THE ONLY FORUM FOR CLVN LOVERS
Diễn đàn dang được nâng cấp . Thân mời các bạn TV vào xem và sử dụng.
Hãy click vào Quick links phía bên trên tay trái để bắt đầu
Nếu thấy có gì xin báo cho tcgd biết để sửa chữa cho kịp thời nhen các bạn.
Cám ơn các bạn
Tiễn biệt Dũng Thanh Lâm
Nội quy chuyên mục
THÀNH VIÊN CLVN CHÚ Ý !
1- Bài viết phải luôn luôn bỏ dấu cho dễ đọc, viết không dấu sẽ bị xóa. Xem chỉ dẫn cách bỏ dấu taị đây.
2- Không đưa nguyên link từ các nơi khác vào - Không viết toàn chữ hoa hoặc liên tục không chấm phết.
3- Ghi rõ nguồn các bài được đưa lên là bắt buộc - Tránh những lời lẽ quá khích.
4- Mỗi thành viên chỉ được dùng một nick - Không nên đưa nhiều bài lắt nhắt liên tiếp từ cùng một thành viên.
5- Đừng dùng quote (trích dẫn) để trả lời khi 2 bài liên tiếp nhau - Tránh quote nhiều lần cùng một hình ảnh.
6- Không dùng màu đỏ trừ phi đó là tựa đề của một bài mới - Nên tạo chữ ký đẹp, cân đối, dễ nhìn.
7- Thắc mắc về bài bị xoá post trên diễn đàn đều cũng sẽ bị xoá. Trực tiếp liên lạc với Ban Điều Hành nếu cần.
8- Mọi thành viên đều cùng một nhà CLVN nên việc cư xữ hoà nhã với nhau là cần thiết dù ý kiến có dị biệt.
1- Bài viết phải luôn luôn bỏ dấu cho dễ đọc, viết không dấu sẽ bị xóa. Xem chỉ dẫn cách bỏ dấu taị đây.
2- Không đưa nguyên link từ các nơi khác vào - Không viết toàn chữ hoa hoặc liên tục không chấm phết.
3- Ghi rõ nguồn các bài được đưa lên là bắt buộc - Tránh những lời lẽ quá khích.
4- Mỗi thành viên chỉ được dùng một nick - Không nên đưa nhiều bài lắt nhắt liên tiếp từ cùng một thành viên.
5- Đừng dùng quote (trích dẫn) để trả lời khi 2 bài liên tiếp nhau - Tránh quote nhiều lần cùng một hình ảnh.
6- Không dùng màu đỏ trừ phi đó là tựa đề của một bài mới - Nên tạo chữ ký đẹp, cân đối, dễ nhìn.
7- Thắc mắc về bài bị xoá post trên diễn đàn đều cũng sẽ bị xoá. Trực tiếp liên lạc với Ban Điều Hành nếu cần.
8- Mọi thành viên đều cùng một nhà CLVN nên việc cư xữ hoà nhã với nhau là cần thiết dù ý kiến có dị biệt.
- tancogiaoduyen
- Site Admin
- Bài viết: 41705
- Ngày tham gia: Hai T4 12, 2004 5:00 pm
- Đến từ: U.S.A
- Tiếp xúc:
Tiễn biệt Dũng Thanh Lâm
Tiễn biệt Dũng Thanh Lâm
Than ôi!...
Dũng Thanh Lâm đã vừa nằm xuống...
Người nghệ sĩ tài danh đã vừa ra đi...
Ðời nghệ sĩ của anh như “chim trời cá nước”, bôn ba xuôi ngược khắp vùng đất nước quê hương anh. Anh đã đem điệu hò, điệu lý xàng xê, điệu ca Dạ Cổ Hoài Lang... đến từng người, từng nhà, đến tận cùng xóm nghèo, nơi mà anh được cha mẹ sanh ra, nơi mà anh đã được thành người nghệ sĩ tài danh.
Hỡi những ai đã từng nghe anh ca, nay xin hãy nghe lại.
Hỡi những ai chưa có dịp nghe anh ca, thì giờ đây hãy tìm nghe giọng ca Dũng Thanh Lâm.
Quanh quẩn đâu đây, khách mộ điệu như đang nghe Dũng Thanh Lâm ca.
