WELCOME TO THE NEW PHORUM
THE ONLY FORUM FOR CLVN LOVERS
Diễn đàn dang được nâng cấp . Thân mời các bạn TV vào xem và sử dụng.
Hãy click vào Quick links phía bên trên tay trái để bắt đầu
Nếu thấy có gì xin báo cho tcgd biết để sửa chữa cho kịp thời nhen các bạn.
Cám ơn các bạn
Bye Bye .....
MC DUC TIEN
Nghệ sĩ lão thành Lệ Thẩm qua đời
[7mau]Nghệ sĩ lão thành Lệ Thẩm qua đời[/7mau]
Nhớ mãi tiếng cười nghệ sĩ Tùng Lâm
[7mau]Nhớ mãi tiếng cười nghệ sĩ Tùng Lâm[/7mau] Sau thời gian chống chọi với nhiều căn bệnh, nghệ sĩ Tùng Lâm đã trút hơi thở cuối cùng lúc 4 giờ 30 phút ngày 15-10 tại nhà riêng. Ông tên thật...
CHẾT VẪN KHÔNG YÊN!
-Mỗi con sông chảy mỗi cánh khác của riêng mình Tôi là dòng nước đảo điên Quen vượt thác vượt ghềnh Không thể im lìm trôi xuôi - Sông chảy về đâu buồn hay tĩnh lặng Ra đại dương...
TIN BUỒN: NS Bích Thủy qua đời,ở tuoi 73
[video]http://www.youtube.com/watch?v=liDAflX1_IQ[/video] [youtube]https://www.youtube.com/watch?v=liDAflX1_IQ[/youtube]
VUA NHẠC SẾN ĐI RỒI....
Nhạc sĩ Vinh Sử thường được khán giả gọi là 'vua nhạc sến' bởi hàng trăm ca khúc đã trở nên quen thuộc với nhiều thế hệ người Việt. Sau khi ông qua đời, nhiều nghệ sĩ bày tỏ sự tiếc...
TRẢ LẠI TÊN CHÙA.
Hội Sân khấu trả lại bảng tên Chùa Nghệ sĩ. Ngày 20/06/2022. Hội Sân khấu trả lại tên Chùa Nghệ sĩ như ban đầu, sau hai ngày thay đổi bằng bảng "Nghĩa trang nghệ sĩ". Chiều 20/6,...
Buồn Nhất khi Nghệ sĩ Thanh Kim Huệ qua đời
Khộng theo dõi tin tức ở đây nhưng qua nhiều kênh thông tin khác, được biết nữ nghệ sĩ tài danh Thanh Kim Huệ qua đời, buồn ơi là buốn, buồn hơn hết, không phải thương ai ghét ai mà sao nghe buồn...
Phan ưu cuoi nam
MH đã gởi điện thơ chúc năm mới 2022 anh chị Trần quang Hải nhưng không nghỉ là anh đã ra đi ngày hôm nay mặc dù anh đã cầm cự với căn bệnh hiểm nghèo mấy năm nay rồi. Thôi ,như vậy anh nhẹ...
Nữ danh ca
Thanh Kim Huệ đã ra đi :hoa: :flower: :)) :cry:
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

Vĩnh biệt “bà bầu” Kim Chưởng - Anh hùng lưu diễn

Nơi tưởng nhớ những NS đã quá cố.
Nội quy chuyên mục
THÀNH VIÊN CLVN CHÚ Ý !

1- Bài viết phải luôn luôn bỏ dấu cho dễ đọc, viết không dấu sẽ bị xóa. Xem chỉ dẫn cách bỏ dấu taị đây.
2- Không đưa nguyên link từ các nơi khác vào - Không viết toàn chữ hoa hoặc liên tục không chấm phết.
3- Ghi rõ nguồn các bài được đưa lên là bắt buộc - Tránh những lời lẽ quá khích.
4- Mỗi thành viên chỉ được dùng một nick - Không nên đưa nhiều bài lắt nhắt liên tiếp từ cùng một thành viên.
5- Đừng dùng quote (trích dẫn) để trả lời khi 2 bài liên tiếp nhau - Tránh quote nhiều lần cùng một hình ảnh.
6- Không dùng màu đỏ trừ phi đó là tựa đề của một bài mới - Nên tạo chữ ký đẹp, cân đối, dễ nhìn.
7- Thắc mắc về bài bị xoá post trên diễn đàn đều cũng sẽ bị xoá. Trực tiếp liên lạc với Ban Điều Hành nếu cần.
8- Mọi thành viên đều cùng một nhà CLVN nên việc cư xữ hoà nhã với nhau là cần thiết dù ý kiến có dị biệt.
Hình đại diện của thành viên
tancogiaoduyen
Site Admin
Site Admin
Bài viết: 41708
Ngày tham gia: Hai T4 12, 2004 5:00 pm
Đến từ: U.S.A
Tiếp xúc:

Vĩnh biệt “bà bầu” Kim Chưởng - Anh hùng lưu diễn

Bài viết chưa xem by tancogiaoduyen »

[7mau]Vĩnh biệt “bà bầu” Kim Chưởng[/7mau]


Nghệ sĩ lão thành Kim Chưởng, “bà bầu” gánh Kim Chưởng nổi danh một thời đã từ giã cõi đời lúc 8 giờ 25 phút ngày 1-8, hưởng thọ 88 tuổi.
Được gia đình đưa vào Bệnh viện Nguyễn Trãi (Q5, TP HCM) để điều trị cả tuần nay, ngày 31-7, bà được đưa về nhà riêng và qua đời tại nhà trong vòng tay yêu thương của người thân. Gia đình nữ nghệ sĩ này cho biết tang lễ sẽ được tổ chức tại nhà riêng số 1079, Trần Hưng Đạo, P.5, Q.5, TP HCM. Lễ nhập quan thực hiện lúc 15 giờ ngày 1-8, lễ động quan diễn ra lúc 6 giờ ngày 3-8 (mùng 8-7 âm lịch), an táng tại xã Tân Hội, Bắc Mỹ Thuận, Vĩnh Long.

Nghệ sĩ Kim Chưởng tên thật là Nguyễn Thị Kim Chưởng, sinh năm 1926, quê ở Duyên Hải-Trà Vinh. Bà từng được phong là “đệ nhất nữ nghệ sĩ sân khấu võ hiệp” trên sân khấu cải lương vào những năm 1950 - 1960.

Nhờ hát hay, hơi ngọt, bà được anh rể gửi cho Tân Đồng Ban với công việc ban đầu là nấu ăn, giặt đồ, bán nước sâm... cùng mơ ước một ngày được bước lên sân khấu, trở thành đào hát. Sau đó, bà được anh rể gửi tiếp cho gánh Tân Thiếu Niên. Khi tên tuổi được nhiều người biết, bà rời đoàn này và tham gia các đoàn Văn Hí Ban, Tân Xuân, Tân Tiến, Bầu Bòn, Tương Lai, Phụng Hảo, Thanh Minh... Là đào hát nhưng bà mê "làm bầu".


