
Mấy ai thuộc thế hệ đã qua yêu cải lương, yêu câu giọng cổ mà không ít nhiều biết đến câu hát và người NS tài danh đã hát câu hát này: NSND Út Tra Ôn.
Xuất thân từ ban nhạc chơi tài tử, gần 60 năm qua, ông là danh ca vọng cổ và NS lớn của SKCL, nổi tiếng trong nước và ngoài lớn. Mỗi khi nhắc tới NS Út Trà Ôn là người ta liên tưởng đến làn hơi thiên phú , ngọt ngào độc đáo, đầy kỹ thuật qua nhiều bản vọng cổ được nhân dân yêu thích gắn liền với nghệ danh của ông.
NSND Út Trà Ôn tên thật là Nguyễn Thành Út, sinh năm 1919, quê ở làng Đông Hậu, quận Trà Ôn, tỉnh Cần Thơ (trước đây) trong một gia đình về nghề nông . Ông là con út (thứ 10) trong một gia đình có 3 anh trai và 5 chị gái, cho nên thường được gọi là “Cậu Mười”.
Từ nhỏ nhờ có giọng tốt, lại yêu thích đàn ca tài tử nên ông cùng bạn bè tụ tập lập thành nhóm chơi nhạc tài tử, rồi Út Trà Ôn được chọn ca trong ban nhạc lễ ở đình làng, theo học ca với nhạc sĩ Năm Tồn (đàn tranh) và Tư Hiệu (đàn cò, vi-ô-lông). Đến năm 14 tuổi, ông ca tài tử ở địa phương . Trong thời gian vừa ca, vừa học, ông đã tập cho mình lối ca riêng , từ cách nhả chữ, nhả nhịp cùng với chất giọng thiên phú. Chỉ 4 năm xong, ông lên SG dự thi ca vọng cổ , đoạt giải nhất và nổi tiếng với các bản: Thức trót đêm đông, Sầu bạn chung tình, Tôn Tẩn giả điên. Riêng với bản Tôn Tẩn giả điên, vào năm 1942 do đài Pháp – Á và hãng đĩa ASIA thu và phát hành, ông nổi tiếng khắp nơi. Từ năm 1943-1944 ông đi diễn khắp nơi với gành hát Trúc Viên của bầu Trương Gia Kỳ Sanh. Bạn diễn gồm Tấn Thành, Ba Giáo,....và năm 1945, ông nổi bật bởi vai Tào Tháo và Thái Tử Lưng Gù...
Năm 1949, ông bị thực dân Pháp bắt vì cho là tiếp tế cho Việt Minh. Sau khi được thả ra, ông cộng tác với các đoàn Sao Mai, Rạng Đông, Mộng Vân, Thanh Minh – Thanh Nga, Việt Nam,...Sau đó, Út Trà Ôn tiến lên đỉnh cao của nghề, trở thành ngôi sao sáng chói của SKCL cả hai mặt ca và diễn.
Sau ngày Miền Nam hoàn toàn giải phóng, SN Út Trà Ôn hoạt động ở nhóm SK gồm có Phùng Há, Ba Vân, Út Trà Ôn, Nam Hùng, Thanh Nga, Thanh Thanh Hoa, Hai Nữ, Hoàng Ất, Tư Hề,...Năm 1979, Út trà Ôn được phong tặng danh hiệu NSƯT. Sau đó, ông hát ở đoàn Kim Thanh, Sân khấu Tài Năng, rồi từ năm 1988 tham gia Hội đồng chấm thi cuộc thi cuộc Tuyển lựa giọng ca cải lương do Hội SK TP. HCM tổ chức. Năm 1997, ông được nhà nước phong tặng danh hiệu NSND.
Út Trà Ôn đã diễn thành công trong hơn 200 vở hát và ca qua cả ngàn bản vọng cổ, nhưng có lẽ ông thành công hơn cả là nhờ vào những bản vọng cổ mà người ta khen tặng là “đệ nhất danh ca”. Thời gian có thể đổi dời,cách ca vọng cổ sau bao nhiêu thập kỷ có thể bị biến đổi nhưng khi nghe ông ca, người ta cảm thấy thời gian như đứng lại, vượt ra ngoài cả thăng trầm của nghệ thuật SKCL. Nhất là với bài vọng cổ Tính Anh Bán Chiếu đã gắn liền với tên tuổi của ông mà cho đến nay cho có bất cứ ai có thể thay thế được.
NS Út Trà Ôn ngay cả khi đã lớn tuổi mà giọng ca vẫn ngọt ngào truyền cảm qua những bản: Đài hoa dâng Bác, Bác ơi Bác ơi, Anh hùng Nguyễn Văn Trổi, về với Sông Trà, Ba đảo dừa, Núm ruột quê hương, Nói chuyện với Đồng Bằng...Út Trà Ôn nổi danh do lối ca chân phương nhưng độc đáo. Âm thanh và ngôn ngữ vọng cổ hoà luyện thành “cái thần” đi sâu vào tình cảm người nghe. Kỹ thuật ca nghiêm túc, trong đó có cách nhấn, sắp chử theo từng cụm từ, nhuần nhuyễn như thơ ca, không bị lạc mạch, tách chẻ đoạn ý làm người nghe dễ tiếp thu.
...Vài năm gần đây, ông thường xuyên tham gia các hoạt động từ thiện, cứu trợ, ở đâu cần là ông đi dừ sức khoẻ không cho phép. Khi thanh sắc không còn, nhiều NS thường lánh mặt, họ muốn lưu giử trong lòng khán giả những ấn tượng đẹp. Nhưng với ông, được đi gặp khán giả thân yêu của mình là cả một hạnh phục lớn lao. Ca không nổi khi hơi đã tàn, lực đã kiệt, ông vẫn gắn gượng làm vui lòng khán giả bằng 2 câu vọng cổ. Có lẽ không tìm được hình ảnh nào đẹp hơn. Ông mãi là tấm gương sáng để biết baothế hệ NS noi theo cả về nghề nghiệp lẫn đạo đức một người NS nhân dân...
CLVN