Nữ văn sĩ Tùng Long thường được biết đến tên bà Tùng Long, vừa qua đời tại Sàigon ngày 26/04/06, thọ 92 tuổi
Bà là một trong những nữ văn sĩ/ nhà báo tiên phong của Miền Nam, bà cũng là người đâu tiên mở ra mục Gỡ rối tơ lòng trên báo của bà Bút Trà (báo tên gì thì NV quên rồi)
Bà là mẹ của nhà văn/ nhà báo Nguyễn Đông Thức.
Xin chia buồn cùng gia quyến, cầu cho hương hồn bà sớm phiêu diêu miền cực lạc
ok, information vậy thôi, ông chủ update tiếp đi ....
THE ONLY FORUM FOR CLVN LOVERS
Diễn đàn dang được nâng cấp . Thân mời các bạn TV vào xem và sử dụng.
Hãy click vào Quick links phía bên trên tay trái để bắt đầu
Nếu thấy có gì xin báo cho tcgd biết để sửa chữa cho kịp thời nhen các bạn.
Cám ơn các bạn
Nữ văn sĩ Tùng Long qua đời ....
Nội quy chuyên mục
THÀNH VIÊN CLVN CHÚ Ý !
1- Bài viết phải luôn luôn bỏ dấu cho dễ đọc, viết không dấu sẽ bị xóa. Xem chỉ dẫn cách bỏ dấu taị đây.
2- Không đưa nguyên link từ các nơi khác vào - Không viết toàn chữ hoa hoặc liên tục không chấm phết.
3- Ghi rõ nguồn các bài được đưa lên là bắt buộc - Tránh những lời lẽ quá khích.
4- Mỗi thành viên chỉ được dùng một nick - Không nên đưa nhiều bài lắt nhắt liên tiếp từ cùng một thành viên.
5- Đừng dùng quote (trích dẫn) để trả lời khi 2 bài liên tiếp nhau - Tránh quote nhiều lần cùng một hình ảnh.
6- Không dùng màu đỏ trừ phi đó là tựa đề của một bài mới - Nên tạo chữ ký đẹp, cân đối, dễ nhìn.
7- Thắc mắc về bài bị xoá post trên diễn đàn đều cũng sẽ bị xoá. Trực tiếp liên lạc với Ban Điều Hành nếu cần.
8- Mọi thành viên đều cùng một nhà CLVN nên việc cư xữ hoà nhã với nhau là cần thiết dù ý kiến có dị biệt.
1- Bài viết phải luôn luôn bỏ dấu cho dễ đọc, viết không dấu sẽ bị xóa. Xem chỉ dẫn cách bỏ dấu taị đây.
2- Không đưa nguyên link từ các nơi khác vào - Không viết toàn chữ hoa hoặc liên tục không chấm phết.
3- Ghi rõ nguồn các bài được đưa lên là bắt buộc - Tránh những lời lẽ quá khích.
4- Mỗi thành viên chỉ được dùng một nick - Không nên đưa nhiều bài lắt nhắt liên tiếp từ cùng một thành viên.
5- Đừng dùng quote (trích dẫn) để trả lời khi 2 bài liên tiếp nhau - Tránh quote nhiều lần cùng một hình ảnh.
6- Không dùng màu đỏ trừ phi đó là tựa đề của một bài mới - Nên tạo chữ ký đẹp, cân đối, dễ nhìn.
7- Thắc mắc về bài bị xoá post trên diễn đàn đều cũng sẽ bị xoá. Trực tiếp liên lạc với Ban Điều Hành nếu cần.
8- Mọi thành viên đều cùng một nhà CLVN nên việc cư xữ hoà nhã với nhau là cần thiết dù ý kiến có dị biệt.
- Nangvang
- Thành viên thực thụ
- Bài viết: 350
- Ngày tham gia: Hai T10 11, 2004 5:00 pm
- giongthanhhai
- Thành viên mới đến
- Bài viết: 23
- Ngày tham gia: Ba T4 04, 2006 5:00 pm
Nangvang thân mến.Nangvang đã viết:Nữ văn sĩ Tùng Long thường được biết đến tên bà Tùng Long, vừa qua đời tại Sàigon ngày 26/04/06, thọ 92 tuổi
Bà là một trong những nữ văn sĩ/ nhà báo tiên phong của Miền Nam, bà cũng là người đâu tiên mở ra mục Gỡ rối tơ lòng trên báo của bà Bút Trà (báo tên gì thì NV quên rồi)
Bà là mẹ của nhà văn/ nhà báo Nguyễn Đông Thức.
Xin chia buồn cùng gia quyến, cầu cho hương hồn bà sớm phiêu diêu miền cực lạc
ok, information vậy thôi, ông chủ update tiếp đi ....
Ght đoán bạn thuộc phái nữ khi bạn nhạy bén thông báo tin buồn này cho tất cả thành viên CLVN. Điều đáng ghi nhớ trong bản tin gth ghi tốc ký qua tin buổi sáng đài RFI:
Bà Tùng Long hay Nữ văn sĩ Tùng Long tên thật Lê thị Bạch Vân. Học sinh trường nữ trung học Đồng Khánh, sau chuyển về học nữ Trung học Gia long còn được biết qua cái tên rất dễ thương, trường áo tím.
Bà Tùng Long được ái mộ trong nữ giới thuộc thế hệ sinh ra và lớn lên Ở Miền Nam Việt Nam trước 30 tháng 4 năm 1975 qua mục Gỡ rối tơ lòng.
Theo lời kể của nhà văn Nguyễn đông Thức, con út của Bà Tùng Long, thì Mục Gỡ rối tơ lòng do mẹ ông tạo ra năm 1950 cho tờ báo Saigon Mới. Nhằm mục đích giúp đở tư vấn về nhiều vấn đề liên quan đến gia đình và phụ nữ, mục Gỡ rối tơ lòng đã giúp hàn gắn nhiều vết rạn nứt gia đình tưởng không hàn gắn được. Ông cũng ghi nhớ công lao của một Bà Tùng Long văn sĩ bên cạnh một mẹ Lê thị Bạch Vân, nuôi dưởng thành công chín đứa con trưởng thành và đều tốt nghiệp đại học.
Với Nhà văn Đỗ trung Quân Bà Tùng Long là biểu hiện của một phụ nữ Việt trong thế kỷ trước rất đáng tôn vinh. Bà Là hình ảnh một phụ nữ có học, hiền hòa, nề nếp, và có tâm với xã hội trong hoàn cảnh xã hội còn khép kín thời bấy giờ.
Giáo sư Bùi Khánh Thế kết luận Nhà văn Bà Tùng Long đã để lại dấu ấn một nhà văn nữ dùng thuần tiếng Việt trong tiến bán thế kỷ trước. Nhà Văn Bà Tùng Long đã góp phần làm phong phú văn chương Việt hiện đại.
Xin trân trọng chia buồn cùng gia quyến cố Nữ Văn Sĩ Bà Tùng Long.
Nguyển Minh Thủy
California, USA
-
- Thành viên tích cực
- Bài viết: 37641
- Ngày tham gia: Chủ nhật T4 11, 2004 5:00 pm
Nangvang, giongthanhhai
Sau một thời gian lâm bệnhnặng, bà quả phụ Nguyễn Đức Huy, tức Nữ sĩTùng Long đã qua đời hồi 17 giờ 15 phút ngày 26-4-2006 (tức 29 tháng 3 năm Bính Tuất), hưởng thọ 92 tuổi.
Nữ sĩ Tùng Long tên thật là Lê Thị Bạch Vân, sinh năm 1915 tại Đà Nẵng. Bà là một nhà giáo yêu nước và yêu nghề. Từ năm 1953 đến năm 1972, bà vừa dạy học vừa viết báo, viết văn nuôi dạy 9 người con. Với bút danh Tùng Long, bà là nữ văn sĩ chuyên viết và nổi tiếng với trên 60 tiểu thuyết tâm lý xã hội (như “Bóng người xưa”, Giang san nhà chồng”, “Mẹ chồng nàng dâu”. “Duyên tình lạc bến”, “Hứa hẹn”, “Mưa dầm thấm đá”…) và trang mục “Gỡ rối tơ lòng” trên các báo được bạn đọc ở các đô thị miền Nam, nhất là giới nữ ưa thích và kính trọng.
Ngoài ra bà Tùng Long còn viết những cuốn sách về nội trợ nổi tiếng, hầu như gia đình nào cũng sử dụng như những hướng dẫn bổ ích.
Vừa qua, thể theo yêu cầu bạn đọc Nhà xuất bản Trẻ và Công ty Văn hóa Phương Nam in và phát hành cuốn “Hồi ký Bà Tùng Long”.
Linh cữu nữ sĩ Tùng Long quàn tại số 6 A 2/5-6 Đinh Bộ Lĩnh, P24, Q. Bình Thạnh. Tang lễ cử hành lúc 7 giờ ngày 29-4-2006 nhằm ngày 2 tháng tư năm Bính Tuất), sau đó an táng tại Nghĩa trang Trung Việt ái hữu, Thủ Đức.
Ban Biên tập Báo SGGP thành thật chia buồn với gia đình nữ sĩ Tùng Long; đồng nghiệp - nhà báo, nhà văn Nguyễn Đông Thức (con trai Bà Tùng Long).
Sau một thời gian lâm bệnhnặng, bà quả phụ Nguyễn Đức Huy, tức Nữ sĩTùng Long đã qua đời hồi 17 giờ 15 phút ngày 26-4-2006 (tức 29 tháng 3 năm Bính Tuất), hưởng thọ 92 tuổi.
Nữ sĩ Tùng Long tên thật là Lê Thị Bạch Vân, sinh năm 1915 tại Đà Nẵng. Bà là một nhà giáo yêu nước và yêu nghề. Từ năm 1953 đến năm 1972, bà vừa dạy học vừa viết báo, viết văn nuôi dạy 9 người con. Với bút danh Tùng Long, bà là nữ văn sĩ chuyên viết và nổi tiếng với trên 60 tiểu thuyết tâm lý xã hội (như “Bóng người xưa”, Giang san nhà chồng”, “Mẹ chồng nàng dâu”. “Duyên tình lạc bến”, “Hứa hẹn”, “Mưa dầm thấm đá”…) và trang mục “Gỡ rối tơ lòng” trên các báo được bạn đọc ở các đô thị miền Nam, nhất là giới nữ ưa thích và kính trọng.
Ngoài ra bà Tùng Long còn viết những cuốn sách về nội trợ nổi tiếng, hầu như gia đình nào cũng sử dụng như những hướng dẫn bổ ích.
Vừa qua, thể theo yêu cầu bạn đọc Nhà xuất bản Trẻ và Công ty Văn hóa Phương Nam in và phát hành cuốn “Hồi ký Bà Tùng Long”.
Linh cữu nữ sĩ Tùng Long quàn tại số 6 A 2/5-6 Đinh Bộ Lĩnh, P24, Q. Bình Thạnh. Tang lễ cử hành lúc 7 giờ ngày 29-4-2006 nhằm ngày 2 tháng tư năm Bính Tuất), sau đó an táng tại Nghĩa trang Trung Việt ái hữu, Thủ Đức.
Ban Biên tập Báo SGGP thành thật chia buồn với gia đình nữ sĩ Tùng Long; đồng nghiệp - nhà báo, nhà văn Nguyễn Đông Thức (con trai Bà Tùng Long).
Liên lạc N.A: Vui lòng gọi - ĐT kô nhận được tin nhắn