THE ONLY FORUM FOR CLVN LOVERS
Diễn đàn dang được nâng cấp . Thân mời các bạn TV vào xem và sử dụng.
Hãy click vào Quick links phía bên trên tay trái để bắt đầu
Nếu thấy có gì xin báo cho tcgd biết để sửa chữa cho kịp thời nhen các bạn.
Cám ơn các bạn
Soạn giả NSND Viễn Châu - hồn quê vương vấn
Nội quy chuyên mục
THÀNH VIÊN CLVN CHÚ Ý !
1- Bài viết phải luôn luôn bỏ dấu cho dễ đọc, viết không dấu sẽ bị xóa. Xem chỉ dẫn cách bỏ dấu taị đây.
2- Không đưa nguyên link từ các nơi khác vào - Không viết toàn chữ hoa hoặc liên tục không chấm phết.
3- Ghi rõ nguồn các bài được đưa lên là bắt buộc - Tránh những lời lẽ quá khích.
4- Mỗi thành viên chỉ được dùng một nick - Không nên đưa nhiều bài lắt nhắt liên tiếp từ cùng một thành viên.
5- Đừng dùng quote (trích dẫn) để trả lời khi 2 bài liên tiếp nhau - Tránh quote nhiều lần cùng một hình ảnh.
6- Không dùng màu đỏ trừ phi đó là tựa đề của một bài mới - Nên tạo chữ ký đẹp, cân đối, dễ nhìn.
7- Thắc mắc về bài bị xoá post trên diễn đàn đều cũng sẽ bị xoá. Trực tiếp liên lạc với Ban Điều Hành nếu cần.
8- Mọi thành viên đều cùng một nhà CLVN nên việc cư xữ hoà nhã với nhau là cần thiết dù ý kiến có dị biệt.
1- Bài viết phải luôn luôn bỏ dấu cho dễ đọc, viết không dấu sẽ bị xóa. Xem chỉ dẫn cách bỏ dấu taị đây.
2- Không đưa nguyên link từ các nơi khác vào - Không viết toàn chữ hoa hoặc liên tục không chấm phết.
3- Ghi rõ nguồn các bài được đưa lên là bắt buộc - Tránh những lời lẽ quá khích.
4- Mỗi thành viên chỉ được dùng một nick - Không nên đưa nhiều bài lắt nhắt liên tiếp từ cùng một thành viên.
5- Đừng dùng quote (trích dẫn) để trả lời khi 2 bài liên tiếp nhau - Tránh quote nhiều lần cùng một hình ảnh.
6- Không dùng màu đỏ trừ phi đó là tựa đề của một bài mới - Nên tạo chữ ký đẹp, cân đối, dễ nhìn.
7- Thắc mắc về bài bị xoá post trên diễn đàn đều cũng sẽ bị xoá. Trực tiếp liên lạc với Ban Điều Hành nếu cần.
8- Mọi thành viên đều cùng một nhà CLVN nên việc cư xữ hoà nhã với nhau là cần thiết dù ý kiến có dị biệt.
-
- Forum Mod
- Bài viết: 1038
- Ngày tham gia: Hai T7 06, 2009 2:24 am
Soạn giả NSND Viễn Châu - hồn quê vương vấn
Bản tình ca chưa dứt, tiếng đàn cảm xúc vẫn còn du dương thế mà hồn quê đã thăng hoa lên cõi thiên tiên rồi!
