Nhớ về một nghệ sĩ tài danh đã đi xa
Là một trong những nghệ sĩ bậc thầy, có nhiều cống hiến cho hát Bội Bình Định, nhưng những năm tháng cuối đời, Nguyễn Thanh Giảng (nghệ danh là Dư Lược) đã ra đi trong lặng lẽ. Mãi 40 năm sau ngày mất, con cháu mới tìm được mộ phần ông, và đưa về quê nhà…
Bà Nguyễn Thị Phê bên mộ phần cha mình (nghệ sĩ Nguyễn Thanh Giảng) vừa mới xây. Nghệ sĩ Nguyễn Thanh Giảng (ảnh nhỏ).
* Một nghệ sĩ hát Bội bậc thầy
Nghệ sĩ Dư Lược sinh năm 1891 tại thôn Tùng Giản, xã Phước Hòa, huyện Tuy Phước. Ông là con trai của bầu Nhưn Tân - một trong những học trò xuất sắc của cụ Đào Tấn. Ngay từ nhỏ, Thanh Giảng đã được cha truyền dạy những tuyệt kỹ của nghề. Đến tuổi trưởng thành, tên tuổi Dư Lược đã vang xa, không chỉ bởi giọng ca hay, hình thể đẹp, mà còn ở khả năng diễn xuất “biến hóa” trên sân khấu.
Bà Nguyễn Thị Phê, 73 tuổi, con gái út nghệ sĩ Dư Lược, cho biết: “Khi còn đi diễn, vai nào cha tôi diễn cũng hay, nhưng hay nhất là những vai nịnh, vai hề. Ông chọc cười giỏi lắm, nên hồi đó, mỗi lần nghe có Dư Lược diễn, mới chạng vạng tối, người ta đã lũ lượt rủ nhau đi coi. Ông vừa ló mặt ra sân khấu là ở dưới, khán giả đã cười rần rần”.
Có nhiều giai thoại truyền tụng về sự ứng biến thông minh và khả năng chọc cười của nghệ sĩ Dư Lược. Một lần, có người thách ông chọc cười họ. Dư Lược không nói gì, chỉ lẳng lặng múc một gáo nước bước lên sân khấu. Ông cúi người, luồn gáo nước qua háng và cứ thế nhảy trên sân khấu. Khán giả hỏi, ông bảo, đó là chọc cười theo kiểu “Nước đến chân mới nhảy”. Mọi người cười òa. Người thách ông cũng phải “tâm phục khẩu phục”.
Trong cuộc đời nghệ thuật của mình, Dư Lược đã để lại nhiều vai diễn để đời, nhưng ấn tượng nhất, vẫn là vai Tạ Lôi Nhược (vở Sơn Hậu). Nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Liễn nhận xét: “Tôi từng xem nghệ sĩ Dư Lược diễn Tạ Lôi Nhược. Đó là vai diễn khẳng định trình độ đỉnh cao trong nghệ thuật biểu diễn của ông. Trong các pho tuồng Sơn Hậu, không bản nào có lớp cho thuốc. Nhưng khi diễn, ông sáng tạo thêm lớp này, bằng cách cho Tạ Lôi Nhược chữa trị vết thương cho Tạ Lôi Đình. Lớp diễn này sau đó được rất nhiều nghệ sĩ học theo, nhưng chưa ai diễn hay bằng ông”.
Nghệ sĩ Dư Lược cũng quan tâm đến việc đào tạo thế hệ kế cận để giữ gìn vốn Tuồng cổ. Những danh ca của làng hát Bội Bình Định như Hoàng Chinh, Tư Cá, Long Trọng, Ngọc Cầm… đều từng được ông chỉ dạy.
