THE ONLY FORUM FOR CLVN LOVERS
Diễn đàn dang được nâng cấp . Thân mời các bạn TV vào xem và sử dụng.
Hãy click vào Quick links phía bên trên tay trái để bắt đầu
Nếu thấy có gì xin báo cho tcgd biết để sửa chữa cho kịp thời nhen các bạn.
Cám ơn các bạn
Vĩnh biệt “cây đại thụ” sân khấu - NSND Đà
Nội quy chuyên mục
THÀNH VIÊN CLVN CHÚ Ý !
1- Bài viết phải luôn luôn bỏ dấu cho dễ đọc, viết không dấu sẽ bị xóa. Xem chỉ dẫn cách bỏ dấu taị đây.
2- Không đưa nguyên link từ các nơi khác vào - Không viết toàn chữ hoa hoặc liên tục không chấm phết.
3- Ghi rõ nguồn các bài được đưa lên là bắt buộc - Tránh những lời lẽ quá khích.
4- Mỗi thành viên chỉ được dùng một nick - Không nên đưa nhiều bài lắt nhắt liên tiếp từ cùng một thành viên.
5- Đừng dùng quote (trích dẫn) để trả lời khi 2 bài liên tiếp nhau - Tránh quote nhiều lần cùng một hình ảnh.
6- Không dùng màu đỏ trừ phi đó là tựa đề của một bài mới - Nên tạo chữ ký đẹp, cân đối, dễ nhìn.
7- Thắc mắc về bài bị xoá post trên diễn đàn đều cũng sẽ bị xoá. Trực tiếp liên lạc với Ban Điều Hành nếu cần.
8- Mọi thành viên đều cùng một nhà CLVN nên việc cư xữ hoà nhã với nhau là cần thiết dù ý kiến có dị biệt.
1- Bài viết phải luôn luôn bỏ dấu cho dễ đọc, viết không dấu sẽ bị xóa. Xem chỉ dẫn cách bỏ dấu taị đây.
2- Không đưa nguyên link từ các nơi khác vào - Không viết toàn chữ hoa hoặc liên tục không chấm phết.
3- Ghi rõ nguồn các bài được đưa lên là bắt buộc - Tránh những lời lẽ quá khích.
4- Mỗi thành viên chỉ được dùng một nick - Không nên đưa nhiều bài lắt nhắt liên tiếp từ cùng một thành viên.
5- Đừng dùng quote (trích dẫn) để trả lời khi 2 bài liên tiếp nhau - Tránh quote nhiều lần cùng một hình ảnh.
6- Không dùng màu đỏ trừ phi đó là tựa đề của một bài mới - Nên tạo chữ ký đẹp, cân đối, dễ nhìn.
7- Thắc mắc về bài bị xoá post trên diễn đàn đều cũng sẽ bị xoá. Trực tiếp liên lạc với Ban Điều Hành nếu cần.
8- Mọi thành viên đều cùng một nhà CLVN nên việc cư xữ hoà nhã với nhau là cần thiết dù ý kiến có dị biệt.
-
- Thành viên tích cực
- Bài viết: 37641
- Ngày tham gia: Chủ nhật T4 11, 2004 5:00 pm
Vĩnh biệt “cây đại thụ” sân khấu - NSND Đà
Vào nghề năm 15 tuổi, đến tuổi 80 ông vẫn còn bước lên sàn diễn. 65 năm miệt mài với sân khấu, ông đã để lại cho đời một gia tài nghệ thuật lớn lao, quý giá và một nhân cách cao đẹp của người thầy, người nghệ sĩ tài hoa.
NSND Đào Mộng Long đã ra đi. Căn phòng nhỏ nằm ở tầng 2 khu tập thể 50 Nguyễn Bỉnh Khiêm (Hà Nội) từ đây không còn nghe giọng đọc thoại ấm áp, truyền cảm của ông.
NSND Đào Mộng Long gắn bó với gánh hát An Lạc từ năm 15 tuổi. Thuở nhỏ ông mê sân khấu nên khăn gói theo gánh hát lưu diễn khắp nơi. Năm 18 tuổi ông đã nổi tiếng với những vai kép chính, lưu diễn từ Hà Nội vào Sài Gòn rồi qua tận Thái Lan, Lào, Campuchia. Cùng thời với ông có những nghệ sĩ cải lương thuộc thế hệ tiền bối như: Hai Hường, Tư An, Ba Ân, Bảy Tư, Bảy Vân, Ba Hoài... tất cả đều là những nghệ sĩ góp công đặt những viên đá đầu tiên cho sân khấu cải lương trên đất Bắc.
Năm 1945, ông tham gia cách mạng, làm công tác văn nghệ và chỉ huy đội tuyên truyền ca. Cũng vào thời điểm này, ông đã sáng tác ca khúc Hồn Việt Nam, trở thành một trong những ca khúc hay của cách mạng. Sau đó ông và tổ chức cách mạng lâm thời đã thành lập Liên đoàn Ca khúc Liên khu 4, lúc này ông được bầu làm trưởng đoàn, phát huy tài năng với ba vai trò: tác giả kịch bản, đạo diễn và diễn viên.
Tên tuổi Đào Mộng Long nổi tiếng từ đó với hàng loạt vở cải lương: Tiền và nghĩa, Hận tương giao, Lò lửa giặc Tần, Kêu cứu, Nát cánh hoa rừng... và nổi tiếng với tác phẩm kịch thơ: Trắng hoa mai (sau này soạn giả Thế Châu đã chuyển thể Trắng hoa mai thành kịch bản cải lương và kịch bản này đã góp phần đưa NSƯT Lệ Thủy nổi tiếng với vai công chúa Thiên Kiều – Đoàn Cải lương 284). Năm 1954, ông chuyển công tác về Nhà hát Kịch Việt Nam, làm giám đốc một thời gian mà các tác phẩm mới ra đời đều tạo tiếng vang, có giá trị nghệ thuật cao, như: Đứng gác dưới ánh đèn neon, Chị Hòa, Câu chuyện Ecuoc, Cluba, Quê hương...
NSND - đạo diễn Phạm Thị Thành cho biết: “Ông là một nghệ sĩ công dân đúng nghĩa. Bao năm qua vẫn sống thanh đạm với đồng lương hưu. Bất kỳ một hoạt động sân khấu nào ông cũng đều quan tâm, nhất là để ý đến những vở diễn của các nghệ sĩ trong miền Nam. Cách đây 10 năm, khi vở Dạ cổ hoài lang của Nhà hát Kịch 5B ra Hà Nội biểu diễn, dù đang bệnh hen suyễn, ông vẫn đến xem Thành Lộc, Hồng Vân, Việt Anh, Quốc Thảo biểu diễn. Câu chuyện khiến ông say mê, quên cả đường về, lạc ra tận ngoại ô Hà Nội. Ở tuổi về chiều, ông say mê sáng tác, lấy niềm cảm hứng được viết, chỉnh sửa tác phẩm văn học làm niềm vui”.