Soạn giả NSND Viễn Châu - người sáng tạo ra bài tân cổ giao duyên quen thuộc, thân thương gần gũi với người dân nam bộ, trải hơn nữa thế kỷ nay qua bài ca của ông đã có biết bao nghệ sĩ thành danh rực rỡ: NSND Út Trà Ôn với “Tình anh bán chiếu”, NS Út Bạch Lan với “Hoa lan trắng” , NSƯT Ngọc Giàu có “Áo tình đắp mộ người yêu”, NS Thành Được “Tiếng trống tàn canh”, NSƯT Lệ Thủy với “Quan âm Thị Kính” , “Tu là cội phúc” (NS Minh Cảnh), “Lắng tiếng chuông ngân” (NSƯT Thanh Nga), “Nửa đêm sầu hận” (NSƯT Mỹ Châu), “Hạng Võ biệt Ngu Cơ” (NSTấn Tài), “Mồ chồng ngọn cỏ còn xanh” (NSƯT Minh Phụng),... Sau này là các nghệ sĩ trẻ như Vũ Linh, Tài Linh, Kim Tử Long, Thoại Mỹ, Vũ Luân... Và một nhân vật Hàn Mạc Tử trong vở tuồng cùng tên của ông đã đưa hình ảnh chàng kép mới, trẻ đẹp, nam tính của sân khấu cải lương - Rồng Nhỏ Kim Tiểu Long đi vào lòng người đầy thuyết phục: da diết, ai oán, nức nở, trăn trở sầu dưới ánh đèn đêm xót đau, bi thương cho một thân phận tài hoa bạc mệnh ...
Bài tân cổ giao duyên là kết tinh của tính sáng tạo không ngừng nhằm tìm kiếm cái mới cho nền cổ nhạc nước nhà, là sự thăng hoa của cảm xúc người nhạc sĩ với những lời ca được lựa chọn trao chuốt thật gần gũi, dễ nghe, dễ đi vào lòng người, và một khi đã nghe rồi thì không bao giờ quên được, bất kể là ai, tầng lớp nào dù ở đâu, khi nào đi nữa đều có thể nhớ và hát được bài ca của ông như khi có người hát lên "biên cương lá rơi Thu Hà em ơi ..." là biết ngay bài vọng cổ Võ Đông Sơ của ông!
Ông đã đến với cuộc đời này như một sứ mệnh là ban tặng cho đời cung điệu đẹp mãi theo thời gian! Với niềm đam mê nghệ thuật vô bờ bến, ngót hơn nữa thế kỷ trôi qua, ông đã để lại cho đời > 2000 bài vọng cổ, hơn 70 vở tuồng cải lương ...
Với soạn giả, trong mỗi bài tân cổ giao duyên của ông là những gì mộc mạc nhất, gần gũi nhất cho dù lời ca có du dương, u buồn, tâm sự hay có khi là bài vọng cổ hài ... từng lời, từng chữ là từng cung bậc nhảy múa dịu dàng kiêu sa và càng quyến rũ hơn khi "sánh duyên" cùng tiếng đàn vọng cổ, khi ấy sự hấp dẫn ấy càng cuống hút vô cùng! Tiếng tơ mang đậm hồn quê đã thăng hoa và bao tháng, bao năm không bao giờ vơi thương nhớ, không bao giờ cạn niềm đem mê người nghệ sĩ và mãi mãi đọng lại nơi người nghe!
Soạn giả Viễn Châu (trái)
Đêm đêm, giữa lòng thành phố, trong những con hẻm nhỏ xa xa vẫn vang lên: " Trời ơi, bởi sa cơ giữa chiến trường thọ tiễn nên Võ Đông Sơ đành chia tay vĩnh viễn Bạch Thu Hà ...", hay như "ghe chiếu Cà Mau đã cắm sào trên bờ kênh ngã bảy, sao cô gái năm xưa chẵng thấy ra ... chào" rất thân thương quen thuộc và gần gũi qua tiếng hát huyền thoại của danh ca Út Trà Ôn ...
Ông ra đi để lại một niềm tiếc thương vô tận của gia đình, nỗi đau của giới văn nghệ nói chung và cải lương nói riêng, và một sự mất mác vô hạn của khán giả mộ điệu! Rồi đây, con sông Phụng Hiệp đoạn qua ngã bảy sẽ còn kể mãi với trăm năm sau rằng đã có một chàng trai nam bộ đơn sở chỉ giấy bút trên tay, một lần qua đây đã mang mối tình nơi miền quê xa xôi của anh bán chiếu với cô gái có chiếc áo bông hường vào nền cổ nhạc miền Nam, hoặc có dịp xuống Hậu Giang, xe bon bon trên chiếc cầu Mỹ Thuận nhìn sóng nước lao xao, ắt hẳn người ta không quên giọng hát của ns Minh Cảnh: " Mỗi khi có dịp xuống Hậu Giang và đi ngang cầu Bến Lức, tôi còn nhớ mãi những lời ca não nuột của một em bé thơ ngây hát dạo ở ven đường...
