[align=center]Khẩu P.38 và đường đạn dài... 400 cây số
[/align]
[align=center]

[/align]
Đây là thời khắc rất hồi hộp với ban chuyên án. Bởi kết quả vài giờ tới có thể giúp khẳng định thủ phạm. Trước đó, trong vòng 150 ngày sau án mạng, các mũi trinh sát chuyển về 70 khẩu súng ngắn tạm thu, nhưng tất cả đều được trả lại và loại trừ nghi vấn. Lần này, khẩu P.38 bị vứt dưới ống cống để phi tang, vừa vớt lên, và giờ đây tra đạn bắn thử 5 phát vào gối bông: "Chúng tôi chọn 5 viên đạn tiêu chuẩn, có cùng mã hiệu và mã số với vỏ đạn thu được trước cổng nhà Thanh Nga". Thượng tá Hoàng Văn Nẫm, giám định viên tư pháp Viện Khoa học hình sự kể như vậy.
Cả 5 đầu đạn và vỏ đạn rơi ra được đưa lên ống kính khuếch đại, lớn gấp hàng chục lần để chụp hình chúng. Trên ảnh và dưới kính hiển vi, chúng hiện lên rất rõ các đặc điểm, tì vết do nòng súng tạo ra trên các đầu đạn khi bắn. Các vỏ đạn cũng vậy, đều cung cấp yếu tố để truy nguyên tang chứng.
Đến đây, hai đầu đạn và vỏ đạn tại hiện trường được đem ra so sánh. Đầu đạn thứ nhất thu ngay tại chỗ, lúc "chồng nghệ sĩ Thanh Nga vừa chết trên xe và khiêng vào để nằm trong nhà. Chúng tôi lần nệm sau của ghế, theo vết bắn lấy ra một đầu đạn 38 ly. Lúc đó Thanh Nga được chở vào cấp cứu ở Bệnh viện Sài Gòn có tin cũng vừa mất, mà viên đạn vẫn còn nằm trong ngực" (Phạm Văn Thịnh). Phải mổ lấy ngay viên đạn ấy, nhưng - như đội trưởng Võ Tấn Thành nói: "Vì tác động bởi tình cảm mến mộ của dân chúng và của cả chính các trinh sát có tâm hồn yêu nghệ thuật, yêu cải lương, nên khi khám nghiệm tử thi đã để nguyên trạng". Sau này Thứ trưởng Lê Thế Tiệm có nhắc thiếu sót của việc "không khám nghiệm áo của người bị hại nơi vết đạn xuyên thủng". Song không lâu, người ta cũng lấy ra từ lồng ngực Thanh Nga đầu đạn thứ hai của vụ án. Đem đầu đạn này so với 5 đầu đạn bắn thử nghiệm đã "tìm thấy nhiều đặc điểm trùng khớp giống nhau". So sánh đầu đạn thứ nhất (và vỏ đạn) cũng vậy. Đến 0 giờ 5 phút ngày 16.4.1979, giám định viên khẳng định: "Hai đầu đạn sát hại vợ chồng Thanh Nga bắn ra từ khẩu P.38 này, có nòng 9 mm và mang số 4925 J". Điều ấy nghĩa là: thủ phạm chắc chắn bị truy nguyên, khẩu P.38 thành "tang vật chứng và là chứng cứ quan trọng duy nhất để kết luận kẻ nào đã bắn Thanh Nga". Thượng tá Hoàng Văn Nẫm hồi tưởng:
- Ngay khuya ấy, chúng tôi đã điện thoại báo tin đặc biệt này đến đồng chí Thứ trưởng Trần Quyết, Thứ trưởng Viễn Chi, Viện trưởng Viện Khoa học hình sự Lê Quân, Cục trưởng Cục Cảnh sát hình sự Trần Lung và Ban giám đốc Công an thành phố Hồ Chí Minh... Chúng tôi cũng tiến hành giám định chữ viết hàng trăm đối tượng nghi là đã thảo ra "kế hoạch giết Thanh Nga" khiến vụ án mang màu sắc chính trị - nhưng thực chất là hình sự, mà chứng cứ sáng tỏ từ khẩu P.38...
Kẻ giắt khẩu đó đi gây án không phải Hóa, người nhận vàng trong vụ bắt cóc con bà Bích bị bắn trọng thương chiều 21.3, mà chính là kẻ lái chiếc Honda 67 xoáy nòng, chở Hóa hôm ấy. Hóa khai: "Nhà anh ta ở cách đây 400 cây số tại vùng Ngăn Rô, xã Đại Ân, huyện Long Phú, tỉnh Hậu Giang". Bốn trăm cây số, nếu nói bóng gió, là chiều dài của đường đạn đi qua, để ghim vào tim nghệ sĩ. Về sau, khi hỏi tại sao chọn Kim Cương và Thanh Nga gây án, thủ phạm trả lời đại ý là, phải lựa nghệ sĩ hiếm con, bắt cóc, mới đòi chuộc nhiều vàng được. Cúc Cu là con duy nhất của vợ chồng nghệ sĩ Thanh Nga - Phạm Duy Lân và Toro là con duy nhất của vợ chồng Kim Cương. Yếu tố "con duy nhất" của người bị hại giống nhau. Điều giống nhau thứ hai là chồng Kim Cương và nhân chứng tình cờ trong vụ Thanh Nga (cô học trò học bài khuya ở lầu đối diện) đã nhìn thoáng kẻ bắt cóc thấy dáng cao và gương mặt tây lai. Đem vụ bắt cóc con bà Hỷ đối chiếu, thêm mấy điều trùng nhau nữa, như:
Người điện thoại tới nhà Kim Cương và nhà bà Hỷ đòi chuộc vàng đều nói giọng Nam Bộ, đều xưng tên Hải Phong. Khi giao vàng, cả hai gia đình đều bị buộc phải đi theo sơ đồ do kẻ bắt cóc vạch sẵn. Cách thức làm dấu tạo ám hiệu để nhận ra nhau, để làm tin, đều dùng miếng vải áo của các cháu bị bắt cóc (hai bé Toro và Phương). Ngay số vàng chuộc cũng cùng một mức: 20 lượng. Điều giống nhau lớn nhất mà cả kẻ bắt cóc cũng rõ, là cả Kim Cương lẫn Thanh Nga, đều nổi tiếng. Kim Cương xuất hiện sớm hơn, từ lúc mới 6 tuổi, làm giám đốc đoàn cải lương Năm Phỉ Kim Cương từ 18 tuổi (1954 - 1957), xuất thân trong gia đình bốn đời kế nhau hoạt động nghệ thuật và bầu gánh cải lương. Cuối 1959 bà thành lập đoàn kịch Kim Cương. Lúc này, giải Thanh Tâm vừa đặt ra dành cho diễn viên ca hay (thanh) có gương mặt, thể hình đẹp (sắc) và đời sống tốt. Soạn giả, diễn viên và các nhà phê bình nghệ thuật có uy tín chấm giải, mỗi năm trao một lần. Và 1958, lần đầu tiên công bố và trao giải cho Thanh Nga. Còn Kim Cương, ngoài diễn xuất, bà còn viết hơn 20 vở kịch, ký bút danh: Hoàng Dũng, GS Hoàng Như Mai gọi bà là "một hiện tượng độc đáo". Nếu Thanh Nga là "thái hậu" trên sân khấu, thì Kim Cương, cũng được phong "hoàng hậu" trong thơ một thi sĩ từng viết nhiều câu tặng bà "bên bờ cỏ Phi châu". Nhưng Kim Cương đâu phải ở Phi châu ? Thi sĩ đáp: “Ồ, nàng ta sẽ đầu thai qua đó cho gần Ai Cập - Hy La và hoàng hậu Cléopâtre". Chẳng biết lời thi sĩ Bùi Giáng với người đối thoại có đúng thế không, song cũng ghi ra như một ngoa truyền đẹp đẽ. Để sau đây, lại quay về câu hỏi của ban chuyên án: Ai ném bức thư tống tiền ngoài cửa nhà Kim Cương ?
Khẩu súng dùng sát hại Thanh Nga là loại súng ngắn P.38. Một khẩu loại đó được đưa tới phòng giám định của Viện Khoa học hình sự thuộc Bộ Nội vụ vào nửa đêm 15/4/1979, lúc 22 giờ 30.
[align=center]Truy hỏi Giang Vĩnh Xương[/align]
[align=center]

[/align]
Hình: Thanh Nga thời đăng quang giải Thanh Tâm lần thứ nhất (1958).
Theo nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trần Quyết: “Hằng tuần, bộ phận đại diện của Bộ Nội vụ ở miền Nam đều tổ chức nghe các lực lượng điều tra báo cáo về diễn tiến cuộc truy tìm thủ phạm sát hại vợ chồng Thanh Nga theo 2 hướng. Một bên thì cho là vụ án chính trị. Bên khác thì bảo vụ án hình sự. Lúc đó lãnh đạo Bộ Nội vụ chỉ đạo: không cần tranh cãi nữa, mà cứ tiến hành điều tra theo hai hướng đó”.
Ở mũi hình sự, đầu tháng 4/1979 sau hơn bốn tháng gian khó, đã tìm ra vùng quê và ngôi nhà mà hung thủ đang thường trú. Có thể, nơi ấy cũng đang cầm giữ bé Phương (con bà Bích) bị bắt cóc trước đây.Đó là ngôi nhà bé Toro (con vợ chồng nghệ sĩ Kim Cương) từng bị đưa từ TP Hồ Chí Minh về lưu giữ (bắt cóc ngày 26/11/1977, đã chuộc ra). Toro được ban chuyên án đưa trở lại nơi đó bằng xe du lịch để giúp nhận diện. Chuyến đi có cả ba của cháu Toro (ông Th., chồng Kim Cương) và cán bộ ban chuyên án, cùng các trinh sát, tổ chức cuối tháng 3/1979, sau lời khai của Hóa ở bệnh viện Chợ Rẫy về tung tích kẻ gây án.
Trên đường, cháu lần lượt nhận ra các nơi đã qua trong chuyến trước, lúc bị bắt cóc đưa đi. Toro chỉ tay về phía các thứ hàng rong, bánh trái, thức ăn mà mình đã dùng trong hành trình từ TP Hồ Chí Minh về địa phận Sóc Trăng - Hậu Giang với những “chú Sáu chú Bảy” lạ hoắc nào đó. Qua chặng cuối sình lầy, phải đi đò vào ấp Ngăn Rô và đến trước ngôi nhà có cổng ra vào, với quang cảnh chung quanh đúng như cháu Toro mô tả về nơi bị cầm giữ trước đây: có cầu bắc ngang, có ống khói, có bà cụ già ốm... Nhất là cháu rất vui khi nhận ra các em bé cùng chơi với nhau mười mấy tháng trước, như Đức mập chẳng hạn. Ban chuyên án và trinh sát xác định: đây đúng là ngôi nhà mà Hóa đã chỉ, đã khai. Nhưng tiếc rằng, kẻ cần truy bắt: Nguyễn Thanh Tân, 36 tuổi, đã không có ở đó.
Tân đã đi khỏi địa phương được một tháng. Nhưng khi đoàn của ban chuyên án đến, thì có người vừa tới xã xin phép cho Tân lên TP Hồ Chí Minh chữa bệnh. Đó là Giang Vĩnh Xương, bạn Tân, đã "đem biếu" phó công an xã Đại Ân "món quà nhỏ" để xin chữ ký, lấy giấy chuyển lên thành phố giúp Tân tạm trú hợp lệ một nơi nào đó. Trinh sát thầm theo dõi Giang Vĩnh Xương.
Một bữa, Xương tới ủy ban xin "lên Sài Gòn" thăm gia đình em vợ, luôn tiện cúng lễ kỳ yên và thanh minh trong họ. Trinh sát giả làm khách đồng hành, theo vào Chợ Lớn, thấy Xương đến nhà số 97/4A đường Minh Phụng, phường 9, quận 6. Nhà này của em vợ Xương là Ngô Hải Phong. Tối đó, đã "bắt bí mật Giang Vĩnh Xương và cả người em vợ” đưa về Sở Công an thẩm vấn: Mục đích chuyến đi? Trước khi đi, có ghé nhà Tân? Vợ Tân dặn gì? Tân ở đâu? v.v... Xương khai: “Tân dặn lên đây muốn tìm Tân thì chịu khó đến nhà một người tên Hùng ở số 227 đường Nguyễn Biểu...”. Trinh sát được phái đến “canh cửa” số nhà đó (của Hùng) ở phường 21, quận 5. Một bữa, có người mang thư của Hóa tới giao. Ban chuyên án (lược): "Ngày 9/4/1979, bắt Hùng với bức thư của Hóa nằm trong túi. Thư này do Hóa từ trong phòng giam Chí Hòa lén gửi ra viết chuyện liên quan với Tân tới Hùng. Hùng nhận có quen Tân. Hùng bảo em ruột Tân là Nguyễn Thanh Mai biết rõ Tân ở đâu vì cách đó mấy ngày Mai có ghé lại chỗ Hùng chơi khoe sẽ bỏ tiền ra để mua cho ông cảnh sát khu vực nào đó một chiếc xe đạp toàn bằng phụ tùng ngoại quốc để vợ ổng đi. Cũng đã chi đẹp cho ổng hai trăm đồng rồi. Ngược lại ổng sẽ giúp cho anh Tân một chỗ tạm trú do ổng bảo lãnh nằm trong cư xá Nguyễn Thiện Thuật, quận 3”.
Lời khai được ban chuyên án và đại tá Diệm báo cáo lên trên, với mấy đề xuất khẩn cấp. Đại tướng Mai Chí Thọ, nguyên Bộ trưởng Bộ Nội vụ, lúc bấy giờ là Phó bí thư Thành ủy, kiêm Giám đốc Công an Tp Hồ Chí Minh chỉ thị: “Ngay trong đêm nay 9/4 phải truy bắt cho được Nguyễn Thanh Tân và em của Tân là Nguyễn Thanh Mai”. Chỉ thị truyền xuống toàn bộ trinh sát, cán bộ chiến sĩ Công an phường 2, quận 3 vào 12 giờ khuya. Cuộc vây bắt diễn ra tức thời. Lúc ấy Nguyễn Thanh Tân được một công an khu vực bảo lãnh, nằm ngủ ở căn hộ 145/20 Nguyễn Thiện Thuật như một con tằm đang cuộn mình trong chiếc mùng trắng: “trên gác gỗ, ở vách trái, phía trước, trinh sát phát hiện có giăng một mùng bằng vải sô, bên trong có người. Đội trưởng là thượng úy Thành hô: nằm im, kéo bức mùng lên và tống quả đấm bất ngờ về phía bóng người, lôi ra, còng tay. Chưa cần hỏi tên đã đoán ngay là Nguyễn Thanh Tân. Lục soát người, thấy có bọc giấy. Bên trong gói một đầu đạn K.59. Đây là đầu đạn do chính tôi (Phạm Văn Thịnh) bắn, xuyên qua Hóa, ghim vào người Tân. Tờ giấy gói đầu đạn viết hai chữ "lưu niệm" - ý chừng ghi nhớ việc: bác sĩ được mướn đã gắp nó ra từ cơ thể anh ta trong một trường hợp cấp bách, bất thường".
Bắt Tân. Lấy tự dạng chữ viết của Tân, đem đối chiếu với tự dạng chữ viết trong bức thư tống tiền vứt trước nhà Kim Cương, thì thấy giống nhau. Kết luận: Một kiểu chữ, một người viết. Nhiều chứng cứ khác trưng ra khiến Tân hết chối cãi, phải nhận mình là thủ phạm bắt cóc cháu Toro (nhưng vẫn khăng khăng không nhận vụ sát hại vợ chồng Thanh Nga). Và nói, khi tống tiền Kim Cương, có sự giúp tay của một đồng phạm là Nguyễn Văn Đức. Đức dáng người giống Tây lai. Điều tra biết, sau thời điểm xảy ra án mạng trước cổng nhà Thanh Nga, Đức vượt biên ra nước ngoài. Nhưng nửa chừng đổ bể, bị phát giác và bắt tại huyện Kế Sách, tỉnh Hậu Giang, đã chuyển về giam tại TP Hồ Chí Minh để điều tra tiếp.
[align=center]
Cuộc hành trình buộc những đầu đạn súng K54 lên tiếng
[/align]
Ngay sau khi nhận được báo cáo nhanh ngày 7/6 từ phía Nam về thắng lợi của chuyên án G503, ngày 8/6, Trung tướng Lê Thế Tiệm, Thứ trưởng Bộ Công an đã lập tức ký quyết định 532/QĐ - BCA(C11/C3) khen thưởng đột xuất và cử đoàn công tác do Thiếu tướng Trần Văn Thảo, quyền Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát trực tiếp vào trao thưởng và khen ngợi lực lượng Công an TP Hồ Chí Minh cùng Phân viện Khoa học Hình sự (KHHS).
Vụ cướp táo bạo gây chấn động dư luận hồi 21h10 ngày 19/5/2003 tại tiệm vàng Ngọc Hà, số 117, đường Nguyễn Sơn, phường 18, quận Tân Bình sau gần 1 năm chưa tìm ra manh mối hung thủ khiến dư luận cũng dần nguôi. Nhưng với những gì thu thập được từ việc khám nghiệm hiện trường, đặc biệt là số tang vật gồm 12 vỏ đạn, 3 đầu đạn (trong đó có một đầu đạn lấy trong người nạn nhân Trần Đông Sơ, một đầu đạn trong đùi anh Trần Quốc Chung và một đầu đạn trong ruột xe Honda), 1 hộp tiếp đạn và 7 viên đạn chưa bắn, lực lượng công an vẫn âm thầm ngày đêm đeo đuổi mục tiêu đưa bọn tội phạm gây án ra trừng trị trước pháp luật. Trong lúc các cán bộ ở Phân viện KHHS phía Nam (thuộc Viện KHHS - Tổng cục Cảnh sát) miệt mài giám định những loại súng đạn liên quan đến các vụ trọng án thì bên ngoài, các mũi trinh sát của lực lượng công an thành phố cũng tủa ra bám địa bàn, sàng lọc các băng nhóm...
Đối tượng Nguyễn Văn Tiếp
Cuối cùng, công lao của các anh cũng đã được đền đáp. Vào lúc 19h20 ngày 25/5/2004, Trần Trung Hiếu (ngụ tại phường 3, quận 11) điều khiển xe gắn máy ngang qua điểm tiếp dân ở khu phố 9, phường Bình Trị Đông, quận Bình Tân thì bỗng nhiên "nổi máu yêng hùng" nẹt pô xe ầm ĩ. Các dân phòng tại đây nhắc nhở thì một lát sau y chở thêm 3 đồng bọn đến dùng gạch tấn công vào lực lượng dân phòng. Đến lúc bị truy đuổi, Hiếu chạy vào một con hẻm nhỏ và bất ngờ rút khẩu K54 quay lại bắn thẳng 2 phát về phía các anh dân phòng, gây thương tích cho anh Trần Văn Sơn. Công an quận Bình Tân và Công an TP Hồ Chí Minh mau chóng vào cuộc khám nghiệm hiện trường và chính những tang vật thu được sau đó đã góp phần quyết định mang đến thắng lợi hoàn toàn của chuyên án G503 tưởng chừng đã rơi vào bế tắc. Với tang vật chỉ vỏn vẹn 1 vỏ đầu đạn bị vỡ nát và 1 vỏ đạn, Phân viện KHHS đã khẩn trương đối chiếu tất cả các vụ án liên quan đến vũ khí quân dụng và tiến hành giám định. Kết quả: dấu vết để lại trên mảnh vỏ đầu đạn và vỏ đạn đã bắn cỡ 7,62 x 25 mm thu được ở vụ gây rối trên so với 3 đầu đạn, 7 vỏ đạn (trong số 12 vỏ), 3 viên đạn đã bắn không nổ (lép) thu được trong vụ cướp tiệm vàng Ngọc Hà là do "cùng một khẩu súng bắn ra". Ngay sau khi có kết quả quan trọng này, Phân viện KHHS đã cấp báo lên lãnh đạo Tổng cục Cảnh sát phía Nam và nhiệm vụ truy bắt bọn gây rối tối 25/5/2004 được giao cho Công an TP Hồ Chí Minh tổ chức thực hiện.
Tang vật của vụ án.
Công an TP Hồ Chí Minh khẩn trương vào cuộc và chưa đầy một tuần sau, vào ngày 1/6, đã tóm gọn tên Trần Trung Hiếu với đầy đủ tang vật là 1 khẩu súng K54 cùng 5 viên đạn. Số tang vật này lập tức cũng được đưa về Phân viện KHHS và kết quả giám định cũng cho thấy chính khẩu súng ấy "đã bắn ra đầu đạn và vỏ đạn thu được trong vụ gây rối tối 25/5/2004". Và cũng chính là một trong hai khẩu súng đã bắn trong vụ cướp tiệm vàng Ngọc Hà. Mở rộng điều tra, lực lượng Công an TP Hồ Chí Minh đã lần lượt bắt gọn 4 đối tượng cùng ngụ tại phường Bình Trị Đông, quận Bình Tân, gồm: Hồ Minh Luân (ngụ tại khu phố 9), Nguyễn Ngọc Ngà (ngụ tại khu phố

, Lưu Hồng Ký (ngụ tại khu phố 5) và Nguyễn Thanh Tùng (ngụ tại khu phố 9).
Tiếp xúc với chúng tôi hôm 4/6, đại tá Trần Triều Dương, Phó giám đốc phụ trách khối cảnh sát của Công an TP Hồ Chí Minh mặc dù do yêu cầu nghiệp vụ chưa thể tiết lộ thông tin nhưng chính sự phấn khởi trước thắng lợi bước đầu của chuyên án không thể giấu được trên nét mặt rạng ngời của ông đã khiến chúng tôi linh cảm... Và linh cảm đó đã thành sự thật. Hai đối tượng cầm đầu và được xác định "sừng sỏ" nhất đã bị bắt gọn ngay sau đó một ngày. Đó là Nguyễn Ngọc Tuấn (tức Bình) và Nguyễn Văn Tiếp (tức Bec giê). Theo tài liệu ban đầu, Bình và Bec giê là hai đối tượng cùng quê tại ấp 5, xã Long Sơn, huyện Cần Đước, Long An và cùng nhập ngũ vào quân đội năm 2001. Đến tháng 11/2002, chúng ra quân tại một đồn biên phòng với "hành trang" là 3 khẩu súng ngắn K54, 118 viên đạn, 7 hộp tiếp đạn cùng 1 dao lê lấy cắp và mau chóng hình thành nên băng nhóm tội phạm chuyên nghiệp. Chỉ trong một thời gian rất ngắn, chúng đã gây ra 5 vụ án hình sự đặc biệt nghiêm trọng trên địa bàn thành phố, trong đó nổi cộm nhất là vụ cướp tiệm vàng Ngọc Hà tháng 5/2003.
Tiếp xúc với chúng tôi sáng 9/6, một cán bộ có trách nhiệm của Cục Công tác chính trị - Tổng cục Cảnh sát, đánh giá đây là chiến công "đặc biệt quan trọng" của lực lượng Công an TP Hồ Chí Minh và Phân viện KHHS trong điều kiện hết sức khó khăn, tưởng chừng như có lúc đã gặp bế tắc.
Còn tiếp