Ðâu đây có thể là “quanh bếp lửa bập bùng” đang nấu cơm chiều tận quê hương xa tít.
Ðâu đây có thể là lênh đênh trên dòng sông nào đó ở miệt Long Hồ, Cổ Cò, Cái Nhum hay Man Thít....
Ðâu đây có thể là ở các lễ hội chùa, thánh thất, nhà thờ... tại vùng Saigon Nhỏ này...
Ðể nhận ra tiếng hát Dũng Thanh Lâm như đang đưa người tri âm, tri kỷ về với tình quê hương, tình người và về với tâm sự mỗi người....
Ai đó đang “bon chen”, bôn ba, lặn hụp, toan tính trong cuộc đời... xin hãy dừng lại phút giây để nghe anh ca: Xin Trả Tôi Về - Vầng Trán Ưu Tư - Một Chút Ðam Mê - Hương Lúa Tình Quê... để thấy cuộc sống nầy như mơ, như mộng, như thật, như ảo...
Nghệ sĩ Dũng Thanh Lâm đã sống trọn vẹn, “hết mình” cho sân khấu cải lương, cho nghệ thuật... lắm khi anh quên đi bên anh có một gia đình trong đó có vợ, có các con anh!!!
Cuộc đời nghệ sĩ trong đó có anh, não nuột, ê chề như bài “Trắng Ðêm Tâm Sự” mà nghệ sĩ Hữu Phước đã nức nở từng đêm rằng: “lắm người khen kẻ chê”.
Dù khen - Dù chê âu cũng là tình người!!!
Làm người đã khó...
Làm người nghệ sĩ khó hơn phải không anh?
Thôi thì, “biết mấy cho vừa”!!!
Anh đã có lần tâm sự rằng anh muốn được chết trên sân khấu như người chiến sĩ chết nơi mặt trận.
Nhưng tạo hóa nào có chiều ai.
Những bài đọc vinh danh anh, những huy chương mà Hội Ái Hữu Tương Tế Hải Ngoại - Anh là Phó Hội Trưởng - tặng anh. Anh đã nhận, anh đã đọc trên giường bịnh...!
Ruộng ai thì nấy đắp bờ,
Duyên ai nấy gặp đừng chờ uổng công...
(Bài Ru Con Thuyền Mộng, Bạch Tuyết - Dũng Thanh Lâm ca)
Tất cả cuộc đời này phải chăng đều là duyên cả (?)
Anh đến với cuộc đời này là duyên
Anh đến với khách mộ điệu rồi thành một nghệ sĩ tài danh cũng là duyên.
Rồi giờ đây anh nằm xuống cũng là duyên vậy thôi.
Anh có biết không, có bao nhiêu người, họ không phải là nghệ sĩ nhưng họ đã làm nên cải lương để mới có những nghệ sĩ tài danh như: Út Trà Ôn, Hữu Phước, Thành Ðược, Việt Hùng và anh nữa.
Họ là những anh hùng không tên tuổi,
Chết âm thầm trong bóng tối mênh mông...
(Anh Hùng Vô Danh, thơ của Ðằng Phương)
Chúng ta đã biết ơn họ, anh cũng đã biết ơn họ là quý rồi.
Sáng nay thức dậy, người vợ thương yêu của anh không còn thấy anh bên cạnh nữa... Mấy con anh đã bàng hoàng khi nghe tin anh ra đi... Khán giả đã “hít hà”, “chắc lưỡi” khi nghe tin anh mất. Các đài phát thanh ở đây vội phát đi những bài ca mà anh đã hát như là để chia sẻ niềm thương tiếc...
Mong rằng mai đây hương hồn anh sẽ quyện vào mây khói, hòa vào bếp lửa hồng, vào dòng sông nhỏ, vào mái tranh quê nghèo mà biến thành câu hò, điệu lý để xoa dịu nỗi đau khổ, nhọc nhằn của kiếp con người này.
Những ai đã từng ca với anh, như là cặp tình nhân, từng quyện vào nhau trong cung đàn tiếng hát, giờ đây như bị hụt hẫng, như chim gãy cánh... đó là Bạch Tuyết, Lệ Thủy, Thanh Ngân, Thanh Hằng và còn nữa...
Cuộc đời nào rồi phải cũng qua đi!!!
Tin rằng tình cảm của khán giả sẽ còn giữ lâu đối với anh, người nghệ sĩ Tài Danh Dũng Thanh Lâm....
