WELCOME TO THE NEW PHORUM
THE ONLY FORUM FOR CLVN LOVERS
Diễn đàn dang được nâng cấp . Thân mời các bạn TV vào xem và sử dụng.
Hãy click vào Quick links phía bên trên tay trái để bắt đầu
Nếu thấy có gì xin báo cho tcgd biết để sửa chữa cho kịp thời nhen các bạn.
Cám ơn các bạn
Bye Bye .....
MC DUC TIEN
Nghệ sĩ lão thành Lệ Thẩm qua đời
[7mau]Nghệ sĩ lão thành Lệ Thẩm qua đời[/7mau]
Nhớ mãi tiếng cười nghệ sĩ Tùng Lâm
[7mau]Nhớ mãi tiếng cười nghệ sĩ Tùng Lâm[/7mau] Sau thời gian chống chọi với nhiều căn bệnh, nghệ sĩ Tùng Lâm đã trút hơi thở cuối cùng lúc 4 giờ 30 phút ngày 15-10 tại nhà riêng. Ông tên thật...
CHẾT VẪN KHÔNG YÊN!
-Mỗi con sông chảy mỗi cánh khác của riêng mình Tôi là dòng nước đảo điên Quen vượt thác vượt ghềnh Không thể im lìm trôi xuôi - Sông chảy về đâu buồn hay tĩnh lặng Ra đại dương...
TIN BUỒN: NS Bích Thủy qua đời,ở tuoi 73
[video]http://www.youtube.com/watch?v=liDAflX1_IQ[/video] [youtube]https://www.youtube.com/watch?v=liDAflX1_IQ[/youtube]
VUA NHẠC SẾN ĐI RỒI....
Nhạc sĩ Vinh Sử thường được khán giả gọi là 'vua nhạc sến' bởi hàng trăm ca khúc đã trở nên quen thuộc với nhiều thế hệ người Việt. Sau khi ông qua đời, nhiều nghệ sĩ bày tỏ sự tiếc...
TRẢ LẠI TÊN CHÙA.
Hội Sân khấu trả lại bảng tên Chùa Nghệ sĩ. Ngày 20/06/2022. Hội Sân khấu trả lại tên Chùa Nghệ sĩ như ban đầu, sau hai ngày thay đổi bằng bảng "Nghĩa trang nghệ sĩ". Chiều 20/6,...
Buồn Nhất khi Nghệ sĩ Thanh Kim Huệ qua đời
Khộng theo dõi tin tức ở đây nhưng qua nhiều kênh thông tin khác, được biết nữ nghệ sĩ tài danh Thanh Kim Huệ qua đời, buồn ơi là buốn, buồn hơn hết, không phải thương ai ghét ai mà sao nghe buồn...
Phan ưu cuoi nam
MH đã gởi điện thơ chúc năm mới 2022 anh chị Trần quang Hải nhưng không nghỉ là anh đã ra đi ngày hôm nay mặc dù anh đã cầm cự với căn bệnh hiểm nghèo mấy năm nay rồi. Thôi ,như vậy anh nhẹ...
Nữ danh ca
Thanh Kim Huệ đã ra đi :hoa: :flower: :)) :cry:
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

Nhạc sư Nguyễn Vĩnh Bảo qua đời

Nơi tưởng nhớ những NS đã quá cố.
Nội quy chuyên mục
THÀNH VIÊN CLVN CHÚ Ý !

1- Bài viết phải luôn luôn bỏ dấu cho dễ đọc, viết không dấu sẽ bị xóa. Xem chỉ dẫn cách bỏ dấu taị đây.
2- Không đưa nguyên link từ các nơi khác vào - Không viết toàn chữ hoa hoặc liên tục không chấm phết.
3- Ghi rõ nguồn các bài được đưa lên là bắt buộc - Tránh những lời lẽ quá khích.
4- Mỗi thành viên chỉ được dùng một nick - Không nên đưa nhiều bài lắt nhắt liên tiếp từ cùng một thành viên.
5- Đừng dùng quote (trích dẫn) để trả lời khi 2 bài liên tiếp nhau - Tránh quote nhiều lần cùng một hình ảnh.
6- Không dùng màu đỏ trừ phi đó là tựa đề của một bài mới - Nên tạo chữ ký đẹp, cân đối, dễ nhìn.
7- Thắc mắc về bài bị xoá post trên diễn đàn đều cũng sẽ bị xoá. Trực tiếp liên lạc với Ban Điều Hành nếu cần.
8- Mọi thành viên đều cùng một nhà CLVN nên việc cư xữ hoà nhã với nhau là cần thiết dù ý kiến có dị biệt.
Đăng trả lời
vuongthoaihong
Forum Mod
Forum Mod
Bài viết: 1038
Ngày tham gia: Hai T7 06, 2009 2:24 am

Nhạc sư Nguyễn Vĩnh Bảo qua đời

Bài viết chưa xem by vuongthoaihong »

Nhạc sư Vĩnh Bảo đã trút hơi thở cuối cùng lúc 18h50 ngày 7-1 tại nhà riêng ở TP Cao Lãnh, Đồng Tháp, thọ 104 tuổi.
Theo thông tin từ Ban tổ chức lễ tang nhạc sư Vĩnh Bảo thông tin lễ viếng bắt đầu từ 10h ngày 8-1, tại CLB Hưu trí TP. Cao Lãnh (209 Nguyễn Thị Minh Khai, p1, TP. Cao Lãnh, Đồng Tháp) đến 10g ngày 10-1, sau đó đưa đi hỏa táng.

Hình ảnh
Vương Thoại Hồng[color=#FF00FF][i][/i][/color]
Hình đại diện của thành viên
tancogiaoduyen
Site Admin
Site Admin
Bài viết: 41705
Ngày tham gia: Hai T4 12, 2004 5:00 pm
Đến từ: U.S.A
Tiếp xúc:

Re: Nhạc sư Nguyễn Vĩnh Bảo qua đời

Bài viết chưa xem by tancogiaoduyen »

[7mau]Nhạc sư Nguyễn Vĩnh Bảo mãi trong cõi nhớ[/7mau]

Nhạc sư Nguyễn Vĩnh Bảo là niềm tự hào của đất sen hồng, không chỉ để lại ngón đờn cổ truyền dân tộc mà còn để lại triết lý nhân sinh cho bao thế hệ người dân Đồng Tháp
Sau nhiều tháng chống chọi với bệnh của tuổi già, tối 7-1, nhạc sư Vĩnh Bảo đã trút hơi thở cuối cùng tại nhà riêng ở TP Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp.

Người thầy lớn của nhiều thế hệ

Cao Lãnh cũng là quê hương nơi nhạc sư lớn lên. Năm 2018, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan (lúc này là Bí thư Tỉnh ủy Đồng Tháp) đã có lời mời và tạo điều kiện để nhạc sư trở về quê sinh sống trong ngôi nhà do chính quyền tỉnh Đồng Tháp vận động một số doanh nghiệp và gia đình cùng đóng góp.

Nhớ lại những ngày đầu nhạc sư Nguyễn Vĩnh Bảo về Đồng Tháp, nhiều người cho biết nhạc sư rất vui khi được chứng kiến sự thay đổi, phát triển vượt bậc của tỉnh nhà. Tâm sự tại lễ khánh thành nhà trưng bày dành cho mình, với lối kể chuyện dí dỏm, nhạc sư Nguyễn Vĩnh Bảo đã ôn lại những kỷ niệm trong cuộc đời ông một cách thú vị, đầy cuốn hút. Xen lẫn trong câu chuyện kể là những tâm sự đầy xúc động khi ông nhắc lại cơ duyên về lại quê hương Đồng Tháp cũng như quyết định tặng toàn bộ tài liệu nghiên cứu về âm nhạc dân tộc, kỹ thuật đóng đàn tranh mà ông dày công kiến tạo trên 80 năm cho tỉnh Đồng Tháp.

Nhạc sư Nguyễn Vĩnh Bảo mãi trong cõi nhớ - Ảnh 1.
Chương trình “Mai Vàng nhân ái” do Báo Người Lao Động tổ chức với sự đồng hành của Ngân hàng TMCP Nam Á đến thăm nhạc sư Nguyễn Vĩnh Bảo hồi tháng 8-2020 Ảnh: HOÀNG TRIỀU

Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan chia sẻ: "Trên hành trình xuyên thế kỷ, như những nốt nhạc có lúc thăng lúc trầm, nhạc sư Nguyễn Vĩnh Bảo vẫn luôn nhớ mình mang trong người dòng máu Việt, khí chất Đồng Tháp, cốt cách hào sảng của người miền Tây sông nước. Cứ như vậy, hình ảnh, nhân cách của một "cây đại thụ" đáng kính lan tỏa, trở thành một trong những biểu tượng, như đóa sen hồng ngày đêm tỏa ngát trên mảnh đất này. Con người dù gần trăm năm ở xứ người vẫn đậm chất hào sảng nhưng dung dị, uyên thâm nhưng khiêm nhường, dí dỏm nhưng chân tình...".

Vừa ghi sổ tang, ông Lê Quốc Phong, Bí thư Tỉnh ủy Đồng Tháp, vừa ngậm ngùi nói: "Nhạc sư Nguyễn Vĩnh Bảo là người thầy lớn của nhiều thế hệ học trò. Ông có đóng góp rất lớn cho nền âm nhạc dân tộc Việt Nam. Ông là một nghệ sĩ tài hoa, để lại nhiều dấu ấn cho người hâm mộ, kể cả nhiều thế hệ người Đồng Tháp. Những giá trị đúc kết cả cuộc đời của nhạc sư sẽ luôn là di sản to lớn và quý giá để thế hệ sau tiếp nối".