Hình ảnh

Nghệ sĩ Kim Chung (áo tím), đã từ giã cõi đời. Ảnh: NSCC
Nghệ sĩ Kim Chưởng (áo tím), đã từ giã cõi đời. Ảnh: NSND Kim Cương cung cấp




Năm 1955, bà rời đoàn Thanh Minh, cùng với ba nghệ sĩ Thanh Tao, Út Trà Ôn và Thúy Nga hợp tác thành lập đoàn Kim Thanh - Út Trà Ôn hết sức thành công nhưng đến cuối năm 1957, giải thể gánh hát. Bà lại phối hợp nghệ sĩ Thanh Hương thành lập đoàn mới bảng hiệu Kim Chưởng - Thanh Hương đình đám một thời. Sau khi đoàn Kim Chưởng - Thanh Hương tan rã, bà đứng ra lập đoàn Kim Chưởng, tự mình làm "bầu".

Nghệ sĩ Kim Chưởng từng tham gia nhiều vở tuồng: Người anh khác mẹ, Chưa tắt lửa lòng, Lá đào rơi, Con gái nữ thần, Oan hồn trên tháp đá, Tiếng hát đền Bá Lạc, Trăng nửa đêm, Hai chiều ly biệt, Áo trắng nàng Mộng Trinh, Thần điêu đại hiệp, Song long thần chưởng, Nước mắt kẻ sang Tần, Kiếm mộng phù tang, Nhặt cánh mai vàng, Thuyền ra cửa biển,…

Bà kết hôn với con trai của ông bầu Bòn, có 5 người con.

T.Hiệp - NLĐ
Hình đại diện của thành viên
tancogiaoduyen
Site Admin
Site Admin
Bài viết: 41708
Ngày tham gia: Hai T4 12, 2004 5:00 pm
Đến từ: U.S.A
Tiếp xúc:

Re: Vĩnh biệt “bà bầu” Kim Chưởng - Anh hùng lưu diễn

Bài viết chưa xem by tancogiaoduyen »

[center]PHÂN ƯU

VÔ CÙNG THƯƠNG TIẾC
KHI HAY TIN
NS BÀ BẦU KIM CHƯỞNG
NHỦ DANH NGUYỄNTHỊ KIM CHƯỞNG
VỪA QUA ĐỜI LÚC 8g25
NGÀY 01/08/2014
TẠI SÀI GÒN, VIỆT NAM
HƯỞNG THỌ 88 TUỔI
BAN QUẢN TRỊ, BAN ĐIỀU HÀNH
TOÀN THỂ THÀNH VIÊN & THÂN HỮU 
cailuongvietnam.com
THÀNH THẬT CHIA BUỒN
CÙNG TANG QUYẾN
NGUYÊN XIN LINH HỒN 
BÀ BẦU KIM CHƯỞNG
SỚM TIÊU DIÊU NƠI MIỀN CỰC LẠC

:hoa: :flower: :)) :hoa: :flower: :)) :cry: :cry: :)) :flower: :hoa: :)) :flower: :hoa:[/center]
Hình đại diện của thành viên
tancogiaoduyen
Site Admin
Site Admin
Bài viết: 41708
Ngày tham gia: Hai T4 12, 2004 5:00 pm
Đến từ: U.S.A
Tiếp xúc:

Re: Vĩnh biệt “bà bầu” Kim Chưởng - Anh hùng lưu diễn

Bài viết chưa xem by tancogiaoduyen »

[7mau]Nghệ Sĩ KIM CHƯỞNG[/7mau]

Ấn tượng đầu tiên khi chúng tôi đến nhà nữ nghệ sĩ tài danh Kim Chưởng là trên hai bức tường của phòng khách, đầy những hình ảnh thời bà được phong làm “đệ nhất nữ nghệ sĩ sân khấu võ hiệp” trên sân khấu cải lương vào những thập niên 50 - 60, được trưng bày một cách rất trang trọng.

Người giúp việc trở thành đào hát

“Con có nghe nó ca mấy lần. Hơi con nhỏ này ngọt lắm. Để con gởi nó vô gánh hát…” - Anh Son (anh rể của Chưởng) đã nói như vậy với mẹ cô Kim Chưởng. Lúc đó gánh hát Tân Đồng Ban đang diễn ở Ô Môn. Do anh Son quen được với Tư Sum - làm nghề gác cửa gánh hát, đồng thời cũng là một tay anh chị, một võ sĩ có hạng được bầu gánh mướn gác cửa để ngăn ngừa đám du côn hay phá phách các đoàn hát khi về diễn tại địa phương - nên đã giới thiệu cho Chưởng vào gánh hát này. Công việc đầu tiên Chưởng làm là… buổi sáng nấu ăn, giặt đồ, buổi tối bán nước sâm cho khán giả ngồi xem hát. Nghệ sĩ mà Chưởng “thần tượng” nhất trong gánh hát này là cô đào Mỹ Giàu, và mơ ước sau này mình sẽ trở thành một cô đào hát duyên dáng giống như cô…

Rồi cũng có một ngày Chưởng được bước lên sân khấu. Đêm ấy, bà Bê - vũ công trong đoàn - ngã bệnh bất ngờ, cho nên ông bầu sô đã chọn Chưởng thay vế vai cho Bê. Được mấy cô chú trong đoàn kẻ đánh phấn tô son, người chải tóc, người mặc áo… lòng Chưởng vui biết bao. Màn mở, Chưởng bạo dạn bước ra sân khấu, múa may theo tiếng nhạc một cách uyển chuyển, nhịp nhàng như một vũ công chuyên nghiệp, rất được khán giả và cô chú trong đoàn khen ngợi…

Một năm sau, Chưởng lại được anh rể gửi cho gánh Tân Thiếu Niên. Theo đoàn này suốt mấy tháng trời, Chưởng vẫn chưa được ông bầu Ba Đô cho đóng một vai nào. Dịp may đã đến, do cô đào chánh Ba Quyên xin phép về quê nhưng không trở lại đoàn đúng như đã hẹn, bầu Ba Đô bèn tìm đến Chưởng (lúc ấy đang ngồi chẻ củi), hỏi có thuộc tuồng và thuộc hết lời ca trong vai diễn của đào Quyên từ đầu đến cuối không? Chưởng trả lời “có”, và thế là… từ buổi hát đêm mùng 1 Tết tối hôm đó, Chưởng đã trở thành một nghệ sĩ cải lương cho đến ngày hôm nay...

Đào hát mê làm... "ông bầu"!

