Tưởng niệm Tiếng Sáo Nguyễn Ðình Nghĩa: "Phụng Vũ về trời - Thanh âm vô cùng đã tắt ... "
Phan Nhật Nam (trích)
Vừa đến tuổi hai mươi, Nguyễn Ðình Nghĩa rời Ðà Nẵng, Quảng Nam vào Sài Gòn từ những ngày đầu thập niên 60 với những người bạn Duy Khánh, La Thoại Tân... . Sau một thời gian ngắn, các anh đã tạo nên những chỗ đứng riêng biệt tiếng tăm trong sinh hoạt âm nhạc, nghệ thuật sân khấu Miền Nam trong suốt những năm của hai thập niên 60, 70 cho đến ngày 30 tháng 4, 1975. Hơn thế nữa, Nghĩa đã chọn hướng đi riêng cho mình - Con đường dụng thanh âm từ sáo trúc, và sáng tạo nên những hòa khúc độc đáo riêng cho sáo... . Bản Phụng Vũ với âm sắc độc đáo, tài hoa qua kỹ thuật điêu luyện của anh đã chiếm vị trí hàng đầu trong các chương trình ca nhạc, phát thanh suốt một thời gian dài không có tài năng thứ hai sánh kịp. Không chỉ trong nước, Nguyễn Ðình Nghĩa có mặt tại những cuộc trình diễn ở nước ngoài... . Paris, Vientian, Tokyo để minh chứng nghệ thuật trình diễn của Việt Nam không kém phần sâu sắc, cao kỳ so trên quy mô, tầm cỡ thế giới.
Nguyễn Ðình Nghĩa đã là “Cây Sáo số Một” của Việt Nam, của miền Nam. “...Có một thằng cha bên Tàu, và một cha nữa bên Tây, hai cha này thổi hay hơn moa!” Nghĩa đã nói với tôi như thế hơn hai mươi năm trước. Tôi nhìn quanh căn nhà lổng chổng đồ đạc tồi tàn, chiếc xe đạp treo trên tường, tấm bảng đen đầy bụi phấn, đống áo quần dơ, xô nước, và bạn tôi, Diệu Tân vợ Nghĩa lấm lem khói bếp; Ðoan Trang, Nam Phương chơi ngoài hiên nhà, Nghị leo lên vai, cổ “cậu Nam” vì không có khoảng trống để chạy, nhảy...” Ông nên “nhường” cho hai cha ấy đi; sống thế này mà “thổi” được như ông là Thánh. Ít khi nào lời nói đùa mang độ thật đến như thế. Nguyễn Ðình Nghĩa lúc ấy, “Cây Sáo số Một” của Việt Nam, gã Orphée tân thời chỉ một chiếc quần xà lỏn trên mình. Nóng từ mái tôn hắt xuống như đang trong lò bánh mì. Hỏi ai có thể “thổi” hay hơn anh được. Chỉ cho tên một người khác đi, trước đây hoặc bây giờ.
Sau 1975, rời căn nhà ở hẽm Phan Văn Trị, Nghĩa và Diệu Tân trở lại miền Trung sau mười lăm năm. Khác với lần di chuyển vào Nam ngày trước, chuyến đi của can đảm tuổi trẻ và lãng mạn tình yêu, hôm nay, hai người có khối nặng của ba con và nỗi thấm nhục bị miệt thị. Nghĩa và gia đình không về lại Ðà Nẵng. Anh đưa vợ và ba con đi xa hơn. Nơi hẻo lánh, vùng núi miền Trung.
Và chuyện thần thoại được thực hiện lần thứ hai. Cái khó không bó được cái khôn với điều kiện chúng ta phải khôn. Sự cùng khổ đôi khi không là tai họa nếu chúng ta có sức vượt qua cùng khổ. Ở miền núi, tiếp xúc với những người sắc tộc Bahnar, H'mông, Rhadé... Nghĩa dần khám phá ra khối lượng nhạc khí độc đáo, kỳ ảo của họ. Với cây đàn T'rưng, nhạc khí gỏ khởi sự chỉ vỏn vẹn năm ống tre, đầu mắc vào cột, một người ngồi giữ giây, một người gõ. Người Bahnar (Vùng núi Quảng Nam, Quảng Ngãi chạy qua Kontum, Pleiku, Ban Mê Thuột xuống Bình Long, Nam bộ) vận dụng được một cung năm ngũ âm đơn giản, để dùng trong việc liên lạc, mời gọi họp bạn hoặc các buổi tế lễ như hạ trâu, cưới xin, mở cửa mã.
