WELCOME TO THE NEW PHORUM
THE ONLY FORUM FOR CLVN LOVERS
Diễn đàn dang được nâng cấp . Thân mời các bạn TV vào xem và sử dụng.
Hãy click vào Quick links phía bên trên tay trái để bắt đầu
Nếu thấy có gì xin báo cho tcgd biết để sửa chữa cho kịp thời nhen các bạn.
Cám ơn các bạn
Bye Bye .....
MC DUC TIEN
Nghệ sĩ lão thành Lệ Thẩm qua đời
[7mau]Nghệ sĩ lão thành Lệ Thẩm qua đời[/7mau]
Nhớ mãi tiếng cười nghệ sĩ Tùng Lâm
[7mau]Nhớ mãi tiếng cười nghệ sĩ Tùng Lâm[/7mau] Sau thời gian chống chọi với nhiều căn bệnh, nghệ sĩ Tùng Lâm đã trút hơi thở cuối cùng lúc 4 giờ 30 phút ngày 15-10 tại nhà riêng. Ông tên thật...
CHẾT VẪN KHÔNG YÊN!
-Mỗi con sông chảy mỗi cánh khác của riêng mình Tôi là dòng nước đảo điên Quen vượt thác vượt ghềnh Không thể im lìm trôi xuôi - Sông chảy về đâu buồn hay tĩnh lặng Ra đại dương...
TIN BUỒN: NS Bích Thủy qua đời,ở tuoi 73
[video]http://www.youtube.com/watch?v=liDAflX1_IQ[/video] [youtube]https://www.youtube.com/watch?v=liDAflX1_IQ[/youtube]
VUA NHẠC SẾN ĐI RỒI....
Nhạc sĩ Vinh Sử thường được khán giả gọi là 'vua nhạc sến' bởi hàng trăm ca khúc đã trở nên quen thuộc với nhiều thế hệ người Việt. Sau khi ông qua đời, nhiều nghệ sĩ bày tỏ sự tiếc...
TRẢ LẠI TÊN CHÙA.
Hội Sân khấu trả lại bảng tên Chùa Nghệ sĩ. Ngày 20/06/2022. Hội Sân khấu trả lại tên Chùa Nghệ sĩ như ban đầu, sau hai ngày thay đổi bằng bảng "Nghĩa trang nghệ sĩ". Chiều 20/6,...
Buồn Nhất khi Nghệ sĩ Thanh Kim Huệ qua đời
Khộng theo dõi tin tức ở đây nhưng qua nhiều kênh thông tin khác, được biết nữ nghệ sĩ tài danh Thanh Kim Huệ qua đời, buồn ơi là buốn, buồn hơn hết, không phải thương ai ghét ai mà sao nghe buồn...
Phan ưu cuoi nam
MH đã gởi điện thơ chúc năm mới 2022 anh chị Trần quang Hải nhưng không nghỉ là anh đã ra đi ngày hôm nay mặc dù anh đã cầm cự với căn bệnh hiểm nghèo mấy năm nay rồi. Thôi ,như vậy anh nhẹ...
Nữ danh ca
Thanh Kim Huệ đã ra đi :hoa: :flower: :)) :cry:
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

NSND Bảy Nam: Những bài viết lúc Người ra đi

Nơi tưởng nhớ những NS đã quá cố.
Nội quy chuyên mục
THÀNH VIÊN CLVN CHÚ Ý !

1- Bài viết phải luôn luôn bỏ dấu cho dễ đọc, viết không dấu sẽ bị xóa. Xem chỉ dẫn cách bỏ dấu taị đây.
2- Không đưa nguyên link từ các nơi khác vào - Không viết toàn chữ hoa hoặc liên tục không chấm phết.
3- Ghi rõ nguồn các bài được đưa lên là bắt buộc - Tránh những lời lẽ quá khích.
4- Mỗi thành viên chỉ được dùng một nick - Không nên đưa nhiều bài lắt nhắt liên tiếp từ cùng một thành viên.
5- Đừng dùng quote (trích dẫn) để trả lời khi 2 bài liên tiếp nhau - Tránh quote nhiều lần cùng một hình ảnh.
6- Không dùng màu đỏ trừ phi đó là tựa đề của một bài mới - Nên tạo chữ ký đẹp, cân đối, dễ nhìn.
7- Thắc mắc về bài bị xoá post trên diễn đàn đều cũng sẽ bị xoá. Trực tiếp liên lạc với Ban Điều Hành nếu cần.
8- Mọi thành viên đều cùng một nhà CLVN nên việc cư xữ hoà nhã với nhau là cần thiết dù ý kiến có dị biệt.
Đăng trả lời
ngocanh
Thành viên tích cực
Thành viên tích cực
Bài viết: 37641
Ngày tham gia: Chủ nhật T4 11, 2004 5:00 pm

NSND Bảy Nam: Những bài viết lúc Người ra đi

Bài viết chưa xem by ngocanh »

Cách đây 2 tháng, khi NSND Bảy Nam đã nằm liệt giường, anh chị em nhà báo đến thăm bà, dù sức rất yếu, nhưng bà vẫn giữ nét mặt tươi vui, dí dỏm, bà vẫn cười và nói: "Nó cứ bắt má uống sữa hoài, làm như má là con nít á…". Và khi ai đó trêu đùa: "Chừng nào má diễn lại Lá sầu riêng", bà cũng đùa trở lại: "Ừ, diễn chớ, má nằm chiêm bao thấy mình diễn hoài hoài…".


Nghệ sĩ Nhân Dân Bảy Nam sinh trưởng trong một gia đình trí thức, ông cụ thân sinh của bà chính là người kỹ sư xây cây cầu Bến Lức ở Long An đời Pháp thuộc. Ông tên Công nên tên con ông đặt theo câu chữ tiếp theo: "Công - Thành, Danh, Toại, Phỉ, Chí, Nam, Nhi, Bia, Truyền, Tạc, Để.