Đối với những người trong nghề, NSND Đào Mộng Long được công nhận là người có tài “biến những vai phụ thành vai để đời”. NSƯT Trần Minh Ngọc kể về ông: “Vốn có dáng người nhỏ nhắn ông nên khi vào vai một ông lão bị ức hiếp hay một ông cụ bị tâm thần hoặc một trưởng giả học làm sang, ông đều diễn tinh tế đến từng động tác. Cách thoại kịch của ông cũng độc đáo và sang trọng, từng lời thoại không sai lệch dù ông có diễn 1.000 suất thì vẫn giữ đúng tinh thần của nhân vật”.
Nhắc đến những vai phụ nổi tiếng của ông, công chúng yêu kịch, cải lương và người trong nghề đã không quên các vai: Phaunhin (Xâm lược), ông Thiện (Lửa hậu cung), Gơ ô a đi lính (Khúc thứ ba bi tráng), cụ Ba Bơ (Bão biển), ông Xẳm (Âm mưu và hậu quả), Chánh Tôn (Chị Hòa)... Tất cả đều là những vai khuôn mẫu để lại nhiều bài học cho thế hệ diễn viên trẻ. Ông có một nguyên tắc làm việc hết sức khoa học, đó là đọc kịch bản và diễn ngay trong lúc tập. Lần chúng tôi ghé thăm ông cách đây không lâu tại Hà Nội, khi nói về bí quyết nhập vai, ông bảo: “Hãy nhập vai lúc trên sàn tập. Tạo cho mình thói quen làm thật như đang có hàng ngàn khán giả xem, thì mình sẽ không diễn ẩu”.
Những năm ở tuổi 70, ông đã nhận nhiệm vụ đào tạo diễn viên trẻ cho Nhà hát Kịch Trung ương. Ông quan tâm đến tính phát hiện của người đi trước, nên hầu hết các bài giảng đều mang tính truyền nghề, gợi mở cho học viên khám phá, hơn là “bẻ tay, uốn chân” sao cho thật giống mình. NSƯT Minh Vượng cho biết: “Cụ Long luôn tạo không khí học tập vui nhộn, để chúng tôi chủ động tìm đến bài học của cụ, chứ tuyệt nhiên không ép. Vậy mà chuông đổ rồi chẳng đứa học trò nào chịu ra về, vì cụ dạy hay lắm”.
NSND Đào Mộng Long ra đi để lại niềm thương tiếc cho công chúng và nghệ sĩ sân khấu cả nước. Ông ra đi vẫn còn ôm ấp một dự tính tốt đẹp cho sân khấu, đó là xuất bản một tuyển tập những kịch bản sân khấu cải lương và kịch thơ của ông. Và mơ ước làm thế nào để cải lương Nam - Bắc có nhiều vở diễn hay được công diễn phục vụ khán giả hai miền.
NSND Đào Mộng Long sinh ngày 7-1-1915 tại Nghi Xuân, Hà Tĩnh. Sau thời gian bệnh nặng, ông đã qua đời lúc 0 giờ 5 phút ngày 9-8-2006 tại nhà riêng. Thọ 92 tuổi. Lễ nhập quan vào lúc 17 giờ ngày 11-8, lễ truy điệu được tổ chức lúc 8 giờ ngày 12-8 tại Nhà tang lễ Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 (số 5 Trần Thánh Tông - Hà Nội). Sau đó đưa linh cữu đi an táng tại Nghĩa trang Thanh Tước – Hà Nội. Ông được phong tặng danh hiệu NSND đợt đầu tiên năm 1976.
(theo NLD)
CLVN xin chia buồn cùng gia đình NS Đào Mộng Long.
Chúc hương hồn Bác sớm tiêu diêu nơi miền cực lạc.
NSND Đào Mộng Long đã ra đi. Căn phòng nhỏ nằm ở tầng 2 khu tập thể 50 Nguyễn Bỉnh Khiêm (Hà Nội) từ đây không còn nghe giọng đọc thoại ấm áp, truyền cảm của ông.
NSND Đào Mộng Long gắn bó với gánh hát An Lạc từ năm 15 tuổi. Thuở nhỏ ông mê sân khấu nên khăn gói theo gánh hát lưu diễn khắp nơi. Năm 18 tuổi ông đã nổi tiếng với những vai kép chính, lưu diễn từ Hà Nội vào Sài Gòn rồi qua tận Thái Lan, Lào, Campuchia. Cùng thời với ông có những nghệ sĩ cải lương thuộc thế hệ tiền bối như: Hai Hường, Tư An, Ba Ân, Bảy Tư, Bảy Vân, Ba Hoài... tất cả đều là những nghệ sĩ góp công đặt những viên đá đầu tiên cho sân khấu cải lương trên đất Bắc.
Năm 1945, ông tham gia cách mạng, làm công tác văn nghệ và chỉ huy đội tuyên truyền ca. Cũng vào thời điểm này, ông đã sáng tác ca khúc Hồn Việt Nam, trở thành một trong những ca khúc hay của cách mạng. Sau đó ông và tổ chức cách mạng lâm thời đã thành lập Liên đoàn Ca khúc Liên khu 4, lúc này ông được bầu làm trưởng đoàn, phát huy tài năng với ba vai trò: tác giả kịch bản, đạo diễn và diễn viên.
Tên tuổi Đào Mộng Long nổi tiếng từ đó với hàng loạt vở cải lương: Tiền và nghĩa, Hận tương giao, Lò lửa giặc Tần, Kêu cứu, Nát cánh hoa rừng... và nổi tiếng với tác phẩm kịch thơ: Trắng hoa mai (sau này soạn giả Thế Châu đã chuyển thể Trắng hoa mai thành kịch bản cải lương và kịch bản này đã góp phần đưa NSƯT Lệ Thủy nổi tiếng với vai công chúa Thiên Kiều – Đoàn Cải lương 284). Năm 1954, ông chuyển công tác về Nhà hát Kịch Việt Nam, làm giám đốc một thời gian mà các tác phẩm mới ra đời đều tạo tiếng vang, có giá trị nghệ thuật cao, như: Đứng gác dưới ánh đèn neon, Chị Hòa, Câu chuyện Ecuoc, Cluba, Quê hương...
NSND - đạo diễn Phạm Thị Thành cho biết: “Ông là một nghệ sĩ công dân đúng nghĩa. Bao năm qua vẫn sống thanh đạm với đồng lương hưu. Bất kỳ một hoạt động sân khấu nào ông cũng đều quan tâm, nhất là để ý đến những vở diễn của các nghệ sĩ trong miền Nam. Cách đây 10 năm, khi vở Dạ cổ hoài lang của Nhà hát Kịch 5B ra Hà Nội biểu diễn, dù đang bệnh hen suyễn, ông vẫn đến xem Thành Lộc, Hồng Vân, Việt Anh, Quốc Thảo biểu diễn. Câu chuyện khiến ông say mê, quên cả đường về, lạc ra tận ngoại ô Hà Nội. Ở tuổi về chiều, ông say mê sáng tác, lấy niềm cảm hứng được viết, chỉnh sửa tác phẩm văn học làm niềm vui”.
Đối với những người trong nghề, NSND Đào Mộng Long được công nhận là người có tài “biến những vai phụ thành vai để đời”. NSƯT Trần Minh Ngọc kể về ông: “Vốn có dáng người nhỏ nhắn ông nên khi vào vai một ông lão bị ức hiếp hay một ông cụ bị tâm thần hoặc một trưởng giả học làm sang, ông đều diễn tinh tế đến từng động tác. Cách thoại kịch của ông cũng độc đáo và sang trọng, từng lời thoại không sai lệch dù ông có diễn 1.000 suất thì vẫn giữ đúng tinh thần của nhân vật”.
Nhắc đến những vai phụ nổi tiếng của ông, công chúng yêu kịch, cải lương và người trong nghề đã không quên các vai: Phaunhin (Xâm lược), ông Thiện (Lửa hậu cung), Gơ ô a đi lính (Khúc thứ ba bi tráng), cụ Ba Bơ (Bão biển), ông Xẳm (Âm mưu và hậu quả), Chánh Tôn (Chị Hòa)... Tất cả đều là những vai khuôn mẫu để lại nhiều bài học cho thế hệ diễn viên trẻ. Ông có một nguyên tắc làm việc hết sức khoa học, đó là đọc kịch bản và diễn ngay trong lúc tập. Lần chúng tôi ghé thăm ông cách đây không lâu tại Hà Nội, khi nói về bí quyết nhập vai, ông bảo: “Hãy nhập vai lúc trên sàn tập. Tạo cho mình thói quen làm thật như đang có hàng ngàn khán giả xem, thì mình sẽ không diễn ẩu”.
Những năm ở tuổi 70, ông đã nhận nhiệm vụ đào tạo diễn viên trẻ cho Nhà hát Kịch Trung ương. Ông quan tâm đến tính phát hiện của người đi trước, nên hầu hết các bài giảng đều mang tính truyền nghề, gợi mở cho học viên khám phá, hơn là “bẻ tay, uốn chân” sao cho thật giống mình. NSƯT Minh Vượng cho biết: “Cụ Long luôn tạo không khí học tập vui nhộn, để chúng tôi chủ động tìm đến bài học của cụ, chứ tuyệt nhiên không ép. Vậy mà chuông đổ rồi chẳng đứa học trò nào chịu ra về, vì cụ dạy hay lắm”.
NSND Đào Mộng Long ra đi để lại niềm thương tiếc cho công chúng và nghệ sĩ sân khấu cả nước. Ông ra đi vẫn còn ôm ấp một dự tính tốt đẹp cho sân khấu, đó là xuất bản một tuyển tập những kịch bản sân khấu cải lương và kịch thơ của ông. Và mơ ước làm thế nào để cải lương Nam - Bắc có nhiều vở diễn hay được công diễn phục vụ khán giả hai miền.
NSND Đào Mộng Long sinh ngày 7-1-1915 tại Nghi Xuân, Hà Tĩnh. Sau thời gian bệnh nặng, ông đã qua đời lúc 0 giờ 5 phút ngày 9-8-2006 tại nhà riêng. Thọ 92 tuổi. Lễ nhập quan vào lúc 17 giờ ngày 11-8, lễ truy điệu được tổ chức lúc 8 giờ ngày 12-8 tại Nhà tang lễ Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 (số 5 Trần Thánh Tông - Hà Nội). Sau đó đưa linh cữu đi an táng tại Nghĩa trang Thanh Tước – Hà Nội. Ông được phong tặng danh hiệu NSND đợt đầu tiên năm 1976.
(theo NLD)
CLVN xin chia buồn cùng gia đình NS Đào Mộng Long.
Chúc hương hồn Bác sớm tiêu diêu nơi miền cực lạc.
Liên lạc N.A: Vui lòng gọi - ĐT kô nhận được tin nhắn
- tancogiaoduyen
- Site Admin
- Bài viết: 41708
- Ngày tham gia: Hai T4 12, 2004 5:00 pm
- Đến từ: U.S.A
- Tiếp xúc:
Nghệ sĩ nhân dân Đào Mộng Long từ trần
11/08/2006 08:32
Nghệ sĩ nhân dân Đào Mộng Long
Ngành sân khấu Việt Nam vừa mất đi một nghệ sĩ biểu diễn tài hoa, soạn giả cải lương và đạo diễn sân khấu đầy nhiệt huyết - Nghệ sĩ nhân dân Đào Mộng Long.
Ông sinh ngày 7-1-1915 tại Hội Thống, Nghi Xuân, Hà Tĩnh. NSND Đào Mộng Long đã từng tham gia kháng chiến chống Pháp, là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam từ năm 1949.
Ông có nhiều đóng góp cho nền văn học nghệ thuật Việt Nam ngay từ những năm đầu cách mạng 1945. Là nghệ sĩ đa tài, ông hết lòng với nghệ thuật qua từng vai diễn, tận tụy và ân cần chỉ bảo, nâng đỡ nhiều thế hệ nghệ sĩ sân khấu Việt Nam.
Trong suốt quãng đời của mình, NSND Đào Mộng Long không ngừng hoạt động nghệ thuật, cống hiến tài năng cho sự nghiệp văn học-nghệ thuật nước nhà. Ông là người có uy tín trong ngành sân khấu và nhiều kinh nghiệm trong công tác quản lý.
NSND Đào Mộng Long nguyên là Liên đoàn Trưởng liên đoàn ca kịch kháng chiến Liên khu Bốn (Nhà hát cải lương ngày nay), Ủy viên BCH Hội nghệ sĩ sân khấu Việt Nam và có nhiều chức danh khác nhau trong cương vị quản lý ở các giai đoạn công tác từ năm 1945 đến nay. Ông được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Độc lập hạng ba và nhiều huân chương, huy chương các loại khác...
NSND Đào Mộng Long từ trần hồi 12 giờ 05 phút ngày 9-8-2006, hưởng thọ 92 tuổi. Tang lễ được tổ chức tại Nhà tang lễ Bệnh viện TƯ Quân đội 108, số 5 Trần Thánh Tông Hà Nội. Lễ viếng bắt đầu lúc 7 giờ ngày 12-8-2006. Lễ truy điệu lúc 8 giờ 45 phút cùng ngày. An táng tại nghĩa trang Thanh Tước.
Theo SGGP
11/08/2006 08:32
Nghệ sĩ nhân dân Đào Mộng Long
Ngành sân khấu Việt Nam vừa mất đi một nghệ sĩ biểu diễn tài hoa, soạn giả cải lương và đạo diễn sân khấu đầy nhiệt huyết - Nghệ sĩ nhân dân Đào Mộng Long.
Ông sinh ngày 7-1-1915 tại Hội Thống, Nghi Xuân, Hà Tĩnh. NSND Đào Mộng Long đã từng tham gia kháng chiến chống Pháp, là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam từ năm 1949.
Ông có nhiều đóng góp cho nền văn học nghệ thuật Việt Nam ngay từ những năm đầu cách mạng 1945. Là nghệ sĩ đa tài, ông hết lòng với nghệ thuật qua từng vai diễn, tận tụy và ân cần chỉ bảo, nâng đỡ nhiều thế hệ nghệ sĩ sân khấu Việt Nam.
Trong suốt quãng đời của mình, NSND Đào Mộng Long không ngừng hoạt động nghệ thuật, cống hiến tài năng cho sự nghiệp văn học-nghệ thuật nước nhà. Ông là người có uy tín trong ngành sân khấu và nhiều kinh nghiệm trong công tác quản lý.
NSND Đào Mộng Long nguyên là Liên đoàn Trưởng liên đoàn ca kịch kháng chiến Liên khu Bốn (Nhà hát cải lương ngày nay), Ủy viên BCH Hội nghệ sĩ sân khấu Việt Nam và có nhiều chức danh khác nhau trong cương vị quản lý ở các giai đoạn công tác từ năm 1945 đến nay. Ông được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Độc lập hạng ba và nhiều huân chương, huy chương các loại khác...
NSND Đào Mộng Long từ trần hồi 12 giờ 05 phút ngày 9-8-2006, hưởng thọ 92 tuổi. Tang lễ được tổ chức tại Nhà tang lễ Bệnh viện TƯ Quân đội 108, số 5 Trần Thánh Tông Hà Nội. Lễ viếng bắt đầu lúc 7 giờ ngày 12-8-2006. Lễ truy điệu lúc 8 giờ 45 phút cùng ngày. An táng tại nghĩa trang Thanh Tước.
Theo SGGP
- tancogiaoduyen
- Site Admin
- Bài viết: 41708
- Ngày tham gia: Hai T4 12, 2004 5:00 pm
- Đến từ: U.S.A
- Tiếp xúc:
Mãi còn chói sáng vai phụ của Đào Mộng Long
Nguyễn Thị Minh Thái
Thế là ông già nghệ sĩ dáng người nhỏ thó, nét mặt tinh quái, với dáng mũi nhìn nghiêng hơi khoằm, lại hơi gồ gồ, cặp mắt sắc ẩn dưới đôi mày rậm, và cái miệng tươi rói rất hay bông đùa ấy đã về với... hư vô, đem theo vĩnh viễn cả một dây rồng rắn những vai phụ từng nhiều năm chói sáng trên sân khấu của ông...
Nghệ sĩ Nhân dân Đào
Mộng Long.
Là người không được trời cho một dáng vóc cao lớn, bắt mắt về hình thể sân khấu, bù lại, trời cho Đào Mộng Long cái duyên sân khấu thật tinh nhuệ, sắc bén và cái tình với sân khấu thật là sâu đậm. Ngược đời, Đào Mộng Long có một tình yêu thật lớn với các vai phụ, như bù lại sự thiệt thòi do thân phận mong manh của các vai phụ.
Ông từng trả lời nhiều người hâm mộ, hỏi ông: Có phải diễn vai phụ dễ như trở bàn tay? "Với tôi, vai phụ rất khó, thậm chí, có thể khó hơn cả vai chính. Số phận vai phụ trên sân khấu thật ngắn ngủi, sự hiện diện chỉ trong phút chốc. Diễn vai phụ, diễn viên chỉ được phép bùng nổ sáng tạo trong một khoảng rất hạn hẹp chật chội của không gian và thời gian trên sân khấu... Tôi đã gọi vai phụ là "sự thoáng qua" trên sân khấu".
Đào Mộng Long hiểu vai phụ như vậy, đã giống như một thức ngộ biện chứng. Vì thế, hình như Đào Mộng Long đã dùng phần lớn cuộc đời nghệ sĩ sân khấu của mình vào cuộc tranh đấu chống lại sự thoáng qua ấy của vai phụ, hoặc, ông đã cho vai phụ là một thách đố rất cần phải vượt qua!
Nhận từ đạo diễn Nguyễn Đình Nghi một vai phụ, vở Âm mưu và hậu quả, biết chắc Nguyễn Đình Nghi sẽ dàn dựng vở diễn theo phong cách ước lệ, không nệ thực, và biết rõ yêu cầu cách điệu của một cách diễn không tả thực, Đào Mộng Long liền nghĩ cách xử lý nhân vật ông già hát xẩm của mình trên nguyên tắc: Kiệm lời, song phải thật giàu chi tiết.
Trong một màn kịch, lẽ ra phải dựng cả một đám đông ở một ngã tư đường phố ngoại vi Sài Gòn, Nguyễn Đình Nghi đã đề nghị Đào Mộng Long diễn một mình.
Một mình Đào Mộng Long trên sàn diễn, trong quầng sáng duy nhất của cụm đèn pha. Ông xẩm đeo kính đen, mũ phớt đen, mặc quần lính rằn ri, áo vét tàng vá hai cùi tay, một bàn tay cầm đàn cò, cất lên tiếng ca bi ai mấy câu thơ trong Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu: Ghét đời Kiệt Trụ mê dâm/ Để cho dân chúng muôn phần lầm than... Hát xong, ông xẩm của Đào Mộng Long xếp đàn lại, ngả chiếc mũ phớt xin tiền.
Cánh tay gầy run rẩy của Đào Mộng Long đưa ra van xin người qua đường (tuỳ theo tưởng tượng): Người cao, người thấp, người đứng xa hoặc gần và trĩu xuống hoặc nhẹ tênh, tùy đồng xu nặng nhẹ, tùy thái độ người cho tiền. Có người nhẹ bỏ đồng tiền vào chiếc mũ tàng, có cánh tay ném mạnh một đồng xu thật kẻ cả, miễn cưỡng... Hình như có cả một cánh tay bé con cẩn thận, khẽ bỏ một đồng xu bé vào chiếc mũ tàng. Người xem thấy ông xẩm của Đào Mộng Long nở nụ cười hiền, đưa cánh tay già thoa vuốt tưởng tượng mái tóc mềm của đứa bé...
Đào Mộng Long quả đã có nhiều loại vai phụ có thể để đời. Vai phụ đầu tiên trong vở Liuba của ông nhỏ đến nỗi, khi đạo diễn Nga Xôviết Vaxiliev sang dàn dựng cho Nhà hát Kịch VN từ cách đây hàng nửa thế kỷ, đã hầu như để mặc cho Đào Mộng Long tự xoay xở. Khi chứng thực cách diễn vai Siarơ của Đào Mộng Long, đã sử dụng đắc địa nguyên tắc sân khấu ước lệ của Việt Nam, đạo diễn Vaxiliev chỉ còn cách ôm chầm lấy người diễn viên nhỏ thó của mình, kêu lên: Xin cám ơn. Ông quả là nghệ sĩ lớn. Ở sân khấu Liên Xô, chẳng ai để ý đến vai phụ này cả!
Kinh nghiệm đắt giá nhất của Đào Mộng Long cho thấy ông đúng là một nghệ sĩ đã tìm ra chìa khóa thẩm mỹ trong việc diễn vai phụ: Đó là phải diễn cho ra nhân vật, chứ không phải diễn cho trội nhân vật. Chỉ có cảm giác mức độ mới giúp diễn viên biết dừng lại đúng độ, không bị quá đà, trượt khỏi "vị trí" vai phụ của mình. Bởi vì dù thế nào thì vai phụ cũng không phải là vai chính.
Những vai phụ xuất sắc trong nửa thế kỷ hành nghề biểu diễn đã làm nên thương hiệu Đào Mộng Long. Và đó cũng là minh chứng hiển nhiên về một thái độ lao động nghệ thuật nghiêm túc, một tình yêu lớn với nghề nghiệp, coi trọng như nhau tất cả những vai kịch dù lớn bé ngắn dài.
Ông đã hành xử đẹp đẽ với các vai kịch, đúng như Xtanhixlavxki, nhà lý luận, nhà sư phạm sân khấu Nga từng tâm niệm: "Không có vai kịch nhỏ, chỉ có người diễn viên nhỏ mọn mà thôi".
Nguyễn Thị Minh Thái
Thế là ông già nghệ sĩ dáng người nhỏ thó, nét mặt tinh quái, với dáng mũi nhìn nghiêng hơi khoằm, lại hơi gồ gồ, cặp mắt sắc ẩn dưới đôi mày rậm, và cái miệng tươi rói rất hay bông đùa ấy đã về với... hư vô, đem theo vĩnh viễn cả một dây rồng rắn những vai phụ từng nhiều năm chói sáng trên sân khấu của ông...
Nghệ sĩ Nhân dân Đào
Mộng Long.
Là người không được trời cho một dáng vóc cao lớn, bắt mắt về hình thể sân khấu, bù lại, trời cho Đào Mộng Long cái duyên sân khấu thật tinh nhuệ, sắc bén và cái tình với sân khấu thật là sâu đậm. Ngược đời, Đào Mộng Long có một tình yêu thật lớn với các vai phụ, như bù lại sự thiệt thòi do thân phận mong manh của các vai phụ.
Ông từng trả lời nhiều người hâm mộ, hỏi ông: Có phải diễn vai phụ dễ như trở bàn tay? "Với tôi, vai phụ rất khó, thậm chí, có thể khó hơn cả vai chính. Số phận vai phụ trên sân khấu thật ngắn ngủi, sự hiện diện chỉ trong phút chốc. Diễn vai phụ, diễn viên chỉ được phép bùng nổ sáng tạo trong một khoảng rất hạn hẹp chật chội của không gian và thời gian trên sân khấu... Tôi đã gọi vai phụ là "sự thoáng qua" trên sân khấu".
Đào Mộng Long hiểu vai phụ như vậy, đã giống như một thức ngộ biện chứng. Vì thế, hình như Đào Mộng Long đã dùng phần lớn cuộc đời nghệ sĩ sân khấu của mình vào cuộc tranh đấu chống lại sự thoáng qua ấy của vai phụ, hoặc, ông đã cho vai phụ là một thách đố rất cần phải vượt qua!
Nhận từ đạo diễn Nguyễn Đình Nghi một vai phụ, vở Âm mưu và hậu quả, biết chắc Nguyễn Đình Nghi sẽ dàn dựng vở diễn theo phong cách ước lệ, không nệ thực, và biết rõ yêu cầu cách điệu của một cách diễn không tả thực, Đào Mộng Long liền nghĩ cách xử lý nhân vật ông già hát xẩm của mình trên nguyên tắc: Kiệm lời, song phải thật giàu chi tiết.
Trong một màn kịch, lẽ ra phải dựng cả một đám đông ở một ngã tư đường phố ngoại vi Sài Gòn, Nguyễn Đình Nghi đã đề nghị Đào Mộng Long diễn một mình.
Một mình Đào Mộng Long trên sàn diễn, trong quầng sáng duy nhất của cụm đèn pha. Ông xẩm đeo kính đen, mũ phớt đen, mặc quần lính rằn ri, áo vét tàng vá hai cùi tay, một bàn tay cầm đàn cò, cất lên tiếng ca bi ai mấy câu thơ trong Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu: Ghét đời Kiệt Trụ mê dâm/ Để cho dân chúng muôn phần lầm than... Hát xong, ông xẩm của Đào Mộng Long xếp đàn lại, ngả chiếc mũ phớt xin tiền.
Cánh tay gầy run rẩy của Đào Mộng Long đưa ra van xin người qua đường (tuỳ theo tưởng tượng): Người cao, người thấp, người đứng xa hoặc gần và trĩu xuống hoặc nhẹ tênh, tùy đồng xu nặng nhẹ, tùy thái độ người cho tiền. Có người nhẹ bỏ đồng tiền vào chiếc mũ tàng, có cánh tay ném mạnh một đồng xu thật kẻ cả, miễn cưỡng... Hình như có cả một cánh tay bé con cẩn thận, khẽ bỏ một đồng xu bé vào chiếc mũ tàng. Người xem thấy ông xẩm của Đào Mộng Long nở nụ cười hiền, đưa cánh tay già thoa vuốt tưởng tượng mái tóc mềm của đứa bé...
Đào Mộng Long quả đã có nhiều loại vai phụ có thể để đời. Vai phụ đầu tiên trong vở Liuba của ông nhỏ đến nỗi, khi đạo diễn Nga Xôviết Vaxiliev sang dàn dựng cho Nhà hát Kịch VN từ cách đây hàng nửa thế kỷ, đã hầu như để mặc cho Đào Mộng Long tự xoay xở. Khi chứng thực cách diễn vai Siarơ của Đào Mộng Long, đã sử dụng đắc địa nguyên tắc sân khấu ước lệ của Việt Nam, đạo diễn Vaxiliev chỉ còn cách ôm chầm lấy người diễn viên nhỏ thó của mình, kêu lên: Xin cám ơn. Ông quả là nghệ sĩ lớn. Ở sân khấu Liên Xô, chẳng ai để ý đến vai phụ này cả!
Kinh nghiệm đắt giá nhất của Đào Mộng Long cho thấy ông đúng là một nghệ sĩ đã tìm ra chìa khóa thẩm mỹ trong việc diễn vai phụ: Đó là phải diễn cho ra nhân vật, chứ không phải diễn cho trội nhân vật. Chỉ có cảm giác mức độ mới giúp diễn viên biết dừng lại đúng độ, không bị quá đà, trượt khỏi "vị trí" vai phụ của mình. Bởi vì dù thế nào thì vai phụ cũng không phải là vai chính.
Những vai phụ xuất sắc trong nửa thế kỷ hành nghề biểu diễn đã làm nên thương hiệu Đào Mộng Long. Và đó cũng là minh chứng hiển nhiên về một thái độ lao động nghệ thuật nghiêm túc, một tình yêu lớn với nghề nghiệp, coi trọng như nhau tất cả những vai kịch dù lớn bé ngắn dài.
Ông đã hành xử đẹp đẽ với các vai kịch, đúng như Xtanhixlavxki, nhà lý luận, nhà sư phạm sân khấu Nga từng tâm niệm: "Không có vai kịch nhỏ, chỉ có người diễn viên nhỏ mọn mà thôi".
- tancogiaoduyen
- Site Admin
- Bài viết: 41708
- Ngày tham gia: Hai T4 12, 2004 5:00 pm
- Đến từ: U.S.A
- Tiếp xúc:
NSND Đào Mộng Long về cõi vĩnh hằng
12h05’ ngày 9/8/2006, NSND Đào Mộng Long đã rời trần thế ở tuổi 92. Người không thể thay thế trong các vai diễn của Nhà hát kịch Việt Nam, người vang dội thành công với vai tư sản Govozodilin và vở “Khúc bi tráng thứ ba” đã không còn lại trên mặt đất, bỏ lại những khoảng trống và những trăn trở, thao thức cùng sân khấu Việt Nam.
Vào đời sớm để kiếm sống, không được học chữ bài bản, người thầy vĩ đại nhất của Đào Mộng Long là người cha của mình. Bố ông là một nhà nho, nhưng lại có máu phiêu bạt, cuộc sống của gia đình chỉ biết trông vào mẹt cau khô của bà nội ông ở chợ Cót, Nam Định. Khi bà nội mất, gia đình Đào Mộng Long cùng bồng bế nhau về TP Vinh và lặn lội nuôi nhau trong đói nghèo.
16 tuổi, Đào Mộng Long bắt đầu bước vào nghề làm đồ gỗ. Nhưng nhà nho yêu nghệ thuật đã dạy cho con trai mình đàn nhạc và những thú chơi tao nhã của người xưa. Chính những môn nghệ thuật ấy đã giúp Đào Mộng Long trưởng thành.
18 tuổi, nghệ thuật đã kéo ông đi cùng mối tình đầu cùng với cô đào Hồng Liên. Cũng từ ấy, ông thành người của nghệ thuật, qua Lào, ra Hà Nội... chia tay và lại yêu những người đàn bà hát. Nổi đình nổi đám chính là mối tình với người đẹp Ái Liên, người đi thi sắc đẹp tận Hồng Kông, và họ đã lập ra gánh hát Liên Việt đi diễn khắp nơi trong cả nước. 19 tuổi, ông đã vào vai chính trong vở cải lương "Le Cid". Và trong suốt cuộc đời làm nghệ thuật, hàng trăm vai diễn đã đi qua, Đào Mộng Long trở thành một bậc thầy sân khấu với tài năng thiên bẩm. Còn ông nhận mình là "anh kép sắm nhiều vai".
Sau Cách mạng Tháng 8, Đào Mộng Long cùng nhà thơ Hải Triều vào khu 4 công tác và ông đã viết những vở kịch lớn đầu tiên của đời mình. Vở "Ngọn lửa căm hờn", "Tình và nghĩa" năm 1947, tất cả đều lên tới trên dưới 2 ngàn xuất diễn. Ông cũng là một trong số không nhiều kịch tác gia viết được những vở kịch thơ thành công. Với "Trắng hoa mai", ông đã thực sự gây dấu ấn.
Suốt một đời làm sân khấu, Đào Mộng Long đã tạo dựng một phong cách chuyên nghiệp của một nghệ sỹ sân khấu bậc thầy. Ông trăn trở nhiều về nghề và bất bình về cách đào tạo diễn viên sân khấu hiện nay, vì ông cho rằng cách dạy trộn lẫn giữa sân khấu và điện ảnh là cách làm nghiệp dư, đã thế lại còn chưa dạy cho đến nơi đến chốn, khiến diễn viên gần như không biết cách thể hiện nhân vật của mình. Ông từng từ chối công việc quan chức, ông không sợ cái nghèo mà điều đáng sợ nhất với ông là niềm đam mê sân khấu của người nghệ sỹ bị khán giả lãng quên.
Nghệ sỹ nhân dân Đào Mộng Long sinh ngày 7/1/1915 tại Hội Thống, Nghi Xuân, Hà Tĩnh. Ông là nghệ sỹ biểu diễn, soạn giả cải lương, đạo diễn, nguyên Giám đốc Nhà hát kịch Việt Nam, nguyên Liên đoàn trưởng Đoàn ca kịch kháng chiến liên khu 4. Ghi nhận những đóng góp của ông cho nghệ thuật, Nhà nước ta đã tặng NSND Đào Mộng Long Huân chương Độc lập hạng Ba và nhiều Huân, huy chương khác.
Tang lễ NSND Đào Mộng Long được tổ chức tại nhà tang lễ Bệnh viện 108, số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội, lễ viếng bắt đầu lúc 7h ngày 12/8/2006
Thiên Toàn
CAND
- tancogiaoduyen
- Site Admin
- Bài viết: 41708
- Ngày tham gia: Hai T4 12, 2004 5:00 pm
- Đến từ: U.S.A
- Tiếp xúc:
Đào Mộng Long- Đã khép lại những màn độc thoại
--------------------------------------------------------------------------------
Đào Mộng Long là nghệ sĩ lớn của sân khấu Việt Nam suốt gần một thế kỷ qua. Ông nổi danh ở vai trò diễn viên và tác giả kịch bản, cả trên sân khấu cải lương và kịch nói. Ông đã tạ thế vào ngày 9 tháng 8 năm 2006, tức ngày 16 tháng 7 âm lịch, hưởng thọ 92 tuổi.
Lễ tang cử hành vào lúc 7 giờ ngày 12 tháng 8 tại Nhà tang lễ Quân đội, số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội.
Vài nét tiểu sử:
NSND Đào Mộng Long sinh ngày 07 tháng 1 năm 1915. Năm 1945, tham gia Ban chấp hành Hội Nghệ sĩ Sài Gòn; Tham gia bộ đội từ 1945- 1946 và 1950- 1951; Từ năm 1947, ra Bắc hoạt động văn hoá, tuyên truyền cách mạng ở Liên khu Bốn; Năm 1949, kết nạp Đảng; Năm 1951, làm lãnh đạo Văn công, tham gia chiến dịch Trung-Lào; Từ năm 1954 ông gắn chặt cuộc đời mình với sân khấu; Về Hà Nội, ông vừa là nghệ sĩ vừa tham gia công tác lãnh đạo Đoàn kịch nói TƯ, tức Nhà hát kịch Việt Nam.
Ông được phong danh hiệu nghệ sĩ Nhân dân từ đợt đầu tiên và Huân chương Độc lập hạng Ba. Ông có 75 năm làm nghề và 57 năm tuổi Đảng.
Đào Mộng Long theo gánh hát từ năm 16 tuổi. Chính những năm tháng lang thang phiêu bạt khắp mọi miền đã tôi luyện cho ông nhiều kinh nghiệm làm nghề, vừa diễn vừa sáng tạo để lấp chỗ trống của kịch bản. Năm 19 tuổi, ông vào vai chính đầu tiên trên sân khấu cải lương chuyên nghiệp với vở Le Cid. Sau đó, ông nổi danh với hàng chục vai diễn.
Những vai diễn của ông ở sân khấu cải lương và kịch nói được nhiều thế hệ nghệ sĩ sau này vẫn nhắc đến, như: Chánh Tôn (Chị Hoà), Phaunhin (Xâm lược), ông Thiện (Lửa hậu cung), Govozodilin (Khúc thứ ba bi tráng), cụ Ba Bơ (Bão biển), ông Xẳm (Âm mưu và hậu quả)... … Đặc biệt, với vai Xia (Liu ba), ông đã bộc lộ đến tột cùng của cái xấu của nhân vật.
Những vai diễn của ông trở thành mẫu mực cho các diễn viên sau này mỗi khi vào các nhân vật phản diện. Hầu hết nhân vật của ông là vai phụ, nhưng ông là một trong ít diễn viên thành công cả ở những vai chính và vai phụ. Ông đã chọn cho mình chỗ đứng phù hợp trong vở diễn, tuy nhiên, nhiều khi vai phụ của ông tỏa sáng đến mức làm mờ đi vai chính.
“Người tôi thấp bé, có diễn vai chính cũng chẳng xuất sắc, chi bằng cứ diễn vai phụ. Tôi là giọt màu điểm xuyến cho bức tranh hoàn thiện của vở diễn. Cái khó là hiểu được mình là giọt màu trong cái mênh mông của bức tranh lập thể...”, ông đã tâm sự với báo giới về cái duyên đóng vai phụ.
Ông còn cống hiến cho sân khấu những lớp diễn một mình với hiệu quả nghệ thuật cao, được coi là một thủ pháp mới để sáng tạo vai kịch tại thời điểm đó. Như một đốm lửa trên sân khấu, càng diễn ông càng tỏa sáng, càng bùng cháy như không biết mệt. Khán giả và đồng nghiệp cảm phục tài năng nghệ thuật và sức làm việc hết mình của ông.
Tên tuổi của ông cùng với các nghệ sĩ Trúc Quỳnh, Song Kim, Nguyệt Ánh... được khán giả nhắc đến như những diễn viên đầu đàn đầy tài năng của nền kịch nghệ nước nhà. Ông đã lao động nghệ thuật miệt mài, đóng góp công sức không nhỏ trong quá trình sân khấu Việt Nam những ngày đầu đi tìm diện mạo của mình, cũng là một quá trình tìm tòi những cái mới không ngừng nghỉ của Nhà hát kịch Việt Nam, nơi ông đã nhiều năm gắn bó.
Năm 1951, khi là Liên đoàn trưởng Liên đoàn Ca kịch kháng chiến khu Bốn, ông đã soạn nhiều vở cải lương gây được tiếng vang khi công diễn, như: “Lò lửa giặc Tần”, “Tiền và Nghĩa”… Cho đến nay, vẫn chưa có vở diễn nào vượt qua về số lượng suất diễn như những vở diễn này, với 1.500- 2.000 suất/vở.
Những năm tháng chiến tranh , ông viết kịch bản “Trắng hoa mai” với những lời hát đầy hào sảng, thể hiện tư tưởng chính trị và phẩm chất cách mạng của người nghệ sĩ luôn hòa mình vào dòng chảy cách mạng của dân tộc. Vừa biểu diễn vừa sáng tác, rồi làm lãnh đạo các đoàn văn công, ông cùng với các nghệ sĩ thuở ấy đã dùng lời ca tiếng hát làm vũ khí đấu tranh cách mạng.
Ông còn gửi gắm những nỗi niềm, những khát khao trong cuộc sống và nghệ thuật với kịch bản về Trương Chi “Hận tương giao”. Dường như ông mượn tiếng lòng Trương Chi để giãi bày những ẩn ức của mình. Chính kịch bản này được in sách và bán rất chạy thời đó khiến cho gia đình của NSND Phạm Thị Thành không còn ngăn cấm khi họ đến với nhau: bà ở tuổi 18, còn ông đã 45 và qua hai lần đò. Cuộc tình muộn màng, hạnh phúc ngắn ngủi chỉ trong 10 năm trời nhưng đó là cuộc hôn nhân duy nhất của ông đơm hoa kết trái. Các con cháu nội ngoại đã luôn có mặt chăm sóc ông trong những ngày cuối đời.
Sau khi nghỉ hưu, Đào Mộng Long vẫn chưa thôi trăn trở về sân khấu nước nhà và ông luôn thể hiện khát khao, mong muốn tiếp tục được đứng trên sân khấu. Ông không giấu thái độ chua xót, thậm chí phẫn nộ khi sân khấu chuyển mình để phục vụ "Thượng đế" trong thời buổi kinh tế thị trường. Nhưng ông luôn đặt niềm tin vào ngày mai của sân khấu. Ông tin khi diễn viên yêu mến nhân vật, những người làm nghệ thuất dốc lòng cho nghệ thuật thì nghệ thuật mới đâm chồi, nảy lộc…
Nghe con trai ông, anh Đào Nhật Đình kể, trước hôm mất đúng một ngày, trong những cơn đau, những cơn mê, ông vẫn thảng thốt gọi tên các bạn diễn, vẫn độc thoại và đối thoại, rồi gọi “Đài trưởng” như đang đứng trên sàn diễn năm nào... Những màn độc thoại đã khép lại cuộc đời một nghệ sĩ đầy ánh hào quang nhưng cũng không ít khoảng tối lặng lẽ...
GIANG SƠN
ND
--------------------------------------------------------------------------------
Đào Mộng Long là nghệ sĩ lớn của sân khấu Việt Nam suốt gần một thế kỷ qua. Ông nổi danh ở vai trò diễn viên và tác giả kịch bản, cả trên sân khấu cải lương và kịch nói. Ông đã tạ thế vào ngày 9 tháng 8 năm 2006, tức ngày 16 tháng 7 âm lịch, hưởng thọ 92 tuổi.
Lễ tang cử hành vào lúc 7 giờ ngày 12 tháng 8 tại Nhà tang lễ Quân đội, số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội.
Vài nét tiểu sử:
NSND Đào Mộng Long sinh ngày 07 tháng 1 năm 1915. Năm 1945, tham gia Ban chấp hành Hội Nghệ sĩ Sài Gòn; Tham gia bộ đội từ 1945- 1946 và 1950- 1951; Từ năm 1947, ra Bắc hoạt động văn hoá, tuyên truyền cách mạng ở Liên khu Bốn; Năm 1949, kết nạp Đảng; Năm 1951, làm lãnh đạo Văn công, tham gia chiến dịch Trung-Lào; Từ năm 1954 ông gắn chặt cuộc đời mình với sân khấu; Về Hà Nội, ông vừa là nghệ sĩ vừa tham gia công tác lãnh đạo Đoàn kịch nói TƯ, tức Nhà hát kịch Việt Nam.
Ông được phong danh hiệu nghệ sĩ Nhân dân từ đợt đầu tiên và Huân chương Độc lập hạng Ba. Ông có 75 năm làm nghề và 57 năm tuổi Đảng.
Đào Mộng Long theo gánh hát từ năm 16 tuổi. Chính những năm tháng lang thang phiêu bạt khắp mọi miền đã tôi luyện cho ông nhiều kinh nghiệm làm nghề, vừa diễn vừa sáng tạo để lấp chỗ trống của kịch bản. Năm 19 tuổi, ông vào vai chính đầu tiên trên sân khấu cải lương chuyên nghiệp với vở Le Cid. Sau đó, ông nổi danh với hàng chục vai diễn.
Những vai diễn của ông ở sân khấu cải lương và kịch nói được nhiều thế hệ nghệ sĩ sau này vẫn nhắc đến, như: Chánh Tôn (Chị Hoà), Phaunhin (Xâm lược), ông Thiện (Lửa hậu cung), Govozodilin (Khúc thứ ba bi tráng), cụ Ba Bơ (Bão biển), ông Xẳm (Âm mưu và hậu quả)... … Đặc biệt, với vai Xia (Liu ba), ông đã bộc lộ đến tột cùng của cái xấu của nhân vật.
Những vai diễn của ông trở thành mẫu mực cho các diễn viên sau này mỗi khi vào các nhân vật phản diện. Hầu hết nhân vật của ông là vai phụ, nhưng ông là một trong ít diễn viên thành công cả ở những vai chính và vai phụ. Ông đã chọn cho mình chỗ đứng phù hợp trong vở diễn, tuy nhiên, nhiều khi vai phụ của ông tỏa sáng đến mức làm mờ đi vai chính.
“Người tôi thấp bé, có diễn vai chính cũng chẳng xuất sắc, chi bằng cứ diễn vai phụ. Tôi là giọt màu điểm xuyến cho bức tranh hoàn thiện của vở diễn. Cái khó là hiểu được mình là giọt màu trong cái mênh mông của bức tranh lập thể...”, ông đã tâm sự với báo giới về cái duyên đóng vai phụ.
Ông còn cống hiến cho sân khấu những lớp diễn một mình với hiệu quả nghệ thuật cao, được coi là một thủ pháp mới để sáng tạo vai kịch tại thời điểm đó. Như một đốm lửa trên sân khấu, càng diễn ông càng tỏa sáng, càng bùng cháy như không biết mệt. Khán giả và đồng nghiệp cảm phục tài năng nghệ thuật và sức làm việc hết mình của ông.
Tên tuổi của ông cùng với các nghệ sĩ Trúc Quỳnh, Song Kim, Nguyệt Ánh... được khán giả nhắc đến như những diễn viên đầu đàn đầy tài năng của nền kịch nghệ nước nhà. Ông đã lao động nghệ thuật miệt mài, đóng góp công sức không nhỏ trong quá trình sân khấu Việt Nam những ngày đầu đi tìm diện mạo của mình, cũng là một quá trình tìm tòi những cái mới không ngừng nghỉ của Nhà hát kịch Việt Nam, nơi ông đã nhiều năm gắn bó.
Năm 1951, khi là Liên đoàn trưởng Liên đoàn Ca kịch kháng chiến khu Bốn, ông đã soạn nhiều vở cải lương gây được tiếng vang khi công diễn, như: “Lò lửa giặc Tần”, “Tiền và Nghĩa”… Cho đến nay, vẫn chưa có vở diễn nào vượt qua về số lượng suất diễn như những vở diễn này, với 1.500- 2.000 suất/vở.
Những năm tháng chiến tranh , ông viết kịch bản “Trắng hoa mai” với những lời hát đầy hào sảng, thể hiện tư tưởng chính trị và phẩm chất cách mạng của người nghệ sĩ luôn hòa mình vào dòng chảy cách mạng của dân tộc. Vừa biểu diễn vừa sáng tác, rồi làm lãnh đạo các đoàn văn công, ông cùng với các nghệ sĩ thuở ấy đã dùng lời ca tiếng hát làm vũ khí đấu tranh cách mạng.
Ông còn gửi gắm những nỗi niềm, những khát khao trong cuộc sống và nghệ thuật với kịch bản về Trương Chi “Hận tương giao”. Dường như ông mượn tiếng lòng Trương Chi để giãi bày những ẩn ức của mình. Chính kịch bản này được in sách và bán rất chạy thời đó khiến cho gia đình của NSND Phạm Thị Thành không còn ngăn cấm khi họ đến với nhau: bà ở tuổi 18, còn ông đã 45 và qua hai lần đò. Cuộc tình muộn màng, hạnh phúc ngắn ngủi chỉ trong 10 năm trời nhưng đó là cuộc hôn nhân duy nhất của ông đơm hoa kết trái. Các con cháu nội ngoại đã luôn có mặt chăm sóc ông trong những ngày cuối đời.
Sau khi nghỉ hưu, Đào Mộng Long vẫn chưa thôi trăn trở về sân khấu nước nhà và ông luôn thể hiện khát khao, mong muốn tiếp tục được đứng trên sân khấu. Ông không giấu thái độ chua xót, thậm chí phẫn nộ khi sân khấu chuyển mình để phục vụ "Thượng đế" trong thời buổi kinh tế thị trường. Nhưng ông luôn đặt niềm tin vào ngày mai của sân khấu. Ông tin khi diễn viên yêu mến nhân vật, những người làm nghệ thuất dốc lòng cho nghệ thuật thì nghệ thuật mới đâm chồi, nảy lộc…
Nghe con trai ông, anh Đào Nhật Đình kể, trước hôm mất đúng một ngày, trong những cơn đau, những cơn mê, ông vẫn thảng thốt gọi tên các bạn diễn, vẫn độc thoại và đối thoại, rồi gọi “Đài trưởng” như đang đứng trên sàn diễn năm nào... Những màn độc thoại đã khép lại cuộc đời một nghệ sĩ đầy ánh hào quang nhưng cũng không ít khoảng tối lặng lẽ...
GIANG SƠN
ND