Năm 1978, có mặt trong buổi liên hoan âm nhạc đồng bào sắc tộc Việt Nam tại Nha Trang, Nghĩa nẩy ra ý nghĩ khi nghe đàn T'rưng cải tiến (Từ một nhạc công người Nam đem ra Bắc năm 1954) - Ðàn T'rưng cải tiến thành cung Mi trưởng, có đầy đủ một hợp âm bát độ. Nghĩa so sánh: “Nếu chỉ với một ống sáo nhỏ bé anh đã tạo nên hằng hà âm giai, âm sắc biến hóa kỳ ảo... Thì huống gì đây những năm ống tre, cũng từ tre, trúc mà ra thôi”. Anh gọt không phải hằng chục, hằng trăm, hàng ngàn, mà hằng chục ngàn ống tre... Chọn lọc, nấu luộc, phơi nắng, cất giữ để có những ống tre tối ưu - Ðể buồng hơi (chambre à air) tạo nên âm thanh tuyệt đối thuần túy - Một cung cộng hưởng tối đa. Trở lại căn nhà của anh ở hẽm nhỏ Ðường Phan Văn Trị, Chợ Quán để trở nên một rừng tre nhân tạo tua tủa những ống tre. Từng ngày với từng ống tre được gọt theo mỗi 1/5, 1/10 milimetre một. Năm 1981, Nghĩa hoàn tất chiếc đàn T'rưng đồ sộ gồm 26 ống có khả năng tiết tấu bốn bát độ. Ngoài ra, Nghĩa phải cậy đến một sáng kiến khác của người Nhật Watanabé, nhạc sĩ này đã tìm ra một “gam vô tình” cũng có thể gọi là “gam mềm” sau khi gắn vào thêm hai ống. Chiếc đàn 28 ống hoàn chỉnh. Bộ trưởng Văn Hóa Lưu Hữu Phước không thể nào vùi lấp sáng kiến và tài năng của Nghĩa, cũng một phần, đây là điều đáng hãnh diện của người Miền Nam sau khi Hà Nội sáng chế nên cây gõ hai đầu; cây gõ nguyên thủy chỉ một đầu.
Nhưng chuyện của Nguyễn Ðình Nghĩa không dừng lại ở đấy, tại Việt Nam. Anh và gia đình đến Canada năm 1984; tháng Giêng 1987 nhân dịp Tết Âm Lịch, anh xuất hiện ở Phòng Hòa Tấu Ðại Học Toronto, và liên tục trình diễn qua các cơ sở văn hóa, giáo dục vùng Ðông-Bắc nước Mỹ. Nhưng nay, anh không đứng trên sân khấu một mình, sau lưng và hai bên bây giờ đã có toàn thể khối lực hỗ trợ: Những Ðoan Trang, Nam Phương, Nguyễn Ðình Nghị và tiếp theo, Nguyễn Ðình Hòa và Chiến. Ðây không còn là những đứa bé trèo lên vai, bám lên cổ anh ở hai mươi năm trước, mà đã là người thiếu nữ Việt Nam làm sống động âm thanh khắc khoải gờn gợn của Ðộc Huyền (Nam Phương); người dựng lại khối âm thanh rực rỡ của Thập Lục (Ðoan Trang) và những cây guitar điện, giàng trống với Nghị, Hòa, Chiến. Tất cả đã hòa nhịp cùng chiếc đàn đồ sộ 28 ống của Nghĩa để hiện thực nên điều - Âm nhạc, nhạc khí cổ truyền Dân Tộc Việt Nam là một thế giới kỳ diệu do từ nội dung sâu lắng, phong cách, kỹ thuật trình diễn điêu luyện tế vi.
Buổi trình diễn ngày 2 tháng 6 năm 1994 tại Thính Ðường Carnegie Ðại học Kỹ Thuật New York là một xác chứng về câu chuyện có vẻ không thực của một gia đình tên gọi Nguyễn Ðình Nghĩa. Vì sau gần trăm năm thành lập, phòng hòa âm ấy chỉ dành riêng để các bậc thầy trình diễn về các bậc thầy... Những Beethoven, Mozart, Wagner...
Nhưng nguồn sống động làm phấn khởi, thúc giục tôi viết nên bài này không phải là giải thưởng của Thống Ðốc Tiểu Bang Maryland về “Nghệ Sĩ Ðộc Tấu Xuất Sắc” năm 1994 mà Nghĩa vừa nhận được hôm 12 tháng 6, tại Baltimore (và tiếp những năm sau, 1996, 1998... 2002). Có một điều gì cao quý và sâu xa hơn. Ðấy là dự định mà tôi tin chắc anh sẽ thực hiện được - Làm sống lại Beethoven, Tchaikovsky, Debussy... Bằng lửa. Với lửa - Nghĩa là anh sẽ tái cấu trúc, hoàn chỉnh lại cây “Ðàn Lửa” của người Vân Kiều (Vùng núi Bạch Mã, Cầu Hai, Thừa Thiên), một loại đàn đã bị thất truyền và không người có khả năng khôi phục. Lửa sẽ được đốt lên (tất nhiên từ một hệ thống lò ga thay vì lửa trại, lửa rừng), chuyền hơi nóng qua những ống tre lớn (do Nghĩa đã nắm được cấu trúc từng tế bào tre, trúc)... Và những hợp tấu khúc lớn của các bậc thầy sẽ được dựng nên, bừng dậy như ánh lửa chập chùng hằng cháy sáng từ ngày khai sinh sự sống trần gian.
