THE ONLY FORUM FOR CLVN LOVERS
Diễn đàn dang được nâng cấp . Thân mời các bạn TV vào xem và sử dụng.
Hãy click vào Quick links phía bên trên tay trái để bắt đầu
Nếu thấy có gì xin báo cho tcgd biết để sửa chữa cho kịp thời nhen các bạn.
Cám ơn các bạn
SOẠN GIẢ PHI HÙNG ĐỘT NGỘT QUA ĐỜI
Nội quy chuyên mục
THÀNH VIÊN CLVN CHÚ Ý !
1- Bài viết phải luôn luôn bỏ dấu cho dễ đọc, viết không dấu sẽ bị xóa. Xem chỉ dẫn cách bỏ dấu taị đây.
2- Không đưa nguyên link từ các nơi khác vào - Không viết toàn chữ hoa hoặc liên tục không chấm phết.
3- Ghi rõ nguồn các bài được đưa lên là bắt buộc - Tránh những lời lẽ quá khích.
4- Mỗi thành viên chỉ được dùng một nick - Không nên đưa nhiều bài lắt nhắt liên tiếp từ cùng một thành viên.
5- Đừng dùng quote (trích dẫn) để trả lời khi 2 bài liên tiếp nhau - Tránh quote nhiều lần cùng một hình ảnh.
6- Không dùng màu đỏ trừ phi đó là tựa đề của một bài mới - Nên tạo chữ ký đẹp, cân đối, dễ nhìn.
7- Thắc mắc về bài bị xoá post trên diễn đàn đều cũng sẽ bị xoá. Trực tiếp liên lạc với Ban Điều Hành nếu cần.
8- Mọi thành viên đều cùng một nhà CLVN nên việc cư xữ hoà nhã với nhau là cần thiết dù ý kiến có dị biệt.
1- Bài viết phải luôn luôn bỏ dấu cho dễ đọc, viết không dấu sẽ bị xóa. Xem chỉ dẫn cách bỏ dấu taị đây.
2- Không đưa nguyên link từ các nơi khác vào - Không viết toàn chữ hoa hoặc liên tục không chấm phết.
3- Ghi rõ nguồn các bài được đưa lên là bắt buộc - Tránh những lời lẽ quá khích.
4- Mỗi thành viên chỉ được dùng một nick - Không nên đưa nhiều bài lắt nhắt liên tiếp từ cùng một thành viên.
5- Đừng dùng quote (trích dẫn) để trả lời khi 2 bài liên tiếp nhau - Tránh quote nhiều lần cùng một hình ảnh.
6- Không dùng màu đỏ trừ phi đó là tựa đề của một bài mới - Nên tạo chữ ký đẹp, cân đối, dễ nhìn.
7- Thắc mắc về bài bị xoá post trên diễn đàn đều cũng sẽ bị xoá. Trực tiếp liên lạc với Ban Điều Hành nếu cần.
8- Mọi thành viên đều cùng một nhà CLVN nên việc cư xữ hoà nhã với nhau là cần thiết dù ý kiến có dị biệt.
- Nguyenthanhtuan
- Forum Mod
- Bài viết: 1659
- Ngày tham gia: Hai T4 13, 2009 7:07 pm
SOẠN GIẢ PHI HÙNG ĐỘT NGỘT QUA ĐỜI
Chu Sa vừa nhận được tin tác giả Phi Hùng vừa qua đời, trang nhà kiểm tra giúp Chu Sa nhé! Cám ơn nhiều!
- tancogiaoduyen
- Site Admin
- Bài viết: 41708
- Ngày tham gia: Hai T4 12, 2004 5:00 pm
- Đến từ: U.S.A
- Tiếp xúc:
Re: SOẠN GIẢ PHI HÙNG
Tên Phi Hùng trùng nhiều người quá!!!!!! Qua tìm hiểu thì tác giả Phi Hùng là người hoạt động cách mạng...Nếu vậy thì có thể quàn tại nhà tang lễ hôm trước nguyenthanhtuan có ghé đó .nguyenthanhtuan có thể gọi phone thẳng tới đó để có ngày chính xác nha ! Thanks,
Nhưng sao lạ chưa thấy báo chí nào đăng tin chính thức nha!
Nhưng sao lạ chưa thấy báo chí nào đăng tin chính thức nha!
- tancogiaoduyen
- Site Admin
- Bài viết: 41708
- Ngày tham gia: Hai T4 12, 2004 5:00 pm
- Đến từ: U.S.A
- Tiếp xúc:
Re: SOẠN GIẢ PHI HÙNG
[7mau]Một soạn giả cải lương quê Đồng Tháp nhận giải thưởng cấp nhà nước[/7mau]
Đó là soạn giả Phi Hùng (Phạm Thanh Lâm) sinh năm 1936 tại xã Mỹ Xương, huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp. Phi Hùng là em ruột của soạn giả Phạm Trần và Phạm Thanh Hà. Phạm Trần và Thanh Hà theo kháng chiến chống Pháp 1945-1954.
soạn giả Phi Hùng
Thời học phổ thông Phi Hùng học ở SàiGòn, Cái Bè, Chợ Gạo tỉnh Mỹ Tho. Năm 1960, soạn giả Phạm Trần (rể của soạn giả Trần Hữu Trang), gọi Phi Hùng vào căn cứ Củ Chi (khu Sài Gòn - Gia Định), gặp ông Chín Bảo trưởng tiểu ban Văn nghệ - Báo chí giao nhiệm vụ Phi Hùng hoạt động cách mạng hợp pháp với danh nghĩa ký giả, mang bí danh “Ba Việt”. Phi Hùng cộng tác với báo: Bình Dân, Sân Khấu, Dân Nguyện, Dân Chủ, viết truyện ngắn, thơ, vọng cổ . . . với nhiều bút danh khác nhau. Lúc đó báo và văn nghệ bị giặc kiểm duyệt rất gắt, nên Phi Hùng viết phải “ lách” và luôn tìm cách để tránh bị giặc bắt đi lính “quân dịch”.
Năm 1960, viết vở cải lương đầu tiên thể hiện tư tưởng cách mạng của Phi Hùng là 2 vở “Hừng đông” và “Hẹn mùa chiến thắng” được 2 gánh cải lương Song Kiều và Thống nhất - Út Trà Ôn diễn. Năm 1962, Phi Hùng được kết nạp vào Đảng nhân dân Cách mạng miền Nam Việt Nam (Đảng CSVN). Sau đó, làm Bí thư Chi bộ “ký giả, tác giả” trực thuộc Tiểu ban Văn nghệ - Ban Tuyên huấn Đặc Khu uỷ Sài Gòn - Gia Định. Phi Hùng tổ chức nhóm “Tân tinh Việt” gồm 12 soạn giả: Điền Long, Huy Trường, Yên Hà, Vân Hà, Mộc Tùng, Thiên Lý, Trung Nguyên, An Dạ Thuỷ, Huỳnh Anh, Hoài Đông , Mười Triết và Phi Hùng. Đề ra phương châm sáng tác là bảo vệ Văn hóa dân tộc, chống Văn hóa ngoại lai, ca ngợi lòng yêu nước, chống ngoại xâm.
Phi Hùng viết các vở: Cửa chùa đẩm máu (gánh Ngọc Hoa), Mùa xuân hai mươi (gánh Tiếng dân ca), viết chung với Nhị Kiều vở Giấc mộng đêm xuân (gánh Thanh Minh-Thanh Nga), Trăng mười sáu (gánh Sông Hương), Đường trăng (gánh Diên Hồng); Vợ Việt Nam (Phi Hùng kiêm đạo diễn, gánh Minh Cảnh). Vở nầy bị nguỵ cấm diễn, vì phản chiêu hồi của giặc, nên Minh Cảnh đề nghị đổi tên là “ Vòng tay người cũ”, rất đắc khán giả. Khi giải phóng, đổi trở lại tên cũ “ Vợ Việt Nam”, diễn một thời gian dài. Vở Đường về quê mẹ (gánh Phước Chung), Mẹ ghẻ con chồng (gánh Sao Mai), Bức họa người yêu, Phi Hùng đổi tên là Y Lang...