Xin tiễn biệt anh...
“Biết mấy cho vừa” phải không anh?
Cali Mùa Thu năm 2004
GS Trần Văn Chi
Hội Nghệ Sĩ Ái Hữu Tương Tế Hải Ngoại
Than ôi!...
Dũng Thanh Lâm đã vừa nằm xuống...
Người nghệ sĩ tài danh đã vừa ra đi...
Ðời nghệ sĩ của anh như “chim trời cá nước”, bôn ba xuôi ngược khắp vùng đất nước quê hương anh. Anh đã đem điệu hò, điệu lý xàng xê, điệu ca Dạ Cổ Hoài Lang... đến từng người, từng nhà, đến tận cùng xóm nghèo, nơi mà anh được cha mẹ sanh ra, nơi mà anh đã được thành người nghệ sĩ tài danh.
Hỡi những ai đã từng nghe anh ca, nay xin hãy nghe lại.
Hỡi những ai chưa có dịp nghe anh ca, thì giờ đây hãy tìm nghe giọng ca Dũng Thanh Lâm.
Quanh quẩn đâu đây, khách mộ điệu như đang nghe Dũng Thanh Lâm ca.
Ðâu đây có thể là “quanh bếp lửa bập bùng” đang nấu cơm chiều tận quê hương xa tít.
Ðâu đây có thể là lênh đênh trên dòng sông nào đó ở miệt Long Hồ, Cổ Cò, Cái Nhum hay Man Thít....
Ðâu đây có thể là ở các lễ hội chùa, thánh thất, nhà thờ... tại vùng Saigon Nhỏ này...
Ðể nhận ra tiếng hát Dũng Thanh Lâm như đang đưa người tri âm, tri kỷ về với tình quê hương, tình người và về với tâm sự mỗi người....
Ai đó đang “bon chen”, bôn ba, lặn hụp, toan tính trong cuộc đời... xin hãy dừng lại phút giây để nghe anh ca: Xin Trả Tôi Về - Vầng Trán Ưu Tư - Một Chút Ðam Mê - Hương Lúa Tình Quê... để thấy cuộc sống nầy như mơ, như mộng, như thật, như ảo...
Nghệ sĩ Dũng Thanh Lâm đã sống trọn vẹn, “hết mình” cho sân khấu cải lương, cho nghệ thuật... lắm khi anh quên đi bên anh có một gia đình trong đó có vợ, có các con anh!!!
Cuộc đời nghệ sĩ trong đó có anh, não nuột, ê chề như bài “Trắng Ðêm Tâm Sự” mà nghệ sĩ Hữu Phước đã nức nở từng đêm rằng: “lắm người khen kẻ chê”.
Dù khen - Dù chê âu cũng là tình người!!!
Làm người đã khó...
Làm người nghệ sĩ khó hơn phải không anh?
Thôi thì, “biết mấy cho vừa”!!!
Anh đã có lần tâm sự rằng anh muốn được chết trên sân khấu như người chiến sĩ chết nơi mặt trận.
Nhưng tạo hóa nào có chiều ai.
Những bài đọc vinh danh anh, những huy chương mà Hội Ái Hữu Tương Tế Hải Ngoại - Anh là Phó Hội Trưởng - tặng anh. Anh đã nhận, anh đã đọc trên giường bịnh...!
Ruộng ai thì nấy đắp bờ,
Duyên ai nấy gặp đừng chờ uổng công...
(Bài Ru Con Thuyền Mộng, Bạch Tuyết - Dũng Thanh Lâm ca)
Tất cả cuộc đời này phải chăng đều là duyên cả (?)
Anh đến với cuộc đời này là duyên
Anh đến với khách mộ điệu rồi thành một nghệ sĩ tài danh cũng là duyên.
Rồi giờ đây anh nằm xuống cũng là duyên vậy thôi.
Anh có biết không, có bao nhiêu người, họ không phải là nghệ sĩ nhưng họ đã làm nên cải lương để mới có những nghệ sĩ tài danh như: Út Trà Ôn, Hữu Phước, Thành Ðược, Việt Hùng và anh nữa.
Họ là những anh hùng không tên tuổi,
Chết âm thầm trong bóng tối mênh mông...
