WELCOME TO THE NEW PHORUM
THE ONLY FORUM FOR CLVN LOVERS
Diễn đàn dang được nâng cấp . Thân mời các bạn TV vào xem và sử dụng.
Hãy click vào Quick links phía bên trên tay trái để bắt đầu
Nếu thấy có gì xin báo cho tcgd biết để sửa chữa cho kịp thời nhen các bạn.
Cám ơn các bạn
Bye Bye .....
MC DUC TIEN
Nghệ sĩ lão thành Lệ Thẩm qua đời
[7mau]Nghệ sĩ lão thành Lệ Thẩm qua đời[/7mau]
Nhớ mãi tiếng cười nghệ sĩ Tùng Lâm
[7mau]Nhớ mãi tiếng cười nghệ sĩ Tùng Lâm[/7mau] Sau thời gian chống chọi với nhiều căn bệnh, nghệ sĩ Tùng Lâm đã trút hơi thở cuối cùng lúc 4 giờ 30 phút ngày 15-10 tại nhà riêng. Ông tên thật...
CHẾT VẪN KHÔNG YÊN!
-Mỗi con sông chảy mỗi cánh khác của riêng mình Tôi là dòng nước đảo điên Quen vượt thác vượt ghềnh Không thể im lìm trôi xuôi - Sông chảy về đâu buồn hay tĩnh lặng Ra đại dương...
TIN BUỒN: NS Bích Thủy qua đời,ở tuoi 73
[video]http://www.youtube.com/watch?v=liDAflX1_IQ[/video] [youtube]https://www.youtube.com/watch?v=liDAflX1_IQ[/youtube]
VUA NHẠC SẾN ĐI RỒI....
Nhạc sĩ Vinh Sử thường được khán giả gọi là 'vua nhạc sến' bởi hàng trăm ca khúc đã trở nên quen thuộc với nhiều thế hệ người Việt. Sau khi ông qua đời, nhiều nghệ sĩ bày tỏ sự tiếc...
TRẢ LẠI TÊN CHÙA.
Hội Sân khấu trả lại bảng tên Chùa Nghệ sĩ. Ngày 20/06/2022. Hội Sân khấu trả lại tên Chùa Nghệ sĩ như ban đầu, sau hai ngày thay đổi bằng bảng "Nghĩa trang nghệ sĩ". Chiều 20/6,...
Buồn Nhất khi Nghệ sĩ Thanh Kim Huệ qua đời
Khộng theo dõi tin tức ở đây nhưng qua nhiều kênh thông tin khác, được biết nữ nghệ sĩ tài danh Thanh Kim Huệ qua đời, buồn ơi là buốn, buồn hơn hết, không phải thương ai ghét ai mà sao nghe buồn...
Phan ưu cuoi nam
MH đã gởi điện thơ chúc năm mới 2022 anh chị Trần quang Hải nhưng không nghỉ là anh đã ra đi ngày hôm nay mặc dù anh đã cầm cự với căn bệnh hiểm nghèo mấy năm nay rồi. Thôi ,như vậy anh nhẹ...
Nữ danh ca
Thanh Kim Huệ đã ra đi :hoa: :flower: :)) :cry:
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

Cuộc Đời Thanh Nga của Ngành Mai

Nơi tưởng nhớ những NS đã quá cố.
Nội quy chuyên mục
THÀNH VIÊN CLVN CHÚ Ý !

1- Bài viết phải luôn luôn bỏ dấu cho dễ đọc, viết không dấu sẽ bị xóa. Xem chỉ dẫn cách bỏ dấu taị đây.
2- Không đưa nguyên link từ các nơi khác vào - Không viết toàn chữ hoa hoặc liên tục không chấm phết.
3- Ghi rõ nguồn các bài được đưa lên là bắt buộc - Tránh những lời lẽ quá khích.
4- Mỗi thành viên chỉ được dùng một nick - Không nên đưa nhiều bài lắt nhắt liên tiếp từ cùng một thành viên.
5- Đừng dùng quote (trích dẫn) để trả lời khi 2 bài liên tiếp nhau - Tránh quote nhiều lần cùng một hình ảnh.
6- Không dùng màu đỏ trừ phi đó là tựa đề của một bài mới - Nên tạo chữ ký đẹp, cân đối, dễ nhìn.
7- Thắc mắc về bài bị xoá post trên diễn đàn đều cũng sẽ bị xoá. Trực tiếp liên lạc với Ban Điều Hành nếu cần.
8- Mọi thành viên đều cùng một nhà CLVN nên việc cư xữ hoà nhã với nhau là cần thiết dù ý kiến có dị biệt.
Hình đại diện của thành viên
Dannyboyez
Thành viên thực thụ
Thành viên thực thụ
Bài viết: 407
Ngày tham gia: Tư T6 02, 2004 5:00 pm
Đến từ: Boston, Massachusetts. USA
Tiếp xúc:

Cuộc Đời Thanh Nga của Ngành Mai

Bài viết chưa xem by Dannyboyez »

tiếp theo kỳ trước
Trước sức mạnh áp đảo của đoàn Thủ Ðô, bắt buộc đoàn Thanh Minh phải đổi chiến thuật để sống còn, chứ bằng không thì số phận như nhiều đoàn khác phải rã gánh. Tránh đối đầu với một đoàn Thủ Ðô hùng mạnh đang thu hút gần hết khán giả, bà Bầu Thơ thông báo cho nghệ sĩ công nhân đoàn Thanh Minh thu xếp mọi việc đang làm ăn ở sài gòn để theo đoàn đi lưu diễn một thời gian.

Vậy trước khi nói đến sự việc đi lưu diễn của đoàn Thanh Minh, cũng nên đề cập đến vấn đề tiên khởi của nó, nghĩa là do đâu mà ông ba bản bỏ tiền ra để thành lập đoàn Thủ Ðô, cải tiến sân khấu, đưa nghệ thuật cải lương vào thời đại huy hoàng, mà trong lịch sử của bộ môn nghệ thuật này chưa từng có một đoàn hát cải lương nào thực hiện được.

Số là một ngày nọ vào khoảng giữa năm 1959, tại hãng Dĩa Hát Hoành Sơn ở đường Ngô Ðình Khôi, (qua khỏi cầu Công Lý, đường lên sân bay Tân Sơn Nhứt) chủ nhân hãng dĩa là ông ba bản đang đứng trước phòng thâu thanh thì nghệ sĩ Út Trà Ôn chạy đến than trời, cầu cứu nói rằng mình đang bị bà Bầu Thơ đoàn Thanh Minh “đì” quá nặng, và van xin sự giúp đỡ của ông Ba Bản.

Nhiều năm qua Út Trà Ôn là trụ cột của đoàn Thanh Minh, hễ lên sân khấu là đóng vai chánh và thường đóng cặp với đào Kim Chưởng, Thúy Nga, Kim Anh, nhưng từ mấy tháng nay bà Bầu Thơ mời được kép trẻ Hữu Phước về đóng cặp với Thanh Nga, cho Út Trà Ôn ra rìa “hạ tầng công tác” xuống đóng vai lão. Và mới đây bà Bầu Thơ còn bảo Năm Châu viết tuồng xã hội giao cho ông đóng vai lão quản gia, bị kép trẻ (Hữu Phước) bạt tai, đá đít... Dù là vai trò trong tuồng hát nhưng cũng là hình thức làm nhục, khiến cho Út Trà Ôn mất mặt với nghệ sĩ trong đoàn, và ai cũng cười thầm cho rằng đệ nhứt danh ca đã hết thời rồi, nên bị bà Bầu Thơ hạ sát ván.

Nhận vai trò thì bị nhục, mà không nhận thì vi phạm hợp đồng, bà Bầu Thơ đưa ra tòa thì Út Trà Ôn lãnh đủ, (giao kèo Út Trà Ôn ký với gánh Thanh Minh lên tới bạc triệu) do đó mà Út Trà Ôn chạy đến cầu cứu với ông Ba Bản, bởi vì những năm trước đó Út Trà Ôn là danh ca chính của hãng Dĩa Hoành Sơn, từng làm giàu hãng dĩa qua các tuồng mà Út Trà Ôn đã thu thanh. Út Trà Ôn đề nghị ông Ba Bản lập gánh hát để cho mình giữ vai chính, và cũng theo lời của ông thì cái tên Út Trà Ôn vẫn còn ăn khách, vẫn còn là mục tiêu mua vé của khán giả.

Sau lời cầu cứu và đề nghị cũng có lý thì ông Ba Bản gật đầu đồng ý lập một gánh hát lớn để cho Út Trà Ôn giữ vai chánh, (về sau khi tiếp xúc với chúng tôi, ông Ba Bản nói rằng quyết định thành lập gánh hát Thủ Ðô của ông chỉ trong 10 phút mà thôi, nghĩa là sau lời than vãn của Út Trà Ôn).

Thế là ông Ba Bản trao cho Út Trà Ôn 3 triệu đồng, về trả cho bà Bầu Thơ 2 triệu để rời gánh, còn 1 triệu để xài, và bắt đầu về hãng Dĩa Hoành Sơn chuẩn bị tập tuồng cho đoàn hát sắp thành lập.
Kể từ ngày cố nghệ sĩ Năm Nghĩa qua đời, cho đến vài năm sau đó đoàn hát Thanh Minh vẫn là đoàn hát có đông khán giả, nhứt là sau ngày Thanh Nga lãnh Giải Thanh Tâm 1958 (nghệ sĩ đầu tiên lãnh giải) và nghệ sĩ Hữu Phước một kép trẻ nổi danh bên địa hạt dĩa hát về cộng tác thì đoàn Thanh Minh quá vững mạnh, khán giả mua vé đi coi nhiều hơn, thành thử ra bà bầu Thơ đâu nghĩ đến chuyện đi lưu diễn xa, mà tiếp tục cho đoàn hoạt động ở vùng Ðô Thành Sài Gòn và phụ cận, hoặc nếu có đi xa lắm thì cũng chỉ Lái Thiêu, Bình Dương, Biên Hòa, Bà Rịa, Vũng Tàu mà thôi.

Thế nhưng, đến đầu thập niên 1960 thì đoàn Thanh Minh gặp phải một đối thủ lợi hại: Ðoàn Thủ Ðô của ông bầu Ba Bản ra đời thu hút gần hết số khán giả, mà từ trước tới giờ đã ủng hộ bảng hiệu Thanh Minh. Không riêng gì ở các rạp lớn như Nguyễn Văn Hảo và Thanh Xương bị trống rạp, mà dọn đi các vùng phụ cận như rạp Thuận Thành ở Ða Kao; rạp Văn Cầm ở Phú Nhuận, hoặc vùng Thủ Thiêm, Tân Thuận v.v.. cũng bị ảnh hưởng. Hằng đêm khán giả thưa thớt, do bởi người coi hát cải lương đã không ngại tốn thêm tiền xe, đã đổ dồn về rạp Thanh Bình đi coi đoàn Thủ Ðô, mà lúc đó chỉ mỗi một tuồng Tiếng Trống Sang Canh của soạn giả Thu An, khai trương hát cả tháng cả ngày lẫn đêm mà người ta cũng vẫn mua vé đi coi đầy nghẹt rạp.

Về phía bên gánh Thủ Ðô thì ông bầu Ba Bản, vốn là con của một đại điền chủ ở Bến Tre, là người giàu có, tiền dư của để, ông nguyên là thầu khoán từng trúng thầu mở con đường từ Thủ Dầu Một đi Ban Mê Thuột. Do là người yêu thích cổ nhạc cải lương nên khi làm xong con đường, ông Ba Bản về Sài Gòn thành lập hãng dĩa hát Hoành Sơn, thu thanh toàn tuồng cải lương, vọng cổ, và đến năm 1959 thì thành lập đoàn Thủ Ðô, một đoàn hát lớn mà từ trước tới giờ chưa có đoàn nào hùng mạnh như vậy. Cơn gió Thủ Ðô thổi bay hết số đông đoàn hát đang hoạt động vùng đô thành, kể cả đoàn Thanh Minh cũng phải chới với.

Trước tình thế đó, lại đang mùa mưa, nếu không đi xa tránh né đoàn Thủ Ðô đang hùng mạnh như vũ bão, thì đoàn hát Thanh Minh sẽ dần dần kiệt quệ không khác gì đoàn Hoa Sen đang sống vất vưởng ở quanh rìa Thủ Ðô Sài Gòn, do đó mà bà bầu Thơ quyết định cho đoàn đi lưu diễn.

Ðoàn Thanh Minh nhiều năm qua chỉ hát quanh quẩn ở vùng Sài Gòn, Chợ Lớn, Gia Ðịnh, nên đào kép nhân viên của đoàn hầu như người nào cũng có thêm một công việc nào đó. Ngoài tiền lương được lãnh hằng đêm của đoàn, họ còn hoạt động làm ăn thêm: Người thì có sạp mua bán trong các chợ, kẻ thì có xích lô đạp cho mướn, như trường hợp hề Kim Quang, hề Văn Núi, kép độc Văn Ngà, mỗi người có vài chiếc xích lô cho mướn. Những người khác thì hùn hạp làm ăn với nhiều hình thức khác mà công cuộc làm ăn cần phải có mặt ở Sài Gòn mới giải quyết được. Giờ đây bà bầu Thơ quyết định cho đoàn đi lưu diễn, khiến mọi người trong đoàn ai cũng lo âu, than vắn thở dài và trách cứ đoàn Thủ Ðô đã thu hút hết khán giả, bắt buộc đoàn Thanh Minh phải rời khỏi Sài Gòn đi lưu diễn xa để sống còn, và công việc làm ăn của họ bị xáo trộn.
Tin tức ông Ba Bản thành lập gánh hát được loan truyền nhanh chóng trong làng cải lương, khiến cho giới này dao động mạnh, họ hỏi han nhau tùm lum về sự việc, và cứ mỗi sau một ngày thì lại có thêm tin mới lạ trên trang kịch trường của báo chí lúc bấy giờ, mà chung quy toàn là những tin mà các bầu gánh cải lương hiện hữu nghe qua đều muốn lên cơn sốt. Thí dụ như tin gánh hát mới này trả lương cho nghệ sĩ, công nhân gấp 3, 4 lần các gánh hát khác đang trả, cũng như tranh cảnh, trang cụ, áo quần, hia mão, vật dụng nhu cầu cho gánh hát cải lương toàn đồ đắt tiền, và nhiều đến đỗi phải cả chục chiếc xe hàng mới chuyên chở hết. Riêng xe buýt lớn dành chở nghệ sĩ, nhân viên cũng 6, 7 chiếc, đó là chưa kể những nghệ sĩ đã có tên tuổi sẽ được cho mượn tiền để mua xe hơi, vừa lấy oai với đồng nghiệp, lại vừa tăng cường thực lực cho đoàn hát mới v.v..

Mà thật vậy, trong lúc còn đang tập tuồng thì ông Ba Bản đã phô trương lực lượng, đặt mua trên cả chục chiếc xe vận tải còn mới tinh, tất cả đều sơn trắng, vẽ chữ “thủ đô” và cho đậu một hàng dài trước hãng dĩa hát Hoành Sơn dọc theo đường Ngô Ðình Khôi. Việc này là chiến thuật áp đảo, là đòn tâm lý mà gánh Thủ Ðô đã tung ra trước ngày khai trương đến những 2 tháng.

Cũng cần hiểu thêm, hoạt động sân khấu cải lương lúc bấy giờ, đại đa số gánh hát đều không có phương tiện xe cộ di chuyển, mỗi lần dọn đi phải thuê mướn xe hàng và đào kép công nhân thì đi xe đò, bầu gánh đưa tiền mạnh ai nấy mua vé. Chỉ có đoàn Kim Chưởng là có xe riêng, khoảng 4, 5 chiếc gồm xe hàng và xe đò, cho sơn màu xanh lơ, vẽ chữ “Ðoàn Ca Kịch Kim Chưởng” thật lớn ở bên hông. Khi dọn đến tỉnh nào thì bà bầu Kim Chưởng cho những chiếc xe này chạy biểu diễn trong đường phố, một hình thức quảng cáo lôi cuốn người đi coi. Có lẽ nhờ có mấy chiếc xe này nên đoàn Kim Chưởng dễ dàng đi từ tỉnh này sang tỉnh nọ và được tặng cho biệt danh: “Ðệ Nhứt Anh Hùng Lưu Diễn”.

Trước đó một thời gian, đoàn Hoa Sen của ông bầu Bảy Cao cũng có một số xe vận chuyển như vậy, cũng vẽ chữ Hoa Sen thật lớn bên hông, nhưng sang thời điểm này thì đoàn Hoa Sen đã xuống dốc thậm tệ, đoàn xe bán hết! Còn gánh Kim Chung thì lúc này chưa phát triển, chưa có đoàn Kim Chung 2 và chỉ hoạt động ở Sài Gòn nên cũng không có xe riêng. Tóm lại là phần lớn các gánh hát đều không có xe, kể cả đoàn Thanh Minh là đại ban mà cũng hợp đồng với chủ nhân các xe hàng mỗi lần thay đổi rạp. Trong khi nhiều đoàn hát đang hoạt động không có xe riêng, thì đoàn Thủ Ðô của ông Ba Bản, chưa biết ngày nào khai trương mà xe cộ đã nằm đầy trước hãng.

Giới am tường cải lương thời đó cho rằng soạn giả Thu An đề nghị ông ba bản mua đoàn xe, mục đích chính không phải dùng di chuyển đoàn hát, mà là để thị oai trước khi ra quân, cho các gánh khác khiếp vía: “Ði chỗ khác chơi, chớ sớ rớ gần đây thì từ chết tới chết”! Thu An là người viết vở tuồng Tiếng Trống Sang Canh cho đoàn Thủ Ðô khai trương ra mắt khán giả ở đô thành Sài Gòn vào đầu năm 1960.

Thấy rõ ràng trước mắt như vậy, thử hỏi các gánh hát nghèo làm sao không phát rét chứ! Hầu hết các gánh đều hoạt động trong nợ nần chồng chất, giờ đây lại thêm gánh hát lớn ra đời, thì dĩ nhiên lại càng khổ hơn, bởi khán giả sẽ tập trung về gánh lớn thì gánh nhỏ còn ai muốn đi coi? Tình trạng đó khiến cho các bầu gánh lo âu, ăn ngủ không yên, biết sớm muộn gì cũng bị anh khổng lồ Thủ Ðô đè bẹp, do đó mà trong lúc đoàn Thủ Ðô còn đang tập dượt, thì một số gánh lo thu xếp để đi xa, tránh né một thời gian rồi sẽ tính. Và một số gánh đang mang nợ nhiều, biết khó trả nên đã áp dụng chiến thuật “đương đầu cho chết”! Mà thật vậy, lúc đoàn Thủ Ðô khai trương thì các gánh nhỏ khán giả đi coi đếm trên đầu ngón tay. Sau đó vài ngày thì các gánh này tuyên bố rã gánh để “xù” số nợ ắp lẫm đang mang.

Lúc bấy giờ các gánh lớn ở đô thành, cũng như các gánh nhỏ ở tỉnh hầu hết các đều tiền vay bạc hỏi, sau mỗi xuất hát vừa vãn thì chủ nợ luôn có mặt thu tiền lời (tiền đứng). Gánh nào cũng nợ ngắn hạn, nợ dài hạn ngày một chồng chất thêm lên, gánh nhỏ thì nợ con số vài trăm ngàn, gánh lớn thì nợ vài triệu. Nghe nói bà Bầu Thơ có lúc nợ gần 40 triệu, và với số nợ kia thì sau một đêm hát chỉ đủ trả tiền lời mà thôi, tiền đứng giữ nguyên, cuối cùng Thanh Nga phải có chồng là Ðại Úy Mẫn mới giải quyết được nợ (Ðại Úy Mẫn thuộc trường Bộ Binh Thủ Ðức, biệt phái làm yếu khu trưởng Tân Cảng, cầu Sài Gòn xa lộ Biên Hòa, một chức vụ béo bở lúc bấy giờ). Sự việc đưa đến Thanh Nga làm lễ cưới với Ðại Úy Mẫn sẽ được đề cập trở lại ở phần sau với nhiều chi tiết hơn.
Trong lúc đoàn Thủ Ðô đang tập dượt thì ký giả kịch trường săn tin rất bén nhạy, cứ mỗi ngày đưa lên báo thì có thêm một vài sự mới mẽ mà đoàn hát nầy sẽ đem lại cho khán giả yêu thích nghệ thuật cải lương. Báo thì đưa tin ông ba bản đặt mua từ bên Ðức, cả chục ngọn đèn loại 4000 watt và 6000 watt, để dùng chuyển cảnh, thay vì dùng màn kéo lên bỏ xuống đã quá xưa. Trong khi đó thì hầu hết các gánh khác đang xài bóng đèn loại 100 watt là tối đa, thành thử ra ai cũng bất mãn đoàn hát mà mình đang cộng tác, và mong có cơ hội sẽ về đoàn hát mới.

Cũng có tờ báo đưa tin đoàn Thủ Ðô mướn cả chục thợ may chuyên may đồ hát cho nghệ sĩ, để mỗi lần ra sân khấu là thay một bộ đồ mới lộng lẫy, tức là chỉ một vai trò mà người nghệ sĩ có thể 3,4 lần thay đổi trang phục, y phục v.v.. tóm lại mỗi sự chuẩn bị của đoàn Thủ Ðô đều được các tờ báo có trang kịch trường loan tin mỗi ngày hoặc mỗi kỳ, vừa quảng cáo không công cho đoàn hát mới, lại vừa làm xuống tinh thần nghệ sĩ các gánh khác. Cũng do báo chí nói đến quá nhiều, lại thêm đồn đãi truyền miệng khắp nơi nên ngày khai trương của đoàn Thủ Ðô, người đi coi hát đông như ngày hội, thiên hạ đổ dồn đến rạp Thanh Bình, con đường Phạm Ngũ Lão đầy nghẹt người ta, làm tắc nghẽn lưu thông từ chợ Thái Bình đến ngã ba đường Ðề Thám.

Trước ngày có tin ông Ba Bản thành lập gánh hát, thì hoạt động sân khấu cải lương ở đô thành Sài Gòn, cũng như trên cả nước chỉ có đoàn Thanh Minh của bà bầu Thơ được coi như có tầm cỡ nhứt. Nghệ sĩ của đoàn Thanh Minh đều là tài danh nổi tiếng, và hầu như người nào cũng được ký giao kèo, một hình thức ràng buộc nghệ thuật, mà người ta đã căn cứ vào đó để đánh giá mức độ ăn khách của người nghệ sĩ đó. Theo như sự đồn đãi trong giới cải lương lúc bấy giờ, thì nghệ sĩ đoàn Thanh Minh đã có giá giao kèo như sau:

Riêng một mình Út Trà Ôn giao kèo 2 triệu (vào thời điểm nầy vé số kiến thiết quốc gia bán 10 đồng, trúng độc đắc 1 triệu). Hữu Phước và Hoàng Giang mỗi người 800 ngàn; hề Kim Quang, hề Châu Hí mỗi người 600 ngàn; cặp Việt Hùng, Ngọc Nuôi 400 ngàn. Ðào trẻ Bích Sơn từ bên gánh Thúy Nga về, tuy mới nổi nhưng nghe nói giao kèo rất cao, chỉ đứng sau Út Trà Ôn. Còn các nghệ sĩ giàn bao như Ba Túy, Ba Tuội, Văn Ngà, Văn Núi, Tư Rọm thì người nào cũng giao kèo trên dưới một trăm ngàn. Riêng phần Thanh Nga là con của bà bầu Thơ thì không có giao kèo, do đó không có giá, và trong suốt cuộc đời nghệ thuật, Thanh Nga cũng chưa một lần ký công tra với đoàn hát nào, nên có thể gọi là... vô giá.

Thế nhưng, những tờ giao kèo nầy luôn được ký trong âm thầm và số tiền ghi trong giao kèo chưa chắc gì là đúng với số tiền người nghệ sĩ được nhận, mà trong làng cải lương coi như đương nhiên và chẳng ai thắc mắc cả. Thí dụ kép “A” ký giao kèo với đoàn Thanh Minh, trên giấy tờ thì ghi một triệu, nhưng trên thực tế chỉ nhận có 7, 8 trăm ngàn hoặc 5, 6 trăm ngàn, hay còn thấp hơn nữa. Hoặc đào “B” ký công tra với bầu gánh Kim Chưởng, trên giấy tờ nhận 500 ngàn, nhưng trên thực tế chẳng có đồng nào.

Tuy chịu thiệt thòi như vậy, nhưng người nghệ sĩ vẫn chấp nhận và còn rất vui vẻ đặt bút ký giao kèo, lý do rất dễ hiểu là số tiền kia sẽ không phải trả lại, nếu như cộng tác với đoàn cho tới mãn hạn (thông thường là 2 năm). Chỉ một điều duy nhứt phải trả lại tiền là đi sang đoàn khác, nghĩa là có đoàn hát nào đó muốn “bắt” về thì phải bỏ ra đúng 1 triệu cho bầu gánh để được tự do về với đoàn bên kia, và lúc bấy giờ người ta căn cứ vào đó để đánh giá, và dĩ nhiên người nghệ sĩ coi như nổi tiếng luôn.

Một trường hợp điển hình là hề Văn Hường chưa từng đi hát ở đâu hết, ngày gia nhập gánh Hoa Sen, bầu Bảy Cao đưa tờ công tra 1 triệu cho Văn Hường ký, mà nghe nói hình như chỉ được lì xì cho vài chục ngàn xài vặt, cà phê cà pháo mà thôi, chứ chẳng mua sắm được gì. Sau đó một thời gian bầu Long bắt về tăng cường đoàn Kim Chung thành lập đoàn mới, và dĩ nhiên Bầu Long phải bỏ ra một triệu cho Văn Hường trả cho bảy cao để rời gánh. Cũng cần nói thêm, với số tiền nói trên của các nghệ sĩ cải lương nếu đem so với thời giá lúc bấy giờ thì như sau: Vàng y 4 ngàn một lượng; bao gạo chỉ xanh một tạ 500 đồng; lương lính binh nhì là 514 đồng mỗi tháng. Lúc bấy giờ có câu thơ được phổ biến rộng rãi: “Anh đây là lính binh nhì, năm trăm mười bốn lấy gì nuôi em”.
Riêng phần gánh Thanh Minh của bà bầu Thơ thì kể từ hôm trước Tết Kỷ Hợi 1959 cho đến gần hết Tháng Giêng vẫn còn nằm tại rạp Nguyễn Văn Hảo chứ chưa đi đâu, và hằng đêm con số khán giả cũng tương đối, đủ chi phí còn dư chút ít, nhưng từ mấy bữa nay thì số người mua vé đi coi hát đã ngày một hạ thấp, tệ nhứt là suất hát đêm vừa qua số ghế có người ngồi chỉ nửa rạp, tức là đến mức báo động, bắt buộc phải giải quyết, chứ không thể chần chờ mà xưa giờ phương cách được coi như hữu hiệu nhứt, thường được hầu hết bầu gánh hát áp dụng là thay đổi rạp dọn đi nơi khác, càng xa càng tốt.

Thế nhưng, đối với gánh Thanh Minh thì từ lúc Năm Nghĩa còn sinh tiền đến giờ lại không có kinh nghiệm trong vấn đề đi lưu diễn xa, mà chỉ lẩn quẩn mấy rạp trong phạm vi đô thành mà thôi. Và theo lời một số người trong đoàn thì do chứng bệnh nan y trầm kha mà Năm Nghĩa chưa hề rời khỏi khỏi đô thành, hoặc nếu có đi xa lắm thì cũng chỉ Biên Hòa, Bình Dương, Lái Thiêu, Thủ Ðức... vì nếu đi xa phải đa đoan với nhiều chuyện, rủi bệnh trở nặng muốn về cũng không kịp, do đó mà từ ngày Năm Nghĩa mất tới giờ, bà bầu Thơ cũng theo đường lối đó mà không cho đoàn đi lưu diễn xa.

Ði xa không chắc ăn, mà thay đổi rạp bằng cách dọn đi các rạp vòng quanh ở vùng Sài Gòn, Chợ Lớn, Gia Ðịnh thì cũng không ổn, chưa chắc gì con số khán giả sẽ tăng lên, do bởi mấy lúc sau này các loại xe gắn máy như Mobylette - Sachs - Puch từ Âu Châu nhập vào rất nhiều, khán giả cải lương phần nhiều sử dụng các loại xe tiện dụng trên để đến rạp, chứ không nhứt thiết phải gánh hát ở gần mới siêng đi coi như thời gian còn thiếu phương tiện của những năm đầu và giữa thập niên 1950. Bởi lý do trên mà bà bầu Thơ vẫn tiếp tục bám trụ tại Nguyễn Văn Hảo cho đỡ tốn kém phần di chuyển.

Biết rằng sau cái Tết thì hầu hết các gánh cải lương đều bị trống rạp, gánh thì còn trên dưới nửa rạp, có gánh trống trơn thưa thớt người đi coi, đến đỗi phải trả tiền vé lại cho khán giả vì không thể mở màn được. Thậm chí có gánh tạm nghỉ một thời gian chờ thời, nhưng đó là những gánh hát nhỏ, hoặc hạng trung, chi phí không nhiều nên dù có nghỉ hẳn vài tháng cũng sống lại được, chứ còn gánh lớn như Thanh Minh thì chỉ hai ba đêm khán giả dưới nửa rạp, cũng làm cho ai nấy rối lên. Lớn thuyền lớn sóng, gánh lớn thì chi phí nặng, chỉ nội tiền mướn rạp cũng hơn chi phí toàn bộ của các gánh nhỏ. Ngoài ra còn biết bào nhiêu là tiền phải chi ra hằng ngày của một gánh hát lớn đang hoạt động ở đô thành, phải cao gấp trăm lần các gánh nhỏ ở thôn quê. Ðó là chưa nói đến vấn đề công tra của nghệ sĩ, nếu quá thời gian một tuần hay một tháng (tùy theo sự thỏa thuận trong tờ công tra) mà không hát thì nghệ sĩ có quyền đi hát cho đoàn khác. Tóm lại là làm bầu gánh cải lương lớn như bà bầu Thơ thì sự mất ăn mất ngủ luôn luôn rình rập, vui vẻ hay buồn rầu tùy thuộc vào con số khán giả đến rạp hằng đêm đầy rạp hay ghế bỏ trống.

Một vấn đề nữa khá rắc rối, cũng là nguyên nhân khiến cho đoàn Thanh Minh khó giữ được khán giả lâu dài, là do thành phần đào kép cột trụ đã già nua, Út Trà Ôn tuy ca hay nhưng đã ngoài 40 tuổi, đóng vai chánh mãi khán giả sẽ chán. Tuy hiện giờ chưa đến đỗi nào, đoàn Thanh Minh vẫn còn người đi coi, nhưng nếu cứ tiếp tục kéo dài tình trạng phân bố vai trò theo cái kiểu đào kép chánh đều già nua, thì chắc chắn khán giả sẽ ngày một vơi đi, sớm muộn gì cũng xuống dốc thê thảm như hiện tình của gánh Hoa Sen (Bảy Cao già vẫn giữ vai chánh), đang sống vất vưởng ở vùng ngoại ô quanh rìa đô thành, hoặc bi đát hơn là chịu không nổi phải rã gánh như phần đông các đoàn khác, mà thời gian qua bà đã chứng kiến.

Bữa nay khoảng gần 12 giờ trưa, do hoàn cảnh riêng của mỗi người, hầu hết đào kép gánh Thanh Minh đều vắng mặt tại đây, họ tản mác và đến chiều tối mới tập trung về chuẩn bị cho buổi hát. Giờ này chỉ còn vài công nhân ở lại hậu trường rạp hát trông coi đồ đạc, và bà bầu Thơ thì hôm nay lại có mặt ở rạp, bà đi đi lại lại trên sân khấu vắng lặng, đồng thời căn dặn mấy người làm những điều gì đó, xong đi ra ngồi một mình ở tiệm nước phía sau rạp.
Ngồi vào bàn sang trọng của hiệu cao lâu, trong lúc chờ đợi phổ ky đem thức ăn lên, bà bầu Thơ lên tiếng trước:

- Ở đây rất dễ bàn tính công chuyện, không ai nghe sự việc đang bàn, vậy có điều gì hay cho gánh Thanh Minh chú Sáu cứ nói ra đi.

Biết bà bầu Thơ đang nóng ruột, muốn biết nhanh vấn đề mà mình vừa bật mí khi nãy ở Ngã Tư Quốc Tế, nên Thu An cố tình kéo dài thời gian, chậm rãi lấy gói Bastos xanh rút một điếu, ông nói:

- Nãy giờ tôi thèm điếu thuốc quá, xin lỗi chị Năm cho tôi “bập” vài hơi rồi sẽ nói, chị có khó chịu vì khói thuốc hông vậy?

Dù rất bực mình cái lối cà kê của Thu An, bà bầu Thơ vẫn nhẫn nại:

- Không sao, chú Sáu cứ tự nhiên, hồi anh Năm Nghĩa chưa mất mỗi ngày hút hai ba gói melia vàng, nên tôi quá quen với khói thuốc.

- Nghe chị nhắc đến anh Năm Nghĩa, làm cho tôi nhớ lại khi xưa, lúc đoàn Thanh Minh đương đầu với Hoa Sen hùng mạnh, mà lúc bấy giờ trong giới cải lương hầu như ai cũng nghĩ rằng Năm Nghĩa sẽ bị Bảy Cao vật chết!

- Ngay cả tôi cũng nghĩ như vậy đó chú Sáu, lúc đó Hoa Sen có cả hát bóng phim màu, khán giả đi coi nghẹt rạp, vậy mà do tài lèo lái của anh Năm Nghĩa nên gánh Thanh Minh mới sống tới bây giờ.

Hút vài hơi, Thu An bỏ điếu thuốc xuống chiếc lọ gạt tàn, xong ông nói:

- Bởi vậy những người từng làm bầu gánh cải lương, họ rất phục anh Năm Nghĩa, phải chi lúc này mà có ảnh bên cạnh chị thì đỡ khổ biết thế mấy.

- Nếu còn anh Năm Nghĩa thì còn nói gì nữa, hồi đó gánh Thanh Minh mỗi lần gặp khó khăn thì một tay ảnh lo liệu hết, tôi đâu phải khổ tâm như bây giờ.

Ðề cập đến chuyện gánh Thanh Minh từng đương đầu với đoàn Hoa Sen, Thu An không thể không nhớ là lúc đó Thanh Minh có Út Trà Ôn, một cây ca vọng cổ được mến mộ bên địa hạt dĩa hát, thì dĩ nhiên cũng giúp Thanh Minh giữ được số khán giả để tồn tại. Và ông cũng từng nghe nghệ sĩ công nhân gánh Thanh Minh kể lại là bà bầu Thơ nhiều lần đấu khẩu, gây lộn với Út Trà Ôn về những vấn đề liên quan đến sự cộng tác, kể cả thời Năm Nghĩa còn đứng sân khấu, cho đến những lúc sau này khi ông đã mất và bà bầu Thơ thừa kế sự nghiệp. Và sẵn nói về Năm Nghĩa, Thu An cố tình đề cập đến Út Trà Ôn để xem thái độ của bà, đối với anh kép chánh có giọng ca trời cho này ra sao, để tùy tình hình thực tế mà đưa ra kế hoạch, ông nói:

- Khán giả cải lương phần lớn đều biết Út Trà Ôn đi gánh Thanh Minh từ thời còn anh Năm Nghĩa, vậy tánh tình ông Mười Út thế nào vậy chị?

Bà bầu Thơ lắc đầu:

- Trời ơi! Làm khó số một, tôi gây lộn với ổng không biết bao nhiêu lần rồi, mà nói thiệt mỗi làm ổng làm reo hoạnh hẹ thì tôi muốn phát khùng lên vậy.

- Tôi cũng có nghe nói rằng Út Trà Ôn thường hay làm khó dễ với bầu gánh, nhưng tưởng cũng vừa vừa thôi chớ làm gì đến đỗi chị phải phát khùng.

- Ðiên luôn nữa chớ khùng thì còn ít, chú Sáu nghĩ coi, mỗi lần có lời qua tiếng lại thôi, chớ chưa đến đỗi gây lộn là ổng làm khó bằng cách bỏ đi.

- Ði đâu, bỏ hát à!

- Hổng biết đi đâu, tới 8 giờ tối người gác cửa bắt đầu cho khán giả vô rạp để 9 giờ mở màn hát, vậy mà chưa thấy ổng về sắm tuồng.

- Vậy rồi làm sao, ông ta có về kịp để hát không?

- Kịp! Nhưng mà cả đám đều lên ruột, bởi chỉ còn chừng 10 phút là tới giờ mở màn, thì nghe mấy người ở ngoài chạy vô báo là thấy xe của ông chạy về đậu ngoài sau rạp.

- Gần tới hát mới về thì làm sao kịp vẽ mặt, tô son đánh phấn?

- Ổng về tới thì ai cũng tránh đường cho ổng đi vô mở rương, lấy phấn son ra giặm mặt cho kịp ra sân khấu, mà mỗi lần như vậy là tôi lo thiếu điều đứng tim, anh chị em trong đoàn họ cũng lo lắng như tôi.

- Về kịp để đảm trách vai trò, chắc anh chị em trong đoàn mừng lắm hả chị?

- Mừng thì có mừng đó, nhưng ai cũng mệt cầm canh, bởi về phần ông ta thì biết sẽ về kịp, chớ về phần mình và anh chị em đào kép, người làm thì đâu biết ổng có về kịp hay không. Nếu không có ổng, không có kép chánh thì làm sao mở màn, đêm nào trả vé cho khán giả là đêm đó húp cháo chớ làm gì có lương.

- Vậy mà sao chị không có một kép hát khác dự phòng, để mỗi khi không có mặt Út Trà Ôn thì sẵn sàng thay thế?

- Phải được như vậy thì còn nói làm gì, người đi mua vé coi hát đâu có chịu, có vài lần ổng bịnh thiệt, tôi đưa kép khác lên thay thế, bị khán giả la ó và cuối cùng phải bỏ màn xuống cáo lỗi trả tiền vé cho người ta.
Vì là người giữ chìa khóa phòng thâu thanh dĩa hát, Thu An quen biết rất nhiều nghệ sĩ cải lương tên tuổi thời bấy giờ, và họ thường tặng vé đi coi hát cho ông, do đó mà các gánh hát cải lương ông đều có xem qua nhiều lần, trong đó có gánh Thanh Minh. Nhờ vậy mà Thu An biết rõ có những tuồng do Năm Nghĩa đóng vai chánh, sau đó mới giao lại cho Út Trà Ôn, và cũng có những tuồng hai người thủ một vai, như tuồng “Chiếc Lá Vàng” rất ăn khách vào thời đó.

Vở tuồng Chiếc Lá Vàng trước đó hát ở gánh Mộng Vân, về sau Mộng Vân rã gánh giao qua cho Năm Nghĩa hát và khán giả đi coi đông hơn. Tuồng rất dài phải hát hai đêm mới dứt, nên Năm Nghĩa chia cho Út Trà Ôn cùng thủ một vai chánh với mình. Bữa đầu người ta đi xem thì thấy vai chánh do Út Trà Ôn đảm trách, và hôm sau đi coi tiếp thì vai này do Năm Nghĩa đóng trọn cả đêm, có nghĩa là đêm thứ nhì không có mặt Út Trà Ôn mà đâu có vấn đề khán giả phản đối phải trả vé.

Thu An liên tưởng đến sự thể, nhận thấy rằng nếu như lúc này mà gánh Thanh Minh còn Năm Nghĩa thì sự việc khó khăn đang gặp phải sẽ giải quyết không khó, và Thanh Nga sẽ được Năm Nghĩa lăng xê dễ dàng chứ không trở ngại như hiện nay. Có điều trớ trêu là Thanh Nga con của bầu gánh, lãnh giải cải lương đầu tiên (Giải Thanh Tâm) được chính quyền hỗ trợ mạnh mẽ, được Nha Ðiện Ảnh Bộ Thông Tin quay phim thời sự chiếu trên cả nước, vậy mà ngay trong gánh hát nhà, Thanh Nga lại không có đất đứng!

Thu An nắm vững thực trạng của gánh Thanh Minh, và biết rõ cái khó giải quyết của bà bầu Thơ trong lúc này, là Út Trà Ôn đang là trụ cột của đoàn, nếu không có Út Trà Ôn thì vé bán ra giảm sút ngay hơn phân nửa, gánh Thanh Minh sẽ xuống nhanh và cái ngày đi tới chỗ rã gánh sẽ không xa. Do đó mà bà bầu Thơ đang cố tìm một lối thoát, vừa đưa Thanh Nga lên ngôi vị đào chánh, sẵn sàng nắm giữ vai trò nòng cốt về phía đào, mà lại vừa phải giữ cho được Út Trà Ôn để duy trì con số khán giả hằng đêm.

Tuy biết rõ thời gian qua và ngay cả bây giờ, Út Trà Ôn là mục tiêu mua vé của khán giả gánh Thanh Minh, nhưng Thu An cũng hỏi để cho bà bầu Thơ trả lời, hầu nắm lấy đưa ra kế hoạch cải tiến gánh Thanh Minh, ông nói:

- Nghĩa là người đi coi hát chỉ nhắm vào Út Trà Ôn để mua vé phải không chị Năm?

- Gần như là như vậy, những đêm đăng bảng không có ổng thì số vé bán ra thấp hơn phân nửa rất xa, nếu cho mở màn hát thì đào kép chỉ lãnh lương đờ mi mà thôi, tôi có thử vài lần đều như vậy.

Thu An lắc đầu:

- Hèn gì, có vậy nên ông ta mới làm khó dễ với bầu gánh, và mọi người trong đoàn ai cũng ngán ổng hết.

Thu An đề cập đến Út Trà Ôn để xem thái độ của bà bầu Thơ đối với anh kép hát có giọng ca trời cho như thế nào, nếu đúng như sự xét đoán của ông thì bà ta rất bất mãn với Út Trà Ôn. Riêng bà bầu Thơ trước khi về với Năm Nghĩa, bà gần như là một mệnh phụ (vợ bé của ông Hội Ðồng Lợi ở Tây Ninh) nên lời ăn tiếng nói rất thận trọng. Bởi dù cho là vợ bé, bà vẫn mang danh là “Bà Hội Ðồng” như ai vậy! Nhưng từ ngày chắp nối với Năm Nghĩa đi theo gánh hát cải lương, gạo chợ nước sông lâu ngày nên ngôn từ cũng gần giống như đào lẳng trong tuồng hát, và sẵn đang bực mình Út Trà Ôn, bà nói:

- Bởi vậy nên tôi chán quá đó chú Sáu, nếu anh Năm Nghĩa còn sống tôi giao gánh Thanh Minh cho ảnh làm sao đó thì làm, chớ đeo theo miết rồi có ngày cũng chết vì gánh hát, dầu mình không phải đào kép cải lương cũng bỏ mạng sa trường vì cải lương đó thôi!

Thu An cười:

- Sanh nghề thì phải tử nghiệp chứ sao! À, mà hồi xưa mỗi lần Út Trà Ôn làm khó, anh Năm Nghĩa đối phó ra sao vậy chị?

- Ðối với anh Năm Nghĩa thì rất dễ dàng, ông Mười Út đâu dám làm reo nhiều như bây giờ.

- Sao chị không làm theo cách giải quyết của anh Năm Nghĩa?

- Làm thế nào được chớ, tôi đâu có hát được như anh Năm Nghĩa, không có Út Trà Ôn thì ảnh hát thế liền, bởi khán giả cũng mến mộ ảnh.

Phải rồi, khán giả cải lương rất say mê giọng ca anh Năm Nghĩa, có thua gì Út Trà Ôn đâu, chính tôi đây cũng mê giọng ca của ảnh.

- Chắc chú Sáu cũng biết anh Năm Nghĩa từng vô dĩa hát trước Út Trà Ôn đến cả mấy năm, lúc anh Năm Nghĩa vô dĩa Tình Yêu Trong Mộng Tưởng thì Út Trà Ôn còn làm ruộng ở dưới lục tỉnh.
Ðúng như vậy đó chị Năm, sân khấu phản ảnh cuộc đời, nếu để cho khán giả, báo chí phản đối thì rất khó lấy lại uy tín.

- Do vậy mà tôi lo âu suốt mấy tháng nay, phải chi ông Mười Út mà chịu nhường vai kép chánh lại cho một kép trẻ khác, thì đỡ khổ cho tôi biết mấy!

- Chị Năm có nhờ ai dọ thử ý của Út Trà Ôn chưa, chứ không lẽ ông ta giành vai chánh trẻ suốt đời sao?

- Tôi có nhờ vài đào kép trong đoàn đưa vấn đề ra dọ ý, và chỉ nói xa nói gần thôi chứ chưa đi thẳng vào việc ông ta nên nhường vai trẻ cho người khác, nhưng vừa mở miệng là ông ta làm mặt giận ngay, thành thử ra không ai dám nói thêm lời nào.

- Thiệt rõ ràng cái ông Mười Út này, biết mình lớn tuổi mà cứ ôm vai chánh hoài như vậy, do đó mà đoàn Thanh Minh mới lâm vào cái thế bị động không cải tiến được.

Bà bầu Thơ thở dài:

- Bởi vậy mới khó khăn cho tôi, mà không có cách gì giải quyết.

Thu An cười và nói bằng lời tự tin:

- Khó khăn là đối với chị, với ai kìa, chớ còn tôi thì việc này dễ dàng như trở bàn tay thôi!

Bà bầu Thơ trố mắt nhìn thẳng Thu An:

- Vậy à! Chú Sáu giải quyết thế nào đây mà dễ như trở bàn tay?

- Tôi đã nói ra vấn đề với chị, thì dĩ nhiên tôi phải có kế hoạch để chị giải quyết chớ, nếu như chị Năm chấp nhận ý kiến của tôi.

- Nếu như giải quyết được, tôi giao việc này cho Chú Sáu đó.

- Ðược! Chị Năm cứ giao cho tôi đi, tôi sẽ có cách để Út Trà Ôn nghe theo mà không làm khó dễ gì hết, chị cứ yên trí vì hiện tại rất đúng lúc để chị cải tiến đoàn hát Thanh Minh và đưa Thanh Nga lên ngôi vị đào chánh.

- Tại sao lại đúng lúc, vậy chớ lúc nào không đúng, thật tôi không hiểu nổi!

- Làm sao chị hiểu được nếu tôi không nói ra.

- Thì chứ Sáu cứ nói đại ra đi, tôi nóng lòng muốn nghe.

- Ðúng lúc đây có nghĩa là đưa vấn đề ra nhằm lúc mà Út Trà Ôn bắt buộc phải chấp nhận, chứ bằng không ông ta bác bỏ ngay và đó là không đúng lúc.

- Chú Sáu có chắc là thằng cha Mười Út sẽ chịu từ bỏ vai chánh trẻ hay không?

- Sao lại không chắc, tôi biết hiện giờ Út Trà Ôn rất cần tiền, bởi chủ nợ vừa cho hay sẽ đòi số tiền ông ta đang thiếu.

- Ủa! Sao chú Sáu biết rõ như vậy?

Thu An gật đầu vài cái rồi nói:

- Thì phải biết, phải nắm vững tình hình mới thành công và chị mới tin được chớ.

Sở dĩ Thu An biết được việc Út Trà Ôn đang thiếu nợ và bắt buộc phải trả trong thời gian vài tuần nữa thôi, là do bởi cách đây vài ngày ông Ba Bản chủ hãng dĩa hát Hoành Sơn có tiếp xúc với bà Bảy Nhiễu là người chuyên môn cho vay gánh hát, và hầu như gánh nào, đào kép chánh nào cũng đều là con nợ của bà. Và trong lúc 2 người đang nói chuyện, vô tình Thu An nghe được nên biết rõ con số nợ mà Út Trà Ôn đang thiếu là hơn hai triệu đồng và đã đáo hạn, bắt buộc phải trả.

Duy Lân nói:

- Không lẽ nó thương con Juilette Nga?

- Lẽ chẳng gì nữa, rõ như ban ngày rồi, nó mê mệt con Juilette Nga mà dễ gì được, người ta là con gái mới lớn lên, còn nó thì vợ con sờ sờ trước mắt.

Giải thích xong, Năm Châu nói rằng ở đời được voi thì đòi tiên, mới vào nghề đã nhảy lên làm kép chánh, ký giao kèo bạc triệu, vô cả chục dĩa hát, tiền xài thả cửa mà vẫn còn đòi thêm.

- Vậy là thằng nầy đòi quá mức, hằng bao nhiêu người vào nghề sống chết với nghiệp cầm ca mà có mấy ai được như nó đâu, nếu chiếm được trái tim con Juilette Nga chẳng hóa ra ông tạo bất công.

Duy Lân là dưỡng phụ của kịch sĩ Kim Cương, là nghệ sĩ tiền phong cùng thời với Năm Châu, ông từng được hãng dĩa hát Asia mời ca vô dĩa “Phan Thanh Giản Tuẩn Tiết” phát hành thập niên 1940 nổi tiếng thời bấy giờ. Những năm đầu thập niên 1950 ông từng là soạn giả viết vở tuồng Giai Nhân Và Ác Quỷ, hát trên sân khấu gánh Phụng Hảo do cho Kim Cương đóng vai chánh.

Là một trong số rất ít nghệ sĩ cải lương có trình độ học vấn, thời kỳ Pháp thuộc Duy Lân thi đậu bằng Sơ Học Pháp Việt, và về sau được mời dạy môn cổ nhạc cải lương tại Trường Quốc Gia Âm Nhạc Sài Gòn. Đến lúc ông Trần Tấn Quốc sáng lập giải Thanh Tâm, ông được mời vào thành phần ban tuyển chọn, tức Ban Giám Khảo Giải Thanh Tâm, nên rất được giới nghệ sĩ cải lương nể trọng.

Những năm sau tuy không còn đứng trên sân khấu, nhưng vẫn còn vương nghiệp Tổ, Duy Lân thường hay đến sinh hoạt tại trụ sở Hội Nghệ Sĩ Ái Hữu ở đường Cô Bắc, cũng như rất thường đến Ngã Tư Quốc Tế chuyện trò với giới cải lương. Bữa nay ông đến và gặp Năm Châu cùng ngồi nói chuyện về nghệ sĩ đàn em Hữu Phước, ông nói:

- Về phương diện nghệ thuật thì nó đã nổi tiếng, và về tình cảm thì cũng đã có vợ rồi mà còn muốn thêm Thanh Nga thì quả thật không bao nhiêu mà đủ.

Duy Lân nói thêm là hồi Năm Nghĩa chưa mất, ông thấy hai vợ chồng Năm Nghĩa cưng Thanh Nga như cành vàng lá ngọc, và hiện tại thì bà bầu Thơ đã đặt Thanh Nga vào vị trí khá cao thì rất khó mà Hữu Phước vói tới.

Năm Châu nói:

- Nghe đào kép gánh Thanh Minh kể lại thời gian Thanh Nga đau bệnh, thiếu vắng trên sân khấu thì Hữu Phước như kẻ mất hồn, đúng lúc soạn giả Hoàng Khâm cho ra đời vở hát Người Đẹp Bạch Hoa Thôn, Hữu Phước đóng vai chánh Hà Lâm, tức chàng ngốc bán than, ca diễn khá hay.

Ông nói tiếp rằng có lẽ do tâm trạng đau buồn sẵn, nên Hữu Phước dễ dàng nhập vai, diễn xuất như thật, đồng thời giọng ca cũng mùi hơn, cảm động hơn. Hữu Phước ca diễn hay đến đỗi thiên hạ thuộc làm lòng câu thơ trong tuồng: “Mấy đời thằng ngốc bán than, được rờ gót ngọc nàng tiên trên trời...”.

Năm Châu nói đến đây thì ngưng lại, bởi một số khá đông đào kép do trời mưa được bà bầu Thơ cho nghỉ hát, họ vào tiệm vừa ăn uống vừa tránh mưa, chớ không được như Hữu Phước nhờ có xe hơi đã rời khỏi hậu trường rạp hát chạy đi, và giờ đây nếu không về nhà thì cũng có mặt ở mấy nhà hàng sang trọng trong khu vực thương mại, ăn chơi của người Hoa ở Chợ Lớn.

Theo như nhận xét của Năm Châu thì quả đúng như vậy, Hữu Phước đã có vợ con mà ngày đêm mơ tưởng hình bóng Thanh Nga, ấp ủ mãi trong lòng nên cứ như người tâm trí để tận đâu đâu vậy. Thời gian nầy anh ta học tuồng lâu thuộc nên rất khó khăn tập dượt, khiến cho thầy tuồng, cũng như các nghệ sĩ cùng tập dượt đã chán nản không ít, và kép Hoàng Giang bực tức nói:

- Bộ bị con ma nào đó hớp hồn rồi hả thằng Ba, học tuồng mà hỏng nhớ gì hết thì đời nào mới hát đây?

Hữu Phước cũng chống đỡ bằng câu nói hợp lý:

- Ban đêm thức khuya hát, ban ngày đi thâu dĩa, thì giờ học tuồng còn rất ít, các anh chị thông cảm cho tôi chớ có ai hớp hồn đâu.

- Vậy thì ráng học thuộc đi, chớ kép chánh mà không thuộc tuồng thì mở màn thế nào được.

Thật ra thì các nghệ sĩ trong đoàn Thanh Minh hầu hết đều biết tâm trạng của Hữu Phước đang si tình nặng, nhưng vì chàng ta không tiết lộ gì hết nên không ai nói lên vấn đề đó trước mặt anh ta, hoặc là với Thanh Nga, bởi ai cũng sợ nếu nói ra, đề cập thẳng vấn đề, có thể vì tự ái mà Hữu Phước bỏ hát thì đâu ai thay thế vai chánh được, và dĩ nhiên đêm đó tất cả đoàn không có lương. Sợ ảnh hưởng đến nồi cơm nên không ai dám nói lên cái sự thật đã nhìn thấy đó, thành thử ra Hữu Phước cứ tưởng rằng mọi người đã không biết tâm trạng si tình của anh ta.

Thế nhưng, lúc bấy giờ cũng có người nói Hữu Phước đã biết rõ tình hình, biết thiên hạ nói về vấn đề mình yêu thương Thanh Nga, nhưng giả vờ như không biết để duy trì tình trạng hiện tại. Bởi dù rằng không được cùng người đẹp đầu ấp tay gối, nhưng hằng đêm trên sân khấu vẫn được má tựa vai kề với Thanh Nga, do vai trò sắp đặt. Nếu giờ đây không ai bắt buộc mà nói ra thì thực tế sẽ phũ phàng hơn nhiều, sự việc lùm xùm lên, bà bầu Thơ vì thể diện có thể ngưng vai trò thì coi như mất cả chì lẫn chài, do đó mà ai bàn tán thế nào cũng mặc, Hữu Phước cứ im lặng giả vờ như không biết, miễn là không ai nói thẳng với anh ta vấn đề trên.

Nhờ tâm trạng đau khổ, Hữu Phước nhập vai diễn xuất tuyệt vời, khán giả truyền miệng với nhau cùng rủ đi coi nên đêm nào rạp hát cũng đầy nghẹt, khiến cho các bầu gánh khác thấy mà thèm, trong số có ông bầu Sinh, nguyên bầu gánh Hương Hoa đã rã gánh. Một buổi tối nọ ông và Bảy Cao gánh Hoa Sen ngồi ở bàn cà phê cạnh rạp hát Thành Xương, thấy khán giả đứng xếp hàng mua vé, bầu Sinh nói:

- Khán giả đông như vầy, hèn gì người ta nói lúc nầy hầu bao bà bầu Thơ đầy ắp giấy xăng đó anh Bảy (thời còn xài tiền Đông Dương, thiên hạ thường gọi tờ giấy 100 đồng là giấy xăng, do chữ Pháp “cent”, và qua thời nầy nhiều người vẫn gọi như thế).

Bảy Cao nói:

- Bắt được thằng Hữu Phước về, bà bầu Thơ còn thêm được cái là hạ bệ Út Trà Ôn cho bỏ ghét.

Thật vậy, Hữu Phước vai chánh đóng cặp với Thanh Nga, bà bầu Thơ có cơ hội đưa Út Trà Ôn xuống đóng vai lão, mà trước đây ông ta luôn phản đối và sóng gió từng nổi lên trong gánh Thanh Minh do vấn đề nầy. Hữu Phước đã ôm hết mọi vai trò lâu nay của Út Trà Ôn, đưa ông ta xuống đóng vai phụ mà lại còn đêm hát đêm không, khiến cho ông vô cùng bất mãn, than trời như bộng. Luật trời vay trả trả vay, trước đây ông “đì” Hữu Phước, ngăn chận bước tiến bằng cách không chịu cho ca chung với mình vô dĩa hát, thì ngày nay Hữu Phước nhảy vào đoàn Thanh Minh loại ông ra khỏi các vai trò nồng cốt, có nghĩa là tên tuổi của ông rồi đây sẽ phai mờ dần như bao nhiêu nghệ sĩ đàn anh vậy.

Thời gian Hữu Phước lấn áp vai trò của Út Trà Ôn trên sân khấu Thanh Minh, thì cũng là lúc Thanh Nga ở ngôi vị đào chánh của gánh hát nhà, cũng vô tình loại mấy cô đào lớn tuổi ra khỏi các vai trò chính yếu. Không còn đất đứng, mấy đào phải chạy tìm gánh khác mà đâu có sân khấu nào sẵn sàng chỗ trống để mấy cô trám vào. Không lẽ bỏ nghề hoặc xuống đóng vai mụ của các gánh nhỏ thì mất mặt, nên một số đã vay tiền lập gánh để có đất dung thân hầu giữ ngôi vị. Nhưng rồi chỉ số nhỏ thành công như bà bầu Kim Chưởng, còn phần lớn thì lặn đâu mất hết, thỉnh thoảng mới nghe nhô lên ở đoàn hát nhỏ nào đó ở các tỉnh.

Phần bà bầu Thơ thì lúc nầy đoàn Thanh Minh quá vững vàng, tuồng mới được các soạn giả cho ra lò cung cấp đều nên không phải dọn đi đâu xa, chỉ loanh quanh các rạp ở đô thành mà đêm nào vé cũng bán hết, không như trước đây mệt cầm canh sau mỗi chiều tối đường phố lên đèn, gánh hát chuẩn bi kéo màn mà khán giả thì thưa thớt.

Thời gian qua Thanh Nga lành mạnh, lên sân khấu mỗi đêm, không có gì phải quan tâm đến sức khỏe nên bà bầu Thơ đã quên hẳn lời căn dặn của “Tề Thiên Đại Thánh” ở Long Điền, bà không còn để ý đến vấn đề thực hiện đêm hát cúng cô hồn ở cầu Rạch Hào, Bà Rịa. Nhưng mới đêm vừa qua tại rạp hát Văn Cầm, Phú Nhuận đoàn Thanh Minh đang trình diễn vở tuồng Chén Cơm Đô Thành, lúc tấm màn nhung bỏ xuống chấm dứt một sen thì bỗng Thanh Nga reo lên: Mỹ Dung! Mỹ Dung! Tức thì cô chạy lại ôm lấy tấm cánh gà, giống như mừng rỡ ôm một người thân nào mà lâu quá không gặp (Mỹ Dung là bạn thân của Thanh Nga, và là con gái nhà triệu phú Nguyễn Đình Quát, cô tử nạn xe hơi tại cầu Rạch Hào mà các kỳ trước đã có nói.
Bất ngờ thấy Thanh Nga chạy lại ôm tấm cánh gà, các nghệ sĩ, nhạc sĩ và nhân viên dàn cảnh có mặt lúc bấy giờ tưởng đâu sau một cảnh kịch vui, Thanh Nga muốn diễn thêm một động tác nào đó do sáng kiến riêng của mình. Nhưng thấy đã gần một phút trôi qua mà cô vẫn còn đứng nguyên tại đó, thì người ta mới lấy làm lạ nghĩ rằng phải có vấn đề gì đây nên mới khiến Thanh Nga có hành động khác thường như vậy, và họ rối rít chạy lại thăm hỏi.

Lúc xảy ra sự việc bà bầu Thơ đang ở phía sau hậu trường rạp hát nên không thấy tận mắt, đến chừng được cho hay tự sự, bà vội vã đi vào thì thấy Thanh Nga vẫn còn đứng ngẫn ngơ tại tấm cánh gà, bà chưa phản ứng cũng như hỏi tại sao thì một cô đào hát đứng bên cạnh Thanh Nga đã lên tiếng hỏi:

- Cô sao vậy hả, có gì hôn?

Một kép hát hỏi:

- Làm gì kỳ vậy cô, mình đang hát thật chớ đâu phải tập tuồng?

Những người khác cũng lên tiếng hỏi những câu na ná như vậy, và Thanh Nga làm thinh không lên tiếng gì hết, cô thẫn thờ đi lại thả mình trên chiếc ghế xích đu thường dùng của cô. Thêm một phút trôi qua nữa mà Thanh Nga vẫn còn nằm nhắm mắt nên có người đề nghị đưa cô đi bệnh viện, nhưng nghe được cô lắc đầu và phát tay ra hiệu không bằng lòng. Nhờ vậy mà mọi người biết cô vẫn còn tĩnh nên ai cũng an lòng, hy vọng nghỉ ngơi thêm một lúc chắc cô sẽ trở ra sân khấu được để tiếp tục vai trò, chớ không thôi phải trả tiền vé cho khán giả vì không hát hết tuồng, và dĩ nhiên đêm đó không có lương.

Sự việc khi nãy diễn ra nhanh quá, mọi người trong đoàn hát ai cũng thắc mắc về thái độ kỳ lạ của Thanh Nga, nhưng riêng bà bầu Thơ thì nghi ngờ sự việc nầy chắc có liên quan đến căn bệnh của cô ở thời gian trước, và bà liên tưởng ngay đến cái tai nạn xe hơi ở cầu Rạch Hào, Bà Rịa đưa đến vong mạng các cô bạn của Thanh Nga, nhưng phần cô thì nhờ sự cản ngăn của nhà tướng số Vũ Nhân nên đã không có mặt trên chiếc xe định mạng đó.

Vốn rất tin dị đoan, tin tưởng nhiều vào vô vi huyền hoặc, bà bầu Thơ nghĩ bụng có lẽ Mỹ Dung hiện về coi hát và Thanh Nga đã thấy nên mới có hành động lạ lùng như vậy chăng? Nghĩ thế nên bà rất lo âu và nói thầm hay là mình hứa mà chưa thực hiện được buổi hát cúng cô hồn tại cầu Rạch Hào, nên Mỹ Dũng hiện về gây kinh ngạc, mà nếu không khéo sẽ là đêà tài bàn tán, ảnh hưởng đến việc hát xướng làm ăn của đoàn hát.

Tai nạn xảy ra ở cầu Rạch Hào, Bà Rịa gây thiệt mạng mấy cô gái, báo chí có đăng nên lúc đó trong thiên hạ rất nhiều người đã biết qua sự việc, và cả trong đoàn hát cũng có bàn tán, nhưng tuyệt nhiên chẳng ai nghĩ rằng sự việc ấy lại có liên quan đến Thanh Nga con gái của bầu gánh. Họ không hề biết mấy cô gái con nhà giàu kia là bạn của Thanh Nga, cũng như không biết rằng cô đã thoát chết trong tai nạn đó. Hiện giờ hầu hết những người trong gánh hát Thanh Minh không ai biết được chuyện xảy ra ở thời gian trước lại có liên hệ đến Thanh Nga, và do kinh hoàng mà Thanh Nga bị bệnh cả tháng trời người ta cũng không biết do bởi bà bầu Thơ cũng giấu nhẹm không hề tiết lộ với bất kỳ người nào. Tóm lại những vấn đề xảy ra và dự trù trong tương lai của bà bầu Thơ, của gánh hát Thanh Minh có liên quan đến Thanh Nga đều âm thầm diễn ra trong kín đáo.

Hành động lạ kỳ của Thanh Nga vừa rồi, dù mọi người thắc mắc hỏi han lẫn nhau, nhưng riêng bà bầu Thơ thì im lặng giả vờ như chẳng quan tâm nhiều, bởi bà không muốn chuyện nầy ồn lên rồi đồn đãi lan rộng ra không ích lợi gì hết, mà còn có thể bị thêu dệt thêm những điều không tốt, do đó mà bà làm ra vẻ như không đặt nặng vấn đề, cũng không hỏi Thanh Nga tại sao mà chỉ kêu cô nằm nghỉ dưỡng sức một lúc, coi như đó là việc bình thường của sức khỏe mà thôi, bà nói:

- Đêm trước thức học tuồng tới khuya, chắc mất ngủ nên xây xẩm mặt mày chớ không có gì đâu.

Một anh kép già cũng nói:

- Đúng rồi, thức khuya nhiều nên như vậy đó, nghỉ ngơi một lát là hết đâu có gì phải lo, đi theo gánh hát nhiều năm tôi thấy không biết bao nhiêu lần như vậy rồi.

Thái độ và câu nói của bà bầu Thơ, coi như bà chẳng quan tâm gì đến hành động của Thanh Nga vừa rồi, cộng với lời nói của ông kép hát già đã làm cho mọi người không nghĩ gì xa hơn, và người ta bắt đầu lại đi làm các công việc đã được phân công của đoàn hát, và riêng bà bầu Thơ tuy ngoài mặt ra vẻ tỉnh bơ, nhưng trong lòng chẳng yên chút nào, bà mong cho mau vãn hát để về nhà hỏi Thanh Nga cho rõ ràng sự việc.

Về phần Thanh Nga thì lúc tấm màn nhung bỏ xuống che bớt phần ánh sáng phía trước sân khấu, cô định đi vào trong để trống chỗ cho nhân viên dàn cảnh làm việc, thì bổng chợt thấy Mỹ Dung đứng bên cánh gà. Lúc đó trong tiềm thức cứ tưởng cô bạn thân của mình vẫn là người ở thế gian, chớ chưa nghĩ ra Mỹ Dung đã về bên kia thế giới, thành thử ra do phản ứng tự nhiên, cô chạy lại ôm người bạn, nhưng rồi sau những giây phút mừng rỡ đó cô thấy trước mặt mình là màu sơn vẽ của tấm cánh gà.

Trong lúc cô còn ngẫn ngơ suy nghĩ thì mọi người chạy lại hỏi han và cô không biết trả lời thêá nào đây, nên mới làm thinh đi lại chiếc ghế nằm xuống. Cô nhắm mắt tiếp tục suy nghĩ và nghe có đề nghị đưa mình đi nhà thương, nên liền lắc đầu phát tay từ chối. Hình dung lại lúc nãy Thanh Nga nói thầm:

- Rõ ràng Mỹ Dung đứng đó chớ mình đâu thấy ai?

Rồi trong đầu óc cô tiếp tục hình dung lại lúc đó thấy rõ Mỹ Dung đang mặc chiếc áo màu xanh dương đậm, mua từ Hồng Kông mà cô từng khen đẹp và cũng muốn mua cái áo giống như vậy, thì đâu thể nào lầm lẫn với người khác được. Rồi cô nhớ lại hôm bữa đi Vũng Tàu thấy Mỹ Dung đang mặc chiếc áo đó trước khi chia tay tại rạp hát Thuận Thành, để rồi vĩnh viễn không thấy mặt. Cô tự hỏi hay là Mỹ Dung hiện về? Thỉnh thoảng cô có nghe thiên hạ kể lại là người chết nếu còn lưu luyến với người ở thế gian thì trong giấc ngủ hiện về cho thấy, có nghĩa là trong giấc chiêm bao rồi giựt mình thức dậy, chớ lúc còn thức thì không bao giờ cho thấy.

Thế nhưng, tại sao cô lại thấy người chết trong lúc mình đang diễn tuồng trên sân khấu? Nhưng nếu đúng thật sự Mỹ Dung hiện về thì sao? Nghĩ đến đây cô rùng mình sợ sệt, bởi tuy là bạn thân với nhau nhưng Mỹ Dung đã chết rồi thì cô phải sợ, nghe kể chuyện ma đã sợ rồi chớ đừng nói là thấy ma.

Vả lại mấy lúc sau nầy cô nghe nói ở bến xe đò đi Vũng Tàu, những người mua bán đi trên tuyến đường nầy kể chuyện với nhau, rằng ba cô gái tử nạn xe hơi ở cầu Rạch Hào, Bà Rịa thường hay hiện về gây kinh sợ cho người dân ở đây, họ kể lại những chuyện mà người can đảm nghe qua cũng sợ, chẳng hạn như chuyện một cô gái nọ do mua bán làm ăn phải có mặt lúc 4, 5 giờ khuya tại bến sông cầu Rạch Hào, trong lúc chờ ghe đến rước thì có 3 cô gái đến làm quen trò chuyện, đưa bánh mời cô ăn, nhưng vừa bỏ vô miệng thì là cục đất. Nhìn trước ngó sau không thấy ai hết, cô hoảng hồn bỏ chạy thì nghe hình như ở sau lưng có người chạy theo, và do chạy nhanh cô vấp té, rồi thì kể từ hôm bữa đó cô bệnh luôn không còn buôn bán gì nữa.

Và một chuyện khác được kể là người tài xế xe đò, lúc xe chạy đến gần cầu Rạch Hào thì có 3 cô gái ăn mặc sang trọng đứng đón xe, ông dừng lại rước như mọi khi có người đón, và người lơ phía sau nhảy xuống rước khách không thấy ai hết nên trách người tài xế:

- Có ai đâu mà ngừng!

Tức thì có tiếng vỗ phía sau xe kèm theo tiếng nói:

- Có chớ, cho có giang đi Sàigòn!

Người lơ chạy ra phía sau xe thì thấy vắng vẻ chẳng có người nào hết, anh ta hoảng hồn nhảy nhanh lên xe đóng cửa kêu: Tới luôn bác tài!
Rất nhiều câu chuyện đồn đãi về 3 cô gái tử nạn xe hơi ở cầu Rạch Hào, mà thiên hạ cho rằng do chết khi còn con gái nên linh lắm, thành thử ra lúc bấy giờ ở quanh khu vực nhiều người sợ quá ban đêm không dám ra khỏi nhà. Tiếng đồn các cô hiện về gây kinh sợ cho những người yếu bóng vía, do đó khiến cho bến ghe ở khúc sông nầy trở nên vắng lặng mỗi khi chiều đến, bởi phần lớn những người đi ghe xuồng xử dụng bến Rạch Hào họ đã lo rời khỏi nơi đây trước khi trời tối, thay vì trước đó có khi nửa đêm vẫn còn 1, 2 chiếc ghe đậu sẵn chờ rước người đi mua bán về muộn, họ xuống xe tại đây để về Long Sơn hoặc ở vùng nào đó mà bến Rạch Hào rất tiện lợi.

Nhân gian truyền khẩu lan rộng ra đến đỗi làm đảo lộn một số công việc thường ngày của người dân địa phương, chẳng hạn như giới mua bán do công chuyện làm ăn phải đi ngang cầu Rạch Hào, hoặc đi xuồng ghe ngang qua khúc sông nầy, là họ sắp xếp công việc để rời khỏi nơi đây khi còn mặt trời, chớ không ai đợi đến lúc đỏ đèn. Còn những người có công việc hoặc làm ăn mua bán phải đi lúc khuya, thì giờ đây họ chờ gà gáy hiệp chót, tức là trời sắp sáng mới dám đi ngang đây.

Trong số hằng mấy chục câu chuyện, cũng có thể hằng trăm mẫu chuyện nói về ba cô gái ấy, có một câu chuyện được người ta chú ý và kể cho nhau nghe nhiều nhứt, cũng như bàn tán xôn xao nhiều là câu chuyện chàng sinh viên tên Chính, có biệt danh là Chính Bình Giã, quê quán ở Bà Rịa, được cha mẹ cho đi Sài Gòn ăn học. Trong lúc tai nạn xảy ra ở quê hương của cậu ta, mà lại ngay tại cầu Rạch Hào là nơi mà thuở còn đi học ở Bà Rịa, mỗi buổi trưa trời nóng nực cậu và các bạn học thường rủ đến đây tắm sông suốt buổi, do đó Chính rất quen thuộc với chiếc cầu và khúc sông nầy.

Chính Bình Giã là tên kêu ở ngoài đời, chớ cha mẹ đặt thì chỉ tên Chính mà thôi, trong giấy tờ khai sanh và bằng cấp cũng vậy, đâu có chữ Bình Giã trong đó. Sở dĩ Chính mang thêm biệt danh “Bình Giã” là do lúc còn ở bậc tiểu học, vị thầy giáo kêu như vậy để phân biệt với một học trò cùng lớp tên Chín, bởi tuy khác chữ viết, đồng thời cũng khác nghĩa luôn, nhưng đối với người miền Nam thì đọc y như nhau. Vị thầy giáo biết cha mẹ cậu ta có vườn đất ở làng Bình Giã nên đã lấy địa danh trên thêm vào tên để phân biệt. (Về sau, năm 1964 Bình Giã diễn ra trận chiến ác liệt, là một trong những trận đánh lớn của thời kỳ chiến tranh, thiệt hại về nhân mạng khá nhiều cho cả hai bên, mà chiến sử sau nầy đã ghi đậm nét). Còn riêng cậu học trò tên Chín kia thì có tật hay đánh bài, cũng được ông thầy đặt cho biệt danh “Chín Nút”, và học trò cũng gọi theo như vậy để phân biệt người nào.

Từ lúc còn nhỏ Chính Bình Giã đã có tiếng là bạo dạn, giữa đêm khuya đi ngang nghĩa địa cũng không biết sợ ma là gì, những chuyện ma do người lớn kể lại, phần đông đám trẻ nghe kể đã sợ không dám ra sân ban đêm, nhưng đối với Chính Bình Giã thì coi như không có gì hết, mà còn thách đố sẵn sàng chiến đấu với ma nếu gặp phải, những trò nhát ma đối với cậu không hề hấn gì. Thế nhưng, tuy là anh hùng, ma quỉ yêu tinh không sợ, do đó người ta tưởng đâu trên mặt trận tình cảm Chính cũng cứng rắn gan lì, chớ họ đâu ngờ chàng ta lại là con người đa sầu đa cảm, lãng mạn hết cỡ, đồng thời cũng lại là người ham thích cải lương, hàng tuần nếu không vào rạp hát thì cũng mở radio theo dõi tuồng cải lương trực tiếp truyền thanh.

Đang học ở Sài Gòn, xem báo biết được sự việc ở cầu Rạch Hào, cũng như hàng ngày nghe thấy bạn bè bàn luận nhiều về tai nạn nói trên, thì cậu ta bực tức nói thầm tại sao lúc đó mình không có mặt chứ! Nghe câu chuyện xảy ra, cậu thức trắng nhiều đêm và có ý tưởng xa vời, mơ ước phải chi lúc đó có mặt như hồi còn đi tắm sông thì sẽ ra tay nghĩa hiệp, trổ tài lặn dưới sông mở cửa xe cứu các cô gái, mà theo suy nghĩ của cậu thì việc đó đâu có khó gì, và biết đâu đó là cơ hội để cậu kết thân với mấy cô gái con nhà giàu kia. Xưa nay ơn đền oán trả, sau khi được cứu sống, mấy cô đương nhiên nghĩ đến vấn đề trả ơn, mà chung cuộc sẽ đưa đến tình yêu như trong truyện trong sách vẫn đề cập, hoặc là trong tuồng hát, trong phim ảnh cũng thường hay dàn dựng những mối tình do thọ ơn mà ra.

Thế mà định mạng đã an bài, đã không cho cậu được dịp để thực hiện ý nghĩ xa vời mà cậu mơ tưởng, trong lúc các cô gái vẫy vùng tuyệt vọng dưới giòng nước giá lạnh của con sông Rạch Hào, thì cậu lại ở tận Sài Gòn thì làm sao có mặt tại chỗ đúng lúc để mà trở thành một “chiến sĩ anh hùng” chớ! Con người đa sầu đa cảm của Chính đầu óc luôn nghĩ vẩn vơ, xa rời thực tế, cậu tự hình dung các cô
Hình đại diện của thành viên
Dannyboyez
Thành viên thực thụ
Thành viên thực thụ
Bài viết: 407
Ngày tham gia: Tư T6 02, 2004 5:00 pm
Đến từ: Boston, Massachusetts. USA
Tiếp xúc:

Bài viết chưa xem by Dannyboyez »

Thế mà định mạng đã an bài, đã không cho cậu được dịp để thực hiện ý nghĩ xa vời mà cậu mơ tưởng, trong lúc các cô gái vẫy vùng tuyệt vọng dưới giòng nước giá lạnh của con sông Rạch Hào, thì cậu lại ở tận Sài Gòn thì làm sao có mặt tại chỗ đúng lúc để mà trở thành một “chiến sĩ anh hùng” chớ! Con người đa sầu đa cảm của Chính đầu óc luôn nghĩ vẩn vơ, xa rời thực tế, cậu tự hình dung các cô gái kia phải là đẹp lắm, phải là sang, tiểu thơ con nhà đài các thì rất hiếm cô nào coi không được. Theo như quan niệm một số người biết được chuyện nầy, am tường sự việc và hiểu được tâm trạng của Chính Bình Giã, thì tuy rằng có sự lợi dụng trong đó nhưng cũng là ý nghĩ tốt, ý nghĩ hy sinh làm chuyện cứu người cũng là việc làm đáng hoan nghinh, thành ra chẳng ai chê trách.

Đến cuối mùa học năm đó Chính về Bà Rịa thăm nhà, nghe bà con kể lại chuyện ba cô gái hiện về gây sợ hãi nhiều người ở đây, và cho biết mấy bữa nay người ta dự định lập miếu thờ ba cô ngay tại đó (tai nạn xảy ra một thời gian, người dân địa phương lập một miếu nhỏ ngay tại dốc cầu để thờ ba cô, gọi là “Miếu Ba Cô”). Nghe người quen kể, Chính thắc mắc trong lòng rằng có ma thật chăng? Không ngờ về đây lại nghe được những câu chuyện, mà đối với một người từ nhỏ đã có tiếng chưa từng biết sợ ma bao giờ như cậu, thì không lẽ nghe vậy mà để yên không tìm ra sự thật sao? Trước đây từng đọc truyện Liêu Trai của Bồ Tùng Linh, nói nhiều về các con ma nữ, cũng đẹp cũng hiền và đặc biệt là chiều chuộng đủ thứ, vậy có phải ba cô gái yểu mạng kia đã thành ma rồi chăng?

Cậu nghĩ bụng nếu như thật sự gặp các cô gái ấy hiện lên thì cậu lại có dịp làm quen với các cô để biết thêm những gì ở bên kia thế giới cũng là điều hữu ích thôi, chớ có gì đâu phải sợ, và bằng như các cô có cảm tình với cậu, chiều chuộng yêu thương mà không có làm điều gì hại cho bản thân thì cậu cũng lấy tình cảm đáp lại thôi! Quả là một ý nghĩ lạ lùng mà trong thiên hạ chắc không có mấy chàng trai nào như Chính Bình Giã!

Thế rồi ngay buổi chiều hôm đó cậu nói với người nhà rằng mình đi thăm bè bạn đến tối mới về, xong lấy chiếc xe đạp ra đi và không quên mang theo chiếc radio, bởi đêm nay Thứ Bảy có cải lương. Trước đây, khi hay tin Chính thi đậu tú tài, thân sinh cậu đã mua chiếc radio transistor làm phần thưởng, radio xài loại pin đèn rất tiện lợi và rất hiếm thời bấy giờ. Chiếc radio nhỏ nầy có bao bằng da và dây mang ở vai, có thể vừa đi vừa mở nghe, mà thời đó người nào có nó thì được coi như là sang, và rất dễ cua đào.

Thời điểm nầy có radio mang ra đường mở hát được kể là dân hòa hoa phong nhã, ghé lại chỗ nào là người ta mừng rỡ được nghe radio, nhứt là vào khoảng 11 giờ trưa và 5 giờ chiều có cải lương thì số người tập trung lại nghe rất đông, con nít bu quanh chật hết chỗ và lúc xách đi là mọi người tiếc rẽ. Một hai năm sau loại radio nhỏ nói trên được nhập cảng rất nhiều, và chạy vô rừng vô bưng cũng không ít, do bởi mấy tay “giải phóng”, những người thoát ly gia đình coi nó như nguồn an ủi vậy. Sau đó vài năm thì cái mốt mang radio ra đường vừa đi vừa hát cho thiên hạ nghe trở thành “quê một cục”, mà chỉ còn thấy các nông dân mang ra ruộng để nghe, hoặc mấy bác nuôi vịt bầy dùng cho vịt nghe để chúng không đi xa bị lạc bầy.

Vai mang chiếc radio, Chính đạp xe chạy đến mấy nhà quen trong Thị Trấn Bà Rịa, chuyện trò hỏi thăm thêm về chuyện ba cô gái, để góp nhặt thêm những yếu tố cần thiết cho sự việc mà cậu sắp sửa thực hiện trong đêm nay tại cầu Rạch Hào, và hầu như người nào gặp cậu cũng nói là có nghe qua nhiều lần về chuyện ba cô gái hiện lên. Có người nói rằng 3 cô gái đó xinh đẹp hiền lành dễ thương và chẳng làm hại ai cả, nhưng cũng có kẻ nói các cô mặt mày xanh chành thấy sợ, có nanh có vuốt, gặp người đi đường kêu lại hỏi thăm rồi thè lưỡi dài tới bụng v.v… Đồn đãi càng nhiều thiên hạ càng tin, và cứ sau một đêm sáng ra thì lại có tin loan truyền rằng đêm qua các cô hiện lên ở chỗ nọ chỗ kia, cũng như đồn rằng người nầy đã tiếp xúc với mấy cô, người kia thấy rõ…

Chính nghe kể chỉ mỉm cười chớ không nói gì, đợi tối đêm nay sẽ đi ra cầu Rạch Hào xem coi các cô gái có hiện lên như người ta đồn đãi không, và đến gần chiều tối thì do sợ ma, thiên hạ rời khỏi khu vực cầu Rạch Hào khiến cảnh vật ở đây trở nên vắng tanh, thì Chính Bình Giã lại đạp xe ra đó với mục đích khám phá những sự huyền hoặc đang được loan truyền. Khi cậu đến gần chiếc cầu thì trời đã chạng vạng tối, hôm đó nhằm đêm Thứ Bảy đài Sài Gòn trực tiếp truyền thanh tuồng cải lương, Chính mở radio thì nghe đang giới thiệu vở tuồng Nắm Cơm Chan Máu do đoàn Thanh Minh trình diễn tại rạp Nguyễn Văn Hảo với thành phần nghệ sĩ Thanh Nga, Hữu Phước, Hoàng Giang, Tư Rọm, Ba Túy, Kim Quang…

(còn tiếp kỳ sau)
Hình đại diện của thành viên
MayHong
Thành viên thực thụ
Thành viên thực thụ
Bài viết: 578
Ngày tham gia: Bảy T6 05, 2004 5:00 pm
Đến từ: USA
Tiếp xúc:

Bài viết chưa xem by MayHong »

wow ....truye^.n ddo.c ha^'p da^~n wa' ! :))

Tội nghiệp anh kép HP thuong ngừ ta mà hỏng dám nói ra .......ai kiu có vợ sớm làm gì ..... :) , rồi sau nầy khi NS Thanh Duoc về hát vo*'i Thanh Nga thì ôi thôi giấc mộng tan tành :roll: , chắc lúc đó HP đau khổ lắm há ...... :-P
Hình ảnh
Hình đại diện của thành viên
tieulongn
Thành viên thực thụ
Thành viên thực thụ
Bài viết: 958
Ngày tham gia: Ba T8 17, 2004 5:00 pm
Đến từ: Saigon

Bài viết chưa xem by tieulongn »

dĩ nhiên rồi nàng, tôi đưa em sang sông ....... mà sao không buồn được :mrgreen: :mrgreen:
Hình đại diện của thành viên
Dannyboyez
Thành viên thực thụ
Thành viên thực thụ
Bài viết: 407
Ngày tham gia: Tư T6 02, 2004 5:00 pm
Đến từ: Boston, Massachusetts. USA
Tiếp xúc:

Bài viết chưa xem by Dannyboyez »

bao giờ tui mới trở thành nghệ sĩ chuyên nghiệp, còn nghiệp dư hòai tui bỏ đòan đi ah, có nhiều nơi mời tui rồi đó, đi qua mấy chổ khác tui sẽ là nghệ sĩ ngôi sao đó.. :lol: ((::banbo
Hình đại diện của thành viên
tancogiaoduyen
Site Admin
Site Admin
Bài viết: 41708
Ngày tham gia: Hai T4 12, 2004 5:00 pm
Đến từ: U.S.A
Tiếp xúc:

Bài viết chưa xem by tancogiaoduyen »

Dannyboyez, coi kỹ lại đi, :mrgreen: giờ bạn có thể coi mình là ngôi sao thượng thặng được dzồi :mrgreen: :))
Hình đại diện của thành viên
Dannyboyez
Thành viên thực thụ
Thành viên thực thụ
Bài viết: 407
Ngày tham gia: Tư T6 02, 2004 5:00 pm
Đến từ: Boston, Massachusetts. USA
Tiếp xúc:

Bài viết chưa xem by Dannyboyez »

vậy thì bao giờ Danny mới được trở thành NSUT và cho đến khi nào mới được tặng danh hiệu NSND vậy tacogiaoduyen?
Hình đại diện của thành viên
Dannyboyez
Thành viên thực thụ
Thành viên thực thụ
Bài viết: 407
Ngày tham gia: Tư T6 02, 2004 5:00 pm
Đến từ: Boston, Massachusetts. USA
Tiếp xúc:

Bài viết chưa xem by Dannyboyez »

:mrgreen: :mrgreen: :mrgreen: :)) :))
Hình đại diện của thành viên
tancogiaoduyen
Site Admin
Site Admin
Bài viết: 41708
Ngày tham gia: Hai T4 12, 2004 5:00 pm
Đến từ: U.S.A
Tiếp xúc:

Bài viết chưa xem by tancogiaoduyen »

hình như muốn đạt mấy cái danh hiệu đó nghệ sĩ phải tự tay thảo đơn kê khai thành tích hoạt động trong và ngoài lãnh vực văn nghệ và xin được danh hiệu đó chứ khơi khơi đâu có ai phong chức cho đâu,piết dzồi còn hỏi ::(Dapdau :mrgreen: AI MÚN THÌ PHẢI NỘP ĐƠN XIN :mrgreen: :mrgreen: :))
Hình đại diện của thành viên
Dannyboyez
Thành viên thực thụ
Thành viên thực thụ
Bài viết: 407
Ngày tham gia: Tư T6 02, 2004 5:00 pm
Đến từ: Boston, Massachusetts. USA
Tiếp xúc:

Bài viết chưa xem by Dannyboyez »

tôi đã làm đơn xin được làm NSUT rồi đó bao giờ mới được chấp nhận đây TCGD? đừng đợi đến khi tui rụng hết răng rồi phong luôn NSND nhe :mrgreen: :))
Cái nhân của hôm nay, là cái quả của hôm qua.
ngocanh
Thành viên tích cực
Thành viên tích cực
Bài viết: 37641
Ngày tham gia: Chủ nhật T4 11, 2004 5:00 pm

Bài viết chưa xem by ngocanh »

Dannyboyez, :mrgreen: :)) :))
Liên lạc N.A: Vui lòng gọi - ĐT kô nhận được tin nhắn
Hình đại diện của thành viên
tieulongn
Thành viên thực thụ
Thành viên thực thụ
Bài viết: 958
Ngày tham gia: Ba T8 17, 2004 5:00 pm
Đến từ: Saigon

Bài viết chưa xem by tieulongn »

Dannyboyez đã viết:tôi đã làm đơn xin được làm NSUT rồi đó bao giờ mới được chấp nhận đây TCGD? đừng đợi đến khi tui rụng hết răng rồi phong luôn NSND nhe :mrgreen: :))


có đóng góp gì chưa? :mrgreen: :mrgreen: :mrgreen:
Hình đại diện của thành viên
utngoc
Thành viên nhiệt tình
Thành viên nhiệt tình
Bài viết: 3711
Ngày tham gia: Hai T7 26, 2004 5:00 pm
Tiếp xúc:

Bài viết chưa xem by utngoc »

nộp đơn cho ai, để utngoc nộp mấy chục đơn thử được ko :roll: :roll:
Hình ảnh
Hình đại diện của thành viên
Dannyboyez
Thành viên thực thụ
Thành viên thực thụ
Bài viết: 407
Ngày tham gia: Tư T6 02, 2004 5:00 pm
Đến từ: Boston, Massachusetts. USA
Tiếp xúc:

Bài viết chưa xem by Dannyboyez »

trời tieulongn
đóng góp bấy nhiêu đó còn chưa đủ sao?
nộp đơn cho tcgd or ngocanh đó út
Cái nhân của hôm nay, là cái quả của hôm qua.
Hình đại diện của thành viên
tieulongn
Thành viên thực thụ
Thành viên thực thụ
Bài viết: 958
Ngày tham gia: Ba T8 17, 2004 5:00 pm
Đến từ: Saigon

Bài viết chưa xem by tieulongn »

Dannyboyez đã viết:trời tieulongn
đóng góp bấy nhiêu đó còn chưa đủ sao?


hỏng hiểu hả? phải đóng góp nhiều nhiều nữa, nói trắng ra là đóng góp bằng hiện vật và hiện kim là có ý nghĩa nhất :mrgreen: :mrgreen: :mrgreen:
Đăng trả lời

Quay về