Sau đợt I xuân Mậu Thân 1968, giặc bắt được một số cán bộ Văn nghệ ở Sài Gòn như: Trương Bỉnh Tòng, Mai Quân, Việt Thường, Hoàng Hà, Hoàng Xuân Thành… Phi Hùng bị mất liên lạc với cách mạng nên phải về quê Cao Lãnh dạy học và lấy tên thật là thầy Lâm.
Năm 1969, thầy giáo Lâm bắt được liên lạc với Binh vận thị xã Cao Lãnh, nên được phân công đến dạy văn ở trường bán công quận Kiến Văn (xã Bình Hàng Trung) tỉnh Kiến Phong (nay thuộc huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp). Phi Hùng vừa dạy học, vừa cung cấp tình hình địch cho cách mạng cho đến ngày giải phóng miền Nam.
Tháng 5- 1975, Phi Hùng trở lên Sài Gòn liên lạc lại tổ chức cũ và được phân công công tác ở Sở VHTT thành phố. Phi Hùng tiếp tục viết nhiều vở cải lương về lịch sử và truyền thống cách mạng như các vở: Về đất Kinh Châu (viết chung với Nam Sơn), Vòng cưới anh trao, Hoa mơ trắng (chung với Ngô Mạn, Thanh Cao), Xuân về trên đỉnh Mã phi (chung với Minh Hải), Lá chắn biên thuỳ (chung Nguyễn Đức Hinh), Bông sen trắng, Bảo lửa (chung Trần Thiện Liêm), Phượng thắm sân trường (chung Trần Quốc Quân), Người giữ mộ ca ngợi dân Hoà An-Cao Lãnh mưu trí và kiên trì đấu tranh với giặc, giữ được mộ cụ Phó Bảng Nguyễn Sinh Sắc, vở Đôi mắt tình yêu (chung Lưu Quang Vũ), Hai phương trời thương nhớ (với Trung Đông); Thất trảm sớ, Yêu anh từ độ ấy, Mặt trời đêm thế kỷ (chung Lê Duy Hạnh) Huyết thư và án tử, Cho đời soi gương, Tiếng hát người yêu... Những vở cải lương nầy đều được các gánh, đoàn: Huỳnh Long, Phước Chung, Minh Tơ, Tuổi Trẻ, Sài Gòn I, Văn Công TP.HCM, Đồng Nai, Tiền Giang, Bến Tre, Tháp Mười (Đồng Tháp), Sông Hậu, An Giang… dàn dựng diễn nhiều lần, trong đó, có vở đạt Huy chương Vàng, Huy chương Bạc trong các lần Hội diễn sân khấu cải lương chuyên nghiệp toàn quốc và được đài phát thanh, truyền hình thu-phát trên sóng...
Ngoài mấy chục kịch bản cải lương đã nêu (chưa đủ hết) Phi Hùng còn viết nhiều bài vọng cổ, đã được đài phát thanh, truyền hình thu - phát trên sóng, được nhiều khán, thính giả yêu thích. Trong đó, có các bài: Như thời con gái, NS Thành Điển, Ngọc Giàu ca, Tìm lại người xưa, Thành Điển, Bạch Tuyết ca; Bạn đời, Út Trà Ôn, Thành Điển ca, Bà mẹ Sài Gòn, Út Bạch Lan, Thanh Huyền ca...
Năm 2007, soạn giả Phi Hùng được Chủ tịch nước tặng “Giải thưởng Nhà nước” về Văn học-Nghệ thuật cho 3 kịch bản: Thất trảm sớ, Người giữ mộ, Cho đời soi gương (đạt Huy chương Vàng, Huy chương Bạc). Tỉnh Đồng Tháp tặng giải thưởng Văn học Nghệ thuật Nguyễn Quang Diêu (lần thứ I). Phi Hùng cũng được Đài truyền hình TP (HTV) tôn vinh trong chương trình “Những cánh chim không mỏi”.
Nghệ sĩ ND Huỳnh Nga nhận xét: “Bút lực cuả Phi Hùng đến cái tuổi ngoài 60, vẫn đầy sức sống”, Những “đứa con” sinh sau lại khoẻ hơn những đưa con trước và đều đặn ra đời hằng năm, có khi một năm vài 3 đứa”.
Hội Văn nghệ thành phố Hồ Chí Minh đặt soạn giả Phi Hùng viết kịch bản cải lương kỷ niệm 50 năm ngày thành lập Hội Văn nghệ giải phóng và 40 năm giải phóng miền Nam. Kịch bản nầy sẽ hoàn thành vào năm 2013, dự kiến tên là “Lửa Sài Gòn”.
Hy vọng và chúc soạn giả Phi Hùng sẽ thành công lớn ở kịch bản nầy ./.
Huỳnh Thanh Tâm - VNDT
Đó là soạn giả Phi Hùng (Phạm Thanh Lâm) sinh năm 1936 tại xã Mỹ Xương, huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp. Phi Hùng là em ruột của soạn giả Phạm Trần và Phạm Thanh Hà. Phạm Trần và Thanh Hà theo kháng chiến chống Pháp 1945-1954.
soạn giả Phi Hùng
Thời học phổ thông Phi Hùng học ở SàiGòn, Cái Bè, Chợ Gạo tỉnh Mỹ Tho. Năm 1960, soạn giả Phạm Trần (rể của soạn giả Trần Hữu Trang), gọi Phi Hùng vào căn cứ Củ Chi (khu Sài Gòn - Gia Định), gặp ông Chín Bảo trưởng tiểu ban Văn nghệ - Báo chí giao nhiệm vụ Phi Hùng hoạt động cách mạng hợp pháp với danh nghĩa ký giả, mang bí danh “Ba Việt”. Phi Hùng cộng tác với báo: Bình Dân, Sân Khấu, Dân Nguyện, Dân Chủ, viết truyện ngắn, thơ, vọng cổ . . . với nhiều bút danh khác nhau. Lúc đó báo và văn nghệ bị giặc kiểm duyệt rất gắt, nên Phi Hùng viết phải “ lách” và luôn tìm cách để tránh bị giặc bắt đi lính “quân dịch”.
Năm 1960, viết vở cải lương đầu tiên thể hiện tư tưởng cách mạng của Phi Hùng là 2 vở “Hừng đông” và “Hẹn mùa chiến thắng” được 2 gánh cải lương Song Kiều và Thống nhất - Út Trà Ôn diễn. Năm 1962, Phi Hùng được kết nạp vào Đảng nhân dân Cách mạng miền Nam Việt Nam (Đảng CSVN). Sau đó, làm Bí thư Chi bộ “ký giả, tác giả” trực thuộc Tiểu ban Văn nghệ - Ban Tuyên huấn Đặc Khu uỷ Sài Gòn - Gia Định. Phi Hùng tổ chức nhóm “Tân tinh Việt” gồm 12 soạn giả: Điền Long, Huy Trường, Yên Hà, Vân Hà, Mộc Tùng, Thiên Lý, Trung Nguyên, An Dạ Thuỷ, Huỳnh Anh, Hoài Đông , Mười Triết và Phi Hùng. Đề ra phương châm sáng tác là bảo vệ Văn hóa dân tộc, chống Văn hóa ngoại lai, ca ngợi lòng yêu nước, chống ngoại xâm.
Phi Hùng viết các vở: Cửa chùa đẩm máu (gánh Ngọc Hoa), Mùa xuân hai mươi (gánh Tiếng dân ca), viết chung với Nhị Kiều vở Giấc mộng đêm xuân (gánh Thanh Minh-Thanh Nga), Trăng mười sáu (gánh Sông Hương), Đường trăng (gánh Diên Hồng); Vợ Việt Nam (Phi Hùng kiêm đạo diễn, gánh Minh Cảnh). Vở nầy bị nguỵ cấm diễn, vì phản chiêu hồi của giặc, nên Minh Cảnh đề nghị đổi tên là “ Vòng tay người cũ”, rất đắc khán giả. Khi giải phóng, đổi trở lại tên cũ “ Vợ Việt Nam”, diễn một thời gian dài. Vở Đường về quê mẹ (gánh Phước Chung), Mẹ ghẻ con chồng (gánh Sao Mai), Bức họa người yêu, Phi Hùng đổi tên là Y Lang...
Sau đợt I xuân Mậu Thân 1968, giặc bắt được một số cán bộ Văn nghệ ở Sài Gòn như: Trương Bỉnh Tòng, Mai Quân, Việt Thường, Hoàng Hà, Hoàng Xuân Thành… Phi Hùng bị mất liên lạc với cách mạng nên phải về quê Cao Lãnh dạy học và lấy tên thật là thầy Lâm.
Năm 1969, thầy giáo Lâm bắt được liên lạc với Binh vận thị xã Cao Lãnh, nên được phân công đến dạy văn ở trường bán công quận Kiến Văn (xã Bình Hàng Trung) tỉnh Kiến Phong (nay thuộc huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp). Phi Hùng vừa dạy học, vừa cung cấp tình hình địch cho cách mạng cho đến ngày giải phóng miền Nam.
Tháng 5- 1975, Phi Hùng trở lên Sài Gòn liên lạc lại tổ chức cũ và được phân công công tác ở Sở VHTT thành phố. Phi Hùng tiếp tục viết nhiều vở cải lương về lịch sử và truyền thống cách mạng như các vở: Về đất Kinh Châu (viết chung với Nam Sơn), Vòng cưới anh trao, Hoa mơ trắng (chung với Ngô Mạn, Thanh Cao), Xuân về trên đỉnh Mã phi (chung với Minh Hải), Lá chắn biên thuỳ (chung Nguyễn Đức Hinh), Bông sen trắng, Bảo lửa (chung Trần Thiện Liêm), Phượng thắm sân trường (chung Trần Quốc Quân), Người giữ mộ ca ngợi dân Hoà An-Cao Lãnh mưu trí và kiên trì đấu tranh với giặc, giữ được mộ cụ Phó Bảng Nguyễn Sinh Sắc, vở Đôi mắt tình yêu (chung Lưu Quang Vũ), Hai phương trời thương nhớ (với Trung Đông); Thất trảm sớ, Yêu anh từ độ ấy, Mặt trời đêm thế kỷ (chung Lê Duy Hạnh) Huyết thư và án tử, Cho đời soi gương, Tiếng hát người yêu... Những vở cải lương nầy đều được các gánh, đoàn: Huỳnh Long, Phước Chung, Minh Tơ, Tuổi Trẻ, Sài Gòn I, Văn Công TP.HCM, Đồng Nai, Tiền Giang, Bến Tre, Tháp Mười (Đồng Tháp), Sông Hậu, An Giang… dàn dựng diễn nhiều lần, trong đó, có vở đạt Huy chương Vàng, Huy chương Bạc trong các lần Hội diễn sân khấu cải lương chuyên nghiệp toàn quốc và được đài phát thanh, truyền hình thu-phát trên sóng...
Ngoài mấy chục kịch bản cải lương đã nêu (chưa đủ hết) Phi Hùng còn viết nhiều bài vọng cổ, đã được đài phát thanh, truyền hình thu - phát trên sóng, được nhiều khán, thính giả yêu thích. Trong đó, có các bài: Như thời con gái, NS Thành Điển, Ngọc Giàu ca, Tìm lại người xưa, Thành Điển, Bạch Tuyết ca; Bạn đời, Út Trà Ôn, Thành Điển ca, Bà mẹ Sài Gòn, Út Bạch Lan, Thanh Huyền ca...
Năm 2007, soạn giả Phi Hùng được Chủ tịch nước tặng “Giải thưởng Nhà nước” về Văn học-Nghệ thuật cho 3 kịch bản: Thất trảm sớ, Người giữ mộ, Cho đời soi gương (đạt Huy chương Vàng, Huy chương Bạc). Tỉnh Đồng Tháp tặng giải thưởng Văn học Nghệ thuật Nguyễn Quang Diêu (lần thứ I). Phi Hùng cũng được Đài truyền hình TP (HTV) tôn vinh trong chương trình “Những cánh chim không mỏi”.
Nghệ sĩ ND Huỳnh Nga nhận xét: “Bút lực cuả Phi Hùng đến cái tuổi ngoài 60, vẫn đầy sức sống”, Những “đứa con” sinh sau lại khoẻ hơn những đưa con trước và đều đặn ra đời hằng năm, có khi một năm vài 3 đứa”.
Hội Văn nghệ thành phố Hồ Chí Minh đặt soạn giả Phi Hùng viết kịch bản cải lương kỷ niệm 50 năm ngày thành lập Hội Văn nghệ giải phóng và 40 năm giải phóng miền Nam. Kịch bản nầy sẽ hoàn thành vào năm 2013, dự kiến tên là “Lửa Sài Gòn”.
Hy vọng và chúc soạn giả Phi Hùng sẽ thành công lớn ở kịch bản nầy ./.
Huỳnh Thanh Tâm - VNDT
- tancogiaoduyen
- Site Admin
- Bài viết: 41708
- Ngày tham gia: Hai T4 12, 2004 5:00 pm
- Đến từ: U.S.A
- Tiếp xúc:
Re: SOẠN GIẢ PHI HÙNG
[7mau]soạn giả Phi Hùng: Kỷ niệm về những vở diễn yêu nước[/7mau]
Vở cải lương “Lá chắn biên thùy”, một vở diễn đề cao lòng yêu nước của soạn giả Phi Hùng
Thời đó có rất nhiều vở tuồng nói lên lòng yêu nước, chống chiến tranh, như: “Người nghèo trong khói lửa”, “Hồn thiêng sông núi” (của Phạm Trần), “Nhụy hoa lan” (của Mai Quân), “Giải thoát”, “Quê mẹ” (của Thu An), “Trăng nước Lam Giang” (của Phong Anh), “Cửa chùa đẫm máu em tôi”, “Vợ tôi là kỹ nữ” (của Phi Hùng)…
“Vợ tôi là kỹ nữ” nói về lòng yêu nước và tình bạn. Có 2 người bạn thân là Phạm Duy Tùng (do Thân Trọng đóng) và Phan Trần Nguyễn (Do Minh Cảnh thủ diễn) lập gia đình với 2 cô gái trẻ đẹp, trong đó Bích Hạnh đóng vai nữ chính là vợ của Phan Trần Nguyễn… Hai đôi vợ chồng chung sống hạnh phúc với nhau được một thời gian ngắn thì Tùng và Nguyễn theo nghĩa quân Lê Lợi nhằm chống lại quân Minh đang xâm lược nước ta (vào thế kỷ thứ 15). Ngoài chiến trận, trong một trận đánh ác liệt Tùng bị thương nặng, còn đơn vị của Nguyễn cũng phải tháo chạy, Nguyễn bị thương và mất tích…
Ở nhà, vợ Nguyễn được một người bạn cùng chiến đấu với chồng đến báo tin về Nguyễn. Vừa nghe hung tin, vợ Nguyễn liền xỉu tại chỗ, người bạn kia bèn ôm vợ Nguyễn đỡ dậy. Vừa lúc đó, Nguyễn về tới, chứng kiến cảnh vợ mình đang trong vòng tay người đàn ông khác. Do hiểu lầm, Nguyễn đầu quân theo giặc Minh. Khi Nguyễn nhận ra hành động sai trái của mình và không hợp tác với quân giặc nữa thì Nguyễn bị giặc giam cầm. Được tin, Tùng và người bạn bị hàm oan trên cùng một số nghĩa quân khác tìm đến giải cứu.