(Anh Hùng Vô Danh, thơ của Ðằng Phương)
Chúng ta đã biết ơn họ, anh cũng đã biết ơn họ là quý rồi.
Sáng nay thức dậy, người vợ thương yêu của anh không còn thấy anh bên cạnh nữa... Mấy con anh đã bàng hoàng khi nghe tin anh ra đi... Khán giả đã “hít hà”, “chắc lưỡi” khi nghe tin anh mất. Các đài phát thanh ở đây vội phát đi những bài ca mà anh đã hát như là để chia sẻ niềm thương tiếc...
Mong rằng mai đây hương hồn anh sẽ quyện vào mây khói, hòa vào bếp lửa hồng, vào dòng sông nhỏ, vào mái tranh quê nghèo mà biến thành câu hò, điệu lý để xoa dịu nỗi đau khổ, nhọc nhằn của kiếp con người này.
Những ai đã từng ca với anh, như là cặp tình nhân, từng quyện vào nhau trong cung đàn tiếng hát, giờ đây như bị hụt hẫng, như chim gãy cánh... đó là Bạch Tuyết, Lệ Thủy, Thanh Ngân, Thanh Hằng và còn nữa...
Cuộc đời nào rồi phải cũng qua đi!!!
Tin rằng tình cảm của khán giả sẽ còn giữ lâu đối với anh, người nghệ sĩ Tài Danh Dũng Thanh Lâm....
Xin tiễn biệt anh...
“Biết mấy cho vừa” phải không anh?
Cali Mùa Thu năm 2004
GS Trần Văn Chi
Hội Nghệ Sĩ Ái Hữu Tương Tế Hải Ngoại
-
- Thành viên kỳ cựu
- Bài viết: 6975
- Ngày tham gia: Chủ nhật T5 16, 2004 5:00 pm
- Đến từ: hawaii
- saigon
- Thành viên thường xuyên
- Bài viết: 1080
- Ngày tham gia: Sáu T4 16, 2004 5:00 pm
- Đến từ: Asia Online
Nén hương lòng nghệ sĩ - Tiễn biệt Dũng Thanh Lâm
Khép cánh màn nhung trả nợ đời
Ánh đèn mờ ảo nhạc đầy vơi
Cuộc tình sân khấu dài năm tháng
Trang trải cho ai những nụ cười.
Từng giọt âm thanh ngân lãnh lót
Lời ca bay vút khắp non sông
Anh làm kiếm khách sang Tần Quốc
Mộng lớn chìm sâu chốn bụi hồng.
Ánh mắt long lanh nhìn bạo chúa
Nhạc chùng âm điệu lắng cung xang
Đất Hàm Dương lạnh mây đầu ngõ
Dịch thủy đôi bờ trắng áo tang.
Kiếm khách một đi không trở lại
Sương chiều lãng đãng núi sông yên
Ai dâng tay ngọc đêm mưa tiễn
Mà khách chinh nhân tạc chữ nguyền.
Nhạc buồn hồn cố quốc
Sầu ngất Cao Tiệm Ly
Trăng chìm vào đáy cốc
Rượu đứng lệ tràn mi
Tri âm còn đâu nữa
Cung đàn đứt dây tơ
Gió rung bờ Dịch thủy
Lồng lộng khúc cuồng ca.
Đêm nay sân khấu buồn hoang vắng
Tráng sĩ ra đi chẳng trở về
Ngàn dặm nước non sầu tiễn biệt
Mưa chiều Thủ Đức lạnh hồn quê
Thương điệu tình ca bài vọng cổ
Cung đàn tâm sự gợi buồn ca
Vầng trăng thôn dã thơm tà áo
Dương quý phi đâu khúc phượng cầu.
Thôi nhé Kinh Kha lau phấn bụi
Giã từ sân khấu biệt ngàn khơi
Ngựa hoang về núi mờ sương khói
Lắng điệu Nam ai tiếng tạ từ.
Đôi dòng thơ hoài niệm
Tình nghệ sĩ thiết tha
Vòng tay xin tiễn biệt
Đưa bạn về cõi xa
Trăm năm một chút quan hà
Nhìn nhau lần cuối cách xa ngàn trùng
Ánh đèn sân khấu lịm buồn
Vở tuồng đã mãn màn nhung khép dần.
