WELCOME TO THE NEW PHORUM
THE ONLY FORUM FOR CLVN LOVERS
Diễn đàn dang được nâng cấp . Thân mời các bạn TV vào xem và sử dụng.
Hãy click vào Quick links phía bên trên tay trái để bắt đầu
Nếu thấy có gì xin báo cho tcgd biết để sửa chữa cho kịp thời nhen các bạn.
Cám ơn các bạn
Bye Bye .....
MC DUC TIEN
Nghệ sĩ lão thành Lệ Thẩm qua đời
[7mau]Nghệ sĩ lão thành Lệ Thẩm qua đời[/7mau]
Nhớ mãi tiếng cười nghệ sĩ Tùng Lâm
[7mau]Nhớ mãi tiếng cười nghệ sĩ Tùng Lâm[/7mau] Sau thời gian chống chọi với nhiều căn bệnh, nghệ sĩ Tùng Lâm đã trút hơi thở cuối cùng lúc 4 giờ 30 phút ngày 15-10 tại nhà riêng. Ông tên thật...
CHẾT VẪN KHÔNG YÊN!
-Mỗi con sông chảy mỗi cánh khác của riêng mình Tôi là dòng nước đảo điên Quen vượt thác vượt ghềnh Không thể im lìm trôi xuôi - Sông chảy về đâu buồn hay tĩnh lặng Ra đại dương...
TIN BUỒN: NS Bích Thủy qua đời,ở tuoi 73
[video]http://www.youtube.com/watch?v=liDAflX1_IQ[/video] [youtube]https://www.youtube.com/watch?v=liDAflX1_IQ[/youtube]
VUA NHẠC SẾN ĐI RỒI....
Nhạc sĩ Vinh Sử thường được khán giả gọi là 'vua nhạc sến' bởi hàng trăm ca khúc đã trở nên quen thuộc với nhiều thế hệ người Việt. Sau khi ông qua đời, nhiều nghệ sĩ bày tỏ sự tiếc...
TRẢ LẠI TÊN CHÙA.
Hội Sân khấu trả lại bảng tên Chùa Nghệ sĩ. Ngày 20/06/2022. Hội Sân khấu trả lại tên Chùa Nghệ sĩ như ban đầu, sau hai ngày thay đổi bằng bảng "Nghĩa trang nghệ sĩ". Chiều 20/6,...
Buồn Nhất khi Nghệ sĩ Thanh Kim Huệ qua đời
Khộng theo dõi tin tức ở đây nhưng qua nhiều kênh thông tin khác, được biết nữ nghệ sĩ tài danh Thanh Kim Huệ qua đời, buồn ơi là buốn, buồn hơn hết, không phải thương ai ghét ai mà sao nghe buồn...
Phan ưu cuoi nam
MH đã gởi điện thơ chúc năm mới 2022 anh chị Trần quang Hải nhưng không nghỉ là anh đã ra đi ngày hôm nay mặc dù anh đã cầm cự với căn bệnh hiểm nghèo mấy năm nay rồi. Thôi ,như vậy anh nhẹ...
Nữ danh ca
Thanh Kim Huệ đã ra đi :hoa: :flower: :)) :cry:
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

Người hòa quyện thi ca và hội họa qua đời

Nơi tưởng nhớ những NS đã quá cố.
Nội quy chuyên mục
THÀNH VIÊN CLVN CHÚ Ý !

1- Bài viết phải luôn luôn bỏ dấu cho dễ đọc, viết không dấu sẽ bị xóa. Xem chỉ dẫn cách bỏ dấu taị đây.
2- Không đưa nguyên link từ các nơi khác vào - Không viết toàn chữ hoa hoặc liên tục không chấm phết.
3- Ghi rõ nguồn các bài được đưa lên là bắt buộc - Tránh những lời lẽ quá khích.
4- Mỗi thành viên chỉ được dùng một nick - Không nên đưa nhiều bài lắt nhắt liên tiếp từ cùng một thành viên.
5- Đừng dùng quote (trích dẫn) để trả lời khi 2 bài liên tiếp nhau - Tránh quote nhiều lần cùng một hình ảnh.
6- Không dùng màu đỏ trừ phi đó là tựa đề của một bài mới - Nên tạo chữ ký đẹp, cân đối, dễ nhìn.
7- Thắc mắc về bài bị xoá post trên diễn đàn đều cũng sẽ bị xoá. Trực tiếp liên lạc với Ban Điều Hành nếu cần.
8- Mọi thành viên đều cùng một nhà CLVN nên việc cư xữ hoà nhã với nhau là cần thiết dù ý kiến có dị biệt.
Đăng trả lời
Hình đại diện của thành viên
tancogiaoduyen
Site Admin
Site Admin
Bài viết: 41705
Ngày tham gia: Hai T4 12, 2004 5:00 pm
Đến từ: U.S.A
Tiếp xúc:

Người hòa quyện thi ca và hội họa qua đời

Bài viết chưa xem by tancogiaoduyen »

[7mau]Người hòa quyện thi ca và hội họa[/7mau]

Bàng Sĩ Nguyên là nhà thơ, họa sĩ xuất hiện từ thời chống Pháp ở chiến khu Việt Bắc. Ông là em ruột của nhà thơ Bàng Bá Lân, cha và ông của một gia đình có nhiều người làm văn học nghệ thuật. Ở tuổi 92, nhà thơ Bàng Sĩ Nguyên vừa lặng lẽ và thanh thản từ giã cõi trần tại TPHCM.

Hình ảnh
Nhà thơ - họa sĩ Bàng Sĩ Nguyên
Đối với giới hội họa, Bàng Sĩ Nguyên được biết đến là họa sĩ vẽ nhanh như có phép thuật bằng mười ngón tay không cầm cọ. Ông vẽ tranh nghệ thuật và tranh cổ động. Tranh của ông vẽ rất nhiều, được giới sưu tập trong và ngoài nước quan tâm. Cả những bức tranh ông vẽ dang dở, vứt đi, nhưng có người âm thầm lượm trở lại và tập hợp thành bộ. Ông cũng từng có những cuộc triển lãm tranh gây tiếng vang từ đầu thập niên 1970 ở Hà Nội.

Còn với thế giới văn chương, Bàng Sĩ Nguyên làm thơ viết truyện và sớm nổi tiếng với bài thơ Vợ chồng đi chợ xuân sáng tác từ đầu thập niên 1950 ở chiến khu Việt Bắc, đi vào lòng người yêu thơ nhiều thế hệ. Bài thơ tái hiện bức tranh sinh động bằng ngôn ngữ về đời sống văn hóa truyền thống của người H’Mông, gồm sáu khổ, với hai khổ mở đầu: “Núi rừng xa mờ xanh với xanh/ Đường non như lưng rồng uốn khúc/ Vợ ngồi lưng ngựa vợ đi trước/ Chồng nắm đuôi ngựa chân theo nhanh/ Vợ chồng xuống núi đi chợ xuân/ Sương sớm còn che như lấp lối/ Vó ngựa cuốn nhanh chồng ríu chân/ Vợ thương ghìm cương dừng ngựa lại”.

Thơ Bàng Sĩ Nguyên là sự hòa quyện giữa thi ca và hội họa, với những tứ thơ giàu thi ảnh, gần gũi với đời sống và đầy chất sử liệu. Người đọc thế hệ sau đọc những bài thơ thời chống Pháp của ông hiểu hơn cuộc sống gian khổ, khắc nghiệt nhưng cũng không kém lãng mạn của người lính giữa chiến trường.
Về gần cuối đời, nhà thơ Bàng Sĩ Nguyên còn sáng tác bài thơ Khúc nhạc trầm hồn ngây dại đáng chú ý: “Tôi nghe tiếng chim gọi đàn/ Con chim gáy gọi bạn/ Hồn tôi muốn van/ Muốn gọi theo chim// Lắng đọng trong tôi/ Tiếng chim gáy của ngày an bình/ Dẫn đưa tôi về quá khứ/ Nghe con chim gáy/ Tiếng gáy trong gió thoảng/ Trong vườn hoang/ Khúc nhạc trầm này/ Sáng trong ký ức/ Như tiếng kinh cầu khiêm nhu/ Bay trong mùa lúa thơm/ Cùng tiếng di tiếng sẻ/ Không thiếu tiếng chim vui buồn/ Cùng xóm chiều yên ắng/ Nhìn lên trời trong tỏa rạng ngời/Mây trắng buồn/ Thiết tha/ Tiếng chim gáy vô tư ngọt ngào/ Khúc nhạc trầm/ Nức nở trong hồn tôi/ Ngây dại…”. Một tinh thần thiền định hướng về thiên nhiên và quá khứ với bao vui buồn của một người cao tuổi nhiều trải nghiệm.

Nhà thơ, họa sĩ Bàng Sĩ Nguyên tên khai sinh là Bàng Khởi Phụng, vốn thuộc dòng dõi nhà Lý, nhưng do hoàn cảnh lịch sử bi thương phải đổi thành họ Bàng. Quê làng Đôn Thư, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam song ông được sinh năm 1925 tại Bắc Giang trong một gia đình giàu truyền thống hiếu học và sáng tạo văn học nghệ thuật. Ông cũng là cha của bảy người con và mấy chục người cháu mà phần lớn đều đi theo con đường văn hóa.

Bàng Sĩ Nguyên vốn theo học Trường tư thục Thăng Long - Hà Nội. Tinh thần yêu nước của ông được nhen nhóm từ ngôi trường nổi tiếng này. Ông cùng bạn học nhiệt tình đóng kịch, mít tinh, biểu tình chống chính quyền Pháp, Nhật. Cách mạng Tháng Tám thành công chưa được bao lâu, quân Pháp tái xâm lược, ông lên chiến khu tham gia kháng chiến, làm báo quân đội và sáng tác văn học. Bàng Sĩ Nguyên hợp cùng với Văn Cao, Nguyễn Đình Thi, Hoàng Trung Thông, Hữu Loan, Trần Dần, Lê Đạt, Phùng Quán, Chính Hữu, Hoàng Lộc… tạo nên thế hệ nhà thơ chống Pháp ngay trên chiến trường.

Từ năm 1954 về sau, nhà thơ Bàng Sĩ Nguyên chuyển ngành ra khỏi quân đội, làm biên tập viên tuần báo Văn Nghệ, NXB Văn học, NXB Tác phẩm mới (nay là NXB Hội Nhà văn) cho tới khi nghỉ hưu tại TPHCM. Ông là một người đa năng, ngoài làm báo, làm thơ, viết truyện, vẽ tranh, còn nghiên cứu và giảng dạy lý luận, triết học.

Gần 65 năm sáng tác, nhà thơ Bàng Sĩ Nguyên đã xuất bản nhiều tập thơ. Khi ông mất,nhà thơ Bàng Ái Thơ, con gái nhà thơ Bàng Sĩ Nguyên, cho hay ông còn bản thảo một số tập thơ chưa xuất bản.

Sinh thời, nhà thơ Bàng Sĩ Nguyên tự thuật rằng: “Tôi vì khổ đau, vì khát vọng mà viết, mà cũng vì truyền thống gia đình như lời cha tôi thường bảo “nhà ta ai cũng phải cầm lấy cây bút mà sống”. Tôi không chịu ảnh hưởng hoặc chạy theo một phương pháp hay bút pháp sáng tác của ai. Tôi nghĩ đã làm tròn bổn phận”.

Đã là con người thì ai cũng có lúc thăng lúc trầm, lúc vui lúc buồn, thậm chí những uẩn khúc khó thổ lộ cùng ai. Nhà thơ Bàng Sĩ Nguyên cũng không tránh được điều ấy. Dù con cháu thành đạt và tạo mọi điều kiện cho ông, nhưng gần 30 năm cuối đời ông chọn cách sống ẩn dật và khiêm cung một mình tại TPHCM, sau khi về hưu và được chính quyền thành phố cấp cho một căn hộ, để làm thơ, vẽ tranh và nghiên cứu triết học, nhất là thiền học. Vốn am hiểu nghề thuốc từ truyền thống gia đình nên ông còn tự chữa trị mọi căn bệnh cho mình, không bao giờ đi bệnh viện.

Ông vừa thanh thản trở về hư vô và có lẽ sớm hội ngộ với những tri âm tri kỷ tài hoa cùng một thời vào sinh ra tử, trải bao hỉ nộ ái ố trên trần gian, trong đó có người anh ruột Bàng Bá Lân - nhà thơ của hai câu thơ nổi tiếng đi vào ca dao: “Hỡi cô tát nước bên đàng/ Sao cô lại múc trăng vàng đổ đi”.

PHAN HOÀNG - SGGP
Đăng trả lời

Quay về