“Vợ tôi là kỹ nữ” được viết xong vào cuối năm 1962, nghệ sĩ Minh Cảnh đồng ý mua để làm vở khai trương cho gánh hát Minh Cảnh của mình tại rạp Tân Quy ở Nha Trang vào cuối năm 1964. Tuy nhiên, tuồng bị cấm diễn. Gánh Minh Cảnh bèn kéo nhau ra huyện Ninh Hòa (nay là TX.Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa) rồi sau đó lên Buôn Ma Thuột để hát “chui” tuồng “Vợ tôi là kỹ nữ” và được khán giả tán thưởng nồng nhiệt. Khán giả vỗ tay khen ngợi cả trong những lời đối thoại chứ không chỉ khi nghệ sĩ xuống vọng cổ… “Vợ tôi là kỹ nữ” ăn khách đến nỗi anh quản lý tuồng nói rằng mong cho hết tuồng để kéo màn, chứ hát đến đâu khán giả cứ vỗ tay rần rần đến đó, sợ quá! Điều này làm cho anh soạn giả tuồng là Phi Hùng cũng mừng rơn. Mừng là tuồng có giá, lại được tuyên truyền sâu rộng ý đồ chính trị qua nội dung vở diễn…
Sau năm 1975, khi Minh Cảnh thành lập Đoàn Sông Bé thì “Vợ tôi là kỹ nữ” cũng được chọn làm vở khai trương và hát trong một thời gian dài.
Soạn giả Phi Hùng cũng như hầu hết anh chị em nghệ sĩ hoạt động trong lòng địch thời đó đều hoạt động đơn tuyến, phải tự sáng tạo trong chiến đấu, phải tự lực về đời sống thường nhật và đa phần trong số họ đều trung thành tuyệt đối với dân, với Đảng. Những năm 1964 và 1967, Phi Hùng bị lộ nhưng nhờ nhanh trí, anh đã chạy thoát để tiếp tục hoạt động cho đến ngày thống nhất đất nước.
DẠ TRẦM (Dựa theo lời kể của soạn giả Phi Hùng)
BBD
Vở cải lương “Lá chắn biên thùy”, một vở diễn đề cao lòng yêu nước của soạn giả Phi Hùng
Thời đó có rất nhiều vở tuồng nói lên lòng yêu nước, chống chiến tranh, như: “Người nghèo trong khói lửa”, “Hồn thiêng sông núi” (của Phạm Trần), “Nhụy hoa lan” (của Mai Quân), “Giải thoát”, “Quê mẹ” (của Thu An), “Trăng nước Lam Giang” (của Phong Anh), “Cửa chùa đẫm máu em tôi”, “Vợ tôi là kỹ nữ” (của Phi Hùng)…
“Vợ tôi là kỹ nữ” nói về lòng yêu nước và tình bạn. Có 2 người bạn thân là Phạm Duy Tùng (do Thân Trọng đóng) và Phan Trần Nguyễn (Do Minh Cảnh thủ diễn) lập gia đình với 2 cô gái trẻ đẹp, trong đó Bích Hạnh đóng vai nữ chính là vợ của Phan Trần Nguyễn… Hai đôi vợ chồng chung sống hạnh phúc với nhau được một thời gian ngắn thì Tùng và Nguyễn theo nghĩa quân Lê Lợi nhằm chống lại quân Minh đang xâm lược nước ta (vào thế kỷ thứ 15). Ngoài chiến trận, trong một trận đánh ác liệt Tùng bị thương nặng, còn đơn vị của Nguyễn cũng phải tháo chạy, Nguyễn bị thương và mất tích…
Ở nhà, vợ Nguyễn được một người bạn cùng chiến đấu với chồng đến báo tin về Nguyễn. Vừa nghe hung tin, vợ Nguyễn liền xỉu tại chỗ, người bạn kia bèn ôm vợ Nguyễn đỡ dậy. Vừa lúc đó, Nguyễn về tới, chứng kiến cảnh vợ mình đang trong vòng tay người đàn ông khác. Do hiểu lầm, Nguyễn đầu quân theo giặc Minh. Khi Nguyễn nhận ra hành động sai trái của mình và không hợp tác với quân giặc nữa thì Nguyễn bị giặc giam cầm. Được tin, Tùng và người bạn bị hàm oan trên cùng một số nghĩa quân khác tìm đến giải cứu.
“Vợ tôi là kỹ nữ” được viết xong vào cuối năm 1962, nghệ sĩ Minh Cảnh đồng ý mua để làm vở khai trương cho gánh hát Minh Cảnh của mình tại rạp Tân Quy ở Nha Trang vào cuối năm 1964. Tuy nhiên, tuồng bị cấm diễn. Gánh Minh Cảnh bèn kéo nhau ra huyện Ninh Hòa (nay là TX.Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa) rồi sau đó lên Buôn Ma Thuột để hát “chui” tuồng “Vợ tôi là kỹ nữ” và được khán giả tán thưởng nồng nhiệt. Khán giả vỗ tay khen ngợi cả trong những lời đối thoại chứ không chỉ khi nghệ sĩ xuống vọng cổ… “Vợ tôi là kỹ nữ” ăn khách đến nỗi anh quản lý tuồng nói rằng mong cho hết tuồng để kéo màn, chứ hát đến đâu khán giả cứ vỗ tay rần rần đến đó, sợ quá! Điều này làm cho anh soạn giả tuồng là Phi Hùng cũng mừng rơn. Mừng là tuồng có giá, lại được tuyên truyền sâu rộng ý đồ chính trị qua nội dung vở diễn…
Sau năm 1975, khi Minh Cảnh thành lập Đoàn Sông Bé thì “Vợ tôi là kỹ nữ” cũng được chọn làm vở khai trương và hát trong một thời gian dài.
Soạn giả Phi Hùng cũng như hầu hết anh chị em nghệ sĩ hoạt động trong lòng địch thời đó đều hoạt động đơn tuyến, phải tự sáng tạo trong chiến đấu, phải tự lực về đời sống thường nhật và đa phần trong số họ đều trung thành tuyệt đối với dân, với Đảng. Những năm 1964 và 1967, Phi Hùng bị lộ nhưng nhờ nhanh trí, anh đã chạy thoát để tiếp tục hoạt động cho đến ngày thống nhất đất nước.
DẠ TRẦM (Dựa theo lời kể của soạn giả Phi Hùng)
BBD
- tancogiaoduyen
- Site Admin
- Bài viết: 41708
- Ngày tham gia: Hai T4 12, 2004 5:00 pm
- Đến từ: U.S.A
- Tiếp xúc:
Re: SOẠN GIẢ PHI HÙNG
[7mau]Soạn giải Phi Hùng: Những tuồng cải lương đề cao lòng yêu nước sẽ sống mãi[/7mau]
Phi Hùng hiện là một soạn giả kỳ cựu và nổi tiếng trong làng sáng tác kịch bản về cải lương. Ông vừa tham gia viết 2 bài ca cổ có tựa “Người lính già” và “Bẽn lẽn” để kỷ niệm 15 năm thành lập huyện Dĩ An (nay là TX.Dĩ An).
Từ năm 1960 đến nay, soạn giả Phi Hùng đã có hàng chục vở tuồng được công diễn trên nhiều sân khấu, như: “Hừng đông”, “Hẹn mùa chiến thắng”, “Mùa xuân hai mươi”, “Cửa chùa đẫm máu”, “Đường về quê mẹ”… Năm 2007, soạn giả Phi Hùng được “Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật” bởi 3 kịch bản: “Thất trảm sớ”; “Người giữ mộ” và “Cho đời soi gương”. Trong “gia tài” kịch bản khá đồ sộ của ông, đa phần nói lên tình yêu nước nồng nàn, sự đoàn kết, chung lưng đấu cật và hun đúc tinh thần kiên cường bất khuất của dân tộc nhằm đánh đuổi giặc ngoại xâm, giữ yên bờ cõi của quân dân nước Việt. Chẳng hạn như: “Đường trăng”, “Lá chắn biên thùy”, “Tết Quang Trung”…
Soạn giả Phi Hùng. Ảnh: D.T
Năm 1964, “Đường trăng” là vở khai trương cho gánh hát Diên Hồng tại Mỹ Tho, Tiền Giang và sau đó tuồng này còn công diễn trên nhiều sân khấu khác tại miền Nam. Nội dung vở tuồng nói về sự đồng tâm hiệp lực, đồng cam cộng khổ của quân và dân ta khi cùng nổi lên chống quân xâm lược Nguyên Mông vào thế kỷ thứ 13.
Còn “Lá chắn biên thùy” nói lên tài thao lược, dũng cảm, mưu trí của vị nữ tướng Hồ Đề (do Thoại Mỹ đóng). Vào năm 41 khi quan quân nhà Hán sang xâm lược nước ta, chị em Hồ Đề và Hồ Hác (do Kim Tử Long thủ diễn) được sự hưởng ứng nhiệt thành của 72 sơn động quanh vùng đã cùng nhau đứng lên chống giặc trong khí thế hào hùng, quả cảm. Hồ Đề sau được Trưng Vương phong là Đề nương công chúa, lãnh chức Phó nguyên soái.
Còn vở tuồng “Tết Quang Trung” là cuộc hành quân thần tốc tiến thẳng về phương Bắc, là chiến thắng oanh liệt của vị anh hùng áo vải Nguyễn Huệ - Quang Trung (1753-1792) khi đánh đuổi quân Mãn Thanh ra khỏi bờ cõi nước ta, là tinh thần đoàn kết, ý chí kiên cường của quân dân nước Việt...
Và mặc dù đoàn quân của Nguyễn Huệ không có những ngày tết bình thường vì bận phải hành quân nhưng chiến thắng Đống Đa như một món quà vô cùng quý giá, một “món quà tết” cho cả dân tộc, một dân tộc oai hùng, không khiếp sợ trước sự hung hăng của bất kỳ kẻ thù nào…
Hiện nay, tuy tuổi đã cao song soạn giả Phi Hùng vẫn luôn miệt mài với bút mực. “Nếu có sân khấu, đơn vị nghệ thuật nào dàn dựng, tôi cũng sẽ còn tiếp tục viết nữa…”, soạn giả Phi Hùng cho biết.
DẠ TRẦM - BBD
Phi Hùng hiện là một soạn giả kỳ cựu và nổi tiếng trong làng sáng tác kịch bản về cải lương. Ông vừa tham gia viết 2 bài ca cổ có tựa “Người lính già” và “Bẽn lẽn” để kỷ niệm 15 năm thành lập huyện Dĩ An (nay là TX.Dĩ An).
Từ năm 1960 đến nay, soạn giả Phi Hùng đã có hàng chục vở tuồng được công diễn trên nhiều sân khấu, như: “Hừng đông”, “Hẹn mùa chiến thắng”, “Mùa xuân hai mươi”, “Cửa chùa đẫm máu”, “Đường về quê mẹ”… Năm 2007, soạn giả Phi Hùng được “Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật” bởi 3 kịch bản: “Thất trảm sớ”; “Người giữ mộ” và “Cho đời soi gương”. Trong “gia tài” kịch bản khá đồ sộ của ông, đa phần nói lên tình yêu nước nồng nàn, sự đoàn kết, chung lưng đấu cật và hun đúc tinh thần kiên cường bất khuất của dân tộc nhằm đánh đuổi giặc ngoại xâm, giữ yên bờ cõi của quân dân nước Việt. Chẳng hạn như: “Đường trăng”, “Lá chắn biên thùy”, “Tết Quang Trung”…
Soạn giả Phi Hùng. Ảnh: D.T
Năm 1964, “Đường trăng” là vở khai trương cho gánh hát Diên Hồng tại Mỹ Tho, Tiền Giang và sau đó tuồng này còn công diễn trên nhiều sân khấu khác tại miền Nam. Nội dung vở tuồng nói về sự đồng tâm hiệp lực, đồng cam cộng khổ của quân và dân ta khi cùng nổi lên chống quân xâm lược Nguyên Mông vào thế kỷ thứ 13.
Còn “Lá chắn biên thùy” nói lên tài thao lược, dũng cảm, mưu trí của vị nữ tướng Hồ Đề (do Thoại Mỹ đóng). Vào năm 41 khi quan quân nhà Hán sang xâm lược nước ta, chị em Hồ Đề và Hồ Hác (do Kim Tử Long thủ diễn) được sự hưởng ứng nhiệt thành của 72 sơn động quanh vùng đã cùng nhau đứng lên chống giặc trong khí thế hào hùng, quả cảm. Hồ Đề sau được Trưng Vương phong là Đề nương công chúa, lãnh chức Phó nguyên soái.
Còn vở tuồng “Tết Quang Trung” là cuộc hành quân thần tốc tiến thẳng về phương Bắc, là chiến thắng oanh liệt của vị anh hùng áo vải Nguyễn Huệ - Quang Trung (1753-1792) khi đánh đuổi quân Mãn Thanh ra khỏi bờ cõi nước ta, là tinh thần đoàn kết, ý chí kiên cường của quân dân nước Việt...
Và mặc dù đoàn quân của Nguyễn Huệ không có những ngày tết bình thường vì bận phải hành quân nhưng chiến thắng Đống Đa như một món quà vô cùng quý giá, một “món quà tết” cho cả dân tộc, một dân tộc oai hùng, không khiếp sợ trước sự hung hăng của bất kỳ kẻ thù nào…
Hiện nay, tuy tuổi đã cao song soạn giả Phi Hùng vẫn luôn miệt mài với bút mực. “Nếu có sân khấu, đơn vị nghệ thuật nào dàn dựng, tôi cũng sẽ còn tiếp tục viết nữa…”, soạn giả Phi Hùng cho biết.
DẠ TRẦM - BBD
- tancogiaoduyen
- Site Admin
- Bài viết: 41708
- Ngày tham gia: Hai T4 12, 2004 5:00 pm
- Đến từ: U.S.A
- Tiếp xúc:
Re: SOẠN GIẢ PHI HÙNG
[7mau]Soạn giả Phi Hùng với đất và người Bình Dương[/7mau]
Soạn giả Phi Hùng (ảnh) là người đã viết nhiều kịch bản sân khấu cải lương được nhiều người yêu thích trong hơn nửa thế kỷ nay, như: Hẹn mùa chiến thắng, Giấc mộng đầu xuân (viết chung với Nhị Kiều), Đường trăng... Đặc biệt, với 3 tuồng cải lương: Người giữ mộ, Thất trảm sớ và Cho đời soi gương của mình, ông đã vinh dự được Chủ tịch nước trao tặng Giải thưởng Nhà nước vào năm 2007. Và tuy nay đã gần 80 tuổi nhưng ông vẫn luôn miệt mài với cây bút, trang giấy; thường xuyên đi thực tế về vùng nông thôn, khi thì ở Cần Giờ (TP.HCM), Bến Cát (Bình Dương)... lúc lại về tận Bạc Liêu, Cà Mau... để nắm bắt sự kiện, đề tài cho bài ca, kịch bản (KB) cải lương của mình. “Từ nguồn cội” là tuồng mới nhất của ông, dự kiến tháng 8-2012 sẽ được ra mắt khán giả. Và ông đang dồn tâm sức cho KB “Lửa Sài Gòn” để kịp hoàn tất trong năm nay. Còn về ca cổ, gần đây nhất thì có: “Người và đất” sáng tác nhân kỷ niệm 40 năm ngày giải phóng Lộc Ninh (1972-2012); “Hương xưa” - kỷ niệm 15 năm thành lập tỉnh Bình Phước; rồi “Viếng mộ người xưa” nhân viếng thăm phần mộ ông Huỳnh Văn Lũy ở Bình Dương và “Lời ngoại” nói về thành phố mới Bình Dương. “Xây dựng thành phố mới Bình Dương là điều cần thiết, hợp với xu thế phát triển. Và tiền đề để có một thành phố mới như Bình Dương ra đời là biết bao sự hy sinh xương máu, biết bao gian khổ, đấu tranh giữ gìn từng tất đất của các bậc tiền nhân, của cha anh đi trước... Bên cạnh đó, để tạo nên một thành phố mới Bình Dương là công lao của những con người mới của xã hội chủ nghĩa, biết nhìn xa trông rộng và nơi đó đã và sẽ là nơi của những con người đầy nghĩa tình, nhân ái...”. Đó là cảm xúc mà soạn giả Phi Hùng có được để ông thể hiện lên “Lời ngoại” đầy ý nghĩa...
“Bình Dương nói riêng và Sông Bé nói chung đã sản sinh ra nhiều người con ưu tú của đất nước, với những chiến khu cách mạng lừng lẫy một thời, với những gương anh hùng trung trinh bất khuất. Con người Bình Dương lại thật hiền hòa, hiếu khách, đầy nghĩa tình... Những điều đó khiến tôi đã và sẽ luôn gắn bó với mảnh đất thân thương này...”, soạn giả Phi Hùng nói.
DẠ TRẦM (thực hiện) - BBD
Soạn giả Phi Hùng (ảnh) là người đã viết nhiều kịch bản sân khấu cải lương được nhiều người yêu thích trong hơn nửa thế kỷ nay, như: Hẹn mùa chiến thắng, Giấc mộng đầu xuân (viết chung với Nhị Kiều), Đường trăng... Đặc biệt, với 3 tuồng cải lương: Người giữ mộ, Thất trảm sớ và Cho đời soi gương của mình, ông đã vinh dự được Chủ tịch nước trao tặng Giải thưởng Nhà nước vào năm 2007. Và tuy nay đã gần 80 tuổi nhưng ông vẫn luôn miệt mài với cây bút, trang giấy; thường xuyên đi thực tế về vùng nông thôn, khi thì ở Cần Giờ (TP.HCM), Bến Cát (Bình Dương)... lúc lại về tận Bạc Liêu, Cà Mau... để nắm bắt sự kiện, đề tài cho bài ca, kịch bản (KB) cải lương của mình. “Từ nguồn cội” là tuồng mới nhất của ông, dự kiến tháng 8-2012 sẽ được ra mắt khán giả. Và ông đang dồn tâm sức cho KB “Lửa Sài Gòn” để kịp hoàn tất trong năm nay. Còn về ca cổ, gần đây nhất thì có: “Người và đất” sáng tác nhân kỷ niệm 40 năm ngày giải phóng Lộc Ninh (1972-2012); “Hương xưa” - kỷ niệm 15 năm thành lập tỉnh Bình Phước; rồi “Viếng mộ người xưa” nhân viếng thăm phần mộ ông Huỳnh Văn Lũy ở Bình Dương và “Lời ngoại” nói về thành phố mới Bình Dương. “Xây dựng thành phố mới Bình Dương là điều cần thiết, hợp với xu thế phát triển. Và tiền đề để có một thành phố mới như Bình Dương ra đời là biết bao sự hy sinh xương máu, biết bao gian khổ, đấu tranh giữ gìn từng tất đất của các bậc tiền nhân, của cha anh đi trước... Bên cạnh đó, để tạo nên một thành phố mới Bình Dương là công lao của những con người mới của xã hội chủ nghĩa, biết nhìn xa trông rộng và nơi đó đã và sẽ là nơi của những con người đầy nghĩa tình, nhân ái...”. Đó là cảm xúc mà soạn giả Phi Hùng có được để ông thể hiện lên “Lời ngoại” đầy ý nghĩa...
“Bình Dương nói riêng và Sông Bé nói chung đã sản sinh ra nhiều người con ưu tú của đất nước, với những chiến khu cách mạng lừng lẫy một thời, với những gương anh hùng trung trinh bất khuất. Con người Bình Dương lại thật hiền hòa, hiếu khách, đầy nghĩa tình... Những điều đó khiến tôi đã và sẽ luôn gắn bó với mảnh đất thân thương này...”, soạn giả Phi Hùng nói.
DẠ TRẦM (thực hiện) - BBD
-
- Thành viên mới đến
- Bài viết: 64
- Ngày tham gia: Hai T11 03, 2014 2:29 pm
Re: SOẠN GIẢ PHI HÙNG
Linh cửu quàn tại 25 Lê Quý Đôn Q3.
Lễ truy điệu vào lúc 6g ngày 23/11.
Sau đó an táng tại nghĩa trang Củ Chi.
Xin Chia buồn cùng gia đình Chú.Soạn giả Phi Hùng.
Lễ truy điệu vào lúc 6g ngày 23/11.
Sau đó an táng tại nghĩa trang Củ Chi.
Xin Chia buồn cùng gia đình Chú.Soạn giả Phi Hùng.
- ngọc bảo linh
- Forum Mod
- Bài viết: 1470
- Ngày tham gia: Chủ nhật T12 15, 2013 4:39 am
Re: SOẠN GIẢ PHI HÙNG
Xin chia buồn cùng gia đình.
- tancogiaoduyen
- Site Admin
- Bài viết: 41708
- Ngày tham gia: Hai T4 12, 2004 5:00 pm
- Đến từ: U.S.A
- Tiếp xúc:
Re: SOẠN GIẢ PHI HÙNG
Rất cám ơn nguyenthanhtuan & L.PhuongVH đã cho thông tin
- tancogiaoduyen
- Site Admin
- Bài viết: 41708
- Ngày tham gia: Hai T4 12, 2004 5:00 pm
- Đến từ: U.S.A
- Tiếp xúc:
Re: SOẠN GIẢ PHI HÙNG
[7mau]Vĩnh biệt soạn giả Phi Hùng[/7mau]
Soạn giả Phi Hùng - tác giả của những vở cải lương nổi tiếng Thất trảm sớ , Cho đời soi gương, Xuân về trên đỉnh Mã Phi… đã đột ngột qua đời sau một cơn nhồi máu cơ tim cấp lúc 18g ngày 20/11.
Soạn giả Phi Hùng tên thật là Phạm Thành Lâm, sinh năm 1936 tại xã Mỹ Xương, huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp.
Năm 1960, ông được soạn giả Phạm Trần (rể của soạn giả Trần Hữu Trang), gọi vào căn cứ Củ Chi (khu Sài Gòn - Gia Định), để tổ chức giao nhiệm vụ hoạt động cách mạng hợp pháp trên danh nghĩa ký giả với bí danh “Ba Việt”. Trở về Sài Gòn, ông cộng tác với nhiều tờ báo thời bấy giờ như : Bình Dân, Sân Khấu, Dân Nguyện, Dân Chủ ở mảng đề tài sáng tác truyện ngắn, thơ, vọng cổ . . . với nhiều bút danh khác nhau.
Cũng trong thời gian này, soan giả Phi Hùng đã cho ra đời hai vở cải lương đầu tiên là Hừng đông và Hẹn mùa chiến thắng. Cả hai được hai gánh cải lương Song Kiều và Thống nhất - Út Trà Ôn chọn để dàn dựng. Năm 1962, Phi Hùng được kết nạp vào Đảng nhân dân Cách mạng miền Nam Việt Nam (Đảng CSVN).
Với phương châm sáng tác là bảo vệ văn hóa dân tộc, chống văn hóa ngoại lai, ca ngợi lòng yêu nước, chống ngoại xâm, soạn giả Phi Hùng liên tục cho ra đời các vở cải lương : Cửa chùa đẩm máu (gánh Ngọc Hoa), Mùa xuân hai mươi , Giấc mộng đêm xuân (viết chung với Nhị Kiều), Trăng mười sáu, Đường trăng… Ông cũng kiêm luôn vai trò đạo diễn cho gánh Minh Cảnh với vở Vợ Việt Nam do chính ông sáng tác. Nhưng vở này chỉ được phép công diễn khi đổi tên là Vòng tay người cũ.
Sau năm 1975, soạn giả Phi Hùng về công tác ở Sở VHTT TP.HCM, ông tiếp tục sáng tác nhiều vở cải lương lịch sử và ca ngợi truyền thống cách mạng: Người giữ mộ, Thất trảm sớ, Yêu anh từ độ ấy, Huyết thư và án tử, Cho đời soi gương, Tiếng hát người yêu.Về đất Kinh Châu (viết chung với tác giả Nam Sơn), Vòng cưới anh trao, Xuân về trên đỉnh Mã phi (viết chung với Minh Hải), Lá chắn biên thùy, Bông sen trắng,... Các tác phẩm của ông được nhiều đoàn cải lương ở TP.HCM và các tỉnh miền Tây chọn dàn dựng… Nhiều vở diễn đã được trao vở đạt Huy chương Vàng, Huy chương Bạc trong các lần Hội diễn sân khấu cải lương chuyên nghiệp toàn quốc.
Ngoài hàng chục kịch bản cải lương, soạn giả Phi Hùng còn là tác giả của nhiều bài vọng cổ được công chúng yêu thích: Như thời con gái,Tìm lại người xưa, Bạn đời, Bà mẹ Sài Gòn...
Năm 2007, soạn giả Phi Hùng được Chủ tịch nước tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học-Nghệ thuật cho ba kịch bản: Thất trảm sớ, Người giữ mộ, Cho đời soi gương (đạt Huy chương Vàng, Huy chương Bạc). Ngoài ra ông còn được tỉnh Đồng Tháp tặng Giải thưởng Văn học Nghệ thuật Nguyễn Quang Diệu (lần thứ I).
Sự ra đi đột ngột của soạn giả Phi Hùng để lại nhiều nuối tiếc cho bạn bè, đồng nghiệp và khán giả. Sân khấu cải lương mất đi một soạn giả tài hoa, tận tụy với nghề; những tác giả trẻ mất một người đồng nghiệp, người bạn, người thầy đôn hậu luôn sẵn sàng, hết lòng giúp đỡ, hướng dẫn những người đi sau trên con đường sáng tác.
Lễ viếng soạn giả Phi Hùng bắt đầu từ 10g ngày 21/11 tại Nhà tang lễ TP, lễ truy điệu lúc 6g ngày 23/11, sau đó đưa đi an tang tại nghĩa trang TP - huyện Củ Chi.
THẢO VÂN - PNO
Soạn giả Phi Hùng - tác giả của những vở cải lương nổi tiếng Thất trảm sớ , Cho đời soi gương, Xuân về trên đỉnh Mã Phi… đã đột ngột qua đời sau một cơn nhồi máu cơ tim cấp lúc 18g ngày 20/11.
Soạn giả Phi Hùng tên thật là Phạm Thành Lâm, sinh năm 1936 tại xã Mỹ Xương, huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp.
Năm 1960, ông được soạn giả Phạm Trần (rể của soạn giả Trần Hữu Trang), gọi vào căn cứ Củ Chi (khu Sài Gòn - Gia Định), để tổ chức giao nhiệm vụ hoạt động cách mạng hợp pháp trên danh nghĩa ký giả với bí danh “Ba Việt”. Trở về Sài Gòn, ông cộng tác với nhiều tờ báo thời bấy giờ như : Bình Dân, Sân Khấu, Dân Nguyện, Dân Chủ ở mảng đề tài sáng tác truyện ngắn, thơ, vọng cổ . . . với nhiều bút danh khác nhau.
Cũng trong thời gian này, soan giả Phi Hùng đã cho ra đời hai vở cải lương đầu tiên là Hừng đông và Hẹn mùa chiến thắng. Cả hai được hai gánh cải lương Song Kiều và Thống nhất - Út Trà Ôn chọn để dàn dựng. Năm 1962, Phi Hùng được kết nạp vào Đảng nhân dân Cách mạng miền Nam Việt Nam (Đảng CSVN).
Với phương châm sáng tác là bảo vệ văn hóa dân tộc, chống văn hóa ngoại lai, ca ngợi lòng yêu nước, chống ngoại xâm, soạn giả Phi Hùng liên tục cho ra đời các vở cải lương : Cửa chùa đẩm máu (gánh Ngọc Hoa), Mùa xuân hai mươi , Giấc mộng đêm xuân (viết chung với Nhị Kiều), Trăng mười sáu, Đường trăng… Ông cũng kiêm luôn vai trò đạo diễn cho gánh Minh Cảnh với vở Vợ Việt Nam do chính ông sáng tác. Nhưng vở này chỉ được phép công diễn khi đổi tên là Vòng tay người cũ.
Sau năm 1975, soạn giả Phi Hùng về công tác ở Sở VHTT TP.HCM, ông tiếp tục sáng tác nhiều vở cải lương lịch sử và ca ngợi truyền thống cách mạng: Người giữ mộ, Thất trảm sớ, Yêu anh từ độ ấy, Huyết thư và án tử, Cho đời soi gương, Tiếng hát người yêu.Về đất Kinh Châu (viết chung với tác giả Nam Sơn), Vòng cưới anh trao, Xuân về trên đỉnh Mã phi (viết chung với Minh Hải), Lá chắn biên thùy, Bông sen trắng,... Các tác phẩm của ông được nhiều đoàn cải lương ở TP.HCM và các tỉnh miền Tây chọn dàn dựng… Nhiều vở diễn đã được trao vở đạt Huy chương Vàng, Huy chương Bạc trong các lần Hội diễn sân khấu cải lương chuyên nghiệp toàn quốc.
Ngoài hàng chục kịch bản cải lương, soạn giả Phi Hùng còn là tác giả của nhiều bài vọng cổ được công chúng yêu thích: Như thời con gái,Tìm lại người xưa, Bạn đời, Bà mẹ Sài Gòn...
Năm 2007, soạn giả Phi Hùng được Chủ tịch nước tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học-Nghệ thuật cho ba kịch bản: Thất trảm sớ, Người giữ mộ, Cho đời soi gương (đạt Huy chương Vàng, Huy chương Bạc). Ngoài ra ông còn được tỉnh Đồng Tháp tặng Giải thưởng Văn học Nghệ thuật Nguyễn Quang Diệu (lần thứ I).