Nắm chiếc gậy tre, em dắt theo một ông lão đui mù...
Em cất tiếng ca buồn rười rượi:
"Mưa rừng ơi mưa rừng, hạt mưa nhớ ai mưa triền miên, phải chăng mưa buồn vì tình đời, mưa sầu vì lòng người duyên kiếp không lâu", ôi buồn làm sao tiếng ca đầy thảm não. "
...
Người viết có nặng lòng với bài tân cổ giao duyên thì lời ca mới chan chứa nỗi niềm ... mới đọng lại trong trái tim người nghe một nỗi nhớ, một tiếng tiếng nhói lòng khi nghe tác phẩm của ông, dẫu rằng người cha đẻ của bản vọng cổ từ nay đã ra đi nhưng từng làng quê, góc nhỏ nông thôn hay phố phường thành thị vẫn còn đó kỷ niệm bình dị, yên ả, tất cả giờ đây đã đi theo ông, đi vào thế giới của tiếng đàn tranh ngàn năm hồn quê còn vương vấn, vấn vương thăng hoa, thăng hoa tới cõi thiên tiên!
Xin nghiêng mình từ biệt ông - từ biệt một tài năng đáng kinh mà thân phận bé nhỏ chỉ biết qua sách báo và những bài tân cổ giao duyên mang đậm tình quê hương thương nhớ!
VTH
Soạn giả NSND Viễn Châu - người sáng tạo ra bài tân cổ giao duyên quen thuộc, thân thương gần gũi với người dân nam bộ, trải hơn nữa thế kỷ nay qua bài ca của ông đã có biết bao nghệ sĩ thành danh rực rỡ: NSND Út Trà Ôn với “Tình anh bán chiếu”, NS Út Bạch Lan với “Hoa lan trắng” , NSƯT Ngọc Giàu có “Áo tình đắp mộ người yêu”, NS Thành Được “Tiếng trống tàn canh”, NSƯT Lệ Thủy với “Quan âm Thị Kính” , “Tu là cội phúc” (NS Minh Cảnh), “Lắng tiếng chuông ngân” (NSƯT Thanh Nga), “Nửa đêm sầu hận” (NSƯT Mỹ Châu), “Hạng Võ biệt Ngu Cơ” (NSTấn Tài), “Mồ chồng ngọn cỏ còn xanh” (NSƯT Minh Phụng),... Sau này là các nghệ sĩ trẻ như Vũ Linh, Tài Linh, Kim Tử Long, Thoại Mỹ, Vũ Luân... Và một nhân vật Hàn Mạc Tử trong vở tuồng cùng tên của ông đã đưa hình ảnh chàng kép mới, trẻ đẹp, nam tính của sân khấu cải lương - Rồng Nhỏ Kim Tiểu Long đi vào lòng người đầy thuyết phục: da diết, ai oán, nức nở, trăn trở sầu dưới ánh đèn đêm xót đau, bi thương cho một thân phận tài hoa bạc mệnh ...
Bài tân cổ giao duyên là kết tinh của tính sáng tạo không ngừng nhằm tìm kiếm cái mới cho nền cổ nhạc nước nhà, là sự thăng hoa của cảm xúc người nhạc sĩ với những lời ca được lựa chọn trao chuốt thật gần gũi, dễ nghe, dễ đi vào lòng người, và một khi đã nghe rồi thì không bao giờ quên được, bất kể là ai, tầng lớp nào dù ở đâu, khi nào đi nữa đều có thể nhớ và hát được bài ca của ông như khi có người hát lên "biên cương lá rơi Thu Hà em ơi ..." là biết ngay bài vọng cổ Võ Đông Sơ của ông!
Ông đã đến với cuộc đời này như một sứ mệnh là ban tặng cho đời cung điệu đẹp mãi theo thời gian! Với niềm đam mê nghệ thuật vô bờ bến, ngót hơn nữa thế kỷ trôi qua, ông đã để lại cho đời > 2000 bài vọng cổ, hơn 70 vở tuồng cải lương ...
Với soạn giả, trong mỗi bài tân cổ giao duyên của ông là những gì mộc mạc nhất, gần gũi nhất cho dù lời ca có du dương, u buồn, tâm sự hay có khi là bài vọng cổ hài ... từng lời, từng chữ là từng cung bậc nhảy múa dịu dàng kiêu sa và càng quyến rũ hơn khi "sánh duyên" cùng tiếng đàn vọng cổ, khi ấy sự hấp dẫn ấy càng cuống hút vô cùng! Tiếng tơ mang đậm hồn quê đã thăng hoa và bao tháng, bao năm không bao giờ vơi thương nhớ, không bao giờ cạn niềm đem mê người nghệ sĩ và mãi mãi đọng lại nơi người nghe!
Soạn giả Viễn Châu (trái)
Đêm đêm, giữa lòng thành phố, trong những con hẻm nhỏ xa xa vẫn vang lên: " Trời ơi, bởi sa cơ giữa chiến trường thọ tiễn nên Võ Đông Sơ đành chia tay vĩnh viễn Bạch Thu Hà ...", hay như "ghe chiếu Cà Mau đã cắm sào trên bờ kênh ngã bảy, sao cô gái năm xưa chẵng thấy ra ... chào" rất thân thương quen thuộc và gần gũi qua tiếng hát huyền thoại của danh ca Út Trà Ôn ...
Ông ra đi để lại một niềm tiếc thương vô tận của gia đình, nỗi đau của giới văn nghệ nói chung và cải lương nói riêng, và một sự mất mác vô hạn của khán giả mộ điệu! Rồi đây, con sông Phụng Hiệp đoạn qua ngã bảy sẽ còn kể mãi với trăm năm sau rằng đã có một chàng trai nam bộ đơn sở chỉ giấy bút trên tay, một lần qua đây đã mang mối tình nơi miền quê xa xôi của anh bán chiếu với cô gái có chiếc áo bông hường vào nền cổ nhạc miền Nam, hoặc có dịp xuống Hậu Giang, xe bon bon trên chiếc cầu Mỹ Thuận nhìn sóng nước lao xao, ắt hẳn người ta không quên giọng hát của ns Minh Cảnh: " Mỗi khi có dịp xuống Hậu Giang và đi ngang cầu Bến Lức, tôi còn nhớ mãi những lời ca não nuột của một em bé thơ ngây hát dạo ở ven đường...
Nắm chiếc gậy tre, em dắt theo một ông lão đui mù...
Em cất tiếng ca buồn rười rượi:
"Mưa rừng ơi mưa rừng, hạt mưa nhớ ai mưa triền miên, phải chăng mưa buồn vì tình đời, mưa sầu vì lòng người duyên kiếp không lâu", ôi buồn làm sao tiếng ca đầy thảm não. "
...
Người viết có nặng lòng với bài tân cổ giao duyên thì lời ca mới chan chứa nỗi niềm ... mới đọng lại trong trái tim người nghe một nỗi nhớ, một tiếng tiếng nhói lòng khi nghe tác phẩm của ông, dẫu rằng người cha đẻ của bản vọng cổ từ nay đã ra đi nhưng từng làng quê, góc nhỏ nông thôn hay phố phường thành thị vẫn còn đó kỷ niệm bình dị, yên ả, tất cả giờ đây đã đi theo ông, đi vào thế giới của tiếng đàn tranh ngàn năm hồn quê còn vương vấn, vấn vương thăng hoa, thăng hoa tới cõi thiên tiên!
Xin nghiêng mình từ biệt ông - từ biệt một tài năng đáng kinh mà thân phận bé nhỏ chỉ biết qua sách báo và những bài tân cổ giao duyên mang đậm tình quê hương thương nhớ!
VTH
Vương Thoại Hồng[color=#FF00FF][i][/i][/color]
-
- Thành viên thực thụ
- Bài viết: 282
- Ngày tham gia: Năm T5 28, 2015 12:57 pm
Re: Soạn giả NSND Viễn Châu - hồn quê vương vấn
Cảm ơn VUONGTHOAIHONG
- tanconhac
- Site Admin
- Bài viết: 6746
- Ngày tham gia: Hai T8 24, 2009 12:20 am
Re: Soạn giả NSND Viễn Châu - hồn quê vương vấn
Vào chiều ngày 28/12/2015 âm lịch, nhằm ngày 6/2/2016 dương lịch, tại UBND tỉnh Kiên Giang, Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang đã tổ chức buổi hợp mặt các chú, bác, anh chị đã từng là Chủ tịch, Phó chủ tịch UBND tỉnh, Chánh, Phó Văn phòng UBND tỉnh nay đã nghỉ hưu và chuyển qua làm việc ở đơn vị khác, không còn làm ở UBND tỉnh nữa. Trong số đó có tanconhac và vợ chồng chị taminhminh cũng được mời về dự. Đố các bạn tìm được vợ chồng chị taminhminh trong 1 số tấm hình dưới đây mà tcn chụp bằng iphone?
Trong buổi hợp mặt, có chú TL nguyên là Phó chủ tịch phụ trách văn xã đã từng yêu mến và trân trọng tài năng của soạn giả Viễn Châu. Chú mới yêu cầu anh Ba T cũng là nguyên Phó chủ tịch UBND tỉnh hát bài ca cổ " Tình anh bán chiếu" mà phải hát theo giọng của NS Út Trà Ôn. Các bạn nghe coi có giống giọng danh ca Út Trà Ôn không nha
[youtube]http://www.youtube.com/watch?v=FjrsUGb5-DI[/youtube]
[youtube]http://www.youtube.com/watch?v=rigUVG_px74[/youtube]
Trong buổi hợp mặt, có chú TL nguyên là Phó chủ tịch phụ trách văn xã đã từng yêu mến và trân trọng tài năng của soạn giả Viễn Châu. Chú mới yêu cầu anh Ba T cũng là nguyên Phó chủ tịch UBND tỉnh hát bài ca cổ " Tình anh bán chiếu" mà phải hát theo giọng của NS Út Trà Ôn. Các bạn nghe coi có giống giọng danh ca Út Trà Ôn không nha
[youtube]http://www.youtube.com/watch?v=FjrsUGb5-DI[/youtube]
[youtube]http://www.youtube.com/watch?v=rigUVG_px74[/youtube]
- tancogiaoduyen
- Site Admin
- Bài viết: 41705
- Ngày tham gia: Hai T4 12, 2004 5:00 pm
- Đến từ: U.S.A
- Tiếp xúc:
Re: Soạn giả NSND Viễn Châu - hồn quê vương vấn
thấy rùi! thấy rùi! ủa muh ngộ hén nam ngồi ra nam nữ ngồi ra nữ hén dzi hơi khó đoán à!
Công nhận dân miền Tây mê cải lương đậm nha - ai cũng biết ca hết
Công nhận dân miền Tây mê cải lương đậm nha - ai cũng biết ca hết
- tancogiaoduyen
- Site Admin
- Bài viết: 41705
- Ngày tham gia: Hai T4 12, 2004 5:00 pm
- Đến từ: U.S.A
- Tiếp xúc:
Re: Soạn giả NSND Viễn Châu - hồn quê vương vấn
Huong Sy Nhan hát 3 câu bài Tân Cổ "Tình Anh Bán Chiếu" soạn giả Viễn Châu, để nhớ về Đại tác giả tài hoa của sân khấu cải lương vừa vĩnh viễn ra đi. Hát trên đài truyền hình KVLA ( Hoa Kỳ ), chương trình Cổ Kim Hoà Điệu.