Đóng góp to lớn cho âm nhạc truyền thống

Thông tin nhạc sư Nguyễn Vĩnh Bảo qua đời cũng để lại nhiều thương tiếc cho các nghệ sĩ, nghệ nhân và học trò của ông.

Ông Lê Hồng Phước - tiến sĩ lịch sử văn hóa (Trường Đại học KHXH&NV - ĐHQG TP HCM), học trò của nhạc sư - đã tâm sự: "Nhạc sư là người trải nghiệm đầy đủ những thịnh suy của đờn ca tài tử Nam Bộ và nghệ thuật cải lương từ thuở mới hình thành. Tính từ khi bắt đầu học đờn cho đến ngày tạ thế, trong làng cổ nhạc miền Nam, nhạc sư là người chơi nhạc có tuổi nghề cao nhất. Các nhạc sư thuộc thế hệ khởi đầu của cải lương đều đã về với tổ nghiệp từ lâu. Nhạc sư Vĩnh Bảo là nhân chứng sống duy nhất của giai đoạn lịch sử này ở đầu thế kỷ XXI".

NSND Ngọc Giàu xúc động cho biết nhạc sư Nguyễn Vĩnh Bảo là nhà nghiên cứu âm nhạc, nhà giáo dạy cổ nhạc Nam Bộ lâu năm trong và ngoài nước. Ông còn là nghệ nhân đóng đờn nổi tiếng từ hơn nửa thế kỷ, người cải tiến đờn tranh thành công, diễn giả âm nhạc tầm vóc quốc tế bằng nhiều ngôn ngữ.

Với NSND Kim Cương, nhạc sư là người có đóng góp lớn trong hồ sơ đờn ca tài tử Nam Bộ trình UNESCO để được ghi tên vào danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. "Có thể nói, nhạc sư là một trường hợp hy hữu trong làng cổ nhạc miền Nam. Với những đóng góp to lớn cho âm nhạc truyền thống, nhạc sư đã nhận được nhiều giải thưởng giá trị trong và ngoài nước như: Giải thưởng Phan Châu Trinh, Giải thưởng Đào Tấn, Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, Huân chương Văn học Nghệ thuật của Pháp... "Nhà trưng bày Nguyễn Vĩnh Bảo - Giai điệu và cuộc đời" ở quê hương ông là một địa chỉ về nguồn cho các thế hệ yêu cổ nhạc và là nơi cung cấp nhiều tài liệu có giá trị cho giới nghiên cứu cổ nhạc" - NSND Kim Cương nói.

Nhắc về nhạc sư Nguyễn Vĩnh Bảo, NSƯT - nhạc sĩ Văn Hai rưng rưng: "Nhạc sư Nguyễn Vĩnh Bảo đã chơi đờn và dạy đờn đến hơi thở cuối cùng. Ngay cả khi nằm trên giường bệnh, chúng tôi đến thăm, nhạc sư vẫn nói chuyện và gửi gắm về cổ nhạc miền Nam. Tầm ảnh hưởng của nhạc sư không chỉ đối với dân trong nghề nhạc bởi trong vô số học trò của nhạc sư có rất nhiều người không sống bằng nghề liên quan đến âm nhạc".

Một nghệ sĩ tài hoa

Nhạc sư Nguyễn Vĩnh Bảo sinh ngày 19-8-1918, tại làng Mỹ Trà, tổng Phong Thạnh, quận Cao Lãnh, tỉnh Sa Đéc (nay là xã Mỹ Trà, TP Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp).

Ông được mệnh danh là "đệ nhất đờn tranh", "đệ nhất danh cầm" hay "hậu Tổ nhạc tài tử Nam Bộ". Nhạc sư là người hiếm hoi ở Việt Nam có lối đờn ứng tấu, ứng tác. Ông cũng là người duy nhất ở Việt Nam vừa là nhạc sư trình tấu vừa là nhạc sư giảng dạy âm nhạc truyền thống, lại vừa là người sáng chế đờn tranh theo kích thước và số dây thêm vào (từ 16 lên tới 21 dây).

Nhạc sư sử dụng thành thạo tiếng Anh, Pháp, Hoa, Nhật, Campuchia để giảng dạy nhạc tài tử Nam Bộ tại tư gia hoặc qua internet cho học trò thuộc nhiều quốc tịch trên thế giới.

Tâm Minh - Thanh Hiệp
NLD





[
Đăng trả lời

Quay về