Soạn giả Yên Lang
Khép cánh màn nhung trả nợ đời
Ánh đèn mờ ảo nhạc đầy vơi
Cuộc tình sân khấu dài năm tháng
Trang trải cho ai những nụ cười.
Từng giọt âm thanh ngân lãnh lót
Lời ca bay vút khắp non sông
Anh làm kiếm khách sang Tần Quốc
Mộng lớn chìm sâu chốn bụi hồng.
Ánh mắt long lanh nhìn bạo chúa
Nhạc chùng âm điệu lắng cung xang
Đất Hàm Dương lạnh mây đầu ngõ
Dịch thủy đôi bờ trắng áo tang.
Kiếm khách một đi không trở lại
Sương chiều lãng đãng núi sông yên
Ai dâng tay ngọc đêm mưa tiễn
Mà khách chinh nhân tạc chữ nguyền.
Nhạc buồn hồn cố quốc
Sầu ngất Cao Tiệm Ly
Trăng chìm vào đáy cốc
Rượu đứng lệ tràn mi
Tri âm còn đâu nữa
Cung đàn đứt dây tơ
Gió rung bờ Dịch thủy
Lồng lộng khúc cuồng ca.
Đêm nay sân khấu buồn hoang vắng
Tráng sĩ ra đi chẳng trở về
Ngàn dặm nước non sầu tiễn biệt
Mưa chiều Thủ Đức lạnh hồn quê
Thương điệu tình ca bài vọng cổ
Cung đàn tâm sự gợi buồn ca
Vầng trăng thôn dã thơm tà áo
Dương quý phi đâu khúc phượng cầu.
Thôi nhé Kinh Kha lau phấn bụi
Giã từ sân khấu biệt ngàn khơi
Ngựa hoang về núi mờ sương khói
Lắng điệu Nam ai tiếng tạ từ.
Đôi dòng thơ hoài niệm
Tình nghệ sĩ thiết tha
Vòng tay xin tiễn biệt
Đưa bạn về cõi xa
Trăm năm một chút quan hà
Nhìn nhau lần cuối cách xa ngàn trùng
Ánh đèn sân khấu lịm buồn
Vở tuồng đã mãn màn nhung khép dần.
Soạn giả Yên Lang
My Love Thanh Ngan
- tancogiaoduyen
- Site Admin
- Bài viết: 41705
- Ngày tham gia: Hai T4 12, 2004 5:00 pm
- Đến từ: U.S.A
- Tiếp xúc:
- saigon
- Thành viên thường xuyên
- Bài viết: 1080
- Ngày tham gia: Sáu T4 16, 2004 5:00 pm
- Đến từ: Asia Online
Vĩnh biệt nghệ sĩ Dũng Thanh Lâm ! Kiếm sĩ ra đi không trở lại - màn nhung khép kín tự bao giờ
Trong thời gian tập tuồng Thằng điên trên bến Hạ ở sân khấu Kim Chưởng tại Saigon, bà bầu căn dặn tôi nên đến thường xuyên để góp ý cho đạo diễn hoặc sửa chữa kịch bản thêm hoàn chỉnh. Nhờ vậy sự tiếp xúc giữa tôi và anh em nghệ sĩ, diễn viên của đoàn càng ngày càng thêm thân mật. Thỉnh thoảng sau giờ tập tuồng, vài anh em nghệ sĩ, nhất là Trường Xuân và Dũng Thanh Lâm thường mời tôi ra quán cà phê gần rạp, vừa uống nước vừa hàn huyên tâm sự. Dần dần cho đến ngày vở tuồng Thằng điên trên bến Hạ khai trương, mối thân tình giữa tôi và hai nghệ sĩ Trường Xuân, Dũng Thanh Lâm thêm gắn bó.