Và phải chăng do tiên kiến về một điều bất hạnh sẵn rình chờ, tôi luôn thấy rờn rợn có điều gì không thật, không bền mỗi khi thấy Bạn trình diễn cảnh tượng kỳ ảo với cây đờn đồ sộ 28 ống tre, được đánh lên với tuyệt kỹ điêu luyện, hòa nhịp thanh âm Thập Lục, Ðàn Bầu của Ðoan Trang, Nam Phương; vọng động của trống phát ra từ Chiến, Hòa, và Tây Ban Cầm của Nghị. Phải, tôi thấy có một điều gì bí mật, sâu xa hơn - Ngày 12 tháng 5, 2003 Bạn bị kích ngất ngay trên sàn trình diễn ở New York - Và Bạn đã, đang ở trên biên giới Sự Chết từ đó... Ðau thương hơn cái chết. Ðáng sợ hơn cái chết.
theo NV
THE ONLY FORUM FOR CLVN LOVERS
Diễn đàn dang được nâng cấp . Thân mời các bạn TV vào xem và sử dụng.
Hãy click vào Quick links phía bên trên tay trái để bắt đầu
Nếu thấy có gì xin báo cho tcgd biết để sửa chữa cho kịp thời nhen các bạn.
Cám ơn các bạn
Tưởng niệm Tiếng Sáo Nguyễn Ðình Nghĩa: "P
Nội quy chuyên mục
THÀNH VIÊN CLVN CHÚ Ý !
1- Bài viết phải luôn luôn bỏ dấu cho dễ đọc, viết không dấu sẽ bị xóa. Xem chỉ dẫn cách bỏ dấu taị đây.
2- Không đưa nguyên link từ các nơi khác vào - Không viết toàn chữ hoa hoặc liên tục không chấm phết.
3- Ghi rõ nguồn các bài được đưa lên là bắt buộc - Tránh những lời lẽ quá khích.
4- Mỗi thành viên chỉ được dùng một nick - Không nên đưa nhiều bài lắt nhắt liên tiếp từ cùng một thành viên.
5- Đừng dùng quote (trích dẫn) để trả lời khi 2 bài liên tiếp nhau - Tránh quote nhiều lần cùng một hình ảnh.
6- Không dùng màu đỏ trừ phi đó là tựa đề của một bài mới - Nên tạo chữ ký đẹp, cân đối, dễ nhìn.
7- Thắc mắc về bài bị xoá post trên diễn đàn đều cũng sẽ bị xoá. Trực tiếp liên lạc với Ban Điều Hành nếu cần.
8- Mọi thành viên đều cùng một nhà CLVN nên việc cư xữ hoà nhã với nhau là cần thiết dù ý kiến có dị biệt.
1- Bài viết phải luôn luôn bỏ dấu cho dễ đọc, viết không dấu sẽ bị xóa. Xem chỉ dẫn cách bỏ dấu taị đây.
2- Không đưa nguyên link từ các nơi khác vào - Không viết toàn chữ hoa hoặc liên tục không chấm phết.
3- Ghi rõ nguồn các bài được đưa lên là bắt buộc - Tránh những lời lẽ quá khích.
4- Mỗi thành viên chỉ được dùng một nick - Không nên đưa nhiều bài lắt nhắt liên tiếp từ cùng một thành viên.
5- Đừng dùng quote (trích dẫn) để trả lời khi 2 bài liên tiếp nhau - Tránh quote nhiều lần cùng một hình ảnh.
6- Không dùng màu đỏ trừ phi đó là tựa đề của một bài mới - Nên tạo chữ ký đẹp, cân đối, dễ nhìn.
7- Thắc mắc về bài bị xoá post trên diễn đàn đều cũng sẽ bị xoá. Trực tiếp liên lạc với Ban Điều Hành nếu cần.
8- Mọi thành viên đều cùng một nhà CLVN nên việc cư xữ hoà nhã với nhau là cần thiết dù ý kiến có dị biệt.
- tancogiaoduyen
- Site Admin
- Bài viết: 41708
- Ngày tham gia: Hai T4 12, 2004 5:00 pm
- Đến từ: U.S.A
- Tiếp xúc: