nhận bừa là thủ phạm để... gây thanh thế.
Đang lúc tra xét như vậy, lại có tin thêm về vụ bắt cóc con trai của một nữ nghệ sĩ danh tiếng khác tại TP Hồ Chí Minh trước đó (dính dấp xa gần với vụ Thanh Nga). Hướng điều tra lại chuyển mạnh theo yếu tố hình sự song song với những nghi vấn chính trị. Đến một hôm, trinh sát báo về: "Thêm vụ bắt cóc trẻ em nữa, vừa xảy ra ở đường Nguyễn Minh Chiếu, lần này thủ phạm đòi gia đình một bác sĩ phải đưa 100 lượng vàng mới thả con của ông ra"... Cả hai vụ trên đều liên quan tới phát súng sát hại Thanh Nga như thế nào ?
Tiếp theo: Vụ bắt cóc con trai của nghệ sĩ Kim Cương.
Hình: Nghệ sĩ Thanh Nga (1969)
[/align]
[align=center][/align]
Thanh Nga nhận được lời hăm dọa sẽ "thanh toán" bà qua bức thư giấu tên, cấm bà xuất hiện oai phong trong vai Trưng Trắc chống "đô hộ Tàu".
Đã một lần, tại rạp Lux B, khi Thanh Nga đang diễn vở Tiếng trống Mê Linh chung với Thanh Sang (vai Thi Sách), bất thần bị những kẻ giấu mặt ném lựu đạn về phía sân khấu. Rất may bà thoát nạn.
Vụ đó khiến dư luận giật mình, rồi luôn dịp thử nhìn lại những chặng đường nghệ thuật của nữ nghệ sĩ tài hoa, nhan sắc này: một Thanh Nga điệu nghệ bên cạnh má bảy Phùng Há trong vở Phụng Nghi Đình, với Thanh Sang trong Bên cầu dệt lụa, hoặc xuất hiện cùng Hữu Phước, Hương Lan trong Giữa chốn bụi hồng... Nhiều người mến mộ bà bởi "dáng dấp mảnh mai đài các" và bởi giọng ca "chiêu hồn" một thuở, như lưu bút ghi: "Khi cô đào Lệ Thủy hay Mỹ Châu lên sáu câu vọng cổ, ai cũng vỗ tay nồng nhiệt, khen giọng ca ngọt lịm như mía lùi. Nhưng chúng tôi thấy giọng ca rất tự nhiên của cô (Thanh Nga) mới là đặc biệt. Nó không mùi mẫn, cũng không sướt mướt khóc than. Thế mà khi cô ngân, cách rung ở làn hơi lại nghe buồn như tiếng khóc".
Thanh Nga trong một vai diễn cách đây 31 năm.
Theo nhận định của giới nghiên cứu kịch trường lịch lãm, thì trong 36 năm sống, Thanh Nga đứng chân và hết mình dưới "ánh đèn màu" ngót 28 năm. Khi quả lựu đạn ném về phía "Trưng Trắc" trong bối cảnh quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc lúc ấy có một số khó khăn, căng thẳng, cùng lúc với các hoạt động gián điệp chống phá chính quyền, đã làm đậm thêm khả năng Thanh Nga bị sát hại vì nguyên do chính trị như lời ông Trần Quyết, nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ thời ấy phân tích: "Vụ án Thanh Nga xảy ra trong lúc một số tàn quân của quân đội Sài Gòn đang còn trốn vào các vùng rừng núi, bưng biền để tụ tập, hoạt động vũ trang chống lại ta. Trước đó, đã có một số hành vi đe dọa, khủng bố, gửi thư cảnh cáo và yêu cầu Thanh Nga không được đóng các vai Trưng Trắc hoặc Thái hậu Dương Vân Nga nữa". Giữa lúc các nhận định có thiên hướng chính trị đang chiếm ưu thế thì có tin mật báo:
- Một tổ chức tự xưng là "Lực lượng thống hợp liên bang Đông Dương" với sự đỡ đầu của tình báo Mỹ CIA vừa mở tiệc ăn mừng tại một quán rượu nằm ở vùng ven Sài Gòn, do đã bắn chết Thanh Nga theo án lệnh tử hình đưa xuống.
Thành Ðược, người “một thời” đi qua đời bà .
Chi tiết ra sao ? Phòng trinh sát chính trị xác nhận đúng là có bữa tiệc khác thường được mở vào tối nọ, sau ngày mất Thanh Nga không lâu, tại một quán rượu vắng "ven đô". Tới lúc "rượu vào lời ra", những tay bợm nhậu đã chúc tụng hớ hênh nào là: "Mừng bộ trưởng an ninh gặt hái thành công", nào là "Các chiến hữu hãy tung hô chiến công hành quyết Thanh Nga". Có những lời nhận định thầm thì hợp thời sự như "Sẽ có viện trợ nước ngoài cho các chiến hữu quân trang quân dụng và mọi mong muốn về quân tiếp vụ, do liên bang của mình vừa hạ sát được Trưng Trắc".
- "Chắc hông bộ trưởng ?". Có tiếng đáp: "Chắc chớ. Dzô, dzô". Rồi trong tiếng cụng ly, "những người ngoài cuộc" nghe nhắc đến con số "40 mục tiêu cần được nổ sớm". Một bóng tửu đồ có học vị tiến sĩ dường như làm "tổng ủy trưởng kế hoạch" họ Thẩm đằng hắng, nghiêm giọng tiết lộ đã "có lệnh đặt chất nổ giật sập tòa báo Tin Sáng và đồng thời tiếp tục trừng phạt sang một người khác là nữ tài tử Kim Cương".
Lời nói và thái độ hả hê của nhóm 6 người trong quán lọt vào vòng quan sát và kín đáo lắng nghe của "một người đứng ngoài", rồi được khẩn báo về đồn công an gần đó nhất. Tức khắc, khi tiệc chưa tan, đội cảnh sát nhân dân đã nhanh chóng lên đường hướng về tửu quán. Tiệc vừa tàn, nhóm "liên bang" mới bước ra cửa, nổ máy xe chạy một đoạn ngắn bỗng nghe tiếng quát: "Dừng lại !". Hai kẻ chạy thoát. Bốn bị bắt đưa về Sở Công an ngay đêm ấy. Lần lượt khai tên: Mười Núi - chột mắt, chính là "bộ trưởng an ninh" cao giọng nhất trong tiệc; Nguyễn Văn Y - người tự nhận đã siết cò, nổ súng "hành quyết" Thanh Nga; Phan Văn Sơn được "phong" là đã thừa án lệnh xử luôn ông Lân, chồng Thanh Nga và Võ Xuân Dương "bộ trưởng quốc phòng".
Ông Phạm Duy Lân, chồng Thanh Nga, bị sát hại cùng lúc với nữ nghệ sĩ .
Qua lời khai của "nhóm bốn tên" đó, lực lượng an ninh tỏa ra truy bắt gấp rút hơn 100 thành viên khác có chân trong tổ chức phản động mang tên "Lực lượng thống hợp liên bang Đông Dương", nổi lên một số kẻ cầm đầu như Khiết, Công, Giàu, Mậu... Tất cả đều phải trả lời trước pháp luật về các âm mưu quấy phá chính trị và cốt nhất lúc ấy là khai báo tình tiết quanh việc sát hại nghệ sĩ Thanh Nga: Ai ra lệnh ? Ai trực tiếp thực hiện ? Bắn bằng súng gì ? Đặc điểm nơi gây án ? Khi giáp mặt, uy hiếp, Thanh Nga và chồng bà phản ứng ra sao ? Một loạt câu hỏi nghiệp vụ đặt ra. Và những câu trả lời của nhóm "liên bang" đều không khớp nhau, không đúng so với các chi tiết thu thập được. Sai cả mô tả hiện trường và tang chứng, mọi thứ... Cuối cùng, "bộ trưởng quốc phòng" Mười Núi đành thú thật đã bịa đặt, nhận bừa là thủ phạm để... gây thanh thế.
Đang lúc tra xét như vậy, lại có tin thêm về vụ bắt cóc con trai của một nữ nghệ sĩ danh tiếng khác tại TP Hồ Chí Minh trước đó (dính dấp xa gần với vụ Thanh Nga). Hướng điều tra lại chuyển mạnh theo yếu tố hình sự song song với những nghi vấn chính trị. Đến một hôm, trinh sát báo về: "Thêm vụ bắt cóc trẻ em nữa, vừa xảy ra ở đường Nguyễn Minh Chiếu, lần này thủ phạm đòi gia đình một bác sĩ phải đưa 100 lượng vàng mới thả con của ông ra"... Cả hai vụ trên đều liên quan tới phát súng sát hại Thanh Nga như thế nào ?
Tiếp theo: Vụ bắt cóc con trai của nghệ sĩ Kim Cương.
Hình: Nghệ sĩ Thanh Nga (1969)
Liên lạc N.A: Vui lòng gọi - ĐT kô nhận được tin nhắn
-
- Thành viên tích cực
- Bài viết: 37641
- Ngày tham gia: Chủ nhật T4 11, 2004 5:00 pm
[align=center]Bắt cóc con trai của nữ NS Kim Cương[/align]
[align=center][/align]
Cháu Toro 5 tuổi, con trai của vợ chồng nghệ sĩ Kim Cương bị bắt cóc ở khu vực nhà trẻ Vườn Hồng (TP Hồ Chí Minh) ngày 26/12/1977. Gần một năm sau, mới đến vụ sát hại Thanh Nga khuya 26/11/1978. Tuy xảy ra cách nhau đúng 11 tháng, nhưng hai vụ "Kim Cương - Thanh Nga" không thể tách rời nhau (khi điều tra) và cùng ra tòa (khi kết thúc)...
Cả hai, lại gắn với một vụ thứ ba khác, cũng bắt cóc tống tiền (đầu năm 1979), được đại tá Cáp Xuân Diệm đúc kết: "Nói ba mà là một. Một thực tiễn phức hợp, được soi sáng bằng các phương thức và biện pháp khoa học hình sự, từng gây nhiều tranh cãi nhất và tiêu biểu nhất trong các vụ án tống tiền văn nghệ sĩ ở nước ta".
Và đáng chú ý là cả 3 vụ diễn ra khá nhanh trên "sân khấu đời", trong vòng chỉ hơn một năm đổ lại. Nhưng chúng vẫn được tiếp tục nhớ tới trong 25 năm qua trên các diễn đàn văn hóa nghệ thuật mỗi khi nhắc tới thế hệ danh ca "cải lương chi bảo" và nền kịch nghệ miền Nam những năm thập niên 60 - 70 của thế kỷ trước. Mà theo trình tự thời gian, nữ nghệ sĩ Kim Cương là người đầu tiên trong các nạn nhân của 3 vụ đã bước xuống sàn diễn đến gõ cửa pháp luật. Ban chuyên án ghi nhận lời kể của bà rằng, lúc đầu, khi hay tin cháu Toro bị bắt cóc, gia đình bà hoảng hốt chưa biết phải tìm tung tích cháu nơi nào, thì một người đàn ông nói giọng Nam Bộ gọi điện thoại tới, tự xưng tên Hải Phong, đòi phải chung đủ 100 lượng vàng để chuộc. Đồng thời, trấn an bà là Toro vẫn được ăn uống đầy đủ, được mua đồ chơi mới. Nhưng tạm thời phải lưu giữ cháu ở một nơi bí mật rất xa thành phố.
Nơi ấy, sau này mới biết, cách Sài Gòn khoảng ba bốn trăm cây số, thuộc vùng kinh tế mới Long Phú tỉnh Hậu Giang. Cháu Toro bị đưa đến đó, ở trong ngôi nhà nhỏ nằm trên địa bàn ấp Ngân Rô. Hằng ngày Toro chơi với hai đứa trẻ là bé Sáu và Đức mập. Chúng rất sợ một bà già ốm yếu trong nhà, vì bà ấy thường la rầy chúng. Cách nhà không xa có chiếc cầu nhỏ bắc ngang. Có lò nấu đường với ống khói cao. Các chi tiết trên rất cần cho cuộc điều tra nhận diện nơi thường trú của thủ phạm sau này. Còn lúc ấy, bà Kim Cương nói qua điện thoại với kẻ giấu mặt rằng, bà không làm sao có đủ số vàng 100 lượng để chuộc con mình. Bà chỉ gom góp được 15 lượng, mượn thêm đâu đó, tất cả cũng chỉ 18 lượng là cùng. Nếu phía Hải Phong nằng nặc đòi đủ, bà chỉ còn nước tự tử. Nhiều lần đàm thoại, cuối cùng kẻ bắt cóc đồng ý đổi cháu Toro với giá 20 lượng. Và bọn họ không quên cảnh cáo "cái giá" phải trả nếu người nhà Kim Cương đi tố giác với công an về điểm hẹn nhận vàng. Thiếu tướng Trịnh Thanh Thiệp nhận xét: "Thủ đoạn của bọn bắt cóc này rất tinh xảo. Chúng dùng ký ám hiệu và mật mã sơ đồ từa tựa như hoạt động tình báo, dùng điện thoại tự động để giao tiếp giấu mặt, hù dọa, nhắc nhở quy ước, chỉ định người đại diện của gia đình nạn nhân là chồng bà Kim Cương - ông Th. phải đích thân đến điểm hẹn". Ông Th. không được tùy tiện tới đó, mà phải đi theo lộ trình do kẻ bắt cóc vạch sẵn. Tới nơi, ông được người lạ mặt đưa cho miếng vải cắt từ chiếc áo của cháu Toro mặc khi bị bắt để làm tin. Nhận đúng ám hiệu, ông giao 20 lượng vàng. Gương mặt kẻ nhận vàng như tuồng lai Tây, nhiều râu, cánh tay đầy lông. Xong, không lâu sau, cháu Toro được thả ra tại bãi cỏ trước nhà thờ Đức Bà đối diện với Bưu điện thành phố để gia đình Kim Cương tới nhận.
Sau vụ trên, đến ngày 26/3/1979 (cũng con số 26), bé Phương, con trai bác sĩ Hỷ, lại bị bắt cóc tại Trường Phổ thông Tây Nhì, quận Phú Nhuận. Để làm tin, kẻ bắt cóc ném chiếc áo của bé Phương đang mặc xuống cột điện gần nhà, báo cho mẹ cháu Phương là bà Bích tới đem về. Rồi trong vòng một tháng kẻ giấu mặt có đến 5 lần điện thoại "thương thảo" với bà Bích về số vàng phải đem chuộc. Lúc đầu chúng đòi ở mức đã nêu với vợ chồng Kim Cương trước đây. Về sau giảm dần 60 xuống 40, còn 30, cuối cùng dừng ở mức 20 lượng (như vụ Kim Cương). Vì nóng ruột và vì bị khống chế, đe dọa, bà Bích bỗng đổi thái độ không muốn hợp tác chặt chẽ với cơ quan an ninh trước ngày giao vàng. Nhưng ban chuyên án âm thầm triển khai tiếp cận nhà ở của bà số 271 Nguyễn Minh Chiếu, phường 10 (Phú Nhuận). Ban đã giao ông Phạm Văn Thịnh, nguyên cán bộ Đội trọng án Công an TP Hồ Chí Minh đảm trách hai tổ công tác bí mật. Một tổ bố trí ở lầu hai một cơ quan nông nghiệp cách nhà bà Bích 20 mét để "nghe trộm" qua đường dây điện thoại ngầm, nối với điện thoại trong nhà, và thẩm tra cửa ra vào suốt ngày đêm 24/24. Một tổ khác bố trí trên sân thượng của một bệnh viện y học dân tộc để nhìn xuống nhà nạn nhân, trinh sát ngoại tuyến. Hai tổ hoạt động nhịp nhàng, nắm biết ngày giờ và địa điểm Hải Phong hẹn gặp.
Đó là khoảng 17 giờ chiều 21/3: Bà Bích nhận điện thoại của Hải Phong bảo phải mau mau đội nón, bận áo màu vàng, đi xe đạp và mang số vàng thỏa thuận theo đường Nguyễn Minh Chiếu qua Nam Kỳ Khởi Nghĩa, rồi đến trước nhà 95 đường Phan Đăng Lưu chờ ở đó, sẽ có người tới nhận. Bà Bích ra đi, không biết có trinh sát bám sau. Ông Thịnh thuật lại:
- Tôi nhét một máy bộ đàm và một khẩu súng K59 vào người rồi đạp chiếc xích lô trờ tới. Thấy trước nhà số 95 có một người khả nghi đứng sẵn bên trụ điện, mặc quần màu xám, áo sơ mi trắng. Đó là kẻ chỉ sau vài phút phải lãnh một viên đạn bắn từ sau lưng tới...