Trong gia đình, có cô Năm Phỉ theo nghề hát, dù đã trở thành ngôi sao, nhưng vẫn bị cha từ bỏ. Năm bà 14 tuổi, muốn theo nghề hát như chị, bà đã phải dùng đến cái chết để làm áp lực mới được gia đình nhượng bộ. Nói điều đó để hiểu vì sao cả cuộc đời bà chưa bao giờ bà coi nghề hát là cái nghề để kiếm cơm, mà là một thứ tôn giáo mà bà tôn thờ từ lúc còn để chỏm đến lúc lâm chung.

Hình ảnh
Cô Bảy Nam trong vai Lý Nhu (năm 1935).

Từ năm mới 19 tuổi (1932), bà đã một mình chống chỏi với đoàn hát Nam Hưng, vừa làm bầu, vừa là đào chính, vừa kiêm luôn viết tuồng… Bà là nữ soạn giả đầu tiên của sân khấu cải lương vì bà thấy những vở tuồng Tàu lúc đó không thấu tình đạt lý. Ví như vỡ "Hồ Nguyệt Cô hóa cáo", bà cảm nhận tình yêu của Hồ Nguyệt Cô bằng trái tim của người phụ nữ ngây thơ bị lường gạt, chứ không phải bằng cái nhìn khe khắt của lễ giáo phong kiến. Bà tâm sự: "Hồ Nguyệt Cô đã hy sinh tất cả cho người tình, rồi bị lường gạt, cướp mất viên ngọc sinh mệnh, thật đáng thương biết chừng nào, sao còn lên án cô…".

Đi hát là chấp nhận nỗi gian truân của nghề, rày đây mai đó trên chiếc ghe bầu xuôi ngược, lúc mưa dầm ế ẩm phải ngủ trên các thớt thịt ở chợ, có lúc lên các đồn điền cao su làm màn sáo trên chiếc xe tải mà diễn, công nhân ngồi dưới đất coi, cứ nửa tháng đến kỳ lương mới lấy được tiền… Cả cuộc đời bà gắn liền với ánh đèn sân khấu, bao nhiêu kỷ niệm vui buồn, bao nhiêu nước mắt, nụ cười - danh vọng cũng từng mà đắng cay nào thiếu.

Ngày xưa, đào hát người đời gọi là "xướng ca vô loài", bà đã khước từ cuộc sống của một cô tiểu thư để đi làm một cô đào hát, chấp nhận hết những thương tổn ấy để được theo đạo hát, bàn thờ Tổ đối với bà thiêng liêng biết bao. Thời đó, đâu có trường lớp nào dạy người nghệ sĩ phải sống thế nào cho xứng đáng, không có bài học đạo đức nghề nghiệp nào viết bằng chữ nghĩa, nhưng chính cái Đạo của nghề đã thấm sâu từng ngày vào trong máu của người nghệ sĩ bằng tấm lòng đam mê sân khấu.

Tấm gương lao động nghệ thuật của lớp nghệ sĩ thuộc thế hệ bà dường như bây giờ lớp nghệ sĩ trẻ chỉ còn nhắc đến như là nhắc chuyện cổ tích. Nhớ lần đóng vai người đàn bà điên trong phim "Bông lục bình" (1986), dù lúc ấy đã 70 tuổi, nhưng bà luôn là người diễn viên đầu tiên có mặt ở phim trường, khi mọi người còn ngái ngủ, bà đã mở túi soạn sẵn phục trang, từ cái nón lá rách đến cành bông lau làm đạo cụ cho vai diễn của mình….

Trong tất cả mọi vai diễn, dù xuất hiện nhiều hay chỉ thoáng qua, bà đều coi trọng như nhau, bởi vì bà Bảy Nam sống với nghề là Đạo, bà đến với sân khấu hay điện ảnh là đến bằng cả trái tim sùng tín. Vai nào dù chỉ nói một câu cũng là nhân vật, và nhân vật ấy phải có hồn của người diễn, nhất quyết không thể qua loa…

NSUT Kim Cương từng nói: "Khi còn diễn, cứ 18 giờ là má tới rạp, 18g30 má mở tủ đồ hóa trang, dù tới 20 giờ mới mở màn. Riết rồi anh em coi má như cái đồng hồ của mình". Bà nghe vậy chỉ mủm mỉm cười: "Má già rồi, bác sĩ không cho diễn nữa, nhưng nếu thấy con Kim có vở mới, má ngồi coi diễn mà tủi thân lắm, giống như tụi nó đi ăn tiệc mà mình ngồi chầu rìa ở ngoài vậy. Má nói thiệt, má mà có chết cũng chỉ mong sao kiếp khác được đầu thai trở lại làm nghệ sĩ".

Sau buổi diễn "Lá sầu riêng" cách đây 6 năm, bà bị nhồi máu cơ tim ngay trên sân khấu, và từ đó bà phải chia tay với sàn diễn. Nhưng trái tim bà chưa bao giờ rời bỏ sân khấu, trong cơn mê sảng trước khi lâm chung, người ta bỗng như thấy lại cô Bảy Nam trẻ trung của cái thời diễn vai Đào Tam Xuân, Hồ Nguyệt Cô, Lý Nhu trên sân khấu Phước Cương của 70 năm xưa… Và mọi người đã phải bật khóc khi nghe bà nói miên man: "Sao tới giờ rồi mà chưa đem tủ làm tuồng của má tới... Bữa nay hát xong nhớ cho anh em ăn mì nghen con…". Phải, bà đã từng nói, còn một hơi thở tôi còn sống với nghề, và bây giờ, trước giờ ra đi vĩnh viễn, bà đã được sống tròn với đạo của mình trong giấc mơ vĩnh hằng tuyệt đẹp của người nghệ sĩ…

NGÔ NGỌC NGŨ LONG
Liên lạc N.A: Vui lòng gọi - ĐT kô nhận được tin nhắn
ngocanh
Thành viên tích cực
Thành viên tích cực
Bài viết: 37641
Ngày tham gia: Chủ nhật T4 11, 2004 5:00 pm

Bài viết chưa xem by ngocanh »

Chân dung NS: NSND Bảy Nam: Con tằm đến thác vẫn còn vương tơ...

Hình ảnh

92 tuổi, người nghệ sĩ một thời lừng lẫy ấy chỉ còn nhẹ tênh tựa một em bé. Suốt mấy tháng nay, bà trở bệnh nặng, nguy kịch nhất là vào cuối tháng 5 vừa qua. Nhưng may thay, một sức mạnh kỳ diệu đã giúp bà gượng dậy. Không có sự u sầu, không có lời than thở, chỉ có nụ cười đôn hậu quên cả thời gian. Nhưng đó cũng chỉ như ánh hồi quang của một ngọn đèn sắp cạn dầu bừng cháy lên lần cuối...


NSND Bảy Nam là cây đại thụ của cải lương cũng như kịch nói miền Nam còn sót lại, cùng với NSND Phùng Há - nay đã 94 tuổi. Hơn 70 năm đứng trên sân khấu, bà không chỉ là diễn viên mà còn là nhà quản lý, trưởng đoàn, tác giả kịch bản, đóng hàng chục phim truyện. Gần đây nhất, khán giả trẻ còn kịp xem bà diễn trong vở Lá sầu riêng và Bông hồng cài áo trước khi bị nhồi máu cơ tim, bác sĩ cấm lên sân khấu. Nhưng chỉ hai vở ấy thôi đã đủ chứng minh tài năng tuyệt vời, làm rúng động bao nhiêu trái tim khán giả. Một bà mẹ nghèo lập cập đi thăm con, bị "sui gia" nhà giàu đuổi xuống bếp, rồi lập cập ra về trong tiếng nấc thương con. Tấm áo dài sờn cũ, cái giỏ đệm nghèo nàn, cái nón lá rách, đôi chân yếu ớt già nua... Nước mắt người xem chảy ướt theo từng bước chân bà (Lá sầu riêng). Một bà mẹ khác phải vào nhà thương điên vì hai đứa con cùng chết trong một tai nạn giao thông (Bông hồng cài áo). Cơn điên hiền lành, xót xa, tinh tế qua từng nét diễn. Cơn điên ấy lại làm "tỉnh" những đứa con bất hiếu đang chối bỏ mẹ mình để chạy theo vinh hoa phú quý. Bà Bảy Nam diễn, nhưng bà đang sống rất thật, đến nỗi bà đã ngã quỵ trên sân khấu vì sức ép vào trái tim chân thành. Từ đó, nghệ sĩ Kim Cương không dám cho bà trở lại với ánh đèn màu, cương quyết "bắt" mẹ an dưỡng trong căn phòng nhỏ đầy tình thương của con cháu vây quanh...

Thế nhưng... Con tằm đến thác vẫn còn vương tơ...

Những ngày nằm trên giường bệnh, bà vẫn đau đáu hướng về sân khấu. Như cái nghiệp, biết làm sao! Bà tỉnh táo đến lạ thường, không hề lú lẫn. Bà thều thào đọc lời thoại của các vở, rồi cười: "Kiếp sau có đầu thai lại, cũng xin làm nghệ sĩ!". Nghệ sĩ Kim Cương nhăn mặt chọc má: "Nghệ sĩ khổ muốn chết má ơi! Sao hổng xin làm nghề gì cho sung sướng?". "Đâu có, nghệ sĩ mới sướng chớ con. Nghề gì thì cũng chỉ làm hoài có một thứ, còn làm nghệ sĩ thì má được làm vua nè, rồi làm quan, làm nông dân, buôn bán... Đủ hết! Không có chán!".

Ngày thường, tính bà đã hiền lành, không bon chen, lúc bệnh lại càng dễ thương. Mấy hôm vô bệnh viện, phải thở oxy, bà tủm tỉm: "Chỉ cần một hơi không hít vô được là... rồi. Vậy mà sao người ta... dữ quá!". Bà ngẫm nghĩ về lẽ sống chết vô thường, nhìn ảnh Phật mà niệm, thanh thản chuẩn bị hành trang.

Những ngày nằm trên giường bệnh lại rất ấm áp với bà, vì mọi người đến thăm liên tục. Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Minh Triết họp quốc hội ngoài Hà Nội, chỉ được nghỉ một ngày đã bay vô Sài Gòn và tranh thủ ghé thăm bà. Rồi các ông Trần Trọng Tân, Dương Đình Thảo, Lý Chánh Trung, bà Ngô Thị Huệ (vợ ông Nguyễn Văn Linh)... Bác sĩ Lương Phán và các bác sĩ của bệnh viện Nguyễn Trãi túc trực 24/24, thậm chí tự tay bác sĩ Phán đi mua thuốc và lau rửa cho bà chứ không để y tá làm. Hầu hết giới nghệ sĩ đều có mặt, như Viễn Châu, Lệ Thủy, Minh Vương... Dễ thương nhất là NSND Phùng Há, dám leo hết từng ấy bậc thang để thăm "bà bạn già" của mình. Nghệ sĩ Kim Cương xúc động: "Hai bà ngồi ôm nhau, ốm nhom như hai bộ xương. Tôi có chụp hình, nhưng không dám đưa cho ai xem. Nói thật, nghệ sĩ ngày xưa chỉ được coi là xướng ca vô loài, đem hết ruột gan cống hiến cho đời, khi già bệnh không ai quan tâm, sống vất vưởng, có khi chết bờ chết bụi. Còn bây giờ, Nhà nước lo lắng như thế, lại phong tặng danh hiệu NSND, NSƯT, vinh hạnh biết bao nhiêu. Món nợ này làm sao trả nổi!".

NSND Bảy Nam sinh năm 1913 tại Điều Hòa - Mỹ Tho (tỉnh Tiền Giang ngày nay). Hoạt động nghệ thuật của bà rất đa dạng:

Hình ảnh

- Quản lý: Năm 19 tuổi bắt đầu thành lập đoàn cải lương Nam Hưng, sau đó là các đoàn như Phước Cương, Tam Phụng, Nam Lân, Năm Phỉ - Kim Cương.

- Sáng tác: NSND Bảy Nam là tác giả của gần 20 vở cải lương: Nỗi đau lòng mẹ, Người đàn bà Việt Nam, Lê Lợi khởi nghĩa, Mặt trận Cầu Bông, Mắng Việt gian, Án mạng của tôi, Phấn hậu cung, Gươm vàng máu đỏ, Điều Tam Xuân phục hận, Tiêu Anh Phụng loạn trào...

- Diễn viên sân khấu cải lương: Các vai Đào Tam Xuân, Lý Nhu (vở Phụng Nghi Đình), Triệu Tử (Triệu Tử đoạt ấu chúa), Triệu Tuất (Dự Nhượng đả long bào, đóng với NS Ba Vân), Tiêu Anh Phụng (Tiêu Anh Phụng loạn trào), Ngọc Dung (Phấn hậu cung)...

- Diễn viên kịch nói: Vai người mẹ trong các vở Lá sầu riêng, Sắc hoa màu nhớ, Về nguồn, Người tình trễ xe, Nhân danh công lý, Bông hồng cài áo, Hồi sinh.

- Diễn viên điện ảnh: Tham gia các phim Mort en Fraude (đạo diễn Marcel Camus), Biển động, Hoa lục bình, Lá sầu riêng, Nước mắt học trò, Giông tố cuộc đời, Ngọn cỏ gió đùa, Đêm trắng, Con sói trở về, Bóng đêm cuộc tình...

Năm 1993, tác phẩm Trôi theo dòng đời của bà được Hội Nghệ sĩ sân khấu tặng Giải thưởng tác phẩm sân khấu, cùng năm này bà được Nhà nước phong tặng danh hiệu NSND. Năm 1997, bà được Hội Văn học - Nghệ thuật Việt Nam tặng thưởng Huy chương Vì sự nghiệp văn hóa nghệ thuật Việt Nam.

Bà qua đời lúc 12 giờ 55 ngày 18/8/2004 tại tư gia (số 9 đường Hoàng Diệu, quận Phú Nhuận, TP.HCM). Linh cữu quàn tại tư gia. Lễ viếng bắt đầu từ ngày 19.8, lễ truy điệu bắt đầu lúc 7 giờ ngày 20/8, động quan lúc 8 giờ cùng ngày và an táng tại Nghĩa trang TP.HCM.

Q.T - Thanh Nien
Liên lạc N.A: Vui lòng gọi - ĐT kô nhận được tin nhắn
ngocanh
Thành viên tích cực
Thành viên tích cực
Bài viết: 37641
Ngày tham gia: Chủ nhật T4 11, 2004 5:00 pm

Bài viết chưa xem by ngocanh »

Đời thường: Một đời vì nghề, một đời vì người

Hình ảnh

Trong thời gian NSND Bảy Nam nằm bệnh, ai lên thăm cũng đều nghe bà nhắc đến “Đạo hát”. Từ đồng chí Bí thư Thành ủy TPHCM Nguyễn Minh Triết đến các nghệ sĩ thế hệ đi sau như Ngọc Giàu, Lệ Thủy, Minh Vương... tất cả đều xúc động trước lòng yêu nghề của một nghệ sĩ cả đời cống hiến cho sân khấu

Cách đây mấy ngày, NSND Bảy Nam không còn đủ sức nuốt được thức ăn, nhưng trong cơn mê sảng bà luôn hỏi NSƯT Kim Cương: “Tối nay đoàn hát ở đâu vậy con? Tủ làm tuồng của má đã đem lên rạp chưa? Con đổ bánh xèo cho cả đoàn ăn, tội nghiệp anh em công nhân hậu đài, họ cực lắm”. Chị Kim Cương chạy ra ngoài phòng khóc nức nở. Sức khỏe của NSND Bảy Nam như đèn treo trước gió, chuyện chuẩn bị hậu sự cho bà đã được các thành viên trong gia đình tính toán từ 2 tháng trước, nhưng hễ mỗi lần bà lên cơn mê, giọng nói yếu ớt, thều thào vẫn nhắc đến hai chữ “Đạo hát”.

Kiếp tằm đến thác...

Với một bề dày tuổi nghề mà ít ai trong số các nghệ sĩ tên tuổi của miền Nam sánh nổi, bà có 78 năm làm diễn viên, đạo diễn, bầu gánh và trên hết là một điểm tựa tinh thần cho biết bao thế hệ diễn viên gắn bó với bảng hiệu Kim Cương. Do theo gánh hát từ rất trẻ, 14 tuổi, nên bà ý thức rất rõ chuyện nghề hát. Bà cho rằng sự nghiệp sân khấu của gia đình bà xuất phát từ cái tâm trong sáng, không xem nghề hát là chốn kiếm danh, thủ lợi, mà trên hết là dùng nghề hát để răn mình, răn đời. Nghĩ thế nên trong cuộc đời gắn bó với “Đạo hát”, bà luôn cho và không bao giờ đòi hỏi được nhận. Nghĩa cử cao đẹp đó xuất phát từ nhân cách sống đẹp, quên mình để lo cho cái chung của gánh hát. Mười chín tuổi, bà làm bầu, tâm hồn non trẻ nhưng sớm chịu lăn lóc, phong trần nên gánh Nam Hưng do bà gầy dựng là nơi phổ biến những kịch bản do bà sáng tác. Thời đó, các vở: Người đàn bà Việt Nam, Phấn hậu cung, Lê Lợi khởi nghĩa, Gươm vàng máu đỏ, Nỗi đau lòng mẹ, Tiêu Anh Phụng loạn trào, Ngọc Huỳnh Lân xuất thế... đã đưa bà lên ngôi vị nữ tác giả kịch bản sân khấu đầu tiên của Sài Gòn (bà bắt đầu viết kịch bản năm 1950). Không chỉ viết, dựng và diễn xuất sắc nhiều loại vai, bà còn là nữ nghệ sĩ Sài Gòn đầu tiên được hãng Intermondial (Pháp) mời tham gia bộ phim Mort en Fraude của đạo diễn Marcel Camus với các diễn viên Daniel Gélin và Anne Méchard, trước các bộ phim Việt Nam nổi tiếng như: Biển động, Về nguồn, Một thoáng đam mê, Ngọn cỏ gió đùa, Hoa lục bình...

Tiếng “hả” trong Lá sầu riêng

Đối với khán giả kịch nói cả nước, nhắc đến NSND Bảy Nam người ta không quên các vai diễn bà mẹ nhân hậu mà cho đến nay ít có người thay thế trong: Lá sầu riêng, Nhân danh công lý, Vực thẳm chiều cao, Bông hồng cài áo... Đó là những người mẹ chịu đựng âm thầm trước khó khăn nghịch cảnh. Chỉ với đôi tay run rẩy và một tiếng “hả” khi nghe Diệu nói: “Mỗi lần má lên thăm con, người ta nghi má ăn cắp gạo của người ta” (Lá sầu riêng), bà đã khắc sâu trong lòng người xem hình ảnh mẹ cô Diệu đầy ấn tượng. Những ai đã từng xem 5 suất diễn Những cánh chim không mỏi của NSƯT Kim Cương tại Nhà hát Bến Thành sẽ chứng kiến đủ 5 lần bà nhắc nhở nghệ sĩ Hồng Nga, người thế bà đóng vai mẹ Diệu: “Đâu phải con cứ khóc ròng là khán giả nhói đau, phải biết nén cái đau bên trong”. Hầu hết các diễn viên của Đoàn Kịch nói Kim Cương ngày trước đều đã từng được bà dạy thẳng thắn như vậy. Bà gần như ít khen với nguyên tắc: “Quen nghe khen để rồi ỷ lại. “Đạo hát” không dạy nghệ sĩ tham đứng nhất”. Thái độ sống của bà đã làm kim chỉ nam đối với các nghệ sĩ trẻ lớn lên từ đoàn Kim Cương. Nghệ sĩ Hữu Châu tâm sự: “Ngoại Bảy dạy tôi biết trân trọng dù chỉ là một món đạo cụ rất nhỏ. Có lần tôi làm mất một chiếc bông mù u trong vở Lá sầu riêng, ngoại không rầy la, chỉ trách nhẹ: Đồ hát mà con không trân trọng để mất thì làm sao giữ được tình thương khán giả”. Với đạo diễn Đoàn Khoa: “Bà là một nghệ sĩ công dân, đầy trách nhiệm và luôn học hỏi. Tôi nhớ hồi đó để có được những nếp gấp cho bộ áo dài của mẹ Diệu, bà vào hậu trường rất sớm để tự tay ủi và hễ thấy bà giở tủ sắm tuồng, không cần nhìn đồng hồ cũng biết đó là 18 giờ 30, cho dẫu 20 giờ mới mở màn”.

* *

*

Suốt tuần qua, nhiều chương trình văn nghệ nhân mùa Vu Lan báo hiếu mời NSƯT Kim Cương tham dự, nhưng chị đều từ chối vì sức khỏe của mẹ chị đã yếu dần trong nỗi lo sợ của cả gia đình. Đêm nay, lẽ ra chị sẽ có mặt trong chương trình Bông hồng cài áo do HTV và Nhà hát Bến Thành tổ chức. Giọng chị thổn thức: “Má tôi đã ra đi vĩnh viễn. Bông hồng đỏ mà từ nhiều năm qua tôi tự hào cài lên áo mỗi mùa Vu Lan báo hiếu từ nay đã hóa trắng”. Thế nhưng đối với công chúng cả nước, NSND Bảy Nam vẫn còn sống với những vai diễn bà mẹ nhân hậu, thủy chung.

Xin thắp nén hương lòng trong mùa Vu Lan vĩnh biệt NSND Bảy Nam, người nghệ sĩ đã cống hiến cả đời cho sự nghiệp sân khấu dân tộc!

------------------

Vĩnh biệt NSND Bảy Nam

NSND Bảy Nam tên thật là Lê Thị Nam (sinh ngày 10-8-1913) tại làng Điều Hòa, Mỹ Tho. Bà là một trong những nghệ sĩ tiên phong xây dựng sân khấu cải lương Nam Bộ với công lao thành lập các đoàn hát: Nam Hưng, Phước Cương, Tam Phụng, Nam Lân, Năm Phỉ - Kim Cương. Bà đã sáng tác 20 kịch bản cải lương nổi tiếng, trong đó có các vở ủng hộ kháng chiến chống Pháp: Mặt trận Cầu Bông, Mắng Việt gian, Nỗi đau lòng mẹ... Bà đã được Nhà nước trao tặng danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân năm 1993 và được Hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam tặng thưởng Huy chương Vì sự nghiệp văn hóa nghệ thuật Việt Nam. Quyển hồi ký Trôi theo dòng đời của bà đã được Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam trao tặng giải thưởng Tác phẩm Sân khấu xuất sắc năm 1993. Năm 2000, sau khi tham gia chương trình sân khấu kỷ niệm Sài Gòn – TPHCM 300 năm do VTV3 tổ chức tại Nhà Văn hóa Thanh niên, bà bị nhồi máu cơ tim dẫn đến suy nhược cơ thể.

Vì tuổi già sức yếu, bà đã qua đời lúc 12 giờ 50 ngày 18-8, thọ 92 tuổi. Lễ nhập quan đã được tổ chức lúc 21 giờ cùng ngày. Linh cửu quàn tại số 9 Hoàng Diệu, phường 10, Q. Phú Nhuận - TPHCM. Lễ viếng bắt đầu từ 8 giờ ngày 19-8. Lễ truy điệu tổ chức lúc 6 giờ ngày 21-8, sau đó đưa đi an táng tại Nghĩa trang TPHCM.


Thanh Hiệp

Ban quản trị www.cailuongvietnam.com cùng tất cả các thành viên chân thành chia buồn cùng cô Kim Cương và gia quyến và cầu chúc hương hồn NSND BẢY NAM được sớm tiêu diêu nơi miền cực lạc. Xin kính cẩn nghiêng mình trước bà, một nghệ sĩ tài năng - một nhân cách lớn!
Liên lạc N.A: Vui lòng gọi - ĐT kô nhận được tin nhắn
ngocanh
Thành viên tích cực
Thành viên tích cực
Bài viết: 37641
Ngày tham gia: Chủ nhật T4 11, 2004 5:00 pm

Bài viết chưa xem by ngocanh »

Thương tiếc Nghệ sĩ Nhân dân Bảy Nam, ngọn đuốc đã cháy hết mình cho nghệ thuật

Hình ảnh
Nghệ sĩ Nhân dân Bảy Nam trong vở “Lá sầu riêng”.


Trong một buổi lễ mừng thọ của NSND Bảy Nam, có khán giả đã trân trọng gởi cho bà 100 đóa hồng với mong ước bà sống lâu trăm tuổi, song ước mong ấy đã không thành khi bà trút hơi thở cuối cùng vào trưa 18-8-2004, thọ 92 tuổi.

NSND Bảy Nam tên thật là Lê Thị Nam, sinh năm 1913 tại làng Điều Hòa, Mỹ Tho (nay là tỉnh Tiền Giang). 12 tuổi, bà đã mê hát đến độ quên ăn, quên ngủ, hễ rảnh rỗi là cùng kéo các bạn tập tuồng, tập hát. 14 tuổi, bà xin phép mẹ lên Sài Gòn theo gánh hát Nam Phi của chị gái là nghệ sĩ Năm Phỉ để theo đuổi nỗi đam mê. Bà chuyên sắm những vai kép chánh trong các tuồng cổ của gánh hát Nam Phi. Đến năm 19 tuổi, nghệ sĩ Bảy Nam trở thành người phụ nữ đầu tiên làm trưởng đoàn nghệ thuật và là nữ soạn giả đầu tiên của đất Sài Gòn với gần 20 vở cải lương.

Cách mạng Tháng Tám thành công, bà cùng nghệ sĩ Năm Phỉ, Mười Truyền lập gánh hát Tam Phụng. Bà tiếp tục tỏa sáng trên sân khấu cải lương miền Nam với các vai đào võ, kép võ như Lưu Kim Đính, Quan Vân Trường, Túy Diệp...

Không chỉ thành công trên sân khấu, NSND Bảy Nam còn để lại ấn tượng sâu sắc về tài năng và đức độ của mình với người xem khắp cả nước qua những vai diễn trong các lĩnh vực nghệ thuật khác là điện ảnh và kịch nói . Tuy chỉ chuyên vào vai những bà mẹ, bà già khổ đau, có thứ chứ không có tên như bà Tư, bà Năm, bà Sáu hay những bà già điên cả trong phim ảnh và trên sân khấu kịch nhưng hình ảnh sâu sắc nhất, ấn tượng nhất bà để lại cho người xem lại chính là những vai diễn đầy thuyết phục đó.

Nhắc đến NSND Bảy Nam, khán giả không chỉ nghĩ về bà như một cây cổ thụ của nghệ thuật sân khấu qua hơn 60 năm cống hiến mà bà còn là tấm gương đức độ, về tài năng cũng như nhân cách cho nhiều thế hệ nghệ sĩ noi theo. Tuy là một nghệ sĩ nổi tiếng nhưng khi được tiếp xúc với bà, bao giờ người đối diện cũng cảm nhận được tình cảm nhân hậu, nồng ấm. Hình ảnh một bà má nghèo trong vở cải lương “Lá sầu riêng” với chiếc áo dài sờn cũ, chiếc giỏ đệm quê mùa, cái nón lá rách... mãi mãi in dấu ấn sâu sắc với người xem về một bà má Nam bộ hết lòng thương con, vì con. Cái run rẩy, khổ đau, quặn thắt không phải cho mình mà cho con toát ra từ nét diễn tinh tế của một người mẹ đã đánh thức lòng nhân ái, bao dung, độ lượng trong hàng triệu trái tim khán giả. Rồi cũng với những nét diễn nhập tâm và tinh tế ấy, bà vào vai một người mẹ điên, điên vì mất con, vì nỗi mất mát lớn lao nhất trong cuộc đời làm mẹ. Cái điên hiền lành ấy đã làm tỉnh những đứa con đã từng nhẫn tâm ruồng rẫy mẹ mình. Không chỉ ở trong kịch bản “Bông hồng cài áo” mà có lẽ giữa đời thường, đã có bao đứa con như vậy đã được bà thức tỉnh để cuộc đời bớt đi những oái oăm, bi kịch mà hướng đến sự tốt đẹp, cao thượng.

Năm 1993, nghệ sĩ Bảy Nam được Nhà nước ta phong tặng danh hiệu NSND, năm 1997, bà được Hội Văn học- Nghệ thuật Việt Nam tặng thưởng Huy chương Vì sự nghiệp văn hóa- nghệ thuật Việt Nam. Những danh hiệu này đã khẳng định tài năng và tôn vinh những cống hiến hết mình của một nghệ sĩ lớn. Song hơn hết, qua tình cảm của người xem, của nhiều thế hệ diễn viên, nghệ sĩ sân khấu dành cho bà, dù “ngọn đuốc” ấy đã cháy hết mình cho nghệ thuật, người ta vẫn thấy tài năng và nhân cách của bà mãi tỏa sáng.

CHÂU - DŨNG
Liên lạc N.A: Vui lòng gọi - ĐT kô nhận được tin nhắn
ngocanh
Thành viên tích cực
Thành viên tích cực
Bài viết: 37641
Ngày tham gia: Chủ nhật T4 11, 2004 5:00 pm

Bài viết chưa xem by ngocanh »

Lễ viếng cố Nghệ sĩ Nhân dân Bảy Nam

Hình ảnh

Nghệ sĩ Nhân dân (NSND) Bảy Nam, cây đại thụ của nghệ thuật sân khấu Nam bộ, đã qua đời lúc 12 giờ 50 phút ngày 18.8.2004. Sự ra đi của nghệ sĩ Bảy Nam đã để lại niềm tiếc thương vô hạn cho đông đảo khán giả yêu thích nghệ thuật sân khấu và cho những đồng nghiệp, học trò.

Sáng nay 19.8, lễ tang cố NSND Bảy Nam, tức Lê Thị Nam đã diễn ra trang trọng tại nhà riêng, số 9 đường Hoàng Diệu phường 10 quận Phú Nhuận. Nhiều đòan đại biểu và nhân dân ở TPHCM, các tỉnh lân cận đã đến viếng cố NSND Bảy Nam.

Đoàn đại biểu Bộ Văn hóa - Thông tin do đồng chí Phạm Quang Nghị - Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thông tin dẫn đầu và đoàn đại biểu Thành ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ TPHCM do đồng chí Nguyễn Minh Triết - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy dẫn đầu đã đến viếng cố NSND Bảy Nam.

Đồng chí Võ Văn Kiệt, nguyên Thủ tướng Chính phủ đã gửi vòng hoa tang viếng cố NSND Bảy Nam. Trong ngày hôm nay đã có nhiều đoàn đại biểu đại diện các ban ngành đòan thể, các tổ chức xã hội, đông đảo những người yêu thích nghệ thuật sân khấu đã đến phúng viếng cố nghệ sĩ nhân dân Bảy Nam, bày tỏ niềm tiếc thương vô hạn đối với một cánh chim đầu đàn của nền nghệ thuật dân gian Việt Nam.

Sinh năm 1913 và với 78 năm họat động nghệ thuật, NSND Bảy Nam đã lập nhiều đòan nghệ thuật có tên tuổi. Bà vừa là một diễn viên tuồng cổ, vừa là diễn viên kịch nói và diễn viên điện ảnh qua nhiều vai diễn đầy ấn tượng. Bà là tác giả của trên 20 vở diễn. Năm 1988, bà được phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ ưu tú và đến năm 1993 được Nhà nước phong tặng Nghệ sĩ Nhân dân. Trong suốt cuộc đời sự nghiệp của mình, NSND Bảy Nam đã góp phần đào tạo nhiều thế hệ nghệ sĩ và góp sức phát triển nghệ thuật sân khấu Việt Nam.
Liên lạc N.A: Vui lòng gọi - ĐT kô nhận được tin nhắn
ngocanh
Thành viên tích cực
Thành viên tích cực
Bài viết: 37641
Ngày tham gia: Chủ nhật T4 11, 2004 5:00 pm

Bài viết chưa xem by ngocanh »

Hình ảnh
Liên lạc N.A: Vui lòng gọi - ĐT kô nhận được tin nhắn
Hình đại diện của thành viên
saigon
Thành viên thường xuyên
Thành viên thường xuyên
Bài viết: 1080
Ngày tham gia: Sáu T4 16, 2004 5:00 pm
Đến từ: Asia Online

Bài viết chưa xem by saigon »

Má Bảy Nam và hai vai diễn tôi ngưỡng mộ

Má có rất nhiều vai diễn, nhưng tôi không xem được hết. Khi má đương thời thì tôi còn quá nhỏ. Khi má không còn diễn thường xuyên thì tôi chỉ có xem truyền hình. Khi xem vở "Lá sầu riêng", thấy má xuất hiện hóm hỉnh ở màn đầu, tôi hơi ngạc nhiên (vì trước đó tôi nhớ chỉ xem ảnh má trong các vở tuồng Tàu, mà nhất là má hay giả trai). Tôi không ngờ má diễn kịch xã hội được. Cái duyên của má làm cho lớp kịch có nhiều nét chấm phá hơn. Rồi đến lớp sau, lớp má lên thăm Diệu, tôi ngẩn ngơ và cứng đơ cả người. Song mũi tôi cay xè và nước mắt tuôn ra. Trời ơi, không thể nào quên được giọng nói run run, đứt quãng, tiếng còn tiếng nghẹn, tiếng hờn dỗi mà ấm ức khi bị con gái đuổi về, vì không dám để mẹ ở lại thăm một đêm. Không thể nào quên được cái dáng cao gầy còm còm khắc khổ, quay lưng đi... Tôi khóc như mưa, khóc với bà mẹ nhiều hơn với Diệu... Khóc xong rồi lại tức. Tức là vì coi làm chi để mà khóc dữ vậy ? Sau đó, tôi sợ không dám xem bà mẹ này của má nữa. Vì tôi sẽ thấy đau ngực vì nén khóc. Và bây giờ, mỗi khi nói đến má Bảy Nam thì tôi lại thấy bà mẹ ấy - lớp diễn ấy ở trước mắt tôi. Sóng mũi tôi lại cay xè...


Vai diễn thứ hai má Bảy Nam đã để lại trong tôi một sự khâm phục. Đó là vai Lý Nhu trong Phụng Nghi Đình. Duy nhất chỉ có một lần tôi được xem má đóng Lý Nhu. Và từ đó, tôi mới "nhớ" nhân vật này. Trước đó tôi đã xem nhiều nghệ sĩ diễn Lý Nhu, nhưng thật sự tôi không có ấn tượng mấy về nhân vật này, không phải vì nó ngắn, mà vì nó nhàn nhạt. Cho đến khi tôi xem Lý Nhu - má Bảy Nam thì tự nhiên tôi thấy nhân vật này có tầm cỡ. Qua má, tôi thấy ngay một tay mưu sĩ đội lốt hiền triết. Một con cáo ẩn dưới lớp cừu non. Chỉ cần một cái đảo mắt nhanh, và cái liếc lạnh lùng trong lúc miệng cười vâng dạ, một bước dừng nhẹ nhưng kín đáo cho thấy Lý Nhu mắt luôn để sau lưng. Chỉ một cử chỉ khép cây quạt theo từng câu nói của Đổng Trác, đủ để biết Lý Nhu mưu tính việc gì. Tất cả đều được má Bảy Nam tỉ mỉ khắc họa. Từ đó, mỗi lần xem lại Phụng Nghi Đình, tôi chỉ chờ lớp diễn của Lý Nhu, nhưng tôi chưa tìm lại được một Lý Nhu của má Bảy Nam.

Thế mà bây giờ... đã hết rồi. Đã xa rồi những vai diễn ấy của má. Nhìn di ảnh má, sóng mũi tôi cay xè... Tiếc nuối vô cùng. Một bà mẹ nữa lại đi xa. Một nghệ nhân đã vĩnh viễn xếp phấn son, gương lược gửi thế gian. Sân khấu cải lương lại mất thêm một người tiền phong. Con xin thay cho vong linh cha, mẹ thắp cho má nén hương thơm để tiễn đưa hai nhân vật mà con yêu thích nhất. Vĩnh biệt ! Má Bảy Nam ơi !



Đạo diễn Nguyễn Hồng Dung
My Love Thanh Ngan
Hình đại diện của thành viên
saigon
Thành viên thường xuyên
Thành viên thường xuyên
Bài viết: 1080
Ngày tham gia: Sáu T4 16, 2004 5:00 pm
Đến từ: Asia Online

Bài viết chưa xem by saigon »

Một vì sao đã tắt

Mới bắt đầu mùa Vu Lan cả giới sân khấu đã phải ngậm ngùi trước tin NSND Bảy Nam lìa trần. Chẳng có bút mực nào tả được sự mất mát to lớn này của cả giới sân khấu miền Nam. Đến viếng linh cửu bà, có đến ngàn người, từ những vị lãnh đạo cấp cao, những người hoạt động sân khấu, điện ảnh, những nghệ sĩ, cho tới những khán giả từng yêu mến, trân trọng tài năng, đức độ của bà.

Vô cùng thương tiếc NSND Bảy Nam. Xin chia buồn cùng NSUT Kim Cương và gia quyến. Kính mong hương hồn NSND Bảy Nam an vui ở cõi người hiền...

[align=center]Đời mất ngôi tinh đẩu đẹp thiên thần...

Thái dương hệ đảo điên trong cơn bão mặt trời

Cuồng bạo thổi tắt một ngôi tinh đẩu

Triệu ánh mắt nhìn chốn cao đau đáu

Tim bàng hoàng mạch máu hóa thành băng

Bầu không gian cũng vắng bặt ánh trăng

Dải ngân hà bỗng tối tăm như tận thế

Cây đại thụ bay đi, mang theo vòng nguyệt quế

Bỏ lại Thánh đường nơi cõi thế đìu hiu

Im tiếng ca, vắng lời thoại thương yêu

Song lang đó, khúc tiêu thiều lỗi nhịp

Hậu trường vắng, cánh màn nhung đã khép

Đời mất ngôi tinh đẩu đẹp thiên thần

Ơi mão áo, ơi đai cân, ơi son phấn

Gởi lại trần bao số phận đã hóa thân

Ôi ! Đóa kỳ hoa hiếm có trăm năm

Xin giã biệt với trăm ngàn lần thương tiếc.


Hồ Quang
[/align]
My Love Thanh Ngan
Hình đại diện của thành viên
tancogiaoduyen
Site Admin
Site Admin
Bài viết: 41705
Ngày tham gia: Hai T4 12, 2004 5:00 pm
Đến từ: U.S.A
Tiếp xúc:

Bài viết chưa xem by tancogiaoduyen »

Hình ảnh
Đăng trả lời

Quay về