* 63 tuổi vẫn lên đường vì nghệ thuật
Năm 1954, lúc này đã 63 tuổi, nhưng nghệ sĩ Dư Lược vẫn quyết định lên đường tập kết ra Bắc, tiếp tục cống hiến cho nghệ thuật Tuồng. Ông Hồ Đắc Bích, nguyên phụ trách Đoàn Tuồng Liên khu V, kể lại trong một bài viết: “Mùa hè năm 1954, Đoàn Tuồng Liên khu V tiếp tục củng cố thêm lực lượng, lên đường nhận nhiệm vụ mới. Các nghệ sĩ Tuồng nổi tiếng của Bình Định như Phạm Chương, Minh Đức, Võ Sĩ Thừa… được mời bổ sung cho đoàn. Và Nguyễn Thanh Giảng tuy tuổi đời đã cao, sức đã yếu, suốt đời nuôi một hoài bão là thấy được người kế tục tiếng cười trong các vai khôi hài của mình, cũng chống gậy lên đường đi xây dựng đất nước, xây dựng nghệ thuật Tuồng. Tháng 10 năm ấy, đoàn lên đường tập kết ra Bắc”.
Còn bà Phê thì ngậm ngùi nhớ lại: “Ngày chia tay, những người trong gia đình cứ tưởng người thân chỉ đi hai năm rồi về, ngờ đâu, đó cũng là ngày cuối cùng chúng tôi còn gặp mặt cha”.
Còn theo nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Liễn, người cùng quê, cùng tập kết và sống chung với nghệ sĩ Dư Lược một thời gian trên đất Bắc, thì những năm tháng đó, nghệ sĩ Dư Lược và NSND Phạm Chương được xem là “vốn quý” của nghệ thuật Tuồng cổ, để các nghệ sĩ lớp sau khai thác và học hỏi. Nghệ sĩ Dư Lược vì sức khỏe, không trình diễn trên sân khấu được, nhưng bù lại, dành hết thời gian để chỉ bảo, đem hết kinh nghiệm và vốn liếng, truyền dạy cho các nghệ sĩ của Đoàn lúc bấy giờ như Võ Sĩ Thừa, Đinh Quả… nhất là ở những vai mẫu mực, những làn điệu khó của Tuồng cổ.
* Và cuộc “trở về” sau 40 năm
Sau khi nghe tin người con trai duy nhất Nguyễn Thanh Ngữ hoạt động cách mạng ở quê nhà bị địch bắt và hi sinh, nghệ sĩ Dư Lược đổ bệnh và được đưa đi an dưỡng tại Sầm Sơn (Thanh Hóa). Ông mất tại đây, năm 1967. Khi đó, chỉ có một số cán bộ và người dân địa phương đưa ông về cõi vĩnh hằng. Mãi đến sau giải phóng, khi được các nghệ sĩ Đoàn Tuồng Liên khu V đến thăm, vợ con nghệ sĩ Dư Lược mới hay tin ông mất.
Thực ra, những nghệ sĩ của Đoàn Tuồng Liên khu V cũng chỉ biết là nghệ sĩ Dư Lược đã mất, chứ không biết mộ phần ông ở đâu. Do vậy, suốt 40 năm qua, gia đình tuy rất muốn đưa hài cốt ông về quê, nhưng đành chịu. Phải đến gần đây, anh Phạm Khắc Khoan, cháu ngoại ông, hiện sống tại TP. Hồ Chí Minh, mới tìm được mộ phần ông. Anh Khoan tâm sự: “Ngẫu nhiên như một sự sắp đặt trước, gia đình tôi tìm được mộ ông ngoại tôi một cách dễ dàng. Sau đó, tháng 5 năm 2007, chúng tôi đưa hài cốt cụ về quê”.