Khi tên tuổi đã được nhiều người biết đến, cộng với nghề nghiệp cũng khá vững vàng, sau khi rời đoàn Tân Thiếu Niên, Kim Chưởng đã đi diễn cho các đoàn: Văn Hí Ban (Chín Nghĩa), Tân Xuân (Cô Tư Hélène), Tân Tiến (cô giáo Lựu) rồi đoàn hát Bầu Bòn, Tương Lai (Bầu Sinh), Phụng Hảo và cuối cùng là Thanh Minh (Năm Nghĩa). Bà kết hôn với con trai của ông bầu Bòn (được biết chồng bà đã qua đời cách đây 2 năm. Hiện tại, bà có 5 người con, nhưng đang sống cùng với người con gái tại căn nhà 1079 Trần Hưng Đạo, phường 5, quận 5, TP.HCM).

Trò chuyện với chúng tôi, bà bồi hồi nhớ lại: "Năm 1955, tôi rời đoàn Thanh Minh để cùng với ba nghệ sĩ Thanh Tao, Út Trà Ôn và Thúy Nga thành lập đoàn Kim Thanh Út Trà Ôn. Đoàn gồm có “tứ vị giám đốc” hai nam hai nữ, đã diễn khai trương vào ngày 4/1/1955 tại rạp Aristo (Trung Ương hí viện) - ở đường Lê Lai - hết sức thành công, đêm nào cũng hết vé. Chỉ trong vòng 6 tháng đầu tiên, chúng tôi đã trả dứt số tiền nợ và lãi. Do đi hát từ năm 8 - 9 tuổi, đã biết kha khá về nghề; vả lại tôi cũng đã từng được làm quen với khá nhiều các nghệ sĩ; do đó khả năng ca diễn của họ như thế nào tôi đều nắm được hết cả. Và thế là, mời họ về cộng tác với đoàn chúng tôi ngay mà không một chút chần chừ, do dự… Đến cuối năm 1957, chúng tôi mãn hợp đồng cộng tác với nhau và giải thể gánh hát. Sau đó tôi đứng ra lập một đoàn hát mới với bảng hiệu Kim Chưởng - Thanh Hương".

Thấy chúng tôi băn khoăn vì thời bà từng làm bầu gánh không hề có đạo diễn giống như hiện nay, vậy mà bà đã giải quyết vấn đề kịch bản hết sức suôn sẻ, bà giải thích: "Hầu hết những tuồng tích của đoàn Kim Chưởng - Thanh Hương đều do tôi chọn, tôi đọc và kiêm luôn làm đạo diễn. Cũng như từng điệu bộ, từng lời đối thoại cho diễn viên tôi đều hướng dẫn tất, cả kể cả việc trông nom từ phục trang, âm thanh, ánh sáng cho đến quảng cáo, tân cổ nhạc… Hầu hết những kịch bản của những soạn giả các nơi đưa tới, tôi đều đọc rất kỹ. Thật ra văn chương chữ nghĩa của tôi có là bao, bởi lẽ, từ bé đến lớn chỉ lo phụ giúp gia đình nên tôi chỉ biết đọc biết viết qua loa mà thôi. Cũng may trời phú cho cái đầu không đến đổi đần độn, nên khi đã trở thành cô đào hát, tôi học tuồng rất chính chắn, hiểu rõ ý nghĩa từ lời văn và vai trò mình đang diễn. Tôi không bao giờ diễn sai lời, thậm chí trong những lúc xuất kỳ bất ý phải diễn “cương” cho ăn khớp với bạn diễn cũng đối đáp nhanh nhẹn và lưu loát. Làm bầu cũng thế. Tôi hay nghiền ngẫm các vở tuồng. Đoạn nào, lớp nào cần sửa đổi hoặc thêm bớt là tôi đề nghị với soạn giả đó sửa lại ngay cho dù phải mất thêm một thời gian dài (hoặc ngắn)".

Tâm sự với nghề và hậu bối

..."Có nhiều vở tuồng văn chương thơ nhạc rất hay, vô cùng ướt át và trữ tình. Thế nhưng, tác giả hầu như chỉ mải mê làm văn mà quên mất mình đang viết tuồng cải lương. Tuồng cải lương đâu giống như tiểu thuyết, lại càng khác xa thoại kịch. Nếu không chú trọng đến phần diễn xuất cá nhân của từng nhân vật - tức từng diễn viên - cùng những mảng miếng mà sân khấu cải lương cần phải có thì không thể nào lôi cuốn được khán giả suốt hơn hai tiếng đồng hồ (hoặc ít hơn), nhất là trong thời buổi hiện nay - “thời giờ là vàng bạc” - tức phải nhanh, gọn..."

..."Tôi đã cống hiến hết sức mình cho nghệ thuật. Bằng chứng là công việc làm bầu gánh, tôi đã phải bám sân khấu 24/24, không dám rời xa nó dù chỉ là nửa bước. Chỉ tiếc duy nhất một điều, thời gian đối với tôi giờ đây không còn là bao, tuổi trẻ lại không còn, già rồi không thể làm nổi được. Tôi thật sự muốn cho sân khấu cải lương bay lên phơi phới giống như “diều gặp gió” vậy. Tôi là người rất cầu mong và hy vọng cho sân khấu cải lương được “sống” trở lại như thời vàng son, nhưng phải “sống” cho thật lành mạnh".

..."Kinh tế là một lẽ, xã hội cũng vậy, cái quan trọng và vui vẻ là ở trong lòng của mỗi khán giả. Để giải quyết cho nhu cầu giải trí, tôi nghĩ là họ sẽ không bao giờ bỏ sân khấu cải lương. Còn vấn đề cải lương liệu có cơ hội lên ngôi hay không, tôi nghĩ nên cần có nhiều bàn tay của nhiều người hơn - đó là những người có trách nhiệm, có tấm lòng yêu thương nghề cũng như muốn cho sân khấu cải lương sống lại vững vàng . Một mình ư, bảo đảm sẽ không làm xuể…".

..."Giải Triển vọng Trần Hữu Trang thật sự là một khuyến khích rất lớn để các em vượt lên. Từ khi có giải cho đến nay, tôi thấy các em trẻ thật sự có tài năng cũng như hăng say luyện tập để đi thi cử. Quả là một cuộc thi… “đãi cát tìm vàng”.

..."Thật sự tôi không có hy vọng trở lại làm bầu. Tôi chỉ hy vọng có một ai đó biết vững về nghề thì nên đứng ra làm bầu; mà nếu khi cần dùng đến tôi, tôi sẵn sàng đem những sức lực nhỏ mọn còn lại này để đóng góp thêm vào đó, hòng đáp ứng cho con tim tôi, cho dòng máu tôi lúc nào cũng luôn thổn thức với nghề".

Một số vở tuồng đã đóng:


Người anh khác mẹ,
Chưa tắt lửa lòng,
Lá đào rơi,
Con gái nữ thần,
Oan hồn trên tháp đá,
Tiếng hát đền Bá Lạc,
Trăng nửa đêm,
Hai chiều ly biệt,
Áo trắng nàng Mộng Trinh,
Lá huyết thơ,
Thần điêu đại hiệp,
Song long thần chưởng,
Nước mắt kẻ sang Tần,
Kiếm mộng phù tang,
Nhặt cánh mai vàng,
Thuyền ra cửa biển,
Nửa bản tình ca,
Mùa trăng nhiều nước mắt,
Tỉnh mộng,
Trăng nước Lam Giang,
Người đi chẳng hẹn về,
Mặt trời đêm,
Người đẹp Kinh Bắc,
Bên đồi trăng cũ,
Theo chân đao phủ thủ…

cùng hàng chục các vở diễn khác của hầu hết các soạn giả tên tuổi gồm: Thu An, Phong Anh, Mộc Linh, Hoài Linh, Hoài Sơn, Yên Trang, Trần Hà, Thanh Cao - Mai Quân, Quy Sắc

SG Nguyễn Phương
Hình đại diện của thành viên
tancogiaoduyen
Site Admin
Site Admin
Bài viết: 41708
Ngày tham gia: Hai T4 12, 2004 5:00 pm
Đến từ: U.S.A
Tiếp xúc:

Re: Vĩnh biệt “bà bầu” Kim Chưởng - Anh hùng lưu diễn

Bài viết chưa xem by tancogiaoduyen »

[7mau]Bà Bầu Kim Chưởng Âm Thầm Giúp Nghệ Sĩ Nghèo[/7mau]


Hình ảnh
PHOTO: Từ trái qua: Bà bầu Kim Chưởng, đang nhận số tiền từ tay bà quả phụ Nguyễn văn Giai. Ngân khoản này do các thân hữu trong đó có bà chủ tiệm vàng Kim Khánh, bà Jean, bà Lý .v.v... dâng cúng, chùa nghĩa trang nghệ sĩ, và một số ngôi chùa nghèo ở Việt Nam.

WESTMINSTER (Trọng Minh) - Nhắc đến bà bầu Kim Chưởng ắt hẳn giới yêu chuông nghệ thuật sân khấu nhất là giới nghệ sĩ cổ nhạc ở miền Nam trước năm 1975 không còn ai là không nghe danh, biết tiếng của bà, nhưng nếu kêu cô là nghệ sĩ thì sẽ có nhiều người thắc mắc vì có nhiều người, nhất là giới trẻ chưa được thưởng thức tài nghệ diễn xuất của cô trên sân khấu, để giải tỏa nỗi thắc mắc trên của quý vị chúng tôi xin nói rõ, trước khi đứng ra thành lập gánh hát Kim Chưởng, trở thành bầu Kim Chưởng, cô Kim Chưởng là đào chánh của đoàn Kim Thanh, đoàn hát đã thành danh từ trước khi có phong trào kháng chiến chống Pháp, vì vậy có người cho rằng, đây là đoàn hát đã vang bóng một thời, hay đoàn hát thời tiền chiến, thuở đó cô Kim Chưởng là linh hồn của gánh hát Kim Thanh, được khán giả mến mộ đến độ đêm hát nào vắng bóng cô thì kể như "ế dàn", không có khán giả.
Kể từ khi đứng ra thành lập đoàn hát Kim Chưởng thì cô Kim Chưởng không còn xuất hiện trên sân khấu, mà nhường chỗ cho các nghệ sĩ đàn em, có thể nói, hầu hết nghệ sĩ cổ nhạc nổi tiếng trước năm 1975 đều đã hợp tác với đoàn Kim Chưởng, nếu tôi nhớ không lầm thì trong đó có các kép: Thành Được, Hữu Phước, Văn Chung, Thanh Hải, Hùng Minh, Diệp Lang v.v..., các đào: Thanh Hương, Út Bạch Lan, Ngọc Giàu, Bích Sơn v.v... Tôi không nhớ rõ đoàn Kim Chưởng được thành lập năm nào, nhưng mãi sau biến cố năm 1975 một thời gian mới giải tán. Mặc dù đã giã từ nghiệp làm bầu, nhưng cô Kim Chưởng vẫn thường lui tới và sinh hoạt với giới nghệ sĩ cổ nhạc, đặc biệt là khi các nghệ sĩ gặp hoàn cảnh khó khăn, cô luôn luôn giang tay giúp đỡ, trường hợp ông Bảy Cao tức bầu Cao, đoàn Hoa Sen là điển hình, khi được biết bầu Cao qua đời, cách nay không lâu, trong hoàn cảnh túng thiếu, bà bầu Kim Chưởng đã sốt sắng giúp đỡ mọi phương tiện tài chánh để lo việc tống táng cho bầu Bảy Cao được mồ yên mả đẹp.
Bẵng đi một thời gian chúng tôi không được tin tức gì của cô Kim Chưởng, bất ngờ một thân hữu báo cho chúng tôi biết, cô Kim Chưởng vừa từ Việt Nam qua thăm hai người con, một trai và một gái du học ở Mỹ từ lâu, hiện cả hai đều đã lập gia đình riêng và đang là cư dân tại San Jose. Bà bầu Kim Chưởng đến Mỹ hồi trung tuần tháng Tư năm 2002 vừa qua và sẽ trở về Việt Nam vào ngày 15 tháng 7 sắp tới. Xin chúc cô thượng lộ bình an.
Nhân đây chúng tôi cũng xin loan thêm một tin ngắn ngủi về ông bầu Ba Bản, đoàn hát Thủ Đô, hiện đang sinh sống tại San Diego, California.

VBO
Hình ảnh
Hình đại diện của thành viên
tancogiaoduyen
Site Admin
Site Admin
Bài viết: 41708
Ngày tham gia: Hai T4 12, 2004 5:00 pm
Đến từ: U.S.A
Tiếp xúc:

Re: Vĩnh biệt “bà bầu” Kim Chưởng - Anh hùng lưu diễn

Bài viết chưa xem by tancogiaoduyen »

[7mau]Nghệ sĩ lão thành Kim Chưởng "Nghề hát làm việc bằng trái tim"[/7mau]


Hình ảnh

Tôi có cảm giác thời gian như ngưng đọng khi nhìn lên những áp phích đoàn hát, những tấm ảnh chụp trên sân khấu được bọc nhựa dán cẩn thận kín cả hai bức vách. Những con người đã hóa ra thiên cổ như út Trà Ôn, Minh Chí, Hữu Phước vẫn còn đây mãi mãi tuổi thanh xuân. Ý niệm về thời gian chỉ trở lại khi người chủ nhà xuất hiện, rất nhanh nhẹn so với tuổi bát tuần. Bà là Kim Chưởng, một mẫu huyền thoại sống của sân khấu cải lương. Một nghệ sĩ tài danh, một bà bầu thành đạt, một người vợ, người mẹ trong một gia đình êm ấm - dường như bà đã có tất cả những gì đáng mơ ước của đời người phụ nữ.
Tôi nghe nói bà đang bị đau khớp gối, nhưng bà vẫn thoăn thoắt lấy nước, rồi đi lại giới thiệu lại lịch từng bức ảnh. Nhìn bà ngày nay, cũng không khó hình dung ra một nghệ sĩ Kim Chưởng nổi tiếng năng động của nãm sáu chục nãm về trước.

* Từ nghệ sĩ đến bầu gánh

Người già thường sống nhiều với quá khứ, nhất là với một người như bà, có một quá khứ nhiều nỗi thăng trầm, mà lại có được niềm thào của một người thành đạt Bà không muốn khơi gợi lại tuổi thơ nhiều sóng gió, nhưng lại có thể miên man hàng giờ về quãng đời đi hát. Bà theo gánh hát từ năm lên bảy, tới năm mười ba tuổi đã có những vai diễn đáng chú ý, nổi tiếng khi bước vào cái tuổi ''bẻ gãy sừng trâu''. Bà vẫn gọi cái thời làm nghệ sĩ lẫy lừng đó là những năm đi ''hát mướn''. Và theo bà, giá trị lớn nhất còn lại của những năm tháng đó chính là kinh nghiệm để cho bà trở thành bầu gánh sau này.

- Trong giới có anh bầu Xuân có đủ tiền để lậpgánh hát. Còn tôi lúc đầu làm bầu phải đi mượn tiền góp. Nhưng bù lại, tôi có cái nghề. Nhờ hát từ nhỏ xíu, đã lăn lóc nhiều năm với nghề, biết hết mọi ngóc ngách của nghề hát mà tôi có thể điều hành gánh hát một cách vững vàng.

- Vậy so với một bầu gánh ''nghiệp dư'' hưởng quân, một bầu gánh - nghệ sĩ như bà có thuận lợi gì đáng kể nhất ?

Nghệ sĩ không theo cách với tôi. Chuyện nghệ sĩ ngôi sao cáo bệnh trước giờ mở màn để làm khó bấu gánh là chuyện thường ngày ở đoàn hát. Với tôi, ai báo bệnh giả đò là tôi cho nghỉ ngay ngay, và chính tôi sẽ là người thay vai. Khi đó tôi còn trẻ, cũng còn đẹp - bà cười hóm hỉnh - Vai đàovai mụ hay vai kép vai lão gì tôi cũng diễn được hết.

Bà nhớ lại có lần anh kép đóng vai Phàn Diệm trong vở tuồng San Hậu cáo bệnh vì muốn làm khó, bà phải thay vai. Hóa trang xong, chồng bà vào hậu trường tìm mãi mà không nhận ra vợ.
- Ngoài ra cũng có một thuận lợi khác là sự mẫn cảm nghề nghiệp nữa chứ ?

Đúng là tôi có thể nhận ra ngay được điểm yếu của một vở tuồng. Có lần đoàn diễn vở của anh Thanh Cao ở Mỹ Tho, tập luyện hết sức mà vẫn không ăn khách. Tôi cho đình lại hai tuần, góp ý cụ thể với ảnh về những chỗ còn sửa chữa. Quả nhiên là sau đó vở được khán giả đón nhận nồng nhiệt.

- Tuồng tích của đoàn Kim Chưởng cũng cố một phong cách rất riêng...

Do đội ngũ tác giả thường trực của tôi hầu hết là dân ''nằm vùng”. Tuồng của các anh Thanh Cao, Thu An, Phong Anh, Mai Quân không bao giờ khô khan. Nói quá một chút thì sân khấu của tôi là nơi ''dạy đời, luôn có một định hướng giáo dục chứ không đơn thuần giải trí.

- Nghe nói gánh hát của bà còn nổi tiếng về kỷ luật sắt ? Nhưng bà vốn xuất thân từ nghệ sĩ, mà nghệ sĩ thường sống tự do...

Đúng là nghệ sĩ thường sống tự do. Nhưng riêng tôi là người rất kỷ luật. Trước khi đứng ra lập gánh riêng, suốt mười năm đi hát cho đoàn Thanh Minh, tôi chưa một lần trễ nải. Khi làm gánh cho mình, tôi đã đem tính kỷ luật của bản thân vào sinh hoạt của đoàn hát.

- Bà làm thế nào để khép các nghệ sĩ vào khuôn khố ?

Trước hết mình phải làm gương. Thông báo trên bảng giờ tập tuồng thì 8 giờ kém 15 tôi đã có mặt. Không dễ dàng một ngày một buổi nhưng tôi đã dần dần dẫn dắt anh em vào kỷ luật . Nhưng vốn đề cốt lõi là tôi rất thương họ. Tôi cũng là đào hát, đã nếm trải những cực khổ của nghề. Họ biết điều đó nên mới làm theo lời tôi. Người nghệ sĩ vốn giàu tự ái, tôi vừa có nghề lại vừa có tình cảm với họ nên mới được lòng họ.

Có lẽ chính vì cái tình đó mà cho đến tận bây giờ, những nghệ nghệ sĩ ngôi sao từng thành danh dưới bảng hiệu Kim Chưởng vẫn luôn nhắc về ''cô Bảy, chị Bảy'' với tất cả niềm trân trọng, vẫn sẵn lòng chung góp một tay mỗi khi việc nhà bà hữu sự.

- Theo bà, đâu là bí quyết thành công của nghề bầu gánh ?
Đó là tổ chức được một sân khấu đồng bộ với kịch bản vững vàng, dàn dựng nghiêm túc, đào kép ca diễn hết mình. Tôi không chuộng một sân khấu nhiều ngôi sao. Lúc cho tôi mượn tiền lập gánh, những vị chủ nợ cứ đòi phải mời được út Trà ôn, Hữu Phước, út Bạch Lan. Tôi nghĩ sân khẩu chỉ có một út Trà Ôn, hay một út Bạch Lan. Chẳng lẽ hàng chục đoàn hát khác không có họ lại không tồn tại được. Vì vậy tôi chú trọng đến một sân khấu đồng bộ, cũng như tự đào tạo nguồn diễn viên cho mình.

- Việc đưa gánh hát đi lưu diễn liên tục cũng là một chiến lược hoạt động của bà ?

Hồi đó báo chí kịch trường Sài Gòn phong cho tôi danh hiệu ''anh hùng lưu diễn”. Đó cũng là một thế mạnh của đoàn. Nếu quanh năm chĩ diễn quanh quẩn ở mấy rạp thì dù có nhiều tài năng cách mấy cũng không thể liên tục đáp ứng tâm /ý thích xem cái mới của khán giả. Do đó đoàn Kim Chưởng thường lưu diễn. Một vở tuồng tôi diễn cả năm vẫn còn là vở mới vì tôi chỉ diễn ở mỗi địa phương một vài tuần. Thỉnh thoảng đoàn tôi về Sài Gòn, khán giả đông không kể xiết. Từ Quảng Trị trở vào đều có dấu chân diễn của đoàn kim Chưởng. Nếu hồi đó đất nước thống nhất thì tôi cũng đã ra tận Hà Nội rồi.

- Nếu xem nghề bầu gánh là một hình thức kinh doanh nghệ thuật thì bà tự đánh giá như thế nào về công việc kinh doanh của mình ?

Tôi gặp thời.

- Nhưng chắc bà cũng có lúc gặp khó khăn ?

Có nhiều khó khăn lắm. Nhưng tôi tự nhủ mình phải vượt qua bằng mọi giá, kiên quyết giữ không cho rã gánh. Cũng nhờ chuyên đi lưu diễn mà tôi có lối thoát. Ví dụ khi có một đoàn hát mạnh hơn đến địa phương mình đang diễn tranh khán giả của mình, thì mình dọn đi bến khác. Nhưng sợ nhất là có một thành viên trong đoàn mình tách ra làm đoàn riêng, mọi điểm mạnh điểm yếu của mình họ đều biết rõ. Như khi anh chị Thu An -Ngọc Hương sau chín năm cộng tác với tôi tách ra sáng lập đoàn Hương Mùa Thu, tôi đã một phen điêu đứng. Vì cùng soạn giả, Hương Mùa Thu có cùng phong cách với đoàn tôi. Tôi đã phải tránh diễn những bến có Hương Mùa Thu.

- Để có một bà bầu Kim Chưởng thành đạt, hình như một nghệ sĩ Kim Chưởng phải hy sinh ?

Lúc quyết định làm bầu, tôi cũng đã qua ba mươi tuổi, đã đạt hết những vinh quang trong nghề. Có người bảo không lẽ cứ suốt đời đi ''hát mướn'', vậy là tôi quyết lập sự nghiệp riêng cho mình. Nhưng đúng là vì làm bầu mà tôi không còn hát nữa. Do công viện quản lý quá nhiều, đầu tiên tôi chuyển từ đào mùi sang đào độc. Diễn đào độc không dòi hỏi phải có hơi giọng như đào mùi. Dần dần khi đoàn hát phát triển, tôi cũng không còn thời gian và sức lực diễn đào độc nữa, nên thôi hẳn biểu diễn để chuyên tâm làm quản lý.

- Bà ''giải nghệ'' hắn từ lúc nào và vì sao ?

Tôi làm gánh Kim Chưởng được mười lăm năm. Sau giải phóng, tôi còn làm gánh Tiếng hát Long Xuyên. - Bà chỉ cho tôi tấm áp phích đã ngả màu còn trân trọng dán trên vách - Cho tới khi nhà nước có quyết định quốc hữu hóa các đoàn nghệ thuật, tôi bàn giao đoàn theo đúng chính sách. Trở về Sài Gòn, các bác sĩ xác định tôi bị bệnh tim. Nhớ nghề lắm, nhưng cuối cùng tôi vẫn quyết định nghỉ ngơi. Nghề hát làm bằng trái tim nhiều lắm, trái tim tôi không còn đủ khỏe thì phải biết lượng sức mình.

Ở đời, cái khó khăn nhất của những người thành đạt là biết dừng lại đúng lúc. Và ngay cả khó khăn tâm lý này, bà Kim Chưởng cũng đã vượt qua được. Cho dù nỗi nhớ nghề của bà tôi có thể nhận ra khi thỉnh thoảng trong câu chuyện bà lại ngân nga một câu hát cũ, hoặc phác tay làm một động tác vũ đạo.

Nguồn BSK
cailuongvietnam.com (2006)
Hình đại diện của thành viên
TranKhanh
Thành viên tích cực
Thành viên tích cực
Bài viết: 17883
Ngày tham gia: Năm T2 17, 2005 4:00 pm
Đến từ: Vùng Trời Hiu Quạnh

Re: Vĩnh biệt “bà bầu” Kim Chưởng - Anh hùng lưu diễn

Bài viết chưa xem by TranKhanh »

:)) :)) :)) :cry: :cry:
- Học Mà Không Suy Nghĩ Sẽ Nghĩ Sai,
Suy Nghĩ Mà Không Học Sẽ Có Nhiều Thắc Mắc...
- Không Biết Lễ, Không Lầy Gì để Lập Thân,
Không Biết Phải Trái, Không Lấy Gì Để Biết Người
khangbang
Forum Mod
Forum Mod
Bài viết: 4485
Ngày tham gia: Sáu T7 01, 2005 5:00 pm
Đến từ: miền Tây
Tiếp xúc:

Re: Vĩnh biệt “bà bầu” Kim Chưởng - Anh hùng lưu diễn

Bài viết chưa xem by khangbang »

VĨnh biệt NS Kim Chưởng :cry: :cry: :cry: :cry: :)) :)) :))
"Chỉ đôi chục năm về trước, có mấy ai ngờ có ngày người Việt kém chữ Việt đớn đau tới nỗi vĩnh viễn đánh mất nghĩa hiếu tri và canh tân tốt đẹp của hai âm tiết “cải lương”. Trích trong bài viết "Vọng Sài -gòn" từ báo Người đô-thị.
Hình đại diện của thành viên
oceanAC2000A
Thành viên thường xuyên
Thành viên thường xuyên
Bài viết: 2215
Ngày tham gia: Tư T8 29, 2007 5:00 pm

Re: Vĩnh biệt “bà bầu” Kim Chưởng - Anh hùng lưu diễn

Bài viết chưa xem by oceanAC2000A »

Bà bầu Kim-Chưởng vừa là bà bầu đoàn hát, cũng vừa là đạo-diển. Bà ta rất nghiêm-túc giờ giấc làm việc, nghệ-sĩ nào đến trể giờ hát, hay giờ tập tuồng, bà ta không nể-nan, và quỡ-trách liền tại chổ. Do đó, rất nhiều nghệ-sĩ cũng sợ, và kính-nể bà ta. Tuổi-thọ cũa đoàn Kim-Chưởng rất dài, không phải như những đoàn khác. Điều lạ nhất là các nghệ-sĩ tài-danh nhảy ra lập đoàn hát, không có nghê-sĩ nào quản-lý đoàn hát được lâu. Nhiều nhất là 5 năm, đoàn hát sẽ bị giãi-tán. Như các nghệ-sĩ sau đây từng lập đoàn hát : Út Trà Ôn, Hoàng-Giang, Tấn-Tài, Minh-Cảnh, Quốc-Trầm, Phương-Bình, Hùng-Cường, Bạch-Tuyết, Như Ngọc, Phương-Dung, Dũng Thanh-Lâm, Diệu-Hiền, Út Bạch-Lan, Thành-Được, Minh-Phụng, Kiều-Tiên, Thanh-Tú, Trang Bích-Liểu, và còn vài nghệ-sĩ nữa, tôi đã quên tên, chỉ có đoàn Thống-Nhất (Út-Trà Ôn & Hoàng-Giang) trụ cột hơn 5 năm mới giãi-tán, thông-thường khoảng 2, hay 3 năm là dẹp tiệm. Mổi khi đoàn hát dẹp tiệm, thì nợ-nần văng tứ phía, nhiều nghệ-sĩ phải bán nhà bán cữa để trã nợ, vì đa-số tiền lập đoàn hát, hầu như là tiền vay nóng từ các anh chị chuyên-môn cho các nghệ-sĩ vay. Nếu nghệ-sĩ nào có máu cờ bạc, và hút sách thì thê-thãm hơn. Tiền thù-lao hàng đêm cũng không đũ trang-trãi những nợ-nần đang thiếu.
Như Hoài-Dung, Hoài Mỹ lập đoàn hát cũng không lâu, chỉ gần 4 năm là sập tiệm. Như đoàn hát Hoa-Sen cũa ông Bảy Cao, và đoàn Thanh-Tao cũng ông Thanh-Tao, cũng gần 5 năm, cũng phải giải-tán.
Sân-khấu cải-lương, chỉ có 3 ông bà bầu đoàn hát sau đây trụ-cột lâu nhất là Thanh-Minh, Kim-Chưỡng, công-ty Kim-Chung. Soạn-giã Thu-An lập đoàn Hương-Mùa Thu cũng sau các đoàn hát trên, nhưng cũng trụ-cột khá lâu. Nếu nói đến đoàn Hương Mùa Thu, thì phải nói đến đoàn Trăng Mùa Thu, đoàn nầy cũng có tuổi thọ khá dài. Có một dạo ns Minh-Cảnh đầu quân hát cho đoàn nầy bên cạnh đào chánh Kiều-Hoa. Đó là thời-gian, đoàn Minh-Cảnh vừa giải-tán. Ns Kiều-Hoa hát cho đoàn Trăng mùa Thu lâu nhất, và không thấy cô ta sang hát cho các đoàn khác.
Hình đại diện của thành viên
khoi
Site Admin
Site Admin
Bài viết: 21655
Ngày tham gia: Sáu T5 07, 2004 5:00 pm
Đến từ: Thành Phố Sương Mù ...
Tiếp xúc:

Re: Vĩnh biệt “bà bầu” Kim Chưởng - Anh hùng lưu diễn

Bài viết chưa xem by khoi »

Xin chia buồn cùng gia đình ... :hoa: :hoa: :hoa:
Hình đại diện của thành viên
khangianhandan
Group leader
Group leader
Bài viết: 11449
Ngày tham gia: Sáu T4 20, 2012 7:12 am
Đến từ: Đất tự do

Re: Vĩnh biệt “bà bầu” Kim Chưởng - Anh hùng lưu diễn

Bài viết chưa xem by khangianhandan »

Xin chia buồn cùng gia đình

Có ai biết tiếng hát của bà ra sao không?
Hình đại diện của thành viên
tinhnghesi
Thành viên thực thụ
Thành viên thực thụ
Bài viết: 691
Ngày tham gia: Tư T8 30, 2006 5:00 pm

Re: Vĩnh biệt “bà bầu” Kim Chưởng - Anh hùng lưu diễn

Bài viết chưa xem by tinhnghesi »

THÀNH KÍNH PHÂN ƯU.
Hình đại diện của thành viên
tu kien
Forum Mod
Forum Mod
Bài viết: 7629
Ngày tham gia: Hai T3 19, 2012 11:53 am

Re: Vĩnh biệt “bà bầu” Kim Chưởng - Anh hùng lưu diễn

Bài viết chưa xem by tu kien »

Hình ảnh
Nhớ quá khứ buồn rơi nước mắt
Nhìn tương lai lạnh toát mồ hôi !
Hình đại diện của thành viên
nguyetphan
Thành viên thực thụ
Thành viên thực thụ
Bài viết: 490
Ngày tham gia: Bảy T12 06, 2008 9:51 pm
Tiếp xúc:

Re: Vĩnh biệt “bà bầu” Kim Chưởng - Anh hùng lưu diễn

Bài viết chưa xem by nguyetphan »

Thành-Kinh Phân-Ưu xin chia buồn cùng gia-đình NS LT Kim-Chưởng xin cầu nguyện cho hương linh Cô Bảy được sớm về cõi Phật. :)) :)) :))
Hình đại diện của thành viên
tancogiaoduyen
Site Admin
Site Admin
Bài viết: 41708
Ngày tham gia: Hai T4 12, 2004 5:00 pm
Đến từ: U.S.A
Tiếp xúc:

Re: Vĩnh biệt “bà bầu” Kim Chưởng - Anh hùng lưu diễn

Bài viết chưa xem by tancogiaoduyen »

From Thanhhiep Nguyen :

Đến đám tang cô bảy Kim Chưởng, gặp anh chị hai Lệ Thủy – Đình Trúc, vợ chồng NS Phương Quang và rất đông khán giả mộ điệu sân khấu cải lương. Chị Kim Lan, con gái cô cho biết, cô ra đi thanh thản, bác sĩ cho xuất viện về nhà, bảo là sức khỏe cô bảy đã yếu, khó qua khỏi ngày 9-7, nhưng cô vẫn mong đợi hai người con trai ở Mỹ và các cháu, cho đến sáng nay lúc 8 giờ 25 phút cô đã trút hơi thở cuối cùng. Hưởng thọ 88 tuổi. Tôi nhớ hoài những năm đến ngày sinh nhật của mình, tôi đều nhận một ổ bánh kem rất đẹp. Bên ngoài ổ bánh năm nào cũng đều được ghi: “cô bảy Kim Chưởng biếu ký giả Thanh Hiệp”. Tôi xúc động ứa nước mắt. Mấy năm sau này không nhận được bánh, chỉ có cuộc điện thoại cô nhờ người cháu gọi: “mừng cậu thêm một tuổi nha!”. Một lần tôi đến thăm cô khi cô bệnh nặng, cô bảy cầm tay tôi ân cần: “Cô bảy xin lỗi, con gái cô bảy là Kim Chi đã mất, nên không ai lo dùm cô bảy cái việc gửi bánh sinh nhật cho cậu Thanh Hiệp”. Tôi bang hoàng vì mình vô tình không biết tin chị Kim Chi qua đời. “Lá vàng khóc lá xanh rơi”. Chị Kim Chi là con gái cô bảy, là một giáo viên hiền lành. Vậy mà mãn phần để lại bao nhiêu nỗi nhớ cho mẹ. Nay vĩnh biệt cô bảy, nhìn anh Phương Quang đứng khóc lặng lẽ bên quan tài, thật thương xót. Cô bảy ơi, con sẽ nhớ hoài những năm sinh nhật được nhận món quà thật ý nghĩa của cô bảy, người nghệ sĩ và nhà tổ chức uy tín, một bà bầu đã dát vàng cho biết bao tên tuổi nghệ sĩ tài danh của sân khấu cải lương.

Hình ảnh

Hình ảnh
Hình đại diện của thành viên
tancogiaoduyen
Site Admin
Site Admin
Bài viết: 41708
Ngày tham gia: Hai T4 12, 2004 5:00 pm
Đến từ: U.S.A
Tiếp xúc:

Re: Vĩnh biệt “bà bầu” Kim Chưởng - Anh hùng lưu diễn

Bài viết chưa xem by tancogiaoduyen »

[7mau]Bà bầu số một Việt Nam - Kim Chưởng qua đời[/7mau]

Vì tuổi già sức yếu, dù được gia đình và các bác sĩ hết lòng cứu chữa, nhưng bà bầu Kim Chưởng nổi tiếng một thời đã qua đời tại nhà riêng lúc 8h25 ngày 1/8, ở tuổi 88.
Bà bầu Kim Chưởng tên thật là Cao Thị Chưởng, sinh năm 1926 tại Trà Vinh. Năm lên 7 tuổi bà đã bắt đầu bén duyên với sân khấu cải lương, 13 tuổi đã có những vai diễn tạo được sự chú ý cho khán giả và bắt đầu nổi tiếng khi mới 17 - 18 tuổi trên sân khấu của các gánh hát Văn Hí Ban, Tân Xuân, Tân Tiến, Bầu Bòn…

Khi đã qua tuổi ba mươi và sở hữu trong tay khá nhiều vinh quang của nghề diễn, bà chợt nghĩ không lẽ cứ suốt đời đi ''hát mướn''? Vậy là bà quyết định lập gánh hát riêng cho mình.

Thập niên 1960 - 1970 của thế kỷ trước, giới cải lương ai cũng biết đến: Nhất Chưởng (Kim Chưởng), nhì Thơ (bầu Thơ), tam Long (bầu Long), Tứ Út (Út Trà Ôn). Trong số đó, gánh Kim Chưởng nổi tiếng không phải chỉ vì “bà bầu” khó tính mà còn vì đây là gánh hát có thể đi lưu diễn rất thành công suốt dọc chiều dài đất nước.

Với kinh nghiệm thời làm đào hát, bà “kiêm” luôn vai trò đạo diễn khi mở gánh. Mãi tới sau này, những nghệ sĩ từng ở gánh hát Kim Chưởng vẫn hay kể rằng bà làm “thầy tuồng” rất nghiêm. Ai diễn chưa tới, chưa đúng yêu cầu của bà, bà uốn nắn, thị phạm cho tới khi “diễn coi được” mới thôi. Bà không muốn nghệ sĩ của gánh hát do bà làm bầu bị khán giả chê là ca hát và diễn hời hợt.

Bà cũng nổi tiếng là người thẳng tính, hễ góp ý là góp tới nơi, tới chốn, bất kể đó là đào chánh hay đào phụ. Và một khi đã góp ý thì “nói có sách, mách có chứng” khiến người được góp ý phải “tâm phục khẩu phục”.

Vốn là nghệ sĩ giỏi nghề, cộng thêm bản tính quyết đoán, mạnh mẽ. Ngày bà làm bầu gánh ít có nghệ sĩ nào dám làm khó dễ bà. Hễ nghệ sĩ ốm đau đột xuất hoặc kiếm cớ làm khó, bà không ngần ngại thay vai và chính bà là người đóng thế. Vai đào, vai mụ, vai kép, vai lão … bà đều có khả năng thay thế.

Khi là đào hát, bà được phong là Đệ nhất nữ nghệ sĩ sân khấu võ hiệp. Đến khi chuyển sang làm bầu gánh, bà được tặng biệt danh Đệ nhất anh hùng lưu diễn. Một vở tuồng ở gánh hát Kim Chưởng có thể diễn cả năm vẫn cứ là vở mới vì bà bầu Kim Chưởng đưa đoàn đi diễn ở khắp các tỉnh thành.

Ở mỗi “bến”, đoàn Kim Chưởng chỉ diễn một vài tuần. Từ Quảng Trị trở vào đều có dấu chân của đoàn kim Chưởng. Sau này bà thường nói vui: “Nếu hồi đó đất nước thống nhất thì đoàn Kim Chưởng cũng đã có mặt ở Hà Nội rồi!”.

Một điều rất đặc biệt nữa ở gánh hát Kim Chưởng là đội ngũ tác giả thường xuyên viết tuồng cho đoàn đa phần là “dân nằm vùng” như các tác giả: Thanh Cao, Thu An, Phong Anh, Mai Quân… Thời đó, mỗi suất diễn, bà lại trích một phần tiền tác giả để riêng với ghi chép đầy đủ từng suất. Bất kỳ lúc nào khi tác giả có điều kiện tạt qua, bà đều có thể giao ngay “cục tiền” gói trong nhựt trình và “bản kê biên” chi tiết.

Bà làm bầu gánh Kim Chưởng được mười lăm năm, sau đó tiếp tục với gánh Tiếng hát Long Xuyên. Khi thôi làm bầu, trở về Sài Gòn, dù vẫn mê đắm với tiếng ca, tiếng đàn và những vai diễn sân khấu, nhưng bà được các bác sĩ chẩn đoán bị mắc bệnh tim nên đành phải chia tay với nghề.

Thôi hát, thôi làm bầu nhưng bà vẫn đa đoan với công tác ở Ban Ái hữu nghệ sĩ và sẵn sàng móc túi góp của ít lòng nhiều để giúp đỡ, an ủi bạn nghề trước khi tìm đến sự hỗ trợ của các nhà hảo tâm.

Linh cữu bà bầu Kim Chưởng được quàng tại số 1079, Trần Hưng Đạo, P.5, Q.5. Lễ động quan lúc 5h30 ngày 3/8, an táng tại xã Tân Hội, Bắc Mỹ Thuận, Vĩnh Long.

Thảo Vân - Phụ Nữ Online
Đăng trả lời

Quay về