Tôi còn nhớ khá rõ, dù cách đây đã gần 40 năm, trong đêm khai trương vở tuồng, Dũng Thanh Lâm đến gặp tôi trao đổi vài ý kiến ở hậu trường. Anh nói: Thực sự Lâm đã hát kép chánh được vài năm nay qua một số tuồng, đây là lần đầu tiên diễn vai một thằng điên, dù được cô Bảy tận tình hướng dẫn, nhưng chưa chắc Lâm diễn được tròn vai, có gì mong anh Yên Lang thông cảm. Tôi trả lời : Không có gì đâu Dũng Thanh Lâm, qua nhiều buổi tập tuồng, tôi thấy anh chị em diễn viên trẻ đã cố gắng vượt bậc, một sân khấu trẻ trung đồng đều như thế này chắc chắn sẽ còn tiến xa hơn nữa, Dũng Thanh Lâm hãy yên lòng. Thật vậy, dù vở tuồng Thằng điên trên bến Hạ của tôi và Nguyên Thảo trên sân khấu Kim Chưởng không gây được tiếng vang gì cho lắm, nhưng cũng góp được một phần làm nền tảng vững chắc trong giai đoạn Kim Chưởng trẻ trẻ trung hóa thành phần nghệ sĩ.
Sau đó tôi trở lại đoàn Kim Chung và cũng không còn có dịp gặp mặt, hoặc cùng sinh hoạt chung một sân khấu với nghệ sĩ Dũng Thanh Lâm. Mãi cho đến năm 71, 72 gì đó, tôi không nhớ rõ khi hai nghệ sĩ Hùng Cường, Bạch Tuyết tách rời đoàn Dạ Lý Hương để thành lập đoàn Bạch Tuyết, Hùng Cường. Ông Tư Hiếu, cánh tay mặt của ông bầu Xuân, giám đốc đoàn Dạ Lý Hương có đến tìm tôi và soạn giả Nguyên Thảo, để nhờ giúp hai kịch bản loại màu sắc cho đoàn Dạ Lý Hương. Thực tình lúc bấy giờ tôi và Nguyên Thảo đều là soạn giả thường trực của đoàn Kim Chung mà Công ty Kim Chung đang phát triển đến 5, 6 đoàn hát nên rất cần đến kịch bản. Nhưng kẹt một nỗi, tình nghĩa giữa tôi với ông Tư Hiếu quá sâu nặng, gần như thường xuyên mỗi tuần, tôi, Nguyên Thảo và ông Tư Hiếu cùng một vài bạn bè thân hữu lai rai hết quán này đến quán khác. Vì thế tôi và Nguyên Thảo không cách nào từ chối lời yêu cầu của ông Tư Hiếu, mà chúng tôi vẫn thường thân mật gọi là anh Tư, dù ông lớn hơn chúng tôi gần 20 tuổi.
Cuối cùng tôi và Nguyên Thảo âm thầm đưa kịch bản Ngựa hoang về núi qua đoàn Dạ Lý Hương, chúng tôi có bàn riêng với ông Tư Hiếu, nên đổi tên soạn giả khác để tránh rắc rối về sau với đoàn Kim Chung. Ông Tư Hiếu không đồng ý, ông viện dẫn hai lý do : thứ nhất trước sau gì hai bên Kim Chung cũng biết, thứ hai đoàn Dạ Lý Hương rất cần đến danh tiếng của soạn giả, mà tên tuổi của hai thằng em này đã nổi bật qua một số tuồng tích, rất cần cho việc quảng cáo, không nên thay đổi. Sau cùng ông trấn an tôi và Nguyên Thảo một ngày gần đây anh Tư sẽ qua gặp ông bầu Long, vừa năn nỉ vừa trình bày tình lý, chắc chắn ông ấy sẽ thông cảm về tình nghĩa của anh em mình.
Ngày tập tuồng Ngựa hoang về núi trên sân khấu Dạ Lý Hương, tôi gặp lại nghệ sĩ Dũng Thanh Lâm đảm nhận vai kép chánh, cùng những khuôn mặt diễn viên sáng giá như : Thanh Nga, Ngọc Hương, Phương Quang, Ngọc Giàu, Diệp Lang .... Gặp lại tôi, Dũng Thanh Lâm vui mừng ra mặt, hỏi thăm sức khỏe và nhiều vấn đề liên quan đến nghệ thuật. Anh cho biết, anh đã thu băng cho hãng dĩa Việt Nam nhiều tuồng của tôi như : Tâm sự loài chim biển, Hỏa sơn Thần nữ, Người phu khiêng kiệu cưới ... Và hôm nay mới có dịp gặp lại nhau trên sân khấu, kể ra cũng 5, 6 năm rồi đó anh Yên Lang.