(Xem tiếp Chuyên án Thanh Nga nhưng điều tra... Kim Cương!)
Hình: Kim Cương trong vai Điêu Thuyền
[align=center][/align]
Cháu Toro 5 tuổi, con trai của vợ chồng nghệ sĩ Kim Cương bị bắt cóc ở khu vực nhà trẻ Vườn Hồng (TP Hồ Chí Minh) ngày 26/12/1977. Gần một năm sau, mới đến vụ sát hại Thanh Nga khuya 26/11/1978. Tuy xảy ra cách nhau đúng 11 tháng, nhưng hai vụ "Kim Cương - Thanh Nga" không thể tách rời nhau (khi điều tra) và cùng ra tòa (khi kết thúc)...
Cả hai, lại gắn với một vụ thứ ba khác, cũng bắt cóc tống tiền (đầu năm 1979), được đại tá Cáp Xuân Diệm đúc kết: "Nói ba mà là một. Một thực tiễn phức hợp, được soi sáng bằng các phương thức và biện pháp khoa học hình sự, từng gây nhiều tranh cãi nhất và tiêu biểu nhất trong các vụ án tống tiền văn nghệ sĩ ở nước ta".
Và đáng chú ý là cả 3 vụ diễn ra khá nhanh trên "sân khấu đời", trong vòng chỉ hơn một năm đổ lại. Nhưng chúng vẫn được tiếp tục nhớ tới trong 25 năm qua trên các diễn đàn văn hóa nghệ thuật mỗi khi nhắc tới thế hệ danh ca "cải lương chi bảo" và nền kịch nghệ miền Nam những năm thập niên 60 - 70 của thế kỷ trước. Mà theo trình tự thời gian, nữ nghệ sĩ Kim Cương là người đầu tiên trong các nạn nhân của 3 vụ đã bước xuống sàn diễn đến gõ cửa pháp luật. Ban chuyên án ghi nhận lời kể của bà rằng, lúc đầu, khi hay tin cháu Toro bị bắt cóc, gia đình bà hoảng hốt chưa biết phải tìm tung tích cháu nơi nào, thì một người đàn ông nói giọng Nam Bộ gọi điện thoại tới, tự xưng tên Hải Phong, đòi phải chung đủ 100 lượng vàng để chuộc. Đồng thời, trấn an bà là Toro vẫn được ăn uống đầy đủ, được mua đồ chơi mới. Nhưng tạm thời phải lưu giữ cháu ở một nơi bí mật rất xa thành phố.
Nơi ấy, sau này mới biết, cách Sài Gòn khoảng ba bốn trăm cây số, thuộc vùng kinh tế mới Long Phú tỉnh Hậu Giang. Cháu Toro bị đưa đến đó, ở trong ngôi nhà nhỏ nằm trên địa bàn ấp Ngân Rô. Hằng ngày Toro chơi với hai đứa trẻ là bé Sáu và Đức mập. Chúng rất sợ một bà già ốm yếu trong nhà, vì bà ấy thường la rầy chúng. Cách nhà không xa có chiếc cầu nhỏ bắc ngang. Có lò nấu đường với ống khói cao. Các chi tiết trên rất cần cho cuộc điều tra nhận diện nơi thường trú của thủ phạm sau này. Còn lúc ấy, bà Kim Cương nói qua điện thoại với kẻ giấu mặt rằng, bà không làm sao có đủ số vàng 100 lượng để chuộc con mình. Bà chỉ gom góp được 15 lượng, mượn thêm đâu đó, tất cả cũng chỉ 18 lượng là cùng. Nếu phía Hải Phong nằng nặc đòi đủ, bà chỉ còn nước tự tử. Nhiều lần đàm thoại, cuối cùng kẻ bắt cóc đồng ý đổi cháu Toro với giá 20 lượng. Và bọn họ không quên cảnh cáo "cái giá" phải trả nếu người nhà Kim Cương đi tố giác với công an về điểm hẹn nhận vàng. Thiếu tướng Trịnh Thanh Thiệp nhận xét: "Thủ đoạn của bọn bắt cóc này rất tinh xảo. Chúng dùng ký ám hiệu và mật mã sơ đồ từa tựa như hoạt động tình báo, dùng điện thoại tự động để giao tiếp giấu mặt, hù dọa, nhắc nhở quy ước, chỉ định người đại diện của gia đình nạn nhân là chồng bà Kim Cương - ông Th. phải đích thân đến điểm hẹn". Ông Th. không được tùy tiện tới đó, mà phải đi theo lộ trình do kẻ bắt cóc vạch sẵn. Tới nơi, ông được người lạ mặt đưa cho miếng vải cắt từ chiếc áo của cháu Toro mặc khi bị bắt để làm tin. Nhận đúng ám hiệu, ông giao 20 lượng vàng. Gương mặt kẻ nhận vàng như tuồng lai Tây, nhiều râu, cánh tay đầy lông. Xong, không lâu sau, cháu Toro được thả ra tại bãi cỏ trước nhà thờ Đức Bà đối diện với Bưu điện thành phố để gia đình Kim Cương tới nhận.
Sau vụ trên, đến ngày 26/3/1979 (cũng con số 26), bé Phương, con trai bác sĩ Hỷ, lại bị bắt cóc tại Trường Phổ thông Tây Nhì, quận Phú Nhuận. Để làm tin, kẻ bắt cóc ném chiếc áo của bé Phương đang mặc xuống cột điện gần nhà, báo cho mẹ cháu Phương là bà Bích tới đem về. Rồi trong vòng một tháng kẻ giấu mặt có đến 5 lần điện thoại "thương thảo" với bà Bích về số vàng phải đem chuộc. Lúc đầu chúng đòi ở mức đã nêu với vợ chồng Kim Cương trước đây. Về sau giảm dần 60 xuống 40, còn 30, cuối cùng dừng ở mức 20 lượng (như vụ Kim Cương). Vì nóng ruột và vì bị khống chế, đe dọa, bà Bích bỗng đổi thái độ không muốn hợp tác chặt chẽ với cơ quan an ninh trước ngày giao vàng. Nhưng ban chuyên án âm thầm triển khai tiếp cận nhà ở của bà số 271 Nguyễn Minh Chiếu, phường 10 (Phú Nhuận). Ban đã giao ông Phạm Văn Thịnh, nguyên cán bộ Đội trọng án Công an TP Hồ Chí Minh đảm trách hai tổ công tác bí mật. Một tổ bố trí ở lầu hai một cơ quan nông nghiệp cách nhà bà Bích 20 mét để "nghe trộm" qua đường dây điện thoại ngầm, nối với điện thoại trong nhà, và thẩm tra cửa ra vào suốt ngày đêm 24/24. Một tổ khác bố trí trên sân thượng của một bệnh viện y học dân tộc để nhìn xuống nhà nạn nhân, trinh sát ngoại tuyến. Hai tổ hoạt động nhịp nhàng, nắm biết ngày giờ và địa điểm Hải Phong hẹn gặp.
Đó là khoảng 17 giờ chiều 21/3: Bà Bích nhận điện thoại của Hải Phong bảo phải mau mau đội nón, bận áo màu vàng, đi xe đạp và mang số vàng thỏa thuận theo đường Nguyễn Minh Chiếu qua Nam Kỳ Khởi Nghĩa, rồi đến trước nhà 95 đường Phan Đăng Lưu chờ ở đó, sẽ có người tới nhận. Bà Bích ra đi, không biết có trinh sát bám sau. Ông Thịnh thuật lại:
- Tôi nhét một máy bộ đàm và một khẩu súng K59 vào người rồi đạp chiếc xích lô trờ tới. Thấy trước nhà số 95 có một người khả nghi đứng sẵn bên trụ điện, mặc quần màu xám, áo sơ mi trắng. Đó là kẻ chỉ sau vài phút phải lãnh một viên đạn bắn từ sau lưng tới...
(Xem tiếp Chuyên án Thanh Nga nhưng điều tra... Kim Cương!)
Hình: Kim Cương trong vai Điêu Thuyền
Liên lạc N.A: Vui lòng gọi - ĐT kô nhận được tin nhắn