Hoài Thu
Theo anh Phạm Khắc Khoan, vẫn còn 7 cụ người Bình Định khác hiện đang nằm tại nghĩa trang thôn Lợi Chấp, xã Vĩnh Hòa, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa. Đó là các cụ: Phạm Điếu, sinh năm 1886, mất 2-9-1966, quê: Phước Quang, Tuy Phước; Lê Diễu, sinh năm 1890, mất 20-11-1971, quê: Cát Nhơn, Phù Cát; Nguyễn Vệ, sinh năm 1896, mất 16-7-1966, quê: Nhơn Mỹ, An Nhơn; Lê Khiết, sinh 1897, mất 29-9-1968, quê: Mỹ Lộc, Phù Mỹ; Đặng Thọ sinh 1889, mất 4-9-1969, quê: Bình Phú, Tây Sơn; Nguyễn Lâm Sinh, mất 11-1-1974, quê: Phước Hiệp, Tuy Phước; Điền Quýt, sinh 1893, quê Hoài Thanh, Hoài Nhơn.
Ai cần thêm thông tin, xin liên hệ địa chỉ trên, gặp ông Nguyễn Xuân Ẩm, điện thoại: 037.870185.
BBD
THE ONLY FORUM FOR CLVN LOVERS
Diễn đàn dang được nâng cấp . Thân mời các bạn TV vào xem và sử dụng.
Hãy click vào Quick links phía bên trên tay trái để bắt đầu
Nếu thấy có gì xin báo cho tcgd biết để sửa chữa cho kịp thời nhen các bạn.
Cám ơn các bạn
Nhớ về một nghệ sĩ tài danh đã đi xa
Nội quy chuyên mục
THÀNH VIÊN CLVN CHÚ Ý !
1- Bài viết phải luôn luôn bỏ dấu cho dễ đọc, viết không dấu sẽ bị xóa. Xem chỉ dẫn cách bỏ dấu taị đây.
2- Không đưa nguyên link từ các nơi khác vào - Không viết toàn chữ hoa hoặc liên tục không chấm phết.
3- Ghi rõ nguồn các bài được đưa lên là bắt buộc - Tránh những lời lẽ quá khích.
4- Mỗi thành viên chỉ được dùng một nick - Không nên đưa nhiều bài lắt nhắt liên tiếp từ cùng một thành viên.
5- Đừng dùng quote (trích dẫn) để trả lời khi 2 bài liên tiếp nhau - Tránh quote nhiều lần cùng một hình ảnh.
6- Không dùng màu đỏ trừ phi đó là tựa đề của một bài mới - Nên tạo chữ ký đẹp, cân đối, dễ nhìn.
7- Thắc mắc về bài bị xoá post trên diễn đàn đều cũng sẽ bị xoá. Trực tiếp liên lạc với Ban Điều Hành nếu cần.
8- Mọi thành viên đều cùng một nhà CLVN nên việc cư xữ hoà nhã với nhau là cần thiết dù ý kiến có dị biệt.
1- Bài viết phải luôn luôn bỏ dấu cho dễ đọc, viết không dấu sẽ bị xóa. Xem chỉ dẫn cách bỏ dấu taị đây.
2- Không đưa nguyên link từ các nơi khác vào - Không viết toàn chữ hoa hoặc liên tục không chấm phết.
3- Ghi rõ nguồn các bài được đưa lên là bắt buộc - Tránh những lời lẽ quá khích.
4- Mỗi thành viên chỉ được dùng một nick - Không nên đưa nhiều bài lắt nhắt liên tiếp từ cùng một thành viên.
5- Đừng dùng quote (trích dẫn) để trả lời khi 2 bài liên tiếp nhau - Tránh quote nhiều lần cùng một hình ảnh.
6- Không dùng màu đỏ trừ phi đó là tựa đề của một bài mới - Nên tạo chữ ký đẹp, cân đối, dễ nhìn.
7- Thắc mắc về bài bị xoá post trên diễn đàn đều cũng sẽ bị xoá. Trực tiếp liên lạc với Ban Điều Hành nếu cần.
8- Mọi thành viên đều cùng một nhà CLVN nên việc cư xữ hoà nhã với nhau là cần thiết dù ý kiến có dị biệt.
- tancogiaoduyen
- Site Admin
- Bài viết: 41708
- Ngày tham gia: Hai T4 12, 2004 5:00 pm
- Đến từ: U.S.A
- Tiếp xúc: