[7mau]Nghệ sĩ lão thành Kim Chưởng "Nghề hát làm việc bằng trái tim"[/7mau]

Tôi có cảm giác thời gian như ngưng đọng khi nhìn lên những áp phích đoàn hát, những tấm ảnh chụp trên sân khấu được bọc nhựa dán cẩn thận kín cả hai bức vách. Những con người đã hóa ra thiên cổ như út Trà Ôn, Minh Chí, Hữu Phước vẫn còn đây mãi mãi tuổi thanh xuân. Ý niệm về thời gian chỉ trở lại khi người chủ nhà xuất hiện, rất nhanh nhẹn so với tuổi bát tuần. Bà là Kim Chưởng, một mẫu huyền thoại sống của sân khấu cải lương. Một nghệ sĩ tài danh, một bà bầu thành đạt, một người vợ, người mẹ trong một gia đình êm ấm - dường như bà đã có tất cả những gì đáng mơ ước của đời người phụ nữ.
Tôi nghe nói bà đang bị đau khớp gối, nhưng bà vẫn thoăn thoắt lấy nước, rồi đi lại giới thiệu lại lịch từng bức ảnh. Nhìn bà ngày nay, cũng không khó hình dung ra một nghệ sĩ Kim Chưởng nổi tiếng năng động của nãm sáu chục nãm về trước.
* Từ nghệ sĩ đến bầu gánh
Người già thường sống nhiều với quá khứ, nhất là với một người như bà, có một quá khứ nhiều nỗi thăng trầm, mà lại có được niềm thào của một người thành đạt Bà không muốn khơi gợi lại tuổi thơ nhiều sóng gió, nhưng lại có thể miên man hàng giờ về quãng đời đi hát. Bà theo gánh hát từ năm lên bảy, tới năm mười ba tuổi đã có những vai diễn đáng chú ý, nổi tiếng khi bước vào cái tuổi ''bẻ gãy sừng trâu''. Bà vẫn gọi cái thời làm nghệ sĩ lẫy lừng đó là những năm đi ''hát mướn''. Và theo bà, giá trị lớn nhất còn lại của những năm tháng đó chính là kinh nghiệm để cho bà trở thành bầu gánh sau này.
- Trong giới có anh bầu Xuân có đủ tiền để lậpgánh hát. Còn tôi lúc đầu làm bầu phải đi mượn tiền góp. Nhưng bù lại, tôi có cái nghề. Nhờ hát từ nhỏ xíu, đã lăn lóc nhiều năm với nghề, biết hết mọi ngóc ngách của nghề hát mà tôi có thể điều hành gánh hát một cách vững vàng.
- Vậy so với một bầu gánh ''nghiệp dư'' hưởng quân, một bầu gánh - nghệ sĩ như bà có thuận lợi gì đáng kể nhất ?
Nghệ sĩ không theo cách với tôi. Chuyện nghệ sĩ ngôi sao cáo bệnh trước giờ mở màn để làm khó bấu gánh là chuyện thường ngày ở đoàn hát. Với tôi, ai báo bệnh giả đò là tôi cho nghỉ ngay ngay, và chính tôi sẽ là người thay vai. Khi đó tôi còn trẻ, cũng còn đẹp - bà cười hóm hỉnh - Vai đàovai mụ hay vai kép vai lão gì tôi cũng diễn được hết.
Bà nhớ lại có lần anh kép đóng vai Phàn Diệm trong vở tuồng San Hậu cáo bệnh vì muốn làm khó, bà phải thay vai. Hóa trang xong, chồng bà vào hậu trường tìm mãi mà không nhận ra vợ.
- Ngoài ra cũng có một thuận lợi khác là sự mẫn cảm nghề nghiệp nữa chứ ?
Đúng là tôi có thể nhận ra ngay được điểm yếu của một vở tuồng. Có lần đoàn diễn vở của anh Thanh Cao ở Mỹ Tho, tập luyện hết sức mà vẫn không ăn khách. Tôi cho đình lại hai tuần, góp ý cụ thể với ảnh về những chỗ còn sửa chữa. Quả nhiên là sau đó vở được khán giả đón nhận nồng nhiệt.
- Tuồng tích của đoàn Kim Chưởng cũng cố một phong cách rất riêng...
Do đội ngũ tác giả thường trực của tôi hầu hết là dân ''nằm vùng”. Tuồng của các anh Thanh Cao, Thu An, Phong Anh, Mai Quân không bao giờ khô khan. Nói quá một chút thì sân khấu của tôi là nơi ''dạy đời, luôn có một định hướng giáo dục chứ không đơn thuần giải trí.
- Nghe nói gánh hát của bà còn nổi tiếng về kỷ luật sắt ? Nhưng bà vốn xuất thân từ nghệ sĩ, mà nghệ sĩ thường sống tự do...
Đúng là nghệ sĩ thường sống tự do. Nhưng riêng tôi là người rất kỷ luật. Trước khi đứng ra lập gánh riêng, suốt mười năm đi hát cho đoàn Thanh Minh, tôi chưa một lần trễ nải. Khi làm gánh cho mình, tôi đã đem tính kỷ luật của bản thân vào sinh hoạt của đoàn hát.
- Bà làm thế nào để khép các nghệ sĩ vào khuôn khố ?
Trước hết mình phải làm gương. Thông báo trên bảng giờ tập tuồng thì 8 giờ kém 15 tôi đã có mặt. Không dễ dàng một ngày một buổi nhưng tôi đã dần dần dẫn dắt anh em vào kỷ luật . Nhưng vốn đề cốt lõi là tôi rất thương họ. Tôi cũng là đào hát, đã nếm trải những cực khổ của nghề. Họ biết điều đó nên mới làm theo lời tôi. Người nghệ sĩ vốn giàu tự ái, tôi vừa có nghề lại vừa có tình cảm với họ nên mới được lòng họ.
Có lẽ chính vì cái tình đó mà cho đến tận bây giờ, những nghệ nghệ sĩ ngôi sao từng thành danh dưới bảng hiệu Kim Chưởng vẫn luôn nhắc về ''cô Bảy, chị Bảy'' với tất cả niềm trân trọng, vẫn sẵn lòng chung góp một tay mỗi khi việc nhà bà hữu sự.
- Theo bà, đâu là bí quyết thành công của nghề bầu gánh ?
Đó là tổ chức được một sân khấu đồng bộ với kịch bản vững vàng, dàn dựng nghiêm túc, đào kép ca diễn hết mình. Tôi không chuộng một sân khấu nhiều ngôi sao. Lúc cho tôi mượn tiền lập gánh, những vị chủ nợ cứ đòi phải mời được út Trà ôn, Hữu Phước, út Bạch Lan. Tôi nghĩ sân khẩu chỉ có một út Trà Ôn, hay một út Bạch Lan. Chẳng lẽ hàng chục đoàn hát khác không có họ lại không tồn tại được. Vì vậy tôi chú trọng đến một sân khấu đồng bộ, cũng như tự đào tạo nguồn diễn viên cho mình.
- Việc đưa gánh hát đi lưu diễn liên tục cũng là một chiến lược hoạt động của bà ?
Hồi đó báo chí kịch trường Sài Gòn phong cho tôi danh hiệu ''anh hùng lưu diễn”. Đó cũng là một thế mạnh của đoàn. Nếu quanh năm chĩ diễn quanh quẩn ở mấy rạp thì dù có nhiều tài năng cách mấy cũng không thể liên tục đáp ứng tâm /ý thích xem cái mới của khán giả. Do đó đoàn Kim Chưởng thường lưu diễn. Một vở tuồng tôi diễn cả năm vẫn còn là vở mới vì tôi chỉ diễn ở mỗi địa phương một vài tuần. Thỉnh thoảng đoàn tôi về Sài Gòn, khán giả đông không kể xiết. Từ Quảng Trị trở vào đều có dấu chân diễn của đoàn kim Chưởng. Nếu hồi đó đất nước thống nhất thì tôi cũng đã ra tận Hà Nội rồi.
- Nếu xem nghề bầu gánh là một hình thức kinh doanh nghệ thuật thì bà tự đánh giá như thế nào về công việc kinh doanh của mình ?
Tôi gặp thời.
- Nhưng chắc bà cũng có lúc gặp khó khăn ?
Có nhiều khó khăn lắm. Nhưng tôi tự nhủ mình phải vượt qua bằng mọi giá, kiên quyết giữ không cho rã gánh. Cũng nhờ chuyên đi lưu diễn mà tôi có lối thoát. Ví dụ khi có một đoàn hát mạnh hơn đến địa phương mình đang diễn tranh khán giả của mình, thì mình dọn đi bến khác. Nhưng sợ nhất là có một thành viên trong đoàn mình tách ra làm đoàn riêng, mọi điểm mạnh điểm yếu của mình họ đều biết rõ. Như khi anh chị Thu An -Ngọc Hương sau chín năm cộng tác với tôi tách ra sáng lập đoàn Hương Mùa Thu, tôi đã một phen điêu đứng. Vì cùng soạn giả, Hương Mùa Thu có cùng phong cách với đoàn tôi. Tôi đã phải tránh diễn những bến có Hương Mùa Thu.
- Để có một bà bầu Kim Chưởng thành đạt, hình như một nghệ sĩ Kim Chưởng phải hy sinh ?
Lúc quyết định làm bầu, tôi cũng đã qua ba mươi tuổi, đã đạt hết những vinh quang trong nghề. Có người bảo không lẽ cứ suốt đời đi ''hát mướn'', vậy là tôi quyết lập sự nghiệp riêng cho mình. Nhưng đúng là vì làm bầu mà tôi không còn hát nữa. Do công viện quản lý quá nhiều, đầu tiên tôi chuyển từ đào mùi sang đào độc. Diễn đào độc không dòi hỏi phải có hơi giọng như đào mùi. Dần dần khi đoàn hát phát triển, tôi cũng không còn thời gian và sức lực diễn đào độc nữa, nên thôi hẳn biểu diễn để chuyên tâm làm quản lý.
- Bà ''giải nghệ'' hắn từ lúc nào và vì sao ?
Tôi làm gánh Kim Chưởng được mười lăm năm. Sau giải phóng, tôi còn làm gánh Tiếng hát Long Xuyên. - Bà chỉ cho tôi tấm áp phích đã ngả màu còn trân trọng dán trên vách - Cho tới khi nhà nước có quyết định quốc hữu hóa các đoàn nghệ thuật, tôi bàn giao đoàn theo đúng chính sách. Trở về Sài Gòn, các bác sĩ xác định tôi bị bệnh tim. Nhớ nghề lắm, nhưng cuối cùng tôi vẫn quyết định nghỉ ngơi. Nghề hát làm bằng trái tim nhiều lắm, trái tim tôi không còn đủ khỏe thì phải biết lượng sức mình.
Ở đời, cái khó khăn nhất của những người thành đạt là biết dừng lại đúng lúc. Và ngay cả khó khăn tâm lý này, bà Kim Chưởng cũng đã vượt qua được. Cho dù nỗi nhớ nghề của bà tôi có thể nhận ra khi thỉnh thoảng trong câu chuyện bà lại ngân nga một câu hát cũ, hoặc phác tay làm một động tác vũ đạo.
Nguồn BSK
cailuongvietnam.com (2006)