Sự ra đi đột ngột của soạn giả Phi Hùng để lại nhiều nuối tiếc cho bạn bè, đồng nghiệp và khán giả. Sân khấu cải lương mất đi một soạn giả tài hoa, tận tụy với nghề; những tác giả trẻ mất một người đồng nghiệp, người bạn, người thầy đôn hậu luôn sẵn sàng, hết lòng giúp đỡ, hướng dẫn những người đi sau trên con đường sáng tác.
Lễ viếng soạn giả Phi Hùng bắt đầu từ 10g ngày 21/11 tại Nhà tang lễ TP, lễ truy điệu lúc 6g ngày 23/11, sau đó đưa đi an tang tại nghĩa trang TP - huyện Củ Chi.
THẢO VÂN - PNO
- tancogiaoduyen
- Site Admin
- Bài viết: 41708
- Ngày tham gia: Hai T4 12, 2004 5:00 pm
- Đến từ: U.S.A
- Tiếp xúc:
Re: SOẠN GIẢ PHI HÙNG ĐỘT NGỘT QUA ĐỜI
[center]PHÂN ƯU
VÔ CÙNG THƯƠNG TIẾC
KHI HAY TIN
SOẠN GIẢ PHI HÙNG
VỪA QUA ĐỜI NGÀY 20-11-2014
LÚC 17 GIỜ 30 PHÚT
TẠI SAÌ GÒN, VIỆT NAM
HƯỞNG THỌ 78 TUỔI
LINH CỬU ĐƯỢC QUÀN TẠI NHÀ TANG LỄ TP
SỐ 25 ĐƯỜNG LÊ QUÝ ĐÔN - QUẬN 3
BAN QUẢN TRỊ, BAN ĐIỀU HÀNH
TOÀN THỂ THÀNH VIÊN & THÂN HỮU
cailuongvietnam.com
THÀNH THẬT CHIA BUỒN CÙNG
TANG QUYẾN
NGUYÊN XIN LINH HỒN
SOẠN GIẢ PHI HÙNG
SỚM TIÊU DIÊU NƠI MIỀN CỰC LẠC
[/center]
VÔ CÙNG THƯƠNG TIẾC
KHI HAY TIN
SOẠN GIẢ PHI HÙNG
VỪA QUA ĐỜI NGÀY 20-11-2014
LÚC 17 GIỜ 30 PHÚT
TẠI SAÌ GÒN, VIỆT NAM
HƯỞNG THỌ 78 TUỔI
LINH CỬU ĐƯỢC QUÀN TẠI NHÀ TANG LỄ TP
SỐ 25 ĐƯỜNG LÊ QUÝ ĐÔN - QUẬN 3
BAN QUẢN TRỊ, BAN ĐIỀU HÀNH
TOÀN THỂ THÀNH VIÊN & THÂN HỮU
cailuongvietnam.com
THÀNH THẬT CHIA BUỒN CÙNG
TANG QUYẾN
NGUYÊN XIN LINH HỒN
SOẠN GIẢ PHI HÙNG
SỚM TIÊU DIÊU NƠI MIỀN CỰC LẠC
[/center]
- tancogiaoduyen
- Site Admin
- Bài viết: 41708
- Ngày tham gia: Hai T4 12, 2004 5:00 pm
- Đến từ: U.S.A
- Tiếp xúc:
Re: SOẠN GIẢ PHI HÙNG ĐỘT NGỘT QUA ĐỜI
Nguyenthanhtuan dzô web được chưa? Hô lên nha
- Nguyenthanhtuan
- Forum Mod
- Bài viết: 1659
- Ngày tham gia: Hai T4 13, 2009 7:07 pm
Re: SOẠN GIẢ PHI HÙNG ĐỘT NGỘT QUA ĐỜI
Thành kính phân ưu!
18 giờ chiều nay ngày 22 tháng 11 năm 2014, Chu Sa đại diện Cailuongvietnam.com đến cúng viếng soạn giả Phi Hùng, các thành viên nào đi được giờ này hãy liên hệ với Chu Sa để cùng đi nhé!
(con vừa vô được rồi Cô TC, cám ơn Cô nhiều, do lỗi sơ suất của Chu Sa nên 2 ngày nay Chu Sa không vào trang nhà được!)
18 giờ chiều nay ngày 22 tháng 11 năm 2014, Chu Sa đại diện Cailuongvietnam.com đến cúng viếng soạn giả Phi Hùng, các thành viên nào đi được giờ này hãy liên hệ với Chu Sa để cùng đi nhé!
(con vừa vô được rồi Cô TC, cám ơn Cô nhiều, do lỗi sơ suất của Chu Sa nên 2 ngày nay Chu Sa không vào trang nhà được!)
- oceanAC2000A
- Thành viên thường xuyên
- Bài viết: 2215
- Ngày tham gia: Tư T8 29, 2007 5:00 pm
Re: SOẠN GIẢ PHI HÙNG ĐỘT NGỘT QUA ĐỜI
Nay lại có soạn-giã Phi-Hùng đã đột-ngột qua đời. Trước năm 1975, trên sân-khấu cải-lương Kim-Chưởng có ns. Phi-Hùng, nghệ-sĩ nầy hát cho đoàn Kim-Chưởng từ hồi ns Ngọc-Hương, và ns Thanh-Hải đang là đào kép chánh cũa đoàn. Ns. Phi-Hùng chuyên vai kép nhì sau ns Thanh-Hải. Nhưng ns Phi-Hùng ca & diển rất hay. Sau năm 1975, thì không thấy nghệ-sĩ nầy hát trên các sân-khấu nào cả. Sau năm 1975, đã có nhiều nghệ-sĩ, soạn-giã, nhạc-sĩ, đạo-diển đã bị bắt. Đến nay, có một số được tha ra, và còn số khác còn giữ lại, hay đã chết trong các trại cải-tạo. Như soạn-giã Phạm-Đình-Khiết đã chết trong trại cải-tạo vì cơn bạo bệnh. Không biết ns Phi-Hùng có bị bắt sau năm 1975 hay không?. Nhất là ai có tham-gia đoàn văn-nghệ Hoa Tình Thương cũa cục Chiến-Tranh Chính-Trị cũa Quân-Đội VNCH đều bị vào sổ đen cũa chính-quyền CS.. Triển-lãm tội-ác cũa Mỹ- Ngụy tại đường Võ văn-Tần sau vài tháng sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, có ảnh cũa các nghệ-sĩ sau đây như : Hùng-Cường, Bạch-Tuyết, Mai-Lệ-Huyền, và còn nhiều ca nghệ-sĩ nữa tôi không nhớ. Dù sao đi nữa, kẽ chiến-thắng luôn luôn là có chính-nghĩa, dù họ đã dẩm lên hàng triệu thân xác cũa quân lính, và người dân vô-tội. Họ đã tắm máu mới có cuộc chiến-thắng nầy. Các trại tù cải-tạo trên toàn-quốc đều theo mô-hình cũa Công-Hòa Liên-Bang Xô-Viết thời ông Stalin là Chủ-Tịch cũa nước Liên-Xô.
- tancogiaoduyen
- Site Admin
- Bài viết: 41708
- Ngày tham gia: Hai T4 12, 2004 5:00 pm
- Đến từ: U.S.A
- Tiếp xúc:
Re: SOẠN GIẢ PHI HÙNG ĐỘT NGỘT QUA ĐỜI
Nguyenthanhtuan đã viết:Thành kính phân ưu!
18 giờ chiều nay ngày 22 tháng 11 năm 2014, Chu Sa đại diện Cailuongvietnam.com đến cúng viếng soạn giả Phi Hùng, các thành viên nào đi được giờ này hãy liên hệ với Chu Sa để cùng đi nhé!
(con vừa vô được rồi Cô TC, cám ơn Cô nhiều, do lỗi sơ suất của Chu Sa nên 2 ngày nay Chu Sa không vào trang nhà được!)