Những kỷ niệm về sân khấu trong hồi ức của tôi, đầy ắp bao nhiêu chuyện vui buồn, riêng về kịch bản Ngựa hoang về núi trên sân khấu Dạ Lý Hương cũng lưu lại một kỷ niệm mà tôi không bao giờ quên được. Trong thời gian tập tuồng ở rạp Quốc Thanh, sáng nào ký giả Hoài Ngọc cũng ghé uống cà phê với tôi và vài anh em nghệ sĩ ở cạnh rạp. Rồi ông viết một bài báo trên trang kịch trường của nhật báo Tiếng dội, với tựa đề “Bốn con ngựa chiến tập trung trong kịch bản Ngựa hoang về núi của soạn giả Yên Lang và Nguyên Thảo”. Độc giả lấy làm lạ nên tò mò tìm đọc bài báo để hiểu rõ nội dung, thì ra ông dẫn giải bốn con ngựa chiến là bốn nghệ sĩ đều có tuổi Nhâm Ngọ, đảm nhận bốn vai then chốt của vở tuồng. Đó là các nghệ sĩ Dũng Thanh Lâm, Thanh Nga, Phương Quang và Ngọc Hương, cùng đồng tuổi con ngựa, lại cùng diễn trong một vở tuồng có tên Ngựa hoang về núi. Thật là một ngẫu nhiên kỳ thú, mà ký giả kịch trường Hoài Ngọc cho rằng chưa từng có trên sân khấu cải lương từ trước đến giờ.
Soạn giả Yên Lang
Trong thời gian tập tuồng Thằng điên trên bến Hạ ở sân khấu Kim Chưởng tại Saigon, bà bầu căn dặn tôi nên đến thường xuyên để góp ý cho đạo diễn hoặc sửa chữa kịch bản thêm hoàn chỉnh. Nhờ vậy sự tiếp xúc giữa tôi và anh em nghệ sĩ, diễn viên của đoàn càng ngày càng thêm thân mật. Thỉnh thoảng sau giờ tập tuồng, vài anh em nghệ sĩ, nhất là Trường Xuân và Dũng Thanh Lâm thường mời tôi ra quán cà phê gần rạp, vừa uống nước vừa hàn huyên tâm sự. Dần dần cho đến ngày vở tuồng Thằng điên trên bến Hạ khai trương, mối thân tình giữa tôi và hai nghệ sĩ Trường Xuân, Dũng Thanh Lâm thêm gắn bó.
Tôi còn nhớ khá rõ, dù cách đây đã gần 40 năm, trong đêm khai trương vở tuồng, Dũng Thanh Lâm đến gặp tôi trao đổi vài ý kiến ở hậu trường. Anh nói: Thực sự Lâm đã hát kép chánh được vài năm nay qua một số tuồng, đây là lần đầu tiên diễn vai một thằng điên, dù được cô Bảy tận tình hướng dẫn, nhưng chưa chắc Lâm diễn được tròn vai, có gì mong anh Yên Lang thông cảm. Tôi trả lời : Không có gì đâu Dũng Thanh Lâm, qua nhiều buổi tập tuồng, tôi thấy anh chị em diễn viên trẻ đã cố gắng vượt bậc, một sân khấu trẻ trung đồng đều như thế này chắc chắn sẽ còn tiến xa hơn nữa, Dũng Thanh Lâm hãy yên lòng. Thật vậy, dù vở tuồng Thằng điên trên bến Hạ của tôi và Nguyên Thảo trên sân khấu Kim Chưởng không gây được tiếng vang gì cho lắm, nhưng cũng góp được một phần làm nền tảng vững chắc trong giai đoạn Kim Chưởng trẻ trẻ trung hóa thành phần nghệ sĩ.
Sau đó tôi trở lại đoàn Kim Chung và cũng không còn có dịp gặp mặt, hoặc cùng sinh hoạt chung một sân khấu với nghệ sĩ Dũng Thanh Lâm. Mãi cho đến năm 71, 72 gì đó, tôi không nhớ rõ khi hai nghệ sĩ Hùng Cường, Bạch Tuyết tách rời đoàn Dạ Lý Hương để thành lập đoàn Bạch Tuyết, Hùng Cường. Ông Tư Hiếu, cánh tay mặt của ông bầu Xuân, giám đốc đoàn Dạ Lý Hương có đến tìm tôi và soạn giả Nguyên Thảo, để nhờ giúp hai kịch bản loại màu sắc cho đoàn Dạ Lý Hương. Thực tình lúc bấy giờ tôi và Nguyên Thảo đều là soạn giả thường trực của đoàn Kim Chung mà Công ty Kim Chung đang phát triển đến 5, 6 đoàn hát nên rất cần đến kịch bản. Nhưng kẹt một nỗi, tình nghĩa giữa tôi với ông Tư Hiếu quá sâu nặng, gần như thường xuyên mỗi tuần, tôi, Nguyên Thảo và ông Tư Hiếu cùng một vài bạn bè thân hữu lai rai hết quán này đến quán khác. Vì thế tôi và Nguyên Thảo không cách nào từ chối lời yêu cầu của ông Tư Hiếu, mà chúng tôi vẫn thường thân mật gọi là anh Tư, dù ông lớn hơn chúng tôi gần 20 tuổi.
Cuối cùng tôi và Nguyên Thảo âm thầm đưa kịch bản Ngựa hoang về núi qua đoàn Dạ Lý Hương, chúng tôi có bàn riêng với ông Tư Hiếu, nên đổi tên soạn giả khác để tránh rắc rối về sau với đoàn Kim Chung. Ông Tư Hiếu không đồng ý, ông viện dẫn hai lý do : thứ nhất trước sau gì hai bên Kim Chung cũng biết, thứ hai đoàn Dạ Lý Hương rất cần đến danh tiếng của soạn giả, mà tên tuổi của hai thằng em này đã nổi bật qua một số tuồng tích, rất cần cho việc quảng cáo, không nên thay đổi. Sau cùng ông trấn an tôi và Nguyên Thảo một ngày gần đây anh Tư sẽ qua gặp ông bầu Long, vừa năn nỉ vừa trình bày tình lý, chắc chắn ông ấy sẽ thông cảm về tình nghĩa của anh em mình.
Ngày tập tuồng Ngựa hoang về núi trên sân khấu Dạ Lý Hương, tôi gặp lại nghệ sĩ Dũng Thanh Lâm đảm nhận vai kép chánh, cùng những khuôn mặt diễn viên sáng giá như : Thanh Nga, Ngọc Hương, Phương Quang, Ngọc Giàu, Diệp Lang .... Gặp lại tôi, Dũng Thanh Lâm vui mừng ra mặt, hỏi thăm sức khỏe và nhiều vấn đề liên quan đến nghệ thuật. Anh cho biết, anh đã thu băng cho hãng dĩa Việt Nam nhiều tuồng của tôi như : Tâm sự loài chim biển, Hỏa sơn Thần nữ, Người phu khiêng kiệu cưới ... Và hôm nay mới có dịp gặp lại nhau trên sân khấu, kể ra cũng 5, 6 năm rồi đó anh Yên Lang.
Những kỷ niệm về sân khấu trong hồi ức của tôi, đầy ắp bao nhiêu chuyện vui buồn, riêng về kịch bản Ngựa hoang về núi trên sân khấu Dạ Lý Hương cũng lưu lại một kỷ niệm mà tôi không bao giờ quên được. Trong thời gian tập tuồng ở rạp Quốc Thanh, sáng nào ký giả Hoài Ngọc cũng ghé uống cà phê với tôi và vài anh em nghệ sĩ ở cạnh rạp. Rồi ông viết một bài báo trên trang kịch trường của nhật báo Tiếng dội, với tựa đề “Bốn con ngựa chiến tập trung trong kịch bản Ngựa hoang về núi của soạn giả Yên Lang và Nguyên Thảo”. Độc giả lấy làm lạ nên tò mò tìm đọc bài báo để hiểu rõ nội dung, thì ra ông dẫn giải bốn con ngựa chiến là bốn nghệ sĩ đều có tuổi Nhâm Ngọ, đảm nhận bốn vai then chốt của vở tuồng. Đó là các nghệ sĩ Dũng Thanh Lâm, Thanh Nga, Phương Quang và Ngọc Hương, cùng đồng tuổi con ngựa, lại cùng diễn trong một vở tuồng có tên Ngựa hoang về núi. Thật là một ngẫu nhiên kỳ thú, mà ký giả kịch trường Hoài Ngọc cho rằng chưa từng có trên sân khấu cải lương từ trước đến giờ.
Soạn giả Yên Lang
My Love Thanh Ngan