[video]http://www.facebook.com/huongsy.nhan/videos/563888383770208/[/video]
- tancogiaoduyen
- Site Admin
- Bài viết: 41705
- Ngày tham gia: Hai T4 12, 2004 5:00 pm
- Đến từ: U.S.A
- Tiếp xúc:
Re: Soạn giả NSND Viễn Châu - hồn quê vương vấn
[7mau]XUÂN NÀY CON KHÔNG VỀ[/7mau]
[center][video]http://www.facebook.com/huongsy.nhan/videos/563876393771407/[/video][/center]
[center][video]http://www.facebook.com/huongsy.nhan/videos/563876393771407/[/video][/center]
- tancogiaoduyen
- Site Admin
- Bài viết: 41705
- Ngày tham gia: Hai T4 12, 2004 5:00 pm
- Đến từ: U.S.A
- Tiếp xúc:
SG YÊN LANG & SG VIỄN CHÂU
[7mau]Sẽ đọc bài thơ của Viễn Châu
trong lễ tưởng niệm cố soạn giả[/7mau]
Vào ngày Chủ Nhựt, 8 Tháng Năm, sắp tới đây, giới hoạt động cải lương gồm Hội Nghệ Sĩ Ái Hữu, Ðoàn Nghệ Thuật Sân Khấu Văn Lang, và nhiều nghệ sĩ ở hải ngoại sẽ làm lễ tưởng niệm cố soạn giả Viễn Châu tại hội trường Việt Báo, Westminster.
Hiện soạn giả Yên Lang đang lục lại bài thơ của Viễn Châu từng viết tặng cho ông để đọc lên trong buổi lễ tưởng niệm nói trên.
Hai soạn giả Viễn Châu (phải) và Yên Lang. (Hình của soạn giả Yên Lang cung cấp)
Sẵn dịp này chúng tôi ghi lại chuyện cũ từng xảy ra trong thời cải lương cực thịnh thập niên 1960, đã đưa đến sự thân thiết giữa các soạn giả của hai thế hệ.
Số là vào năm 1965 giới soạn giả mở đại hội tại trụ sở Hội Nghệ Sĩ Ái Hữu ở đường Cô Bắc, Sài Gòn. Ðại hội nhằm mục đích tăng tiền bản quyền soạn giả từ 5% lên 6%. Lúc bấy giờ Yên Lang đang là soạn giả thường trực của công ty Kim Chung, cung cấp nhiều tuồng hương xa màu sắc cho các đoàn Kim Chung.
Ông Bầu Long không muốn Yên Lang tham dự đại hội soạn giả này, vì nó sẽ ảnh hưởng đến quyền lợi của các đoàn Kim Chung, và ông hứa sẽ ưu đãi Yên Lang nhiều hơn nếu như soạn giả không tham gia đại hội.
Trong lúc Yên Lang đang chần chờ chớ chưa dứt khoát, thì anh em soạn giả đề cử soạn giả Viễn Châu đi mời Yên Lang, vì thời điểm này vai trò của Yên Lang khá quan trọng, có liên quan đến nhiều đoàn Kim Chung đang hoạt động. Cuối cùng thì Yên Lang tham dự và đã góp phần đưa đại hội đến thành công.
Nếu như người ta căn cứ vào tuổi tác thì soạn giả Yên Lang thuộc thế hệ đàn em của Viễn Châu, cả hai mỗi người một nét phục vụ nghệ thuật. Viễn Châu thì viết tuồng cho các gánh hát lớn như Thanh Minh-Thanh Nga, Dạ Lý Hương... và chuyên về viết bài ca tân cổ giao duyên, hàng trăm bài vọng cổ loại nầy được thu thanh dĩa hát phát hành rộng rãi. Còn Yên Lang thì chuyên viết tuồng thuộc loại hương xa màu sắc, và đặc biệt là tuồng của Yên Lang rất ăn khách đã làm giàu cho bảng hiệu Kim Chung.
Yên Lang thuộc thế hệ đàn em của Viễn Châu, nhỏ hơn đến mười mấy tuổi, nhưng sau đại hội thành công, các soạn giả tổ chức ăn mừng, thì Viễn Châu không đi chung với nhóm soạn giả lớn tuổi như Hoàng Khâm, Mộc Linh... mà ông lại nhập với nhóm trẻ của Yên Lang cùng đi ăn nhậu. Từ đó Viễn Châu và Yên Lang thân nhau và rất thường gặp mặt, nhưng không biết hai người có trao đổi cho nhau bí quyết và kinh nghiệm viết kịch bản?
Tuy ra hải ngoại, nhưng mỗi lần về nước là Yên Lang đến thăm Viễn Châu. Cách đây hơn một năm cũng trong dịp về quê hương, Yên Lang gặp lại Viễn Châu thấy rằng ông đã đau yếu nhiều, và ông có nói “chưa chắc gì về lần sau mà gặp ông.” Thật vậy, lần đó coi như lần cuối cùng mà hai soạn giả gặp nhau. Viễn Châu về với tổ nghiệp, vĩnh viễn ra đi cách đây vài tháng.
Bài thơ của Viễn Châu viết tặng Yên Lang không biết có mang ý nghĩa gì đặc biệt chăng? Nhưng dù sao nó cũng lưu lại vết tích một soạn giả đã để lại cho đời nhiều bài ca được giới mộ điệu ưa chuộng, và đã đi vào lịch sử văn hóa nghệ thuật nước nhà.
Những năm gần cuối đời, Viễn Châu không có soạn thêm tuồng cải lương nào, mà nếu như có viết thêm tuồng thì tiêu thụ ở đâu? Gánh hát dẹp hết rồi! Cũng như bài vọng cổ tân cổ giao duyên thì đâu còn hãng dĩa nào “đặt hàng,” thành thử ra cuộc sống của ông không khá gì.
Mấy năm trước người đại diện Hội Kim Hoàn ở San Jose về nước, có đến đặt hàng Viễn Châu viết bài vọng cổ cho hội này hát trong ngày họp mặt. Viết cho các chủ tiệm vàng thì tiền thù lao khá cao, nghe nói họ trả bằng tờ trăm đô la, nhưng không biết là mấy tờ.
Ngành Mai - NV
trong lễ tưởng niệm cố soạn giả[/7mau]
Vào ngày Chủ Nhựt, 8 Tháng Năm, sắp tới đây, giới hoạt động cải lương gồm Hội Nghệ Sĩ Ái Hữu, Ðoàn Nghệ Thuật Sân Khấu Văn Lang, và nhiều nghệ sĩ ở hải ngoại sẽ làm lễ tưởng niệm cố soạn giả Viễn Châu tại hội trường Việt Báo, Westminster.
Hiện soạn giả Yên Lang đang lục lại bài thơ của Viễn Châu từng viết tặng cho ông để đọc lên trong buổi lễ tưởng niệm nói trên.
Hai soạn giả Viễn Châu (phải) và Yên Lang. (Hình của soạn giả Yên Lang cung cấp)
Sẵn dịp này chúng tôi ghi lại chuyện cũ từng xảy ra trong thời cải lương cực thịnh thập niên 1960, đã đưa đến sự thân thiết giữa các soạn giả của hai thế hệ.
Số là vào năm 1965 giới soạn giả mở đại hội tại trụ sở Hội Nghệ Sĩ Ái Hữu ở đường Cô Bắc, Sài Gòn. Ðại hội nhằm mục đích tăng tiền bản quyền soạn giả từ 5% lên 6%. Lúc bấy giờ Yên Lang đang là soạn giả thường trực của công ty Kim Chung, cung cấp nhiều tuồng hương xa màu sắc cho các đoàn Kim Chung.
Ông Bầu Long không muốn Yên Lang tham dự đại hội soạn giả này, vì nó sẽ ảnh hưởng đến quyền lợi của các đoàn Kim Chung, và ông hứa sẽ ưu đãi Yên Lang nhiều hơn nếu như soạn giả không tham gia đại hội.
Trong lúc Yên Lang đang chần chờ chớ chưa dứt khoát, thì anh em soạn giả đề cử soạn giả Viễn Châu đi mời Yên Lang, vì thời điểm này vai trò của Yên Lang khá quan trọng, có liên quan đến nhiều đoàn Kim Chung đang hoạt động. Cuối cùng thì Yên Lang tham dự và đã góp phần đưa đại hội đến thành công.
Nếu như người ta căn cứ vào tuổi tác thì soạn giả Yên Lang thuộc thế hệ đàn em của Viễn Châu, cả hai mỗi người một nét phục vụ nghệ thuật. Viễn Châu thì viết tuồng cho các gánh hát lớn như Thanh Minh-Thanh Nga, Dạ Lý Hương... và chuyên về viết bài ca tân cổ giao duyên, hàng trăm bài vọng cổ loại nầy được thu thanh dĩa hát phát hành rộng rãi. Còn Yên Lang thì chuyên viết tuồng thuộc loại hương xa màu sắc, và đặc biệt là tuồng của Yên Lang rất ăn khách đã làm giàu cho bảng hiệu Kim Chung.
Yên Lang thuộc thế hệ đàn em của Viễn Châu, nhỏ hơn đến mười mấy tuổi, nhưng sau đại hội thành công, các soạn giả tổ chức ăn mừng, thì Viễn Châu không đi chung với nhóm soạn giả lớn tuổi như Hoàng Khâm, Mộc Linh... mà ông lại nhập với nhóm trẻ của Yên Lang cùng đi ăn nhậu. Từ đó Viễn Châu và Yên Lang thân nhau và rất thường gặp mặt, nhưng không biết hai người có trao đổi cho nhau bí quyết và kinh nghiệm viết kịch bản?
Tuy ra hải ngoại, nhưng mỗi lần về nước là Yên Lang đến thăm Viễn Châu. Cách đây hơn một năm cũng trong dịp về quê hương, Yên Lang gặp lại Viễn Châu thấy rằng ông đã đau yếu nhiều, và ông có nói “chưa chắc gì về lần sau mà gặp ông.” Thật vậy, lần đó coi như lần cuối cùng mà hai soạn giả gặp nhau. Viễn Châu về với tổ nghiệp, vĩnh viễn ra đi cách đây vài tháng.
Bài thơ của Viễn Châu viết tặng Yên Lang không biết có mang ý nghĩa gì đặc biệt chăng? Nhưng dù sao nó cũng lưu lại vết tích một soạn giả đã để lại cho đời nhiều bài ca được giới mộ điệu ưa chuộng, và đã đi vào lịch sử văn hóa nghệ thuật nước nhà.
Những năm gần cuối đời, Viễn Châu không có soạn thêm tuồng cải lương nào, mà nếu như có viết thêm tuồng thì tiêu thụ ở đâu? Gánh hát dẹp hết rồi! Cũng như bài vọng cổ tân cổ giao duyên thì đâu còn hãng dĩa nào “đặt hàng,” thành thử ra cuộc sống của ông không khá gì.
Mấy năm trước người đại diện Hội Kim Hoàn ở San Jose về nước, có đến đặt hàng Viễn Châu viết bài vọng cổ cho hội này hát trong ngày họp mặt. Viết cho các chủ tiệm vàng thì tiền thù lao khá cao, nghe nói họ trả bằng tờ trăm đô la, nhưng không biết là mấy tờ.
Ngành Mai - NV
- tancogiaoduyen
- Site Admin
- Bài viết: 41705
- Ngày tham gia: Hai T4 12, 2004 5:00 pm
- Đến từ: U.S.A